Giáo trình Luật vận tải biển - Nghề: Khai thác vận tải

CC HÀNG HI VIT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HI I  
GIÁO TRÌNH  
LUT VN TI BIN  
NGH: KHAI THÁC VN TI  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết đnh số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....ca Hiu  
Trưởng Trường Cao đẳng Hàng Hi I  
Hải phòng, năm 2017  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
 
LỜI MỞ ĐẦU  
Để góp phần vào việc không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng  
yêu cầu của thực tiễn trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, khoa Kinh tế trường  
Cao đẳng Hàng hải đang cố gắng từng bước biên soạn giáo trình Luật vận tải biển  
một cách có hệ thống phù hợp với xu thế chung trên thế giới.  
Luật vận tải biển là môn khoa học cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo  
của nghề khai thác vận tải. Giáo trình đã trình bày những kiến thức cơ bản về luật  
vận tải biển, các khái niệm về hàng hải, hợp đồng, các tranh chấp và xử lý tranh  
chấp trong hoạt động hàng hải.  
Giáo trình Luật vận tải biển bao gồm các nội dung chính sau:  
Chương 1. Những vùng biển đặt dưới chủ quyền và quyền tài phán quốc gia  
Chương 2. Những vùng biển, eo biển và kênh đào quốc tế  
Chương 3. Tàu biển và thuyền bộ  
Chương 4. Cảng biển – Cảng vụ - Hoa tiêu hàng hải  
Chương 5. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa  
Chương 6: Đại lý tàu biển và môi giới hàng  
Chương 7: Hợp đồng thuê tàu  
Chương 8: Cứu hộ hàng hải  
Chương 9: Giới hạn trách nhiệm dân sự đối với các khiếu nại hàng hải  
Chương 10: Giải quyết tranh chấp hàng hải  
Giáo trình đã được trình bày với sự đóng góp kiến thức quý báu của tập thể  
giáo viên bộ môn và các cán bộ chuyên ngành kinh tế vận tải biển, đồng thời tiếp  
thu có chọn lọc các tài liệu chuyên ngành Hàng hải trong và ngoài nước, kết hợp  
với thực tiễn đổi mới hiện nay ở Việt Nam.  
Giáo trình là tài liệu giảng dạy chính thức cho sinh viên ngành Khai thác vận  
tải, Trường Cao đẳng Hàng hải I, đồng thời là tài liệu tham khảo cho sinh viên  
những ngành học có liên quan đến lĩnh vực chuyên môn này.  
Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp bổ sung để giáo trình này  
ngày càng hoàn thiện hơn và đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của thực  
tiễn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày…..........tháng…........... năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Th.s. Đồng Phong Huyền  
3
 
MỤC LỤC  
4
 
5
6
7
8
Bảng danh mục ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ chuyên ngành  
Ký hiệu, từ viết tắt, thuật  
ngữ chuyên ngành  
Giải thích  
XNK  
HHVN  
VTB  
Xuất nhập khẩu  
Hàng hải Việt Nam  
Vận tải biển  
RT  
Tấn đăng ký  
BGTVT  
NRT  
Bộ giao thông vận tải  
Dung tích đăng kiểm thực chở  
Dung tích đăng kiểm toàn bộ  
Bảo hiểm xã hội  
GRT  
BHXH  
F.I.O  
F.D  
Free in and out  
Free discharge  
F.O.B  
DWT  
Free on board  
Trọng tải toàn bộ  
9
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: LUẬT VẬN TẢI BIỂN  
Mã môn học: MH 10  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
- Vị trí: Là môn khoa học cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo của  
nghề khai thác vận tải, được bố trí giảng dạy sau khi học các môn chung và trước  
khi học các môn cơ sở của nghề.  
- Tính chất: Luật vận tải là môn học ngiên cứu những kiến thức cơ bản liên  
quan: chế độ pháp lý của vùng biển, những nguyên tắc cơ bản về hoạt động hàng  
hải; những quy định về tàu biển và thuyền bộ và hoạt động hàng hải liên quan,  
những quy định về phương tiện vận tải được phép lưu hành.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Luật vận tải cung cấp cho người  
học những kiến thức cơ bản làm cơ sở để học các môn chuyên môn của nghề.  
Mục tiêu của môn học/mô đun:  
- Về kiến thức: Trình bày được một cách có hệ thống, trọng điểm về bộ luật  
hàng hải Việt Nam, một số công ước quốc tế có liên quan đến hoạt động hàng hải,  
luật giao thông đường bộ, những quy định về phương tiện vận tải được phép lưu  
thông;  
- Về kỹ năng: Ứng dụng luật vào sản xuất kinh doanh khai thác vận tải;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cần cù, năng động tiếp thu kiến thc;  
làm đầy đủ các bài kim tra, bài tp tho lun mà giáo viên yêu cu.  
Nội dung của môn học:  
Thời gian (giờ)  
Thực  
hành/  
thực  
tập/ thí Kiểm  
số thuyết nghiệm tra  
Số  
TT  
Tên chương, mục  
Tổng  
Lý  
/bài  
tập/thảo  
luận  
1
Chương 1: Những vùng biển đặt dưới  
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia  
1. Nội thuỷ  
4
2
1
1
2. Lãnh hải  
3. Vùng tiếp giáp  
4. Thềm lục địa  
10  
 
5. Vùng đặc quyền kinh tế  
6. Đảo, Quần đảo và quốc gia quần đảo  
Kiểm tra  
1
2
Chương 2: Những vùng biển, eo biển  
và kênh đào quốc tế  
2
1
1
1. Công hải  
2. Biển đóng và biển nửa đóng  
3. Các eo biển quốc tế  
4. Các kênh đào quốc tế  
Chương 3: Tàu biển và thuyền bộ  
1. Tàu biển  
3
4
2
2
1
1
1
1
2. Thuyền bộ  
Chương 4: Cảng biển, cảng vụ hoa tiêu  
hàng hải  
1. Cảng biển  
2. Cảng vụ hàng hải  
3. Hoa tiêu hàng hải  
5
Chương 5: Vận chuyển hàng hoá bằng 10,0  
đường biển  
1. Khái niệm, các loại hợp đồng vận 1,0  
chuyển hàng hóa vận chuyển bằng  
đường biển  
4,0  
1
5,0  
2
1,0  
2. Chứng từ vận chuyển và vận đơn 3,0  
đường biển  
1
3. Xếp, dỡ và trả hàng  
2,0  
1
1
1
2
4. Vận chuyển hàng hoá, cước phí và 3,0  
phụ phí vận chuyển  
Kiểm tra  
1,0  
2
1
6
Chương 6: Đại lý tàu biển và môi giới  
hàng hải  
2
1. Đại lý tàu biển  
2. Môi giới hàng hải  
7
8
Chương 7: Hợp đồng thuê tàu  
1. Thuê tàu định hạn  
2
2
2
2
2. Thuê tàu trần  
Chương 8: Cứu hộ hàng hải  
1. Khái niệm cứu hộ hàng hải và một  
số công ước quốc tế liên quan đến công  
tác cứu hộ hàng hải  
11  
2. Cứu hộ hàng hải trong luật hàng hải  
Việt Nam  
9
Chương 9: Giới hạn, trách nhiệm dân  
sự đối với các khiếu nại hàng hải  
1. Các công ước quốc tế về giới hạn  
trách nhiệm dân sự của chủ tàu  
2. Giới hạn trách nhiệm dân sự trong  
luật hàng hải Việt Nam  
2
2
1
2
1
10 Chương 10: Giải quyết một số tranh  
chấp hàng hải  
1. Quy định về giải quyết tranh chấp  
hàng hải  
2. Khiếu nại và kiện tụng  
3. Tổ chức một số Tòa án, Trọng tài có  
liên quan đến luật vận tải biển  
Tổng cộng  
30  
18  
10  
2
12  
CHƯƠNG 1. NHỮNG VÙNG BIỂN ĐẶT DƯI CHQUYN VÀ  
QUYN TÀI PHÁN QUC GIA.  
Mã chương: MH.6840102.10.01  
Giới thiệu:  
Công ước về luật biển 1982 là điều ước quốc tế tổng hợp (một bộ luật), là  
mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực pháp điển hóa vì sự phát triển tiến bộ của  
các quy phạm pháp luật quốc tế, đồng thời quy định cụ thể hóa hơn so với Công  
ước Geneva về luật biển năm 1958. Công ước về luật biển 1982 đã quy định chế  
độ pháp lý của đại dương và điều chỉnh các dạng hoạt động cơ bản về sử dụng,  
nghiên cứu, khai thác và chinh phục đại dương phục vụ cho các điều kiện phát  
triển kinh tế – xã hội hiện đại.  
Nội dung chương 1 sẽ cung cấp những kiến thức về những vùng biển đặt  
dưới chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam theo tinh thần của công  
ước quốc tế về luật biển 1958 được sửa đổi năm 1982.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được những vùng biển đặt dưới chủ quyền và quyền tài phán  
quốc gia;  
- Trình bày được vai trò của những vùng biển này đến khai thác vận tải;  
- Nhận thức được phạm vi hoạt động của tàu khi khai thác vận tải.  
Nội dung chính:  
1. Ni thuỷ (Vùng nước nội địa):  
1.1. Khái niệm  
Nội thuỷ là vùng biển ở phía trong đường cơ sở để đo lảnh hải và giáp với  
bờ biển.  
Các vùng nước phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải bao  
gồm: - Các vịnh, cửa sông và cảng đậu tàu thuyền…  
- Các vùng nước lịch sử hoặc vịnh lịch sử cũng có quy chế pháp lý như vùng  
nội thủy.  
1.2. Chế độ pháp lý của nội thuỷ  
Nội thủy là lãnh thổ của quốc gia ven biển, thuộc chủ quyền hoàn toàn, tuyệt  
đối và đầy đủ của quốc gia đó.  
Nội thuỷ thuộc chủ quyền của nước ven biển nên nước ven biển có quyền:  
Lập pháp, hành pháp, tư pháp, cưỡng chế trong nội thuỷ cũng như trên đất liền.  
Chế độ pháp lý chủ yếu do luật quốc nội điều chỉnh. Quốc gia ven biển thực  
hiện quyền tài phán hành chính, dân sự và hình sự trong quan hệ với tàu thuyền  
của bất kỳ quốc gia nào qua lại.  
13  
       
Tàu thuyền quân sự ra vào phải được phép hoặc theo lời mời của quốc gia  
ven biển. Tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy của quốc gia khác có nghĩa  
vụ chấp hành quy tắc hải vận, luật pháp và tập quán của quốc gia ven biển.  
Nước ven biển có quyền từ chối không cho phép tàu thuyền nước ngoài ra  
vào cảng.  
Trong vùng nội thuỷ tàu thuyền nước ngoài không được phép đi lại vô hại.  
1.3. Phân định vùng nội thuỷ  
Các nước có bờ biển đối diện hoặc tiếp giáp nhau nếu không có sự thoả  
thuận giữa các nước hữu quan thì áp dụng phương pháp cách đều trừ khi có những  
hoàn cảnh đăc biệt như vùng nước lịch sử thì phương pháp phân định sẽ khác đi.  
2. Lãnh hi  
2.1. Khái niệm và cách xác định lãnh hải.  
2.1.1. Khái niệm  
Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nội thủy và các vùng biển thuộc quyền  
chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Lãnh hải thuộc chủ quyền  
hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển với chiều rộng không được vượt quá 12  
hải lý tính từ đường cơ sở.  
2.1.2. Cách xác định  
Theo quy định tại Điều 3, Công ước về luật biển 1982 thì mỗi quốc gia có  
quyền ấn định chiều rộng của lãnh hải đến một giới hạn không quá 12 hải lý từ  
đường cơ sở được xác định phù hợp với Công ước này. Có hai cách xác định  
đường cơ sở:  
Một là đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải, được  
tính theo ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển, thể hiện trên các hải đồ  
tỷ lệ lớn được quốc gia ven biển chính thức công nhận (Điều 5 Công ước về luật  
biển 1982);  
Hai là đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải, được dùng cho  
bờ biển lồi lõm, khúc khuỷu, quanh co và cho quốc gia quần đảo (Điều 7 Công ước  
về luật biển 1982).  
Một số quốc gia kết hợp đường cơ sở thẳng và đường cơ sở thông thường để  
tính chiều rộng lãnh hải (tức là kết hợp Điều 5 và Điều 7 của Công ước về luật biển  
1982).  
2.2. Chế độ pháp lý của lãnh hải  
Đối với vùng lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ  
(Điều 2 Công ước về luật biển 1982), ban hành các quy định cho thủy vận, với mục  
đích đảm bảo an ninh, các phương tiện và trang thiết bị vận tải thủy, bảo vệ tài  
14  
           
nguyên sinh vật và phòng ngừa ô nhiễm, quy định khu vực cấm tàu thuyền nước  
ngoài (khoản 3, Điều 25 Công ước về luật biển 1982).  
Theo Điều 18 và 19 Công ước về luật biển 1982 thì qua lại hòa bình (qua lại  
vô hại – right of innocent passage) được hiểu là tàu thuyền nước ngoài chạy qua  
không rẽ vào vùng nội thủy, hoặc đi qua vùng nội thủy, hoặc đi từ vùng nội thủy ra  
biển cả (Điều 18 Công ước về luật biển 1982). Như vậy, đi lại hòa bình có nghĩa là  
không vi phạm các quy định và an ninh của quốc gia ven biển (Điều 19 Công ước  
về luật biển 1982) và chấp hành luật lệ của quốc gia ven biển.  
Theo Điều 19 Công ước về luật biển 1982, các quốc gia có quyền đi qua  
lãnh hải của quốc gia ven biển không phải xin phép trước nếu họ không có các  
hoạt động:  
- Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ  
của quốc gia ven biển;  
- Luyện tập, diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào;  
- Thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho quốc gia ven biển;  
- Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc gia ven biển;  
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay, phương tiện quân  
sự;  
- Xếp dỡ hàng hóa, tiền bạc, đưa người lên xuống tàu trái quy định của quốc  
gia ven biển;  
- Cố ý gây ô nhiễm nghiêm trọng;  
- Đánh bắt hải sản;  
- Nghiên cứu, đo đạc;  
- Làm rối loạn hoạt động giao thông liên lạc;  
- Các hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.  
Trong vùng lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện các quyền:  
Một là, quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài khi có vụ việc  
phạm tội trên tàu thuyền nước ngoài mà hệ quả của vụ việc đó tác động đến quốc  
gia ven biển; hoặc tính chất của nó ảnh hưởng đến sự ổn định của quốc gia ven  
biển; hoặc gây mất trật tự vùng lãnh hải; nếu trưởng tàu thuyền, đại diện ngoại giao  
hoặc lãnh sự có đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ (Điều 27 Công ước về  
luật biển 1982); và nhằm ngăn chặn buôn bán trái phép ma túy;  
Hai là, quyền tài phán dân sự không thực hiện với tàu thuyền nước ngoài đi  
qua lãnh hải nhưng có thể áp dụng các biện pháp hình phạt hoặc bắt giữ tại điểm  
đậu trong lãnh hải, hoặc đi qua lãnh hải sau khi rời khỏi nội thủy; có quyền đòi bồi  
15  
thường do tàu thuyền nước ngoài gây ra trong thời gian khi đi qua lãnh hải (làm hư  
hại các phương tiện hàng hải, ống dẫn ngầm, hệ thống lưới đánh bắt cá vv…;  
Ba là, tàu quân sự nước ngoài khi đi qua lãnh hải, ở trong lãnh hải hoặc  
trong nội thủy có quyền bất khả xâm phạm theo quy định của luật quốc tế nhưng  
không đe dọa đến an ninh quốc gia ven biển. Tàu thuyền quân sự nước ngoài nếu  
không chấp hành luật lệ của quốc gia ven biển sẽ bị buộc phải rời khỏi lãnh hải  
(Điều 30 Công ước về luật biển 1982)  
Chế độ pháp lý của lãnh hải theo luật biển Việt Nam:  
- Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng  
trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của  
Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.  
- Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại  
trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi  
qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm  
quyền của Việt Nam.  
- Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện  
trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước  
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.  
- Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải  
Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện  
theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.  
- Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong  
lãnh hải Việt Nam.  
2.3. Phân định vùng lãnh hải  
Theo Công ước về luật biển 1982, chiều rộng của lãnh hải được định chế  
không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Tuy nhiên, khi phân định ranh giới lãnh  
hải có thể xuất hiện các “yếu tố” có thể ảnh hưởng đến phân định ranh giới lãnh  
hải. Ví dụ như sự hiện diện của các đảo và các công trình nhân tạo trên biển v.v…  
Công ước Geneva về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1958 (khoản 1, Điều  
12) và Công ước về luật biển 1982 (Điều 15) đã quy định về việc hoạch định ranh  
giới lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau: “Khi hai  
quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia nào được quyền  
mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các  
điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia,  
trừ khi có sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong  
trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các hoàn cảnh đặc biệt khác  
cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải của hai quốc gia một cách khác”.  
16  
 
Quy định trên đã ghi nhận phương pháp đường trung tuyến cách đều, cũng  
như mở ra khả năng để các quốc gia liên quan có thể thoả thuận về một giải pháp  
phân định khác dựa trên cơ sở có tính đến các yếu tố như danh nghĩa lịch sử hoặc  
hoàn cảnh đặc biệt. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể về danh nghĩa lịch sử hoặc  
hoàn cảnh đặc biệt chưa được hai Công ước nói trên quy định cụ thể dẫn đến thiếu  
cơ sở pháp lý cụ thể để các quốc gia có liên quan tiến hành đàm phán, thoả thuận  
về việc thừa nhận có sự hiện diện của danh nghĩa lịch sử hay hoàn cảnh đặc biệt  
cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến giải pháp phân định ranh giới  
lãnh hải. Thực tiễn quốc tế về phân định lãnh hải và vùng tiếp giáp thường gặp các  
“hoàn cảnh đặc biệt” sau đây: Hình dạng bất thường của bờ biển; sự hiện diện của  
các đảo; tuyến đường và luồng hàng hải…  
Công ước về luật biển 1982 không có qui định riêng biệt về phân định vùng  
nội thuỷ và vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế,  
khi phân định vùng nội thuỷ, các quốc gia có biển thường áp dụng tương tự như  
các định chế được quy định tại Điều 15 Công ước về luật biển 1982; còn việc phân  
định vùng tiếp giáp lãnh hải thì phức tạp hơn vì các điều khoản quy định về vùng  
biển này nằm chung trong Phần II “Lãnh hải và vùng tiếp giáp” của Công ước về  
luật biển 1982. Việc đặt tên mục của Phần II, Công ước về luật biển 1982 là “Lãnh  
hải và vùng tiếp giáp” có thể là một quy định “mở” để các quốc gia liên quan có  
thể áp dụng những quy định về phân định lãnh hải trong Điều 15 Công ước về luật  
biển 1982 cho việc phân định vùng tiếp giáp lãnh hải.  
3. Vùng tiếp giáp  
3.1. Khái niệm  
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải, nó  
cùng với lãnh hải tạo ra một vùng biển có chiều rộng không quá 24 hải lý.  
Vùng tiếp giáp của Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý.  
3.2. Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải  
Quốc gia ven biển có quyền kiểm tra để phòng ngừa vi phạm các luật về hải  
quan, thuế, y tế, nhập cư vàtrừng phạt các hành vi vi phạm các quy định trên lãnh  
thổ hay trong lãnh của mình (Điều 33 Công ước về luật biển 1982).  
Đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ ở đáy biển thuộc vùng tiếp  
giáp lãnh hải (Điều 303 Công ước về luật biển 1982), nếu không được phép của  
quốc gia ven biển, mọi sự trục vớt các hiện vật này đều bị coi là vi phạm xảy ra  
trên lãnh hải hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó và quốc gia đó có quyền trừng trị.  
Khác với vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp không thuộc lãnh thổ và không thuộc chủ  
quyền của quốc gia ven biển. Quốc gia ven biển thực hiện quyền tài phán hạn chế  
hơn.  
Theo quy định của Luật biển Việt Nam:  
17  
     
- Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các  
quyền khác phù hợp với pháp luật quốc tế đối với vùng tiếp giáp lãnh hải.  
- Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn  
ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh  
xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.  
3.3. Phân định vùng tiếp giáp  
Khi các nước có bờ biển tiếp giáp hoặc đối diện nhau thì dùng phương pháp  
cách đều.  
4. Vùng đặc quyn kinh tế  
4.1. Khái niệm  
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải, cùng với lãnh  
hải vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.  
4.2. Chế độ pháp lý  
Vùng đặc quyền kinh tế không thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, có  
quy chế pháp lý riêng. Các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, cũng  
như các quyền và tự do của các quốc gia khác được điều chỉnh phù hợp với Điều  
55 Công ước về luật biển 1982. Quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền với  
mục đích thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tài nguyên sinh vật biển; lắp đặt và  
sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình khác v.v… (Điều 56 Công  
ước về luật biển 1982).  
Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác có các quyền tự do sau đây  
(khoản 1, Điều 58 Công ước về luật biển 1982):  
- Tự do hàng hải;  
- Tự do hàng không;  
- Tự do lắp đặt dây cáp ống dẫn ngầm (khi đặt đường ống dẫn ngầm phải  
thông báo và thỏa thuận với quốc gia ven biển);  
- Được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác phù hợp với luật định và  
gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này, phù hợp với các quy định khác của  
Công ước.  
Theo quy định của Luật biển Việt Nam:  
- Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:  
+ Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài  
nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về  
các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;  
+ Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và  
công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;  
18  
       
+ Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.  
- Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp,  
ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong  
vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước  
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm  
phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên  
biển của Việt Nam.  
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản  
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.  
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài  
nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc  
quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã  
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của  
pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.  
- Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển theo quy  
định của công ước.  
4.3. Phân định vùng đặc quyền kinh tế  
Trong khu vực Biển Đông, vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia lân cận  
lại trùm lẫn lên nhau. Phương án phân chia tốt nhất vùng đặc quyền kinh tế và  
vùng thềm lục địa tại Biển Đông là theo đường trung tuyến. Tuy nhiên, các quốc  
gia trong vùng đều không áp dụng phương án đường trung tuyến. Mỗi quốc gia  
đều có những tuyên bố riêng biệt về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nên  
dẫn đến phát sinh tranh chấp.  
5. Thm lục địa  
5.1. Khái niệm  
- Theo Công ước Geneva về luật biển năm 1958, thềm lục địa là đáy biển và  
lòng đất dưới đáy biển tiếp giáp với bờ biển, các hải đảo nằm ngoài lãnh hải đến độ  
sâu 200m hoặc sâu hơn nữa tới mức độ cho phép khai thác các tài nguyên thiên  
nhiên ở đó.  
- Thềm lục địa, theo quy định của Công ước về luật biển 1982, là đáy biển  
và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển kéo dài tự  
nhiên đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lý (Điều 76).  
Nếu thềm lục địa vượt quá 200 hải lý, quốc gia ven biển có thể xác định ranh giới  
ngoài thềm lục địa của mình và báo cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa Liên hợp  
quốc để xem xét và đưa ra khuyến nghị và có nghĩa vụ đóng góp khi khai thác  
(Điều 76 và Phụ lục II Công ước về luật biển 1982).  
19  
     
- Theo đó, Điều 76 Công ước về luật biển 1982 quy định thềm lục địa là  
vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven  
biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ  
ngoài của rìa lục địa hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lý nếu như rìa ngoài của  
bờ lục địa ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp bờ ngoài của rìa lục địa kéo  
dài tự nhiên lớn hơn 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì quốc gia ven biển có thể xác  
định ranh giới ngoài của thềm lục địa theo sự kéo dài tự nhiên đó nhưng cũng  
không được vượt quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu  
2.500m một khoảng cách không quá 100 hải lý  
- Theo quy định của Luật biển Việt Nam: Thềm lục địa là vùng đáy biển và  
lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ  
phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho  
đến mép ngoài của rìa lục địa.  
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ  
200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.  
Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ  
đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ  
đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m).  
5.2. Chế độ pháp lý:  
ng ước 1958 qui định: Nước ven biển thực hiện quyền chủ quyền ở thềm  
lục địa nhằm thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đó. Nếu nước ven biển  
không thăm dò, không khai thác thì nước ngoài cũng không được tiến hành những  
hoạt động đó, trừ khi nước ven biển cho phép, nhưng nước ven biển không được  
gây trở ngại cho các nước khác trong các hoạt động về hàng hải, đánh cá, nghiên  
cứu khoa học,... vì cột nước trên thềm lục địa được coi là công hải.  
Công ước 1982 qui định:Vì thềm lục địa là vùng biển ngầm kéo dài tự nhiên  
của đất liền và khẳng định lại quyền chủ quyền có tính chất riêng biệt đối với tài  
nguyên thiên nhiên ở đó (duy trì công ước 1958).  
Theo quy định của luật biển Việt Nam:  
- Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai  
thác tài nguyên.  
- Quyền chủ quyền có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt  
động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không  
có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.  
- Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định  
việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.  
20  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 77 trang yennguyen 26/03/2022 6983
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Luật vận tải biển - Nghề: Khai thác vận tải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_van_tai_bien_nghe_khai_thac_van_tai.pdf