Ảnh hưởng của tảo Haematococcus pluvialis lên hệ miễn dịch tự nhiên và sức đề kháng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) kháng bệnh gan thận mủ

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
ẢNH HƯỞNG CỦA TẢO Haematococcus pluvialis  
LÊN HỆ MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN VÀ SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA CÁ TRA  
(Pangasianodon hypophthalmus) KHÁNG BỆNH GAN THẬN MỦ  
Võ Minh Sơn1, Văn Thị Thuý1  
TÓM TẮT  
Astaxanthin không những ứng dụng dùng làm chất bổ sung vào thức ăn giúp tăng cường màu sắc  
của cá cảnh, tăng hàm lượng astaxanthin trong thịt cá hồi mà còn là một trong những chất tăng  
cường hệ miễn dịch cho các động vật thủy sản. Mục đích của nghiên cứu là nhằm đánh giá ảnh  
hưởng của tảo Haematococcus pluvialis lên khả năng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên và đồng  
thời tăng cường sức đề kháng của cá tra kháng bệnh gan thận mủ gây ra bởi vi khuẩn Edwardsiella  
ictaluri. Các thông số đáp ứng miễn dịch tự nhiên (hoạt động thực bào, sản sinh oxy hoạt hoá, ly-  
sozyme), tính mẫn cảm với E. ictaluri và màu sắc thịt của cá tra được xác định sau khi cho ăn thức  
ăn trộn H. pluvialis (HP) với hàm lượng 0,5% và 1% HP trong 28 ngày. Kết quả thu được tỉ lệ thực  
bào (PA) của cá tra được ăn với thức ăn trộn HP (0,5% và 1%) cao khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) và  
tăng 3,78 và 3,29 lần so với đối chứng, theo trꢀnh tự. Tuy nhiên chỉ số thực bào (PI) khác biệt không  
có ý nghĩa giữa các nghiệm thức có bổ sung HP và đối chứng. Hoạt tính sản sinh oxy hoạt hóa của  
tế bào bạch cầu của cá tra được cho ăn 1% HP tăng 1,84 lần và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so  
với đối chứng. Tuy nhiên hoạt tính lysozyme khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức có  
bổ sung HP và đối chứng. Tỉ lệ sống của cá tra ở nghiệm thức bổ sung HP (0,5% và 1%) cao khác  
biệt có ý nghĩa (p<0,05) và tăng 26,6% và 23,3% cao hơn so với đối chứng theo thứ tự, sau khi cảm  
nhiễm với E. ictaluri. Thêm nữa, sử dụng HP không ảnh hưởng đến màu sắc (đỏ và vàng) của thịt  
cá tra sau 28 ngày cho ăn. Tóm lại, thức ăn có bổ sung HP với hàm lượng 0,5% và 1% có khả năng  
tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên và tăng tỉ lệ sống của cá tra sau khi cảm nhiễm với E. ictaluri và  
đồng thời không ảnh hưởng đến màu sắc thịt cá tra.  
Từ khoá: Haematococcus pluvialis, miễn dịch tự nhiên, bệnh gan thận mủ, astaxanthin, Edwardsi-  
ella ictaluri  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
khả năng điều chỉnh hệ miễn dịch bằng cách gia  
tăng sức đề kháng của vật chủ chống lại bệnh  
mà hầu hết các trường hợp gây ra bởi mầm bệnh.  
Theo Sakai (1999) phân loại chất kích thích hệ  
miễn dịch (immunostimulant) thành các nhóm  
khác nhau tùy thuộc vào nguồn góc: nhóm hóa  
chất tổng hợp (Levamisole, FK-565, Muramyl  
Chấtkíchthíchmiễndịch(immunostimulant)  
là các hợp chất hóa học hay sinh học, có khả  
năng làm tăng cường đáp ứng miễn dịch tự  
nhiên (innate immune responses) và có thể làm  
cho các động vật tăng khả năng kháng bệnh vi  
khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng (Anderson,  
1992). Theo Bricknell và Dalmo (2005) diễn  
tả immunostimulant là hợp chất từ tự nhiên có  
dipeptide,  
CpG  
oligodeoxynucleotides,..)  
và nhóm hoạt chất sinh học từ thành tế bào  
nấm, vi khuẩn Gram âm và dương (β-glucan,  
1
Phòng Sinh học Thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 2.  
Email: sonvm.ria2@mard.gov.vn  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
85  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
Peptidoglucan, lipopolysaccharide,..); dịch chết  
Tế bào bạch cầu (leucocyte) của cá rất  
từ động-thực vật (Ete, Hde, Glycyrrhizin...); đa dạng bao gồm monocyte, macrophage,  
chất dinh dưỡng (vitamin C và E); hormone granulocyte và đóng góp trong hệ miễn dịch  
và cytokine (lactoferrin, interferon, growth không đặc hiệu của cá (Secombes, 1996). Tế bào  
hormone...); polysaccharide (chitin, chitosan, thực bào bao gồm (neutrophil và macrophage)  
oligosaccharide...), beta-caroten và astaxanthin đóng vai trò quan trọng như là bức tường đầu  
được tách chiết từ vi tảo Haematococcus tiên ngăn chặn lại các tấn công của các vi sinh  
pluvialis (Lorenz và Cysewski, 2000).  
vật gây bệnh (Ellis, 1999).  
Astaxanthin hay ketocarotenoid là một  
Respiratory burst được định nghĩa như là sự  
trong những chất chiếm ưu thế trong các động bùng nổ oxy hoá (oxidative burst) là quá trꢀnh  
vật thuỷ sản sống trong môi trường biển, chúng sản sinh các chất oxy hoạt hoá ROS (reactive  
là nguồn nguyên liệu tạo màu đỏ hồng cho thịt oxygen species) bởi tế bào thực bào phagocyte  
các loài cá (salmon, trout, red sea bream), cá (hay tế bào bạch cầu, leucocyte) có tác dụng tiêu  
cảnh và nhiều loài giáp xác khác (Cysewski diệt mầm bệnh trong suốt quá trꢀnh thực bào, và  
và Lorenz, 2004). Các loài động vật thủy sản đó là một cơ bảo vệ vật chủ xảy ra thường xuyên  
không có khả năng tổng hợp astaxanthin trong nhằm chống lại khả năng xâm nhiễm của mầm  
tế bào, do đó chúng hấp thu astaxanthin từ thức bệnh. Tuy nhiên, sự hoạt động quá mức của các  
ăn (Goodwin, 1984). Trong môi trường biển, chất oxy hóa mạnh (superoxide anion production  
astaxathin được sinh tổng hợp từ các loài vi tảo O2-, hydroxyl peroxide H2O2, hydroxy free  
hay thực vật phù du.Astaxanthin được ứng dụng radical OH-, hypoharous acids OCl-) dẫn xuất từ  
nhiều trong nuôi trồng thủy sản như là chất bổ oxygen (reactive oxygen intermediates, ROIs)  
sung vào thức ăn nhằm mục đích cung cấp sắc có thể gây hại và độc cho tế bào vật chủ (Dalmo  
tố, cải thiện sức đề kháng, tăng khả năng sinh và ctv., 1997; Ellis, 1999). Do đó, tế bào vật  
sản, tăng trưởng, thành thục cho các động vật chủ có cơ chế bảo vệ và chuyển hóa các chất  
thuỷ sản (Cysewski và Lorenz, 2004).  
độc (như superoxide radicals) được tạo ra từ  
quá trꢀnh ROIs bằng các enzyme chống oxy  
hóa (antioxidants) như Superoxide dismutase  
(SOD) chuyển hóa O2- thành H2O2, glutathione  
peroxidase (GPx) và catalase (CAT) chuyển hóa  
H2O2 thành nước có lợi cho tế bào (Sampaio và  
ctv., 2008; Scandalios, 2005).  
Trong nuôi trồng thủy sản, astaxanthin  
được ứng dụng phổ biến và dùng làm thức  
ăn cho các trang trại nuôi cá hồi, cá dꢀa và cá  
cảnh nhằm tăng cường màu sắc thịt và ngoại  
hꢀnh (Lorenz và Cysewski, 2000). Astaxanthin  
và beta-carotene (100-200 mg/kg thức ăn) từ  
tảo Dunaliella salina và nấm men đỏ Phaffia  
Lysozyme là enzyme đóng vai trò rất  
rhodozyma có khả năng kích thích hệ miễn quan trọng trong đáp ứng miễn dịch tự nhiên  
dịch tự nhiên của cá hồi (Oncorhynchus mykiss và nó được phân bố ở động vật có xương và  
Walbaum) (Amar và ctv., 2004). Cùng tác giả không xương sống (Magnadóttir và ctv., 2005).  
Amar và ctv. (2000, 2001) cũng nghiên cứu sử Lysozyme được tꢀm thấy ở dịch nhầy (mucus),  
dụng beta-carotene và astaxanthin tổng hợp có mô lymphoid, huyết thanh, tế bào trứng, và trong  
khả năng làm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên dịch của cơ thể ở động vật thuỷ sản nước ngọt  
trên cá hồi. Mới đây một nghiên cứu chứng và mặn (Magnadóttir và ctv., 2005; Yano, 1996).  
minh rằng astaxanthin có khả năng tăng cường Lysozyme là enzyme có khả năng diệt khuẩn,  
hệ miễn dịch tự nhiên và tăng sức đề kháng của nó phân cắt nối β (1,4) giữa N-acetylmuramic  
cá bơn Nhật bản (Paralichthys olivaceus) kháng acid và N-acetylglucosamine là hai phân tử cấu  
bệnh gây ra bởi Edwardsiella tarda (Kim và thành tế bào peptidoglycans của vi khuẩn gram  
ctv., 2012).  
dương (Ellis, 1999) và còn có khả năng phân  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
86  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
giải vi khuẩn gram âm, ký sinh trùng và nấm thức ăn bằng dầu mực (5% v/w lượng thức ăn).  
(Dalmo và ctv., 1997; Saurabh và Sahoo, 2008). Thức ăn đối chứng sử dụng dầu mực với lượng  
Do đó việc ứng dụng các hoạt chất sinh học có thể tích tương đương với thức ăn thí nghiệm.  
khả năng kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của  
các loài động vật thuỷ sản đã nhận được sự quan  
tâm của các nhà khoa học.  
2.2.2 Nuôi cấy vi khuẩn gây bệnh  
Vi khuẩn gây bệnh E. ictaluri Gly09M  
được nuôi trên môi trường thạch máu (bổ sung  
5% máu cừu), ủ 28oC trong 30-36 giờ. Dùng  
tăm bông gạt khuẩn lạc và huyền phù trong  
dung dịch đệm PBS (10mM sodium phosphate,  
150mM sodium chloride, pH 7,2). Sau đó dựa  
vào đường chuẩn để xác định mật độ vi khuẩn.  
Mục đích của nghiên cứu này là làm sáng  
tỏ ảnh hưởng của Haematococcus pluvialis lên  
đáp ứng hệ miễn dịch tự nhiên bao gồm các  
thông số như hoạt động thực vào (phagocytic  
activity), sản sinh oxy hoạt hoá (superoxide  
anion production), lysozyme; và sức đề kháng  
của cá tra kháng bệnh gan thận mủ gây ra bởi E.  
ictaluri. Đồng thời ảnh hưởng của HP lên màu  
sắc thịt của cá tra.  
2.2.3 Phương pháp xác định LD50  
Xác định mật độ vi khuẩn E. ictaluri gây  
chết 50% (LD50) cá tra dựa trên phương pháp  
của Reed và Muench (1938). Khảo sát tỉ lệ  
chết của cá sau khi gây nhiễm với vi khuẩn  
E. ictaluri Gly09M (tiêm vào xoang bụng)  
với mật độ: 1x103, 1x104, 1x105, 1x106 cfu/cá  
(trọng lượng trung bꢀnh 18g/cá). Từ đó xác định  
liều gây chết gấp 2xLD50 cho thí nghiệm cảm  
nhiễm (Newaj-Fyzul và ctv., 2007).  
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
2.1 Vật liệu  
Tảo Haematococcus fluvialis (HP) chứa 2%  
hàm lượng astaxanthin, được cung cấp từ phòng  
Công nghệ tảo, Viện Công nghệ Sinh học,  
Viện Nghiên cứu KHCN Việt Nam. Vi khuẩn  
gây bệnh gan thận mủ (Edwardsiella ictaluri  
Gly09M) trên cá tra nhận từ Trung Tâm Quốc  
Gia Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng  
Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ.  
Cá tra giống Pangasianodon hypophthalmus  
(18,7±2,1 g/con) được chuyển từ Trung Tâm  
Quốc Gia Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ.  
2.2.4 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng lên hệ  
miễn dịch tự nhiên và cảm nhiễm  
Cá có trọng lượng trung bꢀnh 18,7±2,1 g/  
con được thuần 2 tuần trong bể composite 20  
m3, cho ăn bằng thức ăn Green Feed.  
Giai đoạn cho cá ăn thức ăn bổ sung HP  
trong 28 ngày: Thí nghiệm được tiến hành trong  
bể kính 100 lít (dung tích 150 lít), mỗi bể chứa  
30 cá, mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần với nghiệm  
thức đối chứng dương (thức ăn không bổ sung  
HP), nghiệm thức bổ sung 0,5% HP (w/w) và  
1% HP, và nghiệm thức đối chứng âm (thức ăn  
bổ sung 1% HP). Cá được cho ăn theo tỉ lệ 5%  
trọng lượng thân, cho ăn 2 lần/ngày. Nước thay  
20-30%/tuần. Sau 28 ngày cho ăn, cá được phân  
bổ lại trong bể với 15 con/bể, dùng phương pháp  
tiêm vào xoang bụng tiêm 0,2ml dịch vi khuẩn  
(7,65x104 cfu/ml) tương đương với 1,53x104 cfu/  
cá cho nghiệm thức đối chứng dương và nghiệm  
thức thử nghiệm, riêng nghiệm thức đối chứng  
âm được tiêm NaCl 0,85% thay cho dịch vi khuẩn  
gây bệnh. Hàng ngày đếm số cá chết trong mỗi  
Địa điểm nghiên cứu: Viện Nghiên cứu  
Nuôi trồng Thủy sản 2  
2.2 Phương pháp nghiên cứu  
2.2.1 Chuẩn bị thức ăn thí nghiệm  
Thức ăn tổng hợp Green Feed (protein 28%,  
chất béo 5%, tro 12%, chất xơ 7%, độ ẩm 10%)  
được sử dụng làm thức ăn cho tất cả các thí  
nghiệm. Tảo khô Haematococcus pluvialis được  
trộn vào thức ăn với hàm lượng 0,5% (tương  
đương astaxanthin 100 mg/kg thức ăn) và 1%  
(tương đương astaxanthin 200 mg/kg thức ăn)  
bằng cách hòa tan trong nước muối sinh lý NaCl  
0,85%, trộn đều, sau đó trộn vào thức ăn và để  
khô trong 15 phút ở nhiệt độ phòng, sau đó áo  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
87  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
bể và thu mẫu cá vừa chết kiểm tra vi khuẩn gây thể, dịch tế bào bạch cầu thận trước (500 µl của  
bệnh trong thận và gan. Thí nghiệm kết thúc khi 2x106 tế bào/ml trong dung dịch L-15) được hút  
cá trong cá nghiệm thức không chết trong vòng 3 vào đĩa nhựa nuôi cấy tế bào 12-giếng, và được  
ngày liên tục. Xác định tỉ lệ bảo hộ RPS (relative ly tâm 400×g khoảng 20 phút ở 4oC. Loại bỏ tế  
percentage of survival) theo công thức sau:  
bào không dính bằng cách rửa 3 lần với L-15.  
Nhỏ 500 µl dịch Fluorescent latex beat (mật  
độ hạt 2x107 hạt/ml trong dung dịch L-15) vào  
giếng chứa tế bào bạch cầu và ủ 2 giờ ở 28oC.  
Tiếp tục rửa 3 lần với PBS để loại bỏ các hạt  
không được thực bào bởi tế bào bạch cầu. Sau  
đó cố định các tế bào bằng dung dịch formalin  
(10%) khoảng 30 phút, sau đó rửa lại 3 lần với  
PBS. Tế bào cố định được nhuộm với 0,1%  
propidium iodide (81845, Fluka) trong bóng tối.  
Các tế bào bạch cầu có màu đỏ và hạt latex có  
màu xanh. Phần trăm của tế bào thực bào (PA)  
được tính toán trên 100 tế bào dưới kính hiển vi  
huỳnh quang (Olympus IX50, Tokyo, Japan) và  
chỉ số thực bào (PI) được định nghĩa như là số  
lượng trung bꢀnh của các hạt được thực bào bởi  
một tế bào.  
RPS = [1 – (số cá chết ở nghiệm thức cho  
ăn thức ăn thí nghiệm/số cá chết ở nghiệm thức  
cho ăn thức ăn đối chứng)] x 100  
2.2.5 Phương pháp đo các thông số miễn  
dịch  
Các thông số miễn dịch tự nhiên của cá tra  
sau khi cho ăn bằng thức ăn có trộn HP được  
xác định tại thời điểm bắt đầu thí nghiệm và sau  
28 ngày cho ăn.  
Máu của mỗi con cá được lấy bằng ống  
tiêm 3ml (24-Gauge) để riêng biệt. Mẫu máu  
được để nhiệt độ phòng khoảng 30 phút và sau  
đó giữ ở nhiệt độ 4oC. Thu huyết thanh bằng  
cách ly tâm ở 4000 ×g khoảng 15 phút ở 4oC  
sau 2 giờ ủ đông, sau đó giữ trong tủ lạnh -80oC  
cho đến khi sử dụng. Huyết thanh được dùng để  
đo lysozyme.  
2.2.5.3 Sản sinh oxy hoạt hóa (superoxide  
anion production)  
2.2.5.1 Phương pháp tách tế bào bạch cầu  
Hoạt động oxy hoạt hóa (respiratory burst  
activity or superoxide anion production) được  
sản sinh từ tế bào bạch cầu của thận trước được  
phân tích theo phương pháp Cook và ctv. (2001)  
như đã mô tả nghiên cứu trước đây bởi Yeh và  
ctv. (2008) bằng cách khử nitroblue tetrazolium  
(NBT) tạo thành formazan để đo hàm lượng  
superoxide. Tóm tắt như sau: dung dịch tế bào  
bạch cầu thận trước (100 µl với mật độ 2x106 tế  
bào/ml trong dung dịch L-15) được cho vào dĩa  
nhựa (96-giếng, Flat bottom, Nunclon surface,  
Denmark) đã được phủ trước với 0,2% poly-L-  
lysine (P2636, Sigma) để cải thiện sự bám dính  
tế bào lên bề mặt giếng. Đĩa được ly tâm 700  
×g khoảng 20 phút ở 4oC. Sau đó những loại  
bỏ những tế bào không bám dính và rửa lại với  
HBSS (H6648, Sigma). Zymozan (100 µl của  
0,1% zymozan trong dung dịch HBSS) được  
cho vào giếng để cho phản ứng xảy ra khoảng  
30 phút ở nhiệt độ phòng. Sau đó rửa zymozan  
bằng 100 µl dung dịch HBSS. Sau đó tế bào  
Thận trước (head kidney) của cá tra được  
thu và rửa bằng L-15 (L1518, Sigma) hai lần và  
nghiền trong 3ml dung dịch L-15. Dịch nghiền  
của thận được lọc qua lưới (100µm) và nhỏ từ từ  
vào ống ly tâm gradian tỉ trọng với 37% và 51%  
Pecoll (P4937, Sigma), ly tâm 400 ×g khoảng  
30 phút ở 4oC. Tế bào bạch cầu (Leucocyte)  
được thu hoạch ở khoảng giữa hai lớp Percoll  
và rửa lại hai lần bằng L-15 ở 2000 rpm khoảng  
10 phút ở 4oC. Tế bào sống được kiểm tra bằng  
dung dịch 0,1% trypan blue (T6146, Sigma),  
tế bào sống sẽ không nhuộm màu xanh, tế bào  
chết nhuộm màu xanh. Mật độ tế bào được điều  
chỉnh 2x106 tế bào/ml trong dung dịch L-15 và  
được dùng tất cả các thông số đo như hoạt động  
thực bào, oxy hoạt hóa (Yeh và ctv., 2008).  
2.2.5.2 Hoạt động thực bào (phagocytic  
activity)  
Phương pháp xác định PA và PI được mô tả  
bởi nghiên cứu trước bởi Yeh và ctv. (2008). Cụ  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
88  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
được nhuộm với 100 µl 0,3% NBT (N5514, Cá ở các nghiệm thức đối chứng và nghiệm  
Sial) khoảng 30 phút ở nhiệt độ phòng. NBT thức bổ sung 0,5% và 1% HP vào thức ăn sau  
được loại bỏ và dừng phản ứng bằng 100 µl khi cho ăn 28 ngày, chọn 6 con cho mỗi nghiệm  
100% methanol. Fomazan được hòa tan bằng thức tiến hành phi lê và đo màu sắc của thịt.  
120 µl dung dịch 2M KOH và 140 µl dung dịch Mỗi con cá được đo tại 2 vị trí ở phần gần đầu  
DMSO (D2650, Sigma). Sau đó đo độ hấp thu và phần gần đuôi. Xác định màu bằng thiết bị  
ở bước sóng 630 nm bằng máy ELISA reader. NIPPON DENSHOKU NR 300. Các giá trị đo  
Oxy hoạt hóa (RBA) được tính như sau: RBA được thể hiện bằng hệ màu L*, a*, b* (CIE,  
= OD 630 mẫu kích thích (bổ sung zymosan) – 1976) trong đó L* biểu thị độ sáng (lighness)  
OD 630 mẫu trắng (không bổ sung zymosan).  
với thang đo từ màu đen đến màu trắng (0-100),  
a* biểu thị tọa độ màu trên trục đỏ với giá trị  
dương (+) và lục với giá trị âm (-), b* tọa độ  
màu trên trục màu vàng với giá trị dương (+) và  
xanh với giá trị âm (-).  
2.2.5.4 Hoạt tính lysozyme  
Hoạt động lysozyme (serum lysozyme  
activity) trong huyết thanh được diễn tả bởi  
Ellis (1990) và Obach và ctv. (1993). Phương  
pháp cụ thể được trꢀnh bày trong nghiên cứu  
trước bởi Yeh và ctv. (2008). Tóm tắt, 10 µl của  
huyết thanh cá được trộn với 200 µl dung dịch  
Micrococcus luteus (M3770, Sigma) (0,2mg/ml  
trong dung dịch đệm 0,05M sodium phosphate,  
pH 6,2). Hỗn hợp được ủ ở nhiệt độ 27oC và  
giá trị OD được đo sau 1 và 6 phút ở bước sóng  
530nm bằng cách sử dụng ELISA reader. Một  
đơn vị lysozyme được định nghĩa như là lượng  
enzyme làm giảm độ hấp thu OD 0,001/phút/ml  
huyết thanh. Hàm lượng lysozyme được tính dựa  
vào đường chuẩn của lysozyme (L4631, Sigma).  
2.3 Xử lý số liệu  
Multiple comparation (Tukey’s test) được  
sử dụng để kiểm tra sự khác biệt có ý nghĩa giữa  
các nghiệm thức bằng phần mềm SPSS 13.0  
(SPSS Inc., 1989-2004). Số liệu phần trăm (tỉ  
lệ sống và tỉ lệ thực bào) được chuẩn hóa bằng  
hàm acrsin trước khi xử lý bằng SPSS. Mức  
khác biệt có ý nghĩa thống kê được đề nghị là  
p < 0,05.  
III. KẾT QUẢ  
3.1 Ảnh hưởng của HP lên hệ miễn dịch  
tự nhiên  
2.2.6 Phương pháp đo màu sắc của thịt cá  
3.1.1 Hoạt động thực bào  
tra  
Hꢀnh 1. Tỉ lệ thực bào (A) và chỉ số thực bào (B) của cá tra được cho ăn thức ăn trộn HP sau 28  
ngày. Mỗi cột biểu thị số trung bꢀnh của 3 lần lặp lại và sai số chuẩn (SE). Số liệu ở cùng thời điểm  
thu mẫu có kí hiệu chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05).  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
89  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
Hoạt động thực bào (PA) của tế bào bạch Sản sinh oxy hoạt hóa của tế bào bạch cầu  
cầu (leucocyte) của cá tra được cho ăn với thức của cá tra sau khi cho ăn thức ăn có bổ sung HP  
ăn có bổ sung tảo HP với hàm lượng 0,5% và ở nồng độ 1% tăng cao khác biệt có ý nghĩa (p  
1% tăng cao khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) so < 0,05) và tăng 1,84 lần so với đối chứng (Hꢀnh  
với đối chứng sau 28 ngày cho ăn, và tăng 3,78 2A). Tuy nhiên, hoạt động oxy hoạt hóa của tế  
và 3,29 lần so với đối chứng (Hꢀnh 1A), theo bào bạch cầu ở các nghiệm thức có bổ sung HP  
thứ tự. Tuy nhiên, PA của các nghiệm thức có khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).  
bổ sung HP (0,5% và 1%) khác biệt không có ý  
nghĩa (p > 0,05). Chỉ số thực bào (PI) của cá tra  
ăn thức ăn có bổ sung HP khác biệt không có ý  
nghĩa giữa các nghiệm thức (Hꢀnh 1B).  
3.1.3 Hoạt tính lysozyme (Lysozyme  
activity)  
Hoạt tính lysozyme trong huyết thanh của  
cá tra sau khi cho ăn thức ăn bổ sung HP khác  
biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức  
(Hꢀnh 2B).  
3.1.2 Sản sinh oxy hoạt hóa (superoxide  
anion production)  
Hꢀnh 2. Sản sinh oxy hoạt hoá (A) và hoạt tính lysozyme (B) của cá tra được cho ăn thức ăn  
trộn HP sau 28 ngày. Mỗi cột biểu thị số trung bꢀnh của 3 lần lặp lại và sai số chuẩn (SE). Số liệu  
ở cùng thời điểm thu mẫu có kí hiệu chữ cái khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0.05).  
3.2 Xác định liều gây chết 50% (LD50) trên cá tra giống bằng phương pháp tiêm  
Bảng 1. Liều gây chết 50% (LD50) của cá tra sau khi gây nhiễm với E. ictaluri  
Liều gây nhiễm  
(cfu/cá)  
Tổng số cá  
chết  
Tổng số cá  
sống  
Tổng số cá  
chết cộng dồn sống cộng dồn  
Tổng số cá  
Tỉ lệ chết cộng  
dồn (%)  
103  
23  
38  
22  
7
23  
61  
32  
10  
3
41,8  
85,9  
97,2  
99,3  
104  
105  
43  
2
104  
148  
106  
44  
1
1
PD  
0,81446  
1,53x103  
LD50  
CFU/cá  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
90  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
Sau khi cảm nhiễm E. ictaluri ở nồng độ nước muối sinh lý) có tỉ lệ sống 100% sau 8  
103, 104, 105, 106 cfu/cá (trọng lượng trung bꢀnh ngày (Hꢀnh 3). Tất cả cá ở những nghiệm thức  
18,7g/con). Kết quả cho thấy liều gây chết 50% có tiêm E. ictaluri sống sót 100% sau 2 ngày.  
(LD50) của E. ictaluri là 1,53x103 cfu/cá sau 8 Tuy nhiên, bắt đầu vào ngày thứ 3, cá chết được  
ngày cảm nhiễm (Bảng 1). Do đó liều vi khuẩn ghi nhận ở nghiệm thức đối chứng dương và  
gây bệnh E. ictaluri dùng cho thí nghiệm cảm nghiệm thức bổ sung 200 mg/kg thức ăn. Từ  
nhiễm chính thức gấp 2 lần LD50, cụ thể là ngày thứ 6 đến thứ 8, tỉ lệ sống của cá tra ở  
1,53x104 cfu/cá.  
3.3 Khả năng bảo vệ cá tra kháng bệnh  
gan thận mủ  
Tất cả cá ở nghiệm thức đối chứng âm (tiêm  
nghiệm thức bổ sung 0,5% HP (86,7 ± 3,3%)  
và 1% HP (83,3 ± 3,3%) khác biệt có ý nghĩa  
(p<0,05) và tăng 26,6% và 23,3% cao hơn so  
với đối chứng (60,0 ± 5,8%) và có tỉ lệ bảo hộ  
(RPS) đạt 67% và 58% theo thứ tự.  
Hꢀnh 3. Tỉ lệ sống của cá tra được cho ăn thức ăn trộn HP (0,5% và 1%) trong 28 ngày sau khi  
cảm nhiễm với E. ictaluri. Số liệu (trung bꢀnh ± sai số chuẩn, n=3) ở cùng một thời điểm có ký tự  
khác nhau biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các nghiệm thức.  
3.4 Ảnh hưởng của HP lên màu sắc của  
thịt cá tra  
hơn và khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm  
thức khác. Tuy nhiên, giá trị a* (màu đỏ) và b*  
(màu vàng) khác biệt không có ý nghĩa giữa các  
nghiệm thức. Do vậy khi sử dụng HP trộn vào  
thức ăn cho cá tra không ảnh hưởng đến màu  
sắc thịt cá tra.  
Giá trị L* biểu thị độ sáng của thịt cá tra,  
kết quả ở Bảng 2 cho thấy khi cá tra được cho  
ăn thức ăn có bổ sung 0,5% HP có thịt sáng  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
91  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
Bảng 2. Màu sắc của thịt cá tra phi lê sau khi cho ăn thức ăn bổ sung HP (0,5% và 1%) sau 28 ngày  
Màu sắc thịt của cá tra phi lê sau 28 ngày cho ăn với HP  
Nghiệm thức  
L*  
a*  
b*  
11,0 ± 2,5a  
13,3 ± 3,2a  
11,0 ± 1,5a  
Đối chứng  
100 mg/kg  
200 mg/kg  
49,4 ± 2,4b  
54,3 ± 3,4a  
51,1 ± 2,9b  
8,6 ± 2,2a  
9,1 ± 2,1a  
8,4 ± 3,3a  
IV. THẢO LUẬN  
hoạt hoá không khác biệt giữa các nghiệm thức  
(Amar và ctv., 2001). Kết quả tương tự khi sử  
dụng carotenoid tự nhiên (β-carotene từ tảo  
biển Dunaliella salina và astaxanthin từ nấm đỏ  
Phaffia rhodozyma) dùng làm thức ăn bổ sung  
cho cá hồi (Oncorhynchus mykiss Walbaum)  
(Amar và ctv., 2004). Theo nghiên cứu gần đây  
nhất của Kim và ctv. (2012) khi sử dụng bột  
astaxanthin trộn vào thức ăn cho cá bơn Nhật  
bản (Paralichthys olivaceus) trong 15 ngày.  
Kết quả cho thấy sản sinh oxy hoạt hoá của tế  
bào bạch cầu của cá sau khi cho ăn 3 giờ và 24  
giờ giảm khác biệt không có ý nghĩa so với đối  
chứng, nhưng sau thời gian cho ăn 6 giờ và 12  
giờ thꢀ tăng khác biệt có nghĩa so với đối chứng.  
Trong nghiên cứu này, sản sinh oxy hoạt hóa của  
tế bào bạch cầu của cá tra sau khi cho ăn thức  
ăn có bổ sung HP ở nồng độ 1% (tương đương  
astaxanthin 200 mg/kg) tăng cao khác biệt có ý  
nghĩa (p < 0,05) so với đối chứng. Điều này có  
thể giải thích rằng ảnh hưởng kích thích hệ miễn  
dịch tự nhiên của astaxanthin tuỳ thuộc vào vật  
chủ, trọng lượng, loại carotenoid và nguồn gốc,  
hàm lượng, thời gian cho ăn và thời gian thu  
mẫu sau khi cho ăn.  
Nhiều nghiên cứu chứng minh β-carotene  
và astaxanthin có khả năng kích thích hệ miễn  
dịch tự nhiên của động vật thuỷ sản. Amar và  
ctv. (2001) nghiên cứu ảnh hưởng carotenoid  
tổng hợp (sử dụng riêng lẻ astaxanthin,  
canthaxanthin, β-carotene với hàm lượng 100  
mg/kg) lên hệ miễn dịch cá hồi (Oncorhynchus  
mykiss, 140g) và cho ăn trong 9 tuần, kết quả  
cho thấy 3 loại carotenoid có khả năng tăng hoạt  
động thực bào (PA) nhưng khác biệt không có  
ý nghĩa so với đối chứng. Trong khi đó chỉ có  
β-carotene có khả năng tăng cường chỉ số thực  
bào (PI) khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng.  
Cùng tác giAmar và ctv. (2004) khi nghiên cứu  
bổ sung β-carotene (tảo biển Dunaliella salina)  
và astaxanthin (từ nấm đỏ Phaffia rhodozyma)  
với hàm lượng 100 mg/kg và 200 mg/kg khoảng  
9 tuần cho cá hồi (Oncorhynchus mykiss, 50g).  
Kết quả cho thấy hoạt động thực bào (PA) và  
chỉ số thực bào (PI) tăng ở nghiệm thức bổ sung  
β-carotene và astaxanthin khác biệt có ý nghĩa  
so với đối chứng. Điều này cũng được chứng  
minh trong nghiên cứu này, hoạt động thực  
bào tăng gấp 3,78 và 3,29 lần (0,5% và 1% HP  
tương đương với astaxanthin 100 mg/kg và 200  
mg/kg) khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng.  
Tuy nhiên, chỉ số thực bào (PI) của tế bào bạch  
cầu cá tra khác biệt không có ý nghĩa giữa các  
nghiệm thức.  
Amar và ctv. (2004) sử dụng carotenoid tự  
nhiên (β-carotene 34,5% từ tảo biển Dunaliella  
salina; và astaxanthin 0,5% và xanthophyll  
0,87% từ nấm đỏ Phaffia rhodozyma) dùng  
làm thức ăn bổ sung cho cá hồi (Oncorhynchus  
mykiss Walbaum, 125g) cho ăn trong 9 tuần, có  
khả năng tăng hàm lượng lysozyme ở nghiệm  
thức bổ sung β-carotene khác biệt có nghĩa so  
với đối chứng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu  
chứng minh lysozyme không ảnh hưởng khi  
Carotenoid tổng hợp (sử dụng riêng lẻ  
astaxanthin, canthaxanthin, β-carotene với hàm  
lượng 100 mg/kg) được trộn vào thức ăn cho  
cho cá hồi (Oncorhynchus mykiss, 140g) ăn  
trong thời gian 9 tuần, kết quả cho thấy oxy  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
92  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
bổ sung β-carotene/astaxanthin. Hoạt tính (Supamattaya và ctv., 2005) khác biệt có ý  
lysozyme tăng ở các nghiệm thức bổ sung nghĩa so với đối chứng, với RPS đạt 25%. Kết  
β-carotene (40-400mg/kg thức ăn) nhưng khác quả tương tự khi tiêm astaxanthin cho tôm càng  
biệt không có ý nghĩa so với đối chứng sau khi xanh (Macrobrachium rosenbergii) làm tăng tỉ  
bổ sung vào thức ăn cho cá hồi (Oncorhynchus lệ sống khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng  
mykiss) cho ăn 12 tuần (Amar và ctv., 2000). sau khi cảm nhiễm với với vi khuẩn gây bệnh  
Theo Thompson và ctv. (1995) nghiên cứu bổ Lactococcus garvieae với RPS đạt 35%. Điều  
sung astaxanthin và vitamin A vào thức ăn cho này phù hợp trong nghiên cứu này, khi sử dụng  
cá hồi (Oncorhynchus mykiss) khoảng 4 tháng, Haematococcus pluvialis trộn vào thức ăn cho  
kết quả cho thấy lysozyme huyết thanh không bị cá tra ăn 28 ngày làm tăng cường miễn dịch tự  
ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi nghiên cứu sử dụng nhiên đồng thời tăng tỉ lệ sống của cá khác biệt  
kết hợp giữa astaxanthin và vitamin cho kết quả có ý nghĩa so với đối chứng sau khi cảm nhiễm  
dương tính lysozyme. Amar và ctv. (2001) thử với E. ictaluri và đạt RPS 58% ở nghiệm thức  
nghiệm bổ sung các loại carotenoid tổng hợp như 1% HP (200 mg astaxanthin/kg thức ăn) và 67%  
astaxanthin, canthaxanthin, β-carotene (100mg/ ở nghiệm thức 0,5% HP (100 mg astaxanthin/  
kg) và vitamin A, C, E cho cá hồi (Oncorhynchus kg) thức ăn.  
mykiss) ăn trong 9 tuần. Kết quả cho thấy  
lysozyme huyết thanh ở nghiệm thức có bổ sung  
vitamin và astaxanthin/β-carotene tăng cao khác  
biệt có ý nghĩa so với đối chứng. Tuy nhiên ở  
nghiệm thức sử dụng astaxanthin/ β-carotene  
không bổ sung vitamin, lysozyme huyết thanh  
khác biệt không có nghĩa so với đối chứng.  
Nghiên cứu ảnh hưởng carotenoid  
(β-carotene, lutein, zeaxanthin, canthaxanthin,  
astaxanthin) lên màu sắc của da và thịt phi lê,  
nồng độ carotenoid trong thịt của cá nheo Mỹ  
(Ictalurus, punctatus) trong khoảng 12 tuần  
cho ăn. Kết quả cho thấy cá nheo Mỹ có thể  
tích luỹ sắc tố vàng (lutein và zeaxanthin), sắc  
Tăng cường hệ miễn dịch và đồng thời tố đỏ hay tím (canthaxanthin và astaxanthin)  
tăng cường tỉ lệ sống vật chủ sau khi cảm trong thịt và cho màu vàng (Li và ctv., 2007).  
nhiễm với các vi khuẩn gây bệnh thông qua Trong nghiên cứu này, khi thức ăn trộn với  
bổ sung các chất tăng cường hệ miễn dịch Haematococcus pluvialis 0,5% và 1% (với hàm  
(immunostimulator) trong đó có nhóm vitamin lượng astaxanthin 100 và 200 mg/kg thức ăn)  
B, vitamin C, vitamin E (Galaz và ctv., 2010; cho cá tra ăn trong thời gian 4 tuần không ảnh  
Sakai, 1999) và β-carotene, astaxanthin (Kim hưởng đến màu sắc của thịt cá tra. Điều này có  
và ctv., 2012; Supamattaya và ctv., 2005). Theo thể thời gian cho ăn ngắn nên cá tra chưa tích  
nghiên cứu gần đây nhất của Kim và ctv. (2012) luỹ được màu của astaxanthin.  
khi sử dụng bột astaxanthin trộn vào thức ăn  
cho cá bơn Nhật bản (Paralichthys olivaceus)  
trong 15 ngày, kết quả cho thấy astaxanthin  
có khả năng tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên  
và tăng sức đề kháng của cá bơn Nhật bản  
(Paralichthys olivaceus) kháng bệnh gây ra bởi  
Edwardsiella tarda (Kim và ctv., 2012). Một  
nghiên cứu khác sử dụng dịch chiết tảo biển  
Dunaliella (chứa hàm lượng β-carotene 2%)  
trên tôm sú (Penaeus monodon) có khả năng  
tăng cường sức đề kháng và tỉ lệ sống của tôm  
kháng virus gây hội chứng đốm trắng WSSV  
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ  
Sử dụng Haematococcus pluvialis với  
liều lượng 0,5% và 1% (100 mg và 200 mg  
astaxanthin/kg thức ăn) có khả năng tăng cường  
hệ miễn dịch tự nhiên như tăng hoạt động thực  
bào gấp 3,78 và 3,29 lần so với đối chứng theo  
thứ tự, hoạt tính sản sinh oxy hoạt hóa của cá  
tra được cho ăn 1% HP tăng 1,84 lần và khác  
biệt có ý nghĩa so với đối chứng và đồng thời  
tỉ lệ sống của cá tra tăng 26,6% và 23,3% cao  
hơn so với đối chứng theo thứ tự, sau khi cảm  
nhiễm với E. ictaluri. Ngoài ra sử dụng tảo H.  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
93  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
Publication No. 15. Colorimetry. Commission  
International de l’Eclairage. Paris.  
pluvialis ảnh hưởng đến màu sắc (đỏ và vàng)  
sau khi cho ăn 28 ngày. Tóm lại, H. pluvialis có  
tiềm năng dùng làm chất tăng cường hệ miễn  
dịch tự nhiên và tăng cường sức đề kháng của  
cá tra kháng bệnh gan thận mủ.  
Cook, M. T., Hayball, P. J., Hutchinson, W., Nowak,  
B., and Hayball, J. D., 2001. The efficacy of a  
commercial β-glucan preparation, EcoActiva™,  
on stimulating respiratory burst activity of head-  
kidney macrophages from pink snapper (Pagrus  
auratus), Sparidae. Fish & Shellfish Immunology  
11, 661-672.  
Cần tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng thời  
gian cho ăn, tần suất cho ăn lên chất lượng thịt  
cá tra.  
Cysewski, G. R., and Lorenz, R. T., 2004. Industrial  
production of microalgal cell-mass and secondary  
products-speciesofhighpotentialHaematococcus.  
In: Richmond,A. Handbook of microalgal culture:  
Biotechnology and applied phycology. Blackwell  
Science Ltd, USA. pp: 1-566  
PHẦN CẢM ƠN  
Công trꢀnh được hoàn thành với sự hỗ trợ  
kinh phí từ đề tài ″Nghiên cứu công nghệ nuôi  
vi tảo Haematococcus pluvialis và công nghệ  
chiết xuất astaxanthin″ cấp Bộ Nông Nghiệp  
và Phát Triển Nông Thôn thuộc chương trꢀnh  
công nghệ sinh học thuỷ sản năm 2010-2012.  
Tôi xin chân thành cảm ơn phòng Sinh học thực  
nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản  
2 và các bạn bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi  
trong quá trꢀnh thực hiện đề tài.  
Dalmo, R. A., Ingebrigtsen, K., and Bøgwald,  
J., 1997. Non-specific defence mechanisms  
in fish, with particular reference to the  
reticuloendothelial system (RES). Journal of  
Fish Diseases 20, 241-273.  
Ellis, A., 1990. Lysozyme assay. p: 101-103. In: Stolen  
J.S., D.P. Fletcher, B.S. Anderson, and B.S.  
Robertson (eds). Techniques in fish immunology.  
USA: SOS Publication.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Ellis, A. E., 1999. Immunity to bacteria in fish. Fish &  
Shellfish Immunology 9, 291-308.  
Amar, E. C., Kiron, V., Satoh, S., Okamoto, N., and  
Watanabe, T., 2000. Effects of dietary β-carotene  
on the immune response of rainbow trout  
Oncorhynchus mykiss. Fisheries Science 66,  
1068-1075.  
Reed, L. J., and Muench, H., 1938. A simple method  
of estimating fifty percent endpoints. American  
Journal of Epidemiology 27, 493-497.  
Galaz, G. B., Kim, S. S., and Lee, K. J., 2010. Effects  
of different dietary vitamin E levels on growth  
performance, non-specific immune responses,  
and disease resistance against Vibrio anguillarum  
in parrot fish (Oplegnathus fasciatus). Asian-  
Australasian Journal of Animal Sciences 23,  
916-923.  
Amar, E. C., Kiron, V., Satoh, S., and Watanabe, T.,  
2001. Influence of various dietary synthetic  
carotenoids on bio-defence mechanisms in  
rainbow trout, Oncorhynchus mykiss (Walbaum).  
Aquaculture Research 32, 162-173.  
Amar, E. C., Kiron, V., Satoh, S., and Watanabe,  
T., 2004. Enhancement of innate immunity in  
rainbow trout (Oncorhynchus mykiss Walbaum)  
associated with dietary intake of carotenoids from  
natural products. Fish & Shellfish Immunology  
16, 527-537.  
Goodwin, T. W., 1984. In: The Biochemistry of the  
carotenoids. Volume I & II. Chapman & Hall,  
London.  
Kim, S.-S., Song, J.-W., Kim, K.-W., and Lee, K.-  
J., 2012. Effects of Dietary Astaxanthin on  
Innate Immunity and Disease Resistance against  
Edwardsiellatarda in Olive FlounderParalichthys  
olivaceus. The Israeli Journal of Aquaculture -  
Bamidgeh 740.  
Anderson, D. P., 1992. Immunostimulants, adjuvants,  
and vaccine carriers in fish: application to  
aquaculture. Anual Review of Fish Diseases 2,  
281-307.  
Bricknell, I., and Dalmo, R. A., 2005. The use of  
immunostimulants in fish larval aquaculture. Fish  
& Shellfish Immunology 19, 457-472.  
Li, M. H., Robinson, E. H., Oberle, D. F., and  
Zimba, P. V., 2007. Effects of Various Dietary  
Carotenoid Pigments on Fillet Appearance and  
Pigment Absorption in Channel Catfish, Ictalurus  
punctatus. Journal of the World Aquaculture  
Society 38, 557-563.  
CIE, 1976. Official Recommendations on Uniform  
Color Space, Color Difference Equations  
and Metric Color Terms. Suppl. No. 2 to CIE  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
94  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
Lorenz, R. T., and Cysewski, G. R., 2000. Commercial  
Scandalios, J. G., 2005. Oxidative stress: molecular  
perception and transduction of signals triggering  
antioxidant gene defenses. Brazilian Journal of  
Medical and Biological Research 38, 995-1014.  
potential for Haematococcus microalgae as  
a natural source of astaxanthin. Trends in  
Biotechnology 18, 160-167.  
Magnadóttir, B., Lange, S., Gudmundsdottir, S.,  
Bøgwald, J., and Dalmo, R. A., 2005. Ontogeny  
of humoral immune parameters in fish. Fish &  
Shellfish Immunology 19, 429-439.  
Secombes, C. J., 1996. The non-specific immune system:  
cellular defenses. In: Iwama, G. and Nakanishi, T.  
(eds) The fish immune system organism, pathogen,  
and environment (Fish physiology). p: 63-103. ,  
San Diego: Academic Press Inc.  
Newaj-Fyzul, A., Adesiyun, A. A., Mutani, A.,  
Ramsubhag, A., Brunt, J., and Austin, B., 2007.  
Bacillus subtilis AB1 controls Aeromonas  
infection in rainbow trout (Oncorhynchus mykiss,  
Walbaum). Journal of Applied Microbiology 103,  
1699-1706.  
Supamattaya, K., Kiriratnikom, S., Boonyaratpalin, M.,  
and Borowitzka, L., 2005. Effect of a Dunaliella  
extract on growth performance, health condition,  
immune response and disease resistance in black  
tiger shrimp (Penaeus monodon). Aquaculture  
248, 207-216.  
Obach, A., Quentel, C., and Bandin, L. F., 1993.  
Effects of alpha-tocopherol and dietary oxidized  
fish oil on the immune response of sea bass  
Dicentrarchus labrax. Disease of Aquatic  
Organisms 15, 175-185.  
Thompson, I., Choubert, G., Houlihan, D. F., and  
Secombes,C.J.,1995.Theeffectofdietaryvitamin  
A and astaxanthin on the immunocompetence of  
rainbow trout. Aquaculture 133, 91-102.  
Sakai, M., 1999. Current research status of fish  
immunostimulants. Aquaculture 172, 63-92.  
Yano, T., 1996. The non-specific immune system:  
humoral degense. In: Iwama, G. and T. Nakanishi  
(eds). The fish immune system organism,  
pathogen, and environment (Fish physiology),  
Academic Press, 105-157.  
Sampaio, F. G., Boijink, C. L., Oba, E., dos Santos,  
L. B., Kalinin, A. L., and Rantin, F. T., 2008.  
Antioxidant defenses and biochemical changes in  
pacu (Piaractus mesopotamicus) in response to  
singleandcombinedcopperandhypoxiaexposure.  
Comparative Biochemistry and Physiology Part  
C: Toxicology & Pharmacology 147, 43-51.  
Yeh, S.-P., Chang, C.-A., Chang, C.-Y., Liu, C.-H.,  
and Cheng, W., 2008. Dietary sodium alginate  
administration affects fingerling growth and  
resistance to Streptococcus sp. and iridovirus, and  
juvenile non-specific immune responses of the  
orange-spotted grouper, Epinephelus coioides.  
Fish & Shellfish Immunology 25, 19-27.  
Saurabh, S., and Sahoo, P. K., 2008. Lysozyme: an  
important defence molecule of fish innate immune  
system. Aquaculture Research 39, 223-239.  
THE EFFECTS OF Haematococcus pluvialis ON INNATE IMMUNE AND  
RESISTANCE OF STRIPPED CATFISH (Pangasianodon hypophthalmus)  
AGAINST TO BACILLARY NECROSIS  
Vo Minh Son1, Van Thi Thuy1  
ABSTRACT  
Astaxanthin is not only using as supplemented diatary for enhancing pigmentation of ornamental  
fish, increasing astaxanthin in Rainbow trout flesh but also enhancing immune responses of aquatic  
animal. The aim of this study is to evaluate the effects of Haematococcus pluvialis on innate im-  
mune response (phagocytic activity, superoxide anion production, lysozyme activity) and disease  
resistance of Stripped catfish to Bacillary necrosis caused by Edwardsiella ictaluri. Non-specific  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
95  
VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2  
immune parameters of Stripped catfish fingerling, its susceptibility to E. ictaluri and flesh color  
were determined when the fish were fed diets containing Haematococcus pluvialis at 0% (control),  
0,5% and 1% for 4 weeks. Results showed that phagocytic activity (PA) of fish fed 0,5% and 1% of  
Haematococcus pluvialis diets were significantly higher than those of fish fed the control diet after  
4 weeks of feeding, and increased 3,78 and 3,29-fold, respectively, compared to the control group.  
Howerver, phagocytic indexes (PI) were not significantly different between the groups. Superoxide  
anion production of head kidney leucocytes of fish fed diet containing 1% HP was significantly  
higher than those of fish fed the control diet and increased 1.84-fold, compared to control group.  
However, lysozyme activity of fish was not significant difference between groups. Fish fed 0,5%  
and 1% HP containing diets had significantly higher survival rates than those of fish fed the control  
diet after challenge with E. ictaluri, and increased by 26,6% and 23,3%, respectively, compared to  
control group. Furthermore, there was no effect of HP on flesh fish color after fish fed diets contain-  
ing HP for 4 weeks. We therefore recommend dietary Haematococcus pluvialis administration at  
0,5% and 1% to enhance immunity and resistance against.  
Key words: Haematococcus pluvialis, innate immune, Bacillary Necrosis of Pangasius, astaxanthin, Ed-  
wardsiella ictaluri  
N g ư ờ i p h ả n b i ệ n : T S . L ê H ồ n g P h ư ớ c  
N g à y n h ậ n b à i : 6 / 6 / 2 0 1 3  
N g à y t h ô n g q u a p h ả n b i ệ n : 2 6 / 6 / 2 0 1 3  
Ngày duyệt đăng: 8/7/2013  
1
Department of Experimental Biology, Research Institute for Aquaculture No2  
Email: sonvm.ria2@mard.gov.vn  
TAÏP CHÍ NGHEÀ CAÙ SOÂNG CÖÛU LONG - 1 - THAÙNG 7/2013  
96  
pdf 12 trang yennguyen 22/04/2022 460
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của tảo Haematococcus pluvialis lên hệ miễn dịch tự nhiên và sức đề kháng của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) kháng bệnh gan thận mủ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_tao_haematococcus_pluvialis_len_he_mien_dich_t.pdf