Bất thường nhiễm sắc thể và liên quan tới kết quả điều trị sớm lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em tại Viện huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2016-2019

Bệnh viện Trung ương Huế  
Nghiên cứu  
BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ VÀ LIÊN QUAN TỚI KẾT QUẢ  
ĐIỀU TRỊ SỚM LƠ XÊ MI CẤP DÒNG LYMPHO TRẺ EM  
TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG  
GIAI ĐOẠN 2016 - 2019  
Hoàng Thị Hồng1*, Mai Lan2, Nguyễn Quang Tùng1,  
Nguyễn Triệu Vân2, Bạch Quốc Khánh2  
DOI: 10.38103/jcmhch.2020.66.12  
TÓM TẮT  
Biến đổi di truyền tế bào trong lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em có vai trò quan trọng trong tiên lượng  
và chia nhóm nguy cơ. Đánh giá kết quả điều trị sớm theo đặc điểm di truyền tế bào cung cấp thêm các dữ  
liệu cho các bác sỹ trong lựa chọn phương pháp điều trị cho bệnh nhi.  
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm bất thường nhiễm sắc thể (NST) và đánh giá mối liên quan với kết quả  
điều trị sớm lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo phác đồ FRALLE 2000 tại Viện Huyết học Truyền máu  
Trung ương giai đoạn 2016-2019  
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu 188 bệnh nhi lơ xê mi cấp  
dòng lympho điều trị tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương từ 1/8/2016 - 1/8/2019.  
Kết quả: Tỷ lệ phát hiện các bất thường NST trong nhóm bệnh nhi là 13,8%. Bất thường cấu trúc  
thường gặp hơn (57,7% bất thường cấu trúc NST đơn thuần, 15,4% kết hợp bất thường cấu trúc và số  
lượng, 26,9% bất thường số lượng đơn thuần). Bất thường cấu trúc thường gặp là chuyển đoạn NST, trong  
đó t (9;22) thường gặp nhất. Đột biến trên lưỡng bội NST chiếm tỷ lệ cao (90,9%) trong số bệnh nhi có bất  
thường số lượng NST. Nhóm NST tiên lượng xấu chiếm tỷ lệ cao hơn trong nghiên cứu. Nhóm tiên lượng  
tốt có kết quả điều trị tốt nhất (OS 12 tháng đạt 100%, EFS 12 tháng đạt 80,0 ± 17,9% ). Nhóm có NST  
tiên lượng xấu OS 12 tháng chỉ đạt 66,0 ± 11,3%, EFS 49,4 ± 12,2%. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p  
< 0,01. Nhóm NST bình thường có OS và EFS 12 tháng khá tốt, lần lượt là 90,4 ± 2,6% và 77,9 ± 3,6%.  
Kết luận: Tỷ lệ phát hiện bất thường NST thấp. Đột biến cấu trúc thường gặp hơn. Đột biến số lượng  
NST chủ yếu gặp trên lưỡng bội NST. Bước đầu thấy sự khác biệt về thời gian sống còn giữa các nhóm  
theo tiên lượng NST.  
ABSTRACT  
CHROMOSOME ABNORMALITIES AND RELATION WITH EARLY TREATMENT  
RESULT IN PEDIATRIC ACUTE LYMPHOBLASTIC LEUKEMIAAT NATIONAL INSTITUTE  
OF HEMATOLOGY AND BLOOD TRANSFUSION  
Hoang Thi Hong1*, Mai Lan2, Nguyen Quang Tung1,  
Nguyen Trieu Van2, Bach Quoc Khanh2  
1 Đại học Y Hà Nội  
2 Viện Huyết học Truyền máu Trung ương - Ngày đăng bài (Accepted): 21/12/2020  
- Người phản hồi (Corresponding author): Hoàng Thị Hồng  
- Email: hoanghong.nihbt@gmail.com ; ĐT: 0983.885.350  
- Ngày nhận bài (Received): 2/10/2020, Ngày phản biện (Revised): 5/11/2020;  
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020  
81  
Bất thường nhiễm sắc thể và liên quan tới kết qBunhđiviuntrTrsunmg lươơxnêgmHiu..ế.  
Cytogenetic variables in pediatric acute lymphoblastic leukemia (ALL) plays an important role in  
prognosis and risk grouping. Evaluation of early result treatment based on cytogenetic mutations provides  
data for physicians in treatment options for pediatric patients.  
Objectives: Study on characteristics of chromosomal abnormalities and evaluate the relationship with  
the early result of treatment according to FRALLE 2000 protocol at the National Institute of Hematology and  
Blood Transfusion.  
Subjects and research methods: This was a prospective study conducted on 188 pediatric ALL  
patients who were treated at the National Institute of Hematology and Blood Transfusion from August 1,  
2016 to August 1, 2019.  
Results: The incidence of chromosomal abnormalities in pediatric ALL patients was 13.8%. Structural  
abnormalities were more common (57.7% of structural abnormalities alone, 15.4% combined with structural  
and numberal abnormalities, 26.9% of numberal abnormalities alone). The most common structural  
abnormality was chromosomal translocations, in which t(9;22) was the most common. Hyperdiploid  
accounted 90.9% in the abnormal number of chromosomes. The poor prognosis group accounted for a  
higher proportion in the study. The good prognosis chromosome group had the best treatment results  
(Overal Survival - OS 12 months reached 100%, Event Free Survival - EFS 12 months reached 80.0 ±  
17.9%). The group with the poor prognosis of chromosome: OS 12 was only 66.0 ± 11.3%, EFS 49.4 ±  
12.2%. The difference was statistically significant with p <0.01. The normal chromosome group had good  
OS and EFS for 12 months, 90.4 ± 2.6% and 77.9 ± 3.6%, respectively.  
Conclusion: The rate of abnormalities chromosome was low. Structural mutations were more common.  
Hyperdiploid was mainly seen on numberal chromosome abnormalities. This study found the difference in  
survival time between the groups according to the chromosome prognosis.  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
- Bệnh nhi tuổi từ 1-15  
Lơ xê mi cấp dòng lympho đặc trưng bằng sự tăng  
sinh ác tính của các tế bào tiền thân dòng lympho, có  
thể có các biến đổi di truyền, dẫn đến sự lấn át các  
dòng tế bào khác và rối loạn quá trình sinh máu của  
cơ thể. Nghiên cứu bất thường nhiễm sắc thể (NST)  
có vai trò quan trọng trong đánh giá tiên lượng. Vì  
vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục tiêu:  
- Nghiên cứu đặc điểm bất thường nhiễm sắc thể  
và đánh giá mối liên quan với kết quả điều trị sớm lơ  
xê mi cấp dòng lympho trẻ em theo phác đồ FRALLE  
2000 tại Viện Huyết học Truyền máu Trung ương giai  
đoạn 2016-2019.  
- Chẩn đoán xác định ALL de novo theo tiêu  
chuẩn WHO 2016 (có >= 20% tế bào blast/tổng số  
tế bào có nhân trong tủy, mang hình thái nguyên bào  
lympho; tế bào blast có dấu ấn miễn dịch đặc trưng  
của dòng lympho.  
- Gia đình bệnh nhi đồng ý điều trị hoá chất và tự  
nguyện tham gia nghiên cứu.  
Tiêu chuẩn loại trừ: Lơ xê mi cấp thứ phát,  
bệnh nhi bỏ điều trị  
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu  
Cỡ mẫu: Cỡ mẫu thuận tiện  
Các kỹ thuật tiến hành trong nghiên cứu:  
Huyết đồ, tủy đồ, kỹ thuật di truyền nuôi cấy và  
phân tích kết quả NST từ dịch hút tế bào tủy xương  
Xử lý số liệu: Phần mềm SPSS 20.0, Excel 2013.  
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  
NGHIÊN CỨU  
Đối tượng nghiên cứu  
III. KẾT QUẢ  
188 bệnh nhi được chẩn đoán xác định ALL, nhập  
viện điều trị tại khoa Bệnh máu trẻ em, Viện Huyết  
học Truyền máu Trung ương từ ngày 1/8/2016 đến  
ngày 1/8/2019  
Tỷ lệ và đặc điểm bất thường nhiễm sắc thể  
Trong số 188 bệnh nhi nghiên cứu, phát hiện 26  
bệnh nhi có bất thường NST, chiếm 13,8%. Xếp  
loại bất thường NST theo số lượng và cấu trúc được  
minh họa trên bảng 1:  
Tiêu chuẩn lựa chọn  
82  
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020  
Bệnh viện Trung ương Huế  
Bảng 1: Tỷ lệ các loại bất thường nhiễm sắc thể  
Số lượng bệnh nhi (n)  
Tỷ lệ (%)  
Bất thường cấu trúc đơn thuần  
Bất thường số lượng đơn thuần  
Bất thường cấu trúc + số lượng  
15  
7
57,7  
26,9  
15,4  
4
Nhận xét: Bất thường cấu trúc đơn thuần chiếm tỷ lệ 57,7%, cao hơn bất thường số lượng đơn thuần  
(26,9%). Bất thường phối hợp cả cấu trúc và số lượng chiếm tỷ lệ thấp nhất với 15,4%.  
Bảng 2: Đặc điểm bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể  
Loại bất thường  
Chuyển đoạn t(9;22)  
Chuyển đoạn t(4;11)  
Chuyển đoạn t(1;19)  
n
6
2
3
Tỷ lệ %  
31,6  
10,5  
15,8  
46,XX/46,XX, del (14q)  
Mất đoạn  
2
10,5  
45,XX, -20, del(9p)  
46,XY,3q+  
Thêm đoạn  
46,XY/46,XY, 16q+  
46,XY/46,XY, -15, +mar, 14q+  
3
15,8  
46,XX/46,X,-X,-5,+ mar, +mar, del(4q),10p+/47,XX,  
10,+22,+mar,10p+,del(15q)  
Đa tổn thương  
Đảo đoạn  
2
10,5  
47,XX, +22, del(3q), 7q+, 9p+  
46,XX[16]/46,XX, inv9[4]  
Tổng  
1
5,3  
19  
100  
Nhận xét: Trong số các bệnh nhi có bất thường cấu trúc thì chuyển đoạn t(9;22) được phát hiện với tỷ  
lệ cao nhất là 31,6%. Các tổn thương nhiễm sắc thể khác như mất đoạn, thêm đoạn, chuyển đoạn khác, đa  
tổn thương chiếm tỷ lệ gần tương đương nhau (dao động 10,5-15,8%). Bất thường đảo đoạn chỉ được phát  
hiện ở 1 bệnh nhi, chiếm 5,3%.  
Bảng 3: Đặc điểm bất thường về số lượng nhiễm sắc thể  
Loại bất thường  
Số lượng  
Tỷ lệ %  
56,XY,+X,+4,+6,+14,+18,+21,+21,+3 mar  
46,XX/ cụm 55 NST chiếm 85%  
46,XY[15]/cụm 56 NST [5]  
57 NST  
>50  
NST  
54,5  
6
58 NST  
Trên lưỡng  
bội NST  
46,XX[14]/ cụm 53 NST[6]  
47,XY, +mar  
47,XX, +22, del(3q), 7q+, 9p+  
46,XY[2]/46,XY,Ph[6]/48,XY,+9,+17, Ph[12]  
47-50  
NST  
36,4  
4
46,XX/46,X,-X,-5,+2 mar,del(4q),10p+/47,XX,-  
10,+22,+mar,10p+,del(15q)  
Dưới  
lưỡng bội  
45,XX, -20,del(9p)  
1
9,1  
Tổng  
11  
100  
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020  
83  
Bất thường nhiễm sắc thể và liên quan tới kết qBunhđiviuntrTrsunmg lươơxnêgmHiu..ế.  
Nhận xét: Bất thường trên lưỡng bội NST chiếm chủ yếu trong nhóm bất thường về số lượng NST với  
90,9%. Trong đó bất thường trên lưỡng bội tăng nhiều NST (>50 NST) chiếm 54,5%. Bất thường dưới  
lưỡng bội NST chỉ gặp ở 1 bệnh nhi, chiếm 9,1%.  
Chia nhóm tiên lượng dựa trên biến đổi di truyền tế bào  
Biểu đồ 1: Chia nhóm tiên lượng theo biến đổi di truyền tế bào  
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhi có biến đổi NST thuộc nhóm tiên lượng xấu cao hơn so với nhóm bệnh nhi có  
biến đổi NST thuộc nhóm tiên lượng tốt (10,1% và 3,7%).  
Đánh giá liên quan bất thường NST tới kết quả điều trị sớm  
Biểu đồ 2: Đường Kaplan Meier biểu thị thời gian sống thêm toàn bộ tại thời điểm 12 tháng  
ở các nhóm tiên lượng NST (n=188)  
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm toàn bộ tại thời điểm 12 tháng tốt nhất ở nhóm NST tiên lượng tốt với 100%  
bệnh nhi sống sót. Nhóm có NST tiên lượng xấu có tỷ lệ bệnh nhi sống sót chỉ đạt 66,0 ± 11,3%. Khác biệt  
có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.  
Biểu đồ 3: Đường Kaplan Meier biểu diễn thời gian sống thêm không sự cố tại thời điểm 12 tháng  
ở các nhóm tiên lượng NST (n=188)  
84  
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020  
Bệnh viện Trung ương Huế  
Nhận xét: Tỷ lệ sống thêm không sự cố của lượng. Bất thường số lượng đơn thuần chiếm 26,9%  
(bảng 1). Nghiên cứu của tác giả Trần Quỳnh Mai  
cũng nhận thấy bất thường cấu trúc chiếm tỷ lệ cao  
với 40% bệnh nhi có bất thường cấu trúc đơn thuần,  
bất thường số lượng đơn thuần chiếm 40%, tỷ lệ  
bệnh nhi có bất thường phối hợp là 20% [1]. Nghiên  
cứu của tác giả An Thuy Lan tại Viện nhi Trung  
ương, trong số 29 bệnh nhi có bất thường NST thì có  
14/29 (48,2%) có bất thường đơn thuần về cấu trúc,  
4/29 (13,8%) bệnh nhi có bất thường phối hợp cấu  
trúc và số lượng. Tác giả Osman nhận thấy trong số  
bệnh nhi có bất thường NST thì có đến 78,3% bệnh  
nhi có bất thường về cấu trúc, bất thường số lượng  
đơn thuần chỉ chiếm 21,7% [7].  
nhóm NST bình thường và nhóm NST tiên lượng tốt  
gần tương tự nhau (80,0 ± 17,9% và 77,9 ± 3,6%).  
Nhóm NST tiên lượng xấu có tỷ lệ sống thêm không  
sự cố chỉ đạt 49,4 ± 12,2%, thấp nhất trong các  
nhóm tiên lượng theo biến đổi NST. Khác biệt có ý  
nghĩa thống kê với p < 0,01.  
IV. BÀN LUẬN  
Tỷ lệ và đặc điểm bất thường nhiễm sắc thể  
Tỷ lệ bệnh nhi được phát hiện bất thường NST  
chỉ đạt 13,8% (bảng 1). Kết quả của nghiên cứu này  
tương tự nghiên cứu của tác giả Trần Quỳnh Mai,  
ghi nhận 13,9% bệnh nhi có bất thường NST khi  
nghiên cứu 108 trẻ ALL được điều trị tại Viện Huyết  
học giai đoạn năm 2015 - 2016 [1]. Nhiều nghiên  
cứu của các tác giả trong nước và trên thế giới cho  
tỷ lệ gặp các bất thường NST khác nhau. Theo tác  
giả Phan Thị Duy An nghiên cứu trên 91 bệnh nhi  
thấy 16% bệnh nhi có bất thường NST [2]. Tác  
giả An Thuy Lan nghiên cứu bất thường di truyền  
trên 109 bệnh nhi ALL điều trị tại Viện nhi Trung  
ương từ tháng 1/2017 - 6/2018, phát hiện 36,7% bất  
thường di truyền (bao gồm cả kỹ thuật nhuộm băng  
G và kỹ thuật FISH) [3]. Tại Ấn Độ, một nghiên cứu  
của tác giả Rachana trên 240 trẻ, trong đó có 125  
trẻ có kết quả phân tích NST ghi nhận 38,6% có bất  
thường NST (bao gồm kỹ thuật FISH) [4]. Nghiên  
cứu tại Iran của tác giả G. Bahoush có 40,8% bệnh  
nhi có biến đổi NST [5]. Như vậy, có thể nhận thấy  
tỷ lệ phát hiện bất thường NST trong các nghiên  
cứu trên thế giới có tỷ lệ cao hơn so với nghiên cứu  
này. Theo Faderl (1998), nuôi cấy tế bào lơ xê mi  
thuộc dòng lympho rất khó và nếu sử dụng nhuộm  
băng thông thường chỉ phát hiện tối đa 50 - 60% bất  
thường NST [6].  
Bảng 2 mô tả cụ thể hơn các bất thường cấu  
trúc NST ở nhóm bệnh nhi nghiên cứu nhận thấy:  
Chuyển đoạn t (9;22) gặp nhiều nhất với 31,6%.  
Đây là chuyển đoạn tạo ra NST Philadelphia, một  
trong những đột biến có tiên lượng xấu trong ALL  
trẻ em. Kết quả tương tự nghiên cứu của tác giả Trần  
Quỳnh Mai, chuyển đoạn t (9;22) chiếm 34% trong  
nhóm có đột biến cấu trúc đơn thuần [1]. Các bất  
thường khác gặp với tỷ lệ thấp hơn trong nghiên cứu  
là chuyển đoạn t (1;19) gặp ở 3/19 (15,8%) trường  
hợp có bất thường cấu trúc và chuyển đoạn t (4;11)  
gặp ở 2/19 (10,5%) các trường hợp (bảng 2). Bất  
thường thêm đoạn và mất đoạn NST trong ALL trẻ  
em thường không mang tính đặc hiệu. Nghiên cứu  
của tác giả Osman gặp 15 bệnh nhi có mất đoạn  
NST và 6 bệnh nhi có thêm đoạn. Các tổn thương  
mất đoạn và thêm đoạn có thể gặp trên các NST khác  
nhau [7]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi ghi nhận  
được 3 trường hợp có thêm đoạn NST, 2 trường hợp  
có mất đoạn NST và 1 trường hợp đảo đoạn NST số  
9. Có 3 trường hợp mất đoạn, thêm đoạn và cả đảo  
đoạn đều có liên quan đến NST số 9. Nhiều tác giả  
cho rằng, những bất thường liên quan đến cánh ngắn  
NST số 9 có thể liên quan đến các gen liên quan  
đến bệnh sinh LXM cấp như CDKN2A, CDKN2B,  
JAK2 hay PAX5, liên quan đến tiên lượng xấu trong  
Các bất thường NST bao gồm các đột biến cấu  
trúc và số lượng hoặc có thể phối hợp. Trong số  
những bệnh nhi được phát hiện bất thường NST  
thông qua kỹ thuật nhuộm băng G, bất thường cấu  
trúc NST chiếm tỷ lệ cao nhất với 57,7% bệnh nhi ALL trẻ em và người lớn [8]. Nghiên cứu cũng gặp  
có bất thường cấu trúc đơn thuần và 15,4% bệnh nhi  
có phối hợp cả bất thường cấu trúc và bất thường số  
2 bệnh nhi có đa tổn thương NST (tổn thương phức  
tạp, nhiều dòng). Đây cũng là tổn thương mang ý  
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020  
85  
Bất thường nhiễm sắc thể và liên quan tới kết qBunhđiviuntrTrsunmg lươơxnêgmHiu..ế.  
nghĩa tiên lượng xấu trong điều trị và được nhiều cứu này, để so sánh, đánh giá kết quả điều trị giữa  
tác giả xếp loại vào nhóm nguy cơ rất cao theo tiên các nhóm có kết quả NST khác nhau liên quan đến  
lượng NST [4].  
tiên lượng, chúng tôi chia 188 bệnh nhi thành 3  
nhóm: nhóm NST bình thường, nhóm NST có tiên  
lượng tốt và nhóm NST có tiên lượng xấu. Theo  
biểu đồ 1 nhóm NST tiên lượng xấu có tỷ lệ cao  
hơn so với nhóm có tiên lượng tốt với tỷ lệ lần lượt  
là 10,1% và 3,7%. Trong nghiên cứu này, một số  
trường hợp bệnh nhi có bất thường trên lưỡng bội  
NST nhưng lại kèm theo đột biến cấu trúc phức  
tạp. Theo nghiên cứu của tác giả Rachana cũng cho  
thấy trong số 39 bệnh nhi được có kết quả phân  
tích NST thì chỉ có 10 bệnh nhi có kết quả NST  
thuộc nhóm tiên lượng tốt [4].  
Bất thường về số lượng NST có ý nghĩa đặc biệt  
liên quan đến tiên lượng bệnh. Trong nghiên cứu  
này với 11 trường hợp có bất thường về số lượng  
NST, chủ yếu là trên lưỡng bội NST (10/11 bệnh nhi,  
chiếm 90,9%), trong đó gặp nhiều nhất là trên lưỡng  
bội tăng nhiều NST (>50 NST) với 6/11 trường hợp,  
chiếm 54,5% các trường hợp bất thường số lượng  
NST (bảng 3). Nghiên cứu cũng nhận thấy, các bất  
thường trên lưỡng bội NST có thể gặp cộng thêm  
ở nhiều NST khác nhau như NST số 4, 5, 6, 7, 9,  
14, 21, thường có kết hợp với tổn thương cấu trúc  
NST và có cấu trúc dạng khảm. Tác giả Trần Quỳnh  
Mai cũng nhận thấy tỷ lệ bệnh nhi có trên lưỡng bội  
NST chiếm tỷ lệ cao hơn với 7/9 trường hợp, chiếm  
77,8%, trong đó 4 bệnh nhi có > 50 NST, còn 3 bệnh  
nhi có 47-50 NST [1]. Các nghiên cứu trên thế giới  
cho rằng, các bất thường trên lưỡng bội NST có thể  
gặp ở 22 - 25% các trường hợp ALL trẻ em, với ý  
nghĩa tiên lượng tốt. Theo Pui CH, ở trẻ em nhóm  
trên 50 NST gặp 23-29%, dưới lưỡng bội dưới 45  
NST gặp 1-2% [9]. Theo Stafel Faderl và cộng  
sự, nhóm trên 50 NST gặp ở trẻ em nhiều hơn ở  
người lớn [10]. Theo tác giả Harrison (2009) và De  
Braekeleer (2010) nghiên cứu trên 208 bệnh nhân  
cho thấy các NST cộng thêm hay gặp là 4, 6, 10, 14,  
17, 18, 21, và X [11],[12]. Theo nghiên cứu của tác  
giả Luquet và cộng sự thuộc tổ chức GFCH (Groupe  
Francophone de cytogenetique Hematologique) với  
nhóm trên 50 NST thì các NST hay thêm đó là 4, 6,  
8, 10, 14, 17, 21 còn nhóm 47-50 NST thì các NST  
hay thêm là 5, 8, 10, 21. Trong nghiên cứu này, các  
NST hay thêm là 3, 4, 6, 8, 9, 14, 16, 21 và cả NST  
không xếp loại được (mar) cũng khá tương đồng với  
nghiên cứu của nhiều tác giả.  
Đánh giá liên quan bất thường NST tới kết quả  
điều trị sớm  
Nghiên cứu so sánh tỷ lệ bệnh nhi sống thêm  
toàn bộ và sống thêm không sự cố giữa các nhóm  
NST trên biểu đồ 2 và 3 nhận thấy: OS tại thời điểm  
12 tháng cao nhất ở nhóm đột biến NST tiên lượng  
tốt (100%). Nhóm có đột biến NST tiên lượng xấu  
có tỷ lệ bệnh nhi sống thêm toàn bộ chỉ đạt 66,0  
± 11,3%. Tỷ lệ sống thêm không sự cố (EFS) của  
nhóm NST bình thường và nhóm NST tiên lượng tốt  
gần tương tự nhau (80,0 ± 17,9% và 77,9 ± 3,6%).  
Nhóm NST tiên lượng xấu có EFS chỉ đạt 49,4 ±  
12,2%, thấp nhất trong các nhóm tiên lượng NST.  
Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Như vậy,  
kết quả nghiên cứu này cho thấy, nhóm có đột biến  
NST tiên lượng xấu có kết quả OS và EFS tại thời  
điểm 12 tháng thấp nhất trong các nhóm, nhóm đột  
biến NST tiên lượng tốt có kết quả OS 12 tháng tốt  
nhất. Nghiên cứu của tác giả Võ Thị Thanh Trúc có  
so sánh OS và EFS thấy nhóm đột biến NST tốt có  
OS và EFS cao hơn nhóm đột biến NST không tốt  
tuy nhiên do số lượng bệnh nhi ít nên khác biệt chưa  
có ý nghĩa thống kê nhưng cũng nhận thấy có khác  
biệt về OS và EFS giữa nhóm có NST Philadelphia  
và nhóm không có NST Philadelphia [13]. Trong  
nghiên cứu này, mặc dù với thời gian theo dõi chưa  
được dài nhưng bước đầu ghi nhận sự khác biệt có  
ý nghĩa về OS và EFS giữa các nhóm. Nhiều nghiên  
cứu trên thế giới cũng chỉ ra, các đột biến trên lưỡng  
Phân nhóm tiên lượng theo bất thường NST  
Bất thường NST có vai trò quan trọng trong  
tiên lượng điều trị ALL trẻ em. Vì vậy, việc chia  
nhóm tiên lượng NST giúp cho các nhà lâm sàng  
lựa chọn phác đồ phù hợp và lập kế hoạch điều trị  
để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Trong nghiên  
86  
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020  
Bệnh viện Trung ương Huế  
bội NST có tiên lượng tốt với tỷ lệ sống thêm toàn thường cấu trúc đơn thuần 57,7%, bất thường kết  
bộ và sống thêm không sự cố cao nhất trong các hợp số lượng chiếm 15,4%), thường gặp nhất là  
nhóm [9]. Ngay cả trên những bệnh nhi không đạt chuyển đoạn NST, trong số đó 31,6% bệnh nhi có  
lui bệnh trong điều trị tấn công, thì nhóm có đột biến bất thường t(9;22).  
NST tiên lượng tốt vẫn có tỷ lệ sống thêm toàn bộ  
cao nhất [14].  
- Bất thường đơn thuần số lượng NST chiếm  
26,9%, chủ yếu là trên lưỡng bội NST.  
- Nhóm NST tiên lượng tốt có kết quả điều trị tốt  
nhất với OS và EFS 12 tháng cao nhất, lần lượt là  
V. KẾT LUẬN  
- Tỷ lệ phát hiện bất thường di truyền tế bào bằng 100% và 80 ± 17,9%. Nhóm NST tiên lượng xấu có  
phương pháp NST còn thấp (13,8%). OS 12 tháng thấp (66,0 ± 11,3%), EFS 12 tháng chỉ  
- Bất thường cấu trúc chiếm tỷ lệ cao hơn (bất đạt 49,4 ± 12,2%.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Trần Quỳnh Mai (2016). Nghiên cứu đặc điểm  
lâm sàng, xét nghiệm và đáp ứng điều trị tấn  
công Lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em có một  
số biến đổi di truyền tại Viện Huyết học - Truyền  
D (2019). Frequency and types of chromosomal  
abnormalities in acute lymphoblastic leukemia  
patients in Turkey. Arch Community Med Public  
Health. 5(2), 055-061.  
máu - Trung ương. Luận văn thạc sỹ y học. Đại 8. Anwar N. Mohamed (2016). del(9p) in Acute  
học Y Hà Nội.  
Lymphoblastic Leukemia. Atlas of Genetics and  
Cytogenetics in Oncology and Haematology.  
2. Phan Thị Duy An (2011). Khảo sát đặc điểm về  
di truyền tế bào và sinh học phân tử trên bệnh 9. Pui C.H (2011). Biology, risk stratification, and  
bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em tại khoa lâm  
sàng Nhi Bệnh viện Truyền Máu & Huyết Học  
therapy of pediatric acute leukemias: an update.  
J Clin Oncology. 29(5), 551-65.  
từ 03/2010 đến 03/2011. Luận văn thạc sỹ. Đại 10. Stefan Faderl (1998). Clinical Significance  
học Y dược Hồ Chí Minh.  
of Cytogenetic Abnormalities in Adult Acute  
Lymphoblastic Leukemia. Blood. 91 (11),  
3995-4019.  
3. An Thuy Lan et al (2018). Cytogenetic findings  
of patients with acute lymphoblastic leukemia in  
national children’s hospital from January, 2017 11. Harrison C.J (2009). Cytogenetics of paediatric  
to June, 2018. Jounal of clinical medicine. Hue  
central Hospital. 51.  
and adolescent acute lymphoblastic leukaemia.  
Br J Haematol. 144(2), 147-56.  
4. Rachana Chennamaneni, et al. (2018). Impact 12. De Braekeleer (2010). Cytogenetics in pre-B and  
of cytogenetics on outcomes in pediatric acute  
lymphoblastic leukemia. South Asian J Cancer.  
7(4), 263-266.  
B-cell acute lymphoblastic leukemia: a study of  
208 patients diagnosed between 1981 and 2008.  
Cancer Genet Cytogenet. 200(1), 8-15.  
5. Gholamreza Bahoush, Marzieh Nojoomi (2019). 13. Võ Thị Thanh Trúc (2010). Đánh giá hiệu quả  
Frequency of cytogenetic findings and its effect  
on the outcome of pediatric acute lymphoblastic  
leukemia. Med Arch. 73(5), 311-315.  
điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho ở trẻ em  
bằng phác đồ FRALLE 2000. Luận văn bác sĩ  
nội trú. Trường Đại học Y dược Hồ Chí Minh.  
6. Faderl S, et al. (1998). Clinical signficance 14. Hunger SP Schrappe M, Pui CH, et al (2012).  
of cytogenetic abnormalities in adult acute  
lymphoblastic leukemia. Blood. 11, 3995-4019.  
7. OsmanDemirhana,TanrıverdiaN,Süleymanovaa  
Outcomes after induction failure in pediatric  
acute lymphoblastic leukemia. N Engl J Med.  
366(15), 1371-1381.  
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 66/2020  
87  
pdf 7 trang yennguyen 14/04/2022 1820
Bạn đang xem tài liệu "Bất thường nhiễm sắc thể và liên quan tới kết quả điều trị sớm lơ xê mi cấp dòng lympho trẻ em tại Viện huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2016-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbat_thuong_nhiem_sac_the_va_lien_quan_toi_ket_qua_dieu_tri_s.pdf