Vai trò của VABB trong xử lý tổn thương dạng nhú của vú

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
VAI TRÒ CỦA VABB TRONG XỬ LÝ TỔN THƯƠNG DẠNG NHÚ CỦA VÚ  
1
2
3
4
TRẦN VIỆT THẾ PHƯƠNG , HÀ CHÍ ĐỘ , NGUYỄN ANH LUÂN , LÊ HỒNG CÚC ,  
5
6
NGUYỄN ĐỖ THÙY GIANG , TRẦN NGUYỄN MINH HUY  
TÓM TẮT  
Đặt vấn đề: Tổn thương dạng nhú của vú là loại bệnh lý không thường gặp nhưng chẩn đoán tương  
đối khó khăn. Một khuynh hướng hiện nay là sử dụng VABB để sinh thiết trọn tổn thương, vừa là chẩn  
đoán, vừa là để điều trị trong trường hợp lành tính. Nghiên cứu về nhóm bệnh lý này về đặc điểm lâm  
sàng, cận lâm sàng, vai trò của VABB là điều cần thiết.  
Phương pháp nghiên cứu: Các trường hợp tổn thương vú được chẩn đoán là tổn thương dạng nhú  
bằng FNA và được lấy bướu bằng VABB được khảo sát về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giải  
phẫu bệnh, kỹ thuật VABB và biến chứng.  
Kết quả: Có 41 trường hợp tổn thương vú có kết quả FNA là tổn thương dạng nhú và được lấy trọn  
bằng VABB tại bệnh viện Ung Bướu từ 1/2018 đến 6/2020. Tuổi trung bình là 41,7 (21 - 62), vị trí trung  
tâm là 23 (56,1%), đơn ổ ở trung tâm nhiều hơn ngoại vi (p < 0,05). Siêu âm có kết quả nghĩ là tổn thương  
dạng nhú là 75,6%, nhũ ảnh có 9 trường hợp là BIRADS 4 (26,5%), Kết quả giải phẫu bệnh sau thủ thuật  
có 27 (65,9%) là bướu nhú, thay đổi sợi bọc (31,7%), bướu sợi tuyến (2,4%). Tất cả đều được lấy trọn  
bằng VABB, các biến chứng gồm có bầm máu (85,4%), tụ dịch (12,2%), tụ máu (2,4%).  
Kết luận: Chẩn đoán tổn thương dạng nhú ở vú bằng FNA kết hợp với các phương tiện lâm sàng -  
hình ảnh học có giá trị trong thực hành tại Việt Nam. VABB là một phương tiện đáng tin cậy để xử lý các  
tổn thương dạng nhú ở vú hiệu quả và an toàn.  
đây, VABB là phương pháp được chọn lựa khác để  
lấy trọn các tổn thương vú mà ít xâm lấn hơn. Do đó,  
nghiên cứu vai trò của VABB trong xử lý các tổn  
thương dạng nhú được chẩn đoán bằng FNA của vú  
là một vấn đề được nhiều người quan tâm.  
GIỚI THIỆU  
Trong các bệnh lý của tuyến vú, tổn thương  
dạng nhú gặp không nhiều nhưng được xếp vào  
vùng xám của chẩn đoán do đây là một nhóm tuy có  
cùng chung đặc điểm tạo nhú nhưng lại gồm nhiều  
thực thể khác biệt nhau đi từ lành tính đến ác tính:  
Có thể là bướu nhú trong ống, carcinôm nhú, hay  
thay đổi sợi bọc.  
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Chúng tôi chọn tất cả những bệnh nhân có tổn  
thương ở vú và có kết quả FNA là tổn thương dạng  
nhú được xử lý bằng VABB tại bệnh viện Ung Bướu  
TP. HCM từ 01/01/2018 đến 31/06/2020. Mục đích  
của nghiên cứu là đánh giá kết các đặc tính lâm  
sàng, cận lâm sàng của các tổn thương này, kết quả  
điều trị bằng VABB về mặt kỹ thuật, biến chứng,  
và các dạng giải phẫu bệnh sau khi đã được sinh  
thiết trọn.  
Ở các nước phát triển, sau khi phát hiện một  
tổn thương của vú bằng lâm sàng và hình ảnh, bước  
tiếp theo thường là sinh thiết lõi kim. Trong thực tế  
tại Việt Nam, chẩn đoán ban đầu của các bệnh lý  
tuyến vú thường là FNA. Sau khi có kết quả FNA là  
tổn thương dạng nhú, trước đây các nhà lâm sàng  
thường chọn lựa phương pháp sinh thiết trọn tổn  
thương để có giải phẫu bệnh. Trong vài năm gần  
Ngày nhận bài: 09/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
Địa chỉ liên hệ: Trần Việt Thế Phương  
Email: tvtphuong68@gmail.com  
1 TS.BS. Phó Trưởng Khoa Ngoại tuyến vú - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
2 BSCKI. XLNV Phó Trưởng Khoa Tầm soát ung thư - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
3 BSCKII. Trưởng Khoa Ngoại tuyến vú - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
4 BSCKII. Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
5 ThS.BS. Phó Trưởng Khoa Ngoại tuyến vú - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
6 BSCKII. Trưởng Khoa Tầm soát ung thư - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM  
389  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Các bệnh nhân có tổn thương ở vú được khám  
lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm và/  
hoặc nhũ ảnh. Sau đó được làm FNA và nếu FNA có  
kết quả là tổn thương dạng nhú và bệnh nhân đồng  
ý lấy tổn thương bằng VABB sẽ được đưa vào  
nghiên cứu. VABB được thực hiện bằng máy  
Mammotome hay Hologic, kim sử dụng là kim 8G  
hay 10G (Mammotome) hay 9G (Hologic). Kim 10G  
được chỉ định khi tổn thương nhỏ hơn 1,5cm. Các  
bướu có kích thước lớn hơn 1,5cm được sử dụng  
kim 8G hay 9G.  
Tổng số  
41  
100,0  
Tiết dịch hoặc tiết máu núm vú là triệu chứng  
thường gặp nhất (22 bệnh nhân chiếm 53,7%).  
Sau khi lấy bướu bằng VABB thì tất cả bệnh  
nhân đều không còn triệu chứng tiết dịch núm vú.  
Vị trí tổn thương  
Bảng 4. Vị trí  
Vị trí  
Số ca  
23  
Tỉ lệ %  
56,1  
KẾT QUẢ  
Trung tâm  
Ngoại vi  
18  
43,9  
Từ 01/01/2018 đến 31/06/2020 có 41 bệnh  
nhân được làm FNA và có kết quả là tổn thương  
dạng nhú được điều trị bằng VABB được chúng tôi  
ghi nhận và thu thập vào mẫu nghiên cứu.  
Tổng số  
41  
100,0  
Bảng 5. Mối tương quan giữa số lượng bướu  
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng  
và vị trí bướu  
Tuổi  
Số lượng bướu  
Khi phân lớp bệnh nhân lớn tuổi và trẻ tuổi:  
Vi trí tổn  
thương  
Tổng  
số  
P < 0.005  
Đơn ổ  
Không  
đơn ổ  
Bảng 1. Bảng phân độ tuổi ≥40  
Trung tâm  
Ngoại vi  
Tổng số  
4
2
19  
16  
25  
23  
18  
41  
Độ tuổi  
< 40  
Số ca  
14  
Tỉ lệ %  
34,1  
0,00119  
16  
≥40  
27  
65,9  
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có tổn thương dạng  
nhú đi khám đều có khối u vùng trung tâm (vùng  
núm vú quầng vú) 23 bệnh nhân chiếm 56,1%.  
Tổng số  
41  
100,0  
Tuổi trung bình 41,7 (21 - 62) tuổi, nhóm tuổi  
41 - 50 chiếm tỉ lệ nhiều nhất có 26 ca chiếm 63,4%.  
Tổn thương dạng nhú đơn ổ thường ở trung  
tâm và tổn thương dạng nhú đa ổ thường ở ngoại vi  
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,005).  
Phân bố nơi cư trú  
Bảng 2. Bảng phân bố nơi cư trú  
Số lượng tổn thương dạng nhú  
Nơi cư trú  
Thành phố  
Tỉnh thành  
Tổng số  
Số ca  
14  
Tỉ lệ %  
34,1  
Bảng 6. Số lượng tổn thương dạng nhú  
27  
65,9  
Số lượng u nhú  
Số ca  
16  
10  
9
Tỉ lệ %  
39,0  
24,4  
22,0  
9,8  
41  
100,0  
1
2
Phần lớn bệnh nhân cư trú ở các Tỉnh (65,9%)  
so với ở Thành Phố Hồ Chí Minh (34,1%).  
3
4
5
4
Đặc điểm lâm sàng  
2
4,9  
Triệu chứng lâm sàng  
Tổng số  
41  
100,0  
Bảng 3. Triệu chứng lâm sàng bệnh nhân đến khám  
Đa số bệnh nhân đi khám có ít 1 tổn thương.  
Đặc điểm cận lâm sàng  
Triệu chứng lâm sàng  
Tình cờ  
Số ca Tỉ lệ %  
10  
3
24,4  
7,3  
Kết quả siêu âm tuyến vú  
Đau vú  
Tiết dịch /tiết máu núm vú  
Sờ thấy u  
22  
6
53,7  
14,6  
Bảng 7. Kết quả siêu âm tuyến vú  
Kết quả siêu âm  
Số ca Tỉ lệ %  
390  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Bướu sợi tuyến  
Bướu nhú  
4
31  
1
9,8  
75,6  
2,4  
Tổng số  
41  
100,0  
Bướu nhú chiếm đa số 27/41 trường hợp  
(65,9%), sau đó là thay đổi sợi bọc (31,7%).  
Thay đổi sợi bọc  
Không điển hình lành tính  
Nghi ngờ ung thư  
Không rõ bản chất  
Tổng số  
2
4,9  
Biến chứng sau VABB  
2
4,9  
Bảng 11. Biến chứng sau thủ thuật VABB  
1
2,4  
Biến chứng sau VABB  
Bầm máu  
Số ca  
35  
5
Tỉ lệ %  
85,4  
41  
100,0  
Kết quả siêu âm là bướu nhú khá cao (75,6%).  
Tụ dịch  
Tụ máu  
12,2  
1
2,4  
Bảng 8. Kích thước tổn thương trên siêu âm  
Tổng số  
41  
100.0  
Kích thước  
≤ 10mm  
Số ca  
14  
Tỉ lệ %  
34,1  
Biến chứng gặp nhiều nhất là bầm máu ở da  
với 35/41 trường hợp 85,4%.  
11 - 20mm  
21 - 30mm  
Tổng số  
23  
56,1  
BÀN LUẬN  
4
9,8  
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 41 bệnh  
nhân được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình  
thường gặp 41,7 tuổi (21 - 62). Tập trung ở đỉnh  
41 - 50 tuổi (63,4%). Trong đó nhóm phụ nữ lớn tuổi  
≥40 chiếm đa số 27/41 bệnh nhân chiếm 65,9%.  
41  
100.0  
Kích thước trung bình của tổn thương dang nhú  
được ghi nhận là 12,3mm.  
Kết quả nhũ ảnh  
Bảng 9. Kết quả nhũ ảnh  
Bảng 12. So sánh về độ tuổi giữa các nghiên cứu  
BIRADS  
Số ca  
Tỉ lệ %  
19,5  
19,5  
22,0  
17,1  
2,4  
Số bệnh nhân  
Tuổi trung bình  
I
8
8
Chang  
Choi  
58  
233  
50  
44,6  
45,4  
52  
II  
III  
9
Yu  
IVA  
IVB  
7
Ahn  
234  
41  
45,3  
41,7  
1
Chúng tôi  
IVC  
1
2,4  
Tổng số ca làm nhũ ảnh  
Không làm nhũ ảnh  
Tổng số  
34  
7
82,9  
17,1  
100,0  
Nghiên cứu hồi cứu của Chang từ tháng 7 -  
2007 đến tháng 2 - 2009 trên 4297 bệnh nhân được  
thực hiện FNA và xác định đươc 58 bệnh nhân có  
tổn thương dạng nhú. Nhóm này có độ tuổi trung  
bình 44,6 tuổi. Một nghiên cứu tổng hợp khác của  
Choi từ tháng 1 - 2005 đến tháng 9 - 2015, gồm 500  
bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương dạng nhú  
lành tính không kèm tăng sản không điển hình, 206  
bệnh nhân được phẫu thuật cắt trọn tổn thương  
dạng nhú, 233 bệnh nhân được điều trị bằng VABB,  
61 bệnh nhân được theo dõi không xử trí gì thêm.  
Trong 233 được điều trị bằng VABB có tuổi trung  
bình 45,4, cũng tương đồng với nghiên cứu của  
nhóm chúng tôi là 40,6 bệnh nhân. Theo Ahn trên  
234 bệnh nhân ở Hàn Quốc để tìm ra bảng điểm tiên  
đoán tỉ lệ ác tính của tổn thương dạng nhú ở vú  
được chẩn đoán bằng sinh thiết lõi kim, nhóm bệnh  
nhân này có độ tuổi trung bình 45,3 tuổi (từ 23 - 81  
tuổi).  
41  
Có 34 trường hợp bệnh nhân được chỉ định  
chụp nhũ ảnh, với hình ảnh tổn thương lành tính  
Birads (I - III) chiếm phần lớn với 25/34 trường hợp  
73,5% tổn thương nghi ngờ ác tính Birads IV với  
9/34 trường hợp 26,5%.  
Kết quả sau khi thực hiện VABB  
Kết quả GPB sau VABB  
Bảng 10. Giải phẫu bệnh sau VABB  
Giải Phẫu Bệnh  
Bướu sợi tuyến  
Bướu nhú  
Số ca  
1
Tỉ lệ %  
2,4  
27  
65,9  
31,7  
Thay đổi sợi bọc  
13  
391  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Mặt khác theo y văn, tổn thương dạng nhú đơn  
ổ phát triển từ ống dẫn sữa, thường xuất hiện ở phụ  
nữ trung niên từ 30 - 50 tuổi. Đa tổn thương dạng  
nhú chiếm khoảng 10% trường hợp tổn thương  
dạng nhú. So với tổn thương dạng nhú đơn ổ thì tổn  
thương dạng nhú đa ổ thường xuất hiện ở bệnh  
nhân trẻ. Còn một dạng tổn thương dạng nhú  
thường xảy ra ở bệnh nhân trẻ tuổi hơn được gọi là  
tổn thương dạng nhú vị thành niên. Điều này cũng  
phù hợp với y văn là tổn thương dạng nhú thường  
xuất hiện ở bệnh nhân trẻ < 40 tuổi.  
Theo Rizzo trên 63 bệnh nhân ở Atlanta Mỹ có  
tổn thương dạng nhú lành thì nhóm bệnh nhân có  
tổn thương dạng nhú ở vị trí trung tâm chiếm đa số  
60%. Còn theo Kibil Wojciech nghiên trên 76 bệnh  
nhân ở Cracow - Ba Lan tổn thương dạng nhú thì  
tổn thương dạng nhú ở vị trí trung tâm chiếm đa số  
72,3%. Tương tự với nghiên cứu của các nhóm tác  
giả trên, nghiên cứu chúng tôi cũng ghi nhận nhóm  
tổn thương dạng nhú trung tâm chiếm tỉ lệ 56,1%  
nhiều hơn nhóm tổn thương dạng nhú ngoại vi  
43,9%. Ngoài ra chúng tôi còn ghi nhận tổn thương  
dạng nhú trung tâm thì thường đơn ổ và tổn thương  
dạng nhú ngoại vi thường đa ổ.  
Bảng 13. So sánh triệu chứng lâm sàng giữa  
các nghiên cứu  
So với nghiên cứu của tác giả Kibil Wojciech và  
cộng sự, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng về  
hình ảnh siêu âm, trong đó tổn thương dạng nhú  
chiếm tỉ lệ lớn nhất (tương ứng 85,2% và 50,6%)  
nang không điển hình (tương ứng 11,1% và 1,3%),  
tổn thương không điển hình lành tính (tương ứng  
13,7% và 16,9%) chiếm tỉ lệ thấp hơn. Tuy nhiên,  
nghiên cứu của chúng tôi có đi sâu hơn về các hình  
ảnh khác thấy được trên siêu âm như thay đổi sợi  
bọc, viêm - áp-xe, nghi ngờ ung thư, bướu sợi  
tuyến.  
Chúng  
tôi  
N = 41  
Triệu chứng  
lâm sàng  
Boufelli  
N = 55  
Kibil  
N = 76  
Alice  
N = 124  
Tình cờ  
Đau vú  
40%  
--  
--  
--  
--  
24,4%  
7,3%  
9,4%  
47,1%  
Tiết dịch/ máu  
núm vú  
23,6%  
97,4%  
--  
53,7%  
14,6%  
Sờ thấy bướu  
36,4%  
40,6%  
Bảng 15. So sánh hình ảnh siêu âm tổn thương  
Theo nghiên cứu của Boufelli thì triệu chứng  
lâm sàng bệnh nhân đến khám là tình cờ chiếm 40%  
còn tiết dịch hoặc máu núm vú chỉ có 23,6%.  
dạng nhú của các nghiên cứu  
Hình ảnh trên siêu âm  
Tổn thương dạng nhú  
Nang không điển hình  
Kibil  
85,2%  
11,1%  
Chúng tôi  
50.6%  
Theo Alice Moynihan thì triệu chứng lâm sàng  
bệnh nhân đến khám là tiết dịch hoặc chảy máu núm  
vú 47,1% còn sờ thấy bướu cũng chiếm số lượng  
lớn 40,6%. Còn theo Wojciech Kibil thì ghi nhận tiết  
dịch núm vú lên đến 97,4%. Nghiên cứu chúng tôi  
khá tương đồng với triệu chứng lâm sàng của 2  
nghiên cứu này. Triệu chứng chủ đạo bệnh nhân  
đến khám là tiết dịch hoặc máu núm vú chiếm tỉ lệ  
53,7%. Điều trên cũng khá phù hợp với y văn, vì  
nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lý tiết dịch núm vú là  
tổn thương dạng nhú lành tính trong ống tuyến vú  
(35 48%), giãn ống tuyến vú (17 36%) và  
carcinôm (5 21%).  
1,3%  
Không điển hình lành tính 13,7%  
16.9%  
So với nghiên cứu của tác giả Choi Hye Young  
chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng về tỉ lệ tổn  
thương bất thường trên nhũ ảnh (tương ứng 24% và  
29,8%). Sự tương đồng này do dân số chọn mẫu từ  
2 nghiên cứu đều là phụ nữ chủng tộc Châu Á với  
độ tuổi từ 40 trở lên chiếm ưu thế.  
Mặt khác so với nghiên cứu của Yu trên nhóm  
dân châu Úc ở 50 bệnh nhân có tổn thương dạng  
nhú lành tính thì bất thường trên nhũ ảnh được ghi  
nhận ở 12/50 trường hợp chiếm tỉ lệ 24%.  
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các trường  
hợp tiết dịch núm vú đều không còn triệu chứng này  
sau khi được lấy tổn thương bằng VABB.  
Trong nghiên cứu của chúng tôi, ghi nhận được  
14 trường hợp nhũ ảnh Birads 4 - 5 tương ứng  
29,8%, trong đó có 3 trường hợp giải phẫu bệnh ác  
tính sau VABB. Vai trò của nhũ ảnh trong nghiên  
cứu này nhằm mục đích tìm kiếm những tổn thương  
kèm theo mà siêu âm không phát hiện được để loại  
trừ các trường hợp nghi ác tính, đặc biệt ở dân số  
chọn mẫu đa số là phụ nữ từ 40 tuổi trở lên (chiếm  
66,2%).  
Bảng 14. Vị trí tổn thương dạng nhú của các nghiên  
cứu  
Rizzo  
N = 79  
60%  
Kibil  
N = 76  
72,3%  
27,7%  
Ahn  
N = 233  
65,2%  
34,8%  
Chúng tôi  
N = 41  
Vị trí  
Trung tâm  
Ngoại vi  
56,1%  
40%  
43,9%  
392  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Bảng 16. So sánh kết quả nhũ ảnh  
tôi như: xơ hóa tuyến vú chiếm tỉ lệ 1%, thay đổi tế  
bào cột 1%, các tổn thương tăng nguy cơ (sẹo tỏa  
tia 1%, tăng sản tiểu thuỳ không điển hình 0,4%, tế  
bào biểu mô lát không điển hình 0,4%, tăng sản ống  
tuyến vú không điển hình 2%), mặc dù các dạng giải  
phẫu bệnh này chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng việc ghi  
nhận các kết quả này có thể được lý giải từ số lượng  
bệnh nhân trong nghiên cứu của tác giả Choi lớn  
hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (233 bệnh  
nhân so với 41 bệnh nhân).  
của các nghiên cứu  
Nhũ ảnh BIRADS 4/5  
Tỉ lệ  
24%  
Choi  
56/233  
12/50  
14/77  
Yu  
24%  
Chúng tôi  
29,8%  
Trong thực tế hiện nay ở Việt Nam, FNA vẫn là  
phương tiện được chọn lựa rộng rãi để chẩn đoán  
các tổn thương ở vú. Trong nghiên cứu này, không  
có trường hợp nào được làm sinh thiết lõi kim trước  
khi điều trị như ở các nghiên cứu ở các nước  
phát triển.  
Bảng 17. Kết quả giải phẫu bệnh  
Jean M.  
Seely  
(N107)  
Choi  
(N=77)  
Chúng tôi  
(N=41)  
Kết quả giải phẫu bệnh  
So sánh với các nghiên cứu của các tác giả  
khác trên thế giới, chúng tôi nhận thấy không có  
nghiên cứu nào thực hiện FNA để chẩn đoán bệnh lý  
tuyến vú mà thay bằng thủ thuật sinh thiết lõi kim  
hoặc VABB.  
Bướu sợi tuyến  
3%  
83%  
7%  
--  
69%  
--  
2,4%  
65,9%  
31,7%  
--  
Bướu nhú  
Thay đổi sợi bọc  
Viêm kinh niên dạng hạt  
Carcinôm OTV tại chỗ  
Carcinôm OTV xâm nhiễm  
--  
--  
So sánh với nghiên cứu của hai tác giả Choi và  
Seely, nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng  
về tỉ lệ giải phẫu bệnh lành tính (trong đó bướu nhú  
chiếm tỉ lệ đa số lần lượt là 83%, 69% và 65,9%) và  
tỉ lệ ung thư vú sau làm VABB của nhóm chúng tôi  
chưa ghi nhận trường hợp nào, trong khi ở 2 nhóm  
tác giả trên có ghi nhận trường hợp mô học ác tính  
sau VABB (lần lượt là 0.8%, 20,4% và 0%).  
Mặt khác, trong nghiên cứu của Choi có ghi nhận  
thêm các giải phẫu bệnh khác nghiên cứu của chúng  
0.4%  
0.4%  
13.6%  
6.8%  
--  
--  
Không có những biến chứng nặng như chảy  
máu không cầm buộc phải chuyển sang mổ hở,  
nhiễm trùng sau thực hiện thủ thuật VABB. Chỉ có 1  
trường hợp được ghi nhận là chảy máu lúc thực  
hiện VABB bệnh nhân chảy khoảng 150ml máu,  
được xử trí bằng băng ép và dùng thuốc giảm đau.  
Bảng 18. So sánh biến chứng của thủ thuật VABB  
Fine  
--  
Zagouri  
Simon  
Eller  
--  
Johnson  
TVT Phương  
38,3%  
Chúng tôi  
79,2%  
13%  
Bầm  
--  
--  
--  
--  
--  
--  
Tụ dịch  
Tụ máu  
Chảy máu  
--  
--  
39,1%  
--  
7,5%  
--  
--  
31%  
--  
2%  
--  
3,3%  
6,5%  
--  
1%  
1,7%  
1,3%  
nào. Do nghiên cứu này dùng VABB cho những  
sang thương vi vôi hoá có đường kính ≤ 2mm nên  
nguy cơ xảy ra biến chứng rất thấp.  
Theo nghiên cứu của Eller thì biến chứng tụ  
máu sau VABB là 31%, có thể do độ tuổi trung bình  
của nhóm nghiên cứu này khá cao (61 tuổi nhóm  
của chúng tôi là 40,6). Còn theo nghiên cứu của  
Zagouri về lượng máu mất trong quá trình làm VABB  
để tiên lượng khả năng bị máu tụ thì biến chứng  
máu tụ của nhóm nghiên cứu này là 7,5%.  
Fine khảo sát trên 124 bệnh nhân nữ với những  
tổn thương không sờ thấy được. Những tổn thương  
với kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 1.5cm (n = 75) và  
những tổn thương lớn hơn 1.5cm nhưng nhỏ hơn  
3cm (n = 49) được lấy ra bằng kim 11 gauge hoặc  
8 gauge. Nghiên cứu này cho thấy không có sự khác  
biệt giữa việc dùng hai loại kim này trong việc lấy  
mẫu (99% mẫu được lấy ra bằng kim 8 gauge và  
96% mẫu được lấy ra bằng kim 11 gauge).  
Theo Simon và Trần Việt Thế Phương thì biến  
chứng chảy máu rất ít với tỉ lệ 1% - 1,7% so với  
nghiên cứu chúng tôi là 1,3% cho thấy sự phù hợp,  
chứng tỏ VABB an toàn cho bệnh nhân. Một nghiên  
cứu nhỏ lẻ của tác giả Ferzli và cộng sự sinh thiết 34  
bệnh nhân thì không ghi nhận bất cứ biến chứng  
393  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
KẾT LUẬN  
5. Eller A, (2014), "Stereotactic Vacuum-assisted  
Breast Biopsy (VABB)” - A patients’ Survey",  
Anticancer research. 34, pp. 3831 - 3838.  
Chẩn đoán tổn thương dạng nhú ở vú bằng  
FNA kết hợp với các phương tiện lâm sàng-hình ảnh  
học có giá trị trong thực hành tại Việt Nam. VABB là  
một phương tiện đáng tin cậy để xử lý các tổn  
thương dạng nhú ở vú hiệu quả và an toàn.  
6. Kibil W. et al. (2013), "Mammotome biopsy in  
diagnosing and treatment of intraductal  
papilloma of the breast ", przegląd chirurgiczny.  
85, pp. 210-215.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
7. Simon JR K. C., Cooper RA, et al (2000),  
"Accuracy and complication rates of US-guided  
vacuum-assisted core breast biopsy: initial  
results", Radiology,. 215, pp. 694 - 697.  
1. Ahn S.K (2017), "Management of benign  
papilloma  
without  
atypia  
diagnosed  
at  
ultrasound-guided core needle biopsy: Scoring  
system for predicting malignancy", Eur J Surg  
Oncol, pp. 1 - 6  
8. Trần Việt Thế Phương và cs. (2018), "Sinh thiết  
vú có hỗ trợ hút chân không (vabb) dưới hướng  
dẫn của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn  
thương vú", Tạp chí y Ung Thư học Việt nam,  
pp. tr.347 - 351.  
2. Boufelli G, (2018 ), "Papillomas of the breast:  
factors associated with underestimation", Eur J  
Cancer Prev. 27 (4), pp. 310 - 314.  
3. Chang  
JM,  
(2011),  
"Management  
Detected Benign  
of  
9. Yu Y, (2018), "Management of papillary lesions  
without atypia of the breast diagnosed on needle  
biopsy", Royal Australasian College of  
Surgeons.  
Ultrasonographically  
Papillomas of the Breast at Core Needle  
Biopsy", American Journal of Roentgenology.  
196, pp. 723 - 729.  
10. Zagouri F, (2010), "Volume of blood suctioned  
during vacuum-assisted breast biopsy predicts  
later hematoma formation", BMC Res Notes. 3,  
pp. 70.  
4. Choi HY, (2019), "Benign Breast Papilloma  
without Atypia: Outcomes of Surgical Excision  
versus US-guided Directional Vacuum-assisted  
Removal or US Follow-up", Radiology. 00,  
pp. 1 - 9.  
394  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ABSTRACT  
Management of breast papillary lesions with VABB  
Introduction: Papillary lesion is an uncommon disease of the breast. VABB is a trendy management for  
diagnosis and treatment. Researching about clinical, histologic characteristics and the role of VABB for  
management of these lesions is neccesary.  
Method: Lesions of the breasts with FNA result is papillary lesions and biopsied with VABB are recruited.  
All clinical, imaging, histologic characteristics are studied. VABB technique and complications are also analized.  
Results: 41 cases from 1/2018 to 6/2020. Mean age: 41.7 (21 - 62), central location: 23 (56.1%), central  
location is accompanied with more unifocal than multifocal (p < 0.05). Ultrasound with papillary lesion is 75.6%,  
mammogram with BIRADS 4 is 9 cases (26.5%). Pathology is intraductal papilloma in 27 cases (65.9%),  
fibrocystic diseases (31.7%), fibroadenoma (2.4%). All lesions are completely removed by VABB.  
Complications includes ecchymosis (85.4%), seroma (12.2%), hematoma (2.4%).  
Conclusions: Diagnosis of papillary lesions by FNA in combination with clinical and imaging techniques is  
appropriate for practicing in Vietnam. VABB is a reliable method for management this entity.  
395  
pdf 7 trang yennguyen 15/04/2022 4460
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của VABB trong xử lý tổn thương dạng nhú của vú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_vabb_trong_xu_ly_ton_thuong_dang_nhu_cua_vu.pdf