Tiểu luận Nghiên cứu một số loài cá nước mặn ở Việt Nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC  
CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM  
-------  
MÔN:  
NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN VÀ CÔNG NGHỆ  
ĐỀ TÀI:  
NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ LOÀI CÁ  
NƯỚC MẶN  
GVHD: NGUYỄN THỊ NGỌC HOÀI  
Nhóm: 2  
Thứ 5 tiết 5,6  
Tp.HCM, ngày 8 tháng 3 năm 2016  
DANH SÁCH NHÓM VÀ KẾ HOẠCH PHÂN  
CÔNG LÀM VIỆC  
-------  
Nhóm : 2  
Buổi: Thứ 5_tiết 5,6  
Đề tài:  
NGHIÊN CỨU VỀ MỘT SỐ LOÀI CÁ  
NƯỚC MẶN  
Tên  
Công việc  
Mức độ hoàn  
MSSV  
thành  
Thái Thị mộng Liễu  
Nguyễn Thị Thanh  
2006140154  
ngừ, hồng, tổng  
hợp word, powerpoint  
ngừ, hồng, tổng  
hợp word, powerpoint  
Cá trích, cá thu, cá mập  
mối, khế  
2006140301  
Thị Hải Hậu  
Phan Võ Thiên Trang  
Đàm Thị Nhâm  
2006140089  
2006140361  
2006140219  
Cá bò, cá phèn  
Nguyễn Thị Thu Ngân 2006140197  
Cá chim, cá khế  
LỜI MỞ ĐẦU  
Việt Nam có bờ biển dài gần 3260km, phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, phía  
Nam có Vịnh Thái Lan. Vùng biển của ta thuộc nhiệt đới gió mùa nên nguồn  
nguyên liệu đa dạng, ước tính sơ bộ, biển Việt Nam có khoảng 2000 loài cá. Ở  
biển Việt Nam có các dòng hải lưu góp phần vận chuyển thức ăn, nơi gặp nhau  
của những dòng hải lưu thường xuất hiện các loài nguyên liệu quý. Hệ thống  
sông bắt nguồn sâu trong lục địa đổ ra biển mang theo hàng chục tỷ tấn thức  
ăn/năm ra biển, nguồn dinh dưỡng quý cho thủy sản Việt Nam. Vì vậy, nguồn  
lợi thủy sản Việt Nam rất phong phú. việc đánh bắt thủy sản hàng năm đem  
lại nguồn lợi rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là các loài cá biển. Đó  
là lí do nhóm chúng tôi chọn đề tài” Nghiên cứu một số loài cá nước mặn ở  
Việt Nam”.  
I.  
HỌ NGỪ  
1. Đặc điểm nhận dạng  
- Thân hình thoi, hơi dẹp, đầu hơi nhọn.  
2. Một số loại thường gặp  
2.1.  
ngừ ồ  
- Tên tiếng Anh: Bullet tuna  
- Tên khoa học: Auxis rochei  
- Phân bố: Vùng biển miền Trung  
- Đặc điểm nhận dạng: ngừ ồ một loài cá  
tương đối nhỏ mảnh mai. Nó có một vây  
lưng hình tam giác được tách ra từ các vây  
lưng thứ hai. Vây ngực và vây hậu môn tương đối nhỏ.  
2.2.  
ngừ chù  
- Tên tiếng Anh: Frigate mackerel  
- Tên khoa học: Auxis thazard  
- Phân bố: Chủ yếu ở vùng biển miền  
Trung, Đông và Tây Nam Bộ  
- Đặc điểm nhận dạng: Cá có hai vây lưng  
cách xa nhau. Sau vây lưng thứ hai có 8  
vây phụ. Sau vây hậu môn có 7 vây phụ.  
Màu đen nhạt, phần đầu đen thẫm. Có  
nhiều sọc chéo màu đen ở phần thân. Thân màu xám đen, phía đầu màu  
đen hơn. Bụng màu sáng, vây ngực và vây bụng màu hơi hồng, gốc có  
màu đen.  
2.3.  
ngừ chấm  
- Tên tiếng Anh: Eastern little tuna  
- Tên khoa học: Euthynnus affinis  
- Phân bố: Chủ yếu bắt gặp ở vùng  
biển miền Trung và Nam Bộ  
- Đặc điểm nhận dạng: Các tia vây ở  
phần trước của vây lưng thứ nhất cao  
hơn các tia vây ở giữa. Vây ngực  
ngắn không đạt tới giữa vây lưng. Thân không vảy, trừ phần giáp ngực và  
đường bên. Lưng màu xanh sẫm, các vảy màu đen phức tạp. Bụng màu  
sáng bạc.  
2.4.  
- Tên tiếng Anh: Longtail tuna  
- Têng khoa học: Thunnus  
tonggol (Bleeker)  
ngừ bò  
- Phân bố: ở vịnh Bắc bộ, Trung  
bộ, Tây Nam bộ  
- Đặc điểm nhận dạng: Đầu to vừa  
mõm nhọn, khoảng cách giữa hai mắt rộng, vây ngực dài, đầu mút của nó  
thể kéo dài ra khỏi điểm của vây lưng thứ hai. Thân có vảy tròn nhỏ,  
vảy ở vùng ngực lớn hình thành một vùng giáp cứng, thân không có vân  
chấm, có màu xanh sẫm, bụng màu hơi nhạt.  
2.5.  
ngừ sọc dưa  
- Tên tiếng Anh: Striped tuna  
- Tên khoa học: Sarda orientalis  
- Phân bố: Vịnh Bắc bộ, vùng biển miền  
Trung  
- Đặc điểm nhận dạng: Đầu nhọn, miệng  
hơi xiên, thân không phủ vẩy trừ phần  
giáp ngực, lưng màu xanh thẫm, bụng  
màu trắng bạc, các viền vây lưng, bụng,  
ngực có màu bạc trắng, lườn bụng có 3-5 sọc đen to gần song song với  
nhau. Là loài cá nhỏ, đi thành đàn với mật độ lớn ở vùng khơi, đôi khi vào  
gầ bờ để kiếm ăn  
2.6.  
ngừ vằn  
- Tên tiếng Anh: Skipjack tuna  
- Tên khoa học: Katsuwonus  
pelamis  
- Phân bố: Chủ yếu ở vùng biển  
miền Trung, vùng biển khơi bắt  
gặp nhiều hơn vùng biển ven  
bờ.  
Đặc điểm nhận dạng: Lưng màu  
xanh thẫm, bụng màu trắng bạc, các viền vây lưng, bụng, ngực có màu bạc  
trắng, dọc theo lườn bụng có 3-5 sọc đen to gần song song với nhau. Chiều  
dài trung bình 36-60cm, khối lượng 1-6kg, con lớn nhất 25kg  
2.7.  
ngừ vi vàng  
- Tên tiếng Anh: Yellowfin  
tuna  
- Tên khoa học: Thunnus  
albacares  
- Phân bố: Chủ yếu ở vùng  
biển xa bờ miền Trung và  
Đông Nam bộ  
- Đặc điểm nhận dạng: Vây  
lưng thứ hai và vây hậu môn  
có màu vàng sáng, các vây này cũng như các vây ngực đều rất dài. Cơ thể  
của nó có màu xanh kim loại sẫm, đổi thành màu bạc ở phần bụng. Cá có  
khoảng 20 vạch theo chiều dọc. Nó có thể dài tới 239cm và cân nặng tới  
200kg  
2.8.  
ngừ mắt to  
- Tên tiếng Anh:  
Bigeye tuna  
- Tên khoa học:  
Thunnus obesus  
- Phân bố: Ở vùng biển  
xa bờ miền Trung và  
Đông Nam bộ  
- Đặc điểm nhận dạng: Vảy trên thân rất nhỏ. Mắt to và rất bổ dưỡng. Lưng  
màu xanh sẫm ánh kim loại. Nửa thân dưới bụng màu trắng nhạt. Vây  
lưng thứ nhất màu vàng sẫm, vây lưng thứ hai và vây hậu môn màu vàng  
nhạt, vây phụ màu vàng tươi viền đen.  
3. Đặc điểm sinh lý  
- Cá ngừ loại sống ở tầng nổi tầng giữa, loại nhiệt đới điển  
hình. Cá ngừ thích sống ở vùng biển nước trong có độ muối cao, nhiệt độ  
thích hợp từ 210C đến 310C.  
- Kích thước khai thác là 300÷600 mm.  
- Cá ngừ là loài cá sống từng đàn, chúng đi xa có khả năng di chuyển theo  
mùa vụ trên những chặn đường rất dài hàng nghìn cây số rất nhạy cảm  
với điều kiện bên ngoài.  
- Sự trưởng thành của ngừ phân bố đều trong cả năm.  
4. Mùa vụ  
- Mùa vụ chính là mùa xuân và mùa hè  
5. Khả năng chế biến  
- Cá ngừ dùng để: ăn tươi, lạnh đông, đóng hộp, hun khói….  
ngừ đóng hộp  
ngừ hun khói  
ngừ đông lạnh  
6. Công trình nghiên cứu  
- Nghiên cứu về quy trình cá ngừ hun khói:  
ngừ xử luộc cá trong 90 phút (bỏ da và xương) hun  
khói ở nhiệt độ 900C đến 1000C từ 8 đến 12 lần, mỗi lần 1h trong  
thời gian 25 ngày sấy đến độ ẩm đạt 25%.  
II.  
HỌ CÁ TRÁC  
- Tên tiếng anh: rudder- fish  
- Tên khoa học: Priacanthidae  
1. Đặc điểm nhận dạng  
- Thường mắt to, màu đỏ tươi, nhưng một vài loài có bề ngoài màu  
trắng bạc, màu nâu tối hoặc đen. Phần lớn các loài có chiều dài tổng cộng  
tối đa khoảng 30 cm.  
2. Các loại thường gặp  
2.1.  
Cá trác đuôi dài  
- Tên tiếng anh: Purple spotted  
bigeye  
- Tên khoa học: Pryacanthus  
tayenus  
- Đặc điểm nhận dạng: Thân hình  
bầu dục, hơi dài, màu đỏ, vây màu  
ánh hồng, vây chậu với các đốm  
nhỏ màu mực đen. Chiều dài khai  
thác 140-200mm.  
2.2.  
Cá trác ngắn  
- Tên khoa học: Plectorynchus  
macracanthus  
- Tên tiếng anh: Red bigeye  
- Đặc điểm nhận dạng: Thân dài,  
thô, dẹp bên, đầu lớn, cao, nhìn  
ngang có dạng tròn, dẹt bên, trên  
vây lưng, vây hậu môn và vây  
bụng nhiều chấm nhỏ có màu  
vàng. Kích thước khai thác: 150-  
190mm.  
3. Đặc điểm sinh lý  
- Ăn thịt sống về đêm, chúng có xu hướng sống gần đá trồi lên và các  
rạng san hô. Một vài loài sống ngoài biến khơi nhiều loài được tìm  
thấy ở vùng nước tương đối sâu, vùng nước gần đáy ở biển nhiệt đới và á  
nhiệt đới  
4. Mùa vụ  
- Rải rác quanh năm  
- Ở Việt Nam phân bố ở vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, Cần Giờ  
(TP.HCM)  
5. Khả năng chế biến  
- Họ cá trác có cơ thịt vững chắc, dùng để ăn tươi, phơi khô, thức ăn gia vị,  
lạnh đông.  
Cá trác tẩm gia vị nướng cán  
Bánh canh cá trác  
III. HỌ LIỆT  
- Tên tiếng anh: Ponyfish  
- Tên khoa học: Leiognathidae Equulus  
1.  
2.  
Đặc điểm nhận dạng  
- Họ liệt có hình bầu dục ngắn, thân rất dẹt, cơ thể màu sáng vây lưng  
không màu, trong suốt, vây hậu môn màu vàng lợt, kích thước 5-15cm  
Các loại thường gặp  
liệt lớn  
liệt xanh  
liệt ngang  
liệt sứa  
liệt bầu  
liệt búa  
3.  
Đặc điểm sinh lý  
- Sống trong các vùng nước nông duyên hải và các thủy triều, nơi chúng  
kiếm ăn là các loài động vật không xương sống, sinh sống ở đáy.  
4.  
5.  
Mùa vụ  
- Chừng tháng 3 đến tháng 6  
Khả năng chế biến  
- Thường dùng ở dạng tươi, phơi khô, có giá trị kinh tế thấp  
Canh chua cá liệt  
Canh ngót cá liệt  
IV. HỌ CÁ THU  
- Tên khoa học: Cybiidae  
- Tên tiếng anh: Mackerel  
Đặc điểm nhận dạng  
1.  
- Có hình thon dài, mình dẹt hai bên, có màu xanh sáng bạc đến xanh đen,  
có da mỏng, trơn và không vảy.  
2.  
Các loại thường gặp  
2.1.  
Cá thu vạch  
- Tên tiếng anh: Spanish Mackerel  
- Trên thân có phân bố một số vạch thẳng  
đứng màu xanh đen.  
2.2.  
Cá thu Ngàng  
- Tên tiếng anh: Wahoo  
- Cá Thu Ngàng có màu xanh lá, lưng óng  
ánh màu xanh da trời nhạt, màu trắng bạc  
hai bên thân,có nhiều vạch trắng trên thân.  
2.3.  
Cá thu đao  
- Tên tiếng anh: Pacific  
Saury  
- Thân có màu trắng-xanh  
lục nhạt, mỏ màu đen, có 3  
sọc hẹp chạy dài theo thân  
mảu xậm hơn. Bụng màu bạc nhạt. Các vây màu trắng, vây đuôi có rìa  
màu đen.  
2.4.  
Cá thu chấm  
- Mùa vụ và phân  
bố: Ở Việt Nam, cá Thu  
chấm được khai thác quanh  
năm ở vùng Vịnh Bắc Bộ,  
vùng biển Trung Bộ Đông & Tây Nam Bộ.  
2.5.Cá thu vạch  
-Spanish Mackerel thường  
được gọi ngắn gọn là cá Thu,  
có hình dáng thuôn dài, màu  
xanh sáng bạc và xanh đen,  
phía lưng sậm hơn dưới  
bụng. Da cá Thu mỏng, trơn  
và không vảy, có phân bố một số vạch thẳng đứng màu xanh đen. Cá Thu  
Vạch có hai vi cứng ở lưng bụng. Đuôi cá to, xẻ như mũi tên.  
-Mùa vụ và phân bố: Ở Việt Nam, cá Thu Vạch được đánh bắt quanh  
năm. Ở phía Bắc, vụ chính từ tháng 4 đến tháng 7 và Phía Nam, vụ  
chính từ tháng 9 đến tháng 4.  
3.  
4.  
Đặc điểm sinh lý  
- Cá thu tập trung vùng khơi nơi có dòng nước ấm, gần các rạng, đá  
ngầm.  
Mùa vụ  
- Đầu từ tháng 11 âm lịch cho đến tháng 3 âm lịch năm sau.  
- Khai thác vùng biển Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ và vùng biển miền  
trung.  
5.  
Khả năng chế biến  
- Cá thu dung để lạnh đông, ăn tươi, đồ hộp, khô gia vị, nước mắn,…  
6.  
Công trình nghiên cứu  
- Theo Tân Hoa Xã, một nghiên cứu công bố ngày 7/6 của Trung tâm  
nghiên cứu bệnh ung thư Nhật Bản cho biết những người thường xuyên  
ăn các loại như cá thu, cá mòi, cá biển mỏ dài có thể giảm 40% nguy  
cơ mắc bệnh ung thư gan so với những người ăn các loại cá khác.  
HỌ CÁ TRÍCH  
V.  
- Tên khoa học: Clupeidae  
- Tên tiếng anh: Hering  
1. Đặc điểm nhận dạng  
- Da có màu hơi xanh, xương nhỏ, than dài, mỏng, hai hàm bằng nhau, vảy  
tròn mỏng dễ rụng, bụng của cá có rang cửa.  
2. Các loại thường gặp  
2.1.  
Cá trích xương  
- Tên tiếng Anh: Goldstripe  
sardinella, Bony sardine  
- Tên khoa học: Sardinella  
gibbosa |Synonyms  
- Đặc điểm nhận dạng: Mặt lưng  
màu xanh lục đậm, bên dưới  
hong có 1 sọc màu vàng nhạt. Mặt bụng dưới than có màu trắng nhạt.  
2.2.  
Cá trích tròn  
- Tên khoa học: Sardinella aurita  
- Đặc điểm nhận dạng: Chúng có  
một vệt đặc biệt kéo dài theo  
kích thước cơ thể, bụng tương  
đối tròn.  
2.3.  
Cá trích bẹ  
- Mùa vụ: tháng 2÷4  
2.4.  
Cá mòi cờ  
- Mùa vụ: từ tháng 3÷9  
từ tháng 10÷4 năm sau  
3. Đặc điểm sinh lý  
- Cá trích sống ở tầng nước mặt, thường không có chỗ ẩn náu. Cá trích có  
tập tính di thành đàn lớn.  
4. Mùa vụ  
- Cá trích đẻ từ tháng 3÷7, khai thác từ tháng 9÷11.  
5. Khả năng chế biến  
- Dùng để ăn tươi, dầu cá, đóng họp, khô, ướp muối, làm mắm  
6. Công trình nghiên cứu  
- Ông Christopeit là một nhà khoa học về sinh vật biển ở Viện nghiên cứu  
thực phẩm Nofima, Na Uy. Ngày 14 tháng 2 năm 2013, ông đã bảo vệ  
luận án tiến sĩ của mình mang tên "Nghiên cứu tương tác protein với các  
phối tử trọng lượng phân tử thấp".Ông đề cập đến việc tìm ra loại  
thuốc mới từ nguyên liệu là cá trích.  
VI. HỌ CÁ PHÈN  
1. Đặc điểm nhận dạng  
- Thân dài tương đối cao, dẹp  
bên. Đầu lớn vừa, dẹp bên. Cầm  
có hai râu ngắn mảnh.  
2. Các loại thường gặp  
2.1.  
Cá phèn hai sọc  
- Tên khoa học: Upeneus sulphureus  
- Tên tiếng anh: Yellow goatfish  
- Bên thân có hai sọc vàng lớn chạy dọc thân, sọc thứ nhất chạy từ sau mắt  
đến cuốn đuôi, sọc thứ hai chạy từ sau góc vay ngực đến góc vây đuôi.  
Hai vây lưng màu trắng với ba sọc màu đen hoặc màu xám.  
- Kích thước khai thác 120÷150m  
2.2.  
Cá phèn một sọc  
- Tên khoa học: Upeneus moluccensis  
- Tên tiếng anh: Goldband goatfish  
- Bên thân một sọc màu vàng tươi chạy từ phần đầu trước mắt qua mắt,  
phía tren đường bên đến vay đuôi. Hai vây lưng màu vàng nhạt, có ba sọc  
màu đỏ. Vây đuôi màu trắng, thùy tren có 5÷6 sọc siêng lớn màu đen, râu  
màu hồng.  
- Kích thước khai thác; từ 150÷210mm.  
2.3.  
Cá phèn khoai  
- Tên khoa học: Upeneus Bensasi  
- Tên tiếng anh: Red mullet goatfish  
- Đặc điểm nhận dạng: lưng màu nâu, bụng màu trắng bạc. Đầu có màu tím  
nâu. Hai vậy lưng màu vàng nhạt, vây lưng thứ hai có các sọc màu đỏ,  
vây lưng thứ nhất có vâng nhỏ màu đỏ. Vây bụng nhiều sọc màu đỏ.  
Vây đuôi màu vàng tười, thùy trên có 4÷6 sọc siêng lớn màu đỏ. Râu và  
màng nắp mang màu vàng.  
- Kích thước khai thác: 150÷240mm  
2.4.  
Cá phèn hồng  
- Tên khoa học: Parupeneus bảberinus  
- Tên tiếng anh: Dash-and-dot goatfish  
- Đặc điểm nhận dạng: Đầu có 5 dãi màu  
xanh hoặc tím chay từ mồm đến viềng sau  
nắp mang, bên thân có một hàng chấm  
màu vàng chạy từ gốc vây ngực đến gốc  
vây đuôi. Trên đường bên, ở giữa cuống  
đuôi một vết màu đen hình bầu dục,  
tương đối to. Phía dưới khoảng giữa 2 vây lưng một chấm màu đen  
lớn. Vây lưng thứ 2 có các dải màu hồng hoặc màu tím chạy ngang vây.  
Vây hậu môn có nhiều dải màu vàng. Râu màu trắng.  
3. Đặc điểm sinh lý  
- Sống trong các vùng nước ấm, vùng nước nhiệt đới, nguồn thức ăn: ăn cá  
nhỏ, động vật thân mềm, giáp xác, kiếm ăn ban đêm lẫn ban ngày.  
4. Mùa vụ  
- Từ tháng 8÷3 năm sau  
5. Khả năng chế biến  
- Ăn tươi, khô, thức ăn gia vị, nước mắm, đông lạnh  
VII. HỌ CÁ CHIM  
1. Cá chim trắng  
- Tên tiếng anh: Silver pomfret, White  
pomfret  
- Tên khoa học: Pampus argenteus  
- Đặc điểm nhận dạng: Thân bầu dục, mình  
dẹt, vây lưng dài, phần gai cứng, không có  
màng vây, phần tia vây phía trước hình lưỡi  
liềm, mặt lưng và rìa vây đuôi màu hơi đen,  
phần bụng có màu hơi vàng và có vây bụng  
- Mùa vụ:từ tháng 11÷4 năm sau. Kích thước khai thác 200÷300mm. Khối  
lượng 200÷600g  
- Phân bố: bắc đảo Bạch Long Vĩ, Quảng Nam, Thuận Hải, Kiêng Giang,  
Cần Giờ, Vũng Tàu.  
- Khả năng chế biến: đông lạnh nguyên con, fillet đông lạnh tươi, cắt khúc  
đông lạnh tươi…  
2. Cá chim Ấn Độ  
- Tên tiếng anh: Indian diftfish  
- Tên khoa học: Ariommaindicum  
- Đặc điểm nhận dạng: thân hình thoi ngắn, gần như tròn, rất dẹp bên, bắp  
đuôi ngắn, cao. Đầu nhỏ, dẹp bên. Mắt tương đối lớn. Miệng rất bé. Khe  
mang nhỏ, lược mang tròn, dài, nhọn. Toàn thân (trừ mồm) phủ vảy tròn,  
nhỏ. Đường bên hoàn toàn, rất cong theo viền lưng. Vây lưng dài, hình  
lưỡi liềm, gai cứng ẩn dưới da. Vây hậu môn đồng dạng với vây lưng.  
Không có vây bụng. Đuôi vây phân thành hai thùy, thùy dưới dài hơn  
thùy trên. Toàn thân màu trắng, không có  
màu sắc đặc biệt.  
- Mùa vụ: cá có quanh năm nhưng tập trung  
vào tháng 10 âm lịch đến tháng 4 năm sau,  
kích thước khai thác 125-160mm, khối  
lượng tối đa 300g.  
- Dạng sản phẩm: fillet, lạnh đông…  
VIII. HỌ MỐI  
- Tên khoa học: Synodontidae  
- Tên tiếng anh: Lizard fish  
1.  
Đặc điểm nhận dạng  
- Thân hình trụ, ống đầu dạng thằn lằn  
hay rắn mối. Vi lưng nằm ở phần giữa  
thân, có kèm theo một vi mỡ gần về phía  
đuôi. Miệng nhiều răng sắc, có khi có  
cả răng trên lưỡi.  
2.  
Các loại thường gặp  
2.1.  
mối thường (Cá  
thửng)  
- Tên khoa học: Saurida  
Tumbil  
- Tên tiếng anh: Greater  
Lizafish  
- Đặc điểm: cá dài 20-  
30cm, đầu dài hơi dẹt,  
mõm dài và tù, mắt to tròn, miệng rộng  
2.2.  
mối dài  
- Tên khoa học: Saurida elongata  
- Tên tiếng anh: Slender lizardfish  
- Đặc điểm nhận dạng: Cá dài 8-20  
cm. Lưng màu nâu nhạt, bụng trắng  
bạc, viền sau vây lưng và vây  
đuôi màu xanh đen.  
2.3.  
mối vạch  
- Tên khoa học Saurida undosquamis  
- Tên tiếng anh: Brushtooth lizardfish  
- Đặc điểm nhận dạng: Bên thân có  
một hàng gồm 9-10 chấm đen chạy  
từ sau khe mang đến tận cuối đuôi, ở  
phía trên cùng của tia vây đuôi cũng  
có các khoang đen, trắng xen kẽ  
nhau.  
2.4.  
mối vện  
- Tên khoa học Synodus variegatus  
- Tên tiếng anh: Reef lizardfish  
- Đặc điểm nhận dạng: Lưng màu nâu  
nhạt, bên sườn có 9-10 vết đen, nằm  
vắt ngang. Trên hàm, xương nắp  
mang và trên các vây có nhiền vằn,  
đốm.  
3.  
Đặc điểm sinh lý  
- Cá sinh sống ở tầng đáy, nơi các vùng nước cạn ven biển, một vài loài  
sống tại vùng nước lợ nơi cửa sông.  
- Phân bố rộng rãi tại những vùng biển Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và  
Thái Bình Dương.  
4.  
5.  
Mùa vụ  
- Khai thác quanh năm.  
Khả năng chế biến  
- Thịt không dai chắc, cơ thịt lỏng lẻo nên được dùng dưới dạng khô và chả  
cá.  
IX. HỌ HỒNG:  
Tên tiếng anh: Snapper  
Tên khoa học: Lujianus campechanus  
1. Đặc điểm nhận dạng:  
- Cá có thân bầu dục dài dẹt ,thân cá có màu hồng,viền lưng cong đều viền  
bụng tương đối thẳng.Đầu cá lõm,mõm dài và nhọn.Vay lưng dài,có gai  
cứng khỏe,vây hậu môn và vây ngực lớn.  
2. Các loại thường gặp:  
2.1.  
hồng chấm đen:  
- Tên tiếng anh:Rusell’s snapper  
- Tên khoa học: Lujianus ruselli  
- Thân cá có màu tro,có một chấm  
đen ở bên sườn,  
- Cá nhiều ở vùng cửa song từ  
quảng Ninh đến Bình Định,Vịnh  
Bắc Bộ.  
- Cá chiều dài khai thác 120 đến 230mm.  
2.2.  
hồng dải đen:  
- Tên tiếng anh: Lined Snapper  
- Tên khoa học: Lutjanus vita  
- Thân cá có màu nâu sẫm,bụng  
trắng bạc,bên thân có một sọc  
đen lớn.  
- Cá nhiều vào tháng 4 đên  
tháng 9 hàng năm.  
- Chiều dài khai thác: 120 đến 230 mm.  
2.3.  
hồng bạc  
- Tên tiếng anh: Mangrove red  
snapper  
- Tên khoa học: Lutjanus  
argentimaculatus  
- Thân màu đỏ tươi. Trừ vây  
ngực ,màng và các vây còn lại  
có màu đen,má thường có 1 đến 2 vân màu xanh dưới mắt.  
2.4.  
hồng đỏ:  
- Tên tiếng anh: Redfin snapper  
- Tên khoa học: Lutjanus  
erythropterus  
- Thân màu đỏ tươi, bụng màu hồng  
nhạt, rìa sau vây đuôi đen xám  
- Chiều dài khai thác: 40 đến 50 cm  
, có khi đến 80cm  
- Thường sống sát đáy ở vùng có rạng đá ,đá sỏi,rạn san hô ,nền đáy cứng  
độ sâu từ 5-100m.  
2.5.  
hồng bốn sọc:  
- Tên tiếng anh: Commom blue stripe  
snapper  
- Tên khoa học: Lutjanus kasmira  
- Cá bốn sọc trên lưng, một sọc dài  
nhất kéo dài từ mõm đến đuôi. Thân  
màu nâu vàng nhạt.  
3. Đặc điểm sinh lý  
- Gặp ở vùng đáy bùn cát sâu 40 – 50 m.  
- Khi còn nhỏ, sống chủ yếu ở khu vực nước lợ của sông và rừng ngập  
mặn. Khi trưởng thành cá thường sống ở gần đáy và các rạn đá san hô, đá  
sỏi hoặc các vùng đá cứng và vùng nước sâu.  
4. Mùa vụ  
- Việt Nam, phân bố vịnh Bắc Bộ một số tỉnh vùng Trung Nam bộ  
5. Khả năng chế biến  
- Thịt ngon giàu dinh dưỡng, chế biến nhiều món,..  
Dùng để ăn tươi,đồ hộp,fillet lạnh đông,hun khói và khô gia vị,…  
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 23 trang yennguyen 04/04/2022 6860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nghiên cứu một số loài cá nước mặn ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_nghien_cuu_mot_so_loai_ca_nuoc_man_o_viet_nam.docx