Bài tập nhóm môn Luật doanh nghiệp - Chủ đề: Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp - Nguyễn Lưu Thiện Sơn

LUT DOANH NGHIP  
TCHC LI VÀ GII THDOANH NGHIP  
Nhóm 6:  
Nguyễn Lưu Thiện Sơn  
Hồ Hữu Nhân  
Lại Đức Trí  
Võ Quang Triều  
Đặng Trường San  
I. Tổ chức lại doanh nghiệp  
1. Tổ chức lại doanh nghiệp là gì?  
Tổ chức lại doanh nghiệp là tái cấu trúc lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất,  
sáp nhập hoặc chuyển đổi doanh nghiệp) sao cho phù hợp hơn với mục tiêu doanh  
nghiệp hướng tới.  
Góc độ lý luận: Tổ chức lại DN là việc tái cấu trúc lại DN dẫn đến la  
mô kinh doanh, hoặc thay đôi hinh thưc phap ly DN nhăm muc đich nâng cao năng  
lưc canh tranh và để phát huy hiệu quả hoạt động của DN.  
̀m thay đôỉ quy  
̉
̀
́
́
́
̀
̣
́
̣
̣
Góc độ pháp lý: Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập  
hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Đ 4.25  
Hình thức áp dụng: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi DN.  
Đối tượng áp dụng:  
Cty TNHH, CP: tất cả 5 biện pháp…  
Cty hợp danh: chỉ HN, SN  
DNTN: chỉ Chuyển đổi  
2. Tổ chức lại doanh nghiệp xảy ra khi nào?  
Chiến lượt kinh doanh thay đổi…  
Nhu cầu quản trị công ty thay đổi…  
Các chủ sở hữu cty phát sinh mâu thuẫn…  
Có thành viên bị “chết” …dẫn đến số lượng thành viên công ty không còn đủ giới  
hạn tối thiểu…  
Nâng cao năng lực cạnh tranh…  
3. Mục đích của tổ chức lại doanh nghiệp  
Mục đích:  
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh và để phát huy hiệu quả hoạt động của DN  
+ Giải quyết các “mâu thuẩn nội bộ”…như chia, tách DN.  
+ Tránh phải DN rơi vào giải thể: không đủ số lượng tối thiểu: chuyển đổi DN, chia,  
tách…  
4. Hệ quả của việc tổ chức lại doanh nghiệp  
Hệ quả:  
+ La  
hơn va  
+ Làm thay đô  
TNHH, tư công ty TNHH tha  
̀
̉
̀ cty có quy mô lơń thaǹ h cty có quy mô nhỏ  
̀
̣
̣
̉
̀
́
́
́
̀
̀
̉
̀
+ Hình thành các DN mới trên thị trường, hoặc chấm dứt các DN đang tồn tại: chia,  
tách, hợp nhất,  
+ Ảnh hưởng đến vấn đề cạnh tranh giữa các DN trên thị trường (hợp nhất, sáp  
nhập).  
5. Các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp  
Căn cứ vào quy định tại các điều 192, 193, 194, 195,... 199 luật doanh nghiệp  
2014 thì có các loại hình tổ chức lại doanh nghiệp sau:  
+ Chia doanh nghiệp  
Chỉ có Cty cổ phần và Cty TNHH có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công  
ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới.  
Sau khi các Cty mới được cấp giấy phép kinh doanh thì DN bị chia chấm dứt tồn tại.  
Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh  
toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa  
thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó  
thực hiện các nghĩa vụ này.  
+ Tách doanh nghiệp  
Chỉ có Cty cổ phần và Cty TNHH có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản,  
quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập  
một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới.  
Không làm chấm dứt sự tồn tại của công ty bị tách.  
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên  
đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa  
vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới  
thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa thuận  
khác.  
Ví dụ:  
VinHomes tách ra từ VinGroup.  
VinPro tách ra từ VinCommerce.  
+ Hợp nhất doanh nghiệp  
Áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp. ( Chú ý các quy định đặc biệt về thị phần ).  
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại.  
công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về  
các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của  
các công ty bị hợp nhất.  
Ví dụ: Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) hợp nhất với Ngân  
hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) thành lập Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt  
Nam (PVcomBank).  
+ Sáp nhập doanh nghiệp  
Áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp. ( Chú ý các quy định đặc biệt về thị phần ).  
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, Cty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.  
Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách  
nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản  
khác của công ty bị sáp nhập.  
Ví dụ : MHB sáp nhập vào BIDV  
Southern Bank sáp nhập vào Sacombank  
+ Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp  
Chuyển đổi Cty TNHH thành Cty CP.  
Chuyển đổi Cty CP thành Cty TNHH.  
Chuyển đổi Cty TNHH 1 thành viên thành Cty TNHH hai thành viên trở lên.  
Chuyển đổi DN tư nhân thành Cty TNHH  
+ Tạm ngừng kinh doanh  
Tạm ngừng kinh doanh là việc DN tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh  
doanh trong khoảng thời gian không quá 2 năm, nghĩa là doanh nghiệp không được  
ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác.  
Sau khi hết thời hạn doanh nghiệp phải hoạt động trở lại nếu không phải làm thủ tục  
giải thể, chuyển nhượng.  
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải nộp đủ số thuế còn  
nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và  
người lao động (nếu có), trừ trường hợp chủ nợ, khách hàng và người lao động có  
thỏa thuận khác  
II.  
Giải thể doanh nghiệp  
1. Giải thể doanh nghiệp là gì ?  
Việc chủ thể doanh nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt  
tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.  
Giải thể Doanh Nghiệp là việc Doanh Nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã  
đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải  
thể theo quy định của pháp Luật.  
Hiện nay trên thực tế có rất nhiều những thương nhân sau khi đăng ký kinh  
doanh nhưng vì những lý do khác nhau đã không tiến hành hoạt động kinh doanh  
hoặc đang kinh doanh nhưng không tiếp tục kinh doanh nữa không thông báo tạm  
ngừng hoạt động hoặc không giải thể Doanh nghiệp do thủ tục giải thể phức tạp và  
mất nhiều thời gian.  
Việc này để lại những hậu quả rất lớn cho công tác quản lý Doanh nghiệp của Nhà  
nước cũng như chính các thương nhân. Do vậy các thương nhân khi không tiếp tục  
hoạt động kinh doanh nữa nên tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp để được đảm  
bảo các quyền và lợi ích của chính mình.  
2. Giải thể doanh nghiệp xảy ra khi nào?  
Các hoạt động kinh doanh của công ty không đảm bảo mức lợi nhuận nhất định cho  
công ty để tiếp tục duy trì, buộc người lãnh đạo phải giải thể công ty theo đúng quy  
định của pháp luật đề ra.  
Các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định dừng hoạt động của doanh nghiệp khi  
doanh nghiệp vi phạm điều luật nào đó hoặc vi phạm pháp luật, buộc cơ quan chức  
năng thu hồi giấy phép kinh doanh.  
3. Các hình thức giải thể doanh nghiệp  
Giải thể tự nguyện: là trường hợp chủ doanh nghiệp thực hiện rút lui khỏi thương  
trường vì những lý do riêng của họ hoặc trong điều lệ đã thỏa thuận.  
Giải thể bắt buộc: là trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc doanh  
nghiệp phải giải thể khi doanh nghiệp không đủ điều kiện luật định nào đó hoặc vi  
phạm pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh.  
Các trường hợp giải thể.  
Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về các trường hợp giải thể doanh  
nghiệp như sau:  
“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:  
Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia  
hạn;  
Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả  
thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu  
công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công  
ty cổ phần;  
Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong  
thời hạn sáu tháng liên tục;  
Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.  
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và  
nghĩa vụ tài sản khác. “  
Như vậy, theo luật doanh nghiệp, một doanh nghiệp sẽ bị giải thể trong những  
trường hợp sau đây:  
Thứ nhất, kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ công ti mà không có quyết  
định gia hạn. Khi thành lập công ti các thành viên đã thỏa thuận, kết ước với nhau.  
Sự thỏa thuận, kết ước được biểu hiện bằng điều lệ công ti. Điều lệ công ti là bản  
cam kết của các thành viên về thành lập, hoạt động của công ti trong đó đã thảo  
thuận về thời hạn hoạt động của công ty. Khi hết thời hạn hoạt động đã ghi trong  
điều lệ (nếu các thành viên không muốn xin gia hạn hoạt động) thì công ti đương  
nhiên phải tiến hành giải thể.  
Thứ hai, theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của  
hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ti đối với công ti trách nhiệm hữu hạn, của tất  
cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với  
công ty cổ phần.  
Đây là trường hợp xuất phát từ ý chí, sự thỏa thuận giữa các thành viên trong công  
ty. Khi các thành viên xét thấy việc tham gia công ti không còn có lợi thì họ có thể  
thỏa thuận để yêu cầu giải thể công ti.  
Thứ ba,Công ti không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp  
luật trong thời hạn 6 tháng liên tục.  
Đầu tiên để thành lập công ty thì phải có đủ số lượng thành viên tối thiểu đó cũng là  
một trong những điều kiện pháp lí để công ti tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định  
số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại hình công ti là khác nhau. Khi không còn  
đủ số lượng thành viên tối thiểu, để tiếp tục tồn tại, công ti phải kết nạp thêm các  
thành viên cho đủ số lượng tối thiểu. Thời hạn để công ti thực hiện việc kết nạp  
thêm thành viên là 6 tháng kể từ ngày công ti không còn đủ số lượng thành viên tối  
thiểu. Nếu công ti không kết nạp thêm thành viên, dẫn đến công ti tồn tại không đủ  
số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng liên tục thì công ti phải giải thể.  
Thứ tư, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh  
Để được chính thức hoạt đông thì công ty phải có giấy chứng nhận đăng kí kinh  
doanh. Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là căn cứ pháp lí không thể thiếu cho  
sự tồn tại và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, công ti nói riêng. Khi công  
ti kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng  
kí kinh doanh thì công ti không thể tiếp tục tồn tại, hoạt động. Trong những trường  
hợp này công ti phải giải thể theo yêu cầu của cơ quan đăng kí kinh doanh (theo  
khoản 2 điều 165 Luật Doanh nghiệp 2005).  
4. Các nghĩa vụ trước giải thể doanh nghiệp  
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn  
lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu  
công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.  
pdf 6 trang yennguyen 01/04/2022 7060
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập nhóm môn Luật doanh nghiệp - Chủ đề: Tổ chức lại và giải thể doanh nghiệp - Nguyễn Lưu Thiện Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfbai_tap_nhom_mon_luat_doanh_nghiep_chu_de_to_chuc_lai_va_gia.pdf