Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới mức độ căng thẳng và rối loạn stress sau sang chấn của cộng đồng do đại dịch Covid-19 tại một xã sau cách ly

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng  
tới mức độ căng thẳng và rối loạn stress  
sau sang chấn của cộng đồng do đại dịch Covid-19  
tại một xã sau cách ly  
Cao Tiến Đức2, Đỗ Quyết1, Hoàng Văn Lương1, Cao Văn Hiệp2, Bùi Quang Huy2, Lê Văn Quân2  
Đinh Việt Hùng2, Nguyễn Văn Linh2, Đỗ Xuân Tĩnh2, Nguyễn Tất Định2, Huỳnh Ngọc Lăng2  
1Học viện Quân y  
2Bệnh viện Quân y 103  
TÓM TẮT  
Mục tiêu: Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng tới  
mức độ căng thẳng và rối loạn stress sau sang chấn  
của người dân do dịch Covid-19 tại một xã sau khi  
hết cách ly.  
lệ rối loạn stress sau sang chấn cao hơn ở những  
người có bệnh mạn tính kết hợp và khác nhau  
không có ý nghĩa thống kê theo học vấn, tình  
trạng hôn nhân, chỉ số khối cơ thể (BMI), thói  
quen uống rượu, hút thuốc.  
Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Một  
nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 500 người  
dân của xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh  
Phúc bằng phiếu điều tra do Khoa Tâm thần - Bệnh  
viện Quân y 103 xây dựng.  
Kết quả: Nữ giới có mức độ căng thẳng và  
rối loạn stress sau sang chấn cao hơn nam giới.  
Có mối tương quan nghịch biến yếu giữa tuổi với  
mức độ căng thẳng (r≈-0,128; p<0,01) và giữa  
thu nhập với rối loạn stress sau sang chấn (r≈-0,202;  
p<0,001). Giảm thu nhập càng nhiều thì mức độ  
căng thẳng càng cao và hậu quả rối loạn stress sau  
sang chấn càng nặng nề. Tỷ lệ rối loạn stress sau  
sang chấn khác nhau theo nghề nghiệp, thấp nhất  
ở nhóm làm việc biên chế trong Nhà nước, cao  
nhất ở nhóm công nhân. Mức độ căng thẳng và tỷ  
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu đưa ra bằng  
chứng về một số yếu tố ảnh hưởng đến mức độ  
căng thẳng và rối loạn stress sau sang chấn do dịch  
Covid-19 tại một xã sau khi hết cách ly, có vai trò  
quan trọng trong đề xuất các biện pháp can thiệp  
tâm lý nhằm chống lại dịch Covid-19 hiệu quả.  
Từ khóa: Mức độ căng thẳng, rối loạn stress sau  
sang chấn, Covid-19, sau cách ly  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự hoảng loạn về  
sức khỏe tâm thần cho công chúng. áng 1 năm  
2020, nhiều công nhân từ Vũ Hán trở về xã Sơn Lôi,  
huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc dương tính với  
Covid-19 và lây nhiễm cho người khác, xã Sơn Lôi  
trở thành một ''ổ dịch'', ngày 13/02/2020 chính  
Ngày nhận bài: 09/09/2020  
Ngày phản biện: 13/10/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 30/10/2020  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
106  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
quyền phong tỏa, cách ly xã Sơn Lôi để phòng  
chống dịch.  
Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành vào  
ngày 28 tháng 03 năm 2020 - ngày thứ 14 sau khi dỡ  
Cách ly phòng dịch đã tạo ra hiệu ứng căng bỏ lệnh cách ly xã Sơn Lôi.  
thẳng stress mạnh mẽ, trên thế giới đã báo cáo Phương pháp đánh giá rối loạn tress và các yếu tố  
nhiều nghiên cứu về rối loạn tâm lý do cách ly ảnh hưởng  
phòng dịch gây ra [1]. Các chiến lược đối phó cụ  
Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý  
thể theo tình huống có thể giảm thiểu tác động của người dân tại xã Sơn Lôi do đại dịch Covid-19  
của các phản ứng tâm lý xã hội này, góp phần ngăn bằng phiếu điều tra được xây dựng bởi khoa Tâm  
ngừa và cải thiện sự gián đoạn trong việc cung cấp thần - Bệnh viện Quân y 103, trong đó:  
dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng trong  
những đợt bùng phát dịch bệnh [2].  
• Đánh giá mức độ căng thẳng bằng thang đo  
PSS-10 (Perceived Stress Scale).  
Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về đặc  
• Đánh giá rối loạn stress sau sang chấn bằng  
điểm tâm lý về các rối loạn liên quan stress của cộng thang điểm IES-R (e Impact of Event Scale-  
đồng người dân tại khu vực cách ly phạm vi một xã Revised).  
do dịch Covid-19 gây ra. Do đó, chúng tôi tiến hành Phân tích số liệu  
nghiên cứu với mục tiêu: xác định một số yếu tố ảnh  
- Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS-  
hưởng tới mức độ căng thẳng stress và rối loạn stress 20, kiểm định phân phối chuẩn (Kolmogorov-  
sau sang chấn của cộng đồng do đại dịch Covid-19 Smirnov Test và Shapiro-Wilk Test) điểm PSS-10  
tại một xã sau cách ly.  
và IES-R theo các biến độc lập - là đặc điểm của đối  
tượng nghiên cứu, sau đó tiến hành kiểm định tính  
độc lập giữa các nhóm bằng phân tích phương sai  
một nhân tố (Kruskal-Wallis Test). Các giả thuyết  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng nghiên cứu  
- 500 người dân xã Sơn Lôi đủ 18 tuổi trở lên thống kê xác định với cấp độ p<0,05.  
đồng ý tham gia nghiên cứu.  
Phương pháp nghiên cứu  
iết kế nghiên cứu  
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
Kết quả theo giới tính  
Bảng 1. PSS-10 và IES-R theo giới tính  
PSS-10  
IES-R  
Giới tính (n; %)  
p1  
Mean SD  
17,67 5,03  
18,39 4,13  
Mean SD  
25,76 13,37  
29,35 14,14  
p1  
Nam (236; 47,2)  
Nữ (264; 52,8)  
p<0,05  
p<0,01  
p1: Kruskal-Wallis Test  
Trong 500 đối tượng khảo sát, có 264 là nữ giới chiếm 52,8%. Kết quả khảo sát cho thấy ở nữ giới có giá  
trị trung bình cao hơn nam giới cả PSS-10 (p<0,05) và IES-R (p<0,01 ). Mức độ căng thẳng và rối loạn  
stress sau sang chấn ở nữ giới cao hơn nam giới.  
Kết quả theo tuổi  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
0
107  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
Bảng 2. PSS-10 và IES-R theo tuổi  
PSS-10  
IES-R  
Nhóm tuổi (n; %)  
p1  
Mean SD  
19,10 5,49  
17,84 4,43  
17,52 3,89  
Mean SD  
29,05 13,94  
25,70 13,58  
28,74 14,00  
p1  
18-30 (128; 25,6)  
31-45 (192; 38,4)  
46-60 (180; 36,0)  
p<0,05  
p<0.05  
p1: Kruskal-Wallis Test  
Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi từ 18-60 tuổi, tuổi trung bình là 39,40 12,55.  
Điểm đánh giá căng thẳng (PSS-10) trung bình giảm dần từ nhóm tuổi trẻ đến nhóm người cao tuổi với  
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05, phân tích tương quan thấy có mối tương quan nghịch biến yếu giữa  
tuổi với mức độ căng thẳng (r≈-0,128; p<0,01). Người dân trẻ hơn sẽ có căng thẳng stress hơn.  
Điểm trung bình IES-R có sự khác biệt theo nhóm tuổi, cao nhất ở những người trẻ 18-30 tuổi  
(29,05 13,94), thấp hơn ở nhóm 46-60 tuổi (28,74 14,00) và thấp nhất ở người trung niên 31-45 tuổi  
(25,70 13,58) với p<0,05. Có sự khác biệt về rối loạn stress sau sang chấn do đại dịch Covid-19 theo tuổi.  
Kết quả theo thu nhập  
Bảng 3. PSS-10 và IES-R theo thu nhập  
PSS-10  
IES-R  
u nhập (n; %)  
p1  
Mean SD  
18,19 4,21  
18,27 4,66  
10,36 6,07  
Mean SD  
30,06 13,44  
24,88 14,04  
18,64 8,64  
p1  
<5 (281; 56,2)  
5-10 (208; 41,6)  
>10 (11; 2,2)  
p<0,001  
p<0,001  
p1: Kruskal-Wallis Test  
Người có thu nhập >10 triệu/tháng có điểm trung bình PSS-10 thấp nhất (10,36 6,07), tiếp theo là đối  
tượng có thu nhập dưới 5 triệu (18,19 4,21) và điểm PSS-10 cao nhất ở nhóm đối tượng có thu nhập từ  
5-10 triệu (18,27 4,66) với p<0,001, như vậy mức độ căng thẳng có sự khác nhau theo thu nhập.  
Có mối tương quan nghịch biến yếu giữa thu nhập với điểm IES-R (r≈-0,202; p<0,001). Đối tượng  
nghiên cứu thu nhập càng thấp có tỷ lệ mắc và hậu quả rối loạn stress sau sang chấn càng nặng nề.  
Kết quả theo sự thay đổi thu nhập  
Bảng 4. PSS-10 và IES-R theo thay đổi thu nhập  
PSS-10  
Mean SD  
IES-R  
Mean SD  
ay đổi thu nhập (n; %)  
p1  
p1  
16,95 5,79 Không thay đổi (40; 8,0)  
26,08 14,44  
26,84 13,06  
28,09 14,75  
p<0,05  
18,08 4,62 Giảm, nhưng cao hơn 1/2 so với trước (201; 40,2)  
18,19 4,33 Dưới 1/2 so với trước (259; 51,8)  
p<0,05  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
108  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
p1: Kruskal-Wallis Test  
Điểm trung bình PSS-10 và IES-R tăng dần từ nhóm giữ thu nhập không thay đổi đến nhóm giảm nhưng  
còn cao hơn 1/2 và điểm cao nhất ở nhóm thu nhập giảm chỉ còn dưới 1/2 so với trước, như vậy thu nhập  
giảm càng nhiều thì mức độ căng thẳng càng cao và hậu quả rối loạn stress sau sang chấn càng nghiêm trọng.  
Kết quả theo bệnh mạn tính kết hợp  
Bảng 5. PSS-10 và IES-R theo bệnh mạn tính kết hợp  
PSS-10  
Mean SD  
IES-R  
Mean SD  
Bệnh mạn tính (n; %)  
p1  
p1  
18,46 4,35  
17,90 4,66  
Có bệnh mạn tính (134; 26,8)  
Không (366; 73,2)  
29,10 11,50  
27,12 14,64  
p<0,05  
p<0,05  
p1: Kruskal-Wallis Test  
Điểm trung bình của PSS-10 và IES-R cao hơn ở nhóm đối tượng có tiền sử bệnh mạn tính kết hợp với  
sự khác biệt p<0,05. Như vậy, mức độ căng thẳng và rối loạn tress sau sang chấn cao hơn ở những người có  
bệnh mạn tính kết hợp.  
Kết quả theo nghề nghiệp  
Bảng 6. PSS-10 và IES-R theo nghề nghiệp  
PSS-10  
Mean SD  
IES-R  
Mean SD  
Nghề nghiệp (n; %)  
p1  
p1  
17,48 3,78  
18,54 4,07  
18,65 4,47  
18,69 4,97  
17,31 5,85  
Nông/lâm nghiệp (177; 35,4)  
Nhà nước (35; 7,0)  
27,10 13,43  
22,03 9,79  
30,13 16,07  
28,81 14,41  
26,39 11,63  
p≈0,20  
Công nhân (101; 20,2)  
p<0,05  
Buôn bán, lao động tự do (116; 23,2)  
Khác (71; 14,2)  
p1: Kruskal-Wallis Test  
Kết quả cho thấy mức độ căng thẳng khác nhau không có ý nghĩa thống kê theo nghề nghiệp (p≈0,20),  
nhưng rối loạn stress sau sang chấn thì có sự khác biệt theo nghề, trong đó nhóm công nhân có điểm IES-R  
cao nhất (30,13 16,07) và thấp nhất ở nhóm làm việc trong nhà nước (22,03 9,79) bao gồm bộ đội, công  
an, công chức, viên chức, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.  
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng stress và rối loạn stress sau sang chấn khác nhau  
không có ý nghĩa thống kê theo học vấn, tình trạng hôn nhân, chỉ số khối cơ thể (BMI) và thói quen  
hút thuốc, uống rượu (p>0,05)  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
0
109  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
Bảng 7. PSS-10 và IES-R theo một số nhân tố  
tỷ lệ trải qua rối loạn stress sau sang chấn cao hơn  
nam giới nói chung [3]. Người nữ thường thuộc  
loại tâm lý yếu, chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc  
vì vậy mức độ lo âu và các rối loạn tâm căn như  
căng thẳng và rối loạn stress sau sang chấn thường  
cao hơn so với người nam. Các nghiên cứu trước  
đây đã cung cấp bằng chứng cho nhận định này,  
McLean và cộng sự (2011) nghiên cứu trên các  
dữ liệu về bệnh tật của Mỹ đã cho thấy nữ giới có  
mức độ căng thẳng tâm lý cao hơn, tỷ lệ mắc các  
chứng lo âu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với  
nam giới [4]. Kết quả này của chúng tôi phù hợp  
với nghiên cứu của Wang C. (2020), giới tính nữ  
có mức độ căng thẳng tress, lo lắng và trầm cảm  
cao hơn liên quan đến dịch Covid -19 [5].  
PSS-10  
p1  
IES-R  
Học vấn  
Cấp 1  
p1  
Cấp 2  
p≈0,70  
p≈0,06  
Cấp 3  
Sơ cấp trở lên  
Hôn nhân  
Độc thân  
p1  
p1  
p≈0,27  
p1  
Có vợ/chồng  
Ly hôn/ly thân/góa  
BMI  
p≈0,20  
p1  
< 18  
Tuổi: Nghiên cứu cho thấy người dân trẻ hơn  
sẽ có căng thẳng hơn, đối với thanh thiếu niên  
do có khả năng cập nhật thông tin tình hình dịch  
bệnh kịp thời và nhanh hơn những người trung  
niên và cao tuổi nhờ thành thạo kỹ năng sử dụng  
smartphone, cập nhật tin tức qua internet, do đó  
những người trẻ tuổi có xu hướng đáp ứng với  
căng thẳng tâm lý stress giai đoạn sớm cao hơn,  
nhưng hậu quả rối loạn stress sau sang chấn thì  
cần thời gian đủ dài, cũng như kinh nghiệm từng  
trải cuộc sống và sức khỏe thể chất, tinh thần ở  
người trung niên thường là tốt hơn cả, nên tỷ lệ rối  
loạn stress sau sang chấn ở người trung niên (31-  
45 tuổi) là thấp nhất. Một nghiên cứu của chủ  
ngựa bị cách ly vì cúm ngựa xác định mức độ căng  
p≈0,56  
18 - 22  
p≈0,66  
> 22  
p1  
p≈0,31  
p1  
Hút thuốc  
Có  
p1  
p≈0,09  
p1  
Không  
Uống rượu  
Hàng ngày, liên tục  
Ti thiểu 1-2 lần/tuần  
ỉnh thoảng  
Không uống  
p≈0,83  
p≈0,06  
p1: Kruskal-Wallis Test  
BÀN LUẬN  
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tâm lý người thẳng và tác động tâm lý tiêu cực cao hơn ở những  
dân tại xã Sơn Lôi sau cách ly, chúng tôi phân tích người trẻ tuổi đặc biệt từ 18-24 tuổi [6]. Kết quả  
một số yếu tố liên quan tới mức độ căng thẳng và nghiên cứu có sự phù hợp với nghiên cứu về dịch  
rối loạn stress sau sang chấn bao gồm giới tính, SARS của Reynolds DL (2008) [7].  
độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp và bệnh mạn tính  
kết hợp.  
u nhập: u nhập cá nhân có lẽ là yếu tố  
quan trọng nhất quyết định chất lượng cuộc sống  
Giới tính: Có sự tương đồng của kết quả vật chất cũng như tinh thần của người dân. Kết quả  
chúng tôi với phần lớn các nghiên cứu khác khi nghiên cứu của chúng tôi có sự phù hợp với hầu  
nhận định rằng nữ giới có mức độ căng thẳng và hết những nghiên cứu khi nhận định rằng những  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
110  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
người có thu nhập thấp hơn có nhiều khả năng bị qua các biện pháp tuyên truyền từ các cơ quan,  
ảnh hưởng bởi những hiệu ứng tâm lý tiêu cực như đoàn thể của chính quyền nhà nước. Do hiểu  
trầm cảm, lo âu, căng thẳng stress cao hơn [8] và được đúng hơn về dịch Covid-19, những chính  
lâu dài hơn có ý nghĩa so với những người có thu sách phòng chống dịch có hiệu quả của chính phủ  
nhập cao. Tương tự, nhiều nghiên cứu trước đây cũng như thu nhập ít bị ảnh hưởng đã làm cho  
cho thấy thu nhập cao hơn có liên quan tích cực nhóm đối tượng làm việc trong Nhà nước giảm lo  
với hiểu biết y tế sức khỏe và chất lượng cuộc sống âu, căng thẳng tâm lý và rối loạn stress hơn.  
cao hơn trong dân số nói chung và do đó khả năng  
Bệnh mạn tính kết hợp: Những đối tượng có  
bị tác động tâm lý tiêu cực cũng thấp hơn [9]. Kết bệnh mạn tính kết hợp thường là người cao tuổi  
quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những đối [13], mà tâm lý tự nhiên của người cao tuổi là  
tượng bị giảm thu nhập càng nhiều thì có mức sợ ốm đau, bệnh tật, sợ chết, dễ gặp căng thẳng  
độ căng thẳng stress càng cao và hậu quả rối loạn stress, rối loạn lo âu, stress sau sang chấn, trầm  
stress sau sang chấn càng nặng nề. Họ lo lắng rằng cảm cũng như các rối loạn tâm căn khác. Các báo  
nếu tình trạng dịch bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng cáo cho thấy người có bệnh lý nền được cho là  
nghiêm trọng đến đời sống của gia đình mình. Tn có diễn biến bệnh (Covid-19) nặng hơn và nguy  
thất tài chính, giảm thu nhập do việc cách ly tạo ra cơ tử vong cơ cao hơn so với đối tượng không có  
được coi là yếu tố rủi ro cho các triệu chứng rối loạn bệnh lý nền [14]. Nhiều nghiên cứu cho biết rằng  
tâm lý [10] và cả cảm xúc tiêu cực cũng như sự lo cách ly phòng dịch đều làm tình trạng tâm lý tiêu  
lắng kéo dài nhiều tháng sau cách ly [11]. eo tác cực và các rối loạn tâm thần nặng lên ở những  
giả Ho Yan Ruby Yu (2005) các biện pháp phòng người có tiền sử bệnh tật mạn tính kết hợp đặc  
ngừa rõ ràng và các chiến lược đối phó cho căng biệt là có các bệnh tâm thần đi kèm [1].  
thẳng tài chính có thể sẽ làm giảm căng thẳng và  
hoảng loạn [12].  
KẾT LUẬN  
Nghề nghiệp: Kết quả nghiên cứu cho thấy  
- Nữ giới có mức độ căng thẳng và tỷ lệ rối loạn  
hậu quả rối loạn stress sau sang chấn ở nhóm công stress sau sang chấn cao hơn nam giới.  
nhân là cao nhất và thấp nhất ở những đối tượng  
làm việc trong Nhà nước. Chúng tôi cho rằng sự  
- Tuổi càng trẻ thì căng thẳng stress càng cao.  
- u nhập thấp có tỷ lệ rối loạn stress sau sang  
khác biệt này liên quan đến sự thay đổi về thu chấn cao. Giảm thu nhập càng nhiều thì căng thẳng  
nhập và sự hiểu biết về bệnh Covid-19 cũng như càng cao và hậu quả rối loạn stress sau sang chấn  
vai trò của truyền thông và tuyên truyền. Trong càng nặng nề.  
đó những người làm việc trong Nhà nước như  
- Tỷ lệ rối loạn stress sau sang chấn khác nhau  
công chức, viên chức, bộ đội, công an…các đối theo nghề nghiệp, thấp nhất ở nhóm làm việc trong  
tượng này nhận lương theo hệ số quy định, do đó Nhà nước và cao nhất ở nhóm công nhân.  
thay đổi thu nhập trong thời gian cách ly thường  
- Mức độ căng thẳng và hậu quả rối loạn stress  
ít biến động. Trong khi những người công nhân, sau sang chấn cao hơn ở nhóm đối tượng có tiền  
buôn bán, lao động tự do bị giảm thu nhập đáng sử bệnh mạn tính kết hợp và khác nhau không  
kể thậm chí không có thu nhập do cách ly phòng có ý nghĩa thống kê theo học vấn, tình trạng hôn  
dịch. Ngoài ra, những người trong biên chế Nhà nhân, chỉ số khối cơ thể (BMI), thói quen uống  
nước thường cập nhật được nhiều thông tin hơn rượu, hút thuốc.  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
0
111  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
ABSTRACT  
Study of some factors relating to stress levels and post traumatic stress disorder of the population  
due to Covid-19 in a commune afer quarantine  
Object: To investigate some factors relating to stress levels and post-traumatic stress disorder of the  
population in a commune due to Covid-19 afer quarantine.  
Methods and Objects: A cross-sectional study was conducted on 500 citizens of Son Loi commune,  
Binh Xuyen district, Vinh Phuc province by a set of mental tests developed by the Psychiatry Department  
of Military Hospital 103.  
Results: e mean scores of stress levels and post-traumatic stress disorder in the female group were  
higher than the figure in the male one. ere was a weak negative correlation between age and the mean  
score of stress levels (r≈-0,128; p<0,01) and between incomes and the mean score of post-traumatic  
stress disorder (r≈-0,202; p<0,001). e more income citizens decreased, the more stress levels and post-  
traumatic stress disorder they suffered. e ratio of post-traumatic stress disorder differs from occupations,  
the lowest rate in State payroll, and the highest figure in employees. e mean scores of stress levels and post-  
traumatic stress disorder in participants whose history of chronic diseases were higher than the number in  
the others and there were no statistically significant differences in the mean scores of these disorders from  
educations, marital status, body mass index (BMI), drinking, and smoking habits.  
Conclusions: e study initially provided evidence of some factors relating to stress levels and post-  
traumatic stress disorder of the population in one quarantined commune due to Covid-19, which was an  
important role in proposing psychological interventions in order to fight against Covid-19 effectively.  
Keywords: Stress levels, post-traumatic stress disorder, Covid-19, afer quarantine.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Samantha K. Brooks, Rebecca K. Webster, Louise E. Smith, Lisa Woodland, Simon Wessely, Neil  
Greenberg, Gideon James Rubin (2020), “e psychological impact of quarantine and how to reduce it:  
rapid review of the evidence, Lancet, 395, pp.912-920.  
2. Low J.G., Wilder-Smith A. (2005), “Infectious respiratory illnesses and their impact on healthcare  
workers: a review, Ann Acad Med Singapore, 34, pp.105-110.  
3. Perrin M., Vandeleur C.L., Castelao E., Rothen S., Glaus J., Vollenweider P., Preisig M. (2013),  
“Determinants of the develop-ment of post-traumatic stress disorder, in the general population, Soc  
Psychiatry Psychiatr Epidemiol (2013), 49, pp.447-457.  
4. McLean C.P., Asnaani A., Litz B.T., Hofmann S.G. (2011), “Gender differences in anxiety disorders:  
prevalence, course of illness, comorbidity and burden of illness, J Psychiatr Res, 45(8), pp.1027-1035.  
5. Cuiyan Wang, Riyu Pan, Xiaoyang Wan et al (2020) “Immediate Psychological Responses and  
Associated Factors during the Initial Stage of the 2019 Coronavirus Disease (COVID-19) Epidemic among  
the General Population in China, Int. J. Environ. Res. Public Health, 17(5), pp.1729.  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
112  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
6. Taylor M.R., Agho K.E., Stevens G.J., Raphael B. (2008), “Factors influencing psychological distress  
during a disease epidemic: data from Australia’s first outbreak of equine influenza, BMC Public Health  
(2008), 8, pp.347.  
7. Reynolds D.L., Garay J.R., Deamond S.L., Moran M.K., Gold W., Styra R. (2008), “Understanding,  
compliance and psychological impact of the SARS quarantine experience, Epidemiol Infect, 136,  
pp.997–1007.  
8. Hawryluck L., Gold W.L., Robinson S., Pogorski S., Galea S., Styra R. (2004), “SARS control and  
psychological effects of quarantine, Toronto, Canada, Emerg Infect Dis (2004), 10, pp.1206–1212.  
9. Nguyen, L.H.; Tran, B.X.; Hoang Le, Q.N.; Tran, T.T.; Latkin, C.A. (2017), “Quality of life profile of  
general Vietnamese population using EQ-5D-5L, Health Qual. Life Outcomes (2017), 15, 199. [CrossRef]  
10. Mihashi M., Otsubo Y., Yinjuan X., Nagatomi K., Hoshiko M., Ishitake T. (2009), “Predictive  
factors of psychological disorder development during recovery following SARS outbreak, Health Psychol  
(2009), 28, pp.91–100.  
11. Jeong H., Yim H.W., Song Y.J., et al (2016), “Mental health status of people isolated due to Middle  
East respiratory syndrome, Epidemiol Health (2016), 38, e2016048.  
12. Ho Yan Ruby Yu, Suzanne C. Ho, Kam Fung Edwin So at all (2005), “e psychological burden  
experienced by Hong Kong midlife women during the SARS epidemic, Stress and Health 21(3),  
pp.177-184.  
13. Teresa Niccoli and Linda Partridge (2012), Ageing as a Risk Factor for Disease, Current Biology,  
22(17), pp.741-752.  
14. Rong-Hui Du, Li-Rong Liang, Cheng-Qing Yang et al. (2020), “Predictors of Mortality for Patients  
with COVID-19 Pneumonia Caused by SARS-CoV-2: A Prospective Cohort Study, European Respiratory  
Journal. Article in press.  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
0
113  
pdf 8 trang yennguyen 15/04/2022 3860
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới mức độ căng thẳng và rối loạn stress sau sang chấn của cộng đồng do đại dịch Covid-19 tại một xã sau cách ly", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_yeu_to_anh_huong_toi_muc_do_cang_thang_va.pdf