Giáo trình Nghiệp vụ văn phòng - Ngành: Kế toán - Tài chính ngân hàng

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG  
NGÀNH: KẾ TOÁN-TCNH  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020  
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ VĂN PHÒNG  
NGHỀ: KẾ TOÁN-TCNH  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI  
Họ tên: HUỲNH THỊ TUYẾT HỒNG  
Học vị: THẠC SĨ  
Đơn vị: KHOA KẾ TOÁN-TÀI CHÍNH  
Email: httuyethong@gmail.com  
TRƯỞNG KHOA  
TỔ TRƯỞNG  
BỘ MÔN  
CHỦ NHIỆM  
ĐỀ TÀI  
HIỆU TRƯỞNG  
DUYỆT  
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020  
 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
1
 
LỜI GIỚI THIỆU  
n học Nghiệp vụ văn phòng là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về  
văn phòng, làm cơ sở cho học sinh nhận thức các môn học chuyên môn của nghề. Hơn  
nữa, những kiến thức này là những vấn đề thường gặp trong thực tiễn hoạt động công  
việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày.  
Giáo trình môn học này được biên soạn theo chương trình môn học Nghiệp vụ  
văn phòng dùng cho sinh viên cao đẳng thuộc các ngành chuyên kinh tế và quản trị  
kinh doanh, gồm 4 chương:  
Chương 1: Tổng quan về văn phòng  
Chương 2: Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng  
Chương 3: Soạn thảo và quản lý văn bản  
Chương 4: Công tác lập hồ sơ và công tác lưu trữ  
Môn học Nghiệp vụ văn phòng đúc kết những công việc được thực hiện trong  
văn phòng, soạn thảo và quản lý các văn bản, lập hồ sơ, lưu trữ, tổ chức các cuộc họp,  
lập chương trình công tác và kế hoạch công tác. Từ đó giúp người học có khả năng  
thực hiện các văn bản hành chính thông thường cho hoạt động của bản thân.  
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc rằng tài liệu này sẽ không tránh khỏi những  
thiếu sót và hạn chế. Rất mong được sự đóng góp ý kiến để hiệu chỉnh, bổ sung nhằm  
nâng cao chất lượng của bài giảng.  
Xin chân thành cảm ơn.  
TP. HCM, ngày… tháng…. năm…….  
Chủ biên  
Huỳnh Thị Tuyết Hồng  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
2
MỤC LỤC  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
3
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
4
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
5
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Nghiệp vụ văn phòng  
Mã môn học: MH3104040  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn học Nghiệp vụ văn phòng là môn học nằm trong nhóm kiến thức  
môn học cơ sở trong nhóm các môn học chuyên môn được bố trí giảng dạy sau khi đã  
học xong các môn học chung.  
- Tính chất: Môn học Nghiệp vụ văn phòng là môn học bắt buộc cung cấp những  
kiến thức cơ bản về văn phòng, làm cơ sở cho sinh viên nhận thức môn học các môn  
chuyên môn của nghề.  
Mục tiêu môn học:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được chức năng và nhiệm vụ của văn phòng các quan, tổ chức.  
+ Trình bày được một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng như hoạch định, lập  
chương trình, kế hoạch công tác và tiếp khách.  
+ Trình bày được khái niệm, chức năng, vai trò của văn bản trong hoạt động của  
quan, tổ chức.  
+ Trình bày được kỹ thuật soạn thảo những yêu cầu cơ bản của việc soạn thảo  
văn bản.  
+ Trình bày được công tác lập hồ sơ và công tác lưu trữ.  
- Về kỹ năng:  
+ Vận dụng được các kiến thức đã học để tổ chức các cuộc họp, lập chương trình  
công tác và kế hoạch công tác.  
+ Vận dụng được các kiến thức đã học để soạn thảo và quản lý các văn bản  
thường sử dụng trong văn phòng.  
+ Vận dụng được các kiến thức đã học để thực hiện các công việc trong văn  
phòng.  
+ Vận dụng được các kiến thức đã học để lập hồ sơ và lưu trữ các văn bản.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ văn phòng trong hoạt động của  
doanh nghiệp.  
+ Tự tin thực hiện soạn thảo các văn bản trong văn phòng.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
6
 
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 1: Tổng quan về văn phòng  
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN PHÒNG  
Giới thiệu  
Văn phòng là nơi làm việc, lưu trữ hồ sơ, thư từ, biểu mẫu, báo cáo, công văn  
được thực hiện bởi văn thư, nhân viên văn phòng và quản lý. Trong môi trường văn  
phòng, việc bố trí bàn làm việc, tủ hồ sơ, phân công nhân sự, trang thiết bị cho đến  
việc ghi chép, báo cáo, văn bản, hóa đơn, bản ghi chú và biên bản lưu trữ là do nhà  
quản lý phân công thực hiện. Tất cả những vấn đề đó gọi chung là công việc tổng quan  
về văn phòng.  
Hiện nay, các hình thức văn phòng mới đang hình thành và chắc chắn sẽ làm  
thay đổi diện mạo về công tác văn phòng rất nhiều. Đó là, một hệ thống kết cấu chặt  
chẽ chủ yếu dựa vào máy móc điện tử và mạng truyền thông dưới sự điều khiển của  
con người sẽ có tác động lớn đến toàn tổ chức mà nó phụ thuộc. Đây là mô hình văn  
phòng hiện đại. Điểm nổi bật của văn phòng hiện đại không chỉ là việc lưu trữ biểu  
mẫu mà là các thông tin trong biểu mẫu và cách thức thực hiện biểu mẫu. Như vậy,  
văn phòng hiện đại là toàn bộ hệ thống bao gồm sự vận hành đồng bộ của cả máy móc,  
thiết bị hiện đại và nhân viên văn phòng.  
Môi trường văn phòng hiện đại đã mang đến diện mạo mới cho nền hành chính  
mà người ta thường gọi là nền hành chính điện tử, các thay đổi này mang đến sự  
chuyên môn hóa cho hầu hết các nhân viên văn phòng, thuận tiện cho người sử dụng.  
Đồng thời nó đòi hỏi nhà quản lý hành chính phải trau dồi, cập thật kiến thức mới.  
Người quản lý phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người quản lý và làm  
việc với các nhân tố kinh tế, nhân lực, vật tư và đặc biệt quan trọng là với nhân viên  
chịu sự quản lý trực tiếp.  
Mục tiêu  
Trình bày được chức năng và nhiệm vụ của văn phòng các cơ quan, tổ chức.  
Nội dung chính  
1. Chức năng của văn phòng các cơ quan, tổ chức  
Các cơ quan, tổ chức nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, tchc chính tr, tổ  
chc chính tr- xã hi, tchc xã hi và tchc xã hi - nghnghip ti Vit Nam  
đều có công tác văn phòng và lập ra đơn vị làm công tác văn phòng (trong giáo trình  
này gọi chung là cơ quan). Do đặc điểm vchức năng, nhiệm v, khối lượng công  
vic, phm vi hoạt động ca mỗi cơ quan có khác nhau nên đơn vị làm công tác văn  
phòng cũng có những tên gi khác nhau. Từ đó dẫn đến có nhiu cách hiu vkhái  
niệm văn phòng.  
Văn phòng là một đơn vị trong cơ quan, thực hiện nhiệm vụ thu thập, tổ chức,  
phân phối và truyền đạt thông tin; bảo quản, lưu trữ các loại hồ sơ tài liệu; trợ giúp và  
tham mưu cho lãnh đạo thực hiện các hoạt động quản lý điều hành cơ quan, đơn vị.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
7
 
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 1: Tổng quan về văn phòng  
Văn phòng là trụ sở trú đóng, là địa điểm thực hiện các công tác giao dịch của  
cơ quan đơn vị đó. Ví dụ như: Văn phòng Sở…, Văn phòng Ủy ban nhân dân…  
Văn phòng là phòng làm việc cụ thể của lãnh đạo có vị trí cao như: Văn phòng  
Giám đốc, Văn phòng Hiệu trưởng, Văn phòng Trưởng phòng…  
Văn phòng thường có tên gọi Phòng Hành chính là một trong số những phòng  
chức năng trực thuộc cơ quan. Tuy về quy mô có khác nhau nhưng nhìn chung văn  
phòng nào cũng có những chức năng chính sau đây:  
- Chức năng giúp việc điều hành: Văn phòng tham mưu cho lãnh đạo cơ quan  
tổng hợp, điều phối hoạt động của cơ quan theo chương trình kế hoạch công tác, tổ  
chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác quản trị và quản lý cán  
bộ, nhân viên của cơ quan. Giúp việc điều hành là hoạt động trợ giúp nhằm đề xuất  
những ý kiến, những quyết định đúng đắn kịp thời nhằm mang lại hiệu quả tối ưu  
trong quản lý và thực thi công việc.  
- Chức năng tham mưu, tổng hợp: Tổng hợp và tham mưu là hai công việc  
nhưng cùng có chung một mục đích thống nhất là trợ giúp thủ trưởng cơ quan có cơ sở  
khoa học để lựa chọn quyết định quản lý tối ưu nhất phục vụ cho mục tiêu hoạt động  
của cơ quan.  
- Chức năng hậu cần, quản trị: Văn phòng là trung tâm cung cấp các dịch vụ  
hỗ trợ cho các phòng, ban chức năng trong cơ quan thực hiện các hoạt động thường  
xuyên hoặc các hoạt động chuyên biệt, đột xuất. Ngoài ra, hoạt động của cơ quan nói  
chung và của các phòng ban nói riêng không thể thiếu các điều kiện vật chất như nhà  
cửa, phương tiện, thiết bị, công cụ, tài chính…Các yêu cầu này phải được phân phối,  
bổ sung và cung cấp kịp thời để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Nội dung công việc này  
thuộc chức năng hậu cần của văn phòng. Bên cạnh đó, văn phòng còn là bộ phận phục  
vụ trực tiếp các hoạt động hàng ngày như tổ chức các phiên làm việc của lãnh đạo, các  
hội nghị, các chuyến đi công tác theo kế hoạch.  
Như vậy văn phòng là trung tâm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ các phòng ban  
chức năng khác trong cơ quan hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan.  
2. Nhiệm vụ của văn phòng các cơ quan, tổ chức  
Đối vi mỗi cơ quan do đặc điểm riêng cho nên văn phòng của cơ quan đó có  
thể được giao nhng nhim vcthể khác nhau. Nhưng hầu hết, văn phòng có những  
nhim vchyếu dưới đây:  
- Xây dựng chương trình, kế hoch và báo cáo thc hiện chương trình, kế hoch  
công tác dài hn, ngn hạn, định khoc mt công tác cthcủa cơ quan, tổ chc và  
của riêng văn phòng hành chính.  
- Tchc hp giao ban và xếp lch công tác tun của cơ quan.  
- Thu nhp thông tin, xlý và cung cp thông tin kp thời đáp ứng nhu cu qun  
lý, chỉ đạo, điều hành ca thủ trưởng cơ quan.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
8
 
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 1: Tổng quan về văn phòng  
- Thẩm tra các đề án, các công việc trước khi thủ trưởng của cơ quan ra quyết  
định ban hành.  
- Theo dõi tiến độ thc hiện các đề án, các công vic, thu thp thông tin, báo  
cáo thủ trưởng cơ quan.  
- Kim tra vthtục hành chính, cơ sở pháp lý, bảo đảm các văn bản của cơ  
quan ban hành hoc trình cp trên ban hành thng nht, phù hợp theo quy định pháp  
lut.  
- Chtrì vic gigìn mi quan hcông tác của lãnh đạo cơ quan với các cơ  
quan khác và vi công dân; Giúp thủ trưởng cơ quan điều hoà, phi hợp các đơn vị  
trong cơ quan để thc hiện chương trình công tác của cơ quan.  
- Chtrì hoc phi hợp các đơn vchun b, tchc các cuc hi ngh, hi tho,  
cuc họp, đối thoi công vic của lãnh đạo cơ quan; Ghi biên bản các cuc họp, đối  
thoi công vic của đơn vị, cơ quan.  
- Tham mưu thủ trưởng cơ quan quản lý, chỉ đạo công tác văn thư, công tác lưu  
trữ ở cơ quan và các đơn vị trc thuc; Trc tiếp thc hiện công tác văn thư, lưu trữ  
của cơ quan, đơn vị.  
- Qun lý tài sn, kinh phí thuc phạm vi văn phòng; Bảo đảm cơ sở vt cht,  
trang thiết bkthuật và phương tiện làm vic của văn phòng.  
- Qun lý tchc, biên chế cán b, nhân viên thuc biên chế văn phòng.  
3. Cơ cấu tổ chức của văn phòng các cơ quan, đơn vị  
3.1. Mục tiêu của việc tổ chức bộ máy văn phòng  
Nhà quản trị hành chính quan tâm đến một cơ cấu tổ chức hành chính được  
hoạch định khoa học nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:  
- Cung cấp các dịch vụ hành chính cho các bộ phận khác của cơ quan một cách  
hiệu quả và ít tốn kém nhất.  
- Tổ chức phân công nhân sự đảm nhiệm hành chính sao cho mỗi thành viên  
hiểu rõ và hiểu đúng trách nhiệm của mình.  
- Hiểu chính xác vị trí của mình và hiểu những mối quan hệ của mình đối với  
các cấp quản trị cũng như đối với các phòng chức năng khác trong cơ quan.  
- Truyền đạt cho các cấp quản trị thuộc các bộ phận khác hiểu rằng bộ phận  
hành chính văn phòng được tổ chức một cách khoa học có thể phục vụ cơ quan những  
công việc cụ thể.  
- Mục đích chính của chức năng tổ chức là phối hợp các mối liên hệ nhằm thực  
hiện một công việc nào đó có hiệu quả nhất.  
3.2. Hình thức tổ chức bộ máy hành chính  
Có hai hình thức tổ chức bộ máy hành chính: tập trung vào một địa điểm và tập  
trung theo chức năng.  
- Tập trung vào một địa điểm: nghĩa là mọi hoạt động hồ sơ văn thư đều phải  
tập trung tại một địa điểm duy nhất dưới quyền quản trị của nhà quản trị hành chính.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
9
     
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 1: Tổng quan về văn phòng  
Ưu điểm: Dễ huy động nhân sự, dễ kiểm tra, dễ đào tạo huấn luyện, dễ sử dụng  
trang thiết bị, dễ nghiên cứu cải tiến thủ tục.  
Nhược điểm: Không chuyên môn hoá, công việc thiếu chính xác do chủ quan,  
thiếu quan tâm đến tầm quan trọng của từng loại công việc và trì trệ chuyển giao công  
việc.  
Hình thức tổ chức bộ máy hành chính này phù hợp với loại hình cơ quan, doanh  
nghiệp vừa và nhỏ hoặc cá thể.  
- Tập trung theo chức năng: Hình thức tập trung theo chức năng là các hoạt  
động hành chính vẫn đặt tại địa điểm của các bộ phận chuyên môn của nó nhưng phải  
đặt dưới quyền phối hợp, tiêu chuẩn hoá và giám sát của nhà quản trị hành chính.  
Bộ phận A  
Công việc hành chính  
Bộ phận B  
Công việc hành chính  
Phòng hành chính  
tổng hợp  
Bộ phận C  
Công việc hành chính  
Hình 1.1 Tập trung theo chức năng  
Ưu điểm: Thu hút được nhiều chuyên viên vào công tác quản lý hành chính.  
Các chuyên viên này sẽ tham mưu cho nhà quản trị hành chính về các hoạt động hành  
chính văn phòng cho từng bộ phận chuyên môn.  
Nhược điểm: Hình thức này áp dụng dễ dẫn đến vi phạm chế độ một thủ trưởng,  
nghĩa là lấn quyền các cấp quản trị chuyên môn từng bộ phận.  
Hình thức tổ chức bộ máy hành chính này phù hợp với loại hình tổ cơ quan,  
doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc đa ngành nghề.  
Theo đặc điểm phân công công tác, từng cơ quan cụ thể, các đơn vị, văn  
phòng có thcó tên gọi khác nhau, nhưng nhìn chung trong văn phòng thường có  
trong các đơn vị cơ quan sau đây:  
- Phòng hoc t, bphn hoc ban tng hợp: Đây là đơn vị có nhim vgiúp  
trưởng văn phòng thực hin công tác thông tin tng hp. Cthlà xây dựng chương  
trình công tác, báo cáo công tác thường kcủa cơ quan, của tchc, son thảo các văn  
bản khác nhau khi đưc giao.  
- Phòng t, bphn hoặc ban hành chính: Đơn vị này có nhim vụ giúp trưởng  
văn phòng thực hiện công tác văn thư, đánh máy, lễ tân, khánh tiết, tổng đài điện thoi  
cơ quan, thường trực đón tiễn khách ra vào cơ quan.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
10  
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 1: Tổng quan về văn phòng  
- Phòng t, bphn hoc ban qun trị: Đơn vị này có nhim vụ giúp trưởng văn  
phòng thc hin công tác bảo đảm cơ sở vt chất, phương tiện kthuật cho cơ quan,  
hoạt động ca trs, máy móc, xe ô tô, các loi trang thiết bkhác nhau.  
- Phòng t, bphn hoặc ban lưu trữ: Đơn vị này có nhim vụ giúp trưởng văn  
phòng và thủ trưởng cơ quan quản lý, chỉ đạo công tác lưu trữ thông tin, tài liu các  
đơn vị thuc thm quyn ca thủ trưởng cơ quan. Trực tiếp làm công tác lưu trữ và  
quản lý kho lưu trữ của cơ quan.  
- Đối với văn phòng Uỷ ban Nhân dân Tnh, Thành phtrc thuộc Trung ương,  
đơn vị này không gi là phòng, t, bphn hoặc ban lưu trữ được gi là Trung tâm  
Lưu trữ.  
3.3. Mi quan hcông tác của văn phòng  
- Công tác văn phòng có tất cả các cơ quan, đơn vị từ địa phương đến trung  
ương. Nhưng về mt tchc bộ máy chung thì Văn phòng không tổ chc hthng  
ngành dc từ địa phương đến trung ương.  
- Trong phạm vi cơ quan, tổ chc: Văn phòng của cơ quan nào thì lãnh đạo cơ  
quan đó chỉ đạo trc tiếp mi mt công tác của văn phòng. Đối với các đơn vị trong  
cùng một cơ quan, văn phòng không phải là đơn vcp trên hoc cấp dưới của các đơn  
vkhác. Mi quan hcủa văn phòng với các đơn vị khác là cùng cp, cùng phi hp  
công tác.  
Tóm li, văn phòng giúp lãnh đạo cơ quan xác định chương trình công tác  
chung của cơ quan. Tham mưu các biện pháp để thủ trưởng cơ quan tổ chc chỉ đạo,  
điều hành bmáy thuc quyn qun lý ca mình nhm thc hiện chương trình công  
tác hướng đến mc tiêu của cơ quan cần đạt.  
4. Câu hi ôn tp  
Câu 1: Văn phòng được hiểu như thế nào?  
Câu 2: Phân bit chức năng, nhiệm vcủa văn phòng với các đơn vị khác trong  
cùng một cơ quan.  
Câu 3: Vtrí của Văn phòng trong cơ quan.  
Câu 4: Hình thc tchc bmáy hành chính?  
Câu 5: Nêu mi quan hcông tác của Văn phòng.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
11  
     
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 2: Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng  
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CƠ BẢN CỦA VĂN PHÒNG  
Giới thiệu  
Văn phòng là một đơn vị trong cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thu thập, tổ chức,  
phân phối và truyền đạt thông tin. Nơi bảo quản, lưu trữ các loại hồ sơ tài liệu. Thực  
hiện trợ giúp và tham mưu cho lãnh đạo các hoạt động quản lý điều hành trong cơ  
quan, đơn vị và mối liên hệ với đối tác bên ngoài.  
Vì vậy, chương này giới thiệu một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng như  
hoạch định, lập chương trình, kế hoạch công tác, tổ chức hội họp, tiếp khách, tiếp  
chuyện qua điện thoại. Giúp học sinh hiểu rõ nhưng công việc chung của văn phòng  
trong các cơ quan, tổ chức.  
Mục tiêu  
- Trình bày được một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng như hoạch định, lập  
chương trình, kế hoạch công tác và tiếp khách.  
- Vận dụng được các kiến thức đã học để tổ chức các cuộc họp, lập chương  
trình công tác và kế hoạch công tác.  
Nội dung chính  
1. Hoạch định tổ chức các cuộc hội họp  
Hội họp là hình thức cơ bản để phát huy tính dân chủ, chế độ tham gia tập thể  
và tinh thần tự giác của người lao động tham gia quản lý.  
Hội họp là quá trình tập hợp hiện diện, thảo luận của một số người theo hoạch  
định quản lý để giải quyết các vấn đề hoặc quyết định vấn đề quản lý, từ đó xác định  
những hoạt động cần phải thực hiện của cơ quan. Có nhiều hình thức hội họp như: hội  
nghị, hội thảo, hội họp.  
Một cuộc họp chính thống là cuộc họp có mục đích rõ ràng, có bảng tóm tắt  
chương trình, nội dung cuộc họp, danh sách những vấn đề sẽ được thảo luận và được  
gửi trước cho các thành phần tham dự cuộc họp.  
1.1. Những vấn đề cần lưu ý khi tổ chức cuộc họp  
Một cuộc họp hiệu quả là cuộc họp đạt được mục đích triệu tập họp và sự đóng  
góp ý kiến của tất cả mọi người cho mục đích cuộc họp. Nếu không sẽ gây lãng phí rất  
lớn về thời gian. Ngoài lãng phí thời gian của những người tham gia, còn lãng phí về  
cơ sở vật chất và các khoản chi phí phục vụ cho cuộc họp.  
Vì vậy, không nên triệu tập một cuộc họp nếu không có mục đích rõ ràng,  
không cần ý kiến tập thể, không cần tìm cách giải quyết khác tốt hơn và cũng không  
nhất thiết đến định kỳ phải họp. Để thực hiện được điều này, các cuộc họp được tiến  
hành phải lưu ý đến các vấn đề sau:  
- Lập kế hoạch hội họp để có sự chuẩn bị nội dung chu đáo từng khâu trong hội  
họp cho đến khâu cuối là chiêu đãi, tặng quà, tiễn khách (nếu có).  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
12  
   
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 2: Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng  
- Chỉ tiến hành họp khi thực sự cần thiết để phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều  
hành của các cấp quản lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của cơ quan.  
Không nên dùng cuộc họp để thay cho việc ra các quyết định quản lý, điều hành.  
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, thành phần tham dự.  
- Quy định và thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm cá nhân trong phân  
công và xử lý công việc.  
- Đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành tập trung  
thống nhất theo chiều ngang và chiều dọc.  
- Phải lập hồ sơ hội họp, chương trình, kế hoạch, thực hiện cải tiến đơn giản hóa  
quy định thủ tục tiến hành; được bố trí hợp lý, bảo đảm chất lượng, thiết thực, tiết  
kiệm, không hình thức phô trương.  
- Thực hiện lồng ghép các nội dung, vấn đề, công việc cần xử lý; kết hợp các  
loại cuộc họp với nhau trong việc tổ chức họp một cách hợp lý.  
- Phù hợp với tính chất, yêu cầu và nội dung của vấn đề, phù hợp với tính chất  
và đặc điểm về tổ chức và hoạt động của từng loại cơ quan, đơn vị.  
- Quy định tất cả thành phần tham gia họp phải có sổ ghi chép những nội dung  
quan trọng trong cuộc họp để tiến hành thực hiện.  
- Mỗi lần tổ chức hay tham gia cuộc họp quản lý cần chỉ rõ thư ký, đoàn thư ký  
thực hiện ghi rõ các nội dung cuộc họp bao gồm ngày giờ, thành phần tham gia, nội  
dung triển khai, ý kiến của người tham gia.  
1.2. Phân loại các cuộc họp  
1.2.1. Họp giao ban  
Họp giao ban là cuộc họp định kỳ của lãnh đạo với các cấp quản lý trực thuộc  
hàng tuần hoặc hàng tháng của cơ quan.  
Cuộc họp giao ban thường giải quyết các vấn đề như: thông tin mới, chủ trương  
mới từ quản lý, giải quyết các vấn đề liên bộ phận, nội dung trọng tâm công việc của  
tuần sau, báo cáo các công việc chung còn tồn đọng trước đó. Tất cả các thành viên  
tham gia có trách nhiệm ghi nhận vào sổ họp nội bộ, sau đó triển khai ngay cho nhân  
viên bộ phận do mình quản lý.  
1.2.2. Họp của quản lý cấp trên và các quản lý hoặc nhân viên cấp dưới  
Họp của quản lý cấp trên và các quản lý hoặc nhân viên cấp dưới là cuộc họp  
của cấp trên với cấp dưới để giải quyết những công việc định kỳ hoặc đột xuất, phân  
công, triển khai, đánh giá các hoạt động để giải quyết công việc chuyên môn thường  
xuyên của cơ quan.  
1.2.3. Họp của lãnh đạo với toàn thể nhân viên  
Họp của lãnh đạo với toàn thể nhân viên là cuộc họp để thông báo các chiến  
lược, kế hoạch tương lai, báo cáo, tổng kết khen thưởng thành tích của cơ quan, hoặc  
họp để ghi nhận những phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân viên.  
1.2.4. Họp tham mưu, tư vấn  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
13  
 
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 2: Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng  
Cuộc họp tổ chức để nhà quản lý cấp trên nghe các ý kiến đề xuất, tham mưu,  
tư vấn của các quản lý cấp dưới, các chuyên gia, các nhà khoa học để có đủ thông tin,  
cơ sở pháp lý, căn cứ khoa học, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ trước khi ra quyết  
định theo chức năng, thẩm quyền quản lý.  
1.2.5. Họp chuyên môn  
Mục đích cuộc họp để trao đổi, thảo luận những vấn đề thuộc về chuyên môn  
kỹ thuật, nghiệp vụ nhằm xây dựng và hoàn thiện các đề án, dự án, kế hoạch công tác  
của bộ phận hoặc đơn vị.  
1.2.6. Họp tổng kết  
Là cuộc họp để kiểm điểm đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ  
công tác hàng năm và bàn phương hướng nhiệm vụ cho năm tới của các đơn vị trực  
thuộc và toàn thể cơ quan, tổ chức.  
1.3. Quy trình tổ chức cuộc họp  
1.3.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc họp  
Căn cứ vào chương trình công tác hàng năm, hàng tháng của đơn vị, quản lý  
các bộ phận chỉ đạo xây dựng và quyết định kế hoạch tổ chức các cuộc họp quan trọng  
trong năm và hàng tháng.  
Những cuộc họp công khai định kỳ phải được thông báo trước cho các đối  
tượng được triệu tập và mời tham dự. Cuộc họp bất thường chỉ được tổ chức để giải  
quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp.  
1.3.2. Xác định mục đích của cuộc họp  
Xem xét kỹ có nên triệu tập cuộc họp hay không, mục đích của cuộc họp phải  
luôn rõ ràng ngay từ đầu và người chủ trì cũng như những người tham dự đều phải  
hiểu rõ. Điều này nhằm giảm bớt số lượng, nâng cao chất lượng các cuộc họp của cơ  
quan, tổ chức. Mục đích của cuộc họp thường là:  
- Giải quyết một vấn đề nào đó.  
- Thông tin các quyết định mới từ quản lý cấp trên.  
- Hướng dẫn thực hiện.  
Trình bày, phản ánh hay phân xử các vấn đề.  
Quyết định hay thực hiện quyết định.  
Phát huy sáng kiến.  
Thảo luận để đạt tới sự thống nhất.  
1.3.3. Chuẩn bị tổ chức cuộc họp  
Chuẩn bị là khâu đầu tiên trong tổ chức hội họp. Nội dung các cuộc họp phải  
được cơ quan đơn vị được phân công chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, đúng yêu cầu và thời  
gian. Những vấn đề liên quan đến nội dung cuộc họp phải được chuẩn bị đầy đủ trước  
thành văn bản, file tư liệu. Đối với những tài liệu dài có nhiều nội dung thì ngoài bản  
chính còn phải chuẩn bị thêm bản tóm tắt nội dung.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
14  
 
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 2: Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng  
Người được phân công tổ chức cuộc họp phải chuẩn bị thêm một số nội dung cụ  
thể sau đây:  
- Lên danh sách thành phần và số lượng người tham dự cuộc họp.  
- Chọn địa điểm và thời gian họp.  
- Chuẩn bị chương trình cuộc họp.  
- Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp.  
- Soạn thư mời và trình duyệt.  
- Gửi thư mời.  
- Chuẩn bị sơ đồ bố trí chỗ ngồi trong phòng họp.  
- Tổ chức vệ sinh phòng họp.  
- Chuẩn bị nước uống, khăn phủ bàn và hoa (nếu cần).  
- Máy chiếu, máy vi tính, màn chiếu,  
- Tượng đài, bụt, hình ảnh (nếu cần).  
Trong các nội dung trên thì những điểm quan trọng cần lưu ý sau đây:  
* Thành phần và số lượng người tham dự cuộc họp  
Tùy theo tính chất, nội dung, mục đích, yêu cầu của cuộc họp, người triệu tập  
cuộc họp phải cân nhắc kỹ và quyết định thành phần, số lượng người tham dự cuộc  
họp cho phù hợp, bảo đảm đầy đủ và hiệu quả. Khi xác định những người tham dự  
cuộc họp cần lưu ý những thành phần sau đây:  
- Những người có thẩm quyền ra quyết định.  
- Những người có đủ năng lực chuyên môn, vị trí công việc liên quan đến các  
nội dung trình bày trong cuộc họp để có những đóng góp hữu hiệu.  
- Những người có trách nhiệm thực hiện các công việc và công tác phối hợp  
trong cuộc họp triển khai.  
- Những người sẽ bị ảnh hưởng bởi các quyết định của cuộc họp.  
* Thời gian tiến hành cuộc họp  
Cần xác định ngày giờ cụ thể cũng như thời gian tiến hành một cuộc họp. Nội  
dung và tính chất cuộc họp là tiền đề để có thể quyết định cuộc họp phải tiến hành khi  
nào, thời gian bao lâu.  
Ví dụ:  
- Họp tham mưu, tư vấn không quá một buổi làm việc.  
- Họp chuyên môn từ một buổi làm việc đến một ngày.  
- Họp tổng kết năm không quá một ngày.  
- Họp sơ kết, tổng kết hoặc chuyên đề kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày làm việc  
tùy theo tính chất và nội dung của chuyên đề.  
- Họp tập huấn, triển khai nhiệm vụ công tác từ kéo dài 1 đến 5 ngày tùy theo  
tính chất và nội dung vấn đề.  
* Chuẩn bị chương trình cuộc họp  
Chương trình cuộc họp là bản mô tả trình tự và những nội dung chính sẽ được  
thảo luận và cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc tổ chức cuộc họp hay còn gọi là  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
15  
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 2: Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng  
danh sách những vấn đề cần được nêu ra để thông tin hoặc thảo luận trong cuộc họp.  
Cuộc họp càng đông người càng phải có chương trình rõ ràng. Chương trình cuộc họp  
cho người chủ trì cuộc họp một cái nhìn tổng thể điều khiển cuộc họp. Chương trình  
cuộc họp phải bao gồm những thông tin như sau:  
- Chủ đề chính hay nội dung chính của cuộc họp.  
- Địa điểm họp.  
-Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, thời gian giải lao (nếu có).  
- Tên người chủ toạ, tên người điểu khiển chương trình, tên người ghi biên bản.  
- Thành phần tham dự.  
- Tên các chủ đề thảo luận trong cuộc họp, tên người trình bày mỗi nội dung,  
thời gian dự kiến cho mỗi nội dung.  
- Tính chất của mỗi phần họp và cách thức tiến hành.  
Trước khi lên chương trình cuộc họp, hãy sắp xếp thứ tự một cách hợp lý,  
những mục tương tự có thể được gộp lại với nhau để tránh việc nhắc lại một số nội  
dung thông tin cơ bản. Cần hạn chế số lượng các nội dung để làm cho cuộc họp tập  
trung hơn, kết quả sẽ tốt hơn. Hãy cân nhắc và phân bổ thời gian vừa đủ cho từng nội  
dung để tránh tình huống trong thực tế các cuộc họp thường kéo dài hơn thời gian dự  
kiến. Sau khi hoàn thành bản chương trình hãy in ra và kèm theo các tài liệu cần thiết  
gửi đến cho các thành viên tham dự. Người tổ chức cuộc họp cần liên lạc hỏi lại để  
biết chắc rằng các thành viên đã nhận được hồ sơ dự họp hay chưa.  
* Thư mời họp  
Thư mời họp phải ghi rõ những nội dung sau đây:  
- Người triệu tập và chủ trì.  
- Thành phần tham dự.  
- Người được triệu tập, khách được mời tham dự.  
- Nội dung cuộc họp; thời gian địa điểm họp.  
- Những yêu cầu đối với người được triệu tập hoặc được mời tham dự.  
Thư mời họp phải được gửi trước ngày họp ít nhất là 3 ngày làm việc, kèm theo  
tài liệu, văn bản liên quan đến nội dung cuộc họp, trừ trường hợp các cuộc họp đột  
xuất.  
* Biên bản cuộc họp và thông báo kết quả cuộc họp  
Nội dung diễn biến của cuộc họp phải được ghi thành biên bản. Trong trường  
hợp cần thiết, thì tổ chức ghi âm, ghi hình cuộc họp. Biên bản cuộc họp phải bao gồm  
những nội dung chính sau đây:  
- Người chủ chì danh sách những người tham dự tại cuộc họp.  
- Những vấn đề được trình bày và thảo luận tại cuộc họp.  
- Ý kiến phát biểu của những người tham dự cuộc họp.  
- Kết luận của chủ toạ cuộc họp và các quyết định đưa ra tại cuộc họp.  
Thông thường, chậm nhất là 5 ngày làm việc sau ngày kết thúc cuộc họp, cơ  
quan, đơn vị được giao trách nhiệm phải thông báo bằng văn bản kết quả cuộc họp, gửi  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
16  
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 2: Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng  
cho các cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan biết, thực hiện. Văn bản thông báo  
kết quả cuộc họp bao gồm những nội dung chính sau:  
- Kết luận của người chủ chì cuộc về các vấn đề đưa ra tại cuộc họp  
- Quyết định của người có thẩm quyền được đưa ra tại cuộc họp về việc giải  
quyết những vấn đề có liên quan và phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện.  
1.3.4. Trách nhiệm của những người tham gia cuộc họp  
Bao gồm trách nhiệm của người chủ trì, người ghi biên bản và những người  
tham dự cuộc họp:  
-Trách nhiệm của người chủ trì cuộc họp.  
Người chủ trì cuộc họp cần quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung chương  
trình, thời gian và lịch trình của cuộc họp  
Xác định thời gian tối đa cho mỗi người tham dự cuộc họp được trình bày ý  
kiến của mình một cách hợp lý.  
Người chủ trì có trách nhiệm điều khiển cuộc họp theo đúng mục đích, yêu cầu  
đặt ra; có ý kiến kết luận cho tất cả các vấn đề đã được thảo luận tại cuộc họp trước khi  
kết thúc cuộc họp; giao trách nhiệm cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ra văn bản  
thông báo kết quả cuộc họp đến những đơn vị cá nhân có liên quan.  
-Trách nhiệm của người tham dự cuộc họp.  
Những người tham dự cuộc họp có trách nhiệm nghiên cứu tài liệu, văn bản  
cuộc họp được nhận trước khi đến dự cuộc họp; chuẩn bị trước ý kiến phát biểu tại  
cuộc họp.  
Phải đi dự họp đúng thành phần, đến họp đúng giờ và tham dự hết thời gian cuộc họp,  
trường hợp đến trễ thì phải thông báo cho chủ toạ cuộc họp và quản lý cấp trên biết.  
Trong khi ngồi họp không được làm việc riêng hoặc xử lý công việc không liên  
quan đến nội dung cuộc họp, không gọi và nghe điện thoại trong phòng họp. Trình bày  
ý kiến tham gia hoặc tranh luận tại cuộc họp phải ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung vấn  
đề và không vượt quá thời gian mà người chủ trì cuộc họp cho phép.  
-Trách nhiệm của người ghi biên bản.  
Thư ký ghi biên bản cuộc họp cần ghi chép đầy đủ và chính xác các nội dung đã  
được thảo luận cùng với những quyết định của cuộc họp, kết quả biểu quyết. Với  
những cuộc họp quan trọng thư ký cần đọc thông qua nội dung biên bản trước khi kết  
thúc cuộc họp. Sau cùng là hoàn thiện biên bản họp, lập hồ sơ hội họp.  
1.3.5. Nguyên tắc tổ chức thành công các cuộc họp  
Chuẩn bị cuộc họp thật chu đáo: Từ khâu đón đại biểu, khai mạc cuộc họp cho  
đến khâu bế mạc cuộc họp. Cần chuẩn bị tốt các phương tiện, thiết bị cần thiết, tài liệu  
cho cuộc họp. Nếu là người điều hành cần chuẩn bị trước các vấn đề có liên quan, dự  
kiến những câu hỏi mà người khác có thể đặt ra, thu thập thông tin chính xác và cụ thể  
nhất liên quan đến cuộc họp.  
Không để cuộc họp kéo dài: không nên để cuộc họp kéo dài quá mức cần thiết  
vì sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết các công việc khác. Nếu cuộc họp kéo dài  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
17  
Giáo trình nghiệp vụ văn phòng  
Chương 2: Một số nghiệp vụ cơ bản của văn phòng  
trên 2 giờ nên có thời gian để nghỉ giải lao. Nếu chưa thống nhất được vấn đề thì để kỳ  
họp sau giải quyết tiếp.  
Thảo luận về nội dung cuộc họp: Người điều hành cuộc họp nên tổ chức thảo  
luận về nội dung cuộc họp. Điều này giúp buổi họp có hiệu quả hơn, tránh có quá  
nhiều ý kiến trái ngược nhau, dễ dẫn đến thất bại. Sau thảo luận cần chốt lại nghị quyết  
để thống nhất ý kiến cuộc họp, tránh thông tin không chính thống sau cuộc họp.  
Nên họp đúng giờ: Nếu có bộ phận hay cá nhân nào đến muộn hãy cứ bắt đầu  
cuộc họp đúng giờ (nếu đủ 2/3 số lượng), tránh chờ đợi để không làm ảnh hưởng đến  
người khác. Trong lúc diễn ra cuộc họp, người điều hành cần bám sát giờ giấc đã đặt  
ra trong chương trình.  
Hướng dẫn các thành viên tích cực tham gia thảo luận và trình bày ngắn gọn:  
Khi thấy buổi họp quá thụ động, người điều hành cuộc họp nên đặt ra những câu hỏi  
thuộc về vấn đề chung của tất cả mọi người, không hỏi riêng 1 hoặc 1 số người nào đó.  
Trong trường hợp câu trả lời mang tính cá nhân hãy khéo léo nhắc nhở đừng làm mất  
thời gian của các thành viên. Nếu có nhiều ý kiến về một vấn đề cần nhắc nhở ý kiến  
sau tránh trùng lặp với ý kiến trước.  
Nhắc nhở thành phần tham dự họp tập trung vào cuộc họp: hãy quan sát những  
dấu hiệu phi ngôn ngữ để nắm được không khí của buổi họp, cần ngăn chặn những  
tranh cãi ngoài lề hay trao đổi riêng trong cuộc họp.  
Giữa các báo cáo, tham luận có thể giải lao, ăn nhẹ nếu thời gian phiên họp kéo  
dài bằng nửa ngày làm việc.  
Phát biểu, phê bình trong cuộc họp: Xác định và tuân thủ trật tự phát biểu,  
không nên bình luận, chê bai hay nói xấu về người khác, nhất là những người không  
tham dự cuộc họp. Cần phân biệt việc nói xấu và đóng góp ý kiến để phê bình, tự phê  
nhằm phấn đấu hoàn thiện. Góp ý, phê bình luôn mang tính xây dựng và chân thành.  
Nói xấu, chỉ trích mang tính nhỏ nhen và thành kiến.  
Gặp gỡ giờ giải lao và sau buổi họp: giờ giải lao và sau cuộc họp nên gặp gỡ  
nói chuyện thân mật với các thành viên dự họp, đánh giá cao ý kiến của họ. Hành động  
này làm cho các thành viên nhận thấy rằng họ thật sự cần thiết, có ích cho cuộc họp  
nhằm động viên họ nhiệt tình tham gia phát kiến trong những cuộc họp sau.  
2. Lập chương trình công tác  
2.1. Khái niệm  
Chương trình công tác là bản dự thảo phương hướng, chủ trương trong một giai  
đoạn hoặc thời gian dài hạn, nhiều năm của cơ quan, tổ chức.  
Chương trình công tác thường có nội dung là mục tiêu chung, mục đích mà cơ  
quan hướng đến.  
Cách hiểu cơ bản chương trình công tác là cương lĩnh hành động chung của  
từng thành viên trong cơ quan, tổ chức.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
18  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 95 trang yennguyen 18/04/2022 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghiệp vụ văn phòng - Ngành: Kế toán - Tài chính ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghiep_vu_van_phong_nganh_ke_toan_tai_chinh_ngan.pdf