Vai trò của cơ quan thanh tra đối với kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN THANH TRA ĐỐI VỚI KIỂM SOÁT VIỆC  
THỰC HIỆN QUYỀN LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN  
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC1  
Trần Văn Long*  
*TS.-Vụ-Pháp-chế,-Thanh-tra-Chính-phủ  
Thông tin bài viết:  
Tóm tắt:  
Từ khóa: Kiểm soát quyền hành  
pháp, thanh tra, cơ quan hành chính  
nhà nước.  
Trong lý thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước, có các thiết chế tự kiểm  
soát ngay bên trong hệ thống các cơ quan thực hiện quyền này như  
kiểm tra của cơ quan cấp trên với cấp dưới, kiểm tra của thủ trưởng  
với các tổ chức, cá nhân trực thuộc, và việc kiểm soát của các cơ quan  
thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản  
lý của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp. Với vị trí  
và vai trò của mình, các cơ quan thanh tra nhà nước kiểm soát việc  
thực hiện quyền lực trong hoạt động hành chính nhà nước chủ yếu  
thông qua việc tiến hành các hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu  
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo thẩm quyền.  
Lịch sử bài viết:  
Nhận bài  
Biên tập  
Duyệt bài  
: 30/06/2020  
: 12/07/2020  
: 16/07/2020  
Article Infomation:  
Abstract:  
Key words:  
Controlling of  
In the theory on organization of state apparatus, there exist self-  
control mechanism in the institutions, such as supervision and  
examination by superior agencies to subordinate ones, supervision  
and examination by head of agency to individuals and other agencies  
under his charge, and control by inspection agencies to organizations,  
agencies and individuals under the charge of the head of respective  
administration. With their own role and position, the administrative  
inspection agencies exercise control over administrative activities  
mainly through conducting, inspection, complaint and denunciation  
settlement, and anti-corruption based on their competence.  
executive power, inspection, state  
administrative agency.  
Article History:  
Received  
Edited  
Approved  
: 30 Jun. 2020  
: 12 Jul. 2020  
: 16 Jul. 2020  
1. Kiểm soát việc thực hiện quyền hành  
pháp, quyền hành chính  
hướng dẫn luật, các CQHCNN còn thực hiện  
quyền hành chính của mình, nhằm tổ chức  
thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà  
nước, điều hành các quá trình phát triển kinh  
tế - xã hội trên cơ sở và để thực thi pháp luật.  
Quyền hành chính luôn có “khoảng trống”  
cho sự chủ động, sáng tạo của mình, vì vậy  
nên có xu hướng bị lạm quyền. Quyền hành  
chính không chỉ bị kiểm soát bởi các thiết  
chế thuộc các cơ quan lập pháp và tư pháp  
mà trong lý thuyết về tổ chức bộ máy nhà  
Kiểm soát việc thực hiện quyền lực nói  
chung và kiểm soát việc thực hiện quyền  
hành pháp nói riêng có vai trò quan trọng  
trong đời sống chính trị - xã hội của đất  
nước. Quyền hành pháp bao gồm quyền lập  
quy và quyền hành chính, do cơ quan hành  
chính nhà nước (CQHCNN) thực hiện để tổ  
chức thi hành pháp luật. Bên cạnh việc đề  
xuất, xây dựng chính sách, ban hành văn bản  
1
Bài viết này sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Thanh tra - Phương diện  
kiểm soát quyền lực trong thực hiện quyền hành pháp” do Thạc sỹ Đinh Công Luận làm Chủ nhiệm.  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
23  
Số 20 (420) - T10/2020  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
nước còn hình thành các thiết chế giúp tự  
kiểm soát ngay bên trong hệ thống các cơ  
quan thực hiện quyền này như kiểm tra của  
cơ quan cấp trên với cấp dưới, kiểm tra của  
thủ trưởng với các tổ chức, cá nhân trực  
thuộc, và việc kiểm soát của các cơ quan  
thanh tra (CQTT) đối với các cơ quan, tổ  
chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của  
thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp.  
Quyền hành chính được thực hiện bởi  
các CQHCNN, mà cụ thể là đội ngũ cán bộ,  
công chức nhằm thực hiện hoạt động hành  
chính nhà nước theo thẩm quyền được phân  
công. Đây là hoạt động chấp hành và điều  
hành của hệ thống hành chính nhà nước  
trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp  
luật nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn  
định và phát triển của xã hội. Kiểm soát việc  
thực hiện quyền lực trong hoạt động hành  
chính nhà nước được cụ thể bằng việc kiểm  
soát hoạt động của các CQHCNN, cán bộ,  
công chức trong các CQHCNN. Kiểm soát  
hoạt động hành chính nhằm bảo đảm cho  
việc thực hiện quyền lực nhà nước, hoạt  
động hành chính được đúng đắn, khách  
quan, theo các quy định của Hiến pháp và  
pháp luật. Kiểm soát hoạt động hành chính  
về cơ bản được thực hiện thông qua hoạt  
động giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm  
toán, phản biện, tài phán, xét xử,...  
2. Vai trò của cơ quan thanh tra trong kiểm  
soát quyền lực trong hoạt động hành chính  
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, luật,  
trong hệ thống CQHCNN, CQTT được  
thành lập theo ngành, lĩnh vực và theo cấp  
hành chính từ trung ương xuống đến cấp  
huyện. CQTT nhà nước, trong phạm vi  
nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện và  
giúp cơ quan có thẩm quyền thực hiện quản  
lý nhà nước (QLNN) về công tác thanh tra,  
giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống  
tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết  
khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham  
nhũng theo quy định của pháp luật. Vai trò  
của CQTT trong kiểm soát quyền lực trong  
hoạt động hành chính thể hiện trên một số  
nội dung cụ thể như sau:  
thông qua các hoạt động thanh tra theo quy  
định của pháp luật.  
Thanh tra là một chức năng thiết yếu,  
quan trọng trong QLNN, thực hiện việc xem  
xét, đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục  
do pháp luật quy định đối với việc thực hiện  
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn  
của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động  
thanh tra được thực hiện rộng khắp, với  
phương châm ở đâu có quản lý, ở đó có  
thanh tra, kiểm tra. Việc kiểm soát việc thực  
hiện quyền lực trong hoạt động hành chính  
được thực hiện thông qua một số nội dung  
bao gồm:  
(1) Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực  
hiện đúng quy định của pháp luật. Đây là  
mục đích quan trọng của hoạt động thanh tra  
và cũng là nội dung quan trọng của kiểm soát  
quyền lực nhà nước. Điều này được thực hiện  
qua việc theo dõi, nắm tình hình và kiến nghị  
chấn chỉnh qua hoạt động thanh tra.  
(2) Đánh giá quá trình thực thi chính  
sách, pháp luật của CQHCNN, của cán bộ,  
công chức trong CQHCNN. Đây là một nội  
dung, phương thức quan trọng nhằm đánh giá  
sự tuân thủ các quy định quản lý, việc thực  
hiện chức năng, thẩm quyền của các cơ quan  
và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ. Việc  
tiến hành thanh tra để đánh giá có thể qua  
chương trình, kế hoạch hoặc thanh tra đột  
suất, thường xuyên; có thể thanh tra theo  
chuyên đề diện rộng hoặc các cuộc thanh tra  
với phạm vi đối tượng hẹp, cụ thể. Qua đánh  
giá việc thực thi chính sách, pháp luật sẽ đưa  
ra các kết luận về việc tổ chức thực hiện, hiệu  
quả đạt được, các vi phạm trong tổ chức thực  
hiện và cả những bất cập, hạn chế trong chính  
sách, pháp luật. Đây thực sự là một phương  
thức quan trọng giúp thủ trưởng cơ quan  
QLNN kiểm soát được việc thực hiện chức  
trách, nhiệm vụ được giao của các tổ chức,  
cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của mình.  
(3) Kiến nghị hoàn thiện chính sách,  
pháp luật và xử lý các hiện tượng vi phạm  
pháp luật trong quá trình thực thi chính sách,  
pháp luật của các CQHCNN. Trên cơ sở các  
phát hiện trong quá trình đánh giá việc thực  
thi chính sách, pháp luật, CQTT có những  
kiến nghị, đề xuất với các cơ quan nhà nước  
Thứ nhất, CQTT kiểm soát việc thực  
hiện quyền lực trong hoạt động hành chính  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
24  
Số 20 (420) - T10/2020  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
và cá nhân có thẩm quyền, nhằm sửa đổi, bổ  
sung hay hủy bỏ những quy định không phù  
hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong quá  
trình thực thi, không hiệu quả trên thực tế;  
nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các  
nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội  
của đất nước. Điều này không những giúp  
chính sách, pháp luật được hoàn thiện hơn  
mà còn loại bỏ những “lỗ hổng” để tránh sự  
lợi dụng trong quá trình thực thi nhằm tham  
nhũng, tiêu cực. kiểm soát việc thực hiện  
quyền lực trong hoạt động hành chính còn  
nhằm kiểm soát việc tham nhũng, tiêu cực  
và các sai phạm khác của đội ngũ cán bộ,  
công chức thông qua việc phát hiện và xử lý  
nghiêm minh những cá nhân, tổ chức có  
hành vi sai phạm.  
Bên cạnh việc kiểm soát việc thực hiện  
quyền lực trong hoạt động hành chính,  
CQTT còn giúp phát huy những nhân tố tích  
cực trong quản lý. Điều này đặc biệt có ý  
nghĩa trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta  
đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện  
các thiết chế nhà nước, thực hiện và hoàn  
thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã  
hội chủ nghĩa.  
cơ quan nhà nước; nắm bắt được các thông  
tin về tình hình triển khai thực hiện pháp  
luật, thực hiện các chủ trương, chính sách  
phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn. Đây  
chính là các thông tin quan trọng giúp thủ  
trưởng cơ quan QLNN kiểm soát được việc  
thực thi công vụ của các tổ chức, cá nhân  
thuộc thẩm quyền quản lý.  
(2) Qua xác minh, kết luận những nội  
dung khiếu nại, tố cáo khi được giao trong  
giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo cụ  
thể, CQTT tiến hành làm rõ, đánh giá đúng,  
sai trong việc thực hiện các hành vi hành  
chính, ban hành các quyết định hành chính  
và thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ  
cán bộ, công chức trong các CQHCNN; đưa  
ra các kết luận và kiến nghị cơ quan có thẩm  
quyền xem xét, xử lý, khắc phục các hiện  
tượng vi phạm, hoàn thiện cơ chế, chính  
sách và xử lý những tổ chức, cá nhân có  
hành vi vi phạm. Qua tham mưu giải quyết  
khiếu nại, tố cáo, các kiến nghị, phản ánh  
của người dân được xem xét giải quyết, giúp  
ổn định tình hình xã hội và kiểm soát có hiệu  
quả hoạt động của bộ máy hành chính và cán  
bộ, công chức.  
Thứ hai, CQTT kiểm soát việc thực hiện  
quyền lực trong hoạt động hành chính thông  
qua việc thực hiện chức năng giải quyết  
khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.  
Khiếu nại, tố cáo là quyền và là phương  
thức để người dân phản ánh, thông tin đến  
cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hiện  
tượng sai phạm, tham nhũng, tiêu cực. Đây  
là phương thức để người dân tham gia vào  
QLNN, quản lý xã hội, kiểm soát việc thực  
hiện quyền lực trong bộ máy nhà nước.  
CQTT với tính chất là cơ quan giúp thủ  
trưởng cơ quan QLNN cùng cấp thực hiện  
công tác QLNN về khiếu nại, tố cáo và tham  
mưu, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm  
quyền. Thông qua hoạt động của mình,  
CQTT kiểm soát việc việc thực hiện quyền  
kiểm soát quyền lực trong hoạt động hành  
chính ở một số phương diện sau:  
Thứ ba, CQTT kiểm soát việc thực hiện  
quyền lực trong hoạt động hành chính thông  
qua thực hiện chức năng phòng, chống tham  
nhũng theo thẩm quyền.  
Phòng, chống tham nhũng được thực  
hiện bằng nhiều biện pháp, với nhiều cơ  
quan khác nhau. CQTT với chức năng của  
mình, tham mưu hoặc tự mình ban hành các  
văn bản hướng dẫn về phòng, chống tham  
nhũng, tổ chức thực hiện các biện pháp  
phòng ngừa như công khai, minh bạch trong  
tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ  
chức, đơn vị; kê khai tài sản, thu nhập;…  
Bên cạnh đó, CQTT thực hiện phòng, chống  
tham nhũng thông qua việc giải quyết tố cáo  
về tham nhũng theo thẩm quyền; thanh tra  
việc thực hiện chính sách, pháp luật và trách  
nhiệm trong việc tổ chức thực hiện pháp luật  
về phòng, chống tham nhũng của các cơ  
quan, tổ chức, cá nhân. Qua các hoạt động  
này, CQTT đánh giá được ý thức, trách  
nhiệm và hiệu quả trong việc tổ chức thực  
hiện các chính sách, pháp luật nói chung và  
(1) Qua các thông tin khiếu nại, tố cáo,  
CQTT xem xét, đánh giá, tổng hợp để thấy  
được tình hình thực hiện chức trách, nhiệm  
vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, của các  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
25  
Số 20 (420) - T10/2020  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
pháp luật về phòng, chống tham nhũng nói  
riêng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; phát  
hiện những tồn tại, hạn chế trong việc tổ  
chức thực hiện cũng như phát hiện các hiện  
tượng tham nhũng, tiêu cực trong  
CQHCNN. Từ đó có các biện pháp nhằm  
bảo đảm cho các cơ quan nhà nước thực hiện  
đúng đắn các quy định của pháp luật, tổ chức  
thực hiện quyền lực nhà nước được đúng  
đắn, khách quan, tránh hiện tượng lạm  
quyền, lộng quyền, tham nhũng, tiêu cực.  
Qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của  
mình trong công tác phòng, chống tham  
nhũng, CQTT nhà nước góp phần kiểm soát  
việc thực hiện quyền lực trong quá trình thực  
thi nhiệm vụ, công vụ của CQHCNN.  
3. Các định hướng quan trọng nhằm nâng  
cao hơn nữa hiệu quả kiểm soát việc thực  
hiện quyền lực trong hoạt động hành chính  
Để nâng cao hơn nữa vai trò của các  
CQTT nói chung và trong kiểm soát việc  
thực hiện quyền lực trong hoạt động hành  
chính nói riêng, Đảng và Nhà nước đã ban  
hành nhiều văn bản khẳng định vai trò của  
các CQTT và định hướng hoạt động CQTT  
theo hướng tập trung đẩy mạnh các hoạt  
động thanh tra công vụ, thực hiện giám sát  
hành chính nhằm xem xét, đánh giá hiệu quả  
hoạt động của CQHCNN. Đây chính là các  
định hướng quan trọng nhằm nâng cao hơn  
nữa hiệu quả kiểm soát việc thực hiện quyền  
lực trong hoạt động hành chính, giúp cho các  
chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng  
và Nhà nước được thực hiện đúng đắn, kinh  
tế-xã hội phát triển và hạn chế việc lạm dụng  
quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ  
chức, cá nhân. Đảng và Nhà nước đã có  
những định hướng hoàn thiện tổ chức và  
hoạt động của các CQTT như: “Hoàn thiện  
pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra,  
kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt động QLNN đều  
chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ”2;  
“Thanh tra Chính phủ và CQTT nhà nước  
cấp tỉnh, huyện tập trung thực hiện tốt nhiệm  
vụ thanh tra công vụ”3; “Nghiên cứu sửa đổi  
pháp luật về thanh tra theo hướng làm rõ  
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các  
CQTT nhà nước,...; CQTT theo cấp hành  
chính chuyển mạnh sang thực hiện chức  
năng giám sát hành chính và tăng cường  
thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm  
vụ công vụ, việc thực hiện pháp luật về  
phòng, chống tham nhũng”4;...  
Bối cảnh hiện nay đặt ra nhiệm vụ cho  
CQTT cần thực hiện có hiệu quả hơn các  
chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần  
bảo vệ quyền con người, quyền công dân.  
Bên cạnh đó, yêu cầu cải cách hành chính,  
xây dựng nhà nước pháp quyền đòi hỏi  
CQTT cần hoàn thiện phương thức hoạt  
động, góp phần bảo đảm các cơ quan, tổ  
chức, cá nhân thực hiện đúng chức năng,  
nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc xây  
dựng Chiến lược phát triển ngành thanh tra  
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng  
đang đặt ra nhiệm vụ cần nghiên cứu, đánh  
giá toàn diện vị trí, vai trò, chức năng của  
CQTT và nghiên cứu, đổi mới phương thức  
hoạt động của CQTT, trong đó, có định  
hướng CQTT theo cấp hành chính chuyển  
sang thực hiện chức năng giám sát, đánh giá  
hành chính; tăng cường thanh tra việc thực  
hiện chức trách, nhiệm vụ công vụ, thực hiện  
pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại,  
tố cáo và phòng, chống tham nhũng;... Đây  
chính là các định hướng và yêu cầu quan  
trọng nhằm thúc đẩy việc thực hiện vai trò  
của các CQTT trong QLNN, góp phần kiểm  
soát việc thực hiện quyền lực trong hoạt  
động hành chính. Để thực hiện tốt vai trò của  
các CQTT đối với kiểm soát việc thực hiện  
quyền lực trong hoạt động hành chính, trong  
2
3
4
Nghị quyết số 48/2005/NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chí  
nh trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ  
thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm  
2020.  
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ươn  
Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.  
Nghị quyết số 21/2009/NQ-CP ngày 12/5/2009 ban hành C  
đến năm 2020.  
g Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của  
hiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
26  
Số 20 (420) - T10/2020  
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT  
thời gian tới cần thực hiện tốt một số nội  
dung, bao gồm:  
đóng vai trò tích cực hơn, trong việc thiết kế  
các phương thức giám sát, phù hợp với từng  
nhóm đối tượng và trong những điều kiện  
nhất định. Việc giám sát, đánh giá và cảnh  
báo rủi ro trong hoạt động của nền hành  
chính trên cơ sở tổng hợp và phân tích các dữ  
liệu thống kê thường xuyên sẽ hiệu quả và  
thuyết phục, nhằm bảo đảm cho việc sử dụng  
quyền lực nhà nước trong các hoạt động hành  
chính được đúng đắn, khách quan.  
Thứ nhất, nhận thức mới về phương  
thức, nội dung kiểm soát việc thực hiện  
quyền hành pháp của các CQTT. Hiện nay,  
các CQTT thông qua việc thực hiện các chức  
năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo  
và phòng, chống tham nhũng của mình, góp  
phần kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà  
nước trong lĩnh vực hành pháp nói chung  
hay cụ thể là kiểm soát hoạt động của các cơ  
quan hành chính nhà nước. Trong đó, việc  
thực hiện chức năng, thẩm quyền thanh tra  
là phương diện hoạt động quan trọng của các  
CQTT, qua đó giúp phát hiện, ngăn ngừa và  
xử lý các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực  
trong tổ chức và hoạt động của các  
CQHCNN, của các tổ chức, cá nhân có liên  
quan. Tuy nhiên, trên cơ sở đánh giá thực  
tiễn, Chiến lược phát triển ngành thanh tra  
đã đưa ra định hướng cần chuyển sang thực  
hiện giám sát, đánh giá hiệu quả của các cơ  
quan hành chính, của đội ngũ cán bộ, công  
chức trong các CQHCNN. Từ việc thay đổi  
về nội dung, dẫn đến thay đổi phương thức  
hoạt động, phương pháp thanh tra, năng lực,  
ý thức của đội ngũ cán bộ thanh tra. Từ nhận  
thức đến quy định và thực hiện các quy định  
mang tính chiến lược này cần được thúc đẩy  
bằng “tư duy của thời đại 4.0. Đây là thay  
đổi cần thiết để phù hợp với bối cảnh hiện  
nay, với đòi hỏi tự thực tiễn; thay đổi vì hiệu  
quả của cả hệ thống chứ không bảo vệ, cố  
hữu với các giá trị, lợi ích hiện hữu của  
ngành mình.  
Thứ ba, tăng cường công khai, minh  
bạch trong các hoạt động của CQTT. Công  
khai, minh bạch là nguyên tắc, yêu cầu trong  
tổ chức và hoạt động của các cơ quan nói  
chung. Trong thời đại ngày nay, công khai,  
minh bạch được coi là một nguyên tắc bảo  
đảm, và chính các kết quả khoa học, công  
nghệ sẽ thúc đẩy việc công khai, minh bạch  
được thực hiện tốt hơn. Sự phát triển của  
khoa học, công nghệ làm cho việc công khai,  
minh bạch dễ thực hiện, phạm vi công khai  
lớn và ít tốn kém. Việc công khai, minh bạch  
thúc đẩy việc tương tác giữa CQTT với các  
cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra cũng  
như với xã hội về các kết quả hoạt động của  
mình. Công khai, minh bạch giúp tăng tính  
chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra.  
Bên cạnh đó, giúp CQTT thực hiện đánh giá  
toàn diện, đầy đủ và đúng đắn hơn việc sử  
dụng quyền lực nhà nước trong hoạt động  
hành chính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.  
CQTT trong xu hướng phát triển của  
mình cũng đứng trước những cơ hội và thách  
thức. Việc thay đổi cách tiếp cận về vị trí, vai  
trò của mình để chuyển mạnh sang thực hiện  
giám sát, đánh giá hoạt động của các  
CQHCNN, của đội ngũ cán bộ công chức  
trong CQHCNN cần tư duy phù hợp với thời  
đại 4.0. Điều này sẽ góp phần kiểm soát việc  
thực hiện quyền lực trong hoạt động hành  
chính bởi chính thiết chế bên trong của cơ  
quan hành pháp được hiệu quả, thiết thực  
hơn. Đây cũng chính là các yêu cầu, đòi hỏi  
trong trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta  
đang từng bước đổi mới tổ chức và hoạt  
động của ngành thanh tra nhằm đáp ứng các  
yêu cầu của QLNN, xây dựng Chính phủ  
Thứ hai, tổ chức xây dựng có hiệu quả  
hệ thống dữ liệu hoạt động của CQTT về  
tiếp công dân, về khiếu nại, tố cáo, về kiểm  
soát tài sản, thu nhập, về thanh tra trong toàn  
ngành. Hệ thống dữ liệu này phục vụ cho  
việc thực hiện quản lý nhà nước có hiệu quả  
hơn. Ứng dụng thành quả của cuộc cách  
mạng khoa học công nghệ lần thứ tư trong  
thiết lập các cơ chế tiếp nhận, xử lý thông tin  
trong các hoạt động điều hành, tác nghiệp  
của CQTT được nhanh chóng, kịp thời. Với  
việc chuyển đổi sang thực hiện giám sát,  
đánh giá hành chính, khoa học công nghệ sẽ  
kiến tạo phát triển  
n
NLGHPIÊPNHCÁPU  
27  
Số 20 (420) - T10/2020  
pdf 5 trang yennguyen 20/04/2022 1180
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của cơ quan thanh tra đối với kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_co_quan_thanh_tra_doi_voi_kiem_soat_viec_thuc_hi.pdf