Bài giảng Module Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN  
Module  
KĨ NĂNG TỔ CHỨC  
GIỜ SINH HOẠT LỚP  
Điện Biên Phủ, tháng 07 năm 2011  
Mục tiêu của module  
Sau module này học viên sẽ:  
1. Trình bày và phân tích được những yêu cầu cơ bản  
đối với giờ sinh hoạt lớp  
2. Nêu được các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp ở  
trường trung học  
3. Xây dựng được một số giờ SH lớp với các hình thức  
khác nhau theo hướng tăng cường sự tham gia và  
nâng cao vai trò tự quản của HS  
4. Điều chỉnh được tài liệu bồi dưỡng và áp dụng tổ  
chức học tích cực cho người học trong các khoá bồi  
dưỡng mà học viên sẽ đảm nhận.  
HĐ 1 – Vai trò GD của giờ SH lớp đối với HS  
Mục tiêu HĐ 1:  
- Trình bày và phân tích được những tác dụng  
giáo dục quan trọng mà giờ sinh hoạt lớp có  
thể và cần phải mang lại cho HS.  
- Phân tích chỉ ra những nguyên nhân làm cho  
HS không thích thú với giờ sinh hoạt lớp.  
Hình 1  
Hình 2  
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1  
(1) tả một đoạn ngắn (3-4 câu) về giờ sinh hoạt  
lớp thông qua hình ảnh vừa xem.  
(2) Qua thực tế tổ chức giờ SH lớp, thầy/cô chia sẻ  
những tác dụng giáo dục đối với HS?  
(3) Bằng kinh nghiệm của mình, thầy/cô chia sẻ:  
Những nguyên nhân làm cho HS KHÔNG THÍCH  
giờ sinh hoạt?  
Những nguyên nhân làm cho HS THÍCH giờ sinh  
hoạt ?  
1. Mô tả  
Hình 1  
Tiết sinh hoạt đã hỏng rồi  
Mười trò ngồi học bốn trò  
chơi  
Ba trò nghe nhạc hai trò  
ngủ  
Hình 2  
Những tiết SH thú  
vị luôn làm cho HS thấy  
hào hứng, vì đây là dịp  
để cả lớp tổ chức thi tài  
với nhau, các tiết mục  
văn nghệ, đố vui,, …  
làm cho tinh thần HS  
nào cũng sảng khoái,  
thích thú...  
Còn lại trò kia cũng gật gù  
2. Tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp  
- SH lớp cuối tuần: Thường tính là 1 tiết/tuần và tổ  
chức vào cuối tuần.  
- Đây là dạng hoạt động GD tập thể, là một hình thức  
tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện  
pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh  
đoàn kết.  
- Đây cũng là dịp để HS làm quen với nhiều loại hình  
hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ  
năng cơ bản và cần thiết cho HS như: Phát triển về  
trí tuệ, tình cảm, đạo đức, sức khỏe...  
3. Nguyên nhân chính làm cho HS không  
thích giờ sinh hoạt lớp  
HS không được cùng nhau tổ chức, tham gia  
ND khô cứng, lặp đi lặp lại, không thật sự gắn  
với nhu cầu HS.  
Hình tổ chức giờ SH đơn điệu, nhàm chán, không  
hứng thú với HS.  
GV nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện,  
không đặt mình vào vị trí của HS để hiểu các em.  
……  
HĐ 2: Xác định những yêu cầu cơ bản  
đối với giờ sinh hoạt lớp  
Mục tiêu hoạt động:  
Phân tích được các yêu cầu cơ bản đối với giờ  
sinh hoạt lớp.  
Thấy rõ sự cần thiết phải tổ chức giờ sinh hoạt  
lớp đảm bảo các yêu cầu GD.  
Câu hỏi thảo luận  
(Phiếu học tập 2.2)  
KẾT LUẬN HĐ 2  
CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI GIỜ SH LỚP  
- Đa dạng hoá về ND và hình thức tổ chức tiết SH lớp  
- Thu hút tối đa sự tham gia của mọi HS dưới sự hướng dẫn,  
giúp đỡ, cố vấn của GV nhằm tăng cường vai trò tự quản  
của HS  
- Tăng cường những nội dung SH có liên quan đến các công  
việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu, sở thích của HS  
- Đảm bảo giao lưu dưới hình thức đối thoại  
3: Hình thức, phương pháp tổ chức  
giờ sinh họat lớp  
Mục tiêu hoạt động:  
Nắm được một số hình thức tổ chức giờ SH lớp  
Biết cách khen chê HS như thế nào trong giờ sinh  
hoạt lớp để có hiệu quả giáo dục.  
Xây dựng được một số giờ sinh hoạt lớp với các  
hình thức khác nhau theo hướng tăng cường sự  
tham gia và nâng cao vai trò tự quản của HS  
CÂU HỎI THẢO LUẬN  
1. Xin thầy cô cho một số lời bình luận về những mô  
tả của HS về giờ sinh họat lớp ở trên ?  
2. Thầy/cô hãy chia sẻ trong nhóm về các hình thức  
tổ chức giờ SH lớp mà mình thường sử dụng?  
3. Theo Thầy/cô nên khen chê HS như thế nào trong  
giờ sinh hoạt lớp để phát huy hiệu quả giáo dục?  
KẾT LUẬN  
Các hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp:  
(1) Tổng kết, đánh giá thi đua và xây dựng kế hoạch  
(2) Hình thức hỗn hợp: tổng kết thi đua và sinh hoạt  
theo chủ đề  
(3) Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm  
(4) Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc  
(5) Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu biết khoa  
học, HS thanh lịch...)  
(6) …..  
(1)Tổng kết, đánh giá thi đua và xây  
dựng kế hoạch (tham khảo module  
về KN lập kế hoạch)  
(2) Hình thức hỗn hợp: Tổng kết  
thi đua và SH theo chủ đề  
- Đánh giá tình hình chung của lớp trong  
tuần;  
- Thông báo những công việc chính trong  
tuần tới;  
- Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 35  
phút).  
(3) Thảo luận chuyên đề/ chủ điểm  
Khi tiến hành thảo luận chuyên đề cần lưu ý:  
- Vấn đề thảo luận phải phù hợp với hứng thú, nhu cầu và  
trình độ nhận thức chung của HS, có nhiều ý kiến, quan  
điểm khác nhau.  
- Vấn đề đưa ra thảo luận đòi hỏi sử dụng nhiều kiến thức và  
kinh nghiệm để đánh giá, kết luận, hay sáng tạo ý tưởng  
mới.  
- Môi trường thảo luận phải thuận lợi, an toàn, thoải mái …  
- Cần tôn trọng ý kiến của các thành viên trong thảo luận,  
- ……  
(4) Giao lưu- đối thoại với người trong cuộc  
Giao lưu nhằm tạo ra các điều kiện đề HS được tiếp xúc, trò  
chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình,  
với người thật, việc thật trong lĩnh vực HĐ nào đó.  
Khi tiến hành tổ chức họat động giao lưu cần lưu ý:  
Những vấn đề trao đổi, giao lưu phải thiết thực, liên quan  
đến lợi ích và hứng thú, đáp ứng nhu cầu của HS.  
Người chủ trì cần có buổi làm việc trước với chuyên gia về  
mục tiêu, nội dung buổi nói chuyện, đặc điểm của đối tượng  
giao lưu như tuổi, lớp, những vấn đề được HS quan tâm  
nhất hoặc đang vướng mắc; quy mô tổ chức, phương thức  
tiến hành.  
......  
(5) Tổ chức các hội thi (văn nghệ, hiểu  
biết khoa học, HS thanh lịch...)  
- Hội thi nhằm tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính  
thi đua, cạnh tranh giữa HS hoặc các nhóm HS để  
các em có cơ hội thể hiện tài năng, vẻ đẹp, cùng  
nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức có liên  
quan đến chủ đề đã được lựa chọn.  
- Đây là hình thức tổ chức họat động tổng hợp nhiều  
loại hình, đòi hỏi thời gian chuẩn bị công phu...  
Một số điều lưu ý khi tổ chức hội thi  
- Công tác chuẩn bị phải tiến hành trước khi diễn ra  
cuộc thi từ 10 - 15 ngày  
- Trước khi tiến hành hội thi 1 ngày, cần phải tiến  
hành tốt những công việc sau:  
Tạo không khí sôi nổi, phấn khởi cho hội thi thông qua  
chỉnh trang lớp học và nơi diễn ra hội thi, âm nhạc và  
các phương tiện âm thanh…  
Họp BGK để phổ biến biểu điểm, quy cách chấm và  
tính điểm, xác định các yêu cầu đối với BGK và quy  
trình hoạt động của BGK hội thi.  
Tải về để xem bản đầy đủ
ppt 27 trang yennguyen 07/04/2022 4920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Module Kĩ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pptbai_giang_module_ki_nang_to_chuc_gio_sinh_hoat_lop.ppt