Đặc điểm hô hấp trước và sau mổ bướu giáp chèn ép khí quản

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ĐẶC ĐIỂM HÔ HẤP TRƯỚC VÀ SAU MỔ BƯỚU GIÁP  
CHÈN ÉP KHÍ QUẢN  
1
2
TRẦN LÊ BẢO CHÂU , HUỲNH QUANG KHÁNH  
TÓM TẮT  
Đặt vấn đề: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 33% bệnh nhân bướu giáp có triệu chứng chèn ép. Bệnh  
lý bướu giáp chèn ép gây hẹp đường thở là một trong những chỉ định ngoại khoa của bệnh lý bướu giáp.  
Triệu chứng chèn ép không chỉ ảnh hưởng về lâm sàng đối vối bệnh nhân mà còn là một vấn đề đối với  
gây mê và hồi sức chu phẫu.  
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi thu nhận được 52 bệnh nhân được  
chẩn đoán bướu giáp chèn ép khí quản đến khám và có điều trị phẫu thuật tại khoa Ngoại Lồng ngực  
bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2015 đến hết tháng 03/2019. Tiêu chuẩn loại trừ: BN có u phối hợp vùng  
cổ gây chèn ép khí quản, ung thư tuyến giáp có hình ảnh xâm lấn khí quản trên CT scan.  
Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu 62.15 ± 12.71, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:4.  
Tại thời điểm nhập viện, có 3 trường hợp đang điều trị viêm phổi, 4 trường hợp đang đặt NKQ và 1 trường  
hợp đã được mở khí quản trong tổng số 52 ca, như vậy có 15.38% bệnh nhân có vấn đề hô hấp tại thời  
điểm nhập viện. Đặc điểm của bướu giáp chèn ép khí quản thường là bướu có kích thước lớn, phân độ từ  
độ II trở lên, trên 80% có thòng trung thất. Đường kính khí quản nhỏ nhất đo được là 3mm. Đường kính  
khí quản nhỏ nhất trung bình tính ra là 8.15 ± 3.40. Phân nhóm khí quản hẹp đa số bệnh nhân thuộc  
nhóm kích thước từ 5 - 10mm, chiếm 73.1%. Tỉ lệ bệnh nhân đặt nội khí quản khó là 61.5%. Kết quả tốt  
của phẫu thuật là 86.54%, tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 13.46% bao gồm các biến chứng suy hô  
hấp, tê tay, liệt dây thanh và tụ dịch trung thất, ngoài ra không có trường hợp nào tử vong. Tỉ lệ suy hô  
hấp sau mổ là 3.8%. Tỉ lệ đặt lại nội khí quản là 1.9%. Ghi nhận chỉ có 2 trường hợp mềm sụn khí quản  
được đánh giá trong mổ và cả hai trường hợp đều được xử lý bằng cách khâu treo khí quản.  
Kết luận: Phẫu thuật điều trị bệnh lý bướu giáp chèn ép khí quản cho kết quả sớm tốt. Bệnh nhân  
phục hồi hô hấp nhanh chóng sau phẫu thuật. Trong phẫu thuật, cần chú ý các vấn đề: gây mê đặt NKQ,  
nhuyễn sụn khí quản và liệt dây thanh sau mổ.  
Key word: Bướu giáp chèn ép khí quản, nhuyễn sụn khí quản, hẹp khí quản.  
còn là một vấn đề đối với gây mê và hồi sức chu  
phẫu. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng 33% bệnh nhân  
bướu giáp có triệu chứng chèn ép[2]. Nghiên cứu của  
A. Alfonso cho thấy, 1/3 bệnh nhân có bằng chứng  
hình ảnh học đẩy lệch khí quản không có triệu  
chứng chèn ép[3]. Mặc dù vậy, về lâu dài việc đẩy  
lệch hay làm hẹp lòng khí quản sẽ gây ảnh hưởng  
đến chức năng hô hấp của bệnh nhân. Do đó, chỉ  
định ngoại khoa điều trị bệnh lý bướu giáp chèn ép  
khí quản cần được cân nhắc. Chỉ định phẫu thuật  
đối với bệnh lý này có liên quan chặt chẽ đến việc  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Bệnh lý bướu giáp chèn ép gây hẹp đường thở  
là một trong những chỉ định ngoại khoa của bệnh lý  
bướu giáp. Theo một nghiên cứu của J. M. Findlay,  
trong số các bệnh nhân được phẫu thuật tuyến giáp,  
có khoảng 19% bệnh nhân có chèn ép khí quản với  
đường kính lòng khí quản từ 2 - 15mm, trong đó 6%  
bệnh nhân có hẹp nặng khí quản với đường kính  
lòng khí quản < 5mm[1]. Triệu chứng chèn ép không  
chỉ ảnh hưởng về lâm sàng đối vối bệnh nhân mà  
Địa chỉ liên hệ: Trần Lê Bảo Châu  
Email: tranle.bchau@gmail.com  
Ngày nhận bài  
Ngày phản biện  
Ngày chấp nhận đăng  
: 01/10/2020  
: 03/11/2020  
: 05/11/2020  
1 ThS.BS. Khoa Tuyến vú - Bệnh viện Chợ Rẫy  
2 TS.BS. Trưởng Khoa Tuyến vú - Bệnh viện Chợ Rẫy  
35  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
đặt nội khí quản trong gây mê và vấn đề hô hấp của  
bệnh nhân sau phẫu thuật. Ngoài ra trong một số  
trường hợp, bệnh nhân có triệu chứng khó thở do  
chèn ép có chỉ định đặt nội khí quản hoặc mở khí  
quản cấp cứu, bướu giáp lớn là một khó khăn khi  
phẫu thuật cần phải có biện pháp can thiệp hiệu quả  
nhằm giải quyết tình trạng cấp cứu của bệnh nhân.  
Chính vì lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu  
về đặc điểm hô hấp trước và sau mổ bướu giáp  
chèn ép khí quản.  
Kết quả trung bình: Thực hiện thành công phẫu  
thuật nhưng có các biến chứng: hạ canxi máu, khàn  
tiếng, tụ dịch vết mổ, nhiễm trùng vết mổ.  
Kết quả xấu: Không cắt được bướu hoặc cắt  
được bướu nhưng có các biến chứng nặng: liệt dây  
thanh 2 bên phải mở khí quản, suy hô hấp, chảy  
máu sau mổ phải mổ lại, tổn thương cấu trúc xung  
quanh như thủng thực quản, thủng khí quản, ống  
ngực… Tử vong trong hoặc sau mổ.  
KẾT QUẢ  
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu 62.15 ±  
12.71, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:4. Tại thời điểm nhập  
viện, có 3 trường hợp đang điều trị viêm phổi, 4  
trường hợp đang đặt NKQ và 1 trường hợp đã được  
mở khí quản trong tổng số 52 ca, như vậy có  
15.38% bệnh nhân có vấn đề hô hấp tại thời điểm  
nhập viện. Đặc điểm của bướu giáp chèn ép khí  
quản thường là bướu có kích thước lớn, phân độ từ  
độ II trở lên, trên 80% có thòng trung thất. Về lâm  
sàng, tuổi mắc bệnh cao hơn so với bệnh lý bướu  
giáp thường gặp, thời gian mắc bệnh trung bình là  
7.10 năm.  
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả hàng loạt  
ca 52 bệnh nhân được chẩn đoán bướu giáp chèn  
ép khí quản đến khám và có điều trị phẫu thuật tại  
khoa Ngoại Lồng ngực bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng  
01/2015 đến hết tháng 03/2019. Chúng tôi loại trừ  
bệnh nhân ung thư tuyến giáp có hình ảnh xâm lấn  
khí quản trên CT scan. Chẩn đoán hẹp khí quản dựa  
trên hình ảnh CT scan: đường kính cắt ngang đoạn  
khí quản nhỏ nhất < 15mm[30]  
Phân loại mức độ hẹp khí phế quản[4]  
.
- Độ 0  
- Độ I  
: Không hẹp.  
Đường kính khí quản nhỏ nhất đo được là  
3mm. Đường kính khí quản nhỏ nhất trung bình tính  
ra là 8.15 ± 3.40. Phân nhóm khí quản hẹp đa số  
bệnh nhân thuộc nhóm kích thước từ 5 - 10mm,  
chiếm 73.1%. Mức độ hẹp trung bình của khí quản là  
49.47%. Vị trí hẹp chủ yếu ở đoạn cổ, tỷ lệ 46.2%  
trong dân số nghiên cứu, tỷ lệ hẹp đoạn ngực là  
25% trường hợp và tỷ lệ hẹp cả đoạn cổ và đoạn  
ngực là 28.8%.  
: Hẹp từ 1 đến 25% khẩu kính khí  
phế quản.  
- Độ II  
- Độ III  
- Độ IV  
- Độ V  
: Hẹp từ 26 đến 50% khẩu kính khí  
phế quản.  
: Hẹp từ 51 đến 75% khẩu kính khí  
phế quản.  
: Hẹp từ 76 đến 90% khẩu kính khí  
phế quản.  
Tỉ lệ bệnh nhân đặt nội khí quản khó là 61.5%.  
Ghi nhận 90% đường mổ là đường mở cổ. Có 1  
trường hợp mở xương ức từ đầu do chẩn đoán  
trước mổ là u trung thất. Ngoài ra 4 trường hợp mở  
cổ kết hợp mở xương ức chiếm 7.7%, chủ yếu do  
bướu giáp to thòng trung thất không thể lấy hết qua  
đường mở cổ. Phương pháp phẫu thuật chiếm đa số  
là cắt gần trọn tuyến giáp với tỷ lệ 46.2%, có 35%  
trường hợp được phẫu thuật cắt trọn một thùy tuyến  
giáp gây chèn ép. Dưới 20% bệnh nhân phải cắt  
toàn bộ hai thùy tuyến giáp. Thời gian phẫu thuật  
trung bình là 2.10 ± 0.53 giờ. Thời gian rút nội khí  
quản trung bình là 18.423 ± 47.34 giờ .Thời gian hậu  
phẫu trung bình là 5.04 ± 3.372 ngày.  
: Hẹp từ trên 90% đến toàn bộ khẩu  
kính khí phế quản.  
BN trước gây mê được đánh giá các chỉ số  
ASA và đánh giá phân độ Mallampati tiên lượng đặt  
nội khí quản khó. BN được đánh giá đặt NKQ khó do  
bác sĩ gây mê có kinh nghiệm từ 2 năm lâm sàng trở  
lên và đánh giá là đặt NKQ khó. Nhuyễn sụn khí  
quản được chẩn đoán trong lúc mổ. Phẫu thuật viên  
là người đánh giá tình trạng khí quản có mềm hơn  
so với đoạn khí quản bình thường không bị chèn ép.  
Xử trí mở khí quản hoặc khâu treo khí quản được  
quyết định bởi phẫu thuật viên trong mổ. BN được  
mở khí quản hậu phẫu khi liệt khép dây thanh do tổn  
thương thần kinh quặt ngược hoặc thở máy lâu dài  
do tình trạng viêm phổi.  
Kết quả tốt của phẫu thuật là 86.54%, tỉ lệ biến  
chứng sau phẫu thuật là 13.46% bao gồm các biến  
chứng suy hô hấp, tê tay, liệt dây thanh và tụ dịch  
trung thất, ngoài ra không có trường hợp nào tử  
vong. Tỉ lệ suy hô hấp sau mổ là 3.8%. Tỉ lệ đặt lại  
nội khí quản là 1.9%.  
Kết quả phẫu thuật  
Kết quả tốt: Thực hiện thành công phẫu thuật  
và không có biến chứng.  
36  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Ghi nhận chỉ có 2 trường hợp mềm sụn khí  
quản được đánh giá trong mổ và cả hai trường hợp  
đều được xử lý bằng cách khâu treo khí quản.  
Cắt toàn bộ TG  
Cắt 1 thùy TG  
10  
18  
24  
19  
35  
46  
Cắt gần trọn TG  
Suy hô hấp sau mổ  
Thở máy  
Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng và CT scan  
nhóm nghiên cứu  
6
2
1
11.5  
3.8  
Số BN  
(n = 52)  
Tỉ lệ  
%
Suy hô hấp  
Đặt lại NKQ  
1.9  
Giới tính  
Biến chứng sau mổ  
Nhuyễn sụn khí quản  
Liệt khép dây thanh  
Mở khí quản sau mổ  
Tê tay  
Nam  
4
7
2
2
4
2
1
3.8  
3.8  
7.2  
3.8  
1.9  
Nữ  
48  
93  
Tuổi trung bình (năm)  
Thời gian mắc bệnh bướu giáp  
Triệu chứng hô hấp trước mổ  
Khó thở  
62.15 ± 12.71  
7.10 ± 6.76 năm  
Tụ dịch trung thất  
22  
3
42.3  
5.8  
7.7  
1.9  
Viêm phổi đang điều trị  
Đang đặt NKQ  
Mở khí quản  
4
Bảng 3. Các yếu tố liên quan thở máy sau mổ  
1
Đặt NKQ trước mổ  
Có (n = 4)  
Thời gian rút NKQ  
10.9375 ± 10.795  
108.25 ± 156.89  
Giá trị p  
Phân độ bướu giáp  
Độ 1  
0.0001  
0
0
Không (n = 48)  
Viêm phổi  
Độ 2  
11.5  
53.8  
34.6  
Độ 3  
Có (n = 3)  
18.7449 ± 48.7247  
13.1667 ± 11.094  
0.845  
0.002  
Độ 4  
Không (n = 49)  
Suy hô hấp trước mổ  
Có (n = 6)  
Chức năng hô hấp (n = 17)  
Bình thường  
10  
2
58.82  
11.76  
17.65  
11.7  
74.083 ± 132.607  
11.163 ± 10.91  
Tắc nghẽn nhẹ  
Tắc nghẽn trung bình  
Tắc nghẽn nặng  
Đặt NKQ khó  
Bướu giáp thòng trung thất  
Phân nhóm ĐK hẹp khí quản  
< 5mm  
Không (n = 49)  
Mức độ hẹp khí quản  
≥ 50% (n = 29)  
< 50% (n = 23)  
3
2
20.0517 ± 61.4673  
16.3696 ± 19.545  
0.784  
61.5  
87.5  
BÀN LUẬN  
15.4  
73.1  
11.5  
Bướu giáp đa nhân lành tính sẽ có tình trạng  
lớn lên và dẫn đến chèn ép khí quản, các báo cáo  
cho thấy 76,6% BN có bướu giáp đa nhân lành tính  
sẽ phát triển và biểu hiện thành hội chứng chèp ép  
các cơ quan xung quanh, 2 - 3% bướu giáp đa nhân  
sẽ phát triển thành ung thư sau thời gian trung bình  
là 4.5 năm[5]. Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận thời  
gian biết bệnh bướu giáp trung bình của bệnh là  
7.10 ± 6.76 năm, thời gian mắc bệnh lâu nhất là  
40 năm. Bùi Viết Hoàng[6] ghi nhận thời gian phát  
triển bướu giáp là 12,1 năm, 52% bệnh nhân có thời  
gian phát triển từ 10 - 20 năm và 11,5% có thời gian  
phát triển bướu > 20 năm. Binu Sajid[7] cho thấy thời  
gian mắc bệnh trung bình của 50 bệnh nhân bướu  
giáp chèn ép khí quản là 10.81 năm, và thời gian  
mắc bệnh lâu nhất là 30 năm. Như vậy, bướu giáp  
5 - 10mm  
> 10mm  
Đường kính KQ hẹp trung bình  
(mm)  
8.15 ± 3.40  
Bảng 2. Đặc điểm phẫu thuật và hậu phẫu  
Số BN (n = 52)  
Tỉ lệ  
Đường mổ  
Mở cổ  
90.4  
9.6  
Mở cổ + mở xương ức  
Phương pháp phẫu thuật  
37  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
chèn ép khí quản có thời gian mắc bệnh lâu, bướu  
lớn dần lên gây các triệu chứng chèn ép khiến bệnh  
nhân nhập viện điều trị.  
Tác giả Trần Thị Cẩm Nhung[11] báo cáo 120  
BN gây mê đặt nội khí quản cho phẫu thuật bướu  
giáp nhận thấy 26,6% BN tiên lượng đặt nội khí  
quản khó, trong khi thật sự khó chiếm 10.8%.  
Tác giả còn cho thấy những yếu tố tiên lượng đặt  
NKQ khó trong 13 trường hợp đặt nội khí quản khó:  
30,8% có khoảng cách hai hàm răng < 4cm đặt nội  
khí quản khó, 38,5% khoảng cách cằm giáp < 6cm  
đặt nội khí quản khó, 30,8% Mallampati độ III đặt nội  
khí quản khó, 38,5% Cormack - Lehane độ III nội khí  
quản khó, 7,7% bướu giáp thòng trung thất có đẩy  
lệch khí quản, đặt nội khí quản khó.  
Triệu chứng chèn ép đường thở do bướu giáp  
lớn chèn ép biểu hiện với nhiều mức độ: ho khan,  
thở rít, thở co kéo, suy hô hấp cấp hoặc đôi khi là  
biểu hiện viêm phổi tái phát nhiều lần. Trong nghiên  
cứu chúng tôi ghi nhận được bệnh nhân có triệu  
chứng khó thở chiếm 65.4%, thở rít 3.8%, thở co  
kéo 7.7%. Ngoài ra, có 5.8% bệnh nhân đang điều trị  
viêm phổi, 7.7% bệnh nhân suy hô hấp được đặt khí  
quản lúc nhập viện. Tác giả Micheal T Stang[8]  
nghiên cứu 188 BN có triệu chứng khó thở tư thế  
trong 1081 BN bướu giáp được phẫu thuật cho thấy  
rằng 93.5% BN khó thở tư thế có chèn ép khí quản  
được xác định thông qua chẩn đoán hình ảnh và sau  
phẫu thuật cắt tuyến giáp 82,4% sẽ mất triệu chứng  
khó thở tư thế. Tác giả nhận định triệu chứng khó  
thở tư thế là một dấu hiệu quan trọng của tình trạng  
bướu giáp chèn ép khí quản và là một chỉ định phẫu  
thuật cắt bướu giáp làm giảm sự chèn ép khí quản.  
KẾT LUẬN  
Phẫu thuật trong bướu giáp chèn ép khí quản là  
chỉ định ngoại khoa cần thiết trong mọi trường hợp.  
Bướu giáp chèn ép khí quản có thể dẫn đến những  
biểu hiện suy hô hấp cấp tình cần xử lý nhanh và  
phẫu thuật. Các vấn đề hô hấp trước, trong và sau  
quá trình phẫu thuật bướu giáp chèn ép khí quản  
cần được chú ý trong quá trình điều trị.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Chúng tôi ghi nhận trong nghiên cứu đường  
kính khí quản từ 5 - 10mm chiếm tỉ lệ cao nhất là  
73.1%, đường kính khí quản hẹp khít < 5mm là  
15.4%. Binu Sajid[7] báo cáo trên 50 BN cho thấy tỉ lệ  
khí quản hẹp từ 5 - 10mm là 44% và đường kính khí  
quản hẹp khít < 5mm là 8%. Tác giả còn nhận thấy  
các BN hẹp khít khí quản < 5mm cần sử dụng nội  
soi khí quản dẫn đường trong lúc gây mê đặt nội khí  
quản. Dempsey[9] ghi nhận có sự tương quan giữa  
triệu chứng khò khè với đường kính của khí quản,  
tác giả ghi nhận 23% BN có triệu chứng khò khè  
trước mổ, trong đó 66,7% BN có đường kính khí  
quản hẹp khít < 5mm. Sorensen[10] ghi nhận kích  
thước khí quản trên 65 BN bướu giáp chèn ép khí  
quản cho thấy diện tích khí quản trung bình là  
1.5cm2, nhóm BN có bướu giáp chèn ép vùng cổ có  
diện tích khí quản hẹp là 1.6cm2 và nhóm BN có  
bướu giáp thòng chèn ép có diện tích khí quản là  
1.1cm2.  
1. Findlay, J.M., et al., Post-thyroidectomy  
tracheomalacia: minimal risk despite significant  
tracheal compression. Br J Anaesth, 2011.  
106(6): p. 903 - 6.  
2. Banks, C.A., et al., Thyroid disease and  
compressive symptoms. Laryngoscope, 2012.  
122(1): p. 13 - 6.  
3. Alfonso, A., et al., Tracheal or esophageal  
compression due to benign thyroid disease. Am  
J Surg, 1981. 142(3): p. 350 - 4.  
4. Freitag, L., et al., A proposed classification  
system of central airway stenosis. Eur Respir J,  
2007. 30(1): p. 7 - 12.  
5. Fujita, T., The Natural History of Multinodular  
Goiter. Journal of the American College of  
Surgeons, 2015. 221(4): p. 893 - 894.  
Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 61.5% trường  
hợp đặt nội khí quản khó trong lúc gây mê. Findlay[1]  
ghi nhận có 7/62 bệnh nhân có kích thước khí quản  
< 5mm cần phải đặt nội khí quản có lò xo khi còn  
tỉnh vì bệnh nhân sẽ ngưng thở khi nằm ngửa. Tác  
giả cho thấy ống nội khí quản số 7 thường được sử  
dụng nhất là 33/62 bệnh nhân, có 7/62 bệnh nhân  
cần sử dụng ống nội khí quản số 6. Binu Sajid[7] cho  
thấy tất cả 50 bệnh nhân bướu giáp chèn ép khí  
quản đều có tình trạng đặt nội khí quản khó, kích  
thước của ống nội khí quản từ 6 đến 8.5mm và có  
24% BN phải đặt nội khí quản nhỏ hơn so với kích  
thước cần thiết.  
6. Hoàng, B.V., Đánh giá kết quả điều trị Ngoại  
khoa bướu giáp lành tính thòng vào trung thất.  
2016, Đại học Y dược TP. HCM. p. 6.  
7. Sajid, B. and K. Rekha, Airway management in  
patients with tracheal compression undergoing  
thyroidectomy:  
A
retrospective  
analysis.  
Anesthesia: Essays and Researches, 2017.  
11(1): p. 110 - 116.  
8. Stang, M.T., et al., Positional Dyspnea and  
Tracheal Compression as Indications for Goiter  
ResectionPD and TC as Indications for Goiter  
Resection. JAMA Surgery, 2012. 147(7):  
p. 621 - 626.  
38  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
9. Dempsey, G.A., et al., Anaesthesia for massive  
retrosternal thyroidectomy in a tertiary referral  
centre. Br J Anaesth, 2013. 111(4): p. 594 - 9.  
Nodular Goiter: A Prospective Cohort Study. Eur  
Thyroid J, 2017. 6(6): p. 307 - 314.  
11. Chừng, T.t.C.N.L.V.Q.N.V., Nghiên cứu những  
yếu tố tiên lượng khó đặt NKQ trong phẫu thuật  
bệnh lý tuyến giáp. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí  
Minh, 2011. 15: p. 75 - 80.  
10. Sorensen, J.R., et al., Thyroidectomy Improves  
Tracheal Anatomy and Airflow in Patients with  
39  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
SUMMARY  
Evaluated respiratory problem in goiter compressing trachea  
Background: Some studies indicate that 33% of goiter patients have symptoms of compression. A pinched  
thyroid disease is one of the surgical designations of goiter. Compression symptoms are not only clinically  
relevant for the patient, but are also a problem for general anesthesia and resuscitation.  
Methods: Retrospective cross sectional description. We recruited 52 patients diagnosed with tracheotropic  
goiter to undergo medical examination and surgery at the Department of Thoracic Surgery at Cho Ray Hospital  
from January 2015 to the end of March 2019. Exclusion criteria: Patients with cervical tumor combined to cause  
compression of the trachea, Thyroid cancer with image of invasive trachea on CT scan.  
Results: The average age of the study group was 62.15 ± 12.71, the male/ female ratio was approximately  
1: 4. At the time of admission, 3 cases were being treated for pneumonia, 4 were undergoing intubations and 1  
had a tracheotomy in a total of 52 cases, so 15.38% of patients had respiratory problems in time of admission.  
The smallest diameter of trachea is 3mm. The mean minimum trachea diameter is calculated to be  
8.15 ± 3.40. Narrow tracheal grouping, the majority of patients were from 5 to 10mm size, accounting for  
73.1%. The proportion of patients with difficult intubation was 61.5%. The good result of surgery is 86.54%, the  
rate of complications after surgery is 13.46% including complications of respiratory failure, hand numbness,  
vocal paralysis and mediastinal fluid, besides there are no deaths. The rate of respiratory failure after surgery is  
3.8%. The rate of re - intubation was 1.9%. Only 2 cases of trachealmalasia were detected in surgery and both  
cases were treated by tracheostomy.  
Conclusion: Surgery to treat tracheal goiter for good early results. The patient recovered respiration  
quickly after surgery. During surgery, attention should be paid to the following issues: anesthenesis,  
trachealmalasia and vocal cord paralysis.  
Key word: goitre compressing trachea, trachealmalasia, tracheal stenosis.  
40  
pdf 6 trang yennguyen 15/04/2022 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đặc điểm hô hấp trước và sau mổ bướu giáp chèn ép khí quản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_ho_hap_truoc_va_sau_mo_buou_giap_chen_ep_khi_quan.pdf