Tài liệu Cách tổ chức một cuộc họp

Một cuộc họp là gì :  
Họp một hình thức giao tiếp. Đó một nhóm người tập trung nhau  
lại với mục đích để thảo luận, tranh cãi hoặc quyết định. một cuộc họp  
thường liên quan đến nhiều người, nên thường khác nhau về ý kiến và có  
thể gây nên các vấn đề  
Một cuộc họp tốt sẽ hạn chế những sự khác biệt đó kết quả thể  
đạt được ngay. Mọi cuộc họp đều phải được chuẩn bị, cân nhắc tiến  
hành để xem làm thế thế nào để mọi thứ đều tốt  
Các kiểu họp khác nhau về qui mô (số lượng người tham dự), tính chất  
(chính thức hoặc không chính thức), thời gian…  
Không nên tổ chức cuộc họp khi :  
- Chỉ liên quan đến vấn đcá nhân  
- Bạn không có thời gian chuẩn bị  
- Có cách khác hiểu quả hơn như nhắc nhở ,điện thoại hay thư điện  
tử  
- Vấn đề đã được giải quyết  
- Nội dung cuộc họp không hữu ích  
Lập kế hoạch tổ chức cuộc họp :  
1. Xác định chủ đề cuộc họp : Có mục tiêu rõ ràng cho các cuộc họp  
của bạn cho phép bạn vẫn còn tập trung vào chủ đề của bạn, và  
đảm bảo rằng bạn đang chuẩn bị thích hợp . Cuộc họp mục tiêu  
rõ ràng mới khuyến khích người ta tham dự bởi họ cần phải biết  
nhắm đến vấn đề gì. Mục tiêu đó cũng sẽ giúp cuộc họp tập  
trung vào trọng điểm. Thông thường hội họp một hoặc hai mục  
tiêu: để thông báo hoặc quyết định một vấn đề nào đó. Thảo  
luận” không phải mục tiêu hội họp. Chẳng hạn, “Để quyết định  
việc định vị quảng cáo thương mại cho sê-ri 2000” là một mục tiêu  
thiết thực của cuộc họp. Nó xác định trọng tâm và công bố rõ ràng  
mục đích của cuộc họp, trong khi đó nếu mục tiêu là “Để thảo luận  
việc tiếp thị sê-ri 2000” lại nghe có vẻ rất mơ hồ và có thể đưa mọi  
người đến chỗ thảo luận một cách tản mạn thay vì phải đưa ra hành  
động cụ th.  
2. Thời gian họp : Thời gian tổ chức cuộc họp phải thật hợp lý sao  
cho khách mời tham dự cuộc họp cảm thấy thoải mái . Ví dụ những  
cuộc họp thường xuyên trong công ty thì thường tổ chức vào cuối  
giờ làm việc . Các cuộc họp có quy mô lớn , nhiều người tham gia  
thì nên tổ chức vào ngày chủ nhật . Trong buổi họp nên kéo dài  
trong khoảng 4 giờ đồng hnghỉ giải lao xen kẽ .  
3. Thành phần tham dự : Mời đúng người dự họp , chỉ mời những  
người thể đóng góp ý kiến, những người cần phải tham dự hoặc  
những người thể học hỏi từ cuộc họp này .  
Thành phần cuộc họp :  
- Chủ tọa cuộc họp  
- Thành phần tham dự chính thức  
- Thư cuộc họp  
- Các thành phần phuc vụ cuộc họp và khách mời ( nếu có )  
4. Địa điểm : Tham dự một cuộc họp cũng chính là một dịp để mọi  
người gặp gỡ nhau. Và để cho tất cả đều cảm thấy thoải mái, bạn  
cần lưu tâm tới địa điểm dự định tổ chức cuộc họp. Một trong  
những sai lầm thường gặp là chúng ta tổ chức cuộc họp trong một  
căn phòng quá lớn với số người tham dự lại khá hạn chế, điều này  
sẽ làm cho không gian họp bị loãng và tạo cảm giác trang trọng  
quá mức. Bạn nên chọn phòng họp phù hợp với số người tham dự.  
Ngoài ra để tạo sự thoải mái, bạn thể bố trí thêm nước trong  
phòng, bởi đây được coi là “chất xúc tác năng lượng” đảm bảo  
nhiệt độ trong phòng ở mức thích hợp .  
5. Nội dung cuộc họp : Xem xét tấc cả các vấn đề liên quan đến buổi  
họp như điều kiện khách quan , tình hình thực tế của tổ chức , các  
văn bản liên quan tới buổi họp . Cần chuẩn bị đưa ra nhiều phương  
án giải quyết vấn đề , phân tích rõ ưu nhược điểm của từng phương  
án . Lấy ý kiến , trao đổi trực tiếp với cá nhân có trách nhiệm hoặc  
liên quan đến cuộc họp  
6. Phương tiện vật chất kỹ thuật phục vụ cuộc họp : Tùy theo tính  
chất và qui mô cuộc họp để trang bị phương tiện phục vụ cuộc họp  
. Phương tiện phục vụ cuộc họp gồm : Máy chiếu , hệ thống âm  
thanh , ánh sáng  
HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC HỌP  
1. Chủ đề cuộc họp  
2. Thời gian  
3. Địa điểm  
4. Thành phần  
5. Các khâu chuẩn bị  
- Đặt trước địa điểm họp  
-
-
-
-
-
-
-
-
Tổ chức vệ sinh phòng họp.  
Kiểm tra đèn, bàn, ghế, máy lạnh, ổ cắm điện, điện.  
Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp.  
Chuẩn bị nước uống.  
Khăn phủ bàn.  
Máy chiếu, computer, màn chiếu, TV.  
Soạn thư mời và trình duyệt.  
Gửi thư mời.  
-
Nhắc tham gia họp trước 60 phút.  
6. Kinh phí  
Ngày tháng năm 200  
Người lập  
Duyệt  
Tiến hành cuộc họp  
1. Chuẩn bị cuộc họp :  
- Tổ chức một cuộc họp thành công là một phần trong nghiệp vụ của  
người Thư Ký. Bạn phải chuẩn bị thật chu đáo trước khi họp;  
nhanh nhạy xử lý trong cuộc họp phải biết các bước tiếp sau khi  
cuộc họp kết thúc  
- Chuẩn bị giấy viết, vì trong một cuộc họp, các thành viên cần có  
giấy, viết để ghi chép lại những điều cần thiết. Ở một số đơn vị,  
người ta sử dụng giấy tiêu đề để phát cho các thành viên tham dự  
cuộc họp. Trong một số trường hợp, thành viên dự họp lại không  
chuẩn bị giấy viết, nên việc chuẩn bị của Bạn sẽ giúp họ không  
lúng túng và họ sẽ cảm ơn sự chu đáo của Bạn  
- Nếu cuộc họp cần sự hỗ trợ của các thiết bị đặc biệt như máy  
tính, máy chiếu slide (projector), đường truyền internet v.v...bạn  
phải chuẩn bị trước, chạy thử các thiết bị (hoặc xúc tiến việc thuê  
mướn) càng sớm càng tốt để nhiều thời gian dự phòng mà xử lý  
trong trường hợp máy hỏng. Mặt khác, đối với các cuộc họp quan  
trọng, Bạn cần lập phương án backup, với tất cả các thiết bị dự  
phòng, sẵn sàng thay thế ngay thiết bị hỏng mà không tốn thời gian  
- Ngoài việc chuẩn bị về các trang thiết bị cho cuộc họp, nếu Bạn là  
người điều hành cuộc họp nên đến buổi họp với sự chuẩn bị trước  
về các vấn đề liên quan, dự kiến sẵn những câu hỏi người khác  
thể đặt ra, cũng như những câu hỏi gợi ý cho những người khác.  
Để làm được như vậy, người điều hành phải thu thập những thông  
tin chính xác và cụ thể nhất liên quan đến cuộc họp  
Các công việc chuẩn bị cho cuộc họp :  
- Nắm mục đích và yêu cầu của cuộc họp  
- Nắm được thành phần dự họp để làm thư mời gửi đến các bộ phận.  
Bộ phận nào có báo cáo trong cuộc họp, người thư cần nhắc lại  
trong thư mời họp. nơi các bộ phận gửi báo cáo về văn phòng  
và chánh văn phòng biên tập các báo cáo, sau đó trực tiếp báo cáo  
trong cuộc họp. Việc soạn báo cáo đòi hỏi một trình độ tổng hợp và  
năng lực quản trị tốt  
Mẫu thư mời họp  
THƯ MỜI HỌP  
Ngày tháng năm 200  
Kính gửi:……………………………………………………………  
Trân trọng kính mời anh/chị tới tham dự cuộc họp  
v/v……………………………………..  
……………………………………………………………………………  
………………………  
Thời gian  
tại:  
Chủ trì cuộc họp:  
Anh chị cần chuẩn bị:………………………………………….trước khi  
tới cuộc họp.  
Rất mong anh/chị sắp xếp thời gian đến tham dự cuộc họp được đúng giờ  
TUQ.GIÁM ĐỐC  
Trưởng phòng HC  
- Thảo một bản chương trình nghị sự (Agenda) để trình người chtrì  
cuộc họp duyệt. Trong bản nghị sự phải phân chia cuộc họp theo  
từng nội dung với thời gian ấn định cụ thể  
- In ấn bản chương trình nghị sự kèm theo các tài liệu cần thiết cho  
cuộc họp. Gửi đến cho các thành viên dự họp. Sau đó, điện thoại  
hỏi lại để biết chắc rằng các thành viên đã nhận được hồ sơ dự họp  
- Chuẩn bị khâu phục vụ cuộc họp như người ghi biên bản, phòng  
họp, bàn ghế, nước uống… Trước khi bắt đầu cuộc họp, người thư  
điều hành cuộc họp phải đi đôn đốc kiểm tra lại cho chu đáo  
- Đối với các cuộc họp quan trọng như hội nghị, hội thảo cần tổ chức  
khâu tiếp khách: nhân viên tiếp tân, kiểm tra thư mời, cài hoa hoặc  
thẻ đại biểu để phân biệt khách mờ  
- Nếu cuộc họp tổ chức tại phòng họp tại các khách sạn, nên làm  
việc chặt chẽ với khách sạn về các phần bao gồm trong dịch vụ mà  
họ cung cấp. Kiểm tra các thiết bị phục vụ cuộc họp: máy lạnh, đèn  
chiếu, màn hình, hệ thống âm thanh, ánh sáng, các dây dẫn điện,  
tốt hơn hết hãy đến trước một ngày để kiểm tra bằng cách sử dụng  
thử hoặc phải được cam kết của phía khách sạn về chất lượng của  
các thiết bị  
- Cách sắp xếp bàn ghế cũng phải yêu cầu khách sạn thực hiện sớm  
Sau đây một số mô hình sắp xếp chỗ ngồi trong cuộc họp, Hội  
nghị.  
Projector  
Mô hình sắp xếp chỗ ngồi cho cuộc họp để truyền tải thông tin  
Projector  
Mô hình sắp xếp chỗ ngồi cho cuộc hop để thông tin  
Máy projector  
Mô hình sắp xếp chỗ ngồi cho cuộc họp đthông tin hoặc làm quyết  
đinh  
Mẫu chương trình nghị sự  
DỰ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC THƯƠNG MẠI CHO VIỆT NAM  
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THAM TÁN THƯƠNG MẠI CHO CÁN  
BỘ BỘ THƯƠNG MẠI  
CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ  
Từ 10h đến 11h30, thứ 5 ngày 09 tháng 10 năm 2008  
CFVG, phòng 105, tầng 2, nhà 5, trường Đại học Kinh tế Quốc dân  
Các bên dự kiến tham gia  
Bộ Kế hoạch Đầu tư  
Vụ Kinh tế Đối ngoại  
TS Hồ Quang Minh, Vụ trưởng  
Nguyễn Hồng Lê, chuyên viên  
Ông Đỗ Xuân Thông, chuyên viên  
Bộ Công Thương  
Vụ Tổ chức Cán bộ  
Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó Vụ trưởng, Trưởng ban quản dự án  
Trần Thị Tú Anh , chuyên viên, điều phối viên dự án  
Vụ thị trường Châu Âu  
Ông Nguyễn Chí Tâm, Vụ trưởng  
Nguyễn Quỳnh Anh, chuyên viên  
Đại sứ Pháp tại Việt Nam (đang chờ khẳng định)  
quan thương vụ Pháp  
Ông Hubert Colaris, Trưởng các thương vụ tại Việt Nam  
Ông Christian Levon, Tham tán thương mại, Phó trưởng thương vụ  
Bà Lê Thị Lan, trưởng nhóm ngành  
Văn phòng AFD tại Nội  
Ông Herve Gallepe, AFD Paris  
Ông Alain Henry, Giám đốc AFD Hà Nội  
Ông Yann MARTRES, Phó giám đốc AFD Hà Nội  
Ông Jean-Hugues DE FONT-REAULX, Phụ trách dự án  
Nguyễn Lan Anh, chuyên viên  
CFVG  
Đặng Thị Loan, Đồng Giám đốc  
Hoàng Ngân, phụ trách chương trình đào tạo liên tục  
Trương Thị Nam Thắng, điều phối viên dự án  
Chương trình nghị sự  
Phần 1 : Họp đánh giá  
thành phần :  
như trên  
thời gian :  
10h00 – 11h00  
1.  
2.  
3.  
Tổng kết đánh giá khoá 3 ;  
Tổng kết đánh giá sơ bộ 3 khóa ;  
Thảo luận các khả năng triển khai giai đoạn hai dự án đào tạo  
Phần 2 : Lễ trao chứng chỉ  
thành phần :  
thời gian :  
như trên + học viên khóa 1 & 2, 3  
11h00 -12h00  
4.  
5.  
Lễ trao chứng chỉ khoá 3 cho các học viên.  
Tiệc buffet với học viên 3 khóa  
Chuẩn bị đón khách  
Bắt đầu cuộc họp :  
Đón tiếp đại biểu :  
+ Người tổ chức hoặc chủ trì phải đến trước thời gian để đón tiếp đại  
biểu  
+ Có thể ủy thác cho người đủ thẩm quyền để đón tiếp đại biểu  
Tuyên bố lý do , nêu yêu cầu , nhiệm vụ của cuộc họp , giới thiệu  
thành phần tham dự ( đã mời những ai , vắng những ai , có lý do hay  
không lý do )  
Chương trình của cuộc họp :  
Chương trình sẽ như một chiếc bản đồ của cuộc họp. sẽ nói cho  
chúng ta thứ tự của các vấn đề sẽ thảo luận. Có ba phần chính được  
gọi thủ tục khai mạc, vấn đề kinh doanh chính và thủ tục bế mạc.  
Một chương trình tốt sẽ tăng cường hơn cho các bài thuyết trình trong  
cuộc họp  
Truyền đạt mục tiêu và kết quả mong muốn tới tất cả những người  
tham dự cuộc họp  
Làm rõ những cách thức tham gia và giao tiếp trong cuộc họp bạn  
mong muốn  
Đặt ra những nguyên tắc cơ bản :  
- Khi nào cuộc họp dừng lại kết thúc  
- Các thành viên sẽ được nghe bàn thảo như thế nào  
- Các mâu thuẫn, xung đột sẽ được giải quyết như thế nào  
- Mong đợi những ở mỗi thành viên tham dự  
- Những chủ đề nào chỉ được lưu hành nội bộ  
- Hãy thể hiện rằng bạn thực sự đánh giá cao các ý kiến, nhận định  
chất vấn của mọi người  
Dẫn dắt cuộc họp :  
- Dành thời gian để trò chuyện và nghe mọi người nói, đồng thời  
chia sẻ với họ những câu chuyện đó  
- Làm rõ và diễn giải cẩn thận những ý kiến then chốt  
- Đề nghị mọi người đưa ra quan điểm của mình, bảo vệ những ý  
tưởng mới  
- Sử dụng những “kỹ năng động não”  
Ghi lại những ý tưởng lưu ý trên một biểu đminh hoạ  
- Sử dụng các màu sáng chữ in đậm  
- Sử dụng hình ảnh cùng các câu chữ  
- Sử dụng các dấu hoa thị (*) để nhấn mạnh các điểm them chốt  
- Sử dụng không quá 7 từ trên một dòng và 7 dòng trên một biểu đồ  
- Đăng tải tất cả các biểu đồ để mọi người thể dễ dàng tham khảo  
khi cần thiết  
- Vào cuối cuộc họp, chuyển các biểu đồ này tới người thư ký ghi  
chép để sau đó đưa chúng vào biên bản cuộc họp  
- Đưa ra những câu hỏi mở nhằm khuyến khích sự đóng góp ý kiến  
của mọi người.  
- Lịch trình cuộc họp xứng đáng để được thực hiện Hướng sự tập  
trung vào tư tưởng, quan điểm, chứ không phải vào những con  
người  
- Ấn định những bước tiếp theo trong thời gian diễn ra cuộc họp và  
đảm bảo rằng những hành động này đều được phân công một cách  
cụ thể.  
- Bám sát chủ đề của cuộc họp đã đề ra trong lịch trình. Đừng quá  
lệch hướng khỏi những chủ đề đã định hay làm cho nó trở nên một  
cách nghiêm túc … nhưng đừng dập tắt sự sáng tạo hay làm tổn  
thưõng đến những người tham dự cuộc họp đang đi lệch hướng  
Duy trì trọng tâm và tiến triển của cuộc họp  
- Thu nhận những thông tin và dữ liệu từ cuộc họp. Đảm bảo rằng tất  
cả mọi người đều đã được nghe và biết những thông tin đó  
- Để mọi người tham dự thực thi nội dung cuộc họp, bạn chỉ người  
dẫn dắt tiến trình mà thôi  
- Biểu lộ sự cảm kích và ủng hộ những đóng góp mang tính xây  
dựng của mọi người  
- Sử dụng lịch trình để đảm bảo cuộc họp tiến triển theo đúng kế  
hoạch.  
- Điều chỉnh nhịp độ của cuộc họp: đẩy nhanh, chậm lại, tạm ngưng,  
thay đổi hướng tiến triển.  
- Để mọi người biết rằng họ đang ở giai đoạn nào trong lịch trình  
cuộc họp đã định.  
- Sơ kết định kỳ những điểm chủ chốt để mọi người thông qua.  
- Giúp đỡ mọi người đạt được sự đồng thuận và tìm kết luận  
Chủ tọa :  
- Bạn nên chỉnh chương trình nghị sự đảm bảo rằng thời gian là  
không bị lãng phí với từng nội dung họp hoặc các tiêu chuẩn khác  
khống chế thời gian thảo luận hoặc không cho phép các phát biểu  
dài  
- Đảm bảo rằng tất cả được cung cấp quyền như nhau để nói  
Điều hành cuộc họp  
- Đảm bảo rằng tất cả thành viên hiểu rằng tại lúc bắt đầu nội dung  
nào là được thảo luận, vấn đề cần giải quyết và các mục tiêu cần  
phải đạt được của cuộc họp  
- Lắng nghe cẩn thận và duy trì cuộc họp tập trung về các mục tiêu  
của nó.  
- Đơn giản hóa tất cả những phức tạp sử dụng các tóm tắt tổng  
kết.  
- Ngăn chặn các hiểu lầm sự mơ hồ cố gắng duy trì sự trong  
sáng trong các buổi thảo luận  
- Kết thúc các thảo luận dài trước khi quá muộn.  
- Cố gắng để đạt được sự mãn nguyện lẫn nhau nhưng không lãng  
phí toàn bộ thời gian của bạn vào các nội dung đơn lẻ  
- Tại cuối của mỗi nội dung trong chương trình họp, tổng kết cái gì  
đã được thảo luận và cái gì đạt được sự đồng thuận.  
Thư cuộc họp :  
- Ghi biên bản cuộc họp : Trong các buổi họp, biên bảnhọp phản ánh  
những sự việc diễn tiến trong buổi họp. Một cuộc họp được xem  
làthành công khi biên bản họp hội đủ những yếu tố cần thiết. Một  
số kỹ năng dướiđây sẽ cẩm nang giúp bạn làm tốt việc tưởng  
chừng rất đơn giản nhưng thực tếkhông hề dễ chút nào: Ghi biên  
bản  
Cần có laptop và sổ ghi chép:Chúng là vật bất ly thân mà bạn cần  
chuẩn bị trước khi bắt đầu ghi biên bảncuộc họp cũng như một số vật  
dụng cần thiết khác bổ sung cho việc này, như bútxóa, bút hi-light  
màu, thước kẻ .  
Cách ghi chép: Bạn hãy lấy một tờ giấy và phân thành các cột để  
ghi tên và những thông tin cần liên hệ. Đặt một tờ giấy ghi chú khác  
lên phần đầu của tờ giấy để ngụ ý bạn cần các thông tin. Sau đó, bạn  
hãy chuyển tờ giấy theo thứ tự cho mọi người quanh bàn họp,ngay khi  
cấp trên bắt đầu tuyên bố khai mạc cuộc họp. Với cách này, bạn sẽ  
nắmđược thông tin chính xác về những thành viên trong buổi họp và  
nhiều chi tiếtcần thiết khác. Cũng đừng quên ghi nhận thêm thời gian  
bắt đầu của cuộc họp  
- Tổng kết biên bản: Hãy đọc bản thảo của biên bản cuộc họp. Cấp  
trên sẽ yêu cầu bạn đọc toàn bộ biên bản sau khi cuộc họp kết thúc.  
Ngoài ra, bạn cần có thêm những biên bản copy của những bộ phận  
khác để ghi nhận vào biên bản họp. Cần bảo đảm, sau khi kết thúc  
cuộc họp, bạn đã ghi nhận được những điều như sau: Có bao nhiêu  
thành viên tham dự,vắng mặt, những nội dung chi tiết quan trọng  
của cuộc họp địa điểm họp .  
Mẫu biên bản cuộc họp  
Ngày tháng năm 200  
BIÊN BẢN HỌP  
(V/v : …………………………………………… …)  
Hôm nay, lúc ………… ngày ………………tại văn phòng Công ty  
……………… diễn ra cuộc họp với các nội dung sau:  
I/ Thành phần tham dự gồm:  
II/ Nội dung cuộc họp:  
Cuộc họp kết thúc lúc ….. ngày …….  
Thư cuộc họp  
Chủ trì cuộc họp  
Sau cuộc họp :  
- Kiểm tra hoặc trực tiếp thu dọn văn phòng phẩm, sắp xếp bàn ghế,  
hoàn trả trang thiết bị cho đơn vị chức năng. Khi hoàn trả cần bàn  
giao cụ thể, cần thiết phải giấy hoặc biên bản tránh tình trạng  
khi thiết bị hư hỏng khó xác định trách nhiệm. Các văn phòng  
phẩm, quà tặng còn lại thư cần báo cáo Chánh văn phòng hoặc  
người chủ tọa  
- Trước khi ra về không quên kiểm tra lại điện, nước và cám ơn  
những người đã tham gia phục vụ hội nghị cuộc họp, hội nghị  
- Thư ký biên tập một số loại văn bản theo yêu cầu của lãnh đạo:  
quyết định quản hoặc văn bản hướng dẫn, nhắc nhở việc thực  
hiện những vấn đề cần thiết, các thư cám ơn, hợp đồng kinh tế hoặc  
các thỏa thuận về sản xuất, kinh doanh  
- Triển khai nội dung đã được thông qua  
- Thông báo cho quan hữu quan kết quả cuộc họp  
- Lập hồ sơ cuộc họp đối với hội nghị lớn, quan trọng. Thu thập hồ  
tài liệu liên quan để lập hồ sơ cuộc họp  
Hồ sơ cuộc họp gồm :  
- Giấy mời, giấy triệu tập  
- Danh sách đại biểu  
- Lời khai mạc  
- Các báo cáo, tham luận, bài phát biểu  
- Nghị quyết cuộc họp  
- Biên bản  
- Lời bế mạc  
Thanh quyết tóan chi phí: Thu thập hóa đơn, chứng từ có liên quan đến  
các chi phí của cuộc họp .  
doc 19 trang yennguyen 07/04/2022 9560
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu Cách tổ chức một cuộc họp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • doctai_lieu_cach_to_chuc_mot_cuoc_hop.doc