Kết quả tầm soát huyết áp ở người trưởng thành tại thành phố Huế theo chương trình MMM 2019 của ISH

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
Kết quả tầm soát huyết áp  
ở người trưởng thành tại thành phố Huế  
theo chương trình MMM 2019 của ISH  
Lê Văn Nam, Trần Tú Nguyên, Nguyễn Quốc Vinh  
Nguyễn Văn Dũng, Phan Văn Sang, Huỳnh Văn Minh  
Trường Đại học Y Dược – Đại học Huế  
TÓM TẮT  
còn hạn chế. Cần có biện pháp can thiệp để giảm  
nguy cơ tăng huyết áp của người dân.  
Từ khóa: Tăng huyết áp, tầm soát, kiểm soát,  
chương trình MMM.  
Đặt vấn đề: Việc tầm soát tăng huyết áp rất  
quan trọng để cung cấp bằng chứng xây dựng  
chính sách và các chương trình can thiệp. Mục  
tiêu nhằm khảo sát tỷ lệ tăng huyết áp, điều trị  
bằng thuốc và kiểm soát huyết áp của người dân ở  
thành phố Huế và xác định các yếu tố nguy cơ đối  
với bệnh tăng huyết áp.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Tăng huyết áp (THA) là một vấn đề rất thường  
gặp trong cộng đồng. Tỷ lệ người mắc THA ngày  
càng tăng, và tuổi bị mắc mới cũng ngày một trẻ  
[1], [8]. Việc tầm soát tăng huyết áp trên cộng đồng  
thành phố Huế là chiến dịch rất quan trọng và cần  
thiết để đánh giá tỷ lệ hiện mắc từ đó cung cấp bằng  
chứng xây dựng chính sách và các chương trình can  
thiệp phù hợp.  
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả  
cắt ngang trên 6156 người dân thành phố Huế trên  
18 tuổi, từ 5/2019 đến 6/2019, huyết áp được đo 3  
lần dựa theo hướng dẫn của ISH.  
Kết quả: Độ tuổi trung bình 42,8 17,31,  
người có tăng huyết áp là 1474 (23,9%), không  
biết bản thân bị bệnh (33,9%). Có đến 974 người  
đang điều trị nhưng tới 43,7% chưa kiểm soát được  
huyết áp. Có đến 82,1% sử dụng 1 loại thuốc để  
điều trị tăng huyết áp. Các yếu tố có liên quan đến  
tăng huyết áp là giới nam, hút thuốc lá, thừa cân/  
béo phì, tiền sử nhồi máu cơ tim, tiền sử đột quỵ,  
ăn chay và đái tháo đường.  
Trên thế giới, ước tính số người hiện mắc THA  
là hơn 1,5 tỷ người [1]. Khoảng 7,6 triệu ca tử vong  
sớm do THA, chiếm 13,5% dân số toàn cầu [2].  
Mặc dù đã có nhiều thuốc điều trị THA ra đời, dữ  
liệu toàn cầu cho thấy rằng, ít hơn một nửa số người  
THA nhận biết được vấn đề sức khỏe của mình [3].  
Ti Việt Nam, từ năm 1960 đến năm 2008, tỷ lệ  
tăng huyết áp ở người trưởng thành đã tăng 25 lần  
từ 1% lên 25,1% [4], [5]. Đây là một con số đáng  
Kết luận: Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân  
thành phố Huế còn cao và việc kiểm soát huyết áp  
Ngày nhận bài: 15/10/2020  
Ngày phản biện: 10/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 16/11/2020  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
0
35  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
báo động vì tăng huyết áp có thể gây ra những biến  
1. Khảo sát tình hình tăng huyết áp và các yếu tố  
chứng nặng nề, thậm chí là tử vong. Tuy vậy, tăng nguy cơ ở người trưởng thành (≥ 18 tuổi).  
huyết áp hoàn toàn có thể điều trị và quản lý tại  
2. Mô tả kiểm soát huyết áp ở các đối tượng đang  
cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Do đó, việc điều trị tăng huyết áp.  
tiến hành các nghiên cứu khảo sát tỷ lệ tăng huyết  
áp trong cộng đồng để có những chiến lược quản lý ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
hiệu quả là rất cần thiết.  
Đối tượng  
Chương trình MMM năm 2017 do tổ chức Tăng  
- Đối tượng: Là những người trưởng thành (trên  
huyết áp thế giới (ISH) khởi xướng đã khảo sát 1,2 18 tuổi) đang sinh sống tại thành phố Huế.  
triệu người trưởng thành không được đo huyết áp - Địa điểm: Bệnh viện, trạm y tế, khu tập thể và  
trong vòng 1 năm trên 80 quốc gia trong đó có Việt địa điểm công cộng (ngoài trời, trong nhà) ở thành  
Nam. Nối tiếp thành công đó, MMM năm 2018 đã phố Huế.  
tầm soát huyết áp cho hơn 1,5 triệu người ở trên 89  
- ời gian: Trong vòng 1 tháng, từ 5/2019 đến  
lãnh thổ quốc gia, chương trình đã phát hiện được 6/2019.  
tỷ lệ tăng huyết áp lên đến 33,4%, trong đó 44,7% số Phương pháp nghiên cứu  
người tăng huyết áp không được điều trị [14], đây là  
- iết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt  
số liệu thống kê đáng báo động và sẽ là cơ sở để các ngang có phân tích.  
tổ chức, cơ quan chăm sóc sức khỏe đưa ra những  
- Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Chọn mẫu thuận  
chiến lược mới nhằm quản lý bệnh tăng huyết áp tiện, chọn tất cả những người trên 18 tuổi.  
tốt hơn.  
Huế - với vai trò là một trong ba trung tâm chăm  
Tiêu chuẩn chọn mẫu  
- Người tham gia có thể chất, tinh thần tốt và  
sóc sức khỏe lớn nhất cả nước, cũng tham gia vào tỉnh táo.  
chương trình này. Được sự cho phép và tin tưởng  
- Không sử dụng các thuốc cường giao cảm  
của Hội Tim mạch Miền Trung, Sở Y tế ành phố trước khi đo.  
Huế và Ủy ban Nhân dân Tỉnh ừa iên-Huế,  
- Không sử dụng cafe trong 1 giờ, trước khi tiến  
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trong năm 2017, hành đo [6].  
2018 và đạt thành công ngoài mong đợi [7]. Điểm  
- Không sử dụng thuốc lá trong vòng 15 phút,  
đặc biệt của MMM là chương trình không tốn quá trước khi tiến hành đo [6].  
nhiều kinh phí để thực hiện nhưng vẫn tầm soát  
- Những người hiện tại không điều trị nội trú  
được số lượng lớn người dân, và qua nghiên cứu bệnh tăng huyết áp tại các bệnh viện.  
thấy được nhu cầu tầm soát huyết áp trong nhân Tiêu chuẩn loại trừ  
dân là rất lớn, điều đó chứng tỏ rằng nghiên cứu này  
- Những người không đủ sức lực, tinh thần  
nên được tiếp tục thực hiện với quy mô lớn hơn. Với không ổn định.  
kinh nghiệm của mình và mong muốn giúp đỡ cho  
- Những người chưa đủ 18 tuổi, từ chối tham gia  
nhân dân ừa iên - Huế, chúng tôi thực hiện tình nguyện vào nghiên cứu.  
nghiên cứu:  
“Kết quả tầm soát huyết áp ở người trưởng gia thực hiện đo huyết áp 3 lần.  
thành tại ành phố Huế theo chương trình MMM Chương trình MMM 2019 của ISH  
2019 của ISH” với 2 mục tiêu cụ thể như sau: - May Measurement Month (áng 5 đo huyết  
- Những người không có đủ thời gian để tham  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
36  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
áp) là chương trình được tổ chức bởi Hội tăng huyết Công cụ thu thập và phân loại số liệu  
áp (ISH) và Liên đoàn tăng huyết áp (WHL). Mục  
- Bộ câu hỏi gồm 31 câu đã được Hiệp hội THA  
đích của chương trình là đo huyết áp tại cộng đồng quốc tế (ISH) và Liên đoàn THA ế giới (WHL)  
và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng và đã được Phân hội THA Việt Nam sử  
tầm soát huyết áp. Dựa vào số liệu tăng huyết tại dụng cho chương trình MMM 2018.  
cộng đồng để đưa ra những cảnh báo sức khỏe toàn  
- Chiều cao: Được đo bằng thước dây Telescopic  
cầu. Chương trình MMM được phát động và triển Rod, MZ10023-3, ADE, Đức.  
khai tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Đối tượng  
- Cân nặng: Được đo bằng cân điện tử OMRON  
chương trình nhắm tới là những người từ 18 tuổi HN 283, Omron Healthcare, Tokyo, Nhật Bản.  
trở lên. Được đề nghị tham gia bởi chủ tịch ISH,  
- Chỉ số huyết áp: Máy đo huyết áp tự động  
Bộ Y tế Việt Nam chính thức tham gia chương trình OMRON HEM 7322, Omron Healthcare, Nhật Bản.  
MMM vào năm 2017, hơn 10 tỉnh thành phố tham  
gia hưởng ứng [7].  
- Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg  
và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hoặc  
- Tiếp tục hưởng ứng chiến dịch tầm soát huyết đang điều trị tăng huyết áp [6], [9].  
áp của ISH đưa ra vào năm 2019, Việt Nam trong  
- Yếu tố nguy cơ: tuổi, giới, hút thuốc lá, đái tháo  
đó có thành phố Huế, đã hưởng ứng tham gia. Với đường, sử dụng rượu bia.  
nhiều điểm mới trong bộ câu hỏi, chú ý khai thác  
- Kiểm soát huyết áp: huyết áp tâm thu < 140  
thêm tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân. Nghiên mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg ở  
cứu năm 2019 hứa hẹn sẽ mang lại nhiều kết quả các đối tượng đang được điều trị tăng huyết áp  
hữu ích trong công tác điều trị, kiểm soát huyết áp [6], [9].  
cho bệnh nhân.  
Biến số nghiên cứu  
Bảng 1. Đặc điểm và phân loại của các biến số nghiên cứu  
Đặc điểm  
Biến số  
Năm  
Phân loại  
Tuổi  
Biến liên tục  
Biến nhị phân  
Biến nhị phân  
Biến nhị phân  
Biến thứ hạng  
Biến nhị phân  
Biến nhị phân  
Biến thứ hạng  
Biến thứ hạng  
Biến liên tục  
Biến liên tục  
Biến liên tục  
Giới tính  
Nam, nữ  
Có, không  
Có, không  
Hút thuốc lá  
Đái tháo đường  
Sử dụng rượu bia  
Đã chẩn đoán THA  
Đang điều trị THA theo đơn  
Tiền sử nhồi máu cơ tim  
Tiền sử đột quỵ  
Chỉ số huyết áp  
Cân nặng  
Hiếm khi, 1-3 lần/tháng, < 1 lần/tuần  
Có, không  
Có, không  
Có, không, không biết  
Có, không, không biết  
Huyết áp tâm thu/tâm trương  
kg  
Chiều cao  
cm  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
0
37  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
Bảng 2. Phân độ Tăng huyết áp theo mức huyết áp (mmHg) theo tiêu chuẩn của ESC 2018 [9].  
Phân loại  
HA tâm thu  
Điều kiện  
HA tâm trương  
Ti ưu  
Bình thường  
Bình thường cao  
THA độ 1  
< 120  
120-129  
130-139  
140-159  
160-179  
≥ 180  
và  
< 80  
80-84  
85-89  
90-99  
100-109  
≥ 110  
< 90  
và/hoặc  
và/hoặc  
và/hoặc  
và/hoặc  
và/hoặc  
và  
THA độ 2  
THA độ 3  
THA tâm thu đơn độc  
≥ 140  
Bảng 3. Chỉ số khối (BMI) phân loại theo tiêu chuẩn của IDI & WPRO năm 2000 [10]  
Phân loại  
Cân nặng thấp (gầy)  
Bình thường  
ừa cân  
IDI & WPRO BMI (kg/m2)  
<18,5  
18,5 – 22,9  
23 – 24,9  
25 – 29,9  
30 – 34,9  
≥ 35  
Béo phì độ I  
Béo phì độ II  
Béo phì độ III  
Quy trình thực hiện  
Sơ đồ 1. Quy trình thực hiện thu thập số liệu  
Phân tích và xử lý số liệu  
- Quá trình thu thập số liệu đã được ban giám  
hiệu nhà trường và bệnh viện chấp thuận.  
- Số liệu thu được chính xác, trung thực, khách  
quan.  
- Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata.  
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0  
và phần mềm R.  
- Dữ liệu được kiểm định lại hai lần trước nhập  
và sau nhập để kiểm soát sai số trong nhập liệu.  
Đạo đức nghiên cứu  
- ông tin của người tham gia nghiên cứu đã  
được mã hóa và chỉ sử dụng trong nghiên cứu.  
- Trong quá trình phỏng vấn, người tham gia có KẾT QUẢ  
thể dừng lại bất cứ lúc nào. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
38  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
Bảng 4. Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu  
Nam  
Nữ  
Tổ n g  
Đặc điểm nghiên cứu  
N
%
N
%
N
%
Tuổi  
BMI  
42,63 16,92  
22,08 3,04  
42,95 17,58  
21,25 3,04  
42,82 17,31  
21,59 3,06  
Có  
Không  
309  
12,2  
87,8  
0,1  
390  
10,8  
89,0  
0,2  
699  
11,4  
88,5  
0,1  
Đang điều trị tăng  
huyết áp  
2231  
2
3217  
7
5448  
9
Không biết  
Có  
44  
1,7  
63  
1,7  
107  
6049  
170  
5632  
354  
48  
1,7  
Ăn chay  
Không  
2498  
71  
98,3  
2,8  
3551  
99  
98,3  
2,7  
98,3  
2,8  
Có  
Đái tháo đường  
Không  
2307  
164  
27  
90,8  
6,4  
3325  
190  
21  
92  
91,5  
5,7  
Không biết  
Có  
5,3  
1,1  
0,6  
0,8  
Tiền sử nhồi  
máu cơ tim  
Không  
2503  
12  
98,5  
0,5  
3579  
14  
99,0  
0,4  
6082  
26  
98,8  
0,4  
Không biết  
Có  
11  
0,4  
19  
0,5  
30  
0,5  
Tiền sử đột quỵ  
Hút thuốc lá  
Không  
2524  
7
99,3  
0,3  
3594  
1
99,4  
0,0  
6118  
8
99,4  
0,1  
Không biết  
Có  
991  
1551  
1362  
606  
574  
39  
93  
2,6  
1084  
5072  
4886  
681  
589  
17,6  
82,4  
79,4  
11,1  
9,6  
Không  
61,0  
53,6  
23,8  
22,6  
3521  
3524  
75  
97,4  
97,5  
2,1  
Hiếm khi  
1-3 lần/tháng  
> 1 lần/tuần  
Uống rượu, bia  
15  
0,4  
HATTB*  
HATrTB**  
Tổ n g  
122,03 16,07  
79,07 11,41  
2542 41,3  
111,11 17,64  
72,83 10,72  
3614 58,7  
115,62 17,84  
75,41 11,43  
6156 100  
HATTB: huyết áp tâm thu trung bình, HATrTB: huyết áp tâm trương trung bình  
Nhận xét : Trong 6156 đối tượng khảo sát, nữ chiếm đa số ( 58,7%), tuổi bình quân chung hai giới là  
42,82 17,31, 11,4% đang điều trị THA, 2,8% bị đái tháo đường, tiền sử nhồi máu cơ tim là 0,8%, tiền sử  
đột quị 0,5%, hút thuốc chiếm 17,6%, uống bia rượu > 1 lần/ tuần là 9,6%.  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
0
39  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
Mối tương quan giữa chỉ số huyết áp và BMI, tuổi, tần số tim  
HATTB: Huyết áp tâm thu trung bình; HATrTB: Huyết áp tâm trương trung bình  
Hình 1. Biểu đồ tương quan đa biến giữa chỉ số huyết áp tâm thu, tâm trương, tần số tim, BMI và tuổi  
Từ hình trên, ta có thể thấy được mối tương số huyết áp tâm thu trung bình, chỉ số huyết áp  
quan giữa các biến , trong đó chỉ số huyết áp tâm tâm trương trung bình với tuổi, với R=0,29 và  
thu trung bình và tuổi có độ tương quan cao nhất R=0,30.  
(R =0,44), kế tiếp đó là huyết áp tâm trương trung Mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ với tăng  
bình và tuổi (R=0,34). Có sự tương quan giữa chỉ huyết áp  
Bảng 5. Mô hình hồi quy logistic đa biến giữa các yếu tố nguy cơ với tăng huyết áp  
Yếu tố nguy cơ  
OR (95% CI)  
Giá trị p  
0,0001  
Nữ  
Nam  
1
Giới tính  
1,45 (1,24-1,69)  
Không  
1
Hút thuốc lá  
Sử dụng rượu bia  
Béo phì/thừa cân*  
0,0001  
Có  
1,43 (1,21-1,70)  
1
Hiếm khi  
1-3 lần /tháng  
Ít nhất 1 tuần /lần  
Không  
0,090  
0,073  
0,82 (0,66-1,02)  
0,79 (0,62-1,02)  
1
0,0001  
Có  
2,4 (2,11-2,72)  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
40  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
Không  
Có  
1
Tiền sử nhồi máu cơ tim  
Tiền sử đột quỵ  
Ăn chay  
0,0001  
5,27 (2,73-10,17)  
Không  
Có  
1
0,0001  
5,56 (2,32-13,34)  
Không  
Có  
1
0,009  
1,77 (1,15-2,71)  
Không  
Có  
1
Đái tháo đường  
0,0001  
3,74 (2,70-5,20)  
Béo phì/thừa cân*: (Có: BMI ≥ 23kg/m2, Không: nhồi máu cơ tim (OR 5,27; 95% CI (2,73-10,17)),  
BMI < 23 kg/m2)  
tiền sử đột quỵ (OR 5,56; 95%Cl (2,32-13,34)),  
Dựa vào mô hình trên, các yếu tố nguy cơ được ăn chay (OR 1,77; 95%Cl (1,15-,271) và đái tháo  
xác định có liên quan đến tăng huyết áp bao gồm đường (OR 3,74; 95%Cl (2,70-5,20)).  
giới nam (OR 1,95; 95% CI (1,24-1,69)), hút Mô tả kiểm soát huyết áp ở các đối tượng đang  
thuốc lá (OR 1,43; 95% CI (1,21-1,70)), ừa điều trị tăng huyết áp  
cân/Béo phì (OR 2,4; 95%Cl (2,11-2,72)), tiền sử  
Sơ đồ 2. Tỷ lệ tăng huyết áp, nhận biết và kiểm soát huyết áp  
Trong 6156 người tham gia nghiên cứu, tăng huyết áp thì có gần 1/3 (30,7%) không điều  
có 1474 người được chẩn đoán tăng huyết áp, trị. Xem xét trong nhóm điều trị tăng huyết áp,  
chiếm 23,9%, như vậy, cứ 4 đối tượng tham gần một nửa (43,7%) không đạt mục tiêu kiểm  
gia tầm soát huyết áp thì có 1 người được chẩn soát huyết áp.  
đoán tăng huyết áp. Trong số những người này,  
Khi áp dụng tiêu chuẩn của AHA/ACC 2017  
hơn 1/3 không biết mình bị tăng huyết áp (500 để chẩn đoán tăng huyết áp, có tới 2613 người  
người, 33,9%). Đối với nhóm đã biết mình bị (42,4%) được chẩn đoán tăng huyết áp.  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
0
41  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
Tình hình sử dụng thuốc ở những đối tượng tăng tăng huyết áp chiếm 23,9 %. Độ tuổi trung bình  
huyết áp  
của các đối tượng là 42,82 17,31. Dựa vào sơ đồ  
2, nghiên cứu đã tìm ra tới 23,9 % tương đương với  
1474 người tham gia bị tăng huyết áp. So với các  
nghiên cứu của chương trình MMM, nghiên cứu  
của Huỳnh Văn Minh tại Việt Nam năm 2017 về tỷ  
lệ tăng huyết áp là 28,7% trong số hơn 10000 người  
khảo sát [11]. Đối với các nước trong khu vực thực  
hiện chương trình MMM 2017, nghiên cứu MMM  
tại Philippines có 34,3% người bị tăng huyết áp khi  
sàng lọc trên hơn 270000 người [12]. Đáng chú ý,  
nếu dựa vào tiêu chuẩn của AHA/ACC 2017 để  
chẩn đoán tăng huyết áp [16], tỷ lệ tăng huyết áp  
trong cộng đồng tăng gần gấp đôi so với ngưỡng của  
VNHA 2018 (42,4% so với 23,9%).  
Dựa vào bảng 4, tỷ lệ của các yếu tố nguy cơ  
xuất hiện trong nghiên cứu lần lượt là Đái tháo  
đường (2,8%), Tiền sử nhồi máu cơ tim (0,8%),  
tiền sử đột quỵ (0,5%), hút thuốc lá (17,6%) và  
uống rượu, bia (9,6% dùng rượu bia trên 1 tuần/  
lần). Trong đó, tần suất sử dụng rượu bia và thuốc  
lá ở nam cao hơn nhiều so với nữ, lần lượt tương  
ứng là 39 % so với 2,6% và 22,6% so với 0,4%. Chỉ  
số huyết áp của nam cũng cao hơn nữ đáng kể,  
với mức huyết áp tâm thu trung bình 122,03  
16,07 ở nam và 111,11 17,64 ở nữ, huyết áp tâm  
trương 79,07 11,41 ở nam so với 72,83 10,72  
ở nữ. Qua mô hình hồi quy logistic đa biến ở Bảng  
5, chúng tôi nhận thấy những yếu tố nguy cơ sau  
có liên quan có ý nghĩa với tăng huyết áp bao  
gồm: giới nam (OR 1,95; 95% CI (1,24-1,69)),  
hút thuốc lá (OR 1,43; 95% CI (1,21-1,70)),  
ừa cân/Béo phì (OR 2,4; 95%Cl (2,11-2,72)),  
tiền sử nhồi máu cơ tim (OR 5,27; 95% CI (2,73-  
10,17)), tiền sử đột quỵ (OR 5,56; 95%Cl (2,32-  
13,34)), và đái tháo đường (OR 3,74; 95%Cl  
(2,70-5,20)). Như vậy, tiền sử nhồi máu cơ tim và  
tiền sử đột quỵ có mức độ liên quan cao nhất đối  
với tình trạng tăng huyết áp.  
Bảng 6. Tình hình sử dụng thuốc ở những đối tượng  
tăng huyết áp  
Tỷ lệ kiểm soát  
uốc huyết áp  
N (%)  
huyết áp  
55,59 %  
60,4 %  
1 loại thuốc  
2 loại thuốc  
3 loại thuốc  
554 (82,1 %)  
96 (14,2 %)  
17 (2,5%)  
64,7 %  
Đa số đối tượng đang điều trị tăng huyết áp với  
1 loại thuốc. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở nhóm này  
đạt 55,9 %. Tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở các nhóm  
cao hơn khi sử dụng phối hợp thêm thuốc (60,4 %  
ở nhóm dùng 2 loại thuốc, 64,7% ở nhóm dùng 3  
loại thuốc).  
Khác biệt huyết áp trung bình giữa 3 lần đo  
Bảng 7. Khác biệt giữa huyết áp trung bình giữa và tỷ  
lệ huyết áp cao giữa các lần đo  
Trung bình  
lần 2 và 3  
Lần 1  
Lần 3  
HA tâm thu  
trung bình  
HA tâm trương  
trung bình  
Tỷ lệ có huyết  
áp cao  
118,56  
115,36  
115,48  
76,99  
1171  
75,23  
889  
75,04  
912  
(19,0%) (14,4%)  
(14,8%)  
Nếu chỉ dựa vào kết quả đo huyết áp lần 1, có tới  
1171 người (19%) có mức huyết áp cao, trong khi  
lấy trung bình lần 2 và lần 3 thì số người có huyết  
áp cao là 912, chiếm 14,8%. Như vậy sẽ có tới 259  
người (4,2%) bị chẩn đoán sai.  
IV. BÀN LUẬN  
Nghiên cứu này được thực hiện trên 6156 đối  
tượng, trong đó có 1474 đối tượng được phát hiện  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
42  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
Dựa vào sơ đồ 2, chúng tôi thấy rằng, trong  
tổng số 1474 người tăng huyết áp, gần một phần ba  
(33,9%) là những trường hợp mới phát hiện. Trong  
974 người đã được chẩn đoán tăng huyết áp thì gần  
một phần ba (30,7%) đã không điều trị. Tỷ lệ này  
lên đến 49,0% trong nghiên cứu MMM ở Việt Nam  
năm 2018 [15], 44,7% đối với nghiên cứu MMM  
quốc tế của ISH năm 2018 [14]. Đối với các cá nhân  
đang điều trị, đa số sử dụng 1 loại thuốc huyết áp  
(82,1%) và mức kiểm soát huyết áp ở các đối tượng  
này còn thấp (55,9%). Đối với nhóm sử dụng 2  
loại thuốc huyết áp (chiếm 14,2%), tỷ lệ kiểm soát  
huyết áp tốt hơn (60%). Đây là một con số đáng  
lưu ý cho cả bác sĩ điều trị lẫn bệnh nhân, cho thấy  
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ trong việc tư  
vấn điều trị với bệnh nhân trong việc tuân thủ điều  
trị để đạt được mức độ kiểm soát huyết áp tốt hơn.  
Khi so sánh mức huyết áp giữa các lần đo, ở lần đo  
đầu tiên, huyết áp của các đối tượng tham gia tăng  
cao hơn rõ rệt so với 2 lần đo còn lại (mức huyết áp  
tâm thu 118,56 mmHg lần 1 so với 115,36 mmHg  
ở lần 3), tỷ lệ huyết áp >140/90mmHg cũng cao  
hơn (19,0% so với 14,4%), sẽ có tới 259 người bị  
chẩn đoán sai hoặc kết luận sai rằng huyết áp chưa  
đạt mục tiêu, từ đó cho thấy tầm quan trọng của  
việc đo huyết áp nhiều lần trong chẩn đoán và theo  
dõi tăng huyết áp. Nghiên cứu còn hạn chế là chưa  
chỉ ra được có hay không ảnh hưởng của hiệu ứng  
áo choàng trắng lên mức huyết áp đối với nhóm  
bệnh nhân này.  
KẾT LUẬN  
- Tỷ lệ tăng huyết áp trên 6156 đối tượng trên 18  
tuổi được khảo sát tại Huế là 23,9%. Trong số những  
người này, 33,9% chưa từng được chẩn đoán tăng  
huyết áp. Trong số những người đã được chẩn đoán  
bệnh, 30,7% đã không điều trị. Trong số đối tượng  
đang điều trị, 43,7% chưa kiểm soát được mục tiêu.  
- Các yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp qua  
nghiên cứu bao gồm: giới Nam, thừa cân/béo phì,  
tiền sử nhồi máu cơ tim, tiền sử đột quỵ, đái tháo  
đường, hút thuốc lá.  
- Điều trị tăng huyết áp bằng 1 loại thuốc chiếm  
đa số (82,1%) trong nhóm các đối tượng đang  
dùng thuốc tăng huyết áp, tỷ lệ kiểm soát huyết áp ở  
nhóm này còn thấp (55,9%).  
- Mức huyết áp trung bình lần đo 2 và 3 có giá trị  
thấp hơn mức huyết áp đo lần 1, tỷ lệ huyết áp cao  
trên 140/90 của 2 lần đo này cũng thấp hơn so với  
lần 1 (19,0% so với 14,8%).  
KIẾN NGHỊ  
- Đối với những người thuộc nhóm thừa cân/  
béo phì: Cần cung cấp thông tin và tư vấn về các  
chế độ luyện tập thể dục, thể thao, chế độ ăn uống  
phù hợp để kiểm soát cân nặng.  
- Đối với những người có hút thuốc lá: Tư vấn và  
cảnh báo những tác hại không chỉ làm tăng huyết áp  
mà còn các bệnh lý nguy hiểm khác như bệnh mạch  
vành, bệnh phổi… từ đó tăng nhận thức và tăng ý  
định bỏ thuốc lá.  
Hạn chế thứ hai là trong việc đánh giá bệnh lý  
thận mạn và đái tháo đường kèm theo do chúng tôi  
không có công cụ để chẩn đoán, cũng như mức độ  
dung nạp của bệnh nhân với những điều trị trước  
đó để có được mức huyết áp đích cho việc đánh giá  
kiểm soát. Ở đây chúng tôi chọn mức huyết áp đích  
ban đầu cho tất cả bệnh nhân theo khuyến cáo ESC  
2018 là < 140/90 mmHg [9] để đánh giá mức độ  
kiểm soát của họ.  
- Huyết áp nên được đo 3 lần ở tư thế chuẩn theo  
ISH, với giá trị huyết áp dùng để chẩn đoán và theo  
dõi là trung bình của lần 2 và lần 3.  
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ trong  
việc tư vấn điều trị với bệnh nhân trong việc tuân  
thủ điều trị để đạt được mức độ kiểm soát huyết áp  
tốt hơn.  
- Cần duy trì và nhân rộng những hoạt động tầm  
soát huyết áp như MMM đến nhiều tỉnh và thành  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
0
43  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
phố. Đây là biện pháp ít tốn kém và đạt hiệu quả toàn thể nhân dân đang sinh sống và làm việc về  
trong việc quản lý tăng huyết áp.  
chương trình MMM tại thành phố Huế.  
- Cảm ơn GS.TS. Huỳnh Văn Minh đã nhiệt tình  
dìu dắt và hướng dẫn chi tiết về triển khai hoạt động  
- Cảm ơn Hội Tim mạch miền Trung và Phân đo huyết áp cũng như hướng dẫn, bổ sung kiến thức  
hội Tăng huyết áp Việt Nam, đã tin tưởng và giao để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.  
LỜI CẢM ƠN  
toàn bộ chương trình MMM cho chúng tôi thực  
hiện tại thành phố Huế năm 2019.  
- Cảm ơn 70 tình nguyện viên đã tích cực tham  
gia hoạt động, thành công của đề tài này là nhờ vào  
- Cảm ơn Sở Y tế tỉnh ừa iên-Huế đã phát sự nỗ lực và nghiêm túc của các bạn, thực hiện theo  
động và tuyên truyền hoạt động đo huyết áp đến phân công trong chương trình này.  
ABSTRACT  
Hypertension screening in Hue city adults - the MMM 2018 program  
Background: e aim of this study was to estimate the prevalence, awareness, treatment and control of  
hypertension and evaluate the risk factors that affect hypertension in adults in Hue, Viet Nam.  
Methods: is cross-sectional study collected data from volunteer adults (≥ 18 years old) in Hue  
from 5/2019 - 6/2019. Siting blood pressure had been measured in triplicate according to standardized  
specified methods of ISH.  
Results: During this campaign, we had screened 6156 adults, their average of age was 42,8 17,31.  
ere were 1474 (23,9%) people had hypertension, and up to 33,9 percent of them were not aware of their  
disease status. Among 974 individuals who were being treated, 43,7% had uncontrolled blood pressure.  
ere were still many risk factors. Monotherapy in the treatment of hypertension group is common  
(82,1%).  
Conclusion: Undiagnosed and uncontrolled hypertension in ua ien Hue province still remain at a  
high rate. Local campaign that according to standardized specified methods of MMMs are needed to detect  
early hypertension and increase awareness of the dangers of hypertension.  
Keywords: hypertension, blood pressure, MMM 2019, Viet Nam, risk factors, prevalence.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. P. M. Kearney, M. Whelton et al. “Global burden of hypertension: analysis of worldwide data,” e Lancet,  
vol. 365, no. 9455, pp.223, 2005.  
2. C. M. Lawes, S. V. Hoorn, and A. Rodgers, “Global burden of blood-pressure-related disease, 2001,” e  
Lancet, vol. 371, no. 9623, pp. 1513–1518, 2008.  
3. Gakidou E., Afshin A., Abajobir A.A., et al. Global, regional, and national comparative risk assessment  
of 84 behavioural, environmental and occupational, and metabolic risks or clusters of risks, 1990–2016: a  
systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. Lancet 2016; 390: 1345–422.  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
44  
NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG  
4. Department of Cardiology, Hanoi Medical University: Textbook of Cardiology. In., vol. 1. Hanoi:  
Medical Publisher; 2010: 66-68.  
5. Pham Gia Khai, Nguyen Lan Viet, et al. “Epidemiology and risk factors of hypertension in the plain of  
ai Binh - 2002,” Journal of Vietnamese Cardiology, vol. 22, pp. 11–18, 2002.  
6. Beaney T. et al. May Measurement Month 2017: an analysis of blood pressure screening results  
worldwide. Lancet Glob Health 2018; published online May 16. htp://dx.doi.org/10.1016/S2214-  
109X(18)30259-6, Lancet, 2018.  
7. Huỳnh Văn Minh, “Kế hoạch tổ chức áng năm đo huyết áp của Việt Nam hưởng ứng chương trình  
phòng chống Tăng huyết áp của Hội Tăng huyết áp ế giới, 2017.  
8. Hội Tim mạch học Việt Nam (2011). Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp. htp://vnha.org.vn/tapchi/  
TimHieuKiemSoatTHA.indd.pdf Truy cập: 01/04/2019.  
9. Bryan Williams Giuseppe Mancia Wilko Spiering, et al. 2018 ESC/ESH Guidelines for the  
management of arterial hypertension, European Heart Journal, Volume 39, Issue 33, 01 September 2018,  
Pages 3021–3104; published 25 August 2018.  
10. World Health Organization and International Obesity Task Force, “e Asia-Pacifc Perspective:  
Redefning obesity and its treatment. Health Communications Australia. Melbourn,” 2000, [accessed 20th  
July, 2015].  
11. Huynh Van Minh, et al. Blood pressure screening during the May Measurement Month 2017  
programme in Vietnam South East Asia and Australasia. European Heart Journal Supplements, Volume 21,  
Issue Supplement_D, April 2019, Pages D127–D129, htps://doi.org/10.1093/eurheartj/suz076.  
12. Rafael R Castillo, et al. May Measurement Month 2017: an analysis of blood pressure screening in  
the Philippines-South-East Asia and Australasia, European Heart Journal Supplements, Volume 21, Issue  
_
Supplement D, April 2019, Pages D92–D96, htps://doi.org/10.1093/eurheartj/suz066.  
13. Bambang Widyantoro et.al, May Measurement Month 2017: an analysis of the blood pressure  
screening campaign results in Indonesia-South-East Asia and Australasia, European Heart Journal  
_
Supplements, Volume 21, Issue Supplement D, April 2019, Pages D63–D65, htps://doi.org/10.1093/  
eurheartj/suz057.  
14. omas Beaney, the MMM Investigators, May Measurement Month 2018: a pragmatic global screening  
campaign to raise awareness of blood pressure by the International Society of Hypertension, European  
Heart Journal, Volume 40, Issue 25, 1 July 2019, Pages 2006–2017, htps://doi.org/10.1093/eurheartj/  
ehz300.  
15. Trần Tú Nguyên, Huỳnh Văn Minh và cs. (2019), Kết quả tầm soát huyết áp ở người trưởng thành  
tại thành phố Huế theo chương trình MMM 2018 của ISH, Tp chí Tim Mạch Học Việt Nam số 88, Huế, tr  
61-71.  
16. 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ASPC/NMA/PCNA Guideline for the  
Prevention, Detection, Evaluation, and Management of High Blood Pressure in Adults: A Report of the  
American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines.  
|
TẠP CHÍ NỘI KHOA VIỆT NAM SỐ 19+20/2020  
0
45  
pdf 11 trang yennguyen 15/04/2022 1440
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả tầm soát huyết áp ở người trưởng thành tại thành phố Huế theo chương trình MMM 2019 của ISH", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfket_qua_tam_soat_huyet_ap_o_nguoi_truong_thanh_tai_thanh_pho.pdf