Phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
PHẪU THUẬT NỘI SOI VI PHẪU THANH QUẢN BẰNG LASER CO2  
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THANH MÔN GIAI ĐOẠN SỚM  
1
2
3
4
TRƯƠNG CÔNG TUẤN ANH , TRẦN THANH PHƯƠNG , CAO ANH TIẾN , LÊ VĂN CƯỜNG ,  
1
1
5
6
PHẠM DUY HOÀNG , NGUYỄN HỮU PHÚC , CHÂU ĐỨC TOÀN , TRẦN SƠN VŨ ,  
1
7
7
ĐỖ NGUYỄN TUẤN KHANH , HỒ THIÊN TÂN , NGUYỄN ĐĂNG KHOA ,  
7
7
7
NGUYỄN HOÀNG THIÊN BẢO , TRẦN THANH TÙNG , NGUYỄN ĐỨC HƯƠNG  
TÓM TẮT  
Muc tiêu: Đánh giá kết quả điều trị ban đầu ung thư thanh môn giai đoạn sớm qua phẫu thuật nội soi  
vi phẫu thanh quản bằng laser CO2.  
Phương pháp: Mô tả loạt ca ung thư thanh môn T1 được điều trị qua phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh  
quản bằng laser CCO2 từ 01/2017 đến 12/2019 tại Khoa Ngoại 3 bệnh Viện Ung Bướu TP. HCM.  
Kết quả: Trong thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2019, chúng tôi đã thực hiện 43 ca phẫu  
thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 bằng laser CO2. Tỷ lệ nam/nữ: 13/1. Tuổi trung bình:  
61.3 (29t - 83t). Tất cả các trường hợp bướu thanh môn giai đoạn T1a.100% TH cắt dây thanh type II. Kết  
quả giải phẫu bệnh sau mổ: 100% TH Carcinôm tế bào gai. Ngày xuất viện trung bình: 1,5 ngày (1 - 2  
ngày). Thời gian theo dõi trung bình là 14.5 tháng (2 - 33 tháng), có 4 trường hợp tái phát chiếm tỉ lệ  
0.09%, 1 TH tái phát được phẫu thuật bảo tồn thanh quản theo chiều ngang, 1 TH tái phát được xạ trị,  
1 TH tái phát đươc phẫu thuật cắt toàn bộ thanh quản, 1 TH tái phát bỏ điều trị.  
Kết luận: Phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 kiểm soát tốt tại chỗ, thời gian nằm  
viện ngắn, phục hồi nhanh.  
Từ khóa: Ung thư thanh môn giai đoạn sớm, laser CO2, Carcinôm tế bào gai.  
soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 còn cho thấy  
nhiều ưu điểm so với các phương pháp điều trị khác  
như thời gian mổ ngắn, phục hồi nhanh, thời gian  
nằm viện ngắn…  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Cùng với xạ trị và phẫu thuật mở bảo tồn thanh  
quản thì phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng  
laser CO2 là một trong những lựa chọn điều trị trong  
ung thư thanh quản giai đoạn sớm. Hiện nay,  
phương pháp điều trị này trở nên phổ biến được áp  
dụng nhiều nơi trên thế giới.  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng  
Với mục tiêu đạt được kết quả về mặt ung thư  
và bảo tồn chức năng thanh quản, cắt phẫu thuật nội  
Địa chỉ liên hệ: Trương Công Tuấn Anh  
Email: drtuananh78@yahoo.com  
Ngày nhận bài: 09/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
1 BSCKI. Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
2 TS.BSCKII. Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
3 BSCKII Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
4 TS.BSCKII. Phó Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
5 BSCKII. Phó Trưởng Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
6 TS.BS. Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
Phó Trưởng Bộ môn Ung thư ĐHYD TP. HCM  
7 BS. Khoa Ngoại đầu cổ, tai mũi họng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
61  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
43 bệnh nhân ung thư thanh môn giai đoạn  
sớm T1a, giải phẫu bệnh là carcinôm tế bào gai,  
được điều trị phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản  
bằng laser CO2 từ tháng 01/2017 đến 12/2019 tại  
khoa Ngoại 3 BV Ung Bướu TP. HCM.  
Giai đoạn T1a theo hệ thống TNM, qua đánh  
giá bằng soi tai mũi họng trực tiếp, chụp cắt lớp vi  
tính có cản quang.  
Tình trạng nội khoa cho phép phẫu thuật.  
Bệnh nhân đồng ý phẫu thuật.  
Phương pháp nghiên cứu  
Mô tả loạt ca.  
Đánh giá bước đầu kết quả chức năng thanh  
quản về giọng nói, thở và nuốt sau mổ. Giọng nói  
được đánh giá qua chỉ số khuyết tật giọng nói VHI  
sau 3 tháng điều trị.  
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân  
Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thanh môn  
qua bấm sinh thiết.  
Giải phẫu bệnh là carcinôm tế bào gai.  
Bảng 1. Chỉ số khuyết tật giọng nói VHI  
STT  
1.  
Nội dung  
0
1
2
3
4
Giọng nói của tôi làm người ta khó nghe  
2.  
Khi trong phòng có nhiều tiếng ồn người khác rất khó nghe tôi nói  
Gia đình cũng khó khăn lắm mới nghe được tiếng của tôi khi tôi gọi họ trong nhà  
Tôi ít sử dụng điện thoại hơn tôi mong muốn  
3.  
4.  
5.  
Tôi ngại tiếp xúc nhiều người vì giọng nói của mình  
6.  
Chính vì giọng nói của tôi có vấn đề tôi ít khi nói chuyện với bạn bè, hàng xóm hoặc họ hàng  
Người ta thường hay yêu cầu tôi lặp lại khi tôi nói chuyện trực tiếp với họ  
Việc phát âm khó khăn của tôi gây hạn chế trong cuộc sống cá nhân và giao tiếp xã hội  
Tôi có cảm giác bị gạc ra khỏi các cuộc nói chuyện vì giọng nói của mình có vấn đề  
Vấn đề giọng nói của tôi làm cho tôi giảm thu nhập  
7.  
8.  
9.  
10.  
Không có bệnh nhân nào nuốt khó hay nuốt sặc và  
khó thở sau mổ.  
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  
43 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật nội soi vi  
phẫu thanh quản bằng laser CO2 từ 01/2017 đến  
12/2019 tại khoa Ngoại 3 bệnh Viện Ung Bướu  
TP. HCM. Tất cả bệnh nhân đều ở giai đoạn T1a, có  
giải phẫu bệnh là carcinôm tế bào gai, triệu chứng  
lâm sàng ban đầu là khàn tiếng. Tỉ lệ nam/ nữ: 13/1.  
Tuổi trung bình là 61.3 (29t - 83t).Tất cả bệnh nhân  
được cắt dây thanh type II theo phân độ của Hội  
Thanh quản Châu Âu 2007. Thời gian phẫu thuật  
trung bình 30 phút (25 - 45 phút).  
Bảng 2. Đặc điểm bệnh nhân phẫu thuật nội soi  
vi phẫu thanh quản bằng laser CO2  
Bệnh nhân  
Tỉ lệ  
Giới tính  
Nam  
40 (93%)  
3 (7%)  
Nữ  
Tuổi  
Trung bình  
61.3  
Kết quả điều trị ung thư  
Triệu chứng  
Có 1TH diện cắt sau mổ là dương tính và có  
4TH trường hợp tái phát sau mổ với thời gian theo  
dõi trung bình 14.5 tháng (2 - 33 tháng).  
Khàn tiếng  
43 (100%)  
40 (93%)  
Tiền căn hút thuốc  
Kết quả về chức năng thanh quản  
Bướu thanh môn  
T1aN0M0  
43 (100%)  
1 (2.4%)  
Giọng nói được đánh giá 3 tháng sao mổ, dựa  
vào chỉ số khuyết tật giọng nói VHI, 43/43 bệnh nhân  
được đánh giá mức độ nhẹ và có cải thiện giọng nói.  
Mép trước (+)  
Mép trước(+)  
42 (97.6%)  
62  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Bảng 3. So sánh thời gian nằm viện  
Phương pháp phẫu thuật  
Cắt thanh quản nội soi CO2  
Cắt dây thanh type II  
Diện cắt(-)  
43 (100%)  
43 (100%)  
42 (97.6%)  
1 (2.4%)  
NC  
chúng tôi  
Shama  
(2016)  
Carlos  
(2016)  
Các tác  
giả khác  
Thời gian nẳm  
viện  
1.5  
3.3  
2.1  
2.2  
Diện cắt (+)  
Bảng 4. So sánh phẫu thuật laser CO2 và phẫu thuật mở bảo tồn  
Phẫu thuật bảo tồn theo  
Phẫu thuật laser CO2  
chiều dọc của chúng tôi  
(2017)  
Khai khí đạo  
0
1/10 (10%)  
10/10 (100%)  
6
Ống nuôi ăn  
0
1
Ngày tập ăn  
Liên quan mép trước  
Giọng nói  
1/43 (2.4%)  
Cải thiện  
1.5  
6/10 (60%)  
Khàn tiếng  
11.6  
Ngày xuất viện trung bình  
A
B
C
Hình 1. Bệnh nhân nam 56t với ung thư dây thanh P  
A sang thương 1/2 trước dây thanh (P);  
B sau mổ 1 tháng, viêm giả mạc dây thanh (P);  
C sau mổ 3 tháng, viêm dầy dây thanh (P)  
thư. Những kỹ thuật này đã được áp dụng bởi các  
tác giả khác[4,5], và mang lại hiệu quả về mặt ung  
thư, điều trị các giai đoạn và vị trí khác nhau của ung  
thư thanh quản.  
BÀN LUẬN  
Năm 1972, Strong và Jako[1] kết hợp laser CO2  
với một kính hiển vi phẫu thuật thông qua soi treo  
thanh quản để điều trị bệnh lý lành tính thanh quản.  
Năm 1975, Strong sử dụng laser CO2 để điều trị  
thành công 11 bệnh nhân với bệnh ung thư thanh  
quản T1. Năm 1978, Vaughan[2] báo cáo việc sử  
dụng laser CO2 để cắt u thượng thanh môn.  
Steiner[3] đã phát triển các ống nội soi mới, dụng cụ  
để nắm giữ mô thanh quản và cầm máu thông qua  
nội soi, và quan trọng đã chứng minh rằng các khối  
u có thể được cắt với diện cắt an toàn về mặt ung  
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chức năng  
giọng nói sau mổ 3 tháng được đánh giá theo chỉ số  
khuyết tật giọng nói VHI, 43/43 bệnh nhân được  
đánh giá mức độ nhẹ và có cải thiện giọng nói VHI  
(4 - 7 điểm). Không có bệnh nhân nào nuốt khó hay  
nuốt sặc và khó thở sau mổ ngày thứ nhất. Kết quả  
này tương tự với các với kết quả phục hồi chức  
năng thanh quản của các tác giả khác. Giọng nói  
63  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
sau mổ của phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản  
bằng laser CO2 tốt hơn, có kết quả tương đương với  
hưởng đến sống còn toàn bộ hay sống còn không  
bệnh trong TH ung thư thanh môn giai đoạn Ia được  
phẫu thuật nội soi[19]. Do đó không cần chỉ định xạ trị  
hay phẫu thuật trong TH này. Một số tác giả khác đề  
xạ trị[6,7,8]  
.
Phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng  
laser CO2 có nhiều lợi ích khác so với phẫu thuật  
mở bảo tồn thanh quản như: Thời gian phục hồi  
chức năng thanh quản nhanh, thời gian nằm viện  
ngắn, giảm chi phí điều trị, bệnh nhân được tránh  
khai khí đạo cũng như đặt ống nuôi ăn, các biến  
chứng do phẫu thuật như dò khí, dịch hầu da, phù  
nề… làm kéo dài thời gian chăm sóc[9]. Trong nghiên  
cứu của chúng tôi, thời gian xuất viện trung bình là  
1.5 ngày, tương tự kết quả của Shama (2016) 3.3  
ngày, Carlos (2016) 2.1 ngày và ít hơn so với phẫu  
thuật mở bảo tồn là 11.6 ngày. Phẫu thuật này  
không có sẹo mổ ngoài da, không ảnh hưởng đến  
cấu trúc thanh quản như: màng nhẫn giáp, sụn giáp,  
sụn nắp … Ngoài ra, phẫu thuật nội soi vi phẫu  
thanh quản bằng laser CO2 không chống chỉ định  
đối với người già, thích hợp đối với bệnh nhân nhỏ  
hơn 40 tuổi so với xạ trị do nguyên nhân có thể ung  
thư thứ hai của xạ trị gây ra.  
nghị soi treo sinh thiết 10 tuần sau phẫu thuật[20]  
.
Một số tác giả cho thấy diện cắt (+) là yếu tố nguy cơ  
tái phát tại chỗ. Ansarin và cộng sự nghiên cứu thấy  
khi diện cắt (+) thì tái phát tại chỗ cao và giảm tỉ lệ  
sống còn không bệnh. Trong TH bệnh nhân trên sau  
khi được giải thích đã chọn lựa theo dõi sau mổ,  
hiện tại sau 21 tháng vẫn chưa thấy tái phát tại chỗ  
qua nội soi và CTscan. 4 TH tái phát, 1 TH xạ trị,  
1 TH cắt thanh quản bảo tồn theo chiều ngang, 1 TH  
cắt toàn bộ thanh quản do sang thương tái phát lan  
3 tầng thanh quản, 1 TH bỏ điều trị. So với các  
phương điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm,  
thì phương pháp điều trị laser ban đầu cho thấy  
bệnh nhân có khả năng điều trị bảo tồn thanh quản  
bằng xạ trị hay phẫu thuật trong các TH tái phát cao  
hơn các phương pháp điều trị khác.  
KẾT LUẬN  
Phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng  
laser CO2 là một trong nhưng phương pháp điều trị  
thanh môn giai đoạn sớm, phương pháp này giúp  
kiểm soát tốt tại chỗ, có thời gian nằm viện ngắn,  
phục hồi nhanh.  
Mặc dù chỉ định laser CO2 trong ung thư thanh  
môn còn tranh cãi và một số nghiên cứu laser CO2  
trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn III, IVa có  
kết thuận lợi, các tác giả đề nghị laser CO2 nên áp  
dụng điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm  
T1,T2[10,11,12]. Trong đó, phẫu thuật nội soi vi phẫu  
thanh quản bằng laser CO2 là lựa chọn điều trị đầu  
tiên ung thư thanh môn T1a.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Strong MS, Jako GJ (1972) Laser surgery in the  
larynx.Early clinical experience with continuous  
CO2 laser. Ann Rhinol Laryngol 81(6): 791 - 798.  
Có một số tranh cãi về điều trị bằng laser CO2  
các khối u liên quan đến mép trước. Khi sang  
thương lan đến mép trước thì 20% trường hợp có  
xâm lấn sụn giáp, do đó có nguy cơ tái  
phát[13,14,15,16,17]. Hầu hết các tác giả cho rằng chống  
chỉ định trong trường hợp này, trong khi vài tác giả  
khác ủng hộ cho rằng nếu bộc lộ phẫu trường rõ  
ràng, phẫu thuật viên có kinh nghiệm, đảm bảo diện  
2. Vaughan CW, Strong MS, Jako GJ (1978)  
Laryngeal carcinoma: transoral treatment  
utilizing the CO2 laser. Am J Surg 136(4):  
490 - 493.  
3. Steiner W (1988) Experience in endoscopic laser  
surgery of malignant tumours of the upper aero-  
digestive tract. Adv Otorhinlaryngol 39: 135-144.  
cắt (-) thì laser là phương pháp điều trị chọn lựa[18]  
.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 1/43 trường hợp  
mép trước (+) được bộc lộ phẫu trường rõ ràng,  
thực hiện thao tác thuận lợi và đạt được diện cắt (-),  
ngược lại các trường hợp khó khăn bộc lộ phẫu  
trường, không đảm bảo diện cắt, chúng tôi thực hiện  
phẫu thuật mở bảo tồn.  
4. Grant DG, Salassa JR, Hinni ML, Pearson BW,  
Hayden RE, Perry WC (2008) Trasoral laser  
microsurgery for recurrent laryngeal and  
pharyngeal cancer.Otolaryngol Head Neck Surg  
138(5): 606 - 613.  
5. Hinni ML, Pearson BW, Hayden RE, Martin A,  
Christiansen H, Haughey BH, Nussenbaum B,  
Steiner W (2007) Transoral laser microsurgery  
for advanced laryngeal cancer. Arch Otolaryngol  
Head Neck Surg 133 (12):1198 - 1204.  
Về mặt ung thư, bước đầu theo dõi thời gian  
trung 14.5 tháng, có 1TH rìa diện cắt dương tính.  
Theo y văn, hiện tại vẫn chưa có sự đồng thuận về  
chọn lựa điều trị như: Theo dõi, phẫu thuật hay xạ trị  
sau mổ đối với TH diện cắt sát bướu hay diện cắt  
(+). Một số tác giả đề nghị sinh thiết lại, tuy nhiên  
khó đánh giá trong trường hợp sinh thiết (-). Một vài  
nghiên cứu cho thấy rằng diện cắt dương tính vi thể  
sau khi đã cắt rộng mô lành không là yếu tố ảnh  
6. Guangyuan Du, Voice outcomes after laser  
surgery vs. radiotherapy of early glottis  
carcinoma: a meta-analysis. Int J Clini Exp Med  
2015; 8 (10):17206 - 17213.  
64  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
7. Kandogan T, Sanal. Quality of life, functional  
outcome, and voice handicap index in partial  
laryngectomy patients for early glottis cancer.  
BMC Ear Nose Throat Disord. 2005; 12; 5(1): 3.  
14. Prades JM, Gavid M, Dumollard JM,  
Timoshenko AT, Karkas A,Peoc’h M. Anterior  
laryngeal commissure: Histopathologic datafrom  
supracricoid partial laryngectomy. Eur Ann  
Otorhinolaryngol Head Neck Dis 2016; 133: 27 -  
30.  
8. Zhang H, Travis LB, Chen R, et al: Impact of  
radiotherapy on laryngeal cancer survival: A  
population - based study of 13.808 US patients.  
2012; 118: 1276 - 1287.  
15. Lee HS, Chun BG, Kim SW, et al. Transoral  
laser microsurgery forearly glottic cancer as one-  
stage single-modality therapy. Laryngoscope  
2013; 123(11): 2670 - 2674.  
9. Namit Kant Singh, Comparision of transoral laser  
and open partial laryngectomy for T1 T2 glottic  
cancer: A review of literature. 2012; IJBAR  
03(11).  
16. Lucioni M, Marioni G, Bertolin A, Giacomelli L,  
Rizzotto G. Glotticlaser surgery: outcomes  
according to 2007 ELS classification. Eur Arch  
Otorhinolaryngol 2011; 268(12): 1771 - 1778.  
10. Arlene A.Rorastiere, et al: Use of Larynx-  
Preservation Strategies in the treatment of  
laryngeal cancer: American Society of clinical  
oncology Clinical Practice Guideline Update,  
2018; Journal of clinical oncology, Volume  
36: 11.  
17. Mortuaire G, Francois J, Wiel E, Chevalier D.  
Local recurrence afterCO2 laser cordectomy for  
early glottic carcinoma. Laryngoscope2006;  
116(1):101 - 105.  
11. Somiah Siddiq, Vinidh Paleri: Trasoral Surgery in  
Early-stage Laryngeal Cancer. Journal of Head  
&Neck Physicians and Surgeons; 2017; volume  
5:1.  
18. Motta G, Esposito E, Cassiano B, Motta S. T1-  
T2-T3 glottic tumors: fifteen years' experience  
with CO2 laser. Acta Otolaryngol Suppl. 1997;  
(Suppl 527):155 - 159.  
12. Soon hyun Ahn, et al: Guidelines for the Surgical  
Management of Laryngeal Cancer: Korean  
Society of Thyroid-Head and Neck Surgery;  
2017.  
19. Michel J, Fakhry N, Duflo S, Lagier A, Mancini J,  
Dessi P, et al.Prognostic value of the status of  
resection margins after endoscopic laser  
cordectomy for T1a glottic carcinoma.Eur Ann  
Otorhinolaryngol Head Neck Dis. 2011;128: 297  
- 300.  
13. Ahmed WA, Suzuki K, Horibe Y, Kato I, Fujisawa  
T, Nishimura Y.Pathologic evaluation of primary  
laryngeal anterior commissurecarcinoma both in  
patients who have undergone open surgery  
asinitial treatment and in those who have  
undergone salvage surgeryafter irradiation  
failure. Ear Nose Throat J 2011; 90:223 - 30.  
20. Jackel MC, Ambrosch P, Martin A, Steiner W.  
Impact of reresection for inadequate margins on  
the prognosis of upper aerodigestive tract cancer  
treated by laser microsurgery. Laryngoscope.  
2007; 117: 350 - 6.  
65  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ABTRACT  
Objective: To evaluate the effectiveness of transoral laser microsurgery in the treatment of early laryngeal  
cancers.  
Material and method: A case series report of T1 glottic squamous cell carcinoma patients undergoing  
endoscopic CO2 laser surgery in the Department of Head and Neck Surgery, Ho Chi Minh City Oncology  
Hospital between 01/2017 and 12/2019.  
Results: Out of 43 patients who underwent endoscopic CO2 laser surgery, 40 cases of male, 3 case of  
female. Aging between 29 and 83 with a mean age of 61.3. Pathological type: squamous cell carcinoma. 100%  
cordectomies type II. Discharge from hospital: 1.5 days (ranged from 1 to 2 days). The median follow-up was  
14.5 months, recurrence of disease occurred in 4 patients (0.09%).  
Conclusion: Transoral CO2 laser microsurgery is one of the excellent therapeutic options for treatment of  
T1 glottic cancer.It conserves reasonable laryngeal function with short hospitalization.  
Keywords: Early glottic cancer, laser CO2, Squamous cell carcinoma.  
66  
pdf 6 trang yennguyen 15/04/2022 4620
Bạn đang xem tài liệu "Phẫu thuật nội soi vi phẫu thanh quản bằng laser CO2 trong điều trị ung thư thanh môn giai đoạn sớm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphau_thuat_noi_soi_vi_phau_thanh_quan_bang_laser_co2_trong_d.pdf