Xử lý kỷ luật viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học công lập

THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
XỬ Lý KỶ LUẬT VIÊN CHỨC QUảN Lý  
TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬP  
Thái Thị Tuyết Dung  
TS.-Phó-Giám-đốc-Trung-tâm-Đào-tạo-trực-tuyến,-Đại-học-Luật-Tp.-Hồ-Chí-Minh.  
Thông tin bài viết:  
Tóm tắt:  
Từ khóa: Xử lý kỷ luật viên chức, viên  
chức quản lý, cơ sở giáo dục đại học  
công lập.  
Xử lý kỷ luật được xem là một giải pháp hữu hiệu trong công tác  
đấu tranh phòng, chống các vi phạm kỷ luật của viên chức nhằm  
duy trì trật tự và bảo đảm hiệu quả hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên,  
sự thay đổi của pháp luật đã làm phát sinh các vấn đề pháp lý phức  
tạp liên quan đến việc xử lý kỷ luật viên chức. Trong phạm vi bài  
viết này, tác giả phân tích một số khía cạnh pháp lý về việc xử lý  
kỷ luật viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học công lập  
và chỉ ra một số bất cập cần hoàn thiện.  
Lịch sử bài viết:  
Nhận bài  
Biên tập  
Duyệt bài  
: 12/12/2020  
: 17/12/2020  
: 20/12/2020  
Abstract:  
Article Infomation:  
Disciplinary is considered an effective solution in the fight against  
and prevention of disciplinary violations of public employees to  
maintain ordered arrangements and ensure the operational  
efficiency of the entity. However, the change in legal regulations  
has created complicated legal issues related to the disciplinary to  
managerial public employees. This article provides analysis of  
some legal aspects of the disciplinary of managerial public  
employees in public higher education institutions.  
Key words: Disciplinary, public  
employee, managerial public employee,  
public higher education institutions.  
Article History:  
Received  
Edited  
: 12 Dec. 2020  
: 17 Dec. 2020  
: 20 Dec. 2020  
Approved  
uật Giáo dục đại học năm 2012 đã  
được sửa đổi, bổ sung một số điều  
lý của viên chức quản lý trong các đơn vị  
này khiến cho việc áp dụng pháp luật gặp  
một số vấn đề phát sinh, đặc biệt đối với  
trường hợp xử lý kỷ luật viên chức quản lý,  
thể hiện ở các điểm sau đây:  
1. Lựa chọn quy định của pháp luật để áp  
dụng xử lý kỷ luật  
Luật Cán bộ, công chức quy định Hiệu  
trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập  
là công chức1. Tuy nhiên, kể từ ngày  
Lnăm 2018 (Luật Giáo dục đại học) và  
Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã được  
sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2019 (Luật  
Cán bộ công chức), Luật Viên chức năm  
2010 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều  
năm 2019 (Luật Viên chức) có nhiều thay  
đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động của  
các cơ sở giáo dục đại học công lập, trong  
đó có những quy định mới về tư cách pháp  
1 Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển  
dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ  
chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân  
mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc  
Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý  
của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây  
gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với  
công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ  
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
29  
Số 24 (424) - T12/2020  
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
01/01/2020 khi Luật Viên chức đã được sửa  
đổi, bổ sung một số điều năm 2019 có hiệu  
lực thi hành, chủ thể này sẽ không còn là  
công chức và sẽ chuyển thành viên chức.  
Điều đáng nói là mặc dù đã có sự thay đổi  
về tư cách pháp lý nhưng việc áp dụng các  
quy định của pháp luật để xử lý kỷ luật đối  
với Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học  
công lập phải tùy thuộc vào từng trường hợp  
nhất định chứ không mặc nhiên áp dụng các  
quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối  
với viên chức để áp dụng.  
để tiến hành xử lý kỷ luật. Trong trường hợp  
thời hạn kéo dài nhiệm kỳ Hiệu trưởng kết  
thúc trước khi tiến hành xử lý kỷ luật thì  
đương nhiên áp dụng các quy định xử lý kỷ  
luật về viên chức.  
- Nếu Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục  
đại học công lập được kéo dài nhiệm kỳ sau  
thời điểm Nghị định số 99 có hiệu lực và có  
hành vi vi phạm được xem xét, xử lý trước  
ngày 20/9/20202 thì áp dụng quy định của  
Nghị định số 27/2012/NĐ-CP (Nghị định số  
27) quy định xử lý kỷ luật đối với viên chức  
để tiến hành xử lý kỷ luật.  
Điều 85 Luật Cán bộ, công chức quy  
định: “Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý  
trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác  
định là công chức theo quy định của Luật  
Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 và các  
văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi  
hành mà không còn là công chức theo quy  
định của Luật này và không thuộc trường  
hợp quy định tại khoản 3 Điều 84 của Luật  
này thì tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách  
và áp dụng các quy định của pháp luật về cán  
bộ, công chức cho đến hết thời hạn bổ nhiệm  
giữ chức vụ đang đảm nhiệm”. Do vậy, việc  
lựa chọn pháp luật để áp dụng khi xử lý kỷ  
luật đối với Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục  
đại học công lập được xác định như sau:  
- Nếu Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục  
đại học công lập có quyết định kéo dài  
nhiệm kỳ trước ngày Nghị định số  
99/2019/NĐ-CP (Nghị định số 99) quy định  
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều  
của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của  
Luật Giáo dục đại học có hiệu lực (trước  
ngày 15/02/2020) thì tiếp tục thực hiện chế  
độ, chính sách và áp dụng các quy định của  
pháp luật về công chức cho đến hết thời hạn  
bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm.  
Nghĩa là nếu Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục  
đại học công lập vi phạm kỷ luật trong thời  
gian này thì sẽ áp dụng quy định của Nghị  
định số 34/2011/NĐ-CP (Nghị định số 34)  
quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức  
- Nếu Hiệu trưởng được Hội đồng  
trường bầu sau thời điểm Nghị định số 99 có  
hiệu lực thi hành thì áp dụng các quy định  
về viên chức để tiến hành xử lý kỷ luật; theo  
đó, người có thẩm quyền sẽ áp dụng Nghị  
định số 27 để xử lý kỷ luật (nếu vi phạm  
trước ngày 20/9/2020)2 và sẽ áp dụng Nghị  
định số 112/2020/NĐ-CP (Nghị định số 112)  
để tiến hành xử lý kỷ luật (nếu vi phạm từ  
ngày 20/9/2020).  
Như vậy, có thể thấy rằng, để áp dụng  
chính xác các quy định của pháp luật khi xử  
lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng các cơ sở giáo  
dục đại học công lập trong giai đoạn chuyển  
tiếp giữa các quy định của pháp luật cũ và  
mới về công chức và viên chức, đòi hỏi  
người có thẩm quyền phải căn cứ vào thời  
điểm xem xét xử lý kỷ luật và các văn bản  
kéo dài nhiệm kỳ Hiệu trưởng (nếu có). Nếu  
không chú ý đến vấn đề này thì việc áp dụng  
sai các quy định của pháp luật khi xử lý kỷ  
luật Hiệu trưởng trong những tình huống nêu  
trên là hoàn toàn có thể xảy ra trong thực tế.  
2. Thẩm quyền xử lý kỷ luật  
Trong thời gian gần đây, tranh luận liên  
quan đến thẩm quyền xử lý kỷ luật Hiệu  
trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập gây  
xôn xao dư luận trên diễn đàn của Quốc hội,  
hình thành 2 quan điểm: (i) Thẩm quyền xử  
lý kỷ luật thuộc về Hội đồng trường; (ii)  
Thẩm quyền xử lý kỷ luật thuộc về cơ quan  
2 Đây là ngày Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hiệu  
lực thi hành và thay thế Nghị định số 27/2012/NĐ-CP.  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
30  
Số 24 (424) - T12/2020  
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
chủ quản của cơ sở giáo dục đại học công  
lập3. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật  
hiện hành, chúng tôi cho rằng, thẩm quyền  
xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng cơ sở giáo  
dục đại học công lập thuộc về cơ quan chủ  
quản của cơ sở giáo dục đại học công lập đó  
vì các lý do sau:  
đó, Hội đồng trường bầu Hiệu trưởng nhiệm  
kỳ mới. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp có  
sự “thỏa hiệp” chặt chẽ giữa Hiệu trưởng và  
đa số thành viên của Hội đồng trường thì tổ  
chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại  
học công lập có khả năng sẽ bị kiểm soát bởi  
một nhóm điều hành. Trong trường hợp việc  
kiểm soát này diễn tiến theo chiều hướng  
tiêu cực nhằm “thâu tóm” lợi ích của cơ sở  
giáo dục đại học công lập thì việc Nhà nước  
(nhất là các cơ quan chủ quản) muốn tác  
động để can thiệp vào vòng tròn khép kín  
này là điều rất khó thực hiện. Vì thế, việc  
quy định một cách rõ ràng cơ quan chủ quản  
có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Hiệu  
trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập là  
việc làm rất cần thiết để có cơ chế kiểm soát  
hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học  
công lập, đặc biệt là chức danh Hiệu trưởng  
và Hội đồng trường.  
Hai là, từ ngày 01/7/2020, tất cả các  
Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học công  
lập đều trở thành viên chức nên việc xử lý  
kỷ luật phải áp dụng quy định của Luật Viên  
chức và các văn bản liên quan, không phải  
áp dụng Luật Giáo dục đại học như nhiều ý  
kiến trước đó4. Ở đây cũng cần lưu ý rằng,  
cách chức là hình thức kỷ luật (như khiển  
trách, cảnh cáo…) có hậu quả pháp lý khác  
hoàn toàn với hình thức bãi nhiệm, miễn  
nhiệm nên không thể xếp loại cùng nhau.  
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên  
chức được xác định rõ tại khoản 1 Điều 14  
Nghị định số 27 (người đứng đầu cơ quan,  
tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến  
hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức  
kỷ luật); Điều 31 Nghị định số 112 (đối với  
viên chức giữ chức vụ, chức danh do bầu cử  
thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định  
công nhận kết quả bầu cử tiến hành xử lý kỷ  
luật và quyết định hình thức kỷ luật). Vì vậy,  
thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với Hiệu  
trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập  
Một là, Điều 16 Luật Giáo dục đại học  
quy định: “Hội đồng trường trình cơ quan  
quản lý có thẩm quyền ra quyết định công  
nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng  
trường đại học”; Điều 8 Nghị đinh số 99  
cũng khẳng định, sau khi gửi tờ trình đề nghị  
công nhận Hiệu trưởng tới cơ quan quản lý  
trực tiếp, nếu cơ quan chủ quản không đồng  
ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.  
Như vậy, theo tinh thần Luật Giáo dục đại  
học và Nghị định số 99, chức danh Hiệu  
trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập  
sẽ hoạt động theo nguyên tắc “song trùng  
trực thuộc”. Điều này có nghĩa là, một ứng  
cử viên sau khi được Hội đồng trường bầu  
làm Hiệu trưởng cần phải được sự công nhận  
(bổ nhiệm) của cơ quan chủ quản mới trở  
thành Hiệu trưởng. Nói cách khác, việc Hội  
đồng trường “quyết định” chức danh Hiệu  
trưởng chỉ là điều kiện cần, còn việc công  
nhận của cơ quan chủ quản sẽ trở thành điều  
kiện đủ để một người trở thành Hiệu trưởng  
của cơ sở giáo dục đại học công lập.  
Bên cạnh đó, Luật Giáo dục đại học  
cũng quy định Hội đồng trường không được  
bãi nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng, mà  
quyền quyết định thuộc cơ quan quản lý trực  
tiếp (tức là cơ quan chủ quản của cơ sở giáo  
dục đại học công lập). Đây là một quy định  
phù hợp với bối cảnh nước ta hiện nay, nhằm  
tránh tình trạng “nhóm lợi ích” chi phối các  
cơ sở giáo dục công lập. Thực tế cho thấy,  
công tác dự kiến nhân sự Hội đồng trường  
chủ yếu do Ban Giám hiệu đề xuất (trong đó  
ý kiến của Hiệu trưởng hoặc Hiệu phó phụ  
trách của Ban Giám hiệu nhiệm kỹ cũ); sau  
luan-nay-lua-vu-ky-luat-hieu-truong-dh-ton-duc-thang-20201106113446369.htm, truy cập ngày 25/11/2020.  
4 Ngay kể cả các Luật này có khác nhau về cùng một vấn đề thì theo quy định tại khoản 3 Điều 156 Luật Ban  
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 phải áp dụng văn bản ban hành sau, tức áp dụng Luật Viên  
chức vì Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi, bổ sung) ban hành 09/11/2018, Luật Viên chức (sửa đổi, bổ sung)  
ban hành 25/11/2019.  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
31  
Số 24 (424) - T12/2020  
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
đương nhiên thuộc về cơ quan chủ quản, kể  
cả trong trường hợp các cơ sở giáo dục đại  
học công lập đã thành lập Hội đồng trường.  
Như vậy, có thể khẳng định rằng, pháp  
luật hiện hành đã quy định rõ cơ quan chủ  
quản không chỉ có quyền công nhận, bãi  
nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng, mà còn có  
quyền xử lý kỷ luật đối với Hiệu trưởng các  
cơ sở giáo dục đại học công lập.  
3. Việc xử lý kỷ luật trong trường hợp kéo  
dài thời hạn quản lý, không tuân thủ tiêu  
chí của Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu  
trưởng của các cơ sở giáo dục đại học  
công lập trong các trường tự chủ  
Thời gian gần đây, vẫn còn tình trạng  
một số người đang giữ các chức danh Chủ  
tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng trong  
các cơ sở giáo dục đại học công lập tuy đã  
hết tuổi để giữ chức vụ hoặc đã giữ chức vụ  
quá hai nhiệm kỳ vẫn không muốn từ nhiệm  
mà dựa vào cơ chế “tự chủ” để tiếp tục giữ  
chức vụ, điều này gây bất ổn cho hoạt động  
của các cơ sở giáo dục đại học công lập, và  
kéo theo hệ lụy là nhiều cơ sở giáo dục đại  
học gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp  
xếp nhân sự. Mặc dù có nhiều ý kiến ủng hộ  
quan điểm trên với quan niệm rằng, việc  
không giới hạn độ tuổi đối với hai chức danh  
Chủ tịch Hội đồng trường và Hiệu trưởng  
trong các cơ sở giáo dục đại học công lập  
nhằm khuyến khích những người có năng  
lực tiếp tục lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại  
học công lập. Tuy nhiên, tất cả các quan  
điểm trên cũng chỉ là các ý kiến cá nhân, và  
chúng ta cần phải thừa nhận rằng cơ chế  
quản lý của cơ sở giáo dục đại học công lập  
và cơ sở giáo dục đại học tư thục là hoàn  
toàn khác nhau. Nói cách khác, cơ chế tự chủ  
của các cơ sở giáo dục đại học công lập  
không thể đồng nhất với cơ chế tự chủ của  
các cơ sở giáo dục đại học tư thục. Vì vậy,  
việc lựa chọn các nhân sự lãnh đạo của cơ  
sở giáo dục đại học công lập vẫn phải tuân  
thủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp  
luật về viên chức.  
tịch Hội đồng trường theo quy định của  
pháp luật”. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một  
số cơ sở giáo dục đại học công lập được mở  
rộng quyền tự chủ nhân sự theo Nghị quyết  
số 39/NQ-CP ngày 11/6/2019 của Chính  
phủ, tức là cho phép tăng độ tuổi của Chủ  
tịch Hội đồng trường trong giai đoạn 2019-  
2023 (bao gồm các trường: Trường Đại học  
Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế  
Quốc dân, Trường Đại học Kinh tế Thành  
phố Hồ Chí Minh) được thí điểm áp dụng  
tuổi nghỉ hưu cao hơn (không quá 65 đối với  
nam và 60 đối với nữ) đối với Chủ tịch Hội  
đồng trường để khuyến khích người có phẩm  
chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín, có kinh  
nghiệm quản lý giáo dục đại học, có đủ sức  
khỏe, tự nguyện thực hiện nhiệm vụ, tham  
gia Hội đồng trường để được bầu làm Chủ  
tịch Hội đồng trường nhằm nâng cao hiệu  
lực và hiệu quả của Hội đồng trường. Vì vậy,  
ngoại trừ 03 cơ sở giáo dục đại học nêu trên,  
cá nhân nào không còn đủ tuổi thì không  
được đưa vào nhân sự để bầu Chủ tịch Hội  
đồng trường ở các cơ sở giáo dục đại học  
công lập dù có theo mô hình mở rộng tự chủ  
hay không.  
Về tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng cơ  
sở giáo dục đại học công lập, khoản 2 Điều  
20 Luật Giáo dục đại học quy định Hiệu  
trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập phải  
có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực  
hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh  
nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi  
đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo  
dục đại học công lập theo quy định của pháp  
luật và đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu  
trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định  
trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ  
sở giáo dục đại học (nếu có).  
Hơn nữa, Điều 43 Nghị định số  
115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng,  
sử dụng và quản lý viên chức (có hiệu lực từ  
ngày 29/9/2020) xác định thời hạn viên chức  
giữ một chức vụ quản lý không quá hai  
nhiệm kỳ liên tiếp (mỗi nhiệm kỳ tối đa 5  
năm) được thực hiện theo quy định của pháp  
luật chuyên ngành. Do đó, các cá nhân đã  
quá tuổi hoặc đã giữ chức vụ quản lý quá 02  
Về tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch Hội  
đồng trường, Điều 16 Luật Giáo dục đại học  
quy định: “Độ tuổi đảm nhiệm chức vụ Chủ  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
32  
Số 24 (424) - T12/2020  
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT  
nhiệm kỳ thì không được bầu làm Chủ tịch  
Hội đồng trường hay Hiệu trưởng.  
đồng trường có quyền bãi nhiệm, miễn  
nhiệm nhưng không được quyền xử lý kỷ  
luật vì pháp luật không quy định thẩm quyền  
này. Trong khi đó, nếu Chủ tịch Hội đồng  
trường, thư ký Hội đồng trường và các thành  
viên vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ  
luật thì Hội đồng trường không có quyền áp  
dụng hình thức xử lý kỷ luật mà phải do cơ  
quan chủ quản xử lý.  
Ví dụ: Phó Hiệu trưởng trường Đại học  
A thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do vi phạm  
pháp luật nghiêm trọng, bị Hội đồng trường  
ra Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ theo điểm  
d khoản 2 Điều 16 Luật Giáo dục Đại học  
năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018),  
nhưng nếu vi phạm ở mức độ cảnh cáo,  
khiển trách thì Hội đồng trường không có  
thẩm quyền này. Trong trường hợp này, cơ  
quan chủ quản là Bộ Giáo dục và đào tạo  
cũng không có quyền áp dụng hình thức xử  
lý kỷ luật vì chức danh Phó hiệu trưởng  
không thuộc nhóm chức danh do cơ quan  
chủ quản phê chuẩn, công nhận. Do đó, cần  
phải bổ sung quy định về chủ thể có thẩm  
quyền xử lý kỷ luật đối với chức danh Phó  
Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học  
công lập để có cơ sở thực hiện trong thời  
gian tới.  
Hai là, về bản chất của hình thức “bãi  
nhiệm”, theo quy định của Luật Giáo dục đại  
học, bãi nhiệm không được xác định là một  
hình thức kỷ luật hành chính, do vậy việc bãi  
nhiệm người giữ chức danh do Hội đồng  
trường bầu không phải là một hình thức kỷ  
luật hành chính mà là thẩm quyền quyết định  
nhân sự. Bãi nhiệm (chấm dứt việc thực hiện  
nhiệm vụ khi chưa hết nhiệm kỳ) bản chất là  
việc Hội đồng trường thể hiện quyền bất tín  
nhiệm đối với người giữ chức vụ do mình  
bầu. Trong khi đó, các quy định về xử lý kỷ  
luật viên chức hiện hành chưa có quy định  
về hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với các  
viên chức quản lý do Hội đồng trường bầu.  
Do đó, yêu cầu xác định rõ bản chất pháp lý  
của hình thức “bãi nhiệm” để áp dụng khi xử  
lý vi phạm đối với viên chức quản lý do Hội  
đồng trường bầu là vấn đề cấp thiết cần phải  
Những phân tích trên cho thấy, với  
những cá nhân cố tình kéo dài thời hạn quản  
lý, không tuân thủ pháp luật, không tuân thủ  
sự chỉ đạo của cơ quan chủ quản, không chịu  
tổ chức nhân sự theo quy định của pháp luật  
thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm theo  
quy định từ Điều 16 đến Điều 19 Nghị định  
112 sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật.  
4. Hình thức kỷ luật đối với các chức danh  
do Hội đồng trường bầu  
Pháp luật hiện hành liên quan đến vấn  
đề xử lý kỷ luật đối với những người giữ  
chức vụ do Hội đồng trường bầu có thể được  
chia thành hai nhóm sau:  
(i) Nhóm văn bản pháp luật về viên chức  
gồm Luật Viên chức và Nghị định số 112.  
Các văn bản này quy định các hình thức kỷ  
luật đối với viên chức quản lý bao  
gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc  
thôi việc.  
(ii) Nhóm văn bản pháp luật chuyên  
ngành về giáo dục gồm Luật Giáo dục đại  
học, Nghị định số 99. Tuy nhiên, các văn bản  
này không đề cập trực tiếp đến việc “xử lý  
kỷ luật” đối với người giữ chức vụ do Hội  
đồng trường bầu mà chỉ đề cập đến việc bãi  
nhiệm, miễn nhiệm theo thẩm quyền của Hội  
đồng trường hoặc cơ quan chủ quản của cơ  
sở giáo dục đại học công lập.  
Với quy định hiện nay, việc miễn nhiệm,  
bãi nhiệm được thực hiện đối với tất cả những  
người giữ chức vụ do Hội đồng trường bầu  
và được thực hiện theo ý chí tập thể. Việc  
miễn nhiệm, bãi nhiệm được tiếp cận dưới  
góc độ là thẩm quyền của Hội đồng trường -  
đơn vị bầu ra các chức danh này chứ không  
phải là một hình thức kỷ luật đối với người  
giữ chức vụ do Hội đồng trường bầu. So sánh  
các quy định của pháp luật về tổ chức nhân  
sự và về xử lý kỷ luật đối với những người  
giữ chức vụ do Hội đồng trường bầu cho thấy  
một số vấn đề đặt ra sau đây:  
Một là, chủ thể nào xử lý kỷ luật đối với  
người giữ chức vụ do Hội đồng trường bầu  
như Phó Hiệu trưởng. Hiện nay, các Phó  
Hiệu trưởng do Hội đồng trường bầu, Hội  
giải quyết trong thời gian tới  
n
NLGHPIÊPNHCÁPU  
33  
Số 24 (424) - T12/2020  
pdf 5 trang yennguyen 20/04/2022 1340
Bạn đang xem tài liệu "Xử lý kỷ luật viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học công lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfxu_ly_ky_luat_vien_chuc_quan_ly_tai_cac_co_so_giao_duc_dai_h.pdf