Tính phù hợp và khả thi của việc triển khai hệ thống tin nhắn hỗ trợ cai thuốc lá cho người trưởng thành hút thuốc tại Hà Nội

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
TÍNH PHÙ HỢP VÀ KHẢ THI CỦA VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG  
TIN NHẮN HỖ TRỢ CAI THUỐC LÁ  
CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH HÚT THUỐC TẠI HÀ NỘI  
Đoàn Thị Huệ1, Nguyễn Thị Trang2, Donna Shelley3,  
Nguyễn Trương Nam2 và Kim Bảo Giang1,  
1Trường Đại học Y Hà Nội,  
2Viện Nghiên cứu Y Xã hội học,  
3New York University, College of Global Public Health, New York, NY, USA.  
Nghiên cứu nhằm đánh giá tính phù hợp và khả thi của việc triển khai hệ thống tin nhắn hỗ trợ cai thuốc  
lá cho người trưởng thành hút thuốc lá tại Hà Nội. Nghiên cứu thử nghiệm trên 40 người trưởng thành hút  
thuốc lá tại Hà Nội. Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn với người tham gia nhận  
tin nhắn điện thoại hỗ trợ cai thuốc lá trong vòng 6 tuần. Kết quả cho thấy 93,0% đối tượng duy trì sau 6  
tuần, 82,5% đọc/sử dụng và trả lời tin nhắn hàng ngày, 90% thấy tin nhắn hữu ích, 97,7% hài hòng chương  
trình. 92,5% nhận xét chương trình dễ sử dụng và bạn bè người thân đều khuyến khích tham gia sử dụng  
chương trình. Có 20% bỏ thuốc lá/thuốc lào hoàn toàn, 15% bỏ thuốc lá nhưng vẫn hút thuốc lào. Hành vi  
hút thuốc lá thay đổi tích cực so với khảo sát ban đầu bao gồm giảm số lượng điếu thuốc lá/thuốc lào hút/  
ngày, giảm tình trạng hút thuốc lá/thuốc lào so với trước khi can thiệp (p < 0,001). Tỷ lệ đối tượng từng cố  
gắng cai thuốc lá/thuốc lào trong trong 4 tuần khá cao (52,5% và 25%). Có tính khả thi và khả năng chấp  
nhận của việc áp dụng một chương trình tin nhắn hỗ trợ can thiệp cai nghiện thuốc lá cho người Việt Nam.  
Từ khóa: Tính phù hợp, tính khả thi, cai thuốc lá, người trưởng thành, tinh nhắn SMS.  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Theo ước tính từ cuộc điều tra hút thuốc  
ở người trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) năm  
2015, Việt Nam là nước có tỉ lệ hút thuốc cao  
trong khu vực châu Á.1 Trong những người  
trưởng thành tỉ lệ hút thuốc lá chung ở Việt  
Nam là 22,5%, trong đó ở nam giới là 45,3%  
ở nữ giới là 1,1%, tổng cộng có trên 15 triệu  
người trưởng thành hiện đang hút thuốc lá,  
thuốc lào.2 Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân  
phổ biến hàng đầu dẫn đến nhiều căn bệnh gây  
tử vong trên thế giới, nhưng có thể can thiệp  
phòng tránh được. Sử dụng thuốc lá làm tăng  
nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim  
thêm hơn 2,5 lần, bệnh ung thư phổi khoảng  
hơn 20 lần.3 Hút thuốc khi mang thai có liên  
quan đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh  
non, giảm sự phát triển của thai nhi, gây một số  
dị tật bẩm sinh và suy giảm chức năng phổi ở  
trẻ em,.v.v.4 Tổng chi phí điều trị và tổn thất do  
mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong  
sớm ở 5 nhóm bệnh thường gặp liên quan đến  
thuốc lá gồm ung thư phổi, ung thư đường tiêu  
hóa – hô hấp trên, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và  
phổi tắc nghẽn mạn tính là hơn 23.000 tỉ đồng/  
năm.5 Trong những năm gần đây, tại Việt Nam  
các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá đã  
có những bước tiến và thành tựu đáng kể, tuy  
nhiên, hoạt động hỗ trợ cai nghiện thuốc lá mới  
bắt đầu được triển khai. Hiện tại các dịch vụ tư  
vấn điều trị cai nghiện thuốc lá mới được triển  
khai tại một số Bệnh viện tuyến Trung ương và  
Tác giả liên hệ: Kịm Bảo Giang,  
Trường Đại học Y Hà Nội  
Email: kimbaogiang@hmu.edu.vn  
Ngày nhận: 16/06/2020  
Ngày được chấp nhận: 28/07/2020  
228  
TCNCYH 130 (6) - 2020  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
chương trình cai thuốc lá nào khác.  
tuyến tỉnh.6,7  
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ y  
2. Phương pháp  
tế di động mang lại những cơ hội chưa từng có  
để cải thiện các dịch vụ y tế và tiếp cận nhiều  
người. Dịch vụ nhắn tin văn bản ngắn dựa trên  
điện thoại di động (SMS) có thể cung cấp sự hỗ  
trợ cai hút thuốc cho người dân tại cộng đồng  
và hiệu quả của các chương trình tin nhắn SMS  
đã được báo cáo ở các nước khác trên thế giới  
với các nhóm dân số khác nhau.8,9 Ngày càng  
có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của  
can thiệp hỗ trợ cai thuốc lá qua tin nhắn nhưng  
những nghiên cứu này phần lớn được thực hiện  
ở các nước phương tây...11,12 Tại Việt Nam cho  
đến thời điểm này chưa có dự án nào nghiên  
cứu về việc triển khai hệ thống tin nhắn điện  
thoại trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá. Nghiên  
cứu nhằm mục tiêu đánh giá tính phù hợp và  
khả thi vủa việc triển khai hệ thống tin nhắn  
hỗ trợ cai thuốc lá cho người trưởng thành hút  
thuốc tại Hà Nội.  
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm  
can thiệp cộng đồng  
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 đến tháng  
9 năm 2018  
Địa điểm nghiên cứu: tại Quận Nam Từ  
Liêm thành phố Hà Nội  
Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn mẫu thuận tiện  
40 đối tượng nghiên cứu  
Phương pháp tuyển chọn: Các cộng tác  
viên y tế giới thiệu về nghiên cứu qua các cuộc  
họp cộng đồng và mời tham gia nghiên cứu.  
Người hút thuốc lá được mời đến khảo sát ban  
đầu, giải thích kỹ về nghiên cứu, đồng ý tham  
gia nghiên cứu và đạt các tiêu chuẩn chọn đối  
tượng nghiên cứu.  
Quá trình nghiên cứu: bao gồm khảo sát  
ban đầu, khảo sát sau 6 tuần can thiệp.  
Mô tả can thiệp: Hệ thống tin nhắn được thiết  
kế dựa trên hai hệ tin nhắn smokefree.gov/txt và  
Text2Quit với sự hỗ trợ kĩ thuật từ Voxiva nc, được  
thử nghiệm ở các nước phương tây và hoàn toàn  
miễn phí. Hai thư viện tin nhắn này được dịch từ  
tiếng anh sang tiếng việt theo đúng quy trình, đã  
được thử nghiệm ở nghiên cứu khác và chỉnh  
sửa phù hợp với văn hóa Việt Nam. Tổng số tin  
nhắn toàn bộ liệu trình đầy đủ gồm 188 tin nhắn  
chia ra các giai đoạn sau: Tin nhắn trước ngày  
cai thuốc gồm 34 tin nhắn; Ngày cai thuốc gồm  
4 tin nhắn; Sau ngày cai thuốc gồm 83 tin nhắn;  
Tin nhắn mẹo có 22 tin nhắn; Tin nhắn khảo sát  
hàng ngày có 1 tin/ngày.8  
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  
1. Đối tượng  
Tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu (đối  
tượng nghiên cứu): Tuổi từ 21 - 55 tuổi; Hút  
thuốc lá (cả thuốc lào) hàng ngày và từ 5 điếu  
thuốc lá trở lên; Đang sống ở quận Nam Từ  
Liêm; Có mong muốn cai thuốc lá/ thuốc lào và  
đang cân nhắc hoặc có ý định bỏ thuốc lá trong  
tháng tới; Có thời gian và khả năng tham gia  
chương trình tin nhắn; Sở hữu ít nhất một điện  
thoại di động; Mong muốn nhận được tin nhắn  
hỗ trợ cai thuốc; Hiện không tham gia bất kỳ  
2 - 3 tin/ngày  
2 - 3 tin/ngày  
Trưc ngày cai  
Sau ngày cai  
thuc  
(28 ngày)  
thuc  
( 1 - 14 ngày)  
Ngày cai thuc  
Tin nhắn khảo sát hàng ngày (1 tin/ngày)  
Tổng cộng 188 tin nhắn/liệu trình  
Sơ đồ 1. Quy trình gửi tin và số lượng tin nhắn trong 6 tuần  
TCNCYH 130 (6) - 2020  
229  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Phương pháp thu thập số liệu của nghiên  
cứu đánh giá:  
tuần qua và xác nhận bằng đo chỉ số cacbon  
monoxit (CO < 10ppm), nỗ lực bỏ thuốc lá,  
giảm sử dụng thuốc lá, thuốc lào.  
- Đánh giá ban đầu: phỏng vấn trực tiếp sử  
dụng bộ câu hỏi khảo sát bao gồm các chủ đề  
về: nhân khẩu học, lịch sử hút thuốc, sử dụng tin  
nhắn điện thoại.  
3. Phân tích số liệu  
Sử dụng phần mềm SPSS 22 để phân tích  
số liệu. Nhân khẩu học, đặc điểm kinh tế xã hội,  
hành vi hút thuốc lá, quan điểm và nhận xét về  
sử dụng hệ thống tin nhắn được phân tích sử  
dụng thống kê mô tả và so sánh sử dụng kiểm  
định Chi bình phương (cho tỉ lệ), kiểm định t  
- test (cho so sánh trị số trung bình). Phương  
pháp phân tích nhân tố khám phá (factor  
analysis) được sử dụng để kiểm định thang đo  
quan điểm về sử dụng hệ thống tin nhắn.  
- Đánh giá sau 4 tuần can thiệp: phỏng vấn  
trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn bao  
gồm các nội dung: Tính khả thi: 1) tỉ lệ đủ điều  
kiện tham gia, 2) tỉ lệ tuyển chọn; 3) tỉ lệ người  
bỏ cuộc, tỉ lệ người duy trì khi kết thúc can thiệp;  
Tính chấp nhận: số lượng/nội dung tin nhắn  
phù hợp, tần suất/thời gian gửi tin, sử dụng tin  
nhắn nhận được, tương tác với chương trình  
(tần suất phản hồi nhắn tin 2 chiều, phản hồi  
với khảo sát hàng ngày, phản hồi khảo sát cuối  
tuần), hài lòng với hệ tin nhắn; Thay đổi hành vi  
hút thuốc: Cai hút thuốc lá được đo lường bằng  
không hút thuốc dù chỉ một hơi trong vòng 4  
4. Đạo đức trong nghiên cứu  
Nghiên cứu được Trường Đại học Y Hà Nội  
cấp giấy chứng nhận chấp thuận của hội đồng  
đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học cấp cơ sở  
theo số 17NCS17/HMUIRB ngày 05/11/2018.  
III. KẾT QUẢ  
Nghiên cứu trên 40 đối tượng hút thuốc lá, kết quả nghiên cứu cho thấy 100% đối tượng nghiên  
cứu là nam giới, độ tuổi trung bình 38,8. Có 57,5% đối tượng hút cả thuốc lá/thuốc lào, 85% đối  
tượng nghiên cứu sử dụng điện thoại thông minh, 60% đối tượng gửi/nhận từ 11 - 50 tin nhắn/tuần.  
1. Tính khả thi với chương trình  
Bảng 1. Tỷ lệ tiếp cận, tham gia, duy trì tham gia chương trình  
Số lượng đối tượng  
n
%
Số đối tượng được tiếp cận mời tham gia chương trình  
99  
68  
43  
41  
40  
100  
68,7  
63,2  
95,3  
93,0  
Đối tượng đến tham gia  
Đối tượng đủ điều kiện tham gia  
Đối tượng đăng ký tham gia  
Đối tượng duy trì tham gia  
Tiếp cận 99 đối tượng tiếp cận nghiên cứu, 68 đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu, chỉ có 43  
đối tượng đủ điều kiện tham gia. Có 41 đối tượng đăng ký tham gia (95,3%), 40 đối tượng duy trì  
sau 6 tuần can thiệp chiếm 93,0%.  
230  
TCNCYH 130 (6) - 2020  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
2. Tính chấp nhận với chương trình  
Bảng 2. Đánh giá trải nghiệm chung với chương trình sau 6 tuần  
Đặc điểm  
n
%
Số lượng tin nhắn nhận được từ chương trình  
Quá ít  
1
2,5  
Vừa phải  
32  
7
80,0  
17,5  
Quá nhiều  
Mức độ thường xuyên đọc tin nhắn  
Thỉnh thoảng  
7
17,5  
82,5  
Thường xuyên/luôn luôn  
Mức độ thường xuyên áp dụng những thông tin từ chương trình  
Thỉnh thoảng  
33  
24  
16  
60,0  
40,0  
Thường xuyên/luôn luôn  
Mức độ lo ngại  
Không lo ngại  
39  
1
97,5  
2,5  
Lo ngại 1 ít/lo ngại nhiều  
Nhìn tổng thể mức hữu ích chung của các tin nhắn  
Hữu ích 1 chút  
4
10,0  
90,0  
Khá hữu ích/hữu ích nhiều  
Mức độ hài lòng của anh/chị về chương trình  
Không hài lòng  
36  
1
2,5  
Hài lòng/rất hài lòng  
29  
33  
26  
97,5  
82,5  
78,8  
Tương tác với chương trình (tin nhắn 2 chiều)  
Phản hồi tin nhắn đúng cú pháp  
Có 80% nhận xét số lượng tin nhắn của trương trình ở mức độ vừa phải, 82,5% thường xuyên  
đọc tin nhắn. 90% đánh giá trải nghiệm chung về chương trình tin nhắn rất tích cực, tỉ lệ đánh giá tin  
nhắn khá hữu ích/hữu ích nhiều, 82,5% tương tác với chương trình chỉ có 78,8% phản hồi tin nhắn  
đúng cú pháp, tỉ lệ hài lòng về chương trình rất cao 97,5%.  
Bảng 3. Quan điểm về chương trình (khảo sát sau 6 tuần)  
Đồng ý/ rất  
Đặc điểm  
(Mean, SD)  
đồng ý (%)  
Mong đợi hiệu quả từ chương trình (khoảng điểm 8 - 32)a  
Những tin nhắn giúp cai thuốc  
25,8 (2,67)  
3,15 (0,76)  
3,27 (0,79)  
95,0  
95,5  
Học được nhiều qua việc sử dụng chương trình  
TCNCYH 130 (6) - 2020  
231  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Đồng ý/ rất  
đồng ý (%)  
Đặc điểm  
(Mean, SD)  
Chương trình tin nhắn giúp tự tin để cai thuốc  
Những tin nhắn tạo động lực để tôi bỏ thuốc  
Giúp đối phó với các yếu tố kích thích thèm thuốc  
Tạo động lực để cố gắng cai thuốc  
97,5  
97,5  
92,5  
92,5  
97,5  
92,5  
3,10 (0,59)  
3,27 (0,79)  
3,22 (0,91)  
3,20 (0,89)  
3,42 (0,86)  
3,12 (0,81)  
6,4 (0,86)  
3,17 (0,79)  
3,2 (0,73)  
6,2 (0,99)  
Tin tưởng những thông tin trong tin nhắn  
Cảm thấy những tin nhắn được thiết kế phù hợp  
Mong đợi nỗ lực cai thuốc lá/thuốc lào (khoảng điểm 2 - 8)b  
Sử dụng chương trình tin nhắn là dễ dàng  
Chương trình tin nhắn dễ sử dụng  
95,0  
97,5  
Ảnh hưởng xã hội (khoảng điểm 2 - 8)c  
Những người quan trọng đối với tôi nghĩ rằng tôi nên sử dụng  
chương trình tin nhắn  
92,5  
90,0  
3,15 (0,84)  
3,07 (0,83)  
Những người có ảnh hưởng tới tôi nghĩ tôi nên sử dụng  
chương trình tin nhắn  
Điều kiện thuận lợi (khoảng điểm 3 - 12)d  
Có những kiến thức cần thiết để sử dụng chương trình  
Những tin nhắn dễ hiểu  
9,4 (1,31)  
3,07 (0,90)  
3,17 (0,86)  
3,17 (0,79)  
14,9 (1,73)  
3,02 (0,83)  
3,17 (0,70)  
2,00 (0,80)  
2,02 (0,56)  
2,67 (0,10)  
6,1 (0,91)  
92,5  
92,5  
95,0  
Chương trình tin nhắn phù hợp với điện thoại  
Động lực thụ hưởng (khoảng điểm 5 - 20)e  
Việc sử dụng chương trình tin nhắn vui  
Mong muốn sử dụng chương trình tin nhắn  
Việc sử dụng chương trình tin nhắn nhàm chán  
Những tin nhắn làm tôi thấy khó chịu  
Sử dụng chương trình tin nhắn giúp tôi giải trí  
Giá trị giá cả (khoảng điểm 2 - 8)f  
87,5  
87,5  
12,5  
7,5  
62,5  
Xứng đáng với thời gian tôi bỏ ra  
92,5  
85,0  
3,07 (0,75)  
Việc chương trình tin nhắn miễn phí đã làm tăng khả năng để  
tôi sử dụng chương trình  
3,05 (0,94)  
Thói quen (khoảng điểm 2 - 8)g  
5,8 (0,99)  
2,82 (0,86)  
2,95 (0,87)  
6,0 (1,07)  
3,02 (0,91)  
2,95 (0,87)  
Muốn sử dụng chương trình tin nhắn hàng ngày  
Sử dụng chương trình tin nhắn đã trở nên tự nhiên  
Hành vi dự định (khoảng điểm 2 - 8)h  
85,0  
87,5  
Muốn tiếp tục sử dụng chương trình nếu có sẵn  
Sẽ sử dụng tin nhắn hàng ngày nếu chương trình có sẵn  
85,0  
82,5  
232  
TCNCYH 130 (6) - 2020  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Đồng ý/ rất  
(Mean, SD)  
đồng ý (%)  
Đặc điểm  
dCronbach’s alpha = 0,74  
ACronbach’s alpha = 0,81  
bCronbach’s alpha = 0,76  
cCronbach’s alpha = 0,88  
gCronbach’s alpha = 0,78  
hCronbach’s alpha = 0,89  
eCronbach’s alpha = 0,71  
fCronbach’s alpha = 0,61  
Đối tượng nghiên cứu đánh giá cao và có quan đểm tích cực về chương trình tin nhắn can thiệp cai  
nghiện thuốc lá/thuốc lào. Hơn 95% đối tượng mong đợi cai được thuốc lá/thuốc lào sau khi tham gia  
chương trình. Hơn 95% nỗ lực cai hút thuốc, hơn 90% đánh giá chương trình đã tạo điều kiện thuận lợi cai  
hút thuốc. Hơn 85% đối tượng thấy chương trình có giá trị với thời gian đã bỏ ra và mong muốn tiếp tục sử  
dụng chương trình nếu có sẵn (85%). Tuy nhiên có 7,5% đối tượng cho rằng tin nhắn gây khó chịu.  
3. Thay đổi hành vi sau khi tham gia chương trình can thiệp  
Bảng 4. Thay đổi số điếu hút thuốc lá/thuốc lào trước và sau can thiệp  
Đặc điểm  
Khảo sát ban đầu  
Sau 6 tuần  
p
Số điếu thuốc lá hút/ngày, trung bình  
Số điếu thuốc lào hút/ngày, trung bình  
18,0  
11,8  
3,0  
2,0  
< 0,001  
< 0,005  
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số điếu thuốc lá hút/ngày (p < 0,001), số điếu thuốc lào hút/  
ngày (p < 0,005) trước và sau can thiệp.  
Bảng 5. Thay đổi tình trạng hút thuôc lá/thuốc lào trước và sau can thiệp  
Khảo sát ban đầu  
(%)  
Sau 6 tuần  
(%)  
Đặc điểm  
Hiện tại hút thuốc lá  
p
Thỉnh thoảng  
Hàng ngày  
2,5  
53,8  
46,2  
< 0,001  
97,5  
Hiện tại hút thuốc lào  
Thỉnh thoảng  
Hàng ngày  
34,8  
65,2  
56,3  
4,4  
< 0,1  
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng tỉnh thoáng hút thuốc lá tăng lên sau 6 tuần can  
thiệp (p < 0,001) và hiện trạng hút thuốc lào hàng ngày khi khảo sát là 65,2%, sau can thiệp còn  
4,4% với p < 0,1.  
Bảng 6. Thay đổi số hành vi hút thuốc lá/thuốc lào sau 6 tuần  
Đặc điểm  
n
%
Trong 4 tuần kể từ ngày cai thuốc đã từng không hút thuốc/cố gắng cai  
21  
52,5  
thuốc lá  
Trong 4 tuần kể từ ngày cai thuốc đã từng không hút thuốc/cố gắng cai  
thuốc lào  
10  
25,0  
Có 52,5% đối tượng nghiên cứu từng cố gắng cai thuốc lá, 25% đối tượng nghiên cứu đã từng  
cố gắng cai thuốc lào trong 6 tuần tham gia chương trình.  
TCNCYH 130 (6) - 2020  
233  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Bảng 7. Tỷ lệ đối tượng bỏ thuốc lá/thuốc lào hoàn toàn tại thời điểm 6 tuần  
(không hút thuốc trong vòng 7 ngày qua và CO khí thở < 10 ppm)  
Đặc điểm  
n
8
%
Bỏ thuốc lá/thuốc lào hoàn hoàn  
Bỏ thuốc lá, nhưng hút thuốc lào  
Vẫn hút thuốc lá và thuốc lào  
20,0  
15,0  
65,0  
6
26  
Có 20% đối tượng bỏ thuốc lá/thuốc lào hoàn toàn, 15% đối tượng đã bỏ thuốc lá nhưng vẫn hút  
thuốc lào. Tỷ lệ vẫn hút thuốc lá hoặc thuốc lào là 65%.  
IV. BÀN LUẬN  
Nghiên cứu của chúng tôi lần đầu tiên đánh  
giá tính khả thi của chương trình hỗ trợ cai thuốc  
lá bằng tin nhắn điện thoại cho người hút thuốc  
lá/thuốc lào tại Việt Nam. Tiếp cận chương trình  
có 99 đối tượng, 68 đối tượng mong muốn tham  
gia, 43 đối tượng đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên  
cứu. Có 41 đối tượng đăng ký tham gia, có 40 đối  
tượng duy trì sau 6 tuần (93,0%). Kết quả nghiên  
cứu cũng tương tự như kết quả nghiên cứu đã  
thực hiện ở các nước khác trên thế giới.10, 11,12  
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho nghiên cứu  
ở giai đoạn 3 của dự án và các nghiên cứu khác  
về cai nghiện thuốc cho các đối tượng khác trong  
tương lai thực hiện ở Việt Nam.  
điện thoại thông minh cao chiếm 85%, 90% đối  
tượng nghiên cứu thấy tin nhắn hữu ích/rất hữu  
ích, 82,5% tương tác với chương trình qua tin  
nhắn 2 chiều nhưng chỉ có 78,8% phản hồi tin  
nhắn đúng cú pháp, có 97,6% hài hòng chương  
trình. đối tượng nghiên cứu nhận thấy chương  
trình dễ sử dụng và 92,5% bạn bè người thân  
đều khuyến khích đối tượng tham gia sử dụng  
chương trình. Nhìn chung, nghiên cứu chứng  
minh rằng một chương trình hỗ trợ cai thuốc lá  
bằng tin nhắn điện thoại có khả năng được chấp  
nhận tại Việt Nam.  
Tuy kết quả bỏ thuốc không phải là mục  
tiêu chính trong nghiên cứu này nhưng vẫn có  
8 đối tượng nghiên cứu bỏ thuốc lá/lào hoàn  
toàn (20%), 6 đối tượng nghiên cứu bỏ thuốc lá  
nhưng vẫn hút thuốc lào (15%). Kết quả nghiên  
cứu của chúng tôi cũng tương đồng so với  
kết quả nghiên cứu của một số nước trên thế  
giới.12,14 Sau 6 tuần can thiệp vẫn còn 65% đối  
tượng hút thuốc lá. Tuy nhiên hành vi hút thuốc  
lá/thuốc lào đã thay đổi tích cực so với khảo  
sát ban đầu, các ý nghĩa thống kê bao gồm số  
lượng điếu thuốc lá hút/ngày (p < 0,001), tình  
trạng hút thuốc lá (p < 0,001), số lượng điếu  
thuốc lào hút/ngày (p < 0,005), tình trạng hút  
thuốc lào (p < 0,1). Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu  
từng cố gắng cai thuốc lá/thuốc lào trong 6 tuần  
khá cao.  
Hầu hết các đối tượng nghiên cứu tham gia  
chương trình đọc và sử dụng tin nhắn hàng  
ngày (82,5%). Mức độ tương tác của đối tượng  
nghiên cứu với chương trình rất cao, tương tự  
như kết quả được thấy trong các nghiên cứu  
khác.12,13 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một  
lần nữa cho thấy các chương trình can thiệp cai  
nghiện thuốc lá bằng tin nhắn văn bản có tính  
khả thi cao, bởi vì các thông điệp trong chương  
trình đã trực tiếp gửi thẳng đến các đối tượng  
hút thuốc tạo điều kiện thuận lợi cai thuốc.11,12  
Sự tương tác giữa đối tượng nghiên cứu và  
chương trình can thiệp tương đối cao có thể do  
nhóm tuổi trong nghiên cứu trung bình là 38,8 (+  
10,7) và hầu hết đối tượng nghiên cứu sở hữu  
234  
TCNCYH 130 (6) - 2020  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
4. National Center for Chronic Disease  
Prevention and Health Promotion (US) Office on  
Smoking and Health.The Health Consequences  
of Smoking—50 Years of Progress: A Report  
of the Surgeon General. Centers for Disease  
Control and Prevention (US); 2014. Accessed  
books/NBK179276/  
V. KẾT LUẬN  
Nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng về  
tính khả thi và khả năng chấp nhận của việc áp  
dụng một chương trình tin nhắn hỗ trợ cai thuốc  
lá cho người trưởng thành hút thuốc lá tại Hà  
Nội. Tỷ lệ duy trì khi kết thúc chương trình can  
thiệp chiếm 93,0%, 97,6% nhận xét hài lòng  
với chương trình. Tỷ lệ cai thuốc lá/thuốc lào là  
20%, tỉ lệ cai thuốc lá nhưng vẫn hút thuốc lào  
là 15%. Số lượng điếu thuốc lá hút trung bình/  
ngày đã giảm trước và sau can thiệp (18,0 và  
3,0) với (p < 0,001).  
5. World Health Organization. WHO | WHO  
report on the global tobacco epidemic 2019.  
WHO. Published 2019. Accessed July 29, 2019.  
6. Bệnh viện Bạch Mai. Nghiên cứu đánh  
giá hiệu quả của tổng đài tư vấn cai nghiện  
thuốc lá qua điện thoại tại Bệnh viện Bạch Mai.  
Published online 2016.  
Lời cảm ơn  
Viện nghiên cứu Y – Xã hội học (ISMS),  
Trường Đại học Y khoa New York (NYUSOM),  
Đại học Y Hà Nội phối hợp triển khai dự án phát  
triển và thử nghiệm hệ thống tin nhắn điện thoại  
hỗ trợ cai nghiện thuốc lá tại Quận Nam Từ  
Liêm thành phố Hà Nội. Dự án được tài trợ bởi  
Viện Ung thư Quốc gia/viện sức khỏe Hoa Kỳ.  
7. Đặng Văn Phước, Lương Ngọc Khuye.  
Tài liệu hướng dẫn tổ chức tư vấn điều trị cai  
nghiện thuốc lá tại Việt Nam. Bộ Y Tế; 2018.  
8. Shelley Donna R, Nguyen Nam Truong.  
Feasibility andAcceptability of a Text Messaging  
Intervention to Increase Smoking Cessation  
in Vietnam. Feasibility and Acceptability of  
a Text Messaging Intervention to Increase  
Smoking Cessation in Vietnam. Published  
2017. Accessed August 28, 2019. https://www.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1.World Health Organization (2017),  
WHO report on the global tobacco epidemic  
2017.  
report/2017/en/  
fic.nih.gov/Grants/Search/Pages/mhealth  
-
2. World Health Organization. Vietnam  
Global Adult Tobacco Survey 2015 | GHDx.  
Published 2015. Accessed June 18, 2019.  
R21CA225852.aspx  
9. Tran Xuan Bach, Le Thi Thi Xuan,  
Nguyen Ngoc Phuong, et al. Feasibility of e -  
Health Interventions on Smoking Cessation  
among Vietnamese Active Internet Users. Int J  
Environ Res Public Health. 2018;15(165):2 - 8.  
doi:10.3390/ijerph15010165  
global - adult - tobacco - survey - 2015  
-
3. Sidransky, David. How Tobacco Smoke  
Causes Disease: The Biology and Behavioral  
Basis for Smoking - Attributable Disease, A  
Report of the Surgeon General. Health and  
Human Services Dept., Public Health Service,  
Office of the Surgeon Genral; 2011. Accessed  
products/how - tobacco - smoke - causes -  
disease - biology - and - behavioral - basis -  
smoking - attributable - disease  
10. Spohr S, Nandy R, Gandhiraj D,  
Vemulapalli A, Anne S, T Walters S. Efficacy  
of SMS Text Message Interventions for  
Smoking Cessation: A Meta - Analysis. J Subst  
Abuse Treat. 2015;56:1 - 10. doi:10.1016/j.  
jsat.2015.01.011  
11. Noonan D, Silva S, Njuru J, et al.  
TCNCYH 130 (6) - 2020  
235  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Feasibility of a text - based smoking cessation  
intervention in rural older adults. Health Educ  
Res. 2018;33(1):81 - 88. doi:10.1093/her/  
cyx080  
Based Smoking Cessation Treatment: Program  
Development Through Qualitative Research.  
JMIR MHealth UHealth. 2019;7(1):e11246.  
doi:10.2196/11246  
12. Kruse G, Kelley JH, Chase K, Rigotti  
NA. Feasibility of a Proactive Text Messaging  
Intervention for Smokers in Co mmunity Health  
Centers: Pilot Study. JMIR Form Res. 2018;2(1).  
doi:10.2196/formative.9608  
14. Blitchtein - Winicki D, Zevallos K,  
Samolski MR, et al. Feasibility and Acceptability  
of a Text Message - Based Smoking Cessation  
Program for Young Adults in Lima, Peru: Pilot  
Study. JMIR MHealth UHealth. 2017;5(8):e116.  
doi:10.2196/mhealth.7532  
13. Spears CA, Bell SA, Scarlett CA, et  
al. Text Messaging to Enhance Mindfulness -  
Summary  
FEASIBILITY AND ACCEPTABILITY OF A TEXT MESSAGING  
INTERVENTION TO INCREASE SMOKING CESSATION FOR  
ADULT SMOKERS IN HA NOI  
To evaluate the feasibility and acceptability of a text-messaging smoking cessation program for  
adult smokers in Ha Noi. This study was a Pilot study, we recruited 40 smokers; following enrollment,  
we interviewed participants for a baseline survey and the participants received text messaging  
for 6 weeks. Results: 93.0% Participants enrolled in the 6 weeks program. 82,5% read/reply and  
apply text-messages daily. 97,7% was satisfied with the program. 92,5% of the smokers found the  
program easy to use, agreed that the program was helpful and their family/friends encouraged  
them to use the program. At 6 weeks, 20% reported total smoking abstinence, 15% had partial  
abstinence, continued to use the water pipe. Smoking behavior changed positively compared to  
the baseline survey; there is a significant reduction of the number of cigarettes/waterpipe/day, and  
in the prevalence of smoking cigarettes/waterpipe (p < 0.001). The rate of participants who tried  
to quit smoking cigarettes/ water pipe in 4 weeks were quite high (52.5% and 25%). These results  
strengthen the evidence base that these programs are both feasible and acceptable in Vietnam.  
Keywords: Smoking cessation, feasibility, acceptability, adult smoker, text-message SMS  
236  
TCNCYH 130 (6) - 2020  
pdf 9 trang yennguyen 14/04/2022 3820
Bạn đang xem tài liệu "Tính phù hợp và khả thi của việc triển khai hệ thống tin nhắn hỗ trợ cai thuốc lá cho người trưởng thành hút thuốc tại Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftinh_phu_hop_va_kha_thi_cua_viec_trien_khai_he_thong_tin_nha.pdf