Giáo trình Bảo hiểm - Ngành: Kế toán doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: BẢO HIỂM  
NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP  
(Ban hành kèm theo Quyết định số:  
/QĐ-CĐKTKT  
ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường  
Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)  
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20…  
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  
  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: BẢO HIỂM  
NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP  
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP  
THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI  
Họ tên: Lâm Ánh Nguyệt  
Học vị: Thạc sỹ  
Đơn v: Khoa Kế toán Tài chính  
Email: lamanhnguyet@hotec.edu.vn  
TRƯỞNG KHOA  
TỔ TRƯỞNG  
BỘ MÔN  
CHỦ NHIỆM  
ĐỀ TÀI  
HIỆU TRƯỞNG  
DUYỆT  
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 20….  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu  
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
Bảo hiểm  
LỜI GIỚI THIỆU  
Bảo hiểm là môn học chuyên ngành, nhằm giúp cho học sinh ngành Kế toán doanh  
nghiệp có thể có những kiến thức cơ bản về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất  
nghiệp…giúp thuận lợi hơn cho việc tiếp cận thực tiễn công việc sau khi tốt nghiệp.  
Giáo trình Bảo hiểm được tóm tắt lại các nội dung cơ bản theo chương trình môn học  
bậc trung cấp; là tài liệu cần thiết cho học sinh ngành Kế toán doanh nghiệp, đáp ứng chương  
trình giảng dạy và mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thành phố Hồ Chí  
Minh.  
Giáo trình Bảo hiểm bậc trung cấp ngành Kế toán doanh nghiệp gồm 7 chương:  
Chương 1: Những vấn đề chung về bảo hiểm  
Chương 2: Cơ sở kỹ thuật của bảo hiểm  
Chương 3: Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm  
Chương 4: Thị trường bảo hiểm  
Chương 5: Tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm  
Chương 6: Bảo hiểm xã hội  
Chương 7: Nghiệp vụ bảo hiểm tài sản  
Ở mỗi chương ngoài nội dung lý thuyết, còn có hệ thống bài tập để người học củng cố  
lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành. Nội dung kiến thức cơ bản đã được tác giả cập nhật  
theo quy định hiện hành của Nhà nước về Pháp luật hiện hành liên quan đến lĩnh vực bảo  
hiểm.  
Mặc dù rất cố gắng, tuy nhiên giáo trình khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và  
hình thức. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý bạn đọc để Giáo trình này  
được hoàn thiện hơn trong quá trình sử dụng.  
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ….. tháng ……. Năm……  
Chủ biên:  
Lâm Ánh Nguyệt  
 
Bảo hiểm  
MỤC LỤC  
Bảo hiểm  
Bảo hiểm  
Bảo hiểm  
Bảo hiểm  
Bảo hiểm  
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Bảo hiểm  
Mã môn học: MH2104072  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn học Bảo hiểm thuộc nhóm các môn học chuyên môn được bố trí giảng dạy  
sau khi đã học xong các môn học chung.  
- Tính chất: Môn học bảo hiểm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về nền tảng liên  
quan đến bảo hiểm như khái niệm, quản trị rủi ro và những phương thức xử lý rủi ro…Những  
nguyên tắc và kỹ thuật của bảo hiểm, hệ thống các văn bản pháp quy trong lĩnh vực bảo hiểm.  
Những vấn đề cơ bản của một hợp đồng bảo hiểm đồng thời giới thiệu về hệ thống bảo hiểm  
trong nước. Bên cạnh đó cung cấp các kiến thức về bảo hiểm xã hội, đặc điểm và nguyên tắc  
của một số sản phẩm bảo hiểm tiêu biểu.  
Mục tiêu của môn học:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về bảo hiểm, cách thức tổ chức hoạt động  
kinh doanh bảo hiểm, các quy định pháp lý chi phối hoạt động bảo hiểm tại Việt Nam.  
+ Trình bày được những nội dung về hợp đồng bảo hiểm và cách thức thực hiện hợp  
đồng bảo hiểm.  
+ Trình bày được các nghiệp vụ bảo hiểm như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm trong hoạt  
động sản xuất kinh doanh.  
- Về kỹ năng:  
+ Tính được quỹ bảo hiểm, xác định được cách tính phí theo quy định của Nhà nước.  
+ Xác định được hiệu lực của hợp đồng và tính được tỷ lệ tổn thất xảy ra tại các trường  
hợp.  
+ Tính được mức phí bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp bảo hiểm xã hội trong từng trường  
hợp.  
+ Vận dụng tính toán được mức phí bảo hiểm đối với từng nghiệp vụ bảo hiểm và số  
tiền bảo hiểm được bồi thường trong các trường hợp gặp tổn thất.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
+ Người học tiếp nhận và nghiên cứu đầy đủ nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình  
bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương.  
+ Rèn luyện tư duy Logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu  
về phương pháp tính toán, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập.  
Bảo hiểm  
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm  
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM  
Giới thiệu:  
Trong chương 1 bao gồm các nội dung: Các loại tổn thất, rủi ro, phân loại rủi ro, định  
nghĩa bảo hiểm và giới thiệu chung về các loại hình bảo hiểm hiện nay.  
Mục tiêu:  
+ Trình bày được các khái niệm liên quan đến rủi ro, các phương thức xử lý và quản trị  
rủi ro.  
+ Trình bày được định nghĩa về bảo hiểm, vai trò, bản chất của bảo hiểm.  
+ Phân loại được các loại hình bảo hiểm.  
Nội dung chính:  
1.1. Rủi ro và các phương thức xử lý rủi ro  
1.1.1. Tổn thất và khả năng tổn thất  
1.1.1.1. Khái niệm  
Tổn thất là sự thiệt hại của một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến số bất ngờ ngoài  
ý muốn của chủ sở hữu (hoặc người chiếm hữu sử dụng).  
Ví dụ: Những đập nước bị nứt vỡ, các con đường lồi lõm, nhiều tòa nhà, nhà máy đổ  
sập…. Trung Quốc ước tính tổng mức độ thiệt hại do thảm họa động đất xảy ra hồi tháng  
5/2008, ước tính lên tới hơn 20 tỉ USD.  
Trong thuật ngữ “tổn thất”, yếu tố “không cố ý” là rất quan trọng.  
Nguyên nhân tổn thất  
Do sự cố khách quan làm ảnh hưởng đến giá trị tài sản vật chất của doanh nghiệp và của  
cá nhân.  
Do sự cố gây hư hại về mặt vật chất làm mất hoặc giảm giá trị sử dụng, đồng thời giảm  
giá trị của đối tượng bị gây hại.  
Phân loại tổn thất  
Căn cứ vào đối tượng bị thiệt hại tổn thất được chia làm 3 loại:  
Tổn thất tài sản: là sự giảm sút hoặc mất hẳn giá trị của tài sản phát sinh từ một sự số bất  
ngờ, không cố ý  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
11  
     
Bảo hiểm  
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm  
Tổn thất con người: là sự thiệt hại tính mạng, thân thể con người dẫn đến thiệt hại một  
khoản giá trị (các khoản chi phí bằng tiền) nhằm khắc phục, điều trị hoặc dẫn đến việc khiếm  
khuyết một khoản thu nhập nhất định  
Tổn thất do phát sinh trách nhiệm dân sự: là việc phát sinh trách nhiệm dân sự (theo ràng  
buộc của luật dân sự) dẫn đến phải bồi thường bằng tiền những thiệt hại bằng tài sản, tính  
mạng, thân thể, có khi cả thiệt hại về mặt tinh thần gây ra cho người thứ ba khác do lỗi của  
mình.  
Căn cứ vào hình thái biểu hiện tổn thất được chia làm 2 loại:  
Tổn thất động: là trường hợp không có sự hủy hoại vật chất, đối tượng vẫn nguyên giá trị  
sử dụng nhưng giá trị bị giảm sút. Đây là tổn thất nẩy sinh do tác động của yếu tố thị trường  
Tổn thất tĩnh: loại tổn thất mà vật thể bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại về mặt vật chất. Tổn  
thất này phát sinh vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị sử dụng vừa làm giảm (hoặc mất) giá trị của  
đối tượng.  
Căn cứ vào khả năng lượng hóa tổn thất được chia làm 2 loại:  
Tổn thất có thể tính toán: là những tổn thất, khi phát sinh, có thể tính toán, xác định được  
dưới hình thái tiền tệ. Tổn thất này còn gọi là tổn thất tài chính. Có hai trường hợp:  
+Tổn thất lường trước được  
+Tổn thất không lường trước được  
Ví dụ: Virus làm tổn thất hơn 2 nghìn tỷ đồng trong năm 2007. Một cuộc khảo sát do  
Trung tâm BKIS thực hiện với 8.000 người cho thấy các loại mã độc đã gây thiệt hại cho người  
dùng máy tính ở Việt Nam khoảng 591.000 đồng. Trong khi đó, có ít nhất 4 triệu PC đang được  
sử dụng thường xuyên trên cả nước.  
Tổn thất không thể tính toán: là những tổn thất, khi phát sinh, không thể lượng hóa bằng  
tiền. Tổn thất này còn gọi là tổn thất phi tài chính.  
Ví dụ: tổn thất về mặt “tinh thần”  
Tuy nhiên, việc lượng hóa được hay không lượng hóa được bằng tiền cũng còn tùy thuộc  
vào mức độ “thị trường hóa”, mức độ phát triển của đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, ranh giới  
giữa hai loại tổn thất này không giống nhau ở mọi nơi, mọi lúc.  
1.1.2. Rủi ro và mức độ rủi ro  
Khái niệm rủi ro:  
Trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về rủi ro. Ngay cả trong lĩnh  
vực nghiên cứu, các tác giả cũng đã xây dựng rất nhiều định nghĩa khác nhau về “rủi ro”  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
12  
 
Bảo hiểm  
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm  
Theo Frank Knight-Nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng thế kỷ XX cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc  
có thể đo lường được”  
Theo từ điển Oxford: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại”  
Theo Viện kiểm soát nội bộ của Mỹ: “Rủi ro là tính bất thường (tính không chắc chắn)  
của một sự kiện xuất hiện mà nó có thể gây ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu  
Theo từ điển Dictionaire d’assurance (Từ điển bảo hiểm Pháp-Việt) của nhiều tác giả thì:  
Rủi ro là một sự cố không chắc chắn xảy ra hoặc ngày giờ xảy ra không chắc chắn. Để chống  
lại điều đó người ta có thể yêu cầu bảo hiểm  
Nhìn chung, các định nghĩa trên đều đề cập đến 2 vấn đề:  
+ Sự không chắc chắn (yếu tố bất trắc)  
+ Một khả năng xấu, một biến cố không mong đợi, sự tổn thất  
Ví dụ: Một người nhảy từ lầu 20 của tòa nhà cao tầng xuống mặt đất tự tử thì chắc chắn  
sẽ chết. Ở đây có xảy ra mất mát nhân mạng nhưng đây không phải là rủi ro vì cái chết đã được  
thấy trước. Trường hợp khác, một diễn viên đóng thế cũng nhảy từ lầu cao xuống đất bằng dù.  
Nếu bình thường anh ta sẽ không bị thương. Tuy nhiên, anh ta vẫn có thể bị tai nạn, thậm chí  
là chết. Ở trường hợp này, có sự không chắc chắn về hậu quả, tức là có rủi ro trong hành động  
của người diễn viên đóng thế này. Như vậy, nói đến rủi ro, không thể bỏ qua khái niệm về xác  
suất (hay là khả năng xảy ra mất mát).  
Có hai loại xác suất sau đây:  
Xác suất khách quan (xác suất tiên nghiệm): được xác định bằng phương pháp diễn dịch,  
tư duy logic  
Ví dụ 1: Xác suất sấp hay ngửa của đồng tiền rơi là 50%  
Tuy nhiên, xác suất khách quan có khi không thể xác định bằng tư duy logic.  
Ví dụ 2: Xác suất gây tai nạn của người lái xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ  
tuổi tài xế, xe cũ hay xe mới,….  
Xác suất chủ quan: là ước tính của từng cá nhân đối với khả năng xảy ra mất mát khác  
nhau. Vì thế, xác suất chủ quan của từng người cũng khác nhau  
Ví dụ 3: kỳ vọng về xác suất trúng thưởng vé số,…  
Nguyên nhân rủi ro:  
Nguyên nhân khách quan: còn gọi là nguyên nhân bất khả kháng, độc lập với hoạt động  
của con người như: động đất, bão lụt, hạn hán, sóng thần, dịch bệnh,...  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
13  
Bảo hiểm  
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm  
Nguyên nhân chủ quan: sự rủi ro xảy ra do hậu quả từ hoạt động của con người trong điều  
hành kinh tế, khai thác thiên nhiên để phục vụ cho lợi ích của mình…  
Liên quan đến rủi ro, trong các đơn bảo hiểm còn dùng một thuật ngữ đó là “hiểm họa”.  
“Hiểm họa” biểu hiện hàng loạt các sự cố có thể xảy ra gây thiệt hại cho một đối tượng hoặc  
một sự cố không chắc chắn nào đó có thể ảnh hưởng đến nhiều người với tư cách khác nhau….  
Ví dụ: hiểm họa ma túy, hiểm họa hàng hải,…  
1.1.3. Hiểm họa và nguy cơ  
Hiểm họa  
Hiểm họa (Peril) được hiểu la nguồn gôc của tổn thất, là nguyên nhân chính khiến cho tổn  
thất phát sinh. Thông thường thì yếu tố hiểm họa sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của những người  
có liên quan. Để tiện hình dung, chúng ta có thể lấy ví dụ về một căn nhà không may bị cháy,  
khi ấy thì lửa chính là hiểm họa – nguyên nhân gây ra hỏa hoạn. Hsy cũng ví dụ về một căn  
nhà nhưng lần này bị lũ lụt cuốn trôi, lúc này yếu tố lũ cuốn chính là hiểm họa khi nó là nguồn  
gốc gây ra tổn thất cho căn nhà.  
Nguy cơ  
Nguy cơ (Hazard) được xác định là nhân tố tác động làm xuât hiện hoặc gia tăng khả năng  
tổn thất. Được sử dụng cũng rất phổ biến và đôi khi gây lẫn lộn với thuật ngữ “hiểm họa” tuy  
vậy về mặt ý nghĩa thì “nguy cơ” hoàn toàn không đồng thất với “hiểm họa” khi nó chính là  
nhân tố làm cho hiểm họa đến gần với hiện thực hơn để rồi tổn thất phát sinh với mức độ cao  
hơn . Bản thân nguy cơ không phải là nguyên nhân dẫn đến tổn thất , ví dụ như nguy cơ người  
lái xe say sĩn khi tham gia thông , nguy cơ căn nhà nằm sát bờ sông và dễ bị nước lũ cuốn trôi  
đều không phải là nguyên nhân dẫn đến tổn thất mà chỉ là điều kiện hay chất xúc tác làm cho  
tổn thất phát sinh và gia tang mà thôi.  
Nguy cơ dẫn đến tổn thất có thể là nguy cơ vật chất , nguy cơ tinh thần và nguy cơ đạo  
đức. Cụ thể :  
Nguy cơ vật chất (Physical hazard) là nhân tố về mặt vật chất làm xuất hiện và gia tang  
khả năng tổn thất . Điển hình như công trình thi công xây dựng không được trang bị rào chắn  
dễ dẫn đến các tai nạn lao động đáng tiếc , hệ thống máy tính cũ kỹ và xuốn cấp có thể làm sai  
lệch mất đi thông tin dữ liệu,… điều liên quan đến nhân tố vật chất .  
Nguy cơ tinh thần (Moral hazard) là nột yếu tố tinh thần không cố ý nhưng vẫn làm tang  
khả năng gia tang tổn thất , nói cách khác nó chính là sự thờ ơ , thiếu cẩn trọng và không có đủ  
quan tâm cần thiết của con người . Yếu tố không có chủ đích và không dự tính từ trước là điểm  
đặc trưng của loại nguy cơ này .Ví dụ như một người nào đó lắp ráp thiếu phụ kiện sau khi sữa  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
14  
 
Bảo hiểm  
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm  
chữa máy móc, ai đó quên tắt bếp gas sau khi sử dụng đều là những hành vi mang tính bất cẩn  
thuộc về tinh thần mà từ đó có thể rất dễ xảy ra thiệt hại.  
Nguy cơ đạo đức (Morale hazard) là một yếu tố hoàn toàn chủ quan liên quan đến sự cố  
ý làm gia tăng khả năng tổn thấ , bắt nguồn từ hành vi thiếu trung thực hay đạo đức bị khiếm  
khuyết của con người gây nên. Chẳng hạn như trong lĩnh vực tài chính, hành động cố tình lừa  
đảo và cung cấp thông tin , hồ sơ sai sự thật khi có nhu cầu xin vay ngân hàng dẫn đến công  
tác thẩm định và phê duyệt không được chính xác , gây ra những tổn thất rất lớn. Hay như  
trong lĩnh vực bảo hiểm , hành vi cố tình lừa dối để tham gia bảo hiểm và hơn nữa là trong tác  
khiếu nại để nhận tiền bồi thường bảo hiểm được xem là một trong những nguy cơ đặc thù mà  
hoạt động bảo hiểm chứa đựng.  
Tổng quát lại, cần phải phân biệt được nội dung của các khái niệm như vừa trình bày và  
cả mối quan hệ qua lại giữa chúng. Rõ ràng có thể thấy rủi ro không phải là tổn thất – thiệt hại  
phát sinh từ biến cố , không phải là hiểm họa –nguyên nhân gây ra thiệt hại , và cũng không  
phải là nguy cơ – chất xúc tác cho tổn thất xảy ra với khả năng cao hơn . Một ví dụ sẽ giúp dễ  
hình dung và chốt lại vấn đề. Trở lại với tình huống một căn nhà có khả năng gặp hỏa hoạn.  
Lúc đó ta gọi tình trạng chung căn nhà là rủi ro khi mà hỏa hoạn xảy ra là điều có thể và không  
chắc chắn. Trong khi đó thì các nhân tố liên quan là hiểm họa – lửa chính là nguyên nhân ; là  
nguy cơ – các nhân tố có thể làm xúc tác như sự vô ý thức của chủ nhà , các chất kích thích  
lửa; và sau cùng sẽ gây ra tổn thất – căn nà bị hỏa hoạn và thiêu trụi đồ đạc , tài sản thậm chí  
gây ra thiệt hại về người.  
1.1.4. Một số phương thức xử lý rủi ro, nguy cơ và tổn thất  
Các rủi ro đó do nhiều nguyên nhân, ví dụ như: các rủi ro do môi trường thiên nhiên: Bão,  
lụt, động đất, rét, hạn, sương muối, dịch bệnh v.v...  
Các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học và kỹ thuật. Khoa học và kỹ  
thuật phát triển, một căn nhà thúc đẩy sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của  
con người: nhưng mặt khác cũng gây ra nhiều tai nạn bất ngờ như tai nạn ô tô, hàng không, tai  
nạn lao động v.v...  
Các rủi ro do môi trường xã hội: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro  
cho con người. Chẳng hạn, nếu xã hội tổ chức quản lí chặt chẽ - mọi người làm việc và sống  
theo pháp luật thì sẽ không gây ra hiện tượng thất nghiệp, trôm cắp, nếu làm tốt công tác chăm  
sóc sức khỏe sẽ hạn chế được rủi ro không đáng có như hỏa hoạn, bạo lực, v.v...  
Rủi ro thường xuyên để lại những hậu quả hoặc những kết quả ngoài ý muốn cho con  
người. Việc đối phó với rủi ro là việc rất thiết và từ đó mà người ta đã có nhiều biện pháp khác  
nhau nhằm phòng tránh, kiểm soát và khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra. Lịch sử đã ghi nhận  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
15  
 
Bảo hiểm  
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm  
rất nhiều biện pháp đối phó với rủi ro và phổ biến nhất trong số này phải kể đến các biện pháp  
được trình bày sau đây:  
Né tránh rủi ro  
Có thể nói đây là một biện pháp rất đơn giản, được áp dụng thường xuyên trong đời sống  
nghề nghiệp và sinh hoạt hằng ngày, khi mà các cá nhân lựa chọn cách ứng biến để qua đó  
không can dự vào những sự kiện có phát sinh rủi ro, đồng nghĩa với loại trừ khả năng gặp phải  
tổn thất.  
Ví dụ: như để tránh tai nạn giao thông thì người ta chọn cách không ra đường, muốn tránh  
thua lỗ chứng khoán thì đầu tư quyết định không rót tiền vào bất kỳ loại chứng khoán nào trên  
thị trường,... Né tránh rủi ro có thể mang lại nhiều hiệu quả nhưng chỉ giới hạn trong một số  
trường hợp nhất định, khi mà với những rủi ro thuộc dạng không thể nào tránh né được thì biện  
pháp né tránh rủi ro lúc này lại tỏ ra không phù hợp. Bản thân cuộc sống của con người vốn dĩ  
đã bao hàm rất nhiều rủi ro không thể lẫn tránh và hơn nữa sứ mệnh con người đôi khi được  
tạo hóa ban cho là việc chấp nhận để đương đầu với rủi ro.  
Ngoài ra bối cảnh kinh tế học phát triển, tính hợp lí của biện pháp né tránh rủi ro còn được  
đánh giá thông qua chi phí (có thể bằng tiền hoặc không bằng tiền) của sự lựa chọn tình huống  
có rủi ro so với chi phí phát sinh tình huống lựa chọn khác và từ đó sẽ xuất hiện chi phí cơ hội.  
Lấy ví dụ, một người muốn tránh rủi ro khi di chuyển bằng máy bay nên đã lựa chọ di chuyển  
bằng xe khách để thay thế. Lựa chọn này có chi phí cơ hội rất lớn khi mà người đó phải mất  
thời gian lâu hơn gấp nhiều lần để di chuyển, cộng với chất lượng phụ vụ xe khách có thể  
không tốt bằng so với máy bay. Rõ ràng lúc đó tính hợp lý của biện pháp né tránh rủi ro sẽ  
được xem xét lại.  
Ngăn ngừa tổn thất  
Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất đưa ra các hành động làm giảm khả năng xảy ra tổn  
thất hay cụ thể là tác động làm giảm tần số tổn thất. Lúc này thì xác suất dẫn đến tổn thất và  
gây ra thiệt hại sẽ được kéo giảm. Chẳng hạn như để giảm thiểu các vụ tai nạn trong lao động  
thì chủ doanh nghiệp đã tổ chức các khóa học về an toàn lao động cho người làm việc tại đơn  
vị mình để qua đó nâng cao hơn kiến thức, kinh nghiệm trong việc đảm bảo an toàn lao động,  
các lớp tập bơi ở nhiều nơi được dựng lên để giúp nhiều trẻ em có đủ kỹ năng phòng vệ trước  
những tình huống mà rủi ro đuối nước có thể xảy ra và gây ra thiệt hại khôn lường, hay bệnh  
tật có thể phần nào được đẩy lùi nếu người ta trang bị cho mình một cuộc sống lành mạnh và  
chế độ ăn uốn hợp lý. Như vậy có thể thấy biện pháp ngăn ngừa tổn thất chính là biện pháp  
tác động vào yếu tố nguy cơ làm phát sinh và gia tăng khả năng tổn thất , khiến cho nguy cơ  
này bị kéo giảm hoặc thậm chí có thể bị triệt tiêu.  
Giảm thiểu tổn thất  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
16  
Bảo hiểm  
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm  
Trong tình huống khi mà tổn thất xảy ra thì người ta có thể giảm thiểu tổn thất thông qua  
các biện pháp làm giảm giá trị thiệt hại phát sinh, tức tác động đến khả năng tổn thất thông qua  
mức độ tổn thất.  
Ví dụ: khi một vụ tai nạn giao thông thì người ta khẩn trương đưa người bị nạn đến ngay  
bệnh viện kịp thời, hay như trong xe tô được trang bị các bình xịt dập lửa phòng khi xe bốc  
cháy và để giảm xuống mức thấp nhất có thể khi tổn thất phát sinh. Đặc biệt như trong lĩnh vực  
ngân hàng, một khoản cấp tính dụng khi phát sinh rủi ro và gặp khó khăn trong quá trình thu  
nợ, lúc này tổn thất ít nhiều đã hiện hữu và khi đó phía ngân hàng sẽ ngay lập tức tiến hành các  
biện pháp xử lý nghiệp vụ để làm giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thất như đôn đốc khách  
hàng trả nợ, đề nghị bổ sung thêm tài sản thế chấp, trích lập dự phòng,... Trong thục tế thì biện  
pháp giảm thiểu tổn thất được áp dụng khá nhiều trong hoạt động kinh doanh và tài chính.  
Về mặt bản chất đã ghi nhận giữa biện pháp đã ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu tổn thất  
luôn tồn tại một mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thử hình dung các lần khám sức khỏe định  
kỳ, rõ ràng nó không thể tiêu diệt được bệnh mà chỉ là cơ sở để qua đó phát hiện và hỗ trợ chữa  
trị kịp thời cho những người không may mắc pahri bệnh. Tuy nhiên, việc khám sức khỏe định  
kỳ này lại lag bàn đạp trong việc gợi nhắc cho nhiều người về việc chăm sóc, giữ gìn sức khỏe  
để tránh xe bệnh tật. Lúc này, dễ thấy hành động giảm thiểu tổn thất đã ảnh hưởng tới ý định  
ngăn ngừa tổn thất của con người.  
Chấp nhận rủi ro  
Biện pháp này có thể được cho là đơn giản và ít hao phí công sức nhất mà người ta áp  
dụng trong việc đối phó với rủi ro khi mà sự tự gánh chịu trách nhiệm về hậu quả thiệt hại do  
tổn thất là yếu tố điển hình. Sở dĩ người ta lựa chọn cách thức này thay vì đưa ra hành động  
khác là xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước hết là việc trong nhiều trường hợp, người ta  
hoàn toàn đủ khả năng để bù đắp thiệt hại khi có tổn thất rủi ro gây ra. Chẳng hạn như thiệt hại  
về yếu tố tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, chính sách nhà nước đưa ra và ngân hàng thực  
hiện là tiến hành trích lập dự phòng rủi ro để chủ động bù đắp cho các khoản nợ xấu gặp khó  
khăn tròn công tác thu hồi. Tiếp theo đó người ta còn chấp nhận rủi ro khi không còn phương  
pháp nào khác tốt hơn để giải quyết vấn đề. Điển hình như trong xã hội ngày nay, nhiều loại  
thực phẩm bẩn và có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng xuất hiện ngày càng phổ biến trên thị  
trường, qua đó đe dọa sức khỏe con người và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống. Thế nhưng  
một bộ phận không nhỏ người đã không còn cách nào khác ngoài việc phải chấp nhận những  
rủi ro này, khi bản thân không tìm ra cách để giải quyết do vấn đề về kinh tế hay quan niệm cá  
thể. Chưa dừng lại ở đó, trong nhiều trường hợp thi người ta còn chấp nhận rủi ro dựa trên sự  
suy tính chủ động và yếu tố đầu cơ. Dễ thấy nhất phải kể đến trong lĩnh vực kinh doanh đầu  
tư, nơi mà người ta luôn quan niệm sự liều lĩnh càng lớn sễ đổi lại kết quả thu được càng có  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
17  
Bảo hiểm  
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm  
giá trị cao. Một nhà đầu tư sẵn sàng “ lướt sóng” trên những cổ phiếu có giá trị biến động mạnh,  
tức rủi ro cao với hy vọng ngự trị là một khoản lợi nhuận lớn sẽ đến với anh ta.  
Từ những vấn đề đã trình bày thì có thể thấy biện pháp chấp nhận rủi ro được tách ra thành  
hai nhóm, đó là chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động. Với chấp nhận rủi ro  
thụ động, người gánh chịu tổn thất hoàn toàn không có bất kỳ sự chuẩn bị trước nào và sau khi  
tổn thất xay ra thì họ có thể dễ dàng bù đắp bằng cách tự thân vận động hay nhờ đến sự hỗ trợ  
của người khác. Ngược lại trong chấp nhận rủi ro chủ động, người ta tiến hành thiết lập các  
quỹ dự phòng, chủ động tích lũy và tiết kiệm để ngay từ đầu luôn trong trạng thái sẵn sàng bù  
đắp tổn thất do rủi ro gây ra.  
Chuyển giao rủi ro  
Chuyển giao rủi ro là biện pháp mà người ta sử dụng để chuyển thiệt hại phát sinh (về  
mặt tài chính) từ rủi ro sang cho người khác gánh chịu. Sử dụng phương pháp này, người ta sẽ  
tìm cách chuyển một phần hoặc nhiều lúc là toàn bộ rủi sang cho người khác, với rất nhiều các  
hình thức hoán chuyển được triển khai linh hoạt trong đời sống và trên từng lĩnh vực chuyên  
môn.  
Ví dụ như trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, người ta thấy rủi ro sẽ xảy đến mảnh  
đất mà mình đang sở hữu khi mà trong tương lahi sẽ bị nhà nước thu hồi, giải tỏa và đền bù  
với giá trị thấp nên người đó đã cố gắng bán mảnh đất này đi và nếu giao dịch thành công thì  
lúc này rủi ro đã được hoán chuyển sang cho phía người mua. Hay như trong lĩnh vực tài chính,  
một ngân hàng có một khách hàng vấy với dự án sắp triển khai và nhận thấy sẽ khá rủi ro nếu  
tài trọ toàn bộ cho dự án này nên phía ngân hàng đã tiến hành nghiệp vụ đồng tài trợ. Lúc này,  
với sự kết hợp với các ngân hàng khác thì có thể nói một phần rủi ro được chuyển từ một ngân  
hàng ban đầu sang cho nhiều ngân hàng khác.  
Bảo hiểm  
Biện pháp cuối cùng là bảo hiểm, được đánh giá là có hiệu quả xử lý rủi ro cao hơn hết.  
Đây cũng là một hình thức hoán chuyển rủi ro, nhưng với cơ chế đặc thù mang tính chất khoa  
học là chuyển rủi ro cho số đông người ở một mức độ vừa phải trên cơ sở hợp đồng sao cho  
mỗi cá nhân sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ thiệt hại do tổn thất gây nên, trong khi các  
cơ chế khác sẽ chỉ làm lợi cho một bộ phận người trong nhóm và những người trong nhóm con  
lại sẽ chịu thiệt. Việc ra đời của bảo hiểm để đối phó với rủi ro được xem là tất yếu khách quan  
trong cuộc sống của con người. Một xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển, vấn đề về rủi ro  
cũng theo đó mà ngày một phức tạp hơn thì biện pháp bảo hiểm lại càng tỏ rõ vị thế đầu tàu  
của mình trong việc đối phó với rủi ro.  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
18  
Bảo hiểm  
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm  
1.2. Quản trị rủi ro  
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro  
Trong mi hoạt động, con người luôn có nguy cơ gặp phi ri ro vì nhng nguyên nhân  
khác nhau, như: bão lụt, hn hán, ốm đau, bệnh tt tai nạn… Mỗi khi gp phi rủi ro thường  
gây nên nhng hu quả khó lường làm ảnh hưởng đến đời sng, sn xuất và đến sc khoca  
con người. Bi vy, ngay tkhi xã hội loài người xut hin thì nhu cầu an toàn đối vi con  
người cũng xuất hin và nó là mt trong nhng nhu cầu vĩnh cửu. Lúc nào con người cũng tìm  
cách bo vchính bn thân và tài sn của mình trước nhng ri ro trong cuc sống cũng như  
trong sn xuất. Phương pháp bảo vệ lúc đầu là rất đơn giản và đôi khi là mù quáng, bằng cách  
hluôn luôn cầu xin các đấng thn linh và chúa tri phù hdể được yên n, an toàn. Và chng  
bao lâu con người đã tìm ra cách thức bo vmt cách có tchc. Các nhà kho chọc đã tìm  
thy nhng vết tích chng minh stn ti ca các tchc cu hộ tương hỗ đối vi các thtc  
đá Ai Cập cổ đại từ 4.500 năm trước công nguyên. Hay người BaBi-Lon đã đưa ra những quy  
tc trong vic tchức các phương tiện vn ti bằng xe kéo và đặc biệt đã quy định phân chia  
các thit hi do mt cp và bị cướp cho các thương gia cùng gánh chịu. Thi La Mã cổ đại đã  
có nhng hội đoàn kết tương trợ ca các tập đoàn lính có cùng nhu cầu, bằng cách người ta đã  
dùng quy chế ca toàn tang lLanuvium tchc tang lcho tt cả các thành viên đã có tiền  
đóng góp cho hội tkhi hcòn sống. Đến thi Trung c, các quy tc vbo him hàng hải đã  
được hình thành và phát trin vi bng chứng là người ta đã tìm thấy các bn hợp đồng bo  
him cổ xưa nhất các cng biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương… Khi cuộc sng và sn  
xut ngày càng phát trin thì nhu cầu an toàn cũng được con người ngày càng quan tâm nhiu  
hơn. Đặc bit là khi khoa hc, kthut và công nghphát trin, mt mặt đã làm tăng năng suất  
lao động và tạo điu kin thun li cho cuc sng.  
1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp  
Qun trri ro sẽ giúp Ban Giám đc doanh nghiệp đưa ra các quyết đnh chính xác, hiu  
quả; đồng thi gim thiu tối đa thit hi ca nhng rủi ro trong quá trình điều hành, qun lý.  
Đối vi các doanh nghip chú trọng đến qun trri ro thì công vic này scung cp các  
thông tin ri ro và bin pháp khc phục cho HĐQT/ Ban TGĐ để đảm bo hoạt động kinh  
doanh, sn xut không bị gián đon.  
Không nhng vy, qun trri ro còn htrcác doanh nghip hoàn thành mc tiêu chiến  
lược đã đặt ra nhvào việc đánh giá khả năng xảy ra, mức độ ảnh hưởng ca các tình hung  
xu nhất; truy tìm đến tn cùng ngun gc gây ra thit hi và giúp doanh nghip ng phó hiu  
quvi sự thay đổi của môi trường kinh doanh.  
Thông thường, quy trình qun lý rủi ro thường gồm 6 bước dưới đây.  
Bước 1: Xác định gii hn xlý ri ro  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
19  
     
Bảo hiểm  
Chương 1. Những vấn đề chung về bảo hiểm  
Ở bước này, doanh nghip cn xây dựng được bi cảnh và môi trường kinh doanh trong  
vic thc hin mc tiêu, chiến lược ca doanh nghiệp để từ đó xác định được gii hn xlý ri  
ro, mức độ qun lý rủi ro; đồng thi gn kết các hoạt động với các bước công vic chính trong  
qun lý ri ro.  
Bước 2: Nhn din ri ro  
Ở bước này, doanh nghip phát hiện được các skin có thể ảnh hưởng đến vic thc  
hin mc tiêu chiến lưc, hoạt động sn xuất, kinh doanh …; Sau khi có danh sách các sự kin  
thì phân chia thành ri ro cp doanh nghip, ri ro cấp đơn vị và phân nhóm chúng để qun lý.  
Bước 3: Đánh giá rủi ro  
Ở bước này, doanh nghip cần đánh giá các rủi ro có khả năng xảy ra hay không và nh  
hưởng ca các rủi ro đến tình hình kinh doanh, sn xuất; đồng thi xem xét các bin pháp kim  
soát ri ro.  
Da vào bng phân cp, phân nhóm ri ro ở bưc 2; doanh nghip sẽ xác định được mc  
độ ưu tiên quản lý da trên bộ tiêu chí đo lường được lượng hóa gn vi giá trcthcho khả  
năng xảy ra ca ri ro và mức độ ảnh hưởng ca ri ro; từ đó xác định mức độ chp nhn ri  
ro ca doanh nghip cho tng loi ri ro.  
Bước 4: ng phó ri ro  
Đây là bước doanh nghip xây dng các giải pháp, hành động cthể để gim thiu ri ro  
xung mc có thchp nhận được. Và các phương án ứng phó ri ro này phải tương ứng vi  
mức độ ri ro, chi phí ca từng phương án ứng phó đã được lp ở bưc 1.Trong mt số trường  
hp, doanh nghip có thkết hp nhiều phương án ứng phó rủi ro để đạt kết qucao nhât mà  
vẫn đm bo chi phí ng phó mc cho phép.  
Bước 5: Kim soát ri ro  
Ở bước này, doanh nghip sthc hin các quy trình, biện pháp đkim soát và ng phó  
vi ri ro gm có:  
Kim soát phòng nga: các bin pháp xử lý để ngăn chặn các li, scố hay hành động/giao  
dch không mong mun xy ra;  
Kim soát phát hin: giám sát hoạt động/quy trình để xác định các bin pháp kim soát  
phòng nga còn thiếu sót và li, scố hay hành động/giao dch, từ đó có các biện pháp ng  
phó phù hp;  
Kim soát khc phc: các bin pháp xử lý để khôi phc vtrạng thái ban đầu hoc gim  
hu qu, thit hi ca các li, scố hay hành động/giao dịch đã xảy ra.  
Bước 6: Giám sát và báo cáo  
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 156 trang yennguyen 18/04/2022 2280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo hiểm - Ngành: Kế toán doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_hiem_nganh_ke_toan_doanh_nghiep.pdf