Chiến lược tăng trưởng liên tục và bền vững của Petronas

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG  
TẠP CHÍ DẦU KHÍ  
Số 7 - 2020, trang 42 - 48  
ISSN 2615-9902  
CHIẾN LƯỢC TĂNG TRƯỞNG LIÊN TỤC VÀ BỀN VỮNG CỦA PETRONAS  
Trần Thị Liên Phương, Trần Linh Chi  
Viện Dầu khí Việt Nam  
Email: phuongtl@vpi.pvn.vn  
Tóm tắt  
Petronas (Petroliam Nasional Bhd) - Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia gần đây luôn có mặt trong Top 10 công ty dầu khí có thương  
hiệu mạnh nhất thế giới. Trong xu hướng chuyển dịch năng lượng, Petronas đổi mới mạnh mẽ, hoàn thiện chiến lược phát triển với 3  
hướng hành động nhằm bảo đảm khả năng tăng trưởng liên tục và bền vững trong tương lai: (i) Tối đa hóa giá trị các tài sản tạo ra dòng  
tiền lớn và ổn định cho kết quả kinh doanh; (ii) Mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh cốt lõi; (iii)“Thám hiểm”các lĩnh vực hoạt động chưa  
từng trải nghiệm. Bài viết giới thiệu chiến lược phát triển của Petronas, đặc biệt là mô hình kinh doanh tích hợp để tối đa hóa chuỗi giá  
trị dầu khí, và cách kết hợp các mục tiêu tăng trưởng, đổi mới và hợp tác khi hoạt động kinh doanh vượt ra ngoài lĩnh vực truyền thống.  
Từ khóa: Chiến lược, mô hình kinh doanh tích hợp, tối đa hóa chuỗi giá trị dầu khí, Petronas.  
1. Giới thiệu  
Petronas được thành lập theo hình thức công ty trách  
khí, tối đa hóa giá trị thông qua mô hình kinh doanh tích  
hợp (integrated business model). Petronas bắt đầu hành  
trình đầu tư ra nước ngoài lĩnh vực thượng nguồn từ năm  
1991 và lĩnh vực hạ nguồn từ năm 1996. Đến năm 2018,  
Petronas đã phát triển được danh mục đầu tư đa dạng,  
gồm các sản phẩm dầu khí truyền thống và phi truyền  
thống; hoạt động kinh doanh hạ nguồn mở rộng với đa  
dạng loại nhiên liệu, dầu bôi trơn, các sản phẩm hóa dầu...  
kinh doanh phát triển mạnh nhờ thành quả từ nhiều dự  
án đầu tư công trình dầu khí lớn thành công. Petronas  
hiện nay có đến 48.000 lao động và có hoạt động ở trên  
90 quốc gia. Petronas liên tục có tên trong Bảng xếp hạng  
các doanh nghiệp lớn nhất thế giới Fortune Global 500®.  
nhiệm hữu hạn đại chúng 100% thuộc sở hữu nhà nước  
từ năm 1974 với vai trò kép: vừa là cơ quan quản lý tài  
nguyên dầu khí của Malaysia, đồng thời vừa là 1 thực thể  
đầu tư kinh doanh. Đạo luật phát triển dầu khí (Petroleum  
Development Act - PDA) của Malaysia từ năm 1974 trao  
cho Petronas "toàn bộ quyền sở hữu, sự độc quyền, các  
quyền hạn, sự tự do và các đặc quyền ưu đãi" trong hoạt  
động thăm dò, khai thác, lựa chọn nhà thầu, thu nhận dầu  
khí trên bờ và ngoài khơi Malaysia. Petronas chịu trách  
nhiệm hoạch định và xây dựng các chính sách quản lý, đầu  
tư và điều tiết - giám sát các hoạt động thượng nguồn dầu  
khí tại Malaysia và báo cáo trực tiếp với Thủ tướng Chính  
phủ liên bang. Petronas có quyền đầu tư kinh doanh phát  
triển các hoạt động hạ nguồn, thực hiện kinh doanh chế  
biến dầu khí, lọc dầu, sản xuất các sản phẩm hóa dầu từ  
dầu và khí, vận chuyển phân phối sản phẩm dầu khí…  
trong khuôn khổ cơ chế chính sách và chịu sự điều tiết  
giám sát của chính phủ.  
2. Chiến lược phát triển của Petronas  
2.1. Thông điệp  
Trong năm 2019, Petronas đã đưa ra tuyên bố mục  
đích (statement of purpose) mới, đánh dấu chặng đường  
mới trong hành trình gần nửa thế kỷ phát triển: “Là đối  
tác năng lượng và giải pháp không ngừng đổi mới, giúp  
cải thiện chất lượng cuộc sống vì 1 tương lai phát triển  
bền vững” (“A progressive energy and solutions partner  
enriching lives for a sustainable future”), cũng như công  
bố slogan mới cho thương hiệu Petronas: “Đam mê tiến  
bộ(“Passionate about progress”).  
Từ khi thành lập, Petronas hoạt động theo mục  
tiêu định hướng để trở thành "một tập đoàn dầu khí đa  
quốc gia được lựa chọn hàng đầu" (A leading oil and gas  
multinational of choice). Theo đó, Petronas đã bền bỉ xây  
dựng, phát triển năng lực trên toàn bộ chuỗi giá trị dầu  
Petronas đặc biệt nhấn mạnh thông điệp đam mê  
muốn khai thác sức mạnh chuyển đổi của năng lượng cho  
lợi ích của tất cả, cũng như sự kết nối của các mục tiêu  
Ngày nhận bài: 1/7/2020. Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 1 - 17/7/2020.  
Ngày bài báo được duyệt đăng: 18/7/2020.  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
42  
PETROVIETNAM  
Lợi nhuận sau thuế  
Tài sản  
Hình 1. Tổng quan tình hình đầu tư, kinh doanh của Petronas trong giai đoạn 2015 - 2019 [2 - 6]  
mại căng thẳng kéo dài giữa các  
nền kinh tế lớn. Trước bối cảnh đó,  
Petronas đã nỗ lực tìm kiếm ý tưởng,  
sáng kiến để đổi mới. Đặc biệt, từ  
năm 2017, 3 hướng hành động nhằm  
bảo đảm chiến lược tăng trưởng liên  
tục và bền vững của Petronas trong  
tương lai đã được hoạch định rõ nét:  
(i) Tối đa hóa giá trị các tài sản tạo ra  
dòng tiền lớn và ổn định cho kết quả  
kinh doanh; (ii) Mở rộng phạm vi lĩnh  
vực kinh doanh cốt lõi; (iii) Bước vào  
“thám hiểm” các lĩnh vực hoạt động  
chưa từng trải nghiệm.  
Các tiêu điểm chiến lược của  
Petronas cũng đã được xác định như  
Bảng 1 và Hình 3.  
Hình 2. Ba hướng đầu tư trong chiến lược tăng trưởng liên tục và bền vững cho Petronas [1]  
Tiếp tục thực hiện mô hình kinh  
doanh tích hợp và với chiến lược này,  
Petronas hướng tới việc xây dựng cơ  
cấu đầu tư cho khả năng hồi phục  
nhanh chóng trong mọi hoàn cảnh  
và để tiếp tục phù hợp và có giá trị  
trong tương lai dài hạn, đáp ứng  
được nhu cầu năng lượng ngày càng  
tăng theo cách thức có trách nhiệm  
và có giải pháp tổng thể toàn diện.  
tăng trưởng, đổi mới và hợp tác mà Petronas hướng đến khi hoạt động vượt ra  
ngoài các lĩnh vực đầu tư kinh doanh truyền thống.  
2.2. Chiến lược đầu tư 3 hướng để tăng trưởng liên tục và bền vững  
Thực tế từ năm 2015, thị trường dầu khí thế giới biến động kéo dài và rủi ro  
khó lường, ngành dầu khí đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có, sự cạnh  
tranh gia tăng từ các nguồn năng lượng thay thế, điều kiện thị trường năng  
lượng thế giới thay đổi, nhu cầu của người tiêu dùng đổi khác và trong bối  
cảnh của một thời kỳ chuyển đổi công nghệ, những tiến bộ công nghệ đang  
trở nên ngày càng nhanh hơn, các biến động địa chính trị, tình trạng thương  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
43  
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG  
Bên cạnh đổi mới chiến lược về đầu tư, đẩy mạnh  
văn hóa đề cao yêu cầu sức khỏe - an toàn - an ninh - môi  
trường (HSSE - Health, Safety, Security and Environment)  
và thực hành các phương thức quản trị doanh nghiệp tốt  
cũng là 1 phần không thể thiếu trong chiến lược tăng  
trưởng mới của Petronas.  
2.3. Cơ cấu lại 3 khối kinh doanh cốt lõi  
Petronas cơ cấu lại các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi từ  
năm 2019, gồm 3 khối: (i) Thượng nguồn, (ii) Khí và năng  
lượng mới, (iii) Hạ nguồn. Ngoài ra, còn có khối bổ trợ,  
gồm các lĩnh vực hoạt động hậu cần/logistics và vận tải  
biển, bất động sản, ngân quỹ trung tâm cũng như quản lý  
dự án và công nghệ.  
2.3.1. Khối thượng nguồn  
Khối thượng nguồn của Petronas gồm các bộ phận  
hoạt động/mảng đầu tư kinh doanh tích hợp toàn diện  
về thăm dò, phát triển, khai thác dầu khí ở trong nước và  
quốc tế, và quản lý hoạt động dầu khí Malaysia (MPM -  
Malaysia Petroleum Management). Trong giai đoạn 2014  
- 2018, cơ sở hạ tầng LNG, kinh doanh khí và điện đã từng  
được xếp trong khối thượng nguồn với quan điểm để gia  
tăng doanh thu, có thêm cơ hội để tự chủ tạo ra giá trị và  
tăng trưởng.  
Hình 3. Các tiêu điểm chiến lược của Petronas để định vị thương hiệu trong tương lai [6]  
Bảng 1. Các tiêu điểm chiến lược của Petronas để định vị thương hiệu trong tương lai [6]  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
44  
PETROVIETNAM  
động đầu tư kinh doanh tại 245 mỏ khai thác,  
429 giàn ngoài khơi và 30 cơ sở dịch vụ nổi,  
được thực hiện thông qua 103 hợp đồng dầu  
khí còn hiệu lực ở trong nước (bao gồm cả  
khu vực chồng lấn Malaysia - Thái Lan) và 60  
hợp đồng dầu khí ở nước ngoài. Về dầu khí  
phi truyền thống, Petronas đã phát triển khí  
than và đang phát triển các cấu tạo đá phiến  
có giá trị cao (high-value shale plays).  
Hình 4. Định hướng phát triển công nghệ tạo nên sự khác biệt cho Petronas [1]  
Petronas theo đuổi chiến lược tăng  
trưởng thông qua tìm kiếm các khu vực để  
thăm dò phát hiện và các cơ hội tài nguyên  
đã phát hiện có tiềm năng trữ lượng lớn,  
các tầng đá phiến sét có giá trị cao và đẩy  
mạnh quan hệ với các đối tác cùng theo đuổi  
mục tiêu giá trị ở các địa bàn khu vực chiến  
lược. Đối với hoạt động dầu khí trong nước,  
Petronas tập trung khai thác các nguồn có  
giá trị kinh tế và bền vững, thương mại hóa  
nguồn tài nguyên dầu khí trong khi áp dụng  
các biện pháp công nghệ để nâng cao hiệu  
quả, tiết kiệm chi phí và giảm rủi ro, và cân  
bằng chiến lược trung hạn đến dài hạn để  
bảo đảm năng lực sản xuất bền vững.  
Tìm kiếm, thăm dò dầu khí là động cơ tăng trưởng cho Petronas,  
với nhiệm vụ là tìm kiếm, mua lại/thâu tóm (acquire), khai thác và cung  
cấp các nguồn tài nguyên mới để duy trì hoạt động sản xuất dầu khí  
dài hạn của Petronas cũng như để thu hút đầu tư cho các dự án thăm  
dò dầu khí tại Malaysia.  
Phát triển và khai thác dầu khí (D&P) tích hợp các chức năng về  
phát triển và khai thác đối với các tài sản trong nước, tài sản quốc tế  
và Trung tâm Nghiên cứu Đổi mới và Sáng tạo ở trình độ cao (CoE -  
Centre of Excellence). D&P cung cấp dịch vụ có giá trị đẳng cấp quốc  
tế với ưu tiên cao về HSSE và đảm bảo tính toàn vẹn tài sản. Trung tâm  
nghiên cứu đổi mới và sáng tạo ở trình độ cao về phát triển và khai  
thác dầu khí (D&P CoE), bao gồm các mảng về công nghệ mỏ, giếng  
khoan, kỹ thuật vận hành, kinh tế dầu khí, hoạch định và phát triển  
năng lực toàn cầu, số hóa dữ liệu và quản lý công nghệ dầu khí thượng  
nguồn cung cấp các giải pháp kỹ thuật và thương mại được phát triển  
theo định hướng giá trị. Nhóm này cùng phối hợp với nhóm Tài sản,  
CoE về thăm dò (Exploration CoE), Quản lý dự án và công nghệ (PD&T)  
và nhóm Công nghệ số Tập đoàn (Group Digital) để hỗ trợ cho tăng  
trưởng trong hoạt động kinh doanh của Petronas.  
2.3.2. Khối khí và năng lượng mới  
Khối khí và năng lượng mới (GNE - Gas  
and new energy) bao gồm các hoạt động đầu  
tư kinh doanh về khí thiên nhiên hóa lỏng  
(LNG), khí và điện, năng lượng mới. Bằng việc  
thiết lập 1 đầu mối cho các giải pháp năng  
lượng sạch hơn, Petronas thể hiện cam kết là  
1 đối tác cho các dự án giải pháp năng lượng  
sạch hơn trong tương lai.  
Quản lý hoạt động dầu khí Malaysia (MPM) gây dựng thành công  
thông qua việc xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các nhà thầu  
dầu khí (gồm với các công ty dầu khí lớn (Majors và các công ty độc  
lập quy mô lớn) và các công ty dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành dầu khí  
trong nước và quốc tế) để thực hiện tối đa hóa giá trị dài hạn cho các  
nguồn tài nguyên dầu khí tại Malaysia; tiếp tục phát triển môi trường  
đầu tư cạnh tranh và thuận lợi cho các nhà đầu tư thông qua việc  
áp dụng các điều khoản tài chính rõ ràng và thiết thực (robust fiscal  
terms) và các yêu cầu quản trị công ty rõ ràng và đơn giản; lên tiếng  
ủng hộ sự hợp tác giữa các nhà thầu dầu khí tại Malaysia (gồm các nhà  
cung cấp dịch vụ kỹ thuật, cung cấp hàng hóa, các đơn vị nghiên cứu)  
để thiết lập 1 hệ sinh thái mạnh hưởng ứng việc áp dụng các giải pháp  
kỹ thuật và thương mại sáng tạo, hướng đến sự phát triển ngành công  
nghiệp dầu khí an toàn và bền vững.  
Hoạt động của Petronas về khí và năng  
lượng mới hiện đã có tại 12 quốc gia và với  
hơn 4.000 nhân viên trên toàn cầu. GNE nỗ  
lực để bảo đảm sẽ tạo ra giá trị lâu dài và tăng  
trưởng lợi nhuận cho các đối tác bằng cách  
cung cấp các giải pháp lấy khách hàng làm  
trung tâm và đổi mới để chiếm lĩnh các thị  
trường mới, bao gồm khí đốt và năng lượng  
tái tạo.  
Về lĩnh vực kinh doanh LNG: Petronas  
kiểm soát giá trị tốt nhất trên toàn bộ chuỗi  
giá trị LNG thông qua việc đưa ra các đề xuất  
cạnh tranh nhất cho khách hàng. Việc sở  
hữu các giải pháp trên toàn bộ chuỗi giá trị  
Tính đến cuối năm 2019, hoạt động kinh doanh thượng nguồn  
của Petronas bao trùm 1 danh mục lớn các nguồn tài nguyên và các  
loại bẫy cấu tạo (play types) tại hơn 20 nước trên thế giới (khu vực  
ASEAN, Trung Á, Trung Đông, châu Phi, Bắc Mỹ), gồm việc quản lý hoạt  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
45  
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG  
LNG tích hợp (integrated LNG value chain solutions) bảo  
đảm cho Petronas có năng lực phát triển tiêu thụ được  
các nguồn khí trữ lượng lớn 1 cách tin cậy, linh hoạt, bền  
vững và giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu của các thị trường  
mới nổi trong khi thúc đẩy quá trình chuyển đổi của thế  
giới hướng tới 1 tương lai carbon thấp. Thêm vào đó, danh  
mục các giải pháp kỹ thuật - công nghệ có tính đổi mới  
giúp Petronas đáp ứng nhu cầu năng lượng của khách  
hàng rất nhanh chóng và linh hoạt.  
tại Malaysia và Italy. Trong kế hoạch thực hiện khát vọng  
trở thành doanh nghiệp chính trên thị trường năng lượng  
tái tạo thế giới, vào tháng 4/2019, Petronas đã mua lại  
Amplus Energy Solutions Pte Ltd (M+) - doanh nghiệp đã  
có 600 MWp công suất điện tái tạo đang hoạt động và  
phát triển, đang phục vụ 150 khách hàng thương mại và  
công nghiệp trên 200 khu vực tại khắp Ấn Độ, Trung Đông  
và Đông Nam Á.  
Vào tháng 10/2019, M+ by Petronas đã bắt đầu mảng  
kinh doang cung cấp các giải pháp công nghệ mặt trời  
với dự án lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái  
đầu tiên. M+ by Petronas sẽ tập trung vào cung cấp các  
giải pháp công nghệ mặt trời đa dạng, bao gồm điện mặt  
trời áp mái hay hệ thống điện mặt trời tích hợp cho tòa  
nhà, nông trại điện mặt trời và các giải pháp giám sát năng  
lượng phân tích nâng cao, theo phương châm dịch vụ lấy  
khách hàng làm trung tâm và giá cả phải chăng. Trong giai  
đoạn tiếp theo, Petronas đặt trọng tâm đầu tư phát triển  
kinh doanh về năng lượng tái tạo là điện mặt trời và điện  
gió và tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi được dự  
báo nhu cầu điện sẽ tăng cao nhất trong các khu vực trên  
thế giới.  
Đến năm 2019, Petronas đã có uy tín quốc tế là 1  
doanh nghiệp sản xuất LNG hàng đầu thế giới với trên 35  
năm kinh nghiệm, có cơ sở sản xuất ở trình độ công nghệ  
đẳng cấp thế giới tại Malaysia, Ai Cập, Australia và sắp tới  
sẽ ở cả Canada. Petronas cũng đã đi đầu thế giới thực hiện  
ý tưởng công nghệ LNG nổi và từ năm 2016 đã đưa dự án  
LNG nổi PFLNG Satu vào hoạt động và đang tiếp tục tham  
gia vào quá trình định hình ngành công nghiệp LNG thông  
qua việc đầu tư kho nổi LNG đầu tiên trên thế giới để hoạt  
động tại vùng nước sâu là dự án PFLNG DUA. Petronas sẵn  
sàng cung cấp các giải pháp chuyển giao LNG giữa tàu  
với tàu (LNG ship-to-ship transfer solution) với khối lượng  
nhỏ hơn (smaller parcel) để phục vụ theo yêu cầu của các  
khách hàng. Dịch vụ đuổi khí trơ rồi làm lạnh LNG (GUCD)  
đã được cung cấp tại Pengerang Regasification Terminal  
(RGT). Dịch vụ nạp nhiên liệu LNG cho tàu chạy LNG chuẩn  
bị sẽ được cung cấp từ giữa năm 2020.  
2.3.3. Khối hạ nguồn  
Hoạt động hạ nguồn bao gồm các hoạt động lọc dầu,  
thương mại và phân phối dầu thô và các sản phẩm dầu,  
sản xuất - chế biến và phân phối các sản phẩm hóa dầu  
phục vụ tiêu dùng trong nước và quốc tế. Thông qua thực  
hiện mô hình kinh doanh tích hợp với các cơ sở sản xuất  
được đầu tư và vận hành theo tiêu chuẩn chất lượng cao  
của thế giới, khối hạ nguồn giữ vai trò chiến lược trong  
việc nâng cấp giá trị cho mỗi phân tử dầu khí, tạo điều  
kiện cho Petronas cung cấp được các sản phẩm có tính  
cạnh tranh trên thị trường và các giải pháp với chất lượng  
ổn định và đáng tin cậy cho các khách hàng, và qua đó  
giúp Petronas tạo ra các tác động xã hội, kinh tế và môi  
trường một cách tích cực cho cộng đồng xung quanh nơi  
Petronas có cơ sở sản xuất kinh doanh.  
Về lĩnh vực kinh doanh khí và điện: Petronas đã tham  
gia đầu tư kinh doanh các khâu xử lý - chế biến khí, vận  
chuyển khí bằng đường ống từ ngoài khơi để cung cấp  
đến các khách hàng tiêu dùng cuối cùng (điện, công  
nghiệp và thương mại) tại Malaysia và Singapore; cung  
cấp hơi và khí công nghiệp (steam and industrial gas)  
cho các khách hàng tại Tổ hợp hóa dầu tích hợp Kertih  
ở Terengganu và Khu công nghiệp Gebeng tại Pahang.  
Petronas cũng tham gia đầu tư các dự án tái hóa khí LNG  
đầu tiên của Malaysia, xây dựng tại Melaka và Pengerang,  
tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu LNG của Petronas  
cũng như các bên thứ ba khác để thực hiện chính sách  
bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Petronas đang tích  
cực chuẩn bị để có thể triển khai dịch vụ kinh doanh vận  
chuyển, cung cấp LNG bằng xe bồn chuyên dụng cho các  
khách hàng xa hệ thống đường ống dẫn khí.  
Tổng công suất lọc dầu hiện nay của Petronas đạt  
hơn 800 nghìn thùng dầu/ngày (trong đó hơn 700 nghìn  
thùng dầu/ngày đầu tư tại Malaysia, còn lại là ở Durban,  
Nam Phi). Tổng công suất các cơ sở hóa dầu là 12,8 triệu  
tấn/năm có sự tham gia của 30 đơn vị gồm các các công ty  
con, công ty liên doanh và các công ty liên kết. Pengerang  
Integrated Complex (PIC), Tổ hợp nhà máy lọc hóa dầu có  
tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, có qui mô công suất lọc 300  
nghìn thùng dầu/ngày, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mạnh  
mẽ cùng với các công nghệ xanh tiên tiến mới đi vào hoạt  
Về lĩnh vực kinh doanh năng lượng mới: Từ năm  
2013, Petronas đã bắt đầu đầu tư dự án năng lượng tái  
tạo đầu tiên với dự án điện mặt trời công suất 10 MWp  
tại Pahang ở Malaysia. Đến năm 2018, công suất điện tái  
tạo của Petronas tăng lên 14 MWp thông qua việc đầu tư  
4 dự án điện mặt trời tại các cơ sở nhà máy của Petronas  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
46  
PETROVIETNAM  
động từ tháng 9/2019 tại Johor là dự án quan trọng và mới  
nhất, đóng góp cho chiến lược tăng trưởng và hiện đại  
hóa năng lực cung ứng đa dạng các sản phẩm hóa dầu,  
bao gồm cả các sản phẩm hóa chất chuyên biệt (speciality  
chemicals) của Petronas.  
Và để tạo ra giá trị cho Petronas, PD&T được liên kết  
với 8 lĩnh vực trọng tâm: (i) Phát hiện và khơi mở giá trị  
các nguồn tài nguyên; (ii) Các dự án hạng nhất; (iii) Vận  
hành các tài sản xuất sắc); (iv) Hình mẫu trong công tác  
thu dọn mỏ/công trình; (v) Tiến hành đổi mới (Innovation);  
(vi) Hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo; (vii) Định  
hình ngành công nghiệp; (viii) Năng lực kỹ thuật và PD&T  
được trao quyền trong việc quyết định 4 yếu tố điều kiện:  
Số liệu và thiết bị số, năng lực của CoE, cách thức làm việc  
và quy chế HSSE.  
Triển khai hướng chiến lược xây dựng danh mục đầu  
tư đa dạng và bảo đảm khả năng tăng trưởng bền vững  
hoạt động hạ nguồn trong tương lai, Petronas đang tập  
trung phát triển một số hướng/dự án đơn cử như sau:  
- Tham gia vào thị trường xe điện, xe hybrid: phát  
triển các giải pháp công nghệ và các loại dầu bôi trơn và  
hoặc làm mát chuyên dụng cho động cơ xe điện, xe hybrid  
như PETRONAS Iona, PETRONAS Syntium với CoolTech™.  
Hoạt động mua sắm (procurement) của Petronas  
được vận hành theo chiến lược đồng bộ giúp đạt hiệu quả  
cao và lợi thế chi phí. Đi cùng với công nghệ ngày càng  
phát triển, Petronas nhận thấy sự cần thiết cung cấp trải  
nghiệm cải tiến cho các đối tác, nhanh chóng tìm kiếm  
hướng phát triển mới cho hoạt động mua sắm hàng hóa/  
nguyên vật liệu. Petronas bắt đầu quy trình chuyển đổi số  
hóa hoạt động này từ năm 2017, trong đó các cải tiến kỹ  
thuật số đóng vai trò quyết định.  
- Mua lại Da Vinci Group B.V. để bắt đầu thâm nhập  
vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hóa chất chuyên biệt,  
tập trung trước mắt vào các sản phẩm như silicon, phụ  
gia dầu bôi trơn và hóa chất khác. Dự án này cũng nhằm  
tạo điều kiện để tiến tới đẩy mạnh vị thế cạnh tranh của  
Petronas tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trên các  
thị trường hấp dẫn như chăm sóc sức khỏe - sắc đẹp, xây  
dựng, vật liệu sơn và phủ (paints and coatings), điện tử, ô  
tô…  
Petronas tăng cường thử nghiệm hoạt động mua sắm  
theo hướng đẩy mạnh kỹ thuật số trong toàn bộ chuỗi giá  
trị hoạt động (từ lập kế hoạch, tìm nguồn cung, mua sắm  
và vận chuyển) “giúp quy trình làm việc tối ưu hơn. Theo  
đó, Petronas thiết kế nền tảng mở, linh hoạt, bắt nguồn từ  
điện toán đám mây, giúp khai thác tiềm năng công nghệ  
mới. Các nhà cung cấp được khuyến khích tận dụng tối đa  
nền tảng này để phát huy khả năng và cơ sở hạ tầng kỹ  
thuật số, phát triển vươn ra ngoài khu vực Malaysia, tập  
trung vào ổn định lâu dài. Các nền tảng mới dự kiến ra mắt  
cuối năm 2020.  
- Đồng hành cùng chính phủ Malaysia, tham gia  
đi đầu triển khai sáng kiến New Plastics Economy (NPE):  
Petronas hướng tới phát triển công nghệ để chuyển đổi  
chất thải nhựa thành nguyên liệu tái sử dụng (circular  
feedstock) và năng lượng thay thế; đầu tư xây dựng các  
cơ sở hiện đại để xử lý và chuyển đổi các loại rác thải rắn  
đô thị để phát điện như chương trình dự án Solid Waste  
Modular Advanced Recovery and Treatment (SMART).  
- Lập kế hoạch: Petronas sử dụng dữ liệu chi tiêu nội  
bộ kết hợp với thông tin thị trường bên ngoài và dữ liệu về  
giá chào thầu của các nhà cung cấp để đưa ra quyết định  
và lập kế hoạch mua sắm.  
2.3.4. Khối bổ trợ: Quản lý dự án và Công nghệ  
Khối quản lý dự án và công nghệ (PD&T - Project  
Delivery and Technology) hoạt động như 1 trung tâm  
nghiên cứu đổi mới và sáng tạo ở trình độ cao của Petronas,  
là nơi xây dựng các động cơ thúc đẩy tăng trưởng của  
toàn Tập đoàn. PD&T thông qua việc kết hợp giữa kiến  
thức - kỹ năng kỹ thuật ở cấp độ chuyên gia, công nghệ và  
cách tiếp cận tập trung vào giải pháp để cung cấp năng  
lượng bền vững và giá trị tiến bộ cho toàn Tập đoàn, bảo  
đảm Petronas có ưu thế trong các lĩnh vực bao gồm: dự  
án, công nghệ, kỹ thuật và mua sắm.  
- Tìm nguồn cung: Từ năm 2019, Petronas đã tìm  
kiếm nguồn cung trên nền tảng điện toán đám mây  
SMARTbyGEP, các giao dịch được đồng bộ và sắp xếp hợp  
lý. Toàn bộ hoạt động tìm kiếm nguồn cung đến thanh  
toán dự kiến sẽ được đồng bộ hóa trên SMARTbyGEP  
vào Quý III/2020. Dữ liệu đầu vào SMARTbyGEP sẽ được  
phân tích và khai thác để đưa ra quyết định chính xác,  
minh bạch trong quy trình tìm nguồn cung. Các nhà  
cung cấp dịch vụ tiềm năng sẽ được đánh giá theo các  
tiêu chí: thương mại, chất lượng và độ tin cậy dịch vụ. Dữ  
liệu phân tích và minh bạch giúp Petronas đưa ra quyết  
định chính xác, tối ưu cho tất cả các bên với giá trị và chất  
lượng dịch vụ tốt nhất.  
Tận dụng công nghệ, theo đuổi mục tiêu tạo ra các kết  
quả công việc xuất sắc và các tài sản có chất lượng hàng  
đầu được PD&T xác định là cách thức để tạo ra sự khác biệt  
cho Petronas (Hình 4).  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
47  
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG  
- Mua sắm: Petronas sẽ tham gia nền tảng thương  
mại điện tử Business-to-Business (B2B), có thể truy cập  
vào mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ đã được xác minh  
trên B2B, cùng với đó, các nhà cung cấp dịch vụ có thể tiếp  
thị các sản phẩm và dịch vụ cho Petronas trên toàn cầu.  
com/sites/default/files/downloads/PETRONAS-Activity-  
Outlook-2020-2022.pdf.  
[2] Petronas, "Annual report 2015". [Online]. Available:  
petronas-annual-report-2015.pdf.  
- Vận chuyển: Tối ưu quản lý nguyên vật liệu và  
logistics  
[3] Petronas, "Annual report 2016". [Online]. Available:  
petronas-annual-report-2016.pdf.  
+ ZENtory là công cụ quản lý nguyên vật liệu với khả  
năng hiển thị các biểu đồ tiêu thụ, thông tin thiết bị sẵn  
có và đặt hàng.  
[4] Petronas, "Annual report 2017". [Online]. Available:  
petronas-annual-report-2017.pdf.  
+ InteLogs là công cụ quản lý, phân tích để tối đa  
hóa hiệu quả tài sản logistics thông qua việc chia sẻ lộ  
trình vận chuyển hàng hóa giữa Petronas và các nhà thầu  
(PACs). Lộ trình, vận tốc và nhiên liệu sẽ được theo dõi để  
quản lý và tối ưu chi phí.  
[5] Petronas, "Annual report 2018". [Online]. Available:  
petronas-annual-report-2018.pdf.  
[6] Petronas, "Annual report 2019". [Online]. Available:  
PETRONAS-Annual%20Report-2019-v2.pdf.  
Tài liệu tham khảo  
[1] Petronas, “Activity outlook 2020  
-
2022,  
PETRONAS’ SUSTAINABLE GROWTH STRATEGY  
Tran Thi Lien Phuong, Tran Linh Chi  
Vietnam Petroleum Institute  
Email: phuongtl@vpi.pvn.vn  
Summary  
Petronas (Petroliam Nasional Bhd) - the Malaysia’s National Oil and Gas Corporation has recently been ranked in the Top 10 most  
valuable oil and gas brands in the world. In the trend of energy transition, Petronas continues to innovate, perfecting its three-pronged  
growth strategy in order to ensure a continual and sustainable growth in the future: (i) maximise the value of assets that generate large  
and stable cash flows for business; (ii) expand the scope of core business domains; (iii) "explore" new areas of activities. The article  
introduces Petronas' development strategy, especially its integrated business model to maximise the oil and gas value chain, and its way  
to connect the goals of growth, innovation, and cooperation as business activities go beyond its traditional investment and business areas.  
Keywords: Strategy, integrated business model, oil and gas value chain, Petronas.  
DẦU KHÍ - SỐ 7/2020  
48  
pdf 7 trang yennguyen 16/04/2022 3440
Bạn đang xem tài liệu "Chiến lược tăng trưởng liên tục và bền vững của Petronas", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_tang_truong_lien_tuc_va_ben_vung_cua_petronas.pdf