Ảnh hưởng của xâm nhập mặn và thời tiết cực đoan đến hoạt động ương - nuôi cá tra tại sóc trăng

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản  
Số 4/2020  
ẢNH HƯỞNG CỦA XÂM NHẬP MẶN VÀ THỜI TIẾT CỰC ĐOAN ĐẾN  
HOẠT ĐỘNG ƯƠNG - NUÔI CÁ TRA TẠI SÓC TRĂNG  
EFFECTS OF SALTWATER INTRUSION AND EXTREME WEATHER ON STRIPED  
CATFISH (PANGASIUS HYPOPTHALMUS) NURSING –GROWING IN SOC TRANG  
Nguyễn Văn Quỳnh Bôi1, Nguyễn Lâm Anh2 và Nguyễn Trọng Lương2  
1Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang  
2Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản, Trường Đại học Nha Trang  
Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Quỳnh Bôi (Email: boinvq@ntu.edu.vn)  
Ngày nhận bài: 24/09/2020; Ngày phản biện thông qua: 16/11/2020; Ngày duyệt đăng: 24/12/2020  
TÓM TẮT  
Xâm nhập mặn và các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra nhiều ảnh hưởng đối với hoạt động ương – nuôi  
cá tra tại Sóc Trăng. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp khảo sát áp dụng công cụ phỏng vấn dựa  
trên bộ câu hỏi bán cấu trúc trên 97 đối tượng là những hộ ương – nuôi cá thể, các quản lý trang trại nuôi của  
các công ty và những người nắm thông tin tại Sóc Trăng. Hầu hết các đối tượng đã nhận thức được ảnh hưởng  
của xâm nhập mặn và các cực đoan về thời tiết đến hoạt động này và cho rằng tương đối khó khăn trong việc  
khắc phục xâm nhập mặn. Ngoài ra, tỷ lệ lớn nhất ở cả 3 nhóm đối tượng đều cho rằng đã có những bất thường  
– cực đoan về khí hậu – thời tiết xảy ra ở mức độ nào đó và xâm nhập mặn là vấn đề được quan tâm – lo ngại  
nhiều nhất. Trong tương lai, xâm nhập mặn vẫn là vấn đề lo ngại cao nhất đối với hoạt động ương – nuôi cá tra  
ở tất cả các nhóm đối tượng. Tuy nhiên, biến động nhiệt độ theo thời gian, thời tiết thất thường,… được quan  
tâm nhiều hơn bởi những người nắm thông tin nhưng không được đánh giá cao bởi những đối tượng trực tiếp  
sản xuất. Thay đổi kỹ thuật ương – nuôi cá tra được cả 3 nhóm xem như là biện pháp thích ứng quan trọng nhất  
để ứng phó với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.  
Từ khóa: Biến đổi khí hậu – xâm nhập mặn, bộ câu hỏi khảo sát, Sóc Trăng, ương – nuôi cá tra,  
ABSTRACT  
Saltwater intrusion and extreme weather caused many impacts on striped catfish nursing – growing in Soc  
Trang. Study was carried out by the survey method using the interview tool based on semi-structured questionnaire  
on 97 subjects that were individual nursing-fattening households, fish farms managers of companies and key-  
informants in Soc Trang. Most of subjects were aware of the effects of saltwater intrusion and extreme weather  
to this activity and considered it was rather difficult to overcome saltwater intrusion. In addition, the largest  
proportion in all groups showed that there were abnormalities – weather and climate extremes occurred to some  
extent and saltwater intrusion was the most concerned problem. In the future, saltwater intrusion would still be  
the highest concern for striped catfish farming activity in all groups. However, temperature fluctuations over time,  
weather abnormality,... would be more concerned by key-informants but would not lead to much worry by the  
group of direct production. Nursing – growing techniques changing for striped catfish would be considered by 3  
groups as the most important adaptation measure to cope with climate change and saline intrusion.  
Key words: Climate change – salt intrusion, survey questionnaire, Soc Trang, striped catfish nursing – growing,  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Long [9]. Diện tích đất nông nghiệp là 213.114  
ha (64,35% tổng diện tích đất) với 71.500 ha  
cho nuôi trồng thủy sản [1]. Điều đó chứng tỏ  
Sóc Trăng là một tỉnh có tiềm năng để phát triển  
nông nghiệp bao gồm cả hoạt động nuôi cá nước  
ngọt. Số liệu thống kê của tỉnh những năm gần  
đây cho thấy diện tích nuôi cá nước ngọt tương  
đối ổn định, thay đổi trong phạm vi 17.738 ha  
Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu,  
cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, cách Cần  
Thơ 62 km; nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền  
các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà  
Mau [9]. Tỉnh có diện tích đất tự nhiên 331.187  
ha [1], chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và  
8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu  
2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG  
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản  
Số 4/2020  
đê điều và cơ sở hạ tầng an toàn [6]. Đối với hoạt  
động nuôi cá tra, các biện pháp thích ứng tự phát  
làm gia tăng chi phí của người nuôi và hạn chế  
khả năng giải quyết vấn đề một cách hệ thống [4].  
Vì lý do này, người nuôi cá tra vùng ven biển sẽ  
giảm sút lợi nhuận vì ảnh hưởng của biến đổi khí  
hậu. Phân tích của Kam và cộng sự (2012) cũng  
cho thấy chi phí thích ứng tự phát của người nuôi  
sẽ giảm đi nhiều nếu có các biện pháp thích ứng  
kế hoạch của nhà nước [5]. Bài viết này trình bày  
các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng xâm nhập  
mặn và những cực đoan về thời tiết đến hoạt động  
ương – nuôi cá tra tại Sóc Trăng thông qua khảo  
sát nhằm đánh giá khả năng thích ứng của hoạt  
động nuôi cá tra trong bối cảnh biến đổi khí hậu  
và xâm nhập mặn.  
(2010), 18.456 (2015) và 17.924 (2018) với chỉ  
số phát triển năm 2018 là 105,01% [1].  
Tuy nhiên, hoạt động nông nghiệp nói  
chung và nuôi cá nước ngọt nói riêng ở đồng  
bằng sông Cửu Long, bao gồm tỉnh Sóc Trăng,  
đã và đang chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu  
và nước biển dâng.  
Cho đến nay, đã có nhiều công bố về ảnh  
hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy  
sản, cụ thể là hoạt động nuôi cá tra tại Việt Nam.  
Vụ Nuôi trồng thủy sản (2008) cho rằng xâm nhập  
mặn sẽ gây tác hại đến nghề nuôi cá tra và nếu độ  
mặn cao hơn 4‰ sẽ không phù hợp cho đối tượng  
nuôi này. Phan và cộng sự (2009) đã dẫn chứng  
các ao nuôi gần biển có sản lượng giảm sút mà  
nguyên nhân có thể từ biến động độ mặn do thủy  
triều. Trong năm 2011 xâm nhập mặn gia tăng ở  
tỉnh Bến Tre với độ mặn cao đã làm tăng tỷ lệ chết  
và giảm tốc độ sinh trưởng của cá tra so với năm  
2010 [3]. Tương tự như Bến Tre, với vị trí ven biển  
Đông, hoạt động nuôi cá tra tại tỉnh Sóc Trăng  
chắc chắn bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Theo đó,  
việc đề xuất các giải pháp thích ứng với tình hình  
biến đổi khí hậu – nước biển dâng cần thiết phải  
được đặt ra. Trong thực tế, xâm nhập mặn do mực  
nước biển dâng sẽ lan rộng về phía thượng lưu  
khiến cho một phần diện tích đang dùng nuôi cá  
tra không còn phù hợp nữa. Bộ Nông nghiệp và  
Phát triển nông thôn Việt Nam (MARD) đã đề ra  
chương trình hành động thích ứng với biến đổi  
khí hậu của ngành giai đoạn 2008-2020 tập trung  
vào đảm bảo sự an toàn của cư dân, sản xuất nông  
nghiệp và an ninh lương thực bền vững, hệ thống  
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG  
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 2/2020  
đến tháng 6/2020 theo phương pháp khảo sát áp  
dụng công cụ phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi bán  
cấu trúc (semi-structured questionnaire) đối với  
các nhóm đối tượng là những hộ ương – nuôi  
cá thể, các quản lý trang trại nuôi của các công  
ty và những người nắm thông tin tại Sóc Trăng.  
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ niên  
giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2018. Nguồn  
số liệu sơ cấp được tổng hợp dựa trên quá trình  
phỏng vấn những hộ ương - nuôi cá tra, các quản  
lý trại nuôi cá tra thương phẩm thuộc các công  
ty và những người am hiểu tình hình nuôi cá tra  
tại địa phương thông qua bộ câu hỏi điều tra.  
Hình 1. Bản đồ khu vực nghiên cứu  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 3  
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản  
Bảng 1. Mẫu điều tra  
Số 4/2020  
Người nắm thông tin  
(am hiểu - key informant) thuộc các công ty nuôi cá thể  
Quản lý trại nuôi Hộ ương -  
Đối tượng  
Tổng số  
Số phiếu khảo sát  
40  
12  
45  
97  
Ghi chú:  
- Người nắm thông tin bao gồm các cán bộ thuộc Chi cục thủy sản tỉnh Sóc Trăng và Trung tâm giống vật nuôi của tỉnh; Phòng Nông  
nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trạm Khuyến nông các huyện Long Phú, Cù Lao Dung và Kế Sách, cùng với cán bộ quản lý địa phương  
từ cấp thôn.  
- Quản lý trại nuôi thuộc các công ty là những cán bộ kỹ thuật hoặc quản lý nhân sự đang làm việc tại các trại nuôi cá tra thuộc các công ty.  
- Hộ ương - nuôi cá thể là những hộ đã và đang thực hiện hoạt động ương và nuôi cá tra.  
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO  
LUẬN  
Theo số liệu khảo sát ban đầu vào tháng 2  
năm 2020 về hiện trạng, trên địa bàn tỉnh Sóc  
Trăng có 5 công ty đang tham gia hoạt động  
nuôi cá tra (tập trung tại huyện Long Phú,  
Cù Lao Dung và Kế Sách) và khoảng 50 hộ  
tham gia hoạt động ương và nuôi cá tra trên  
toàn tỉnh. Trên cơ sở này, nghiên cứu đã khảo  
sát thông qua các nhân viên quản lý của 11  
trại thuộc 5 công ty này. Đối với số hộ ương  
– nuôi, do huyện Long Phú không còn các  
hộ tham gia hoạt động này với tính chất cá  
thể và những hộ tại huyện Cù Lao Dung chỉ  
nuôi với quy mô đáp ứng nhu cầu địa phương  
nên việc khảo sát các hộ ương - nuôi cá thể  
tập trung vào huyện Kế Sách trong thời gian  
từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020. Với kích  
thước tổng thể không quá lớn nên đề tài đã  
khảo sát 45 hộ tham gia hoạt động ương-nuôi  
(chủ yếu tại huyện Kế Sách) nhằm đảm bảo  
yêu cầu về mặt kích thước mẫu (> 33) [8].  
Kích thước mẫu khảo sát được trình bày qua  
bảng 1.  
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phỏng vấn  
chuyên sâu (in-depth interview) một số cán bộ  
thuộc Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, nhân  
viên quản lý kỹ thuật các trại nuôi thuộc các  
công ty và người nuôi lâu năm nhằm xác định  
các thông tin chi tiết về một vài khía cạnh liên  
quan đến hoạt động nuôi không thu được qua  
điều tra khảo sát.  
Số liệu thu tập được xử lý theo các nội dung  
khảo sát trên phần mềm MS. Excel phiên bản  
2013. Kiểm định “Khi bình phương” (Chi  
square) được áp dụng để khảo sát mối liên  
hệ giữa đối tượng khảo sát với ý kiến phản  
hồi, thực hiện bởi phần mềm SPSS phiên bản  
22.0.  
1. Ảnh hưởng của xâm nhập mặn và hiện  
tượng thời tiết cực đoan đến nghề nuôi cá tra  
Kết quả khảo sát đánh giá của các bên liên  
quan (người ương - nuôi cá thể, quản lý trại  
nuôi của các công ty và người nắm thông tin  
về hoạt động nuôi cá tra) về tần suất xảy ra và  
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - xâm nhập mặn  
đến hoạt động nuôi cá tra tại Sóc Trăng được  
trình bày qua bảng 2 và 3. Bảng 2 cho thấy các  
bên liên quan đã nhận thức được ảnh hưởng của  
vấn đề này. Rất ít ý kiến cho rằng không có hiện  
tượng bất thường hay cực đoạn nào về khí hậu  
– thời tiết xảy ra - chỉ 11,11% nhóm hộ nuôi cá  
thể và 5% những người am hiểu (bảng 2). Phân  
tích thống kê về tần suất xảy ra những biểu hiện  
của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn đối với  
hoạt động nuôi cá tra theo ý kiến của các nhóm  
đối tượng khảo sát cho thấy mặc dù ý kiến phản  
hồi về vấn đề này không giống nhau ở các nhóm  
nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa thống  
kê (p>0,05). Phần lớn ở cả 3 nhóm khảo sát đều  
cho rằng đã có những bất thường – cực đoan về  
khí hậu – thời tiết xảy ra ở mức độ nào đó. Điều  
này đưa đến những lo ngại trong phần lớn cộng  
đồng ương – nuôi cá tra.  
Để làm rõ mối quan tâm – lo ngại của các  
đối tượng, các vấn đề được nghiên cứu chi tiết  
hơn với kết quả được trình bày ở bảng 3. Kết  
quả bảng 3 chỉ ra rằng xâm nhập mặn là vấn  
đề được quan tâm – lo ngại nhiều nhất ở cả 3  
nhóm đối tượng khảo sát (chiếm tỷ lệ 97,78%  
ở nhóm hộ ương – nuôi cá thể và 100% ở 2  
nhóm còn lại). Những vấn đề được quan tâm  
tiếp theo lần lượt là thời tiết bất thường (chiếm  
4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG  
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản  
Số 4/2020  
tỷ lệ 88,89% ở nhóm hộ ương – nuôi cá thể,  
95% ở nhóm những người am hiểu và 100%  
ở nhóm quản lý trang trại công ty), biến động  
nhiệt độ theo thời gian (chiếm tỷ lệ 91,67%  
ở nhóm quản lý trang trại công ty, 93,33% ở  
nhóm hộ ương nuôi cá thể và 95% ở nhóm  
những người am hiểu),…Vấn đề ít được quan  
tâm nhất là ảnh hưởng của lũ lụt đến hoạt động  
nuôi cá tra (chiếm tỷ lệ 8,33% ở nhóm quản  
lý trang trại công ty, 11,1% ở nhóm hộ ương  
– nuôi cá thể và 22,5% ở nhóm những người  
am hiểu). Tương tự ở bảng 2, hầu hết sự khác  
biệt về ý kiến phản hồi đối với những vấn đề  
cụ thể được trình bày qua bảng 3 không có ý  
nghĩa thống kê giữa các nhóm đối tượng khảo  
sát (p>0,05); duy nhất sự khác biệt về ý kiến  
phản hồi đối với sự thay đổi lượng mưa có ý  
nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ ý kiến phản hồi  
rằng biến động thời tiết đã đưa đến ảnh hưởng  
của lũ đối với hoạt động sản xuất không đồng  
nhất và rõ ràng, tập trung nhiều nhất vào việc  
gây ảnh hưởng đến công trình nuôi. Ngược với  
những ý kiến phản hồi về thay đổi lượng mưa,  
chế độ gió và lũ lụt; các nhận định về thời tiết  
bất thường, biến động nhiệt độ theo thời gian  
và đặc biệt là xâm nhập mặn khá đồng nhất  
và chiếm tỷ lệ rất cao qua khảo sát. Kết quả  
này khẳng định biến đổi khí hậu và xâm nhập  
mặn đã ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá tra  
tại Sóc Trăng. Các ý kiến phản hồi chỉ ra rằng  
thời tiết ngày càng cực đoan hơn và kéo dài  
hơn với các hiện tượng bất thường phổ biến  
xuất hiện trong khoảng thời gian 3 năm trở  
lại đây và mạnh nhất vào năm 2019 – 2020.  
Cụ thể là nắng nóng kéo dài từ tháng 2 – 4 và  
tháng 11 – 12 với nền nhiệt độ cao làm nước  
bốc hơi nhanh dẫn đến làm trầm trọng hơn  
tình trạng nhiễm mặn, đồng thời kết hợp gây  
ảnh hưởng đến cá nuôi. Ngược lại, mùa mưa  
từ tháng 5 đến tháng 10 có xu hướng kéo dài  
với lượng mưa lớn hơn và gió mạnh vào thời  
gian này. Ngày càng xuất hiện nhiều giông  
hơn trong mùa mưa và nước mặn xâm nhập từ  
tháng 10 – 12 là thời điểm giao mùa nên cá dễ  
bị bệnh (đặc biệt đối với hoạt động ương cá).  
Nếu nắng nóng kéo dài và nhiệt độ tăng cao  
làm cá dễ bị xuất huyết, lở loét; nếu lạnh kéo  
dài làm cá dễ bị gan thận mủ. Đồng thời, từ  
tháng 6 đến tháng 12 hàng năm thường có áp  
thấp nhiệt đới gây mưa bão, qua đó ảnh hưởng  
đến hoạt động ương – nuôi cá.  
Để làm rõ hơn nhận thức của các bên liên  
quan đến hoạt động ương – nuôi cá tra về những  
khó khăn đặt ra, đánh giá xếp hạng những vấn  
đề có khả năng tác động đến hoạt động ương  
nuôi cá tra trong 5 – 10 năm đến đã được khảo  
sát với kết quả trình bày qua bảng 4. Các phân  
tích thống kê được xem xét dựa trên tỷ lệ ý kiến  
phản hồi tương ứng với bậc xếp hạng của mỗi  
yếu tố ảnh hưởng. Kết quả phân tích cho thấy  
đánh giá những vấn đề ảnh hưởng đến hoạt  
động ương – nuôi cá tra bao gồm xâm nhập mặn  
và tăng chi phí đầu tư không có sự khác biệt  
có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm đối tượng  
(p>0,05). Ngược lại, có sự khác biệt có ý nghĩa  
thống kê trong việc xếp hạng những vấn đề gia  
tăng dịch bệnh, biến động giá cả thị trường và  
những vấn đề khác (biến động nhiệt độ, thời tiết  
thất thường,…) (p<0,05). Xét riêng biệt từng  
nhóm đối tượng khảo sát, tỷ lệ ý kiến phản hồi  
thể hiện quan điểm rất đa dạng. Tuy nhiên, kết  
quả bảng 4 cũng cho thấy rằng xâm nhập mặn  
đã thật sự ảnh hưởng đến hoạt động ương nuôi  
cá tra tại Sóc Trăng, thể hiện qua ý kiến phản  
hồi từ tất cả các nhóm đối tượng khảo sát đều  
xếp hạng tác động của vấn đề này ở mức cao  
nhất. Với vị trí ở hạ lưu sông Cửu Long tiếp giáp  
với biển, dễ dàng hiểu được xâm nhập mặn ngày  
càng tác động đến hoạt động nuôi cá tra tại Sóc  
Trăng. Nghiên cứu với cá có khối lượng trung  
bình 25g đã cho thấy độ mặn 9‰ làm tốc độ  
sinh trưởng của cá giảm rõ rệt [2]. Điều này cũng  
phù hợp với khuyến cáo của Vụ Nuôi trồng thủy  
sản (2008) khi cho rằng xâm nhập mặn sẽ gây  
tác hại đến nghề nuôi cá tra và nếu độ mặn cao  
hơn 4‰ sẽ không thích hợp cho đối tượng nuôi  
này. Theo đó, người nuôi trên địa bàn nghiên  
cứu cố gắng giữ nước ao có độ mặn dưới 7‰.  
Để bảo đảm chất lượng nước, trong khoảng thời  
gian này người nuôi phải giảm cho ăn. Điều này  
làm giảm tốc độ sinh trưởng của cá dẫn đến làm  
giảm năng suất và sản lượng vụ nuôi [7]. Riêng  
vấn đề biến động nhiệt độ theo thời gian, thời  
tiết thất thường,…không được đánh giá cao bởi  
nhóm những đối tượng trực tiếp sản xuất nhưng  
lại được quan tâm nhiều hơn bởi nhóm đối  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 5  
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản  
Số 4/2020  
tượng là những người am hiểu. Điều này có thể  
là nhờ vào những biện pháp khắc phục như đào  
sâu ao, dự trữ nước ngọt để thay nước,… nên  
ảnh hưởng tăng chậm của biến động nhiệt độ  
theo thời gian và thời tiết thất thường,…trên địa  
bàn nghiên cứu vẫn chưa đưa đến những thiệt  
hại tức thời và trực quan để được những người  
ương – nuôi cá tra ưu tiên quan tâm. Ngược lại,  
với quan điểm của nhà quản lý, những người am  
hiểu lại cho rằng các vấn đề này cần được quan  
tâm với tính chất có khả năng tác động đến hoạt  
động ương nuôi cá tra trong 5 – 10 năm đến.  
thấy hiện tượng xâm nhập mặn gây ảnh hưởng  
đến hoạt động ương – nuôi cá tra đã trở nên  
thường xuyên hơn, xuất hiện sớm hơn với mức  
độ nghiêm trọng hơn tùy theo khu vực. Thông  
thường, hiện tường này xảy ra từ ngày 7 – 14  
Âm lịch hàng tháng với độ mặn nước sông ở  
Sóc Trăng có thể lên đến 13‰ - 16‰. Để thích  
ứng với tình hình biến đổi khí hậu – xâm nhập  
mặn, người ương – nuôi cá tra phải có các biện  
pháp khắc phục nhằm bảo đảm hoạt động (bảng  
5). Kết quả ở bảng 5 cho thấy không có nhóm  
đối tượng nào đồng tình với ý kiến ngừng hoạt  
động – chuyển đổi ngành nghề. Điều này tiếp  
tục khẳng định ương – nuôi cá tra là một hoạt  
động sinh kế gắn bó với một bộ phận lớn nông  
dân ở Sóc Trăng. Kết quả xử lý thống kê chỉ  
ra hầu hết việc lựa chọn các biện pháp khắc  
phục những khó khăn gây ra bởi xâm nhập mặn  
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa  
các nhóm đối tượng (p>0,05); ngoại trừ duy  
nhất trường hợp phản hồi về việc áp dụng biện  
pháp củng cố công trình (p<0,05).  
Việc thay đổi kỹ thuật ương – nuôi cá tra  
(giảm mật độ, tăng cường sức đề kháng cho  
cá nuôi, nuôi theo quy trình khép kín và giảm  
cho ăn để hạn chế thay nước khi bị xâm nhập  
mặn,…) đều được cả 3 nhóm khảo sát xem như  
là biện pháp thích ứng quan trọng nhất (lần  
lượt chiếm tỷ lệ 75,56%, 83,33% và 90% ở các  
nhóm hộ cá thể, quản lý trang trại công ty và  
người am hiểu). Trong bối cảnh chịu nhiều ảnh  
hưởng của biến đổi  
2. Các biện pháp thích ứng của người nuôi  
Trước những ảnh hưởng tiêu cực gây ra do  
biến đổi khí hậu – xâm nhập mặn, cần phải có  
những biện pháp khắc phục nhằm duy trì hoạt  
động ương – nuôi cá tra. Kết quả khảo sát về  
khả năng khắc phục những tác động do biến  
đổi khí hậu – xâm nhập mặn (bảng 3) cho thấy  
ý kiến phản hồi có sự khác biệt giữa các nhóm  
đối tượng khảo sát (p<0,05). Đáng lưu ý, tỷ  
lệ lớn ý kiến từ những người ương nuôi cá tra  
trong thực tế cho rằng rất khó khăn hoặc tương  
đối khó khăn trong việc khắc phục vấn đề này  
(lần lượt chiếm các tỷ lệ 35,56% và 46,67%  
ở nhóm hộ ương – nuôi cá thể, và 33,33% và  
66,67% ở nhóm quản lý trại nuôi của các công  
ty). Trong khí đó, mặc đù đa số ý kiến đánh giá  
tương đối khó khăn (82,5%), vẫn có một tỷ lệ  
tương đối ở nhóm người am hiểu (12,5%) cho  
rằng không gặp khó khăn trong việc khắc phục  
vấn đề này. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho  
Bảng 2. Nhận thức về biến đổi khí hậu của các đối tượng liên quan đến hoạt động ương –  
nuôi cá tra  
Hiện tượng bất thường - cực đoan xảy ra  
(% ý kiến đánh giá)  
Quan tâm – lo ngại của những người  
được khảo sát (% ý kiến đánh giá)  
Đối tượng  
đánh giá  
Rất thường Ở mức nào  
xuyên đó  
Không bất  
thường  
Tương đối  
lo ngại  
Không lo  
ngại  
Rất lo ngại  
Người ương –  
nuôi (n=45)  
20,0a (9/45) 68,89a (31/45) 11,11a (5/45) 22,22a (10/45) 66,67a (30/45) 11,11a (5/45)  
Quản lý  
trang trại  
(n=12)  
41,57a (5/12) 58,33a (7/12)  
25,0a (10/40) 70,0a (28/40)  
0,0a(0/12)  
5,0a (2/40)  
33,33a (4/12) 66,67a (8/12)  
17,5a (7/40) 82,5a (33/40)  
0,0a (0/12)  
0,0a (0/40)  
Người am  
hiểu (n=40)  
Ghi chú: Trong cùng một cột, những tỷ lệ có số mũ là các chữ cái giống nhau chỉ ra sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)  
6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG  
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản  
Số 4/2020  
Bảng 3. Các vấn đề gây ra bởi biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến hoạt động ương – nuôi cá tra  
Khó khăn trong khắc phục  
Hiện tượng (% ý kiến đánh giá)  
(% ý kiến đánh giá)  
Đối tượng  
đánh giá  
Biến động  
nhiệt độ  
theo thời  
gian  
Thay  
đổi  
lượng  
mưa  
Xâm  
nhập  
mặn  
Thời  
tiết bất  
thường  
Thay  
đổi chế Lũ lụt  
độ gió  
Tương Không  
Rất khó  
khăn  
đối khó  
khăn  
khó  
khăn  
Người  
ương  
– nuôi  
(n=45)  
97,78a  
88,89a  
93,33a  
33,33a  
31,11a  
11,1a  
(5/45)  
35,56a  
(16/45) (21/45)  
46,67a  
17,77a  
(8/45)  
(44/45) (40/45) (42/45) (15/45) (14/45)  
Quản lý  
trang trại  
(n=12)  
0a (0/12)  
100a  
100a  
91,67a  
33,33a  
(4/12)  
58,33a  
(7/12)  
8,33a  
(1/12)  
33,33a  
(4/12)  
66,67a  
(8/12)  
(12/12) (12/12) (11/12)  
Người am  
100a 95a 95a  
87,5b  
47,5a  
22,5a  
2,5b  
82,5b  
12,5b  
hiểu (n=40) (40/40) (38/40) (38/40) (35/40) (19/40)  
(9/40)  
(1/40)  
(34/40)  
(5/40)  
Ghi chú: Trong cùng một cột, những tỷ lệ có số mũ là các chữ cái giống nhau chỉ ra sự khác biệt không có ý nghĩa thống  
kê (p>0,05), những tỷ lệ có số mũ là các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)  
Bảng 4. Đánh giá những vấn đề có khả năng tác động đến hoạt động ương nuôi cá tra trong  
5 – 10 năm đến  
Tác  
động  
Vấn đề khác  
(biến động  
nhiệt độ,  
thời tiết thất  
thường,…)  
(% ý kiến  
đánh giá)  
Biến động  
giá cả - thị  
trường (%  
ý kiến đánh  
giá)  
Đối  
tượng  
đánh  
giá  
Xâm nhập  
mặn (% ý  
kiến đánh  
giá)  
Gia tăng dịch Tăng chi phí  
bệnh (% ý  
kiến đánh  
giá)  
đầu tư (%  
ý kiến đánh  
giá)  
Xếp hạng  
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
81,82a (36/44)  
11,36a (5/44)  
4,55a (2/44)  
2,22a (1/44)  
0a (0/44)  
75a (9/12)  
8,33a (1/12)  
0a (0/12)  
0a (0/12)  
16,67a (2/12) 33,33a,b (4/12)  
75,49a (31/39) 23,08b (9/39)  
10,26a (4/39)  
2,56a (1/39)  
5,13a (2/39)  
2,56a (1/39)  
2,27a (1/44)  
0a (0/44)  
6,82a (3/44)  
0a (0/25)  
0a (0/25)  
20a (5/25)  
32a (8/25)  
48a (12/25)  
0b (0/12)  
8,33b (1/12)  
0b (0/12)  
33,33b (4/12)  
47,73a (21/44) 47,73a (21/44) 36,36a (16/44)  
18,18a (8/44) 38,64a (17/44) 40,91a (18/44)  
4,55a (2/44)  
25a (12/44)  
0a,b (0/12)  
50a,b (6/12)  
16,67a,b (2/12) 41,67a (5/12)  
0a,b (0/12)  
Hộ ương  
– nuôi  
các thể  
(n=44)  
13,64a (6/44)  
0a (0/44 )  
0a (0/12)  
15,91a (7/44)  
0a (0/44)  
0a,b (0/12)  
50a,b (6/12)  
25a,b (3/12)  
8,33a,b (1/12)  
16,67a,b (2/12) 58,33b (7/12)  
35,90b (14/39) 15,38c (6/39)  
50a (6/12)  
Quản  
lý trang  
trại  
0a (0/12)  
8,33a (1/12)  
2,56a (1/39)  
(n=12)  
41,03b(16/39) 61,54a (24/39) 28,21b (11/39) 28,21c (11/39)  
10,26b (4/39) 30,77a (12/39) 23,08b (9/39) 38,46c (15/39)  
12,82b (5/39)  
12,82b (5/39)  
Người  
am hiểu  
(n=39)  
2,56a (1/39)  
0a (0/39)  
7,69b (3/39)  
5,13b (2/39)  
2,56c (1/39)  
12,82c (5/39)  
Ghi chú:- 1 hộ nuôi và 1 người am hiểu chỉ nêu ý kiến đánh giá mà không xếp hạng các tác động đến hoạt động ương nuôi cá tra  
- Chỉ có 25 hộ ương – nuôi đánh giá về mục vấn đề khác như thời thiết bất thường, cực đoan, biến động nhiệt độ  
- Trong cùng một cột, những tỷ lệ có số mũ là các chữ cái giống nhau chỉ ra sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05),  
những tỷ lệ có số mũ là các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 7  
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản  
Số 4/2020  
Bảng 5. Biện pháp khắc phục (và dự kiến biện pháp khắc phục) các ảnh hưởng của xâm nhập  
mặn đối với hoạt động ương – nuôi cá tra  
Đối với hoạt động nuôi cá tra (% ý kiến đánh giá)  
Ngừng nuôi/  
Nuôi đối  
tượng mới  
(% ý kiến  
đánh giá)  
Chuyển đổi  
ngành nghề (%  
ý kiến đánh  
giá)  
Biện pháp  
khác (khoan  
giếng và  
Đối tượng  
khảo sát  
Thay đổi kỹ Thay đổi  
thuật nuôi mùa vụ  
Củng cố  
công trình  
dành ao trữ  
nước ngọt)  
Người ương –  
nuôi (n=45)  
75,56a (34/45) 15,56a (7/45) 24,44a (11/45) 15,56a (7/45) 11,11a (5/45)  
0a (0/45)  
Quản lý  
trang trại  
(n=12)  
83,33a (10/12) 8,33a (1/12)  
0a (0/12)  
41,67a (5/12) 12,67a (2/12) (Không khảo sát)  
Người am  
hiểu (n=40)  
90a (36/40) 12,5a (5/40) 65b (26/40)  
25a (10/40) 10a (4/40%)  
0a (0/40)  
Ghi chú: Trong cùng một cột, những tỷ lệ có số mũ là các chữ cái giống nhau chỉ ra sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05),  
những tỷ lệ có số mũ là các chữ cái khác nhau chỉ ra sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)  
Khí hậu mà cụ thể là hiện tượng xâm nhập  
mặn, việc bảo đảm tỷ lệ sống, giảm dịch bệnh và  
thúc đẩy tăng trưởng của cá nuôi để ổn định năng  
suất bằng những biện pháp kỹ thuật thực sự là ưu  
tiên hàng đầu. Ngược lại, biện pháp thay đổi mùa  
vụ khó khả thi với đa số người nuôi (tỷ lệ lựa chọn  
thấp) do hoạt động ương - nuôi cá tra gần như tiến  
hành quanh năm, đặc biệt là thời gian nuôi kéo  
dài, thậm chí phải gối vụ từ năm này qua năm sau.  
Nhóm biện pháp củng cố công trình (nâng cao  
và gia cố bờ bao, đào sâu ao đến 4 – 5 m) được  
hai nhóm đối tượng là các hộ ương – nuôi cá thể  
và những người am hiểu ưu tiên hơn so với biện  
pháp thay đổi mùa vụ với 24,44% và 65% số ý  
kiến phản hồi. Riêng ở nhóm những người quản  
lý trang trại của các công ty, không có ý kiến nào  
lựa chọn biện pháp này. Đối với nhóm những hộ  
ương – nuôi cá thể, có thể do thiếu nhân lực nên  
hệ thống công trình mà đặc biệt là đê bao không  
kịp khắc phục khi bị ảnh hưởng bởi triều cường  
và lũ. Ngược lại, với đội ngũ nhân lực đông, điều  
này không trở thành vấn đề đối với các trại nuôi  
thuộc các công ty. Liên quan đến các biện pháp  
kỹ thuật, đối với hoạt động ương – nuôi cá tra,  
việc bảo đảm chất lượng nước mà trước hết là  
ổn định độ mặn đóng vai trò rất quan trọng. Trên  
cơ sở này, ưu tiên thứ hai đối với cả 3 nhóm đối  
tượng khảo sát là khoan giếng để chủ động nguồn  
cấp nước ngọt và nuôi luân phiên để dành ao dự  
trữ nước ngọt trước tác động của xâm nhập mặn.  
Biện pháp thích ứng có tỷ lệ lựa chọn gần như  
thấp nhất so với những biện còn lại đối với cả 3  
nhóm đối tượng khảo sát là nuôi những giống cá  
tra mới có khả năng chịu mặn cao hoặc tìm một  
đối tượng mới có hiệu quả kinh tế tương đương  
để thay thế. Có thể hiểu được điều này vì người  
nuôi nói chung thường xem xét vấn đề dựa trên  
thực tế vì hiện tại vẫn chưa thấy công bố nào về  
giống cá tra chịu mặn cao cho dù đã có những  
nghiên cứu của Đại học cần Thơ và Viện Nghiên  
cứu nuôi trồng thủy sản II, cũng như việc thay  
thế loài nuôi khác sẽ phải tốn chi phí thay đổi  
công trình nuôi và tìm thị trường mới.  
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN  
Dựa trên kết quả khảo sát, có thể đưa đến  
những kết luận và đề xuất sau:  
1. Kết luận  
- Những hộ ương – nuôi cá thể, các quản  
lý trang trại nuôi cá của các công ty và những  
người nắm thông tin (cán bộ thuộc các cơ quan  
– ban ngành có liên quan và cán bộ quản lý địa  
8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG  
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản  
Số 4/2020  
phương) tại Sóc Trăng đã nhận thức được ảnh  
hưởng của biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn  
đến hoạt động ương – nuôi cá tra. Với tỷ lệ lớn  
nhất ở cả 3 nhóm, tất cả đều cho rằng đã có  
những bất thường – cực đoan về khí hậu – thời  
tiết xảy ra ở mức độ nào đó và xâm nhập mặn  
là vấn đề được quan tâm – lo ngại nhiều nhất.  
- Trong 5 đến 10 năm đến, xâm nhập mặn  
được đánh giá vấn đề đưa đến mối lo ngại cao  
nhất đối với hoạt động ương – nuôi cá tra ở  
tất cả các nhóm đối tượng. Đa số những người  
được khảo sát đều cho rằng tương đối khó khăn  
trong việc khắc phục vấn đề này. Bên cạnh đó,  
biến động nhiệt độ theo thời gian, thời tiết thất  
thường,… được quan tâm nhiều hơn bởi những  
người nắm thông tin nhưng không được đánh giá  
cao bởi nhóm những đối tượng trực tiếp sản xuất.  
- Thay đổi kỹ thuật ương – nuôi cá tra (giảm  
mật độ, tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi,  
nuôi theo quy trình khép kín và giảm cho ăn  
để hạn chế thay nước khi bị xâm nhập mặn,…)  
được cả 3 nhóm xem như là biện pháp thích  
ứng quan trọng nhất trước ảnh hưởng của biến  
đổi khí hậu và xâm nhập mặn.  
2. Đề xuất ý kiến  
- Mở rộng nghiên cứu đối với nhóm hộ nuôi đáp  
ứng nhu cầu địa phương tại huyện Cù Lao Dung.  
- Nghiên cứu nên được tiếp tục theo khía  
cạnh xây dựng khả năng thích ứng (với biến  
đổi khí hậu – xâm nhập mặn) cho hoạt động  
ương – nuôi cá tra tại Sóc Trăng.  
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được thực  
hiện trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ GD&ĐT  
“Nghiên cứu ảnh hưởng xâm nhập mặn đến  
nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus  
Sauvage, 1878) tại Sóc Trăng.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Tiếng Việt  
1. Chi cục thống kê tỉnh Sóc Trăng (2018). “Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2018”. Nhà Xuất bản  
Thống Kê.  
2. Nguyễn Chí Lâm, Đỗ Thị Thanh Hương, Vũ Nam Sơn và Nguyễn Thanh Phương (2011). “Ảnh hưởng của  
độ mặn lên thay đổi sinh lý và tăng trưởng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống”. Tạp chí Khoa  
học 2011, số 17a các trang 60-69, Trường Đại học Cần Thơ  
3. Sở NN&PTNT Bến Tre (Ben Tre DARD) (2012). “Báo cáo tình hình nuôi cá tra năm 2011 và kế hoạch cho  
năm 2012”.  
Tiếng Anh  
4. Anh Lam Nguyen, Minh Hoang Truong, JohanAJ Verreth, Rik Leemans, Roel H Bosma and Sena S De Silva  
(2015). “Exploring the climate change concerns of striped catfish producers in the Mekong Delta, Vietnam”.  
SpringerPlus (2015) 4:46. (DOI 10.1186/s40064-015-0822-0)  
5. Kam, S.P., Badjeck, M.C., The, L., The, L., Tran, N., (2012). “Autonomous adaptation to climate change by  
shrimp and catfish farmers in Vietnam’s Mekong River delta”. WorldFish Working Paper: 2012-24.  
6. MARD (Ministry of Agriculture and rural Development), (2008). “Action plan framework for adaptation  
and mitigation of climate change of the agriculture and rural development sector period 2008-2020”. MARD,  
Ha Noi, Vietnam  
7. Phan, Lam T., Bui, Tam M., Nguyen, Thuy T.T., Gooley, G.J., Ingram, B.A., Nguyen Hao V., Nguyen  
Phuong T. De Silva Sena S., (2009). “Current status of farming practices of striped catfish, Pangasianodon  
hypophthalmus in the Mekong Delta, Vietnam”. Aquaculture, 296, 227-236.  
8. Ram C. Bhujel, (2008). “Statistics for aquaculture”. Asian Institute of Technology (AIT). Wiley-Blackwell.  
Trang web  
dia-ly; truy cập ngày 10-2-2020.  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 9  
pdf 8 trang yennguyen 22/04/2022 320
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của xâm nhập mặn và thời tiết cực đoan đến hoạt động ương - nuôi cá tra tại sóc trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_xam_nhap_man_va_thoi_tiet_cuc_doan_den_hoat_do.pdf