Đánh giá kết quả giảm đau trong mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng hai bên dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢM ĐAU TRONG MỔ CỦA PHƯƠNG PHÁP  
GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ DỰNG SỐNG THẮT LƯNG HAI BÊN  
DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN  
PHẪU THUẬT CỘT SỐNG THẮT LƯNG  
Vũ Hoàng Phương1,, Nguyễn Anh Tuấn2  
1Trường Đại học Y Hà Nội  
2Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn  
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết quả giảm đau trong mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng  
cơ dựng sống thắt lưng 2 bên dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng. 30  
bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng theo chương trình được giảm đau trước mổ bằng phương pháp  
gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng dưới hướng dẫn của siêu âm tại Khoa Gây mê Hồi sức và Chống  
đau – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2020. Ở nhóm gây tê mặt phẳng cơ dựng  
sống thắt lưng, điểm đau ANI tại thời điểm H5, H50, H80, H120, H150 trong mổ đều thấp hơn có ý nghĩa (p  
< 0,05), lượng fentanyl tiêu thụ thấp hơn (183,3[150 - 250] vs 343,3 [300 - 400]mg, p < 0,001) so với nhóm  
chứng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng 2 bên  
dưới hướng dẫn của siêu âm có hiệu quả giảm đau trong mổ tốt cho các phẫu thuật cột sống thắt lưng.  
Từ khóa: gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng, giảm đau trong mổ, phẫu thuật cột sống thắt lưng.  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Phẫu thuật cột sống có xu hướng ngày  
càng gia tăng trong điều trị các bệnh lý cột  
sống. Kiểm soát đau tốt trong mổ cột sống  
giúp làm giảm lượng thuốc giảm đau morphin  
trong mổ, tăng cường chất lượng hồi phục của  
người bệnh. Những năm gần đây có rất nhiều  
nghiên cứu kĩ thuật gây tê vùng dưới hướng  
dẫn siêu âm cho thấy có thể phong bế mặt  
sau, mặt bên và mặt trước của thần kinh cảm  
giác vùng ngực và bụng. Gây tê mặt phẳng  
cơ dựng sống (erector spinae plane block –  
ESP block) dưới hướng dẫn của siêu âm là kỹ  
thuật mới để giảm đau cấp hay mạn tính cho  
vùng ngực và thắt lưng. Gây tê mặt phẳng cơ  
dựng sống là kỹ thuật gây tê vùng bằng cách  
đưa một lượng thuốc tê vào mặt phẳng giữa  
cơ dựng sống và mỏm ngang cột sống dưới  
hướng dẫn của siêu âm. Thuốc tê sẽ lan đến vị  
trí đi ra của rễ thần kinh tủy sống (kể cả nhánh  
lưng và nhánh bụng) từ đó sẽ phong bế thần  
kinh bụng và lưng của thần kinh gai sống vùng  
ngực và bụng. Kể từ khi lần đầu được mô tả  
bởi Forero và cộng sự thì có rất nhiều các bài  
báo và báo cáo về chỉ định phong bế ESP:  
điều trị đau cấp và mạn,1 gãy xương sườn,2,3  
đau trong phẫu thuật vùng bụng,4 thay khớp  
háng nhân tạo,5 phẫu thuật vùng cột sống thắt  
lưng.6 Tại Việt Nam, gây tê phong bế cơ dựng  
sống vùng thắt lưng để giảm đau trong mổ cho  
bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng vẫn  
là phương pháp mới và đang được quan tâm  
cũng như vẫn chưa có nghiên cứu nào về tác  
dụng giảm đau của phong bế ESP đoạn thắt  
lưng trong phẫu thuật cột sống thắt lưng.  
Tác giả liên hệ: Vũ Hoàng Phương  
Trường Đại học Y Hà Nội  
Email: vuhoangphuong@hmu.edu.vn  
Ngày nhận: 24/04/2021  
Ngày được chấp nhận: 04/06/2021  
100  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu  
đề tài: “Đánh giá kết quả giảm đau trong mổ  
của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng  
sống thắt lưng 2 bên dưới hướng dẫn của siêu  
âm ở bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng”.  
được thăm khám trước mổ, giải thích về kỹ  
thuật gây tê, các biến chứng có thể xảy ra  
và ký giấy đồng ý tham gia nghiên cứu; máy  
siêu âm với đầu dò phẳng có tần 5 - 12 MHz  
của hãng GE Healthcare, kim gây tê thần  
kinh, máy theo dõi độ đau ANI V2, thuốc tê  
Ropivacain 0,5% (Astra Zeneca) và các thuốc  
cấp cứu.  
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  
1. Đối tượng  
Các bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi >  
18, không có chống chỉ định gây tê vùng và  
có chỉ định phẫu thuật cột sống thắt lưng theo  
chương trình tại Khoa Gây mê hồi sức và  
Chống đau - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ  
tháng 4 - 8 năm 2020. Bệnh nhân bị loại trừ  
ra khỏi nghiên cứu bao gồm: nhiễm trùng tại  
vùng chọc kim, dị ứng thuốc tê, rối loạn đông  
máu, người bệnh rối loạn tâm thần khó khăn  
giao tiếp, chấn thương cột sống cấp tính, bệnh  
nhân hoặc người giám hộ không đồng ý tham  
gia nghiên cứu.  
- Kĩ thuật gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt  
lưng dưới hướng dẫn của siêu âm ở nhóm ESP:  
Bệnh nhân ở tư thế nằm sấp với một chiếc  
gối ở bên dưới bụng để điều chỉnh dây chằng  
thắt lưng. Dùng đầu dò cong siêu âm tần số  
thấp 0-5 MHz, xác định vị trí các đốt sống từ  
L1 – S1 bằng siêu âm.  
Đặt đầu dò ở vị trí đốt sống thắt lưng L2, sau  
đó xác định cấu trúc gai sau và diện khớp, mỏm  
ngang đốt sống. Xác định khối cơ dựng sống.  
Đưa kim tiếp xúc vào mặt phẳng giao thoa  
giữa khối cơ dựng sống và gai ngang. Đầu kim  
nằm trong khối cơ dựng sống và phía ngoài  
đỉnh của gai ngang  
2. Phương pháp  
* Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng  
ngẫu nhiên, có đối chứng.  
Hút và bơm thử 2ml dung dịch NaCl 0,9%  
kiểm tra độ lan tỏa của dung dịch phía sau khối  
cơ dựng sống và phía ngoài gai ngang.  
* Cỡ mẫu: Tất cả bệnh nhân (BN) đáp ứng  
đủ tiêu chuẩn lựa chọn được thu thập trong  
khoảng thời gian nghiên cứu. Có 60 bệnh  
nhân được bốc thăm ngẫu nhiên chia làm 2  
nhóm: 30 bệnh nhân thực hiện với phương  
pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt  
lưng dưới hướng dẫn của siêu âm (nhóm  
ESP) trước khi khởi mê sau đó được gây  
mê nội khí quản và 30 bệnh nhân được gây  
mê nội khí quản theo quy trình thông thường  
(nhóm chứng).  
Bơm 20ml Ropivacain 0,25% vào mặt phẳng  
giao thoa giữa khối cơ dựng sống và gai ngang  
cột sống thắt lưng, kiểm tra độ lan tỏa lên trên  
và xuống dưới của thuốc tê. Tiến hành tương  
tự với bên đối diện.  
Kiểm tra phong bế vùng cột sống thắt lưng  
bằng đá lạnh hoặc châm kim đầu tù sau 20  
phút. Nếu sau 30 phút mà không mất cảm giác  
thì phong bế thất bại. Đo từ vị trí ứng với gai  
ngang L2 tới điểm còn phong bế xa nhất: lên  
trên và xuống dưới.  
* Các bước tiến hành nghiên cứu:  
- Chuẩn bị BN và phương tiện gây tê: BN  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
101  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Gai sau  
Cung sau  
Cơ dựng sống  
Cơ dựng sống  
Mỏm ngang  
Diện khớp  
Hình 1. Xác định mặt phẳng cơ dưng sống thắt lưng dưới siêu âm  
- Tất cả các bệnh nhân ở cả 2 nhóm đều  
+ Theo dõi ANI monitor V2 trong thời gian  
phẫu thuật, duy trì ANIm trong giới hạn 50-  
70. Sử dụng fentanyl trong quá trình phẫu  
thuật: khi chỉ số ANIm dưới 50 bolus 50 mcg  
fentanyl, sau 5 phút có thể nhắc lại cho tới  
khi ANIm ≥ 50. Ghi lại lượng fentanyl sử dụng  
trong phẫu thuật. Ghi lại chỉ số ANIm tại các  
thời điểm nghiên cứu: khi rạch da (T0) và cứ 5  
phút một lần cho đến khi kết thúc phẫu thuật.  
được vô cảm bằng phương pháp gây mê nội  
khí quản:  
+ Lắp máy theo dõi độ đau (ANI): Dán điện  
cực tròn ở vị trí tương ứng với vị trí V5 của điện  
tim, điện cực hình chữ nhật tương ứng với vị trí  
V1 của điện tim, khởi động monitor ANI, theo dõi  
chỉ số ANI liên tục trong quá trình phẫu thuật.  
+ Khởi mê: Fentanyl 2mcg/kg tiêm TM chậm,  
chờ 5 phút sau đó tiêm propofol 2-3mg/kg, sau  
đó bóp bóng hỗ trợ, tiêm rocuronium 0,6mg/kg  
(khi mất phản xạ mi mắt). Tiền hành đặt ống  
NKQ thông khí nhân tạo với tần số 12 lần/phút,  
Vt = 6 - 8ml/kg, FiO2 50%, I:E = 1:2, PEEP =  
5, Pmax = 40 cmH2O, EtCO2 = 35 - 45mmHg,  
sevofluran cài đặt đến khi MAC đạt 0,8-1. Duy  
trì mê bằng sevofluran (1 - 1.5 MAC).  
+ Thoát mê: Bệnh nhân được rút ống NKQ  
khi đạt tiêu chuẩn như: tỉnh, làm theo lệnh,  
nhịp thở 12 - 20 lần/phút, SpO2 > 95% với  
FiO2 ≤ 40%, Vt > 5ml/kg, EtCO2 < 45 mmHg,  
có phản xạ ho nuốt và TOF ≥ 90%. Sau khi  
rút ống nội khí quản theo dõi bệnh nhân, ghi  
lại các chỉ số mạch, huyết áp và điểm VAS  
và chuyển bệnh nhân về phòng bệnh nếu đạt  
điểm 10/10 điểm theo Alderte.  
Hình 2. Máy theo dõi độ đau ANI V2 (Mdoloris Medical Systems)  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
102  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
* Đánh giá hiệu quả giảm đau trong mổ:  
các biến định lượng dùng thuật toán t - student.  
Với các biến định tính: χ2 hoặc Fisher (nếu >  
10% số ô bảng 2 x 2 có tần suất lý thuyết < 5).  
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.  
Thay đổi mạch, huyết áp trung bình tại các  
thời điểm nghiên cứu.  
Điểm ANIm tại các thời điểm nghiên cứu  
10 phút ghi nhận một lần trong quá trình phẫu  
thuật (từ khi rạch da cho đến khi đóng da).  
4. Đạo đức nghiên cứu  
Nghiên cứu được thông qua hội đồng  
nghiên cứu khoa học của Bộ môn Gây mê hồi  
sức và hội đồng đánh giá đề cương nghiên cứu  
của trường Đại học Y Hà Nội, ban lãnh đạo  
Khoa Gây mê hồi sức và Chống đau - Bệnh  
viện Đại học Y Hà Nội. BN được giải thích và  
tình nguyện tham gia nghiên cứu. Hồ sơ và các  
thông tin liên quan chỉ được sử dụng cho mục  
đích nghiên cứu, không tiết lộ cho bất kì đối  
tượng không liên quan nào khác.  
Tổng lượng fentanyl đã sử dụng trong quá  
trình phẫu thuật  
Thời gian cho giảm đau liều đầu tiên là thời  
gian tính khi bệnh nhân tỉnh sau phẫu thuật đến  
khi bệnh nhân bấm máy PCA lần đầu tiên, tính  
bằng phút.  
3. Xử lý số liệu  
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 Với  
III. KẾT QUẢ  
1. Một số đặc điểm chung  
Bảng 1. Phân bố đặc điểm chung  
Nhóm  
Nhóm ESP  
(n = 30)  
Nhóm chứng  
(n = 30)  
p
Đặc điểm  
± SD  
50,7 ± 13,3  
21-73  
50,2 ± 11,2  
21-65  
Tuổi (năm)  
> 0,05  
Min - Max  
± SD  
162,8 ± 6,3  
150 – 175  
56,6 ± 6,7  
45 – 70  
163,0 ± 7,4  
150 -185  
Chiều cao (cm)  
Cân nặng (kg)  
> 0,05  
> 0,05  
> 0,05  
> 0,05  
> 0,05  
Min - Max  
± SD  
58,1 ± 8,2  
46 – 85  
Min - Max  
± SD  
21,3 ± 1,7  
16,3 – 27,3  
176,6 ± 12,4  
140 – 210  
207,7 ± 13,1  
170 - 240  
21,7 ± 1,6  
16,0 – 24,6  
180,1 ± 9,1  
165 – 210  
212,1 ± 9,4  
200 - 240  
BMI (kg/m2)  
Min - Max  
± SD  
Thời gian PT (phút)  
Thời gian GM (phút)  
Min - Max  
± SD  
X
Min - Max  
Phân bố về tuổi, chiều cao, cân nặng, chỉ số khối của cơ thể, thời gian gây mê và phẫu thuật giữa  
2 nhóm không khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
103  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
2. Đặc điểm phẫu thuật  
Bảng 2. Đặc điểm vị trí phẫu thuật  
Nhóm ESP  
(n = 30)  
Nhóm chứng  
(n = 30)  
Nhóm  
p
Vị trí PT  
(n)  
(%)  
13,3  
20  
(n)  
4
(%)  
13,3  
23,3  
20  
L3 - L4  
4
6
8
9
3
L4 - L5  
7
L5 - S1  
26,7  
30  
6
> 0,05  
L3 - L4 - L5  
L4 - L5 - S1  
Loại phẫu thuật  
1 tầng  
6
20  
10  
7
23,3  
18  
12  
60  
17  
13  
56,7  
43,3  
> 0,05  
Đa tầng  
40  
Phân bố loại phẫu thuật của 2 nhóm là không khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0.05.  
3. Đánh giá vùng phong bế sau gây tê  
Bảng 3. Vùng phong bế trên-dưới so với vị trí kim tiếp cận ở L2  
Hướng lan của thuốc tê  
Độ dài phong bế sau 20 phút  
3,96 ± 0,46  
± SD  
X
Lên trên (cm)  
Xuống dưới (cm)  
Tổng chiều dài (cm)  
Min – Max  
3,00 4,80  
8.00 ± 0,48  
± SD  
X
Min – Max  
7,00 – 8,80  
11,96 ± 0,92  
± SD  
X
Min – Max  
10,00 – 13,60  
Khoảng cách trung bình sau 20 phút phong bế từ vị trí phong bế (L2) lan lên trên ngắn nhất là  
3.0cm, dài nhất là 4.8cm; khoảng cách từ vị trí phong bế lan xuống dưới ngắn nhất là 7cm và dài  
nhất là 8,8cm; tổng chiều dài đoạn phong bế trung bình là 11,96 ± 0,92 cm (ngắn nhất là 10.0cm,  
dài nhất là 13.6cm).  
104  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
4. Sự thay đổi ANIm tại các thời điểm nghiên cứu trong mổ  
* p < 0,05  
Nhóm ESP  
*
Nhóm chứng  
100  
80  
60  
40  
20  
0
*
*
*
*
Các thời điểm nghiên cứu  
Biểu đồ 1. Phân bố điểm ANIm ở các thời điểm nghiên cứu  
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số ANIm trung bình tại một số thời điểm H5, H50, H80, H120,  
H150 ở 2 nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05).  
5. Tổng lượng fentanyl sử dụng trong mổ  
Bảng 4. Lượng fentanyl sử dụng trong mổ  
Nhóm ESP  
(n = 30)  
Nhóm chứng  
(n = 30)  
Lượng thuốc sử dụng  
p
183,33 ± 33,04  
150 - 250  
343,33 ± 31,44  
300 - 400  
± SD  
X
Tổng fentanyl (mcg)  
< 0,001**  
Min - Max  
Lượng fentanyl sử dụng trong nghiên cứu của nhóm ESP là thấp hơn gần 1 một nửa so với nhóm  
chứng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.  
6. Thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên sau khi hồi tỉnh  
Bảng 5. Thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau đầu tiên  
Nhóm ESP  
(n = 30)  
Nhóm chứng  
(n = 30)  
Liều thuốc giảm đau đầu tiên  
P
196,0 ± 16,6  
160 - 240  
15,7 ± 6,2  
0 - 30  
± SD  
X
Thời gian (phút)  
< 0,001**  
Min - Max  
Thời gian yêu cầu giảm đau đầu tiên trung bình sau khi hồi tỉnh của nhóm ESP là dài hơn có ý  
nghĩa thống kê so với của nhóm chứng với p < 0,001.  
Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ thành công của kĩ thuật là 100% cả 2 bên và cũng  
không ghi nhận bất cứ trường hợp nào chảy máu, tổn thương rễ hoặc ngộ độc thuốc tê.  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
105  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
IV. BÀN LUẬN  
Phẫu thuật cột sống thắt lưng do bệnh lý  
có thể gặp ở một hay nhiều đốt sống, điều này  
sẽ quyết định tới kích thước đường mổ ngắn  
hay dài, gây ra tổn thương da, dây chằng, cơ,  
đĩa đệm, các khớp xương và các rễ thần kinh  
trong phẫu thuật. Phẫu thuật cột sống đa tầng  
sẽ gây đau nhiều cho bệnh nhân dẫn tới việc  
tiêu thụ thuốc giảm đau trong phẫu thuật nhiều  
hơn.7 Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ phẫu  
thuật cột sống thắt lưng một tầng hay đa tầng  
ở cả 2 nhóm là khác biệt không có ý thống kê  
(p > 0.05), do đó điều này ít ảnh hưởng tới kết  
quả đánh giá giảm đau trong mổ của hai nhóm.  
Vùng phong bế đạt được sau khi tiêm thuốc tê  
đối với phong bế mặt phẳng ESP là 1 yếu tố  
quan trọng giúp giảm đau do tổn thương mô  
trong quá trình phẫu thuật, tối ưu hóa các biến  
chứng hậu phẫu liên quan tới đau và thuốc  
giảm đau sau mổ. Tác giả Gonzales và cộng sự  
nghiên cứu trên xác tươi cho thấy sau khi tiêm  
thể tích 20ml thuốc tê thì vị trí thuốc có thể lan  
đến các rễ thần kinh từ L2-5.8 Tác giả Ueshima  
cho thấy trên 41 BN được thực hiện ESP các  
tác dụng không mong muốn chủ yếu liên quan  
đến tác dụng phụ của thuốc morphin và không  
có BN nào có biến chứng liên quan đến thuốc  
tê hoặc kĩ thuật như chảy máu, tổn thương rễ  
hay ngộ độc thuốc tê.6 Kết quả nghiên cứu của  
chúng tôi cũng cho kết quả tương đồng với  
nghiên cứu được công bố trên thế giới.9  
đến 100, thể hiện mức đáp ứng với kích thích  
của bệnh nhân giúp phân biệt phản ứng huyết  
động không phải do kích thích đau, nhạy cảm  
hơn sử dụng các dấu hiệu lâm sàng như biến  
đổi mạch huyết áp.11,12 Nghiên cứu của chúng  
tôi cho thấy điểm ANIm ở thời điểm H5,H50,  
H80, H120, H150 cao hơn một cách có ý nghĩa  
thống kê so với nhóm chứng (p < 0,05); điều  
này cũng phù hợp với lượng fentanyl sử dụng  
trong mổ của nhóm ESP cũng thấp hơn gần  
gấp 2 so với nhóm chứng (p < 0,001). Ngoài  
ra, thời gian yêu cầu liều thuốc giảm đau của  
nhóm ESP cũng kéo dài hơn sau khi bệnh  
nhân hồi tỉnh có ý nghĩa thống kê so với nhóm  
chứng (p < 0,001). Điều này cho thấy được  
hiệu quả giảm đau trong mổ tốt của phương  
pháp phong bế mặt phẳng cơ dựng sống 2  
bên dưới hướng dẫn của siêu âm trong các  
phẫu thuật cột sống thắt lưng.  
V. KẾT LUẬN  
Phương pháp phong bế mặt phẳng cơ  
dựng sống 2 bên dưới hướng dẫn của siêu âm  
cho thấy là một phương pháp giảm đau trong  
mổ an toàn, có hiệu quả tốt trong phẫu thuật  
cột sống thắt lưng.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Forero MAS, Lopez H, Tsui C, Chin KJ. The  
Erector Spinae Plane Block: A Novel Analgesic  
Technique in Thoracic Neuropathic Pain. Reg  
Anesth Pain Med. 2016;41(5):621-627.  
Hiệu quả giảm đau trong mổ thông thường  
được đánh giá gián tiếp thông qua sự thay  
đổi các chỉ số tần số tim, huyết áp; tổng liều  
thuốc giảm đau họ morphin trong mổ hoặc  
một số thang điểm đánh giá trong mổ.10 Chỉ  
số cân bằng đau ANI được ghi lại bằng ANI  
Monitor V2 (Mdoloris Medical Systems) là thiết  
bị không xâm nhập, thu thập sóng điện tim của  
bệnh nhân, dùng thủ thuật toán phân tích sóng  
điện tim ấy để đưa ra số đo ANI có giá trị từ 0  
2. Hamilton DL MB. Erector spinae plane  
block for pain relief in rib fractures. Br JAnaesth.  
2017;118(3):474-475.  
3. Luftig J MD, Herring AA, Dixon B,  
ClattenburgE,NagdevA.Successfulemergency  
pain control for posterior rib fractures with  
ultrasound-guided erector spinae plane block.  
Am J Emerg Med. 2018;36(8):1391-1396.  
106  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
4. Chin KJ AS, Sarwani N, Forero M. The  
analgesic efficacy of pre-operative bi- lateral  
erector spinae plane (ESP) blocks in patients  
having ventral hernia repair. Anaesthesia.  
2017;7(4):452-460.  
after deep erector spinae block at L-4. Rev Esp  
Anestesiol Reanim. 2019;66(4):409-416.  
9. Celik M TS, Ahiskalioglu A, Alper F. Is high  
volume lumbar erector spinae plane block an  
alternative to transforaminal epidural injection?  
Evaluation with MRI. . Reg Anesth Pain Med.  
2019;44(9):906-907.  
5. Tulgar S SO, Senturk O, Ermis MN, Cubuk  
R, Ozer Z. Clinical experiences of ultrasound-  
guided lumbar erector spinae plane block for  
hip joint and proximal femur surgeries. J Clin  
Anesth. 2018;47:5-6.  
10. T. L. Objective monitoring of nociception:  
a review of current commercial solutions. . Br J  
Anaesth. 2019;123(2):e312-e321.  
6. Hironobu Ueshima MI, Tomoaki Toyone  
và Hiroshi Otake Efficacy of the Erector Spinae  
Plane Block for Lumbar Spinal Surgery: A  
Retrospective Study. Asian Spine J. 2019;  
13(2):254-257.  
11. MBBS Henry D. Upton BH, et al  
Intraoperative Analgesia Nociception Index–  
Guided  
Fentanyl Administration  
During  
Sevoflurane Anesthesia in Lumbar Discectomy  
and Laminectomy: A Randomized Clinical  
Trial. Anesthetic Clinical Pharmacology 2017;  
125(1):81-90.  
7. Sharma S BR, Vorenkamp KE, Durieux  
ME. Beyond opioid patient-controlled analgesia:  
a systematic review of analgesia after major  
spine surgery. Reg Anesth Pain Medicine.  
2012;37(1):79-98.  
12. Cle´ment M. Jeanne JDJea. Variations  
of the analgesia nociception index during  
general anaesthesia for laparoscopic abdominal  
surgery. Journal of Clinical Monitoring and  
Computing. 2012;26:1387-1397.  
8. De Lara González SJ PJ, Prats-GalinoA, et  
al. Anatomical description of anaesthetic spread  
Summary  
ASSESSMENT OF INTRAOPERATIVE ANALGESIA EFFECT OF  
BILATERAL LUMBAR ERECTOR SPINAE PLANE BLOCK UNDER  
ULTRASOUND GUIDANCE IN PATIENTS  
WITH LUMBAR SPINE SURGERY  
The study is conducted to evaluate the intraoperative analgesia effect of the bilateral lumbar  
erector spinal plane block under ultrasound guidance in lumbar spine surgery patients. 30 patients  
with selective lumbar spinal surgery received pre-induction bilateral lumbar erector spinal plane block  
at the Department of Anesthesia Critical Care & Pain Medicine – Hanoi University Hospital from April  
to August 2020. In the ESP group, the intra-operative mean ANI score at H5, H50, H80, H120, H150  
were markedly lower (p < 0.05); the amount of fentanyl intraoperation were statistically significantly  
lower than with the control group (183.3 [150 - 250] vs 343.3 [300 - 400] mg, p < 0,001). Our study  
shows that the bilateral lumbar erector spinal plane block was well effective in intraoperative reducing  
pain for lumbar spine surgeries.  
Keywords: lumbar erector spinal plane block, intraoperative analgesia, lumbar spine surgery.  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
107  
pdf 8 trang yennguyen 15/04/2022 3540
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá kết quả giảm đau trong mổ của phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống thắt lưng hai bên dưới hướng dẫn của siêu âm ở bệnh nhân phẫu thuật cột sống thắt lưng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_giam_dau_trong_mo_cua_phuong_phap_gay_te_ma.pdf