Tiểu luận môn Giao tiếp sư phạm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NỘI  
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC HỌC  
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN  
Môn : Giao tiếp sư phạm  
Họ và tên: Tạ Thị Thủy  
Lớp K67A – Khoa tâm lý- giáo dục học  
Mã SV: 675604024  
1
MỤC LỤC  
Đề bài……………………………………………………………………………3  
I.Mô tả tình huống……………………………………………………………… 4  
II.Phân tích tình huống………………………………………………………….5  
III. Đánh giá tình huống…………………………………………………………6  
IV. Quan điểm đanh giá về thực trạng giao tiếp trong nhà trường hiện nay……7  
2
ĐỀ BÀI:  
Hãy sưu tầm một tình huống sư phạm thật ( dẫn nguồn):  
1. Bằng kiến thức về giao tiếp sư phạm hãy phân tích, đánh giá  
tình huống đó.  
2. Đưa ra quan điểm đanh giá của bản thân mình về thực trạng  
giao tiếp trong nhà trường hiện nay.  
3
I.MÔ TẢ TÌNH HUỐNG  
Ngày 19-3, thầy Đặng Minh Thủy - giáo viên môn Thể dục, Trường  
THCS Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) vẫn đang phải nằm  
bệnh viện điều trị chưa thể quay trở lại trường dạy học sau vụ việc bị  
người nhà học sinh vào trường hành hung, đánh gãy xương mũi hôm  
14/3.  
Thầy Thủy cho hay sáng 13-3, tại giờ học môn Ngữ văn ở lớp 9D  
của thầy Thủy làm chủ nhiệm, một nhóm học sinh đốt lửa trong lớp  
học. Sau đó, thầy Thủy xuống lớp để kiểm tra và hỏi ai đốt giấy thì em  
N.V.P. đứng dậy nhận mình là người dùng bật lửa đốt giấy.  
"Khoảng 15 phút tôi đứng ở lớp hỏi ai đốt giấy trong giờ học môn Ngữ  
văn nhưng không có em nào nhận. Phải đến khi tôi nói sẽ báo với nhà  
trường, gia đình thì em P. mới đứng dậy nhận việc đốt giấy. Lúc đó, tôi  
hơi nóng giận có tát em P. một cái chỉ để cảnh cáo", thầy Thủy cho biết.  
Thầy Thủy yêu cầu P. viết bản tường trình và kiểm điểm, đồng thời  
viết giấy mời phụ huynh P. ngày hôm sau lên trường gặp thầy để làm  
việc.  
Khoảng 10h ngày 14-3, khi đang trong giờ dạy thì có anh Nguyễn  
Văn Đoàn (anh trai của P.) và Hoàng Văn Đề (bạn của Đoàn) đến trường  
gặp thầy Thủy. Thầy Thủy mời hai người này vào phòng Đoàn làm việc.  
Một lúc sau, giữa thầy Thủy và hai thanh niên xảy ra cãi vã, xô xát.  
Một trong hai người dùng tay đấm vào mặt thầy Thủy, người còn lại  
dùng ghế giáo viên đánh thầy Thủy. Nghe to tiếng, các giáo viên chạy  
vào can ngăn thì hai thanh niên này mới dừng lại rời khỏi trường.  
Thầy Thủy được người thân và đồng nghiệp đưa đến Bệnh viện Đa  
khoa Phủ Diễn cấp cứu trong tình trạng máu mũi chảy liên tục, sau đó  
chụp X-Quang cho thấy thầy bị gãy xương chính mũi.  
Dự kiến, ngày mai 20-3, thầy Thủy sẽ được chuyển tới bệnh viện tuyến  
tỉnh để tiếp tục chữa trị.  
hoc-sinh-dot-giay-441311.html  
4
II.PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG  
1. Đối với thầy Đặng Minh Thủy :  
- Là thầy giáo, khi học sinh có vi phạm thầy giáo phải nhận thức  
được sự việc thấu đáo để uốn nắn dạy dỗ học sinh, đồng thời  
càng phải làm gương tốt cho học sinh noi theo.  
- Sau 15 phút điều tra thì em P đứng lên nhận việc đốt giấy, vì quá  
bức xúc về hành vi đốt giấy của em học sinh P, thầy giáo Thủy đã  
không quản được cảm xúc của bản thân dẫn đến hành động sai  
lầm là ra tay tát học sinh P để cảnh cáo.  
2. Đối với phụ huynh của em P ( anh Nguyễn Văn Đoàn người  
bạn )  
- Là phụ huynh, khi biết sự việc xảy ra phải biết giáo dục , phân  
tích cho con em mình về lỗi sai mà con em mình phạm phải trong  
môi trường học đường. Còn khi được giáo viên mời đến gặp thì  
trước tiên phải biết tôn trọng, xin lỗi thầy những vi phạm của  
con em mình và nếu giáo viên đã những hành động không đúng  
với con em mình thì cần cân nhắc kĩ lưỡng về hành vi của thầy giáo  
để bản thân ứng xử phù hợp xử sự đúng với chuẩn mực đạo đức  
hội.  
- Người anh trai của học sinh P cùng một người bạn nữa đến gặp  
thầy giáo và có những hành vi cãi vã, xô xát : một trong hai người  
dùng tay đấm vào mặt thầy thủy, người còn lại dùng ghế giáo viên  
đanh thầy Thủy.=> hậu quả là gây tổn hại đến sức khỏe của thầy  
Thủy.  
5
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG.  
* Trong tình huống này, cả thầy giáo và cả người anh trai P ( anh  
Nguyễn Văn Đoàn) đều không xử sự đúng chuẩn mực đạo đức của xã  
hội.  
+ Hành động tát học sinh trong khi tức giận của thầy Thủy là hành động  
không đúng với tư cách đạo đức của người thầy , đồng thời vi phạm về  
quy tắc ứng xử của nghề giáo.  
+ Hành vi đánh, đập thầy giáo của anh Nguyễn Văn Đoàn người bạn  
là hành vi không có đạo đức, không thể chấp nhận được cần phải lên  
án.  
=> Kết luận:  
+ Thầy cô giáo cần trau rồi và nâng cao nghiệp vụ xử lí tình huống xư  
phạm, cần nghiêm túc thực hiện quy tắc ứng xử nghề giáo, tăng cường  
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng ứng xử tình huống, đặc biệt việc  
xứ lí tình huống xư phạm toàn ngành.  
+ Bên cạnh đó phụ huynh học sinh cũng cần cân nhắc kĩ lưỡng khi trao  
đổi với giáo viên về những hành vi của con em mình để tranh những tình  
huống xấu thể xảy ra.  
* Xử lí tình huống: trong tình huống trên, thầy giáo cần phải bình tĩnh  
tìm hiểu vấn đề, tìm cách giải quyết khác (ví dụ : bỏ phiếu kín,...). Khi đã  
biết học sinh P là người đốt giấy thì cần bình tĩnh, làm chủ cảm xúc từ đó  
đưa ra phương án xử phạt hợp lí cho học sinh.  
6
IV. QUAN ĐIỂM ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC  
TRẠNG GIAO TIẾP TRONG NHÀ TRƯỜNG  
HIỆN NAY.  
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển vấn đề giao tiếp trong nhà  
trường được quan tâm đến rất nhiều. Đã rất nhiều hội thảo khoa học  
với chủ đề: “ Giáo dục văn hóa giao tiếp trong nhà trường” đã được diễn  
ra. Giao tiếp hiện nay được chung qui lại với 2 điểm: truyền thống và  
hiện đại. Chính vì vậy, tình trạng giao tiếp trong môi trường học đường  
nhiều biến đổi theo chiều hướng khác nhau.  
* Mặt tích cực:  
- Nhờ giao tiếp tích cực, mối quan hệ giữa thầy và trò đã tạo nên những  
mối quan hệ tốt, gần gũi.  
- Nhờ các câu lạc bộ rèn luyện kĩ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh  
giúp học sinh thoát khỏi rụt rè, nhút nhát từ đó học sinh tạo cho mình khĩ  
năng ứng xử giao tiếp, tự tin và bạo dạn hơn.  
- Giao tiếp ứng xử của các thầy trở nên thanh lịch, gần gũi đã tạo  
chco học sinh không khí thoải mái, giao tiếp một cách tự nhiên, hợp tác  
trao đổi với giáo viên chân thành , cởi mở.  
* Mặt tiêu cực: Sử dụng ngôn ngữ tùy tiện, bừa bãi thiếu ý thức, thiếu  
văn hóa:  
- Xưng bạn bè thì “ tao- mày”, “ thằng- nó”,… => ngôn ngữ thô tục.  
- Hiện tượng các em gọi nhau theo kiểu tình cảm của người lớn: vợ-  
chồng”, “ ông xã- bà xã”,.. => đánh mất đi sự hồn nhiên của tuổi học trò.  
7
- Những câu thành ngữ được “ tái bản” thành: “ chán như con gián”, “  
buồn như con chuồn chuồn”, “ dã man con ngan”… => mất đi sự trong  
sáng ngôn ngữ dân tộc.  
- Nhiều học sinh giao tiếp với thầy cô còn chưa lịch sự: nói chuyện xem  
thầy như bạn bè, vào lớp muộn ngang nhiên đi mà không xin phép…  
- Sau lưng học trò gọi thầy cô là ông nọ, bà kia, thậm chí là “nó”.  
* Giải pháp:  
- Về phía nhà trường :  
+ Nhà trường thể tổ chức những hoạt động thực tế, những buổi nói  
chuyện, thảo luận chuyên đề, cuộc thi giao tiếp học đường: tạo tình  
huống để học sinh thực hiện giao tiếp.  
+ Lồng ghép các tiết học về giao tiếp trong tiết học chính khóa.  
+ Xây dựng qui tắc, qui định giao tiếp phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi  
của các em trong nhà trường.  
+ Tấm gương sáng nhất để học sinh noi theo chính là “thầy-cô”.  
+ Giáo dục cần phải tôn trọng ý kiến của học sinh.  
- Về phía gia đình:  
+ Dành thời gian để đôn đốc, kiểm tra, theo dõi sự biến đổi trong giao  
tiếp, cách ứng xử, hành vi, thái độ ,.. của con em mình.  
+ Làm gương cho con em mình.  
+ Định hướng ,xây dựng những giá trị phù hợp chuẩn mực đạo đức.  
+ Khuyến khích những thái độ , hành vi tốt trong giao tiếp của các em.  
=> KL: Để môi trường giáo dục trở nên tốt đẹp,lành mạnh, điều quan  
trọng là giao tiếp đúng chuẩn mực hội.  
8
9
docx 9 trang yennguyen 31/03/2022 8140
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận môn Giao tiếp sư phạm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_mon_giao_tiep_su_pham.docx