Xác lập và vận hành tín thác cho mục đích từ thiện: Kinh nghiệm từ quốc tế

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
XÁC LẬP VÀ VẬN HÀNH TÍN THÁC CHO MỤC ĐÍCH Từ THIỆN:  
KINH NGHIỆM Từ QUỐC TẾ  
Lê Bích Thủy  
ThS.-Trường-Đại-học-Kinh-tế--Luật,-Đại-học-Quốc-gia-Tp.-Hồ-Chí-Minh  
Thông tin bài viết:  
Tóm tắt:  
Từ khóa: Tín thác, tín thác cho mục  
đích từ thiện, sản nghiệp.  
Tính pháp lý của hoạt động huy động đóng góp cứu trợ không thông  
qua tổ chức chuyên nghiệp tại Việt Nam gần đây nhận được sự quan  
tâm lớn từ công chúng. Tại các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh-  
Mỹ, một người có thể tách tài sản của mình thành những sản nghiệp  
khác nhau dưới hình thức tín thác để phục vụ cho nhiều mục đích,  
trong đó có mục đích từ thiện. Tuy nhiên, những quy tắc luật tài sản  
hiện hành của Việt Nam không công nhận việc một chủ thể có thể cùng  
lúc có nhiều hơn một sản nghiệp (trừ một số trường hợp đặc biệt). Do  
đó, cần thiết lập cơ sở pháp lý để cho phép một chủ thể có thể có và  
quản lý nhiều sản nghiệp độc lập, miễn là không để các sản nghiệp lẫn  
lộn vào nhau thông qua sự vận hành của tín thác, nhằm tạo hành lang  
pháp lý phù hợp cho các hoạt động nêu trên.  
Lịch sử bài viết:  
Nhận bài  
Biên tập  
Duyệt bài  
: 15/10/2020  
: 22/10/2020  
: 24/10/2020  
Article Infomation:  
Key words: Trust, charitable trust,  
patrimony (estate).  
Abstract:  
In Vietnam, the legal aspects of the emergency relief donation call  
taken by unprofessional persons have received a lot of concerns from  
the public recently. In countries following the Anglo-Saxon legal  
system, a person (either natural or legal) is entitled to split his/her  
property into separate patrimonies under the form of trusts to serve  
various purposes, including charitable ones. However, current property  
laws of Vietnam have not entitled any persons to possess more than  
one patrimony (except for some special cases). As a result, it is  
fundamental to provide adequate legal foundations for a person to be  
entitled to hold and manage separate independent patrimonies as long  
as the mentioned estates are not mixed through the adoption of trust.  
Article History:  
Received  
Edited  
: 15 Oct. 2020  
: 22 Oct. 2020  
: 24 Oct. 2020  
Approved  
1. Đặt vấn đề  
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến khác nhau về tính  
pháp lý và sự minh bạch của việc huy động  
và vận hành nguồn tài chính được hình thành  
từ sự đóng góp của công chúng. Thực tế này  
cho thấy, sự cần thiết phải xây dựng hành  
lang pháp lý cho hoạt động huy động đóng  
góp và vận hành tài chính của các loại quỹ  
có mục đích từ thiện nhưng nằm trong sản  
nghiệp của cá nhân hoặc pháp nhân khác ở  
nước ta hiện nay. Trong điều kiện đó, kinh  
nghiệm triển khai tín thác hoặc tín thác cho  
mục đích từ thiện tại các nước Phương Tây  
là gợi mở hữu ích cho Việt Nam tham khảo.  
Biến đổi khí hậu đang tác động ngày  
càng lớn đến các quốc gia trên khắp thế giới,  
trong đó có Việt Nam. Thiên tai xảy ra ngày  
càng thường xuyên với sức tàn phá ngày  
càng tăng. Với tính cách nhân hậu, “tương  
thân tương ái”, hỗ trợ đồng bào của người  
dân Việt Nam, nhu cầu có địa điểm tin cậy  
để trao gửi lòng tin cho các hoạt động thiện  
nguyện ngày càng trở nên cấp thiết hơn.  
Thời gian gần đây, từ uy tín cá nhân, một số  
người đã kêu gọi được sự ủng hộ tài chính  
rất lớn từ công chúng cho hoạt động từ thiện.  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
55  
Số 20 (420) - T10/2020  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
2. Tín thác cho mục đích từ thiện tại các  
quốc gia theo luật Anh -Mỹ  
còn nữa mà hành vi này làm phát sinh mối  
quan hệ pháp lý giữa người nhận tín thác và  
người hưởng lợi tín thác. Do nắm giữ quyền  
sở hữu tài sản về mặt pháp lý (legal  
ownership), bên nhận tín thác có tất cả các  
quyền của một chủ sở hữu hợp pháp đối với  
tài sản, bao gồm các quyền chiếm giữ, sử  
dụng và định đoạt. Tuy nhiên, tất cả các  
quyền này đều bị hạn chế bởi những điều  
kiện được quy định tại văn bản xác lập quan  
hệ tín thác, đồng thời, việc thực hiện tất cả  
các quyền này đều chỉ phục vụ cho mục đích  
của tín thác chứ không phục vụ cho lợi ích  
cá nhân của bên nhận tín thác1. Trong mối  
quan hệ với bên thứ ba, bên nhận tín thác  
đóng vai trò là chủ sở hữu tài sản và có  
quyền đối vật đối với tài sản tín thác. Trong  
khi đó, bên thụ hưởng tín thác có quyền  
hưởng lợi từ tài sản theo các điều kiện được  
quy định rõ trong tín thác (quyền sở hữu về  
mặt lợi ích - equitable ownership)2. Sự phân  
chia thành 2 loại quyền sở hữu này chính là  
đặc điểm quan trọng nhất của tín thác theo  
hệ thống pháp luật Anh-Mỹ3, mang đến 2 hệ  
quả chính yếu sau đây:  
2.1. Tín thác  
Quan hệ “tín thác” hay “quản lý tài sản  
ủy thác” (Trust) được xem là một trong những  
thành tựu nổi bật của pháp luật Anh - Mỹ và  
được áp dụng rất phổ biến từ rất lâu tại nhiều  
quốc gia trên thế giới. Ở các quốc gia theo hệ  
thống thông luật như Anh, Mỹ, Úc..., tín thác  
không những được dùng như một công cụ  
hữu hiệu nhất để xử lý các vấn đề liên quan  
đến thừa kế, quản lý quỹ hưu trí, đầu tư tài  
chính, tài sản hôn nhân mà đặc biệt là một  
công cụ hữu hiệu để quản lý tài sản được trao  
gửi cho các hoạt động thiện nguyện.  
Trong quan hệ tín thác, tồn tại 3 bên  
(bên lập tín thác, bên nhận tín thác và bên  
thụ hưởng tín thác) và đòi hỏi sự phân chia  
quyền sở hữu tài sản rõ ràng giữa bên nhận  
tín thác (nhận ủy thác quản lý tài sản) sở hữu  
tài sản về mặt pháp lý, có các quyền chiếm  
giữ, sử dụng, định đoạt tài sản (nhưng không  
thụ hưởng lợi ích từ tài sản) và bên thụ  
hưởng tín thác sở hữu tài sản về mặt lợi ích  
(có quyền hưởng lợi nhưng không được  
chiếm giữ, định đoạt vào thời điểm tài sản  
đang được bên nhận tín thác chiếm giữ). Bên  
nhận và quản lý tín thác chỉ có thể quản lý  
tài sản mà không thể hưởng lợi gì từ tài sản,  
còn bên lập tín thác thì một khi đã đưa tài  
sản vào tín thác thì không thể thay đổi đòi  
lại. Ngay khi lập tín thác, các quyền của  
người lập ra tín thác đối với tài sản không  
Thứ nhất, tài sản tín thác được tách bạch  
khỏi tài sản cá nhân của bên nhận4; do đó,  
chủ nợ của bên nhận không thể tác động gì  
đến tài sản (ví dụ như thu giữ tài sản tín thác  
trong trường hợp bên nhận bị tuyên bố phá  
sản và phải thanh lý tài sản)5. Tài sản tín thác  
chỉ tồn tại cho bên thụ hưởng hoặc chỉ phục  
vụ vì mục đích của tín thác, chứ không liên  
quan đến chủ nợ của cá nhân bên nhận6.  
1 DWM Waters. (1995).The Institution of the Trust in Civil and Common Law. In Académie de Droit  
International (ed). 252 Recueil des Cours (Martinus Nijhoff, Dordrecht/Boston/London. 113 at 132.  
2 J Garrigues. (1953). Law of Trusts. 2 Am J Comp L 25 at 27; WW Buckland and AD McNair. (2008). Roman  
Law and Common Law. 2nd ed. Cambridge University Press. At 176-177.  
3 Abdul Hameed Sitti Kadija and De Saram.1946. AC 208, PC with reference to RW Lee. (1931). Introduction  
to Roman-Dutch Law. 3rd ed. Clarendon Press, Oxford. At 372.  
4 W. W. Buckland and Arnold D. McNair. (1952). Roman and Common Law. Cambridge University Press.  
5 DWM Waters. (1995). The Institution of the Trust in Civil and Common Law. In Académie de Droit  
International (ed). 252 Recueil des Cours (Martinus Nijhoff, Dordrecht/Boston/London. At 127.  
6 W. W. Buckland and Arnold D. McNair. (1952). Roman and Common Law. Cambridge University Press.  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
56  
Số 20 (420) - T10/2020  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
Thứ hai, bên thụ hưởng có quyền đối  
nhân đối với tài sản (yêu cầu các bên liên  
quan thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ tài sản  
tín thác đối với mình)7 và chỉ có bên thứ ba  
ngay tình mới được bảo vệ8.  
2.2. Tín thác cho mục đích từ thiện  
(Charitable Trust)  
Như vậy, trong trường hợp ông A có nhu  
cầu tách một phần tài sản cá nhân để dành  
cho hoạt động từ thiện và huy động thêm  
đóng góp từ bạn bè hay cộng đồng thì việc  
hình thành một tín thác riêng cho mục đích  
từ thiện là hoàn toàn dễ dàng thực hiện. Ông  
A có thể trực tiếp quản lý các hoạt động của  
sản nghiệp tín thác này cho các hoạt động  
thiện nguyện và không lo ngại vấn đề về sự  
nhập nhằng giữa tài sản của cá nhân ông và  
tài sản dành cho mục đích từ thiện, cũng  
không hề có rủi ro nào đối với uy tín của cá  
nhân ông A. Tín thác loại này được cá nhân  
lập dễ dàng, không cần thủ tục đăng ký phức  
tạp, không cần báo cáo tài chính, có sản  
nghiệp riêng độc lập dù không hề có bất kỳ  
tư cách pháp nhân gì và cũng không phải là  
một cá nhân.  
Hoạt động từ thiện tại các quốc gia áp  
dụng tín thác cũng có thể được vận hành  
dưới hình thức hoạt động của Quỹ Tín thác  
cho mục đích từ thiện (charitable trust)9.  
Loại Quỹ này cần được đăng ký hoạt động  
khi mức vận động đạt mức nhất định, có tư  
cách pháp nhân và phải thỏa mãn một số  
điều kiện như: phải phục vụ cho lợi ích của  
cộng đồng (chứ không phải cho một nhóm  
cá nhân), không được hoạt động vì mục tiêu  
lợi nhuận và phải báo cáo tài chính thường  
niên cho ủy ban giám sát cũng như được  
kiểm toán độc lập … Quỹ tín thác được hội  
đồng tín thác (Board of Trustees) quản lý.  
Hội đồng này thường là những người có uy  
tín, được bầu cử hoặc chỉ định - đại diện cho  
tập thể tất cả những người đóng góp10. Nói  
chung, Quỹ tín thác là một dạng tổ chức từ  
thiện chuyên nghiệp và các thành viên trong  
hội đồng sẽ quyết định dùng số tiền vào mục  
đích gì, đồng thời là người giám sát ban điều  
Tại các quốc gia theo hệ thống pháp luật  
Anh-Mỹ, lập tín thác đã trở nên một hoạt  
động quen thuộc của người dân và một  
người có thể tách tài sản của mình thành  
những sản nghiệp khác nhau gồm những  
khoản Có và Nợ riêng, độc lập và không trộn  
lẫn với nhau để phục vụ cho nhiều mục đích.  
Ví dụ, ông A có tài sản 500 tỷ đô la Mỹ  
kim. Ông ta dùng 100 tỷ lập Tín thác 1 và  
giao cho người bạn thân B hiện là chủ doanh  
nghiệp có uy tín, đầu tư, thu lợi nhằm mục  
đích chi trả cho các chi phí học tập của con  
gái; 100 tỷ khác đưa vào Tín thác 2, do chính  
mình quản lý, đầu tư và thu lợi với mục đích  
chi trả cho các chi phí học tập của con trai;  
đồng thời, đưa 100 tỷ nữa vào Tín thác 3  
cũng do chính mình quản lý (với điều khoản  
không được đầu tư rủi ro) để chăm sóc bản  
thân khi già yếu. Như vậy, ông ta đồng thời  
có 2 sản nghiệp: sản nghiệp dân sự với giá  
trị Có còn lại là 200 tỷ đô la; sản nghiệp Tín  
thác 3 với người lập là chính ông A, người  
quản lý và hưởng lợi cũng là ông ta. Khi  
công việc kinh doanh của ông A thua lỗ thì  
các khoản Nợ của ông sẽ được dùng tài sản  
trong sản nghiệp 200 tỷ để chi trả, còn tài sản  
trong sản nghiệp 1, 2, 3 không bị ảnh hưởng.  
Trong trường hợp ông A muốn huy động  
thêm vốn kinh doanh mạo hiểm thì cũng  
không thể dùng tài sản 100 tỷ trong sản  
nghiệp Tín thác 3 được vì điều khoản lập tín  
thác đã loại trừ khả năng đầu tư rủi ro.  
7
DWM Waters. (1995). The Institution of the Trust in Civil and Common Law. In Académie de Droit  
International (ed). 252 Recueil des Cours (Martinus Nijhoff, Dordrecht/Boston/London. At 127.  
W. W. Buckland and Arnold D. McNair. (1952). Roman and Common Law. Cambridge University Press.  
Parks, Charles T., Jr.( 2003). The Charitable Lead Trust: Why It Works Even in a Down Market. Faegre  
2020).  
8
9
10 Blackwell, T. E. (1938). The Charitable Corporation and the Charitable Trust. Wash. ULQ, 24, 1.  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
57  
Số 20 (420) - T10/2020  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
hành hay giám đốc quỹ để bảo đảm những  
người thực thi trực tiếp sẽ hành xử chuyên  
nghiệp và thực hiện đúng sứ mệnh đề ra -  
tức bảo vệ niềm tin của người đóng góp.  
Như vậy, người góp tiền thực hiện quyền  
quyết định sử dụng nguồn lực gián tiếp qua  
lựa chọn đại diện của mình trong hội đồng  
tín thác.  
sang hình thức trực tiếp trao tiền mặt và do  
đó, trái với mục đích ban đầu.  
Thứ ba, mặc dù làm việc tốt nhưng cá  
nhân nhận đóng góp để đi cứu trợ sẽ vướng  
vào các nghĩa vụ công khai minh bạch và áp  
lực giải trình mục đích sử dụng với công  
chúng.  
Thứ tư, một số cá nhân đã quyết định  
quyên tiền làm từ thiện nhưng sau đó vì một  
lý do nào đấy đã đòi lại, gây khó khăn và  
phiền nhiễu cho bên nhận.  
3. Những gợi mở cho Việt Nam  
Tại Việt Nam, hành động lập quỹ từ  
thiện, vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn  
đóng góp tự nguyện cho hoạt động nhân đạo  
được quy định tại Nghị định số 64/2008/NĐ-  
CP ngày 14/5/2008 và Nghị định  
93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính  
phủ. Dưới góc độ pháp lý, hoạt động từ thiện  
có thể hiểu đơn giản chỉ là việc tặng cho tài  
sản của người có tài sản với người đang có  
nhu cầu và các quy định của pháp luật hiện  
hành đều không cấm hoạt động từ thiện của  
cá nhân. Tuy nhiên, việc nhận các khoản  
đóng góp dưới danh nghĩa cá nhân sẽ làm  
phát sinh một số vấn đề sau đây:  
Thứ nhất, khi các khoản đóng góp được  
chuyển vào tài khoản cá nhân, thì sẽ trở  
thành một phần sản nghiệp của cá nhân  
nhận. Trong trường hợp tồn tại chủ nợ có  
khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn thì chủ nợ  
có quyền thực hiện các hoạt động nghiệp vụ  
để sử dụng số tài sản hiện có trong sản  
nghiệp của bên nhận nhằm đảm bảo cho việc  
thực hiện nghĩa vụ.  
Thứ hai, mặc dù về mặt “tình” thì tài sản  
được gửi nhờ để chuyển cho các đối tượng  
cần giúp đỡ nhưng dưới góc độ pháp lý thì  
tài sản đã được tặng cho người chủ tài khoản  
và do đó, chủ tài khoản có quyền tùy nghi sử  
dụng cho dù là trái với nguyện vọng và mục  
đích của những người đã tặng cho. Ví dụ  
như, ban đầu cá nhân có thể huy động đóng  
góp để thực hiện việc xây nhà, xây cầu cho  
người dân khó khăn nhưng sau đó đã chuyển  
Thứ năm, hoạt động từ thiện của các cá  
nhân thường mang tính bộc phát và tùy tình  
hình huy động; do đó, các yêu cầu của pháp  
luật hiện hành về thành lập các quỹ từ thiện,  
xã hội hay về hoạt động từ thiện… như tài  
sản đóng góp thành lập quỹ phải đạt mức tối  
thiểu theo quy định (Điều 14 Nghị định số  
93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019) hoặc  
đóng thuế (mục đ khoản 2 Điều 8 Nghị định  
số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019) … có  
thể là một trở ngại lớn khiến các cá nhân  
ngần ngại không thành lập tổ chức từ thiện.  
Về các Quỹ đồng hành với mục tiêu hỗ  
trợ sinh viên tại một số trường đại học, công  
tác quản lý và vận hành hiện tại gặp khá  
nhiều khó khăn do các thủ tục liên quan đến  
thanh quyết toán. Nguồn tài chính của Quỹ,  
mặc dù hoàn toàn được các tổ chức, cá nhân  
đóng góp và không liên quan đến nguồn  
ngân sách nhà nước được cấp cho nhà  
trường hoặc các hoạt động dịch vụ của nhà  
trường, nhưng vì tài sản của Quỹ vẫn nằm  
trong sản nghiệp của pháp nhân trường nên  
mọi hoạt động của Quỹ vẫn phải thực hiện  
theo đúng các quy định của Nhà nước đối  
với các đơn vị sự nghiệp công lập.  
Nhìn chung, luật thực định tại Việt Nam  
với những quy tắc luật tài sản hiện hành  
không công nhận việc một chủ thể có thể  
cùng lúc có nhiều hơn một sản nghiệp (trừ  
một số trường hợp đặc biệt như khối tài sản  
11 Nguyễn Ngọc Điện. (2018). Giáo trình Luật Dân Sự, Tập 1, Nxb. Đại học Quốc gia TP. HCM.  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
58  
Số 20 (420) - T10/2020  
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ  
riêng và khối tài sản chung của vợ chồng  
hay trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn  
một thành viên), mặc dù trong thực tiễn đã  
và đang phát triển trên cơ sở hợp đồng11. Do  
đó, rất cần cơ sở pháp lý để cho phép một  
chủ thể có thể có và quản lý nhiều sản  
nghiệp độc lập, miễn là không để các sản  
nghiệp lẫn lộn vào nhau thông qua sự vận  
hành của tín thác.  
tránh bị tổn thương do các mầm mống nghi  
kỵ vì thiếu minh bạch.  
Tương tự, sự vận hành của các loại Quỹ  
đồng hành sinh viên vượt khó sẽ có nhiều  
thuận lợi hơn nếu những tài sản được đóng  
góp cho Quỹ cũng như các nghĩa vụ của  
Quỹ sẽ được đưa vào một sản nghiệp riêng,  
tách khỏi sản nghiệp của đơn vị sự nghiệp  
là nhà trường, mặc dù vẫn do nhà trường  
quản lý, vận hành với tư cách là bên nhận  
tín thác. Nếu tách Quỹ ra khỏi pháp nhân  
trường, hay thành lập một Quỹ từ thiện tách  
khỏi cá nhân (theo luật đã định), có thể Quỹ  
sẽ không còn có thể thu hút được sự đóng  
góp tài trợ như ban đầu. Nguyên nhân là do  
công chúng tin vào uy tín cá nhân của  
những người nổi tiếng và tin vào uy tín của  
trường đại học để thực hiện những nguyện  
vọng, chứ không tin vào một tổ chức từ  
thiện chuyên nghiệp nào khác.  
Với việc xác lập tín thác, cá nhân huy  
động đóng góp có thể bảo đảm sự toàn vẹn  
của tài sản đóng góp khỏi những rắc rối tài  
chính của bản thân (nếu có), tránh khỏi  
những phức tạp của nghĩa vụ giải trình (do  
tín thác vận hành theo mục đích và nguyên  
tắc được xác định trước), bảo toàn uy tín cá  
nhân. Ví dụ, liên quan đến những tranh luận  
về hoạt động huy động đóng góp cứu trợ  
khẩn cấp và trực tiếp thực hiện cứu trợ (với  
số tiền huy động được lên đến 150 tỷ VNĐ)  
cho đồng bào miền Trung của một cá nhân12  
trong thời gian gần đây, nếu có đủ cơ sở  
pháp lý, người này có thể tách toàn bộ số  
tiền huy động được vào một tài khoảng  
riêng, gọi là tín thác, mặc dù mang tên mình  
với tư cách là chủ sở hữu nhưng lại tách bạch  
khỏi khối tài sản dân sự của cá nhân. Tín  
thác này có những người đóng góp là bên lập  
(settlor), bên nhận là người được tin tưởng  
giao phó quản lý khối tài sản (trustee) và  
người dân khu vực bị ảnh hưởng của thiên  
tai là bên thụ hưởng (beneficiary). Theo  
những điều khoản được thống nhất trước khi  
lập tín thác, chủ tài sản chỉ được dùng tài sản  
trong tín thác cho những mục đích đã được  
người lập quy định và cho các đối tượng đã  
được thống nhất tiêu chí trước. Điều này  
giúp tránh trường hợp tùy tiện sử dụng sai  
mục đích và giải tỏa các bất đồng về đối  
tượng nhận cứu trợ, cũng như giúp các bên  
4. Kết luận  
Tinh thần tương trợ đồng bào gặp khó  
khăn hoạn nạn là một giá trị văn hóa vô giá  
của dân tộc Việt Nam và cần được gìn giữ,  
bảo vệ. Việc tạo dựng các cơ sở pháp lý  
vững chắc có thể giúp củng cố niềm tin và  
tránh cho các bên liên quan những tổn  
thương không đáng có. Kinh nghiệm từ các  
quốc gia tiên tiến cho thấy, các quy định của  
pháp luật về tín thác có thể giải quyết triệt  
để những vấn đề thực tiễn tại Việt Nam đang  
đối mặt liên quan đến vận hành hoạt động từ  
thiện của cá nhân hay của các đơn vị sự  
nghiệp công lập. Do đó, những nghiên cứu  
chuyên sâu về tín thác nói chung và tín thác  
cho mục đích từ thiện nói riêng nên được  
tiến hành để từng bước hoàn thiện khung  
pháp lý của Việt Nam nhằm kịp thời đáp ứng  
nhu cầu của xã hội và xu hướng hội nhập  
luật pháp quốc tế của nước ta  
n
truong-giang-2020102909334127.htm.  
NLGHPIÊPNHCÁPU  
59  
Số 20 (420) - T10/2020  
pdf 5 trang yennguyen 20/04/2022 2560
Bạn đang xem tài liệu "Xác lập và vận hành tín thác cho mục đích từ thiện: Kinh nghiệm từ quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfxac_lap_va_van_hanh_tin_thac_cho_muc_dich_tu_thien_kinh_nghi.pdf