Phối hợp hai vạt tự do trong tạo hình khuyết hổng phức tạp vùng đầu cổ

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
PHỐI HỢP HAI VẠT TỰ DO TRONG  
TẠO HÌNH KHUYẾT HỔNG PHỨC TẠP VÙNG ĐẦU CỔ  
1
1
1
1
NGUYỄN ANH TUẤN , NGUYỄN ANH KHÔI , NGUYỄN QUỐC CẨN , PHẠM PHƯƠNG BẢO  
TÓM TẮT  
Đặt vấn đề: Các khuyết hổng phức tạp vùng đầu cổ đòi hỏi phải tạo hình bằng hai vạt tự do. Tuy  
nhiên để đạt được kết quả chức năng và thẩm mỹ chấp nhận được hiện vẫn là thách thức của phẫu thuật  
viên đầu cổ.  
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 12/2019 đến tháng 09/2020, chúng tôi thực hiện  
05 trường hợp tạo hình bằng phối hợp hai vạt tự do tại khoa Ngoại Đầu cổ Hàm mặt bệnh viện Ung Bướu  
thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi ghi nhận các yếu tố liên quan đến phẫu thuật, biến chứng và phục hồi  
sau tạo hình.  
Kết quả: Nghiên cứu có 05 trường hợp tạo hình phối hợp vạt xương mác tự do với vạt đùi trước ngoài  
(04 trường hợp) và vạt cẳng tay quay (01 trường hợp). Thời gian phẫu thuật trung bình là 630 phút (600 -  
660 phút). Thời gian nằm viện trung bình là 21 ngày (14-32 ngày). Biến chứng sớm hay gặp trong nghiên  
cứu là nhiễm trùng với 01 trường hợp dò vết mổ ra da. Sự phục hồi chức năng của xương hàm dưới  
(75%) và thẩm mĩ khuôn mặt (75%) của các trường hợp tạo hình bằng hai vạt tự do đạt kết quả khá tốt  
sau thời gian 1 tháng và 6 tháng.  
Kết luận: Phối hợp hai vạt tự do là một lựa chọn quan trọng trong tạo hình khuyết hổng phức tạp  
vùng đầu cổ. Ở bệnh nhân được lựa chọn phù hợp, phối hợp hai vạt tự do có nhiều lợi ích, cung cấp  
lượng mô thích hợp tối ưu cho việc tạo hình khuyết hổng.  
chức năng. Xuất phát từ thực tế đó, việc phối hợp  
hai vạt tự do được đề xuất đã giải quyết tốt thách  
thức này, đem lại một kết quả chức năng và thẩm mĩ  
thuận lợi sau phẫu thuật[2][15]. Ao và cộng sự là tác  
giả đầu tiên báo cáo nghiên cứu phối hợp vạt xương  
mác tự do và vạt đùi trước ngoài trong tạo hình  
khuyết hổng vùng hốc miệng năm 1998[1]. Sau đó  
Wei và cộng sự báo cáo một nghiên cứu với số  
lượng bệnh nhân khá lớn sử dụng phối hợp hai vạt  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Các khuyết hổng phức tạp đường hô hấp tiêu  
hóa trên thường gặp sau phẫu thuật cắt rộng bướu  
ác tính và thường liên quan đến xương, niêm mạc  
hốc miệng, da, mô mềm. Tạo hình loại khuyết hổng  
này đòi hỏi phải sử dụng kỹ thuật vi phẫu. Tuy nhiên  
để đạt được kết quả chức năng và thẩm mỹ chấp  
nhận được hiện vẫn là thách thức của phẫu thuật  
viên đầu cổ.  
tự do trong tạo hình khuyết hổng vùng đầu cổ[12]  
.
Vạt tự do có thể che phủ đầy đủ cho hầu hết  
các kích cỡ khuyết hổng khu trú tại một vùng chức  
năng nhất định như mặt, hốc miệng, khẩu hầu…  
Trong trường hợp cắt rộng từ hai vùng chức năng  
trở lên hay các khuyết hổng phức tạp về thể tích,  
chiều không gian hoặc liên quan đến nhiều loại mô  
(xương, niêm mạc, da, mô mềm) thì có thể vượt quá  
khả năng che phủ của một vạt tự do. Những khuyết  
hổng này đặt ra cho phẫu thuật viên không chỉ cố  
gắng che phủ về mặt giải phẫu mà còn phục hồi  
Đặc biệt, cắt rộng bướu ác tính giai đoạn tiến  
triển vùng hốc miệng thường gây ra khuyết hổng  
xương hàm dưới phức tạp liên quan đến xương,  
niêm mạc hốc miệng, da, mô mềm. Theo y văn, vạt  
xương mác tự do là lựa chọn tiêu chuẩn tạo hình  
khuyết hổng xương hàm dưới với nhiều ưu điểm,  
ngoài ra còn có đảo da có thể che phủ phần mềm.  
Tuy nhiên, kích thước đảo da là tương đối hạn chế.  
Do đó, đối với các khuyết hổng xương hàm dưới  
Ngày nhận bài: 12/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Anh Tuấn  
Email: nguyenanhtuan56@gmail.com  
1 Khoa Ngoại đầu cổ, hàm mặt - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
85  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
phức tạp thì một vạt xương mác tự do không thể che  
phủ đầy đủ phần mềm, mà cần phối hợp thêm vạt tự  
do thứ hai[8].  
mạch giáp trên. Chúng tôi sẽ thiết kế và tiến hành  
lấy vạt tự do tiếp theo. Tùy thuộc kích thước khuyết  
hổng, mất thể tích mô mềm, che phủ niêm mạc hay  
da mà chúng tôi lựa chọn vạt cẳng tay quay (khuyết  
hổng kích thước trung bình) hay vạt đùi trước ngoài.  
Nếu lấy vạt đùi trước ngoài, chúng tôi sẽ lấy cùng  
chân lấy vạt xương mác. Vạt tự do thứ hai sẽ được  
nối với động mạch mặt (hoặc động mạch giáp trên),  
tĩnh mạch hầu ngoài hoặc tĩnh mạch mặt chung bên  
đối diện.  
Một số phẫu thuật viên lựa chọn tránh sử dụng  
vạt tự do thứ hai bằng một vạt tại vùng hoặc vật liệu  
thay thế khác. Cho nên chúng tôi thực hiện nghiên  
cứu này để đánh giá tính khả thi cũng như an toàn  
của việc sử dụng hai vạt tự do trong tạo hình khuyết  
hổng phức tạp vùng đầu cổ. Trong nghiên cứu này,  
chúng tôi sử dụng vạt xương mác tự do để tạo hình  
khuyết hổng xương hàm dưới. Tùy theo kích thước,  
tính chất khuyết hổng phần mềm (mô mềm, niêm  
mạc, hay da) kèm theo mà chúng tôi lựa chọn vạt tự  
do thứ hai là vạt cẳng tay quay hay vạt đùi trước  
ngoài.  
Trong phẫu thuật, chúng tôi ghi nhận thời gian  
phẫu thuật. Sau phẫu thuật, chúng tôi theo dõi biến  
chứng và tỉ lệ thành công của vạt. Chúng tôi đánh  
giá chức năng và kết quả thẩm mỹ sau khi tạo hình  
tại các thời điểm 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.  
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối tượng nghiên cứu  
Chúng tôi đánh giá kết quả phục hồi chức năng  
bệnh nhân sau phẫu thuật dựa vào 3 đặc điểm: chế  
độ ăn, phát âm và độ rộng khi há miệng. Phân loại  
kết quả thẩm mỹ đạt được sau tạo hình thành 3  
mức: tốt, trung bình, xấu dựa vào độ cân xứng của  
khuôn mặt sau tạo hình (tương ứng với cân xứng,  
mất cân xứng ít, mất cân xứng trung bình).  
Các bệnh nhân bị khuyết hổng xương hàm dưới  
phức tạp sau phẫu thuật bệnh nguyên phát đang  
điều trị tại khoa Ngoại đầu cổ, hàm mặt bệnh viện  
Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh ở giai đoạn  
tiến triển tại chỗ tại vùng, tuổi dưới 70 tuổi, và đồng  
ý tạo hình bằng phối hợp hai vạt tự do (vạt xương  
mác phối hợp vạt đùi trước ngoài hoặc cẳng tay  
quay).  
Đặc điểm  
0
1
2
Chế độ  
ăn  
Không ăn được  
(ăn qua sonde)  
Chế độ ăn hạn  
chế, thức ăn mềm  
Bình  
thường  
Thay đổi nghiêm Thay đổi vừa phải,  
Bình  
thường  
Phương pháp nghiên cứu  
Phát âm  
trọng, người  
người nghe phải  
cố gắng để hiểu  
nghe không hiểu  
Báo cáo loạt ca.  
Độ rộng  
khi há  
miệng  
Nhỏ hơn 1 ngón  
tay  
Từ 1 đến 2 ngón  
tay  
Lớn hơn 2  
ngón tay  
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bằng  
kết quả mô học sau khi sinh thiết bướu, được đánh  
giá tình trạng di căn hạch và di căn xa (nếu là bệnh  
ác tính). Khảo sát tiền căn phẫu thuật, xạ trị, và chấn  
thương vị trí cho vạt (cẳng chân, cẳng tay không  
thuận) - nhận vạt (đầu cổ). Chúng tôi đánh giá mạch  
máu nơi cho vạt - nhận vạt bằng lâm sàng và  
cận lâm sàng. Tất cả các trường hợp chúng tôi đều  
sử dụng máy doppler cầm tay để xác định nhánh  
xuyên nuôi đảo da trong quá trình thiết kế vạt.Chúng  
tôi có hai kíp phẫu thuật: cắt rộng bướu nguyên phát  
và lấy vạt. Bệnh nhân được lấy vạt xương mác ở  
chân không thuận cùng lúc với phẫu thuật điều trị  
bệnh nguyên phát. Sau khi phẫu thuật bướu nguyên  
phát, chúng tôi đánh giá khuyết hổng phần mềm  
để lựa chọn lấy vạt tự do tiếp theo. Trong lúc đó  
tạo hình xương mác cho phù hợp khuyết hổng  
xương hàm dưới và tiến hành nối vi phẫu động - tĩnh  
mạc mác với động - tĩnh mạch mặt hoặc động - tĩnh  
Bảng 1. Bảng đánh giá phục hồi chức năng bệnh  
nhân sau phẫu thuật  
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
Chúng tôi thực hiện tạo hình khuyết hổng  
xương hàm dưới phức tạp bằng hai vạt tự do cho 05  
bệnh nhân từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 09 năm  
2020. Tất cả các khuyết hổng xương hàm dưới đều  
tạo hình bằng vạt xương mác tự do có đảo da. Đối  
với khuyết hổng phần mềm chúng tôi tạo hình bằng  
04 vạt đùi trước ngoài và 01 vạt cẳng tay quay. Các  
trường hợp ác tính đều được hóa trị hỗ trợ hoặc xạ  
trị bổ túc sau phẫu thuật điều trị bướu nguyên phát.  
BN Giới Tuổi  
Chẩn đoán  
Vạt tạo hình  
1
2
Nữ  
Nữ  
16  
18  
Sarcôm xương hàm dưới  
Sarcôm xương hàm dưới  
Vạt xương mác + Vạt cẳng tay quay  
Vạt xương mác + Vạt đùi trước ngoài  
86  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
3
4
5
Nam  
Nữ  
58  
45  
48  
Ung thư nướu răng hàm dưới T4N2M0  
Vạt xương mác + Vạt đùi trước ngoài  
Hoại tử xưng hàm dưới/ Ung thư amiđan phải T2N0M0 đã xạ trị  
Ung thư nướu răng hàm dưới T4N2M0 đã hóa trị  
Vạt xương mác + Vạt đùi trước ngoài  
Vạt xương mác + Vạt đùi trước ngoài  
Nam  
Bảng 2. Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu  
Thời gian phẫu thuật trung bình là 630 phút  
Trong quá trình theo dõi, hai trong số bệnh  
nhân nghiên cứu tái phát, vị trí tái phát tại chỗ (01  
trường hợp) và tại vùng (1 trường hợp), chưa di căn  
xa. Tại thời điểm viết nghiên cứu này, một trường  
hợp ung thư nướu răng hàm dưới đã hóa trị xuất  
viện sau phẫu thuật 14 ngày và đang chờ xạ trị bổ  
túc sau mổ.  
(600 - 660 phút). Tất cả các trường hợp tạo hình  
bằng vạt tự do đều thông nối tốt, không có trường  
hợp nào phải phẫu thuật lại vì tắc mạch nối. Sau  
phẫu thuật, thời gian rút ống khai khí đạo trung bình  
là 8 ngày (6 - 12 ngày). Ở vị trí lấy vạt, chân không  
thuận của bệnh nhân có thể đi lại sau 3 tuần phẫu  
thuật. Sau 1 tháng, đa số bệnh nhân (4 trường hợp)  
vận động gần như bình thường, 1 bệnh nhân hạn  
chế nhẹ biên độ khi vận động gắng sức. Thời gian  
nằm viện trung bình là 21 ngày (14 - 32 ngày). Biến  
chứng sớm hay gặp trong nghiên cứu là nhiễm trùng  
với 01 trường hợp dò vết mổ ra da. Trường hợp này,  
chúng tôi điều trị thành công bằng chăm sóc tại chỗ  
và kháng sinh toàn thân.  
BÀN LUẬN  
Các khuyết hổng phức tạp vùng đầu cổ sau  
phẫu thuật cắt rộng bướu ác tính thường đòi hỏi kĩ  
thuật vi phẫu tạo hình. Việc tạo hình những khiếm  
khuyết vùng đầu cổ này không chỉ là thách thức về  
mặt phẫu thuật mà còn đặt ra những yêu cầu về  
phục hồi chức năng và thẩm mỹ. Trong ba mươi  
năm qua, tỉ lệ thành công của vi phẫu tạo hình tăng  
lên đáng kể, cũng như nhiều loại vạt với thành phần  
khác nhau sử dụng trong tạo hình vùng đầu cổ.  
Tuy nhiên, trong các trường hợp khuyết hổng rộng,  
phức tạp liên quan đến nhiều cấu trúc giải phẫu,  
nhiều loại mô cắt bỏ và chức năng phần mô cắt bỏ  
đảm nhận; nên có thể không có một vạt tự do đầy đủ  
xương và mô mềm thích hợp để phục hồi cấu trúc  
giải phẫu ba chiều và chức năng phức tạp.  
Bệnh nhân tái khám được đánh giá bằng lâm  
sàng và hình ảnh học (panorex hoặc CT Scan).  
Sau phẫu thuật 1 tháng, tất cả bệnh nhân đều phục  
hồi tốt chức năng nuốt, nói và há miệng. Về chế độ  
ăn để đánh giá chức năng nhai có 2 trường hợp đạt  
mức điểm 2.  
Chế độ ăn  
Số trường hợp  
Tỷ lệ %  
0
1
2
0
3
1
0
75  
25  
Một số tác giả cho rằng sử dụng vạt tự do thứ  
hai sẽ linh hoạt và dễ dàng hơn trong việc phục hồi  
cấu trúc giải phẫu. Mặc dù thời gian phẫu thuật kéo  
dài hơn, tỉ lệ biến chứng nơi cho vạt có thể tăng  
nhưng mức độ phục hồi chức năng tăng lên. Ngoài  
ra, thời gian lành thương rút ngắn do vạt tạo hình vi  
phẫu được cấp máu tốt. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng  
tiếp nhận điều trị bổ túc sau phẫu thuật. Từ đó mang  
lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, cũng như giảm gánh  
Bảng 3. Kết quả phục hồi chức năng bệnh nhân sau  
tạo hình 1 tháng  
Sau phẫu thuật 06 tháng, tất cả các trường hợp  
chức năng nhai, phát âm, độ rộng khi há miệng đều  
đạt mức điểm 2. Trên phim panorex, chúng tôi ghi  
nhận lành xương hoàn toàn.  
nặng về chi phí chăm sóc sức khỏe[2][3][9][11][12][13][14]  
.
Đa số các trường hợp (3/4 trường hợp) trong  
nghiên cứu đều đạt kết quả thẩm mỹ tốt sau phẫu  
thuật 06 tháng.  
Kết quả thẩm mỹ  
Số trường hợp  
Tỷ lệ %  
Tốt  
Trung bình  
Xấu  
3
1
0
75  
25  
0
Bảng 4. Đánh giá kết quả thẩm mỹ sau phẫu thuật  
87  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Hình 1. Hình ảnh trên lâm sàng và trên CT tái tạo 3D  
Hình 2. Bệnh nhân được tái tạo bằng vạt xương mác và vạt đùi trước ngoài  
Tạo hình đồng thời bằng hai vạt tự do đòi hỏi  
Chúng tôi cũng đã thực hiện tạo hình các  
khuyết hổng phức tạp vùng đầu cổ bằng một vạt vi  
phẫu phối hợp với một vạt tại vùng. Tuy nhiên,  
chúng tôi chưa có số liệu so sánh trực tiếp giữa hai  
nhóm phối hợp hai vạt tự do với một vạt tự do và  
một vạt tại vùng. Tham khảo y văn, chúng tôi nhận  
thấy các đặc điểm sau. Một số vạt tại vùng thường  
được phối hợp với vạt tự do trong tạo hình vùng đầu  
cổ là vạt ngực lớn, vạt delta ngực, vạt cơ thang.  
Nhược điểm của các vạt tạo hình là cấp máu thường  
không tối ưu. Nếu cơ ngắn, đảo da lớn sẽ có một số  
vùng của vạt da cấp máu ngẫu nhiên, đặc biệt giảm  
tưới máu ở những vùng xa của vạt[9]. Theo quan  
điểm của Chen và cộng sự, vạt da cơ ngực lớn là  
lựa chọn phổ biến tạo hình vùng đầu cổ tuy nhiên  
yêu cầu phức tạp về mặt kỹ thuật. Bởi vì chúng ta  
cần nhiều thời gian hơn để lấy vạt cũng như thực  
hiện nối vi phẫu. Thách thức không chỉ đơn thuần về  
mặt kĩ thuật, mà còn thách thức về phía bệnh nhân,  
lựa chọn và lên kế hoạch cẩn thận. Trong nghiên  
cứu của Guilemaud và cộng sự cho thấy rằng nhờ  
vào việc lựa chọn bệnh nhân và lên kế hoạch phù  
hợp; thời gian phẫu thuật, tỉ lệ biến chứng, thời gian  
nằm viện, tỉ lệ thành công giữa nhóm bệnh nhân sử  
dụng hai vạt tự do và nhóm một vạt tự do phối hợp  
vạt tại vùng trong tạo hình khuyết hổng lớn vùng đầu  
cổ là không khác biệt[5].  
88  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
nên tránh sử dụng để tạo hình niêm mạc sàn miệng  
vì nhiều nguy cơ như dò, lộ xương, dày, ít linh hoạt,  
gây cản trở chức năng sàn miệng. Tác giả cũng báo  
cáo rằng tỉ lệ thất bại của tạo hình hai vạt tự do  
(2,8%) thấp hơn một vạt tự do phối hợp một vạt tại  
vùng ((9%). Các nghiên cứu cho thấy kết quả của  
phối hợp hai vạt tự do tốt hơn so với một vạt tự do  
phối hợp với vạt tại vùng. Các tác giả suy đoán rằng  
cuống lớn của vạt tại vùng có thể gây chèn ép giảm  
tưới máu của vạt tự do, gia tăng tỉ lệ huyết khối tĩnh  
mạch cảnh trong (từ 14 - 33%) làm cho tỉ lệ thất bại  
cao hơn[4]. Đồng thời xu hướng teo cơ và tác dụng  
của trọng lực theo thời gian đối với vạt tại vùng ảnh  
hưởng nhiều đến kết quả tạo hình[6].  
Số  
bệnh  
nhân  
Thời gian  
phẫu thuật  
(phút)  
Thời gian  
nằm viện  
(ngày)  
Nghiên cứu  
Balasubramanian  
Chen  
Không ghi  
nhận  
21  
840  
660  
Không ghi  
nhận  
474  
Lee  
10  
22  
12  
602  
990  
660  
14  
20,7  
11 - 82  
28  
Guillemaud  
Mo  
Posch  
Không ghi  
nhận  
12  
Mặc dù không có một hướng dẫn thực hành  
lâm sàng thống nhất, đa số các tác giả đều chỉ định  
tạo hình khuyết hổng vùng đầu cổ bằng hai vạt tự do  
trong một số trường hợp sau: (1) khuyết hổng phức  
tạp liên quan đến xương, niêm mạc hốc miệng, da  
và mô mềm mà không thể tạo hình bằng một vạt  
phức hợp duy nhất, (2) khuyết hổng niêm mạc hốc  
miệng lớn không thể che phủ bằng một vạt da lớn  
hoặc vạt da cơ, (3) khó tạo hình vì khuyết hổng lớn  
liên quan đến cấu trúc giải phẫu ba  
chiều[3][4][11][12][13][14]. Tất cả năm trường hợp lựa chọn  
trong nghiên cứu của chúng tôi đều có khuyết hổng  
lớn liên quan đến nhiều cấu trúc giải phẫu và nhiều  
loại mô (xương, niêm mạc, da, phần mềm). Phối  
hợp hai vạt tự do chắc chắn đặt ra nhiều vấn đề khó  
khăn về kĩ thuật, tăng khả năng biến chứng và thời  
gian phẫu thuật. Chúng tôi cũng như nhiều tác giả  
khác đều không có ý định thúc đẩy phối hợp hai vạt  
tự do trở thành qui trình thường quy, mà chỉ muốn  
nhấn mạnh đây có thể là một lựa chọn điều trị, nhất  
là các khối bướu trước đây thường được xem là  
không thể phẫu thuật được (T4b)[3]. Tác giả Wei và  
cộng sự khuyến cáo không nên sử dụng hai vạt tạo  
tự do tạo hình cho các ung thư tái phát hoặc ung thư  
thứ hai[12]. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Mo và  
cộng sự, có ba trường hợp tái phát được tạo hình  
bằng phối hợp hai vạt tự do. Tác giả cũng lưu ý rằng  
cần cân nhắc sử dụng phối hợp hai vạt tự do tùy vào  
mỗi trường hợp cụ thể, có thể lựa chọn phối hợp  
thêm với vạt tại vùng hay vật liệu thay thế, và quan  
trọng hơn cả là thời gian sống còn tiên lượng không  
được quá ngắn (dưới 6 tháng)[8].  
Wei  
36  
5
730  
630  
45  
21  
Chúng tôi  
Bảng 5. Bảng thời gian phẫu thuật và thời gian  
nằm viện trung bình của bệnh nhân  
Tác giả Chen và cộng sự khi nghiên cứu tổng  
hợp các nghiên cứu tạo hình khuyết hổng đầu cổ  
phức tạp bằng hai vạt phối hợp đã nhận thấy rằng  
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về thời gian  
phẫu thuật trung bình giữa hai nhóm tạo hình bằng  
hai vạt tự do so với một vạt tự do phối hợp một vạt  
tại vùng[5]. Guillemaud cũng đưa ra kết luận tương tự  
khi không có sự khác biệt về thời gian phẫu thuật,  
thời gian nằm viện và tỉ lệ thành công giữa nhóm  
phối hợp hai vạt tự do so với một vạt tự do phối hợp  
một vạt tại vùng[6].  
Tất cả các trường hợp tạo hình, chúng tôi đều  
thực hiện nối vi phẫu thành công, không có trường  
hợp tắc mạch nào cần phải thực hiện khâu nối lại.  
Biến chứng sau mổ ghi nhận là biến chứng nhẹ, chỉ  
một trường hợp nhiễm trùng dò từ hốc miệng ra da.  
Chúng tôi chỉ can thiệp điều trị bằng kháng sinh và  
chăm sóc tại chỗ. Tác giả Chen và cộng sự tổng hợp  
38 nghiên cứu từ y văn, trong 474 bệnh nhân tạo  
hình khuyết hổng phức tạp vùng đầu cổ bằng phối  
hợp hai vạt tự do, tỉ lệ biến chứng nhẹ là 6,96%  
(33/474). Các biến chứng nhẹ hay gặp là nhiễm  
trùng (14/474) và hở vết mổ (13/474). Tỉ lệ biến  
chứng nặng là 20% (90/474). Hầu hết các biến  
chứng nặng đều liên quan đến thám sát lại mạch  
máu nối vi phẫu (33/474). Khi so sánh biến chứng  
giữa hai nhóm phối hợp hai vạt tự do với vạt tự do  
phối hợp vạt tại vùng, tác giả ghi nhận tỉ lệ biến  
chứng nhẹ hoặc nặng đều thấp hơn ở nhóm phối  
hợp hai vạt tự do. Tuy nhiên tác giả cũng thừa nhận  
rằng tổng kết này có thể không đại diện chính xác  
kết quả của hai nhóm vì nhiều lí do như thiếu hụt số  
liệu của nhóm vạt tự do phối hợp vạt tại vùng hoặc  
sự thiên vị của các tác giả trong các nghiên cứu hồi  
Thời gian phẫu thuật trung bình trong nghiên  
cứu của chúng tôi là 630 phút, thấp hơn so với một  
số nghiên cứu khác. Thời gian nằm viện trung bình  
trong nghiên cứu của chúng tôi là 21 ngày (14 - 32  
ngày), tương đương với các tác giả khác.  
89  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
cứu, ca lâm sàng và mô tả loạt ca[4]. Posch cũng ghi  
nhận tai biến hay gặp thường nhẹ liên quan đến  
neck: A case series and literature review,  
Microsurgery 2012,1 - 8  
nhiễm trùng tại chỗ (2/12) và tụ máu (1/12)[10]  
.
4. Chen CL, Zenga J, Roland LT, Pipkorn P,  
Complications of double free flap and free flap  
combined with locoregional flap in head and  
neck reconstruction: A systematic review, Head  
& Neck 2017;1 - 15  
Chúng tôi ghi nhận sự phục hồi chức năng của  
xương hàm dưới (75%) và thẩm mĩ khuôn mặt  
(75%) của các trường hợp tạo hình bằng hai vạt tự  
do đạt kết quả khá tốt sau thời gian 1 tháng và 6  
tháng. Nghiên cứu của các tác giả Chen, Hasano,  
Posch nhận định rằng phối hợp vạt xương mác và  
vạt đùi trước ngoài tự do trong tạo hình vùng đầu cổ  
là an toàn, đem lại kết quả phục hồi chức năng  
tốt[7][10][13]. Tác giả Guillemaud cũng ghi nhận sự  
phục hồi chức năng nói khá tốt sau tạo hình với tỉ lệ  
66,2% (từ đơn) và 88,2% (thành câu). Tác giả đánh  
giá phục hồi chức năng nuốt bằng thử nghiệm nuốt  
barrit phân thành ba mức độ lỏng, sệt và đặc. Kết  
quả đánh giá là tốt nếu không thấy hình ảnh barrit  
trong thanh quản bệnh nhân khi nuốt. Sau 18,2  
tháng theo dõi, có 31 bệnh nhân (88,6%) được xác  
định nuốt tốt với thử nghiệm nuốt barrit ở cả ba mức  
độ. Trong nghiên cứu, tác giả không so sánh trực  
tiếp sự phục hồi chức năng giữa hai nhóm phối hợp  
hai vạt tự do so với một vạt tự do. Nhưng tác giả  
nhận định rằng, nghiên cứu thu nhận được kết quả  
phục hồi chứng năng tốt ở nhóm bệnh nhân khuyết  
hổng phức tạp cần tạo hình bằng hai vạt tự do[6].  
5. Guillemaud JP, Seikaly H, Cote DWJ, Barber  
BR, Rieger JM, Wolfaardt J, Nesbitt P, Harris JR,  
Double Free-Flap Reconstruction: Indications,  
Challenges,  
and  
Prospective  
Functional  
Outcomes, Arch Otolaryngol Head Neck Surg  
2009;135(4): 406 - 410  
6. Hanasono MM, Weinstock YE, Yu P,  
Reconstruction of extensive head and neck  
defects with multiple simultaneous free flaps,  
Plast Reconstr Surg 2008;122:1739 - 1746  
7. Lee JT, Hsu H, Wang CH, Cheng LF, Sun TJ,  
Huang CC, Chien SH, Reconstruction of  
Extensive Composite Oromandibular Defects  
with Simultaneous Free Anterolateral Thigh  
Fasciocutaneous and Fibular Osteocutaneous  
Flaps, Journal of Reconstructive Microsurgery  
2010; 26(3):145 - 151  
8. Mo KWL, Vlantis A, Wong EWY, Chiu TW,  
Double free flaps for reconstruction of complex/  
composite defects in head and neck surgery,  
Hong Kong Med J 2014; 20: 279 - 84  
KẾT LUẬN  
Phối hợp hai vạt tự do là một lựa chọn quan  
trọng trong tạo hình khuyết hổng phức tạp vùng  
đầu cổ. Bằng cách sử dụng hai kíp phẫu thuật, lựa  
chọn bệnh nhân và lên kế hoặch cẩn thận thì thời  
gian và biến chứng phẫu thuật không tăng lên. Ở  
bệnh nhân được lựa chọn phù hợp, phối hợp hai vạt  
tự do có nhiều lợi ích, cung cấp lượng mô thích hợp  
tối ưu cho việc tạo hình khuyết hổng.  
9. Narayan N, Manakchand KK, Combining free  
tissue  
transfer  
with  
pedicled  
flap  
in  
reconstruction of extensive oromandibular  
malignancy defects: a clinical study, Int Surg J.  
2020;7(2):376 - 381  
10. Posch NAS, Mureau MAM, Dumans AG, Hofer  
SOP, Functional and Aesthetic Outcome and  
Survival after Double Free Flap Reconstruction  
in Advanced Head and Neck Cancer Patients,  
Plastic and Reconstructive Surgery 2007,  
124 - 129  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Ao M, Asagoe K, Maetat M, Nakagawa F, Saitot  
R, Nagase Y, Combined anterior thigh flaps and  
vascularised fibular graft for reconstruction of  
massive composite oromandibular defects,  
British Journal of Plastic Surgery 1998;51:  
350 - 355  
11. Serletti JM, Coniglio JU, Tavin E, Bakamjian VY,  
Simultaneous transfer of free fibula and forearm  
flaps for complex oromandibular, Journal of  
Reconstructiive Microsurgery 1998; 14(5):  
297 - 303  
2. Atmodiwirjo P, Anggrahita T, Combined free flap  
reconstruction following head and neck cancer  
resection: Chemeric and double free flap  
reconstruction, Jurnal Plastik Rekonstruksi 2018;  
5(1):188 - 94  
12. Wei FC, Demirkan F, Cheng HC,Cheng IH,  
Double Free Flaps in Reconstruction of  
Extensive composite mandibular defects in Head  
and Neck cancer, Plastic and Reconstructive  
Surgery 1999, 39 - 47  
3. Balasubramanian D, Thankappan K, Kuriakose  
MA, Duraisamy S, Sharan R, Mathew J, Sharma  
M, Iyer S, Reconstructive indication of  
simulataneous double free flaps in the head and  
90  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
13. Wei FC, Celik N, Chen HC, Cheng MH, Huang  
WC, Combined Anterolateral Thigh Flap and  
Vascularized Fibula Osteoseptocutaneous Flap  
in Reconstruction of Extensive Composite  
Mandibular Defects, Plastic and Reconstructive  
Surgery 2002, 45 - 52  
15. Yazar S, Wei FC, Chen HC, Cheng MH, Huang  
WC, Lin CH, Tsao CK, Selection of Recipient  
Vessels in Double Free Flap Reconstruction of  
Composite  
Head  
and  
Neck Defects, Plastic and Reconstructive  
Surgery 2005,1553 - 1561.  
14. Wei FC, Yazar S, Lin CH, Cheng MH, Tsao CK,  
Chiang YC, Double Free Flaps in Head and  
Neck Reconstruction, Clin Plastic Surg 2005,32:  
303 - 308  
91  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ABSTRACT  
Double free flaps for reconstruction of complex defects in head and neck surgery  
Background: Extensive composite defects in the head and neck area may require the use of double free  
flap reconstruction. These reconstructions are not only surgically challenging but also challenging to patients.  
This study to demonstrate the feasibility of double free flap surgery in head and neck reconstruction.  
Methods: From December of 2019 to September of 2020, double free flap reconstructions were used in 05  
patients with extensive composite head and neck defects following malignant tumor (n=4) and  
osteoradionecrosis (n=1) resection. Patients' demographic data were collected, and the outcomes measured  
included flap survival and complications. Postoperative functional and aesthetic outcome were also analyzed.  
Results: There were total 5 patients in our study. All reconstructions were performed using an  
osteocutaneous fibula flap in combination with an anterolateral thigh flap (n = 4) or a radial forearm flap (n = 1).  
The total flap survival rate was 100 percent. Mean operative time was 630 minutes (600 - 660 minutes). There  
were no major complications. The majority of patients had satisfactory cosmetic and functional results of both  
donor site and recipient site after 6 months of mean follow-up.  
Conclusions: The use of double flaps is an option worth considering for complex head and neck defects in  
carefully selected patients.  
Keywords: Free flaps; Head and neck; Outcomes; Reconstruction.  
92  
pdf 8 trang yennguyen 15/04/2022 3420
Bạn đang xem tài liệu "Phối hợp hai vạt tự do trong tạo hình khuyết hổng phức tạp vùng đầu cổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphoi_hop_hai_vat_tu_do_trong_tao_hinh_khuyet_hong_phuc_tap_v.pdf