Khảo sát tình hình điều trị ung thư lưỡi tạ Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ LƯỠI  
TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TP. HCM - NĂM 2018  
2
1
2
LÂM ĐỨC HOÀNG , NGUYỄN THỊ MINH LINH , TRẦN LAN PHƯƠNG ,  
2
2
2
NGUYỄN THỊ VÂN KHANH , ĐẶNG THANH BÌNH , NGUYỄN TRUNG HẬU  
TÓM TẮT  
Đặt vấn đề: Lưỡi di động hay 2/3 trước lưỡi là cấu trúc đầu tiên của hệ tiêu hóa, đây là vị trí thường  
gặp ung thư nhất trong các ung thư vùng hốc miệng. Điều trị ung thư lưỡi rất phức tạp, cần phối hợp đa  
mô thức phẫu trị, xạ trị và hóa trị kết hợp, trong đó phẫu thuật và xạ trị là hai mô thức điều trị chủ yếu, chỉ  
định đơn thuần hoặc phối hợp. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị ung thư lưỡi còn thấp với tỷ lệ tái phát và thời  
gian sống còn trên 5 năm hiện nay còn chưa thực sự khả quan. Trong khoảng 10 năm gần đây chưa có  
công trình nghiên cứu nào đánh giá kết quả điều trị chung đối với ung thư lưỡi. Chúng tôi thực hiện nghiên  
cứu này nhằm khảo sát kết quả điều trị ung thư lưỡi tại bệnh viện Ung bướu trong thời gian vừa qua, từ đó  
để có hướng nghiên cứu sâu hơn về phẫu thuật và hoặc xạ trị đối với loại bệnh lý này.  
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm đối tượng nghiên cứu  
Xác định tỉ lệ đáp ứng và thất bại sau điều trị  
Đánh giá xác suất sống còn 2 năm sau điều trị  
Đối tượng và phương pháp:  
Đối tượng: Bệnh nhân ung thư lưỡi nhập bệnh viện Ung bướu TP. HCM trong khoảng thời gian từ 01/  
01/ 2018 đến 31/ 12/ 2018.  
Phương pháp: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Thống kê bằng phần mềm SPSS.  
Kết quả: Ung thư lưỡi di động chiếm tỉ lệ 30% trong tổng số các ung thư hốc miệng. Tuổi trung vị: 56;  
tỉ số nam/nữ = 2,3/1. Trung vị thời gian xuất hiện triệu chứng 3 tháng. Đa số bướu nằm ở vị trí bờ lưỡi  
82,8%. Khoảng 65% trường hợp phát hiện ở giai đoạn tiến xa giai đoạn III - IV. Đa số bệnh nhân được chỉ  
định phẫu thuật đơn thuần (23%), xạ trị triệt để (21%), phẫu thuật + xạ trị bổ túc (25%). Tỉ lệ đáp ứng sau  
điều tri thấp (52,6%), tái phát và tiến triển sau điều trị cao (42,7%). Thời gian sống còn trung bình 19,6  
tháng (0,2 - 33,2 tháng). Sống còn toàn bộ 01 năm, 2 năm và 3 năm giảm dần lần lượt là 66,5%; 40% và  
35%. Khác biệt có ý nghĩa về xác suất sống còn giữa các phương pháp điều trị, p < 0,05. Trong đó phẫu  
thuật có xác suất sống còn cao nhất (72%). Khác biệt có ý nghĩa về xác suất sống còn giữa giai đoạn I - II  
và giai đoạn III - IV, p < 0,05.  
Kết luận:  
Qua nghiên cứu chúng tôi xác định được ung thư lưỡi chiếm tỉ lệ 30% trong các ung thư vùng hốc  
miệng. Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán giai đoạn trễ (65%). Điều trị cần kết hợp đa mô thức, trong  
đó phẫu thuật cho xác suất sống còn toàn bộ cao nhất (72%). Sống còn toàn bộ 2 năm sau điều trị của  
ung thư lưỡi nhìn chung còn thấp (40%), điều này thúc đẩy việc thực hiện nghiên cứu và áp dụng các  
phương pháp điều trị tích cực và triệt để hơn, như vậy mới hy vọng nâng cao hiệu quả điều trị cho loại ung  
thư này.  
Từ khóa: Xạ trị ngoài, xạ trị trong mô, ung thư hốc miệng, lập kế hoạch điều trị.  
Ngày nhận bài: 09/10/2020  
Địa chỉ liên hệ: Lâm Đức Hoàng  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
1 ThS.BSCKII. Trưởng Khoa Xạ trị đầu cổ, tai mũi họng, hàm mặt - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
2 Bác sĩ điều trị Khoa Xạ trị đầu cổ, tai mũi họng, hàm mặt - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
136  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
26.740 ca mới, trong đó có 9.380 ca tử vong. Nhìn  
chung xuất độ ung thư hốc miệng tại Hoa Kỳ bắt đầu  
từ thập niên 1970s trở đi có xu hướng giảm, có thể  
do thói quen hút thuốc lá giảm và chăm sóc răng  
miệng ngày càng cải thiện tốt. Xuất độ ung thư hốc  
miệng đặc biệt cao vùng miền Nam Châu Á và thay  
đổi tùy theo thói quen hút thuốc và nhai trầu.  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Lưỡi là một cấu trúc đầu tiên của hệ tiêu hóa,  
đóng vai trò quan trọng trong chức năng phát âm và  
nhai nuốt ở giai đoạn đầu quá trình tiêu hóa. Lưỡi di  
động hay 2/3 trước lưỡi là phần lưỡi trước V lưỡi trải  
dài đến chỗ tiếp giáp với sàn miệng ở mặt dưới lưỡi,  
được chia thành bốn phân vùng: chóp lưỡi, bờ lưỡi,  
lưng lưỡi và bụng lưỡi.  
Tại Việt Nam, ghi nhận ung thư TP. HCM năm  
2012 có 1160 ca ung thư hốc miệng, trong đó có 400  
ca ung thư lưỡi di động. Ung thư lưỡi di động chiếm  
tỉ lệ trung bình 30 - 40% các ung thư vùng hốc  
miệng.  
Ung thư lưỡi di động là ung thư thường gặp  
nhất trong các ung thư vùng hốc miệng. Ghi nhận  
của Hội Ung thư Hoa Kỳ năm 2012, có khoảng  
26.740 ca ung thư hốc miệng mới mắc, trong đó có  
ung thư lưỡi di động, ung thư sàn miệng, môi, niêm  
mạc miệng… và khoảng 5.520 ca tử vong do các  
loại ung thư này trong cùng năm. Theo Piccirillo và  
cộng sự ghi nhân từ năm 1998 đến 2001, trong số  
trên 40.000 ca ung thư hốc miệng đã có 8.637 ca  
ung thư lưỡi. Tại Việt Nam, theo ghi nhận ung thư  
TP. HCM năm 2012 có 1160 ca ung thư hốc miệng,  
trong đó có 400 ca ung thư lưỡi di động. Ung thư  
lưỡi di động chiếm tỉ lệ trung bình 30 - 40% các ung  
thư vùng hốc miệng. Ung thư hốc miệng trong đó có  
ung thư lưỡi là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng  
thứ nhì ở nam giới trưởng thành ở các nước đang  
phát triển.  
Giới: Nam nhiều hơn nữ, tuy nhiên xuất độ ở  
nữ giới ngày càng gia tăng do có mối liên quan với  
hút thuốc và nhiễm virút HPV.  
Tuổi: Ung thư lưỡi thường gặp ở người già, lứa  
tuổi trung bình khoảng 60 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay  
tuổi mắc ung thư này ngày càng trẻ hóa, do có mối  
liên quan với nguyên nhân gây bệnh là virút HPV,  
loại virút gây u nhú ở người.  
Yếu tố nguy cơ:  
Thuốc lá  
Nghiện rượu  
Điều trị ung thư lưỡi rất phức tạp, cần phối hợp  
đa mô thức, trong đó phẫu thuật và xạ trị là hai mô  
thức điều trị chính yếu. Phẫu thuật và xạ trị được sử  
dụng đơn thuần hoặc kết hợp nhằm mục đích tăng tỉ  
lệ chữa khỏi cao nhất. Vai trò phẫu thuật được đánh  
giá cao hơn nhưng nó có thể để lại những di chứng  
khiếm khuyết về cấu trúc, ảnh hưởng đến chức  
năng, thẩm mỹ và tâm lý cho người bệnh. Ung thư  
lưỡi giai đoạn sớm cũng có thể lựa chọn xạ trị triệt  
để với mục đích bảo tồn cấu trúc và chức năng.  
Kiểm soát tại chỗ tại vùng nhìn chung của phương  
pháp này khoảng 85% hoặc cao hơn mong đợi.  
Vệ sinh răng miệng kém  
Nhai trầu cau  
Yếu tố di truyền (gen): Ung thư hốc  
miệng hoặc lưỡi di động có mối liên  
quan tương đối với yếu tố gen hoặc gia  
đình và yếu tố đột biến gen p53.  
Nhiễm HPV:  
70% ung thư hốc miệng hoặc lưỡi có  
sự hiện diện của HPV, trong đó có 44% type HPV  
nguy cơ cao (type 16,18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52,  
53, 56, 58, 59, 66) và 26% type HPV nguy cơ thấp  
(type 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 61, 72, 73, 81). Bướu  
có HPV(+) có sống còn toàn bộ tăng đối với ung thư  
khẩu hầu, nhưng không ảnh hưởng đối với ung thư  
lưỡi.  
Nhìn chung trong thập niên vừa qua, kết quả  
điều trị ung thư lưỡi còn thấp, tỷ lệ tái phát cao và  
thời gian sống còn chưa thực sự khả quan. Gần đây  
chưa có nghiên cứu nào nhìn nhận và đánh giá kết  
quả điều trị nói chung đối với ung thư lưỡi. Chúng tôi  
thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát  
kết quả điều trị ung thư lưỡi tại bệnh viện Ung Bướu  
TP. HCM trong thời gian vừa qua, từ đó để có  
hướng nghiên cứu mới sâu hơn về một phương  
pháp điều trị tích cực và triệt để hơn đối với loại  
bệnh lý này.  
Phân bố tỉ lệ các loại ung thư trong hốc miệng:  
Ung thư lưỡi là loại ung thư thường gặp nhất trong  
các ung thư hốc miệng chiếm tỉ lệ 43%, kế đến là  
ung thư sàn miệng 14% và nướu răng 13%. Theo  
Trung tâm Sloan-Kettering, NY năm 2001, phân bố  
các vị trí của ung thư hốc miệng như sau:  
TỔNG QUAN TÀI LIỆU  
Yếu tố dịch tễ  
Theo ghi nhận ung thư toàn cầu: Số ca mới  
mắc ung thư hốc miệng tại Hoa Kỳ năm 2012 là  
137  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Hình ảnh coronal hoặc dọc giữa xác định  
vị trí xâm lấn.  
Hạch di căn  
Hạch di căn kích thước lớn, hoại tử trung  
tâm và bắt thuốc cản quang vùng rìa.  
Hạch hoại tử trung tâm có rìa bắt thuốc  
cản quang không đều.  
Hạch lớn hóa nang, thành rất mỏng  
nhưng vẫn bắt thuốc cản quang.  
Mất mô mỡ và cấu trúc vùng rốn hạch.  
Hình 1. Phân bố vị trí ung thư hốc miệng theo  
Sloan-Kettering, NY (2001)  
Kích thước trên1,5cm đối với hạch dưới  
cơ nhị thân và trên 1cm đối với hạch ở vị trí khác.  
Chẩn đoán  
Xâm lấn vỏ bao, thường gặp đối với hạch  
kích thước lớn hoặc xâm lấn vỏ xương, bao động  
mạch.  
Triệu chứng lâm sàng  
Bệnh nhân thường có tiền sử tổn thương dạng  
bạch sản hoặc hồng sản lưỡi trước đây nhưng  
không điều trị gì.  
Chụp cộng hưởng từ (MRI)  
Ưu điểm:  
Xuất hiện vết loét lâu lành, ban đầu không đau.  
Sau đó có cảm giác nuốt vướng, nuốt đau hoặc đau  
tai quy chiếu.  
Cho hình ảnh rõ nét đối với mô mềm và  
cơ vùng lưỡi  
Có thể kèm sụt ký do ăn uống kém hoặc chán  
ăn.  
Thấy được hình ảnh xâm lấn thần kinh  
ngoại vi  
Khám lâm sàng  
Di căn hạch sau hầu, bướu khẩu cái  
cứng và xâm lấn nền sọ  
Khám thấy bướu chồi, loét hoặc thâm nhiễm bờ  
lưỡi, dễ chảy máu hoặc chảy máu khi nhai thức ăn.  
Hình ảnh giả do răng thấp hơn chụp cắt  
lớp điện toán  
Khám lâm sàng chính xác hơn hình ảnh học đối  
với bướu nông ở niêm mạc hay bướu T1-3. Hình  
ảnh chẩn đoán rất có giá trị đối với bướu xâm lấn  
sâu, T4 và di căn hạch.  
Hạn chế:  
Bướu lớn tăng tiết đàm nhớt làm bệnh  
nhân nuốt liên tục nên hình ảnh không  
được rõ nét.  
Khám lâm sàng có thể gợi ý bướu lành hay  
bướu ác:  
Bướu lành: Thường có giới hạn rõ, mô xung  
quanh bị đẩy lệch hoặc bình thường. Xương và dây  
thần kinh bình thường không bị xâm lấn, không có  
triệu chứng thần kinh. Có hoặc không có hiện tượng  
calci hóa.  
Thời gian chụp kéo dài, tối thiểu 30  
phút, nên bệnh nhân rất khó nằm im  
trong lúc chụp  
Chống chỉ định trong trường hợp bệnh  
nhân có răng giả bằng kim loại  
Bướu ác: Dạng loét, giới hạn không rõ, dễ chảy  
máu. Bướu xâm lấn cấu trúc xung quanh như  
xương, mô mềm và thần kinh, bệnh nhân có thể có  
dấu hiệu thần kinh khu trú.  
Chụp PET-CT scan  
Ưu điểm  
Giúp phát hiện bướu nguyên phát tốt  
nhất trong trường hợp ung thư còn nhỏ  
hoặc hạch cổ di căn chưa rõ nguyên  
phát.  
Hình ảnh chẩn đoán  
Chụp cắt lớp điện toán (CT scan)  
Bướu:  
Nên chụp PET - CT trước khi tiến hành  
sinh thiết hoặc phẫu thuật.  
Khối giới hạn không rõ.  
Xâm lấn cơ sâu của lưỡi.  
138  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Có thể phát hiện tổn thương nguyên  
phát dưới niêm mà khám lâm sàng  
không thấy.  
Hạch di căn dạng nang hấp thu FDG  
kém hoặc chỉ hấp thu ở vùng rìa của  
hạch.  
Phát hiện tốt tổn thương nghi ngờ di  
căn xa hoặc hạch nhỏ nghi ngờ di căn.  
Một số cấu trúc bình thường vùng đầu  
cổ có thể tăng hấp thu FDG như: cơ,  
mỡ nâu, mô lymphô bình thường, niêm  
mạc tiết nhày, viêm nhiễm hoặc vị trí  
phẫu thuật.  
Hạn chế:  
Hấp thu FDG có thể bị bỏ sót khi hạch  
nhỏ hơn 1cm đồng thời PET - CT  
không thể phát hiện được ung thư di  
căn vi thể.  
Xếp giai đoạn ung thư lưỡi di động  
Giai đoạn TNM theo AJCC 8th  
Bảng 1. Xếp giai đoạn TNM theo AJCC 8th  
T
Bướu nguyên phát (DOI dựa trên lâm sàng và/ hoặc mô bệnh học)  
Carcinôm tại chỗ  
Tis  
T1  
T2  
Bướu ≤ 2cm và DOI ≤ 5mm  
Bướu ≤ 2cm và 5mm < DOI ≤ 10mm  
Hoặc 2cm < bướu ≤ 4cm và DOI ≤ 10mm  
Bướu > 4cm  
T3  
T4  
Hoặc bướu kích thước bất kỳ và DOI >10mm  
Bệnh tiến xa tại chỗ  
T4a Tiến xa tại chỗ trung bình  
Môi: Xâm lấn qua màng xương, thần kinh hàm dưới, sàn miệng, da  
Hốc miệng: Xâm lấn cấu trúc lân cận (xuyên qua màng xương, xâm lấn vào xoang hàm trên hoặc ra da)  
Nướu răng: Bào mòn nông xương ổ răng không được xếp T4  
T4b Tiến xa tại chỗ trầm trọng  
Xâm lấn khoang cơ nhai, chân bướm khẩu cái, đáy sọ hoặc bao quanh động mạch cảnh trong  
N
Hạch di căn (ENE dựa trên lâm sàng và/hoặc mô bệnh học)  
Không có hạch di căn  
N0  
N1  
N2  
Một hạch một bên, ≤ 3cm, ENE(-)  
N2a: Một hạch một bên, 3< hạch ≤ 6cm, ENE(-)  
N2b: Nhiều hạch một bên, ≤ 6cm, ENE(-)  
N2c: Hạch hai bên hoặc đối bên, ≤ 6cm, ENE(-)  
N3a: Hạch > 6cm, ENE(-)  
N3  
N3b: Hạch kích thước bất kỳ, ENE (+)  
Di căn xa  
M
M0  
M1  
Không có di căn xa  
Có di căn xa  
139  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Giai đoạn chung theo AJCC 8th  
Bảng 2. Xếp giai đoạn chung theo AJCC 8th  
Giai đoạn  
T
T1  
N
N0  
M
I
M0  
M0  
M0  
M0  
M0  
M0  
M0  
M0  
M1  
II  
T2  
N0  
III  
T3  
N0  
T1,2,3  
T4a  
N1  
IVA  
IVB  
IVC  
N0,1  
N2  
T1,2,3,4a  
Bất kỳ T  
T4b  
N3  
Bất kỳ N  
Bất kỳ N  
Bất kỳ T  
Điều trị ung thư lưỡi  
Đánh giá trước điều trị  
Sàn miệng.  
Da hoặc mô mềm.  
Thăm khám toàn bộ vùng đầu cổ và toàn thân  
truy tìm dấu hiệu di căn xa. Có thể khám vùng hầu  
họng hoặc nội soi dưới gây mê nếu cần thiết.  
Bướu không thể phẫu thuật được nếu lan đến:  
Khoang cơ nhai.  
Mỏm chân bướm khẩu cái.  
Đáy sọ.  
Nội soi tai mũi họng bằng ống soi cứng hoặc  
ống soi mềm để đánh giá toàn bộ vùng hầu thanh  
quản.  
Bao động mạch cảnh trong.  
Có thể kết hợp nội soi tiêu hóa trên tìm tổn  
thương thực quản kèm theo.  
Bảng 3. Chỉ định phẫu thuật ung thư lưỡi  
Chăm sóc răng miệng trước xạ trị 10 - 14 ngày.  
ĐT UT  
LƯỠI  
T1-2 (±T3)  
T3-4  
Khám đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chức  
năng nuốt hoặc nói.  
Cắt một phần  
Cắt toàn bộ  
Ghép da rời  
Vạt tự do  
N+:  
Bướu NP  
Tạo hình  
Cắt rộng tại chỗ  
Khám đánh giá tình trạng thính giác nếu cần  
điều trị phối hợp Cisplatin.  
Không cần TH  
Ghép da rời  
Xét nghiệm cơ bản, TSH và βHCG đối với phụ  
nữ đang tuổi sinh đẻ.  
N0:  
Nạo hạch chọn lọc  
Sinh thiết hạch lính gác  
Nạo hạch chọn  
lọc  
Phẫu thuật  
Hạch cổ  
Tùy thuộc điều kiện và trang bị kỹ thuật của  
từng Trung tâm có thể tiến hành:  
Nạo hạch tận  
gốc  
Theo dõi (tùy vị trí, độ dầy  
bướu NP)  
Cắt lưỡi một phần hoặc toàn phần có/ không  
kèm tạo hình bằng vạt tự do.  
Xạ trị  
Bướu xâm lấn xương: Cắt xương hàm dưới  
một phần hoặc một đoạn kèm tạo hình, cắt xương  
hàm trên kèm tạo hình bằng protheses.  
Ung thư lưỡi không phẫu thuật, giai đoạn I, II, III (T1-  
3N0-1M0), lựa chọn xạ trị triệt để như sau:  
- Xạ trị trong mô đơn thuần: Bướu nông, nguy  
cơ di căn hạch thấp  
Nạo hạch cổ chọn lọc hoặc biến đổi.  
Bướu có thể phẫu thuật được nếu lan đến:  
Xương hàm dưới.  
T1N0M0: Bướu ≤ 2cm và DOI ≤ 5mm.  
T2N0M0: 2cm < Bướu ≤ 4cm và DOI ≤  
5mm.  
Xoang hàm trên.  
140  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
- Xạ trị ngoài đơn thuần: Bướu dầy, kích thước  
lớn và nguy cơ di căn hạch cao  
hỗ trợ của phần mềm lập kế hoạch điều trị nghịch và  
hệ thống máy gia tốc hiện đại.  
Xạ trị trong mô (BCRT)  
T2N0M0: 2cm < bướu ≤ 4cm và 5mm <  
DOI≤ 10mm.  
Là phương pháp đặt nguồn phóng xạ vào trong  
khoang hay hốc của cơ thể hoặc đặt xuyên trong mô  
vào khối bướu. Chỉ định phương pháp này tùy từng  
trường hợp cụ thể, thường chỉ định đối với bướu  
T1-2 hoặc tăng cường (boost) sau xạ trị ngoài.  
T1-2N1M0: T1-2 kèm hạch nhỏ một  
bên, ENE (-).  
- Xạ trị ngoài kết hợp xạ trị trong mô  
T3N0M0: Bướu >4cm hoặc DOI  
>10mm.  
- Xạ trị trong suất liều cao (HDR)  
Tăng cường (boost) liều 21Gy, phân liều  
3Gy nếu kết hợp xạ trị ngoài 40 - 50Gy.  
T3N1M0: T3 kèm hạch nhỏ một bên,  
ENE (-).  
Xạ trị trong triệt để đơn thuần 45 - 60Gy,  
phân liều 3 - 6Gy.  
Xạ trị ngoài (EBRT)  
Xạ trị ngoài đơn thuần hoặc phối hợp hóa trị tùy  
thuộc giai đoạn hoặc loại giải phẫu bệnh. Xạ trị ngoài  
là sử dụng tia phóng xạ có mức năng lượng cao  
chiếu từ ngoài vào trong cơ thể để loại bỏ khối  
bướu. Kỹ thuật xạ trị phù hợp mô đích (3D-CRT)  
bằng cách kết hợp chùm tia photon và electron. Xạ  
trị điều biến (IMRT) là kỹ thuật xạ trị tiên tiến với sự  
- Xạ trị trong suất liều thấp (LDR)  
Tăng cường (boost) 20 - 35Gy nếu kết hợp  
xạ trị ngoài 50Gy.  
Xạ trị trong triệt để đơn thuần 60 - 70Gy  
trong 3 đến 5 ngày.  
Bảng 4. Tóm tắt chỉ định xạ trị ung thư lưỡi  
CHỈ ĐỊNH  
TRIỆT ĐỂ  
XẠ TRỊ NGOÀI  
Giai đoạn sớm, không phẫu thuật  
XẠ TRỊ TRONG MÔ  
Sang thương nhỏ, nông, cách xương hàm  
dưới > 5mm  
Giai đoạn sớm, phẫu thuật ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ  
Hóa - xạ trị kết hợp  
Kết hợp với xạ trị ngoài tăng cường liều kiểm  
soát bướu  
Không thể phẫu thuật do bệnh tiến xa, thể trạng kém, bệnh kèm theo  
Mô bệnh học sau mổ nhiều yếu tố nguy cơ  
Diện cắt dương tính, không có chỉ định xạ trị  
ngoài  
Hóa - xạ trị đồng thời nếu diện cắt dương và hạch vỡ vỏ bao  
BỔ TÚC  
TẠM BỢ  
Kết hợp với xạ trị ngoài để tăng cường liều xạ  
vùng nguy cơ cao  
Giảm triệu chứng  
Lợi ích đặc biệt xạ trị lại:  
Không thể phẫu thuật được  
Bổ túc sau mổ  
- Bướu còn tồn lưu sau xạ trị ngoài  
- Ung thư nguyên phát thứ hai trong trường  
chiếu xạ  
Shao-Hui Huang, Brian O´Sullivan, Department of Radiation Oncology, the Princess Margaret Hospital,  
University of Toronto.  
Xạ trị bổ túc sau mổ (post-op RT)  
Xâm lấn khoang lymphô – mạch máu (LVSI +).  
Hạch nhóm IV hoặc V (+).  
T3 - 4 (một số trường hợp T3 không cần xạ trị  
bổ túc).  
Hóa xạ trị bổ túc sau mổ (CRT)  
Diện cắt (+).  
Có đồng thời các yếu tố nguy cơ như diện cắt  
(+)/ diện cắt sát bướu, vỡ vỏ bao hạch/ ECE (+).  
Diện cắt sát bướu.  
Nhiều hạch (+).  
Liệu pháp toàn thân  
Xâm lấn thần kinh (PNI +).  
Liệu pháp toàn thân là phương pháp điều trị  
bằng thuốc hóa trị, thuốc nhắm trúng đích hoặc  
141  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
thuốc miễn dịch. Liệu pháp toàn thân áp dụng cho  
ung thư lưỡi giai đoạn muộn, tiến xa tại chỗ tại vùng  
hoặc di căn xa. Hóa trị không được xem là phương  
pháp điều trị chính yếu và triệt để ung thư vùng đầu  
cổ nói chung và ung thư lưỡi nói riêng, nhưng hóa trị  
thường được dùng trong điều trị kết hợp đa mô  
thức, trong đó có hóa trị tân hỗ trợ, hóa trị gây đáp  
ứng theo sau là phẫu thuật hoặc xạ trị.  
Bảng 5. Mức độ chứng cứ thuốc hóa trị theo khuyến  
cáo NCCN  
Mức độ  
chứng cứ  
Phác đồ  
Liều/chu kỳ  
100mg/m2 mỗi  
3 tuần  
1
40mg/m2, mỗi tuần  
2B  
Cisplatin  
20mg/m2 ngày  
1 - 5, mỗi 4 tuần  
- Thuốc hóa trị: Cisplatin là thuốc hóa trị thuộc  
nhóm platinum, đây là thuốc cơ bản nhất và có mức  
độ khuyến cáo cao nhất trong hóa trị ung thư vùng  
đầu cổ. Phác đồ hóa trị kinh điển đối với ung thư đầu  
cổ là các phác đồ có cisplatin. Phác đồ kết hợp  
cisplatin với 5- Fluorouracil (5-FU) thường được sử  
dụng nhiều nhất. Gần đây, docetaxel đã được  
nghiên cứu và đưa vào sử dụng hiệu quả khi kết  
hợp với 2 loại thuốc trên. Một số nghiên cứu so sánh  
giữa hai phác đồ, phác đồ hóa trị với cisplatin + 5-  
FU (PF) và phác đồ PF kết hợp với Docetaxel (TPF).  
Kết quả cho thấy khi kết hợp với Docetaxel làm giảm  
nguy cơ diễn tiến bệnh, tăng thời gian sống còn  
không bệnh và sống còn toàn bộ. Carboplatin là  
thuốc cùng họ với cisplatin nhưng ít biến chứng  
buồn nôn, nôn, thần kinh và đặc biệt ít độc trên thận  
hơn. Thuốc này thường sử dụng cho bệnh nhân suy  
thận, thể trạng kém hoặc không thể truyền lượng  
dịch nhiều như trong trường hợp trước khi truyền  
liều tải của cisplatin. Biến chứng chính của hóa trị  
chủ yếu do độc tính của thuốc lên các hệ – cơ quan  
như hệ tạo huyết, tiêu hóa, gan thận, thần kinh, da.  
Trong đó quan trọng nhất là độc tính lên hệ tạo  
huyết gây ức chế tủy xương, giảm bạch cầu hạt,  
giảm tiểu cầu, hồng cầu.  
Không  
6 mg/m2 ngày  
1 - 5, mỗi tuần  
Không  
Không  
Không  
100mg/m2 mỗi tuần  
25 mg/m2 ngày  
1 - 5, mỗi tuần  
Carboplatin  
Carboplatin: 70 mg/m2 + 5-  
FU: 600mg/m2 ngày  
1-4, mỗi 3 tuần  
Carboplatin + 5-  
FU  
1
2B  
1
400mg/m2 liều tải  
Erbitux  
250mg/m2 mỗi tuần  
Pembrolizumab  
(tiến triển sau sử  
dụng platinum)  
200mg IV mỗi 3 tuần  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng  
Bệnh nhân ung thư lưỡi nhập Bệnh viện Ung  
Bướu TP. HCM trong khoảng thời gian từ 01/ 01/  
2018 đến 31/ 12/ 2018.  
Phương pháp  
Hồi cứu mô tả cắt ngang.  
- Thuốc nhắm trúng đích: Cetuximab là kháng  
thể đơn dòng ức chế hoạt động của thụ thể bề mặt  
tế bào (EGFR), ngăn chặn đường dẫn truyền tín  
hiệu tế bào và làm giảm tín hiệu tăng trưởng đến  
nhân tế bào. Tác dụng phụ thường gặp cưa thuốc  
này là ban da dạng trứng cá. Một số kết quả ban đầu  
của các nghiên cứu cho thấy tăng kiểm soát tại chỗ  
tại vùng cũng như giảm tỉ lệ tử vong mà độc tính  
điều trị tăng không đáng kể.  
Phương pháp thống kê: Sử dụng phần mềm  
thống kê SPSS phiên bản IBM 20.  
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 01/01/2020 -  
20/10/2020.  
Tổng kết báo cáo từ tháng 11/ 2020 - 12/2020.  
KẾT QUẢ  
Trong năm 2018 chúng tôi ghi nhận tổng số ca  
ung thư lưỡ là 413 ca trong tổng số 1378 ca ung thư  
hốc miệng, chiếm tỉ lệ 30%.  
- Thuốc ức chế miễn dịch: là nhóm thuốc mới,  
được nghiên cứu và áp dụng trong những năm gần  
đây. Chỉ định cho ung thư đầu cổ tái phát và di căn  
xa, giúp cải thiện triệu chứng và chất lượng sống  
thêm cho bệnh nhân. Pembrolizumab and nivolumab  
là hai thuốc đã được FDA chấp thuận đưa vào sử  
dụng từ năm 2016. Nhiều nghiên cứu đang được  
tiến hành sử dụng đơn thuần hoặc kết hợp đa mô  
thức với hóa trị, xạ trị… cho thấy bước đầu đem lại  
kết quả nhiều hứa hẹn.  
Trong đó, số ca bỏ điều trị là 112 ca (27%). Còn  
lại 192 ca hồ sơ có đầy đủ xét nghiệm chẩn đoán và  
điều trị. Phân tích số liệu trên 192 ca chúng tôi nhận  
thấy:  
- Mức độ chứng cứ các thuốc hóa trị được sử  
dụng trong ung thư đầu cổ, theo khuyến cáo NCCN.  
142  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu  
Tuổi: Tuổi trung vị: 56.  
Giới: Tỉ lệ nam: nữ 2,3:1.  
Tiền căn  
Biểu đồ 2. Dạng đại thể của bướu  
Bệnh nội khoa kèm theo: 24%.  
Vị trí ung thư lưỡi  
Tiền căn uống rượu bia: Có (23,4%), không  
(56,8%), không rõ (19,5%).  
Bảng 6. Vị trí thường gặp của ung thư lưỡi  
Tiền căn hút thuốc lá: Có (30%), không  
(50,5%), không rõ (19%).  
Vị trí  
bướu  
Chóp  
lưỡi  
Bụng  
lưỡi  
Lưng  
lưỡi  
Bờ  
P
Bờ  
T
Không  
rõ  
BMI: < 18(24,5%), 18 - 23 (51,6%), >23 (17%),  
không ghi nhận (6,7%).  
%
2
4,7  
3
39,6 43,2  
7,3  
Đa số bướu ở vị trí bờ lưỡi 82,8%.  
KPS: 90 - 100 (28%), 70 - 80 (42%), 60 (3%),  
không ghi nhận (28%).  
Kích thước bướu: < 4cm (52%), ≥4cm (24,5%),  
không ghi nhận (23,4%).  
Thời gian xuất hiện triệu chứng: trung bình 5  
tháng, trung vị 3 tháng, khoảng thời gian dao động  
từ 1 - 60 tháng.  
Bướu xâm lấn  
Bảng 7. Vị trí bướu thường xâm lấn  
Triệu chứng lâm sàng  
Niêm  
mạc  
má  
Đáy  
lưỡi/  
Amidan  
Không  
ghi  
nhận  
Sàn  
miệng  
Nướu  
răng  
Không  
Bướu  
xâm  
lấn  
31,8  
17,7  
5,7  
1
17  
27  
(%)  
Di động lưỡi: Không đánh giá (59,4%), dính  
(19,8%), di động (20,8%).  
Hạch cổ phát hiện trên lâm sàng: 31,3% trường  
hợp (trong đó 76% hạch cổ cùng bên, 91% hạch  
nghi ngờ ác tính, di căn hạch 01 hạch 73,3%, kích  
thước hạch < 4cm chiếm 82%, hạch di động kém  
53,2%.  
Biểu đồ 1. Triệu chứng lâm sàng  
Phương tiện chẩn đoán  
Khảo sát bằng CT-scan: 111 ca (57,8%); MRI:  
01 ca (0,5%).  
Giải phẫu bệnh carcinôm tế bào gai chiếm  
98,4% trong đó: Grad1: 65,7%; Grad 2: 30,7%, Grad  
3: 2%.  
143  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Giai đoạn  
Bảng 8. Xếp giai đoạnl  
T1 - 2  
T3 - 4  
N0  
41,6%  
58,3%  
52%  
48%  
99%  
1%  
T
100%  
100%  
100%  
100%  
N
M
N1 - 3  
0
2
I- II  
35%  
65%  
Giai đoạn  
III - IV  
Biểu đồ 3. Xác suất sống còn 2 năm sau điều trị  
Phương pháp điều trị  
Bảng 9. Các phương pháp điều trị  
Sống còn toàn bộ theo phương pháp điều trị  
Bảng 11. Trung bình thời gian sống còn theo  
phương pháp điều trị  
Phương pháp điều trị  
Phẫu thuật đơn thuần  
Xạ trị triệt để  
N
44  
40  
48  
15  
14  
31  
192  
%
23  
Phương pháp điều trị  
Thời gian sống  
còn trung bình  
(tháng)  
Khoảng tin  
cậy 95%  
21  
Phẫu thuật + xạ trị bổ túc  
Xạ trị tạm bợ  
25  
Phẫu thuật đơn thuần  
Xạ trị triệt để  
25,6  
17,4  
24,8  
8,9  
22,8 - 28,2  
14.259 - 14,3  
20,4 - 29,2  
6,6 -11,2  
7,8  
7,2  
16  
Hóa tị triệu chứng  
Chăm sóc nội khoa  
Tổng cộng  
Phẫu thuật + xạ trị bổ túc  
Xạ trị tạm bợ  
100  
Hóa tị triệu chứng  
Chăm sóc nội khoa  
6,2  
4,19 - 8,3  
5,2  
3,5 - 7,4  
Đa số bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật đơn  
thuần (23%), xạ trị triệt để (21%), phẫu thuật + xạ trị  
bổ túc (25%).  
Khác biệt về trung bình thời gian sống còn giữa  
các phương pháp điều trị.  
Đánh giá tỉ lệ đáp ứng và thất bại sau điều trị  
Bảng 10. Đáp ứng sau điều trị  
Tình trạng  
Bệnh ổn định  
N
101  
75  
7
%
52,6  
39  
Bệnh tiến triển  
Tái phát  
3,7  
4,7  
100  
Không rõ  
9
Tổng cộng  
192  
Tỉ lệ đáp ứng sau điều tri thấp (52,6%), tái phát  
và tiến triển sau điều trị cao (42,7%).  
Biểu đồ 4. Xác suất sống còn 2 năm theo phương  
pháp điều trị  
Đánh giá xác suất sống còn 2 năm sau điều trị  
Xác suất sống còn 2 năm của phẫu thuật đơn  
thuần là 72%; phẫu thuật kết hợp xạ trị là 53% và xạ  
trị đơn thuần là 25%. Khác biệt có ý nghĩa về xác  
suất sống còn giữa các phương pháp điều trị,  
p < 0,05.  
Thời gian sống còn trung bình 19,6 tháng  
(0,2 - 33,2 tháng).  
Sống còn toàn bộ 01 năm, 2 năm và 3 năm  
giảm dần lần lượt là 66,5%; 40% và 35%.  
144  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Sống còn toàn bộ theo giai đoạn  
ở bờ lưỡi nên bệnh nhân thường ít quan tâm; đến  
khi có triệu chứng rõ ràng thì bệnh đã ở giai đoạn  
muộn. Điều này một lần nữa được khẳng định trong  
nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân được  
chẩn đoán ở giai đoạn muộn III - IV chiếm tỉ lệ 65%.  
Hình ảnh chẩn đoán trong loạt nghiên cứu này chủ  
yếu là CT scan chiếm 58%; trong khi đó chỉ có một  
trường hợp được chụp cộng hưởng từ (MRI) chiếm  
0,5%. Việc áp dụng hình ảnh hiện đại đặc biệt là  
MRI rất có giá trị trong xếp giai đoạn chính xác của  
ung thư lưỡi.  
Bảng 12. Trung bình thời gian sống còn  
theo giai đoạn  
Thời gian sống còn  
trung bình (tháng)  
Khoảng tin cậy  
Giai đoạn  
95%  
I - II  
26,4  
14,6  
24 - 29  
III - IV  
12 - 17  
Trung bình thời gian sống còn giai đoạn I - II là  
26,4% và giai đoạn III - IV là 14,6%  
Trước năm 2018, bệnh viện Ung Bướu TP.  
HCM còn áp dụng hệ thống xếp giai đoạn AJCC  
7th - năm 2010. Tuy nhiên, cách xếp giai đoạn cũ này  
có nhiều bất cập trong lựa chọn điều trị và tiên lượng  
bệnh đặc biệt là ung lưỡi và sàn miệng. Thực tế lâm  
sàng cho thấy mặc dù ung thư lưỡi hay sàn miệng  
được chẩn đoán ở giai đoạn sớm T1-2 mà tỉ lệ tái  
phát tại chỗ vẫn cao; một số trường hợp sau khi điều  
trị triệt để bằng phối hợp đa mô thức, nhưng bệnh  
vẫn tái phát rất sớm thậm chí di căn xa sau mổ. Gần  
đây, các nhà khoa học đã tìm ra mối liên quan giữa  
tiên lượng với độ sâu xâm lấn của bướu và xâm lấn  
vỏ bao hạch. Ngoài kích thước bướu thì độ sâu xâm  
lấn xác định trên lâm sàng và hình ảnh có ý nghĩa  
tiên lượng rất lớn.  
Trước sự hiểu biết về đặc điểm, tính chất ung  
thư hốc miệng ngày càng rõ và có nhiều chứng cứ  
để đánh giá giai đoạn một cách chính xác, Hội Ung  
thư Hoa Kỳ đã đề xuất những đổi mới trong bảng  
xếp giai đoạn AJCC 8th vào năm 2017. Xếp hạng lại  
TNM với mục đích cuối cùng là để lựa chọn phương  
pháp điều trị tốt nhất và tiên lượng bệnh chính xác  
cho bệnh nhân. Trong đó, luôn cân bằng giữa hai  
yếu tố là tính phức tạp và tính dễ áp dụng hay dễ  
chấp nhận trên toàn cầu. Xếp hạng TNM mới cho  
ung thư hốc miệng giúp đánh giá tiên lượng một  
cách chính xác và được áp dụng ngày càng rộng rãi.  
Hai tiêu chí mới được đưa vào bảng đánh giá giai  
đoạn mới của ung thư hốc miệng là độ sâu xâm lấn  
(DOI) và xâm lấn vỏ bao hạch (ENE). Độ sâu xâm  
lấn và xâm lấn vỏ bao được xác định dựa trên lâm  
sàng (bao gồm hình ảnh) kết hợp mô bệnh học. Hiện  
nay, tại Bệnh viện Ung bướu TP. HCM đã và đang  
Biểu đồ 5. Xác suất sống còn 2 năm theo giai đoạn  
Khác biệt có ý nghĩa về xác suất sống còn giữa  
hai nhóm giai đoạn I - II và III - IV, p <0,05  
BÀN LUẬN  
Qua phân tích số liệu bệnh nhân ung thư lưỡi  
nhập viên năm 2018, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ ung  
thư lưỡi cao nhất trong các ung thư hốc miệng (n =  
413/1378, chiếm tỉ lệ 30%). Bệnh nhân bỏ điều trị  
hoặc điều trị không hoàn tất còn khá nhiều chiếm tỉ  
lệ 27%. Với 192 ca đầy đủ dữ liệu hồ sơ bệnh án,  
chúng tôi ghi nhận những đặc điểm sau:  
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu  
Tuổi trung vị của nhóm nghiên cứu là 56 tuổi,  
theo y văn tuổi trung bình ung thư lưỡi là 60 tuổi, tuy  
nhiên ngày nay tuổi mắc bệnh ung thư này ngày  
càng trẻ hóa. Tỉ lệ nam/nữ ghi nhận được là 2,3/1,  
tỉ lệ này phù hợp với ghi nhận trong y văn. Đối với  
ung thư lưỡi, nam gặp nhiều hơn nữ, mặc dù xuất  
độ ở nữ giới ngày càng gia tăng do có mối liên quan  
với hút thuốc và nhiễm virút HPV.  
áp dụng cách xếp giai đoạn mới này (AJCC 8th  
2017) cho ung thư lưỡi và sàn miệng.  
-
Kết quả điều trị ung thư lưỡi  
Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được chỉ  
định phẫu thuật + xạ trị bổ túc 25%, phẫu thuật đơn  
thuần 23% và xạ trị triệt để đơn thuần 21%. Phẫu  
thuật vẫn được ưu tiên lựa chọn trong điều trị ung  
thư lưỡi, bên cạnh đó xạ trị kết hợp hóa trị cũng là  
phương pháp được lựa chọn trong trường hợp ưu  
tiên bảo tồn cơ quan.  
Phần lớn trường hợp bệnh nhân tự phát hiện  
bướu ở lưỡi (64%) kèm triệu chứng đau và chảy  
máu, lúc này bệnh đã ở giai đoạn muộn. Theo y văn  
ung thư lưỡi giai đoạn sớm triệu chứng biểu hiện  
không rõ ràng, ban đầu chỉ thấy loét nhẹ không đau  
145  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Nhìn chung theo đa số tác giả phẫu thuật  
thường được chỉ định đầu tiên đối với tất cả giai  
doạn của ung thư lưỡi. Giai đoạn sớm (T1-2N0),  
phẫu thuật cắt rộng kèm nạo hạch cổ chọn lọc, cân  
nhắc nạo hạch tùy thuộc bướu có kích thước lớn  
hoặc xâm lấn sâu. Giai đoạn tiến xa (T3-4N1-2)  
phẫu thuật cắt lưỡi và tạo hình bằng vạt tự do, kết  
hợp nạo hạch cổ. Giai đoạn sớm (T1-2N0) cũng có  
thể lựa chọn xạ trị triệt để bằng xạ trị ngoài đơn  
thuần hoặc xạ trị ngoài kết hợp với xạ trị trong mô  
cho kết quả kiểm soát tại chỗ tại vùng có thể so sánh  
gián tiếp với phẫu thuật. Bệnh nhân không phẫu  
thuật vì lý do lớn tuổi, bệnh lý kèm theo hoặc mong  
muốn bảo tồn cấu trúc và chức năng cũng có thể lựa  
chọn phương pháp xạ trị. Ung thư lưỡi giai đoạn tiến  
xa không thể phẫu thuật thì xạ trị triệt để kết hợp với  
liệu pháp toàn thân có thể được chỉ định. Liệu pháp  
toàn thân là hóa trị trên nền tảng Platinum, thuốc  
nhắm trúng đích hoặc thuốc miễn dịch đang được  
nghiên cứu và áp dụng trên lâm sàng với hiệu quả  
nhiều hứa hẹn. Xạ trị đơn thuần và/ hoặc kết hợp  
với liệu pháp toàn thân còn được chỉ định điều trị bổ  
túc sau mổ giai đoạn tiến xa (T3-4N1-2). Nếu kết  
quả mô học sau mổ có nhiều yếu tố nguy cơ như  
diện cắt dương tính, diện cắt sát, xâm lấn thần kinh,  
mạch máu, hạch xâm lấn vỏ bao và nhiều hạch di  
căn thì cần kết hợp hóa xạ trị bổ túc sau mổ.  
Bảng 13. So sánh xạ trị trong mô suất liều thấp, suất  
liều cao và phẫu thuật  
Suất liều  
thấp  
(n = 78)  
Suất liều  
cao  
(n = 26)  
Phẫu thuật  
(n = 71)  
Kết quả  
Tái phát tại chỗ  
13 (17%)  
71 (91%)  
9 (35%)  
4 (6%)  
Kiểm soát tại  
chỗ  
22 (85%)  
71 (100%)  
SCTB 5 năm/  
giai đoạn I  
84%  
72%  
73%  
95,4%  
93,8%  
SCTB 5 năm/  
giai đoạn II  
51,5%  
Trong loạt khảo sát của chúng tôi, sống còn  
toàn bộ 1 năm, 2 năm và 3 năm sau điều trị giảm  
dần, lần lượt là 66,5%; 40% và 35%. Nhận thấy kết  
quả sống còn 3 năm trong nghiên cứu của chúng tôi  
thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của các  
tác giả nước ngoài. Theo Guinot và cộng sự báo cáo  
50 trường hợp xạ trị ung thư hốc miệng (T1-2: 42 ca,  
T3: 8 ca, N0: 34 ca, N1: 16 ca). Nhóm xạ trị trong mô  
đơn thuần giai đoạn sớm (T1-2N0) 17 ca (34%),  
nhóm xạ trị trong mô sau xạ trị ngoài 33 ca (66%) và  
nhóm phẫu thuật cứu vớt bướu tồn lưu sau xạ 14  
ca. Trung vị tổng liều xạ trị trong đơn thuần 44Gy/  
phân liều 4Gy và 18Gy/ phân liều 3Gy, kết hợp với  
xạ trị ngoài 50Gy. Kết quả trung vị thời gian theo dõi  
44 tháng, có 7 trường hợp tái phát tại chỗ. Xác suất  
sống còn không bệnh 3 và 5 năm lần lượt là 81% và  
74%. Tỉ lệ kiểm soát tại chỗ 3 và 5 năm lần lượt đối  
với T1-2: 87% và 79%; đối với T3: 94,5% và 91%.  
Kiểm soát tại chỗ 3 năm và 5 năm theo từng nhóm  
điều trị được trình bày trong bảng dưới (Bảng 14).  
Hoại tử mô mềm 6%, hoại tử xương hàm dưới 4%.  
Tác giả kết luận xạ trị cho kếtquả cao nếu áp dụng  
cho ung thư lưỡi có nguy cơ thấp. Phân liều xạ trị  
trong mô có lợi cho kiểm soát tại chỗ trung bình  
3 - 4Gy.  
Tỉ lệ đáp ứng chung sau điều trị còn thấp  
(52,6%), ngược lại tỉ lệ tái phát và tiến triển sau điều  
trị khá cao (42,7%). Có sự khác biệt có ý nghĩa về  
trung bình thời gian sống còn và xác suất sống còn  
giữa các phương pháp điều trị, p < 0,05. Trong đó,  
trung bình thời gian sống còn của phẫu thuật đơn  
thuần, phẫu thuật + xạ trị bổ túc và xạ trị đơn thuần  
lần lượt là 25,6 tháng; 24,8 tháng và 17,4 tháng. Xác  
suất sống còn 2 năm của phẫu thuật đơn thuần,  
phẫu thuật + xạ trị bổ túc và xạ trị đơn thuần lần lượt  
là 72%, 53% và 25%.  
Theo tác giả Umeda và cộng sự báo cáo kết  
quả nghiên cứu hồi cứu so sánh vai trò xạ trị trong  
mô suất liều thấp, xạ trị trong mô suất liều cao và  
phẫu thuật ung thư lưỡi giai đoạn sớm. Tổng số 180  
ca ung thư lưỡi giai đoạn I-II, chia 3 nhóm: suất liều  
thấp (n = 78), suất liều cao (n = 26) và phẫu thuật  
(n = 71). Kết quả nghiên cứu như trình bày trong  
bảng dưới (Bảng 13). Tác giả kết luận, phẫu thuật  
vẫn là phương pháp lựa chọn tối ưu đối với ung thư  
lưỡi giai đoạn I - II. Tuy nhiên, đây là nghiên cứu hồi  
cứu còn nhiều điểm hạn chế khi so sánh, cần tiến  
hành nghiên cứu tiền cứu ngẫu nhiên để so sánh.  
Bảng 14. So sánh kiểm soát tại chỗ giữa các nhóm  
Đặc điểm  
XTT đơn  
XTN +  
XT +  
p
thuần (%)  
XTT (%)  
PT (%)  
Kiểm soát tại  
chỗ 3 năm  
100  
100  
80  
69  
43  
43  
0,04  
0,04  
Kiểm soát tại  
chỗ 5 năm  
(XTT = xạ trị trong; XTN = xạ trị ngoài; XT = xạ trị;  
PT = phẫu thuật)  
KẾT LUẬN  
Qua nghiên cứu chúng tôi xác định được ung  
thư lưỡi chiếm tỉ lệ 30% trong các ung thư vùng hốc  
miệng. Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán giai  
146  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
đoạn trễ (65%). Điều trị cần kết hợp đa mô thức,  
trong đó phẫu thuật cho xác suất sống còn toàn bộ  
cao nhất (72%). Sống còn toàn bộ 2 năm sau điều trị  
của ung thư lưỡi nhìn chung còn thấp (40%), điều  
này thúc đẩy việc thực hiện nghiên cứu và áp dụng  
các phương pháp xếp giai đoạn mới và điều trị tích  
cực và triệt để hơn, như vậy mới hy vọng nâng cao  
hiệu quả điều trị cho loại ung thư này.  
5. Guinot JL, Santos M, Tortajada MI, et al. Efficacy  
of high dose-rate interstitial brachytherapy in  
patients  
with  
oral  
tongue  
carcinoma.  
Brachytherapy 2010; 9: 227 - 34.  
6. Inoue To, Inoue Ta, Teshima T. High dose rate  
interstitial brachytherapy for mobile tongue  
cancer: part 1. Phase I/II study of HDR  
hyperfractionated interstitial brachytherapy for  
oral cancer. Jpn J Cancer Chemo 2000;27 Suppl  
II: 287 - 90.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Akiyama H, Yoshida K, Shimizutani K et al. Dose  
reduction trial from 60 Gy in 10 fractions to 54  
Gy in 9 fractions schedule in high-dose-rate  
interstitial brachytherapy for early oral tongue  
cancer. J Radiat Res 2012;53:722–6.  
7. Leung TW, Wong VY, Wong CM et al. High dose  
rate brachytherapy for carcinoma of the oral  
tongue. Int J Radiat Oncol Biol Phys 1997; 39:  
1113 - 20.  
2. Gaffney DK, Anker CJ, Shrieve D, Kong FM, et  
al (2013), Radiation Oncology: Imaging and  
treatment, Amirsys Publishing Inc, Canada, 1st  
ed., pp 2 - 148.  
8. Levendag PC, Teguh DN, Voet P, et al.  
Dysphagia disorders in patients with cancer of  
the oropharynx. Radiother Oncol 2007; 85:  
64 - 73.  
3. Gregoire et al. Selection and delineation of  
lymph node target volumes in head and neck  
9. Mazeron JJ, Ardiet JM, Haie-Méder C et al.  
GEC-ESTRO  
recommendations  
for  
conformal  
radiotherapy.  
Proposal  
for  
brachytherapy for head and neck squamous cell  
carcinomas. Radiother Oncol 2009; 91:150 - 6.  
standardizing terminology and procedure based  
on the surgical experience. Radiotherapy and  
Ocology 56 (2000) 135 - 150.  
10. Nancy Lee, Ian Poon. Target Volumes  
delineation and Field Setup. Spinger 2013.  
4. Guedea F, Venselaar J, Hoskin P et al. Patterns  
of care for brachytherapy in Europe: updated  
results. Radiother Oncol 2010; 97: 514 - 20.  
147  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ABSTRACT  
The situation of treatment oral tongue cancer at Ho Chi Minh City Oncology Hospital - 2018  
Background:  
Oral tongue or anterior two - third tongue is the fisrt part of the digestive tract, the most frequency of oral  
cavity cancer. Treatment oral tongue cancer is very complicated and have to apply multi-disciplinary modality  
that include surgery, radiation therapy and chemotherapy; by wich surgery and radiation therapy alone/  
combined are more important. Unfortunately, treatment outcome of oral tongue is still low and not have  
sastisfactory results yet. We were conducted this study to take a look back in recently year the treatment  
outcome of oral tongue cancer at Ho Chi Minh city Oncology Hospital.  
Objectives:  
To consider the character of the materials.  
To estimate the response and relapse after treatment.  
To evaluate the 2 years - overall survival after treatment.  
Materials and methods:  
Crossectional retrospective study of oral tongue cancer cases have been admitted at Ho Chi Minh city  
Oncology Hospital, from 01/01/2018 to 31/12/2018. Statistic method SPSS.  
Results:  
The frequency of oral tongue cancer was 30% in all cases of oral cavity cancer. Median age: 56; male/  
female ratio = 2,3/1. Most of cases tumor located at the lateral border site of tongue (82,8%). Most of cases  
were diagnosed at stage III – IV (65%). Indicated treatment: surgery alone (23%), radiotherapy alone (21%),  
combination of surgery radiotherapy (25%). After treatment response rate was still low (52,6%); relapse and  
progressive disease were high (42,7%). The mean overall survial time was 19,6 months (0,2 - 33,2 months).  
The 1 year, 2 year, 3 year - overall survial rate were respectively 66,5%; 40% and 35%. There were  
significantly differences between treatment methods for overall survival (p < 0,05). Among them, surgery had  
the highest overall survival (72%). Having significantly difference overall survival between stage I-II and stage  
III - IV (p < 0,05).  
Conclusion:  
Our studies show that the frequency of oral tongue cancer was 30% in all cases of oral cavity cancer. Most  
of cases were diagnosed at stage III – IV (65%). Treatment have to apply multi-disciplinary modality, by wich  
surgery had the highest overall survival (72%). The 2 year - overall survial rate were still low (40%), so there  
were necessary to conduct a study and application of a more radical method to improve the treatment outcome  
of this cancer.  
Keywords: Oral cavity cancer, external beam radiation therapy, interstitial brachytherapy, treatment  
planning.  
148  
pdf 13 trang yennguyen 15/04/2022 3560
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát tình hình điều trị ung thư lưỡi tạ Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_dieu_tri_ung_thu_luoi_ta_benh_vien_ung_bu.pdf