Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai

370  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI TỈNH LÀO CAI  
Phạm Thị Nga*  
Phạm Thị Thu Hường**  
TÓM TẮT: Phát triển du lịch thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu trong thời kỳ cách mạng công  
nghiệp lần thứ tư, khi mà công nghệ thông tin phát triển hiện đại được ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống  
xã hội. Nghiên cứu tập trung phân tích vai trò của công nghệ thông tin trong chiến lược phát triển Du lịch  
thông minh tại Lào Cai. Kết quả cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong  
việc phát triển Du lịch thông minh thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch thông minh tới khách  
du lịch. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy, việc phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ là một trong những vấn  
đề lớn mà Lào Cai và các địa phương khác cần phải giải quyết nếu muốn phát triển du lịch thông minh.Do  
đó, để thực hiện mục tiêuđến năm 2020, du lịch Lào Cai phát triển đột phá, cơ bản trở thành ngành kinh  
tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, Lào Cai cần tiếp tục triển khai nhiều giải pháp đồng bộ,  
hiệu quả nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển Du lịch thông minh.  
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, Du lịch thông minh, khách du lịch, Lào Cai.  
1. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các khía cạnh của  
đời sống xã hội và các ngành kinh tế. Tại Việt Nam, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cả  
cơ hội và thách thức cho ngành du lịch. Thị trường du lịch Việt Nam đang có những thay đổi lớn  
do sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng nhanh của du lịch trực tuyến. Trong  
những năm gần đây, các công nghệ thông minh đã thực sự bùng nổ trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt  
là sự ra đời của các doanh nghiệp thuần túy công nghệ và liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp  
lữ hành, nhà hàng, khách sạn... Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho ngành du lịch quảng  
bá, giới thiệu và phát triển được nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và  
phát triển du lịch bền vững.  
Là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với tốc độ tăng trưởng lượng khách bình  
quân đạt 22,5%/năm, doanh thu du lịch xã hội đạt 42,5 %/năm trong giai đoạn 2016 - 2018, du  
lịch đóng vai trò là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Lào Cai. Dự kiến năm 2020 Lào Cai sẽ đón  
5 triệu lượt khách du lịch, rất nhiều trong số khách này cần tới nhu cầu tra cứu, tìm hiểu du lịch  
dịch vụ của Lào Cai.  
* Trường Đại học Kinh tế & QTKD, Đại học Thái Nguyên. Tác giả nhận phản hồi: Email: phamngaktct@gmail.com - Điện thoại:  
0962 260 638  
** Trường Đại học Hùng Vương. Tác giả nhận phản hồi: Email: huongdhhv84@gmail.com - Điện thoại: 0982 862 952  
371  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
Với tư duy đổi mới, Lào Cai đã nhanh chóng tận dụng những thành tựu của công nghệ thông  
tin trong phát triển du lịch thông minh - lĩnh vực đóng góp quan trọng trong GDRP toàn tỉnh. Đặc  
biệt qua nghiên cứu thực tế có 75% người Việt Nam dùng điện thoại thông minh - những người  
có khả năng tiếp cận thông tin nhanh nhất. Hiện nay, đa số du khách đều sử dụng điện thoại thông  
minh để tra cứu thông tin và thực hiện các giao dịch. Có thể nói cách mạng công nghiệp lần thứ tư  
đã tác động rất lớn đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lào cai nói riêng. Tuy nhiên,  
so với những tiềm năng lợi thế riêng có, du lịch Lào Cai hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu  
cao hơn, đi đến những cái đích xa hơn nữa.  
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
2.1. Cơ sở lý luận về du lịch thông minh  
2.1.1. Khái niệm du lịch thông minh  
Thuật ngữ “Du lịch thông minh” mới xuất hiện ở Việt Nam trong khoảng một vài năm trở lại  
đây, được nhắc đến nhiều khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính thức diễn ra.  
Du lịch thông minh có thể được xem như một sự phát triển hợp lý từ du lịch truyền thống và  
du lịch điện tử, lấy nền tảng từ những đổi mới và định hướng công nghệ của ngành công nghiệp du  
lịchtrong bối cảnh phát triển rộng rãi của thông tin và truyền thông. Sự phát triển theo hướng này  
tiếp tục với việc ứng dụng rộng rãi phương tiện truyền thông xã hội, và thừa nhậntính di động của  
thông tin cũng như người tiêu dùng du lịch. Như vậy, du lịch thông minh là bước tiến rõ rệt trong  
quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong du lịch, nâng cao mức độ  
thông minh trong các hệ thống du lịch thông qua việc thay đổi cách thức tạo ra, trao đổi, tiêu dùng  
và chia sẻ kinh nghiệm du lịch.  
Du lịch thông minh là mô hình được xây dựng dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin và  
truyền thông, trong đó, hạ tầng tích hợp dữ liệu được phát triển đồng bộ, đảm bảo sự tương tác kịp  
thời giữa 3 bên là nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch và du khách. Mở rộng hơn nữa là sự liên kết  
với các ngành. Việc triển khai du lịch thông minh cũng nhằm tăng cường quảng bá các dịch vụ du  
lịch, nâng cao chất lượng du lịch, hướng tới thúc đẩy, phát triển ngành kinh tế du lịch trên địa bàn  
tỉnh. Phần mềm còn cung cấp các tính năng đặt dịch vụ (phòng, tour) trực tuyến cho người dùng.  
Tra cứu thông tin về điểm đến, khách sạn, nhà hàng và địa điểm ăn uống, các chương trình vui chơi  
giải trí, các chương trình khuyến mãi…  
Các điểm đến trong mô hình cũng là những điểm đến thông minh với hạ tầng công nghệ tiên  
tiến, đảm bảo sự phát triển bền vững, tiếp cận thuận lợi với du khách, giúp gia tăng chất lượng  
của trải nghiệm và cải thiện chất lượng cuộc sống người dân. Người tham gia mô hình này cũng  
là những du khách thông minh. Họ không chỉ tiêu thụ mà còn chia sẻ và tạo ra trải nghiệm, có vai  
trò quản lý và giám sát để đảm bảo sự hoàn hảo cho những hành trình tiếp theo của mình và những  
du khách khác.  
Như vậy, tổng hợp lại, du lịch thông minh là du lịch được hỗ trợ bởi tập hợp các nỗ lực tại một  
điểm đến để thu thập và tổng hợp/khai thác dữ liệu có nguồn gốc từ cơ sở hạ tầng vật chất, các kết  
nối xã hội, các nguồn Chính phủ/tổ chức cùng với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến để chuyển  
đổi dữ liệu đó thành kinh nghiệm trực tuyến và các đề xuất giá trị kinh doanh với trọng tâm rõ ràng  
về hiệu quả và sự bền vững. Hay du lịch thông minh là việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm tạo  
372  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
ra và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho du khách thông qua sử dụng các ứng dụng trực tuyến như cấp  
visa, đặt phòng, tìm đường, lựa chọn điểm đến…  
2.1.2. Các thành phần của du lịch thông minh  
Du lịch thông minh gồm nhiều thành phần và lớp thông minh được công nghệ thông tin và  
truyền thông(ICT) hỗ trợ.Các thành phần của du lịch thông minh bao gồm kinh nghiệm thông  
minh, hệ sinh thái kinh doanh thông minh và điểm đến thông minh.  
Hình 1. Thành phần và lớp của du lịch thông minh  
Nguồn: Nguyễn Thị Kiểu Trang (2018)  
Kinh nghiệm thông minh là các trải nghiệm du lịch qua trung gian công nghệ và sự tăng  
cường trao đổi thông tin thông qua việc cá nhân hoá, nhận thức về bối cảnh và theo dõi thời gian  
thực. Khách du lịch là những người tham gia tích cực trong việc tạo ra trải nghiệm này: họ tiêu  
thụ, tạo ra và tăng cường dữ liệu tạo thành nền tảng cho trải nghiệm. Các khách du lịch thông minh  
sử dụng những thiết bị di động thông minh để khai thác cơ sở hạ tầng thông tin được cung cấp tại  
điểm đến để tăng thêm giá trị cho trải nghiệm của họ.  
Hệ sinh thái kinh doanh thông minh đề cập đến tính năng động của các bên liên quan, số hóa  
các quy trình kinh doanh cốt lõi và tính linh hoạt của các tổ chức, bao gồm sự cộng tác giữa cộng  
đồng, tư nhân, Chính phủ và khách du lịch.  
Điểm đến thông minh được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến đảm bảo sự  
phát triển bền vững các khu vực du lịch, có thể tiếp cận được với mọi người, tạo thuận lợi cho sự  
tương tác của khách truy cập và hội nhập vào môi trường xung quanh, làm tăng chất lượng của trải  
nghiệm tại điểm đến và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Khía cạnh quan trọng của  
các điểm đến thông minh là sự hội nhập của ICT vào cơ sở hạ tầng vật chất.  
Các lớp của du lịch thông minh gồm ba thành phần: Lớp thông tin thông minh nhằm thu thập  
dữ liệu. Lớp trao đổi thông minh hỗ trợ khả năng liên kết. Lớp xử lý thông minh có trách nhiệm  
phân tích, hình dung, tích hợp và sử dụng thông minh dữ liệu.  
Như vậy, các điểm đến thông minh, hệ sinh thái kinh doanh thông minh và những trải nghiệm  
thông minh là ba thành phần cơ bản được hỗ trợ bởi các lớp thu thập, xử lý và trao đổi dữ liệu. Bằng  
cách đó, du lịch thông minh khác với du lịch điện tử thông thường không chỉ trong các công nghệ cốt  
lõi mà nó còn có lợi thế trong các cách tiếp cận để tạo ra những trải nghiệm tại điểm đến.  
2.2. Phương pháp nghiên cứu  
Phương pháp thu thập thông tin: Bài viết sử dụng thông tin thứ cấp thông qua số liệu thống  
kê, các tài liệu liên quan đến du lịch và du lịch thông minh của tỉnh Lào Cai.  
373  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
Xử lý và phân tích thông tin:Thông tin sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel và  
sử dụng các phương pháp phân tích như: Phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng phát  
triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Phương pháp so sánh để so sánh một số chỉ tiêu trong phát  
triển du lịch như doanh thu, lượng khách du lịch đến Lào Cai giai đoạn 2016 - 2019.  
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN  
3.1. Thực trạng phát triển du lịch thông minh tại Lào Cai  
3.1.1. Khái quát thành tựu phát triển du lịch tại Lào Cai  
Với định hướng xây dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những  
điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của vùng Tây Bắc, là một trong những trọng điểm du lịch của Việt  
Nam và Đông Nam Á. Đặc biệt, xây dựng Sapa trở thành khu du lịch quốc gia, quốc tế giàu bản  
sắc nhưng vẫn bảo đảm yếu tố hiện đại. Đến nay, Lào Cai đã bước đầu đã xây dựng được một số  
“thương hiệu” và sản phẩm du lịch nổi tiếng, đặc trưng, hấp dẫn du khách như: Giải đua ngựa  
truyền thống Bắc Hà; Giải Marathone leo núi quốc tế (VMM), Giải đua xe đạp quốc tế một vòng  
đua hai quốc gia Việt Nam - Trung Quốc, Giải đua xe đạp vượt núi quốc tế theo cung đường thành  
phố Lào Cai - Bát Xát - Y Tý - Bản Khoang - Sapa, Lễ hội 4 mùa, Lễ hội trên mây Sapa... Các di  
tích, di sản văn hóa, danh thắng tiếp tục phát huy giá trị, tạo thành những sản phẩm du lịch hấp  
dẫn du khách như: danh thắng ruộng bậc thang Sa Pa, Bát Xát; các di tích Đền Bảo Hà, Đền Cô  
Tân An, Đền Thượng, Dinh Hoàng A Tưởng; các di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật  
truyền thống, nghề thủ công truyền thống, chợ phiên... Thời gian qua, lượng du khách đến Lào Cai  
liên tục tăng, doanh thu từ du lịch góp phần ngày càng cao trong tổng doanh thu của tỉnh.  
Bảng 1. Số lượng du khách đến Lào Cai và doanh thu từ du lịch tại Lào Cai  
giai đoạn 2016 - 2019  
7 tháng đầu  
Chỉ tiêu  
ĐVT  
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018  
năm 2019  
3.328.000  
12.820  
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai  
Số lượng du khách  
Người  
2.769.821 3.503.924 4.246.590  
Doanh thu từ du lịch Tỷ đồng  
6.405  
9.443  
13.406  
Để có sự tăng trưởng về doanh thu từ các hoạt động du lịch, Lào Cai đã triển khai thực hiện  
đồng bộ nhiều giải pháp, trọng tâm là triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, vì vậy,  
ngành Du lịch của tỉnh đã có những bước khởi sắc rõ rệt.  
Năm 2016, du lịch Lào Cai đã có sự tăng trưởng mạnh về cả số lượng khách tham quan và  
doanh thu từ các hoạt động du lịch. Cụ thể, Năm 2016, tổng lượt khách đến Lào Cai đạt 2.769.821  
lượt khách, tăng 32,5% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 6.405 tỷ đồng,  
tăng 37% so với năm 2015, trong đó tổng thu từ khách quốc tế 1.851 tỷ đồng, tổng thu từ khách  
nội địa 4.554 tỷ đồng.  
Năm 2017, lượng khách du lịch đến Lào Cai tăng mạnh với 3.503.924 lượt khách, đạt 113%  
kế hoạch năm, tăng 26,5% so với năm 2016, gấp 18 lần năm 2000 và gấp 175 lần so với năm 1991.  
Lượng khách tại các địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh Lào Cai như Sa Pa, Bắc Hà, Bảo Yên…  
374  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
đều tăng so với năm 2016. Tổng doanh thu du lịch năm 2017 đạt 9.443 tỷ đồng, đạt 121% kế hoạch  
năm, tăng 47,4% so với năm 2016.  
Năm 2018 cho thấy sự tăng vượt trội về lượng du khách đến Lào Cai khi đạt 4.246.590 lượt  
khách (tăng 21,2% so với năm 2017, gấp 1,5 lần so với năm 2016); tổng doanh thu từ du lịch đạt  
13.406 tỷ đồng (bằng 113 % kế hoạch và tăng 42% so với cùng kỳ); tăng gấp đôi doanh thu năm  
2016, trong đó, tổng thu từ khách du lịch quốc tế đạt 4.298 tỷ đồng và khách nội địa đạt 9.108 tỷ  
đồng.  
Như vậy, có thể thấy du lịch Lào Cai tiếp tục duy trì bước tăng trưởng cao cả về số lượng  
cơ sở lưu trú, khách sạn đến chất lượng dịch vụ du lịch. Trong đó, lượng cơ sở lưu trú, khách sạn  
tăng từ 435 cơ sở (năm 2010) lên 1.198 cơ sở (năm 2018); khách sạn đạt chuẩn 4 đến 5 sao tăng  
từ 1 cơ sở năm 2010 lên 7 cơ sở trong năm 2018; khách sạn từ 2 đến 3 sao tăng từ 29 cơ sở (năm  
2010) lên 66 cơ sở (năm 2018).  
Đặc biệt, chỉ trong bảy tháng đầu năm 2019, Lào Cai đã thu hút 3.328.000 lượt khách du lịch,  
đạt trên 66% kế hoạch năm và tăng 12,3% so với cùng kỳ,gần bằng cả năm 2017. Kết quả trên đã  
góp phần đưa tổng doanh thu du lịch 7 tháng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 12.820 tỷ đồng, tăng 46%  
so với cùng kỳ, gần bằng cả năm 2018.  
Như vậy có thể thấy, lượng du khách đến Lào Cai liên tục tăng nhanh trong những năm gần  
đây. Có được kết quả trên là nhờ chính sách phát triển Du lịch thông minh của chính quyền địa  
phương thời gian qua.  
Về phân loại khách du lịch đến Lào Cai:  
Bảng 2. Du khách quốc tế và nội địa đến Lào Cai giai đoạn 2016 - 2019  
7 tháng đầu  
Chỉ tiêu  
Năm 2016  
Năm 2017  
Năm 2018  
năm 2019  
3.328.000  
100  
Số lượng (người)  
Tỉ lệ (%)  
2.769.821  
100  
3.503.924  
100  
4.246.590  
100  
Tổng số  
Số lượng (người)  
Tỉ lệ (%)  
750.778  
27,08  
700.000  
20  
718.585  
16,93  
527.000  
15,84  
Khách  
quốc tế  
Số lượng (người)  
Tỉ lệ (%)  
2.019.043  
72,92  
2.803.924  
80  
3.528.005  
83,07  
2.801.000  
84,16  
Khách  
nội địa  
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai  
(i) Khách quốc tế, khách nội địa đến tỉnh Lào Cai.  
Năm 2016, tổng lượt khách đến tham quan, du lịch tại Lào Cai đạt 2.769.821 lượt, tăng  
32,5% so với năm 2015. Trong đó, khách quốc tế đạt 750.778 lượt, khách nội địa là 2.019.043 lượt.  
Năm 2017, tuy tổng lượng khách đến Lào Cai tăng vượt trội, đạt 3.503.924 lượt, nhưng khách  
quốc tế chỉ đạt 700.000 lượt, giảm 50.778 lượt so với năm 2016, trong khi đó lại ghi nhận sự tăng  
vượt trội của khách nội địa với 2.803.924 triệu lượt. Lượng khách nội địa đến với Lào Cai không  
chỉ gia tăng về số lượng mà xét về cơ cấu, có thể thấy một sự gia tăng vượt trội khi chiếm tới 80%  
tổng du khách đến với Lào Cai là khách nội địa. Con số này tăng khá nhanh khi năm 2016 chỉ  
chiếm 72,92%.  
375  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
Năm 2018, trong tổng số 4.246.590 khách đến Lào Cai có 718.585 lượt khách quốc tế (tăng  
18.585 lượt so với năm 2017) và 3.528.005 lượt khách nội địa (tăng 25,8% so với năm 2017).  
Trong năm này tiếp tục cho thấy sức hút của du lịch Lào Cai đối với du khách đặc biệt là khách nội  
địa (chiếm 83,07) trong khi du khách quốc tế chỉ chiếm 16,93%. Tính chung trong 7 tháng đầu năm  
2019, lượng khách đến Lào Cai đạt 3.328.656 lượt khách, Trong đó, khách quốc tế đạt 527.662  
lượt khách, tăng 15,9% so với cùng kì; khách nội địa đạt 2.800.994 lượt, tăng 11,6%.  
Mặc dù tổng lượng khách du lịch cũng như khách quốc tế đến với Lào Cai liên tục tăng qua  
các năm, nhưng trong tổng du khách đến với Lào Cai thì chiếm tỷ lệ lớn vẫn là du khách trong  
nước (Năm 2016 chiếm 72,92, Năm 2017 chiếm 80%, con số này còn tiếp tục tăng nhanh trong  
năm 2018 khi chiếm 83,07% và chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019, lượng khách nội địa chiếm  
84,16%). Tương ứng với điều này là sự sụt giảm trong tỷ lệ khách quốc tế trong tổng du khách đến  
với Lào Cai (năm 2016 chiếm 27,08%, trong khi đó, đến năm 2017 chỉ chiếm 20% và đến năm  
2018, con số này giảm xuống chỉ còn 16,93%). Điều này cho thấy tốc độ tăng của lượng khách  
quốc tế chậm hơn so với khách nội địa.  
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai  
Biểu đồ 1.Cơ cấu khách quốc tế và khách nội địa tại Lào Cai giai đoạn 2016 - 2019  
Ngoài ra, không chỉ là sự sụt giảm trong cơ cấu mà còn là sự không ổn định về lượng khách  
quốc tế đến với Lào Cai. Nếu như năm 2016, khách quốc tế đến Lào Cai đạt 750.000 lượt thì đến  
năm 2017 lại giảm xuống còn 700.000 lượt và bắt đầu tăng nhẹ vào năm 2018 với 718.585, giảm  
gần 4,2% so với năm 2016. Điều này cho thấy chính sách thu hút khách quốc tế đến Lào Cai còn  
nhiều hạn chế và chưa thực sự hiệu quả.  
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai  
Biểu đồ 2. Số lượng khách du lịch tại Lào Cai giai đoạn 2016 - 2019  
Như vậy, mặc dù tiếp tục tăng về số lượng nhưng có xu hướng giảm nhanh trong cơ cấu của  
khách quốc tế trong tổng khách du lịch đến với Lào Cai. Điều này cho thấy chính sách quảng bá  
376  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
của du lịch Lào Cai đối với khách quốc tế còn hạn chế trong khi Lào Cai có nhiều lợi thế cho loại  
hình du lịch khám phá, trải nghiệm, rất được khách quốc tế ưa chuộng.  
(ii) Lượng du khách phân theo địa bàn du lịch.  
Bảng 3. Số lượng du khách đến Lào Cai phân theo địa điểm du lịch giai đoạn 2016-2019  
7 tháng đầu  
Chỉ tiêu  
Số lượng (người)  
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018  
năm 2019  
3.328.000  
100  
3.503.924  
100  
4.246.590  
100  
2.769.821  
100  
Tổng số  
Tỉ lệ (%)  
Số lượng (người)  
Tỉ lệ (%)  
1.476.324  
53,3  
1.890.000  
54  
2.250.000  
53  
2.150.000  
Khách đến  
TP Lào Cai  
Số lượng (người)  
Tỉ lệ (%)  
970.000  
35  
2.500.000  
71,3  
2.420.000  
57  
2.150.000  
64,6  
Khách đến  
huyện Sapa  
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai  
Huyện Sapa.  
Năm 2016, lượng khách tại các địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh đều tăng so với năm 2015.  
Cụ thể: Huyện Sapa đón 970.000 lượt khách (chiếm 35% tổng du khách đến Lào Cai). Năm 2017  
với ngành du lịch huyện Sapa được xem là một năm được mùa khi lượng khách du lịch tăng  
lên đột biến, đạt 2,5 triệu lượt khách (tăng 60% so với cùng kỳ năm trước), điều này cho thấy sự  
thành công từ Năm Du lịch Quốc gia 2017 đem lại cho huyện Sapa. Với việc hàng loạt các sự kiện  
văn hóa, du lịch và thể thao được tổ chức 4 mùa trong năm đã thực sự mang tới sự phát triển đột  
phá cho kinh tế du lịch ở địa phương này. Sự đột phá này không chỉ đến từ những con số ấn tượng  
mà còn từ tư duy, cách làm du lịch, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch cả trong nước và quốc  
tế, đến đột phá về kết cấu hạ tầng, các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, và đặc biệt là ở tốc độ tăng  
trưởng lượng du khách đến với địa phương.  
Trong năm 2018, có 2.420.000 lượt khách du lịch đến với huyện Sapa, tăng 14% so với  
cùng kỳ năm 2017, trong đó có trên 288.000 lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu từ dịch vụ du  
lịch của Sapa đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng trên18 % so với cùng kỳ năm 2017. Có được kết quả  
trên là do huyện Sapa đã tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, bố trí đủ cơ sở lưu trú phục  
vụ nhu cầu của du khách. Trên địa bàn huyện hiện có 176 cơ sở lưu trú du lịch và homestay với  
tổng số trên 9.700 phòng nghỉ. Địa phương này cũng nỗ lực thực hiện tốt công tác quản lý giá dịch  
vụ du lịch, gắn với đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn; hạn chế tình trạng bán hàng rong, chèo  
kéo đeo bám khách.  
Đặc biệt huyện Sapa đã tổ chức được các sự kiện văn hóa gắn với từng thời điểm trong năm  
như: Lễ hội mùa Xuân, Lễ hội mùa Hè, Lễ hội mùa Thu, Lễ hội mùa Đông… mang đậm bản sắc  
văn hóa địa phương, gắn với các danh thắng của địa phương, từ đó thu hút du khách đến thăm  
quan, trải nghiệm1*.  
* Thu Hường - Minh Dũng, “Năm 2018, Sa Pa đón trên 2 triệu lượt khách du lịch”, Laocaitv.vn  
377  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
Thành phố Lào Cai.  
Thành phố Lào Cai là trung tâm kinh tế chính trị của tỉnh, là trung tâm điều phối khách du  
lịch của tỉnh Lào Cai nói riêng, của khu vực Trung du miền núi phía Bắc (Việt Nam) nói chung;  
có cửa khẩu quốc tế kết nối Việt Nam và khu vực ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc; có tài  
nguyên du lịch phong phú, phù hợp phát triển nhiều loại hình du lịch như: Du lịch tâm linh, du lịch  
nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch mua sắm, du lịch sinh thái; có hệ thống giao thông thuận  
tiện kết nối Lào Cai với các tỉnh miền Bắc và các huyện trong tỉnh.  
Với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành trọng điểm du lịch  
của tỉnh và khu vực với 3,5 triệu lượt khách du lịch đến thành phố vào năm 2020. Tỉnh Lào Cai đã  
thực hiện nhiều biện pháp nhằm xây dựng thành phố Lào Cai trở thành khu du lịch cấp tỉnh, phấn  
đấu trở thành khu du lịch quốc gia là nhiệm vụ quan trọng để phát triển du lịch thành phố xứng tầm  
với tiềm năng lợi thế, đáp ứng nhu cầu thăm quan du lịch của du khách thập phương, đồng thời  
góp phần tích cực vào việc bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, bảo vệ môi trường tài nguyên  
du lịch.Nhờ đó, lượng khách du lịch đến thành phố ngày càng đông, năm 2016 thành phố đã đón  
1.476.324 lượt khách, chiếm 53,3% tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai với doanh thu trên  
1.550 tỷ đồng; năm 2017, lượng khách du lịch đến với thành phố đạt 1,89 triệu lượt, doanh thu đạt  
trên 1.900 tỷ đồng; năm 2018, khách du lịch đến thành phố đạt trên 2,25 triệu lượt, doanh thu từ du  
lịch ước đạt trên 2.000 tỷ đồng. Với những kết quả đạt được đã khẳng định thành phố Lào Cai đã  
2
*
và đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong hành trình chọn lựa của du khách trong và ngoài nước .  
3.1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại Lào Cai  
Tại Đề án thí điểm phát triển đô thị thông minh tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2018-2025, tỉnh lựa  
chọn 06 lĩnh vực ưu tiên để xây dựng Đô thị thông minh gồm: Du lịch, giáo dục, y tế, giao thông,  
môi trường, cảnh báo thiên tai và chính quyền điện tử.  
Có thể thấy, trong chính sách phát triển đô thị thông minh thì du lịch là lĩnh vực được đặt lên  
hàng đầu. Du lịch thông minh là một trong những lĩnh vực được Lào Cai ưu tiên xây dựng. Du lịch  
thông minh gồm: Xây dựng các ứng dụng nhằm quảng bá hình ảnh văn hóa, du lịch của tỉnh, đáp  
ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của du khách, bạn bè trong và ngoài nước; Cổng thông tin điện tử  
du lịch, hệ thống trang thông tin điện tử của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch;  
phần mềm quản lý lưu trú; trung tâm tiếp nhận thông tin và hỗ trợ du khách kết hợp camera quan  
sát du lịch; xây dựng ứng dụng hướng dẫn viên ảo, hỗ trợ trải nghiệm du lịch; thẻ du lịch thông  
minh và giải pháp định vị vệ tinh kiểm soát khách du lịch mạo hiểm và hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn;  
3
**  
hệ thống wifi công cộng phục vụ người dân, du khách tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh .  
Về chiến lược quảng bá hình ảnh du lịch, thời gian qua, Lào Cai đã tăng cường, đẩy mạnh  
quảng bá hình ảnh du lịch qua internet và các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể:  
(i) Quảng bá du lịch trên mạng Internet với các hoạt động cụ thể: Nâng cấp trang thông  
tin điện tử quảng bá du lịch Lào Cai thành website đa ngôn ngữ tương thích trên mọi thiết bị công  
nghệ: máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, Quảng bá du lịch thông qua dịch vụ Google  
adwords.  
2
Đỗ Dũng, “Thành phố Lào Cai được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh” Laocaitv.vn, 10/12/2018.  
Thu Hương, “Lào Cai ứng dụng CNTT mạnh mẽ để trở thành điểm du lịch quốc gia”, Báo Thông tin và Truyền  
3
thông.  
378  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
(ii) Quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu về các  
danh thắng và các sản phẩm du lịch đặc sắc của Lào Cai; các sản phẩm du lịch mới, các địa danh  
du lịch nổi tiếng, các sự kiện về du lịch của tỉnh trong năm.  
(iii) Xuất bản các ấn phẩm, vật phẩm quảng bá thông qua việc đa dạng hoá phương thức  
truyền thông, từng bước hoàn thiện bộ công cụ quảng bá du lịch Lào Cai nhằm mở rộng các kênh  
thông tin về du lịch tới du khách trong và ngoài nước4*.  
Trong chiến lược phát triển Du lịch thông minh, việc phát triển đồng bộ hạ tầng, đặc biệt là  
việc xây dựng hạ tầng thông tin là một trong những mục tiêu quan trọng được ưu tiên thực hiện  
nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh  
của các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hiện nay, toàn tỉnh có 2.267  
trạm thu phát sóng thông tin di động, đảm bảo phủ sóng 100% trung tâm các xã và trên 90% số  
thôn toàn tỉnh, 100% số xã có kết nối cáp quang. Cơ sở hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại,  
đồng bộ, độ bao phủ rộng, chất lượng cao là một trong những thế mạnh để du lịch Lào Cai phát  
triển. Hiện nay ở Lào Cai, tất cả các điểm du lịch đều có đại lý Internet, hầu hết nhà hàng, khách  
sạn, nhà nghỉ đều kết nối Internet tốc độ cao. Một số điểm Bưu điện văn hóa xã trong khu du lịch  
cũng được trang bị máy tính nối mạng đáp ứng nhu cầu sử dụng Internet tốc độ cao của du khách  
đến với Lào Cai. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đã tiếp cận ứng  
dụng công nghệ thông tin và mạng xã hội để quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của đơn vị  
mình đến khách hàng. Chính điều này đã tạo đà để thu hút đông đảo lượng khách du lịch đến với  
Lào Cai.  
Nắm bắt được xu thế đó, tỉnh Lào Cai triển khai gói du lịch thông minh với 03 hợp phần chính  
gồm: Cổng thông tin du lịch thông minh; kho dữ liệu (App Store) du lịch thông minh và lưu trú  
thông minh. Đây được coi là nỗ lực của Lào Cai trong việc thu hút và nâng cao chất lượng phục  
vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Đặc biệt, Trung tâm điều hành Đô thị thông minh tỉnh Lào  
Cai được hình thành, đã và đang triển khai hệ thống camera quảng bá du lịch, kết nối các hệ thống  
camera an ninh của thành phố Lào Cai và huyện Sapa. Hiện Lào Cai đã lắp đặt các camera giám  
sát tại những địa điểm du lịch quan trọng của tỉnh (như Sapa, Bắc Hà, Bảo Yên, TP. Lào Cai), hình  
ảnh truyền tải trực tiếp 24/24 giờ nhằm hỗ trợ công tác giám sát, quản lý hoạt động du lịch, giám  
5
**  
sát an ninh, trật tự và hỗ trợ cho du khách .  
Để đạt được những kết quả trên không thể không kể đến vai trò của công nghệ thông tin  
trong chiến lược phát triển Du lịch thông minh tại Lào Cai. Với sự trợ giúp của công nghệ thông  
tin, ngành Du lịch bắt đầu hình thành một hệ sinh thái du lịch tương hỗ giữa 3 bên gồm du khách,  
chính quyền và doanh nghiệp.Việc ứng dụng giải pháp du lịch thông minh có ý nghĩa quan trọng  
không chỉ đối với công tác quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương mà còn có ý nghĩa quan trọng  
đối với khách du lịch, doanh nghiệp và cộng đồng. Hiện nay, 100% địa phương của Việt Nam có  
website du lịch được chia thành 03 nhóm chính: nhóm website quản lý nhà nước về du lịch, nhóm  
website kinh doanh du lịch và nhóm website thông tin du lịch. Phát triển hệ thống website du lịch  
tại các địa phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng và phát triển du lịch thông  
minh bởi nó là môi trường giao tiếp chủ yếu giữa nhà quản lý - doanh nghiệp - khách du lịch và  
giữa khách du lịch với các điểm đến trong bối cảnh công nghệ số.  
Nhìn chung, thời gian qua việc triển khai du lịch thông minh tại Lào Cai đã mang lại hiệu quả  
4
Thu Hương, “Lào Cai: Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch” Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, 01/7/2019.  
5
379  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
nhất định, tạo ra sự tương tác giữa các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và du khách góp phần thực  
hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao chất lượng điểm đến. Thời gian tới sẽ  
phát triển thêm nhiều tiện ích cho hệ thống du lịch thông minh như trí tuệ nhân tạo, nhận diện điểm  
đến, thực tế ảo tăng cường… Điều này giúp cho cả ba bên cùng có lợi:  
* Về phía cơ quan quản lý, giải pháp góp phần làm tăng hiệu quả quản lý và là kênh quảng  
bá hữu hiệu với chi phí thấp nhất tới thị trường quốc tế. Giải pháp này cũng giúp tập hợp số liệu  
về du lịch, từ đó có những đánh giá chính xác, khách quan để đưa ra những dự báo chính xác về  
xu hướng phát triển du lịch.  
* Đối với du khách, giải pháp này góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ về ngôn ngữ đối  
với du khách nước ngoài. Đồng thời cũng góp phần hỗ trợ hiệu quả và tiết kiệm trong việc tra cứu  
thông tin về hành trình của mình từ việc lựa chọn địa điểm du lịch đến đặt khách sạn, nhà hàng.  
* Với doanh nghiệp, giải pháp du lịch thông minh là kênh quảng bá, phát triển sản phẩm dịch  
vụ đặc biệt hữu hiệu mà chi phí đầu tư lại không nhiều. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phần  
mềm giải pháp để quản lý nhà hàng, khách sạn hay có thể liên kết báo cáo các cơ quan quản lý  
thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian trong khâu thủ tục hành chính, pháp lý…  
Với những tiện ích nêu trên, có thể coi đây là “cú hích” mới của ngành du lịch, kích thích  
nhu cầu khám phá của du khách, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô toàn cầu, đồng thời  
tạo được liên kết chuỗi, phát triển các dịch vụ du lịch hoàn chỉnh và mở rộng cơ hội kinh doanh6*.  
3.2. Một số tồn tại trong phát triển du lịch thông minh tại Lào Cai  
Thứ nhất, khó khăn về công nghệ: phát triển du lịch thông minh có thể coi là “cuộc cách  
mạng trong ngành du lịch”, muốn thành công phải có sự chuẩn bị các điều kiện cần và đủ. Tuy  
nhiên, do hạn chế về vốn đầu tư nên hạ tầng cơ sở cho phát triển Du lịch thông minh bao gồm:  
hạ tầng mạng, hạ tầng phần cứng (cơ sở vật chất - kỹ thuật), hạ tầng nhân lực còn gặp chưa đồng  
bộ. Do vậy, dù có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, tuy nhiên cơ sở hạ tầng của Lào Cai nói  
chung và Sapa nói riêng còn thiếu và yếu, điều này đang là những điểm trừ, ảnh hưởng lớn đến  
công tác phát triển du lịch tại Sapa.  
Thứ hai, sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ của Việt Nam trên “sân chơi” trực  
tuyến còn nhiều hạn chế và thiếu chặt chẽ. Đến thời điểm hiện nay các website, phần mềm quản lý  
du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai có quá nhiều hạn chế về công nghệ tiên tiến, về quản lý liên thông  
và đặc biệt còn thiếu sự tương tác giữa nhà quản lý, doanh nghiệp với khách du lịch…  
Ngoài ra, sự liên kết vùng Tây Bắc trong phát triển du lịch còn nhiều hạn chế do thiếu quy  
hoạch chung của cả khu vực, hạ tầng giao thông hạn chế, đặc biệt là vùng giáp ranh giữa các tỉnh,  
thiếu cơ sở vật chất chuyên ngành phục vụ du lịch, như các khu vui chơi, giải trí, mua sắm; nhân  
lực du lịch còn thiếu và yếu, phần lớn chưa qua đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ. Chương  
trình hợp tác vẫn nặng tính hình thức, chưa tạo ra bước đột phá trong liên kết phát triển du lịch,  
thiếu cơ chế ràng buộc, cơ chế đóng góp kinh phí để tổ chức các hoạt động mang tính liên vùng,  
vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả của một số hoạt động. Các tỉnh chưa xây dựng quy chế quản lý các  
hoạt động du lịch chung giữa các thành viên. Khối doanh nghiệp 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã được  
6 Thanh Hà, “Du lịch thông minh trên nền tảng công nghiệp 4.0”, dientu@hanoimoi.com.vn (09/8/2018)  
380  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
hình thành nhưng chưa phát huy được hiệu quả liên kết, hợp tác…Điều này khiến cho tỉnh Lào  
Cai - một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch gặp phải nhiều trở ngại không nhỏ trong chiến  
lược phát triển loại hình du lịch này.  
Thứ ba, tiềm năng phát triển du lịch rất lớn, tuy nhiên, dường như du lịch Lào Cai vẫn chưa  
phát triển đúng tầm, thời gian lưu trú của khách du lịch còn ngắn, mức độ chi tiêu còn thấp. Theo  
thống kê của Sở VHTT&DL Lào Cai, năm 2017, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch chỉ  
dừng ở mốc 1,8 ngày/khách. Lý do là bởi hệ thống du lịch, vui chơi giải trí tại Sa Pa còn đơn điệu,  
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Nguồn thu du lịch chủ yếu đến từ ăn uống và lưu trú. Rất ít  
dự án bất động sản cung cấp các dịch vụ du lịch như vui chơi giải trí, mua sắm cao cấp… được quy  
hoạch đồng bộ, hiện đại, đặc biệt tại trung tâm thị trấn - nơi luôn có lượng khách lưu trú đông đảo.  
Ngoài ra, các cơ sở lưu trú hiện nay ở Lào Cai và Sapa còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày  
càng cao của khách du lịch. Theo thống kê, khu du lịch quốc gia Sapa có hơn 400 cơ sở lưu trú  
với gần 5.000 phòng khách sạn, trong đó chỉ có khoảng 800 phòng đạt tiêu chuẩn từ 4 sao trở lên.  
Dự báo nhu cầu lưu trú tại Sapa đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 10.000 phòng, năm 2030 trên 25.000  
phòng, trong đó khoảng 3.000 phòng khách sạn từ 3 sao trở lên. Như vậy, để có 10.000 phòng  
khách sạn vào năm 2020 đáp ứng nhu cầu lưu trú, Sapa cần thêm 6.000 phòng nữa và đến năm  
2030 thêm hơn 20.000 phòng. Có thể thấy, Sapa đang trong tình trạng thiếu phòng khách sạn và  
đặc biệt là nơi nghỉ dưỡng cao cấp. Trong bối cảnh này, cuối năm 2018, Sapa đã khai trương một  
loạt khách sạn hạng sang, trong đó có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao quốc tế của tập đoàn Sun  
Group với 249 phòng cùng với nhiều tiện ích sang trọng đẳng cấp. Điều này giải thích nguyên  
nhân cho sự sụt giảm trong cơ cấu khách quốc tế trong tổng lượng khách đến Lào Cai. Ngoài ra,  
một trong những khó khăn đang tác động đến sự phát triển của ngành là chất lượng nguồn nhân  
lực phục vụ du lịch - dịch vụ còn thiếu và yếu.  
4. GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH TẠI  
LÀO CAI  
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại Lào Cai là  
điều kiện tất yếu để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát  
triển du lịch thông minh bền vững của tỉnh. Để giải quyết bài toán này, cần sự chung tay của các  
cấp, ngành, địa phương và người dân, từ đó mới thu hút được khách du lịch, đẩy mạnh tăng trưởng  
du lịch. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp cụ thể sau:  
Thứ nhất, để phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp,  
trong đó ưu cần ưu tiên phát triển du lịch trực tuyến, ứng dụng công nghệ trong các hoạt động du  
lịch trực tuyến sẽ mang lại lợi ích to lớn trong các khâu quảng bá, cung cấp dịch vụ… Du lịch trực  
tuyến sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách, tạo kết nối trực tiếp giữa doanh nghiệp với  
doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với du khách.  
Thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông, ứng dụng công  
nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch; khuyến khích sử dụng các trang mạng xã hội như:  
Facebook, Youtube, Twitter, các trang thông tin điện tử: dulichlaocai.vn; sapa-tourism.com; chú  
trọng xây dựng chiến lược, xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Lào Cai, Fansipan, Sa Pa nhằm  
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến địa bàn.  
381  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
Thứ hai, giải pháp liên quan đến cơ sở hạ tầng. Tăng trưởng du lịch nói chung và xu thế phát  
triển du lịch thông minh đang đặt ra thách thức cho cơ sở hạ tầng tại Lào Cai. Để phát triển mô  
hình du lịch thông minh, tỉnh phải tạo dựng được một hệ thống hạtầng kỹ thuật, công nghệ phục  
vụ du lịch phát triển một cách đồng bộ, bài bản thay vì tình trạng chắp vá, tạm bợ theo kiểu “sai  
đâu sửa đó” như hiện nay; Có như vậy mới mong Lào Cai trở thành một địa chỉ đỏ trong bản đồ  
những điểm du lịch nổi tiếng.Việc xây dựng hạ tầng công nghệ thông tinđòi hỏi phải có có hệ sinh  
thái dữ liệu mở với cơ sở dữ liệu dùng chung của ngành du lịch tỉnh, liên kết, tích hợp được dữ liệu  
giữa các ngành với nhau. Tỉnh cần tăng tốc trong thực hiện các dự án hạ tầng giao thông đường  
bộ, đường thủy, đường sắt đô thị để kết nối các điểm du lịch. Những dự án trung tâm hội chợ, triển  
lãm, nhà hát, các điểm biểu diễn nghệ thuật quy mô cần sớm được triển khai nhằm đa dạng hóa  
các loại hình du lịch, tạo điểm nhấn ấn tượng với du khách. Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần đẩy nhanh  
việc triển khai xây dựng kho dữ liệu dùng chung để có thể phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, dự  
báo trong phát triển du lịch. Việc phát triển đồng bộ giữa hạ tầng giao thông, văn hóa, thể thao, y  
tế, công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho thành phố phát triển tốt hạ tầng dịch vụ du lịch, từ đó  
thúc đẩy du lịch thông minh của tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.  
Thứ ba, giải pháp tăng tính liên kết, hợp tác giữa các tỉnh Tây Bắc trong chiến lược phát triển  
du lịch. Trong thời gian tới, các tỉnh Tây Bắc cần quan tâm đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch  
mới, đặc trưng của từng địa phương, có sự gắn kết với các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là phát triển  
các mô hình du lịch gắn với nông thôn; ban hành chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đặc trưng của  
từng địa phương; tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch tại khu vực Tây Bắc mở rộng; đầu tư xây  
dựng, cải thiện hệ thống giao thông, dành hạ tầng du lịch cho Tây Bắc; khôi phục, phát triển các  
nghề thủ công và làng nghề truyền thống các dân tộc.Ngoài ra, các địa phương cũng cần chủ động  
hơn trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình mục tiêu phát triển du lịch cho phù hợp với điều  
kiện thực tế và phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng.  
Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi;  
chú trọng phát triển các ứng dụng hỗ trợ du khách xây dựng chương trình, đặt và thanh toán dịch  
vụ du lịch trực tuyến theo nhu cầu cá nhân; tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du  
lịch; có khả năng theo sát hành trình, chủ động cung cấp thông tin phù hợp đáp ứng nhu cầu của  
du khách trong suốt hành trình du lịch; ứng dụng thuyết minh du lịch tự động và hỗ trợ thanh toán  
thuận lợi trên thiết bị di động thông minh.  
Thứ năm,nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh.  
Trong đó, chuẩn hóa nội dung số giới thiệu về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu của  
địa phương; phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh; ứng  
dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường và các công nghệ tiên tiến khác nhằm tăng giá trị  
và sức hấp dân của điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch.  
5. KẾT LUẬN  
Phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu của tương lai, sẽ tạo ra một diện mạo mới  
cho ngành du lịch của Việt Nam và du lịch thế giới. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phát  
triển du lịch là giải pháp mà Lào Cai đã và đang triển khai thực hiện nhằm tăng cường quảng bá,  
nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin của du khách trong và ngoài  
nước, hướng tới xây dựng Lào Cai trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của  
382  
HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA  
vùng Tây Bắc, là một trong những trọng điểm du lịch của Việt Nam, là một trung tâm du lịch lớn  
của Việt Nam và Đông Nam Á.Do đó, toàn ngành du lịch cũng như các địa phương dù đã nỗ lực  
nhưng vẫn cần nhiều giải pháp đồng bộ để sẵn sàng tiếp cận, thích ứng với du lịch thông minh  
trong tương lai.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO:  
1. Bích Hợp (2018), “Lào Cai: thu hút khách bằng du lịch thông minh”, Báo Tài Nguyên và  
Môi trường, truy cập ngày 27/4/2018.  
2. Đỗ Dũng (2018), “Thành phố Lào Cai được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh” Laocaitv.  
vn, truy cập ngày 10/12/2018.  
3. Lưu Vân Anh (2015), “Lào Cai tăng cường, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch trong  
4. Nguyễn Đình Dũng (2019), “Triển khai du lịch thông minh Lài Cai: Xu hướng tất yếu  
trong thời kì cách mạng 4.0”, svhttdl.laocai.gov.vn, truy cập ngày 09/7/2019.  
5. NguyễnThị KiềuTrang (2018), “Sơ lược về Du lịch thông minh”, truy cập ngày 13/03/2018,  
6. Thanh Hà (2018), “Du lịch thông minh trên nền tảng công nghiệp 4.0”, dientu@hanoimoi.  
com.vn, truy cập ngày 09/8/2018.  
7. TTXVN (2019), “Lào Cai hướng tới là trọng điểm thu hút khách du lịch”, Báo Nhân dân  
điện tử, truy cập ngày 11/7/2019.  
8. Thu Hương (2019), “Lào Cai ứng dụng CNTT mạnh mẽ để trở thành điểm du lịch quốc  
gia”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai, truy cập ngày 01/7/2019.  
9. Thu Hường, Minh Dũng (2018),Năm 2018, Sa Pa đón trên 2 triệu lượt khách du lịch”,  
Laocaitv.vn, truy cập ngày 21/12/2018.  
10. Thùy Linh/BNEWS/TTXVN (2019), “Du lịch tăng trưởng mạnh, Sa Pa vẫn thiếu dịch  
vụ đẳng cấp”, bnews.vn, truy cập ngày 19/08/2019.  
pdf 13 trang yennguyen 16/04/2022 5120
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch thông minh tại tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_phat_trien_du_lich_thong.pdf