Vai trò của giới trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng của huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế

TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP  
ISSN 2588-1256  
Tập 4(1)-2020:1613-1624  
VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG  
ĐỒNG CỦA HUYỆN NAM ĐÔNG, THỪA THIÊN HUẾ  
Ngô Thị Phương Anh*, Đỗ Thị Thu Ái, Vũ Thị Thùy Trang,  
Lê Thị Phương Thảo, Nguyễn Duy Ngọc Tân  
Khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế  
*Tác giả liên hệ: ngothiphuonganh@huaf.edu.vn  
Nhận bài:10/08/2019  
Hoàn thành phản biện: 05/11/2019 Chấp nhận bài: 30/11/2019  
TÓM TẮT  
Thông qua kết quả phỏng vấn sâu 11 người am hiểu là cán bộ kiểm lâm huyện, trưởng thôn, đại  
diện ban quản lý rừng cộng đồng; phỏng vấn 60 hộ dân, vàthảo luận 8 nhóm nam, nữ và trẻ em tại hai  
điểm nghiên cứu, đề tài đã xác định được có sự phân biệt giới trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và  
phát triển rừng cộng đồng ở cả 2 nhóm dân tộc Kinh (xã Hương Lộc) và Cơ tu (xã Thượng Quảng).  
Mức độ tham gia của nữ giới và nam giới trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng là không  
giống nhau và có sự tương đồng giữa 2 nhóm dân tộc. Nam giới thường tham gia vào các hoạt động  
quản lý bảo vệ rừng nhiều hơn nữ giới. Nam giới hầu như có quyền tham gia và quyết định tất cả mọi  
việc từ gia đình đến ngoài xã hội như: lập kế hoạch, xây dựng quy ước, tuần tra bảo vệ, phát triển rừng  
cộng đồng và tham gia lãnh đạo cộng đồng; Trong lúc đó phụ nữ rất ít có cơ hội để tham gia vào các  
hoạt động trên, đặc biệt là vị trí quản lý cộng đồng. Sở dĩ có sự khác biệt giới như vậy là do 2 nhân tố  
chi phối: định kiến giới và địa vị xã hội. Tuy nhiên, trên cơ sở phân tích kết quả thì sự khác biệt giới  
trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng cộng đồng do địa vị xã hội ở nhóm người Cơ tu  
rõ nét hơn ở nhóm người Kinh.  
Từ khóa: Địa vị xã hội, Định kiến giới, Giới, Rừng cộng đồng, Nam Đông  
THE ROLE OF GENDER IN COMMUNITY FOREST MANAGEMENT,  
PROTECTION AND DEVELOPMENT IN NAM DONG DISTRICT, THUA THIEN  
HUE PROVINCE  
Ngo Thi Phuong Anh, Do Thi Thu Ai, Vu Thi Thuy Trang,  
Le Thi Phuong Thao, Nguyen Duy Ngoc Tan  
Faculty of Forestry, University of Agriculture and Forestry, Hue University  
ABSTRACT  
11 knowledgeable people who were district forest rangers, village heads, representatives of  
community forest management boards were thoroughly interviewed; 60 households, 8 groups of men,  
women and children in two research sites were interviewed and discussed; the study identified that there  
was the gender discrimination in community forest management, protection and development activities  
in both 2 groups of Kinh people (Huong Loc commune) and Co tu people (Thuong Quang commune).  
The participation level of women and men was different from these activities, thus there were  
similarities between the two ethnic groups. Men were more involved in forest protection and  
management activities than women. Most men had the rights to participate in and decide everything  
from their families to social activities such as making plans and regulations, patrolling, protecting and  
developing community forest and joining community leadership. At the same time, women had few  
opportunities to participate in these activities, especially community management positions. There were  
gender differences in the community forest management, protection and development activities due to  
two main factors: Gender discrimination and social status. However, based on the analysis of the results,  
there were gender differences in forest protection and development of community forests due to the fact  
that social status in the Cotu group was clearer than the Kinh group.  
Keywords: Community forest, Gender discrimination, Nam Dong, Social status  
1613  
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY  
ISSN 2588-1256  
Vol. 4(1)-2020:1613-1624  
nói riêng và nguồn tài nguyên rừng nói  
chung, đề tài nghiên cứu này tập trung vào  
phân tích vai trò của giới trong công tác  
QLBV&PT rừng cộng đồng tại điểm nghiên  
cứu.  
1. MỞ ĐẦU  
Trong những năm gần đây, quản lý  
rừng cộng đồng đã và đang trở thành một  
trong những phương thức quản lý rừng phổ  
biến ở Việt Nam đã mang lại một số hiệu  
quả đáng ghi nhận.  
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  
NGHIÊN CỨU  
Nam Đông là một huyện miền núi  
của tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai giao  
rừng cho các cộng đồng quản lý, sử dụng và  
bước đầu đã có những thành quả nhất định.  
Công tác giao rừng cho cộng đồng quản lý  
bảo vệ được người dân và chính quyền địa  
phương hưởng ứng tích cực, tạo được  
chuyển biến lớn trong cộng đồng dân cư về  
nhận thức trách nhiệm công tác quản lý bảo  
vệ và phát triển rừng; bước đầu đã mang lại  
hiệu quả trong công tác Quản lý bảo vệ  
(QLBV) rừng, hạn chế tình hình xâm hại tài  
nguyên rừng, từng bước xác lập được chủ  
thể quản lý rừng; nâng cao hiệu quả sử dụng  
rừng và đất lâm nghiệp, tạo điều kiện cho  
hộ gia đình yên tâm sử dụng đất và đầu tư  
vào các hoạt động làm giàu rừng, góp phần  
bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng  
sinh học (Hạt kiểm lâm huyện Nam Đông,  
năm 2017). Tuy nhiên, một trong những vấn  
đề bất cập trong quản lý rừng cộng đồng ở  
đây chưa được quan tâm nghiên cứu đó là  
sự bất bình đẳng giới. Ở khu vực miền núi,  
phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong tất cả  
các hoạt động của cộng đồng về khai thác  
và sử dụng các loại sản phẩm có liên quan  
đến rừng nhưng vai trò của họ trong các  
hoạt động về QLBV rừng ít khi nhận được  
sự chú ý đúng mức trong các chương trình  
phát triển rừng. Bên cạnh đó, các quy định  
pháp lý của Việt Nam thường ít đề cập đến  
vai trò và giá trị của người phụ nữ (Lê Thị  
Diên, 2011). Chính vì vậy, sự hạn chế của  
phụ nữ trong việc tham gia quản lý tài  
nguyên rừng cũng như quyền ra quyết định  
đã gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác  
QLBV&PTR. Để góp phần làm cơ sở  
hướng tới quản lý bền vững rừng cộng đồng  
2.1.Đối tượng nghiên cứu  
Nghiên cứu được triển khai thực hiện  
ở địa bàn 2 xã Hương Lộc và Thượng  
Quảng, thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa  
Thiên Huế. Đây là 2 xã đại diện cho 2 nhóm  
dân tộc Kinh (xã Hương Lộc) và Cơ tu (xã  
Thượng Quảng) được giao rừng cho cộng  
đồng quản lý, bảo vệ và đã mang lại một số  
thành quả nhất định. Tuy nhiên, vấn đề giới  
trong quản lý bảo vệ rừng cộng đồng ở đây  
vẫn chưa được chú trọng.  
2.2. Phương pháp nghiên cứu  
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp  
- Thu thập các thông tin, số liệu thứ  
cấp từ các báo cáo của Hạt kiểm lâm Nam  
Đông, Ban quản lý rừng huyện Nam Đông;  
UBND xã Hương Lộc và Thượng Quảng.  
- Kế thừa, tham khảo số liệu khoa học  
liên quan đến đề tài nghiên cứu trong các  
bài báo cáo khoa học, tạp chí, trang web, các  
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.  
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp  
- Phỏng vấn sâu các cán bộ địa  
phương, bao gồm 4 trưởng thôn, 1 cán bộ  
hạt kiểm lâm huyện, 2 kiểm lâm viên địa  
bàn, 4 cán bộ của ban quản lý rừng cộng  
đồng tại địa phương.  
- Phỏng vấn bán cấu trúc 60 người  
dân địa phương tham gia quản lý bảo vệ và  
phát triển rừng cộng đồng tại xã Thượng  
Quảng và xã Hương Lộc.  
-
Tiến hành thảo luận 8 nhóm theo  
giới, mỗi nhóm từ 5-8 người: bao gồm  
nhóm 4 nam và 4 nhóm nữ tại Thương  
Quảng và Hương Lộc về khung hoạt động,  
bảng phân công lao động theo giới, khung  
1614  
Ngô Thị Phương Anh và cs.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP  
ISSN 2588-1256  
Tập 4(1)-2020:1613-1624  
tiếp cận và kiểm soát nguồn lực, sơ đồ  
SWOT, các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác  
biệt giới trong quản lý, sử dụng và phát triển  
rừng cộng đồng.  
xã Hương Lộc, bao gồm đất rừng phòng hộ  
5.153,03 ha, đất rừng đặc dụng 4.568,16 ha,  
đất rừng sản xuất 4.599,75 ha. Toàn xã đến  
năm 2017 đã giao được 863,80 ha, trong đó  
giao cho 4 cộng đồng dân cư thôn với diện  
tích 475,30 ha và 6 nhóm hộ với diện tích  
388,50 ha. Phần lớn diện tích rừng tự nhiên  
giao cho cộng đồng, nhóm hộ là rừng sản xuất  
với trạng thái rừng nghèo, tổ thành loài cây  
chủ yếu là ươi, chò, đào, trám.  
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu  
Số liệu từ thảo luận nhóm được tổng  
hợp vừa làm cơ sở xây dựng bộ câu hỏi  
phỏng vấn cá nhân hộ gia đình và cán bộ  
quản lý.  
Số liệu thu thập qua bảng phỏng vấn  
được chọn lọc, kiểm tra chéo, xử lý và phân  
tích định lượng bằng phần mềm Excel 2010  
nhằm phục vụ cho việc giải thích các sự  
kiện, kết quả nghiên cứu. Kết quả xử lý  
được thể hiện theo dạng phân tích, mô tả,  
bảng và biểu đồ.  
3.2. Vai trò của giới trong quản lý, bảo vệ  
và phát triển rừng cộng đồng tại điểm  
nghiên cứu  
3.2.1. Sự tham gia của giới trong các hoạt  
động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng  
cộng đồng  
Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò  
của nam và nữ giới trong quản lý bảo vệ và  
phát triển rừng cộng đồng là không giống  
nhau và có sự tương đồng giữa 2 nhóm dân  
tộc. Nam giới thường tham gia vào các hoạt  
động quản lý bảo vệ rừng nhiều hơn nữ giới,  
nam giới hầu như có quyền quyết định tất  
cả mọi việc từ trong gia đình đến ngoài xã  
hội. Qua điều tra tại địa bàn nghiên cứu  
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN  
3.1. Giới thiệu chung về địa bàn nghiên  
cứu  
Hương Lộc là xã thuộc miền núi cách  
trung tâm huyện 2 km về phía Đông Nam.  
Theo báo cáo kiểm kê đất đai năm 2017 của  
Huyện Nam Đông, tổng diện tích đất tự  
nhiên của xã là 6.570,28 ha, trong đó diện  
tích đất lâm nghiệp là 6.128,87 ha (gồm:  
4.539,25 ha đất rừng đặc dụng và 1.589,62  
ha đất rừng phòng hộ). Tổng diện tích giao  
đất giao rừng toàn xã tính đến năm 2017 là  
691,582 ha, trong đó giao cho 2 cộng đồng  
(thôn 2 và 3) là 282,36 ha, 4 nhóm hộ:  
400,722 ha và 58 hộ gia đình: 278,5 ha để  
quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Đa số diện  
tích đất rừng được giao cho cộng đồng,  
nhóm hộ và hộ gia đình ở trạng thái rừng  
thứ sinh trữ lượng nghèo.  
được kết quả thể hiện ở Biểu đồ 1  
.
Biểu đồ 1 cho thấy: người dân của  
cả 2 nhóm dân tộc đều tham gia hầu hết  
các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển  
rừng cộng đồng.Tuy nhiên, phụ nữ ở dân  
tộc Kinh và Cơ tu rất ít khi tham gia các hoạt  
động QLBVR, họ chiếm tỷ lệ tham gia rất  
thấp, thường dưới 20%, trong khi đó nam  
giới tham gia trên 50%. Nữ giới thường chỉ  
tham gia các hoạt động trồng, vệ sinh, chăm  
sóc rừng, họ ít tham gia vào các hoạt động  
tuần tra bảo vệ rừng. Kết quả phỏng vấn sâu  
các thành viên ban quản lý rừng và thông qua  
thảo luận nhóm người dân cho biết: do  
khoảng cách từ nhà đến rừng cộng đồng khá  
xa, phụ nữ không đủ sức khỏe, đường núi  
dốc, nhiều khe đá rất nguy hiểm nên đã hạn  
chế sự tham gia của nữ giới. Ở đây trừ khi  
Thượng Quảng là xã miền núi ở vùng  
thượng nguồn sông Hương, nằm về phía  
Tây của huyện Nam Đông, cách trung tâm  
thị trấn Khe Tre khoảng 16 km về hướng  
Đông. Theo số liệu thống kê năm 2017, tổng  
diện tích đất tự nhiên của xã Thượng Quảng  
là 15.522,35 ha, trong đó diện tích đất lâm  
nghiệp chiếm 14.320,94 ha, hơn gấp 2 lần  
1615  
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY  
ISSN 2588-1256  
Vol. 4(1)-2020:1613-1624  
nam giới trong gia đình bận không đi được  
thì nữ giới mới đi thay nhưng đa số rất ít.  
Ngoài ra, nữ giới phải đảm đương các công  
việc nhà như nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, lo cho  
con cái nên họ thường bị hạn chế trong việc  
quản lý và khai thác các nguồn lợi từ rừng.  
Đơn vị: %  
Đơn vị: %  
Biểu đồ 1.Sự tham gia của giới trong các hoạt động liên quan đến QLBV RCĐ  
3.2.2. Sự phân công lao động theo giới  
trong các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát  
triển RCĐ  
phòng cháy chữa cháy, khai thác Lâm sản  
ngoài gỗ (LSNG), bắt giữ vi phạm nam giới  
tham gia nhiều hơn nữ giới. Nữ giới thường  
tham gia nhiều hơn nam giới trong các hoạt  
động chăm sóc, gieo ươm cây giống do đòi  
hỏi sự tỉ m. Phụ nữ phải tham gia vào rất  
nhiều các hoạt động, từ hoạt động sản xuất  
để tạo ra thu nhập đến các hoạt động xã hội  
và đặc biệt là tham gia vào các công việc  
được coi là “trách nhiệm, thiên chức” như  
chăm sóc gia đình, nội trợ, nấu ăn, giặt quần  
áo, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc người già,  
nên hạn chế phụ nữ trong tất cả các hoạt  
động quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng  
đồng.  
Để thấy rõ sự phân công lao động  
theo giới trong các hoạt động quản lý, bảo  
vệ và phát triển RCĐ tại xã Hương Lộc và  
xã Thượng Quảng, đề tài đã tiến hành phân  
tích công cụ Bảng phân công lao động theo  
giới và kết quả thể hiện ở Bảng 1.  
Qua số liệu ở Bảng 1 có thể thấy sự  
phân công lao động theo giới trong quản lý  
bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng tại các  
thôn nghiên cứu đều có sự tham gia của nam  
giới và nữ giới. Tuy nhiên, đa số trong các  
hoạt động xây dựng quy ước, tuần tra rừng,  
1616  
Ngô Thị Phương Anh và cs.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP  
ISSN 2588-1256  
Tập 4(1)-2020:1613-1624  
Bảng 1. Phân công lao động theo giới trong hoạt động QLBV&PT rừng cộng đồng  
Xã Hương Lộc  
Thờiđiểm  
Xã Thượng Quảng  
Hoạt động  
Giới  
Tần suất  
1 lần  
Giới  
Thờiđiểm  
Khi nhận  
RCĐ  
Tần suất  
Xây dựng quy ước  
QLBV&PTRCĐ  
Nam/Nữ  
2011  
Nam/Nữ  
1 lần  
Quanh  
năm  
4
Quanh  
năm  
2-3  
lần/tháng  
Tuần tra rừng  
Nam/Nữ  
Nữ/Nam  
Nam/Nữ  
Nam/Nữ  
lần/tháng  
Tùy  
thuộc  
điều kiện  
rừng  
Chăm sóc, vệ sinh  
rừng  
Quanh  
năm  
Quanh  
năm  
3 lần/  
tháng  
2 lần từ  
khi nhận  
Rừng  
Sau ươm 3  
tháng  
Toàn  
thôn  
3 tháng/  
lần  
3 tháng/  
lần  
Trồng phục hồi rừng  
Khai thác LSNG  
Nam+Nữ  
Quanh  
năm  
Quanh  
năm  
Nam/Nữ  
Nam/Nữ  
Nam/Nữ  
x
Nam/Nữ  
Phòng cháy chữa cháy  
rừng  
Bắt giữ đối tượng vi  
phạm tài nguyên rừng  
Toàn  
thôn  
Mùa hè  
Mùa hè  
Khi đi tuần  
tra  
Không cố  
định  
Không cố  
định  
Nam  
Nam  
Xử lý vi phạm  
x
x
Nguồn: Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm (2019)  
Nữ/Nam: Nữ tham gia nhiều hơn Nam Nam/Nữ: Nam tham gia nhiều hơn Nữ  
Nam + nữ: Cả Nam và Nữ tham gia ngang nhau  
thường ít được tham gia vào các hoạt động  
trong thôn, họ luôn cho rằng việc xã hội,  
việc cộng đồng họp hành là việc của đàn  
ông, cũng giống như việc bảo vệ rừng là  
việc của đàn ông, việc nội trợ, chăm sóc gia  
đình, con cái là việc của phụ nữ. Đối với vai  
trò lãnh đạo cộng đồng, vị trí của người dân  
khi tham gia trong ban quản rừng cộng đồng  
cho thấy vị trí của giới trong các hoạt động  
liên quan đến quản lý bảo vệ rừng cộng  
đồng. Cụ thể ở Bảng 2.  
3.2.3. Vị trí của nam và nữ trong ban quản  
lý rừng cộng đồng  
Vai trò cộng đồng của giới bao gồm  
vai trò tham gia cộng đồng và lãnh đạo cộng  
đồng. Đối với vai trò tham gia cộng đồng,  
cả nam và nữ đều tham gia các hoạt động  
họp thôn để xây dựng quy ước hay lập kế  
hoạch quản lý bảo vệ rừng. Tuy nhiên,  
người chồng vẫn tham gia thường xuyên  
hơn, người vợ chỉ tham gia khi chồng bận  
hoặc không có ở nhà. Do đó, người phụ nữ  
Bảng 2. Vị trí của nam và nữ tham gia trong ban quản lí bảo vệ rừng cộng đồng  
Xã Hương Lộc  
Xã Thượng Quảng  
Chức vụ  
Thành phần tham gia  
Thành phần tham gia  
Nam  
Nữ  
Nam  
Nữ  
Trưởng ban  
Phó trưởng ban  
Thủ quỹ  
Tổ trưởng  
Thành viên  
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra điều tra (2019)  
quản lý rừng cộng đồng cũng là nam giới,  
nữ giới chỉ là thành viên với số lượng tương  
đối ít chỉ có từ 2 – 3 người. Theo quan niệm  
Có thể thấy rằng, các thành viên  
trong ban quản lý rừng cộng đồng chủ yếu  
là nam giới, các vị trí quan trọng trong ban  
1617  
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY  
ISSN 2588-1256  
Vol. 4(1)-2020:1613-1624  
phụ nữ chân yếu tay mềm, ít có tiếng nói  
trong cộng đồng nên khi bầu chọn các chức  
vụ trong ban quản lý rừng cộng đồng thì phụ  
nữ hầu như không được chọn mà đa phần là  
nam giới đảm nhận.  
vào các hoạt động QLBV và phát triển rừng  
nhiều hơn nữ giới.  
Cụ thể:  
- Đối với hoạt động xây dựng quy  
ước bảo vệ rừng: mức độ tham gia hoạt  
động giữa nam giới và nữ giới trong các gia  
đình ở cả 2 nhóm dân tộc là khác nhau. Sự  
tham gia của nam giới nhiều hơn nữ giới. Tỉ  
lệ nam giới tham gia hoạt đồng này là trên  
50%, nhưng nữ giới chỉ dưới 20%.  
3.3. Mức độ tham gia của giới trong công  
tác quản lý bảo vệ và phát triển RCĐ  
Kết quả ở Biểu đồ 2 cho thấy, mức độ  
tham gia của nữ giới và nam giới là hoàn  
toàn khác nhau, nam giới thường tham gia  
Xã Hương Lộc  
Xã Thượng Quảng  
(%)  
(%)  
(%)  
(%)  
(%)  
(%)  
1  
2  
3  
4  
1618  
Ngô Thị Phương Anh và cs.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP  
ISSN 2588-1256  
Tập 4(1)-2020:1613-1624  
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2019)  
Biểu đồ 2. Mức độ tham gia các hoạt động các hoạt động QLBVR theo giới  
Mức 1: Không tham gia  
Mức 2: Ít Tham gia  
Mức 3: Tham gia vừa phải  
Mức 4: Tham gia nhiều  
lớn, nam giới là người luôn có mức độ tham  
gia nhiều hơn nữ giới. Chính điều này đã  
làm tăng khoảng cách giữa nữ giới với các  
hoạt động QLBV&PT rừng cộng đồng nên  
mức độ tham gia của họ là rất thấp.  
Đối với các hoạt động phát triển rừng  
cộng đồng: phần lớn nam giới tham gia với  
mức độ trên 60%, nữ giới chỉ dưới 20%.  
Theo phỏng vấn sâu, nữ giới ít tham gia là  
do họ phải làm nhiều công việc khác nhau:  
việc nhà, chăm lo cho gia đình con cái, tham  
gia vào việc sản xuất kiếm thêm thu nhập  
nên mức độ tham gia của họ trong công tác  
QLBV&PT rừng cộng đồng rất hạn chế.  
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác  
biệt về giới trong quản lý, sử dụng và  
phát triển RCĐ  
Sự khác biệt giới trong quản lý, sử  
dụng và phát triển rừng cộng đồng luôn chịu  
ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Trong phạm vi  
nghiên cứu, đề tài khảo sát ý kiến các bên  
liên quan và xác định 2 nhân tố ảnh hưởng  
nhiều nhất đến sự khác biệt này chính là  
định kiến giới và địa vị xã hội.  
Hoạt động sử dụng tài nguyên rừng  
cộng đồng: mức độ tham gia trong hoạt động  
này đều rất thấp đối với cả hai giới, tỷ lệ nam  
giới và nữ giới tham gia dưới 20%. Riêng  
nhóm dân tộc Cơ tu ở xã Thượng Quảng, mức  
độ tham gia của nam giới nổi trội hơn chiếm  
khoảng 40%.  
3.4.1. Định kiến giới ảnh hưởng đến sự khác  
biệt giới trong quản lý, sử dụng và phát  
triển RCĐ  
Từ các kết quả nghiên cứu ở trên,  
chúng ta dễ nhận thấy rằng trong các hoạt  
động động QLBV&PT rừng cộng đồng mức  
độ tham gia của giới có sự chênh lệch rất  
Định kiến giới: là nhận thức, thái độ  
và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm,  
1619  
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY  
ISSN 2588-1256  
Vol. 4(1)-2020:1613-1624  
vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ  
(Khoản 4, Điều 5, Luật Bình đẳng giới).  
Vậy trong bối cảnh nhóm dân tộc Kinh và  
Cơ tu tại huyện Nam Đông thì những định  
kiến nào đã ảnh hưởng đến sự khác biệt giới  
trong quản lý, sử dụng và phát triển rừng  
cộng đồng? Kết quả cho dưới Biểu đồ 3.  
(%)  
(%)  
Biểu đồ 3. Định kiến giới ảnh hưởng đến sự khác biệt giới trong quản lý, sử dụng và phát triển RCĐ  
ĐK1: Chỉ có phụ nữ mới làm công việc nội trợ, may vá, chăm sóc sức khỏe trong gia đình  
ĐK2: Chỉ nam giới mới làm các công việc tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng.  
ĐK3: Chỉ nữ giới mới làm các công việc gieo ươm cây bản địa, chăm sóc vườn ươm, trồng phục hồi rừng cộng đồng.  
ĐK4: Chỉ nam giới mới làm các công việc vệ sinh rừng, phát luỗng dây leo bụi rậm.  
ĐK5: Chỉ nam giới mới cần tham gia các cuộc họp tập huấn về QLBV rừng cộng đồng.  
ĐK6: Chỉ nữ giới mới cần tham gia các cuộc họp, tập huấn về gieo ươm cây bản địa, chăm sóc cây con tại vườn  
ươm, trồng phục hồi rừng cộng đồng.  
ĐK7: Chỉ nam giới mới đảm đương tốt vai trò lãnh đạo cộng đồng tham gia các hoạt động liên quan đến QLBV rừng  
cộng đồng.  
1620  
Ngô Thị Phương Anh và cs.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP  
ISSN 2588-1256  
Tập 4(1)-2020:1613-1624  
Qua Biểu đồ 3, cho kết quả:  
đồng ý với tỷ lệ 50 – 57% tại xã Hương Lộc  
và xã Thượng Quảng.  
- Người dân ở xã Hương Lộc (nhóm  
dân tộc Kinh) và xã Thượng Quảng (nhóm  
dân tộc Cơ tu) đồng ý với quan điểm “chỉ  
có phụ nữ mới làm các công việc nội trợ,  
may vá, chăm sóc sức khỏe trong gia đình”  
(với tỷ lệ ý kiến đồng ý: 60 – 80%).- Đa số  
người dân cả 2 nhóm dân tộc đồng ý với  
quan điểm “Chỉ nam giới mới làm các công  
việc tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng” (ĐK2)  
(với tỷ lệ 73% ý kiến đồng ý).  
Có thể thấy rằng, người dân ở cả 2 xã đại  
diện cho 2 nhóm dân tộc Kinh và Cơ tu đều  
coi việc phụ nữ đảm đương công việc nội  
trợ, chăm sóc con cái là nhiệm vụ và thiên  
chức của người phụ nữ. Việc tuần tra, quản  
lý, chăm sóc rừng là việc của nam giới, công  
việc này khá nặng nhọc do khoảng cách từ  
nhà đến rừng cộng đồng tương đối xa (1,5  
giờ đi bộ), đôi khi ở lại qua đêm nên rất ít  
khi phụ nữ tham gia. Việc tham gia vào các  
công việc (phát luỗng dây leo, bụi rậm, gieo  
ươm, trồng rừng) thì cả nam và nữ đều tham  
gia, song nam giới thường tham gia nhiều  
hơn nữ giới. Việc tham gia các buổi họp hay  
tập huấn thì người dân đều cho rằng cả nam  
và nữ đều có thể tham gia không phân biệt  
về nội dung tuần tra rừng hay hướng dẫn kỹ  
thuật gieo ươm cây bản địa. Tuy nhiên, thực  
tế cho thấy các cuộc hội họp trong thôn, phụ  
nữ thường ít khi tham gia vì họ cho rằng  
việc xã hội, họp hành là của đàn ông. Ngoài  
ra, người dân cũng quan niệm chỉ có nam  
giới mới đảm đương tốt vai trò lãnh đạo  
cộng đồng tham gia các hoạt động liên quan  
đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng  
đồng, nam giới tham gia các hoạt động xã  
hội nên có nhiều kinh nghiệm và kiến thức.  
Chính định kiến này càng làm phụ nữ ít có  
cơ hội để tham gia vào các hoạt động lãnh  
đạo cộng đồng.  
- Nhiều người dân ở 2 nhóm dân tộc  
đều không đồng ý với quan điểm “Chỉ nữ  
giới mới làm các công việc gieo ươm cây  
bản địa, chăm sóc vườn ươm, trồng phục  
hồi rừng cộng đồng” (ĐK3), tỷ lệ không  
đồng ý chiếm từ 40 – 60%, và đồng ý  
khoảng 30%.  
- Với quan điểm (ĐK4) chỉ nam giới  
mới làm các công việc vệ sinh rừng, phát  
luỗng dây leo bụi rậm thì nhóm người Kinh  
có tỷ lệ người dân không đồng tình với quan  
điểm ĐK4 khá cao (chiếm 53,33%). Trong  
khi đó, người Cơ tu cho rằng việc này là do  
nam giới làm (chiếm 57,69%).  
- Với quan điểm (ĐK5) chỉ nam giới  
mới cần tham gia các cuộc họp, tập huấn về  
QLBV rừng cộng đồng thì người dân cả 2  
xã đều không đồng tình với quan điểm này  
(chiếm trên 70%).  
Với quan điểm (ĐK6) chỉ nữ giới  
mới cần tham gia các cuộc họp, tập huấn về  
gieo ươm cây bản địa, chăm sóc cây con tại  
vườn ươm, trồng phục hồi rừng cộng đồng  
thì phần lớn người dân cả 2 xã đều không  
đồng ý với tỷ lệ (chiếm từ 38 – 66%), riêng  
xã Thượng Quảng một bộ phận người dân  
vẫn đồng tình với quan điểm (chiếm tỷ lệ  
27%).  
Tóm lại, những định kiến về giới luôn  
là rào cản lớn hạn chế nữ giới tham gia vào  
các hoạt động liên quan đến quản lý, bảo vệ  
và phát triển rừng cộng đồng tại địa phương.  
3.4.2. Địa vị xã hội ảnh hưởng đến  
sự khác biệt giới trong quản lý, sử  
dụng và phát triển RCĐ  
Đề tài đặt ra nghi vấn, liệu quyền lực  
và địa vị xã hội có lấn át hay ảnh hưởng đến  
-Với quan điểm (ĐK7) chỉ nam giới  
mới đảm đương tốt vai trò lãnh đạo cộng  
đồng tham gia các hoạt động liên quan đến  
QLBV rừng cộng đồng thì cả 2 xã đều  
1621  
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY  
ISSN 2588-1256  
Vol. 4(1)-2020:1613-1624  
sự khác biệt giới trong hoạt động  
QLBV&PT rừng cộng đồng hay không? Lý  
giải cho vấn đề này, đề tài có các số liệu  
điều tra trong Biểu đồ 4.  
Tổng hợp từ phiếu điều tra (2019)  
Biểu đồ 4. Địa vị xã hội ảnh hưởng đến sự khác biệt giới trong quản lý, sử dụng và phát triển  
rừng cộng đồng tại xã Hương Lộc và xã Thượng Quảng  
ĐV1: Những vị trí quản lý, lãnh đạo cộng đồng thường là nam giới  
ĐV2: Những người có chức trách trong cộng đồng thường đảm nhiệm vị trí quan trọng trong  
BQLRCĐ  
ĐV3: Chỉ những người có vị trí quan trọng trong BQLRCĐ mới có quyền đưa ra quyết định về  
các hoạt động liên quan đến QLBV &PTRCĐ.  
Qua Biểu đồ 4 cho kết quả:  
đề cao vị trí của nam giới trong xã hội, nữ  
giới thường ít đảm nhận các vị trí quan trọng  
trong cộng đồng (với 62,1% ý kiến đồng ý  
và 26,9% ý kiến không đồng ý với quan  
điểm những vị trí quản lý, lãnh đạo cộng  
đồng thường là nam giới.  
Với quan điểm (ĐV1): Từ kết quả  
biểu đồ cho thấy người Kinh ở xã Hương  
Lộc có thể tiếp cận tốt hơn về vấn đề bình  
đẳng giới nên quan niệm của họ về vai trò  
của giới phần nào đề cao vị trí của người  
phụ nữ trong xã hội hơn trước đây (với  
Với quan điểm (ĐV2) những người  
có chức trách trong cộng đồng thường đảm  
nhiệm vị trí quan trọng trong ban quản lý  
rừng cộng đồng thì kết quả phỏng vấn ý kiến  
người dân tại hai xã hoàn toàn khác nhau.  
46,7% ý kiến đồng ý và 43,3% ý kiến không  
đồng ý với quan điểm những vị trí quản lý,  
lãnh đạo cộng đồng thường là nam giới).  
Người Cơ tu ở xã Thượng Quảng vẫn luôn  
1622  
Ngô Thị Phương Anh và cs.  
TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP  
ISSN 2588-1256  
Tập 4(1)-2020:1613-1624  
Tại xã Hương Lộc 80% người dân không  
đồng tình với quan điểm này. Theo các  
thành viên tham gia trong tổ QLBVR, các  
vị trí trong BQL rừng cộng đồng do cộng  
đồng bầu ra, khi đưa ra quyết định liên quan  
đến QLBV&PT rừng đều thông qua ý kiến  
của các thành viên tham gia sau đó lựa chọn  
ý kiến được tán thành đa số. Tại xã hượng  
Quảng, người dân lại đồng tình với quan  
điểm những người có chức trách trong cộng  
đồng thường giữ vị trí trogn BQL rừng cộng  
đồng với tỷ lệ 76,9%.  
- Nam giới ở cả hai cộng đồng người  
Kinh và Cơ tu đều có vai trò quan trọng và  
tham gia vào tất cả các hoạt động liên quan  
đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng  
đồng: xây dựng quy ước, lập kế hoạch, tuần  
tra, chăm sóc vệ sinh rừng, gieo ươm, trồng  
rừng ở mức độ cao; trong lúc nữ giới ở cả 2  
nhóm dân tộc đều có tham gia vào các hoạt  
động đó nhưng ở mức độ thấp. Nam giới có  
quyền ra quyết định và tham gia vào hoạt  
động lãnh đạo cộng đồng (ban quản lý rừng  
cộng đồng) trong khi nữ giới hiếm có cơ hội  
tham gia.  
Với quan điểm (ĐV3) chỉ những  
người có vị trí quan trọng trong BQL rừng  
cộng đồng mới có quyền đưa ra quyết định  
về các hoạt động liên quan đến QLBV&PT  
rừng cộng đồng thì đa số người dân xã  
Hương Lộc hoàn toàn không đồng ý với ý  
kiến này (chiếm 63,3%), người dân cho  
rằng tất các các quyết định liên quan đến  
hoạt động QLBV&PT rừng phải thảo luận  
trước cộng đồng và lựa chọn ý kiến được tán  
thành nhiều nhất. Riêng xã Thượng Quảng  
tỷ lệ người dân đồng tình và không đồng  
tình với quan điểm ĐV3 gần tương đương  
nhau, có thể thấy rằng, nhóm dân tộc Cơ tu  
ở xã Thượng Quảng vẫn còn chưa thể hiện  
được quan điểm của cá nhân trong cộng  
đồng. Nhìn chung, theo quan sát và số liệu  
điều tra tại 2 xã nghiên cứu, nhân tố địa vị  
xã hội có thể xem là nhân tố ảnh hưởng đến  
sự khác biệt giới trong QLBV&PT rừng  
cộng đồng ở xã Thượng Quảng. Tuy nhiên  
tại xã Hương Lộc nhân tố này không quyết  
định nhiều đến sự khác biệt giới trong các  
hoạt động trên.  
- Ở 2 điểm nghiên cứu này hiện nay  
vẫn tồn tại quan điểm về định kiến giới và  
địa vị xã hội trong các hoạt động xã hội,  
chính điều này đã tạo ra sự phân biệt giới  
trong hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển  
rừng ở địa phương. Tuy nhiên, quan điểm  
về địa vị xã hội có ảnh hưởng đến vai  
trò/mức độ tham gia của giới trong  
QLBV&PT rừng cộng đồng ở nhóm người  
Cơ tu thể hiện rõ nét hơn ở nhóm người  
Kinh.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (18/6/  
2014). Vấn đề lồng ghép giới trong việc  
quản lý và bảo vệ rừng tại Hòa Bình. Khai  
thác từ  
đề  
lồng ghép giới trong quản lý và bảo vệ rừng  
Bùi Thị An và Nguyễn Thị Nghĩa. (2009). Tài  
liệu tập huấn Phương pháp phân tích giới và  
kế hoạch hành động giới, Dự án phát triển  
bền vững lâm sản ngoài gỗ, Bộ Nông nghiệp  
và phát triển nông thôn.  
Lê Thị Diên và Võ Đình Tuyên. (2011). Nghiên  
cứu vai trò của giới trong quản lý và phục  
hồi rừng cộng đồng tại xã Thượng Quảng,  
huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp  
chí Khoa học Lâm Nghiệp, 3, Viện Khoa học  
Lâm nghiệp Việt Nam.  
4. KẾT LUẬN  
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài rút ra  
một số kết luận:  
- Ở cả hai cộng đồng người và người  
Cơ tu đều có sự phân biệt giới tương đối rõ  
trong tất cả các hoạt động QLBV&PT rừng  
cộng đồng.  
Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông. (2017). Báo  
cáo kết quả thực hiện công tác giao rừng,  
cho thuê rừng theo nghị quyết của Hội đồng  
nhân dân Huyện. Thừa Thiên Huế.  
1623  
HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE & TECHNOLOGY  
ISSN 2588-1256  
Vol. 4(1)-2020:1613-1624  
Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Thanh Hải và  
Nguyễn Đức Tố Lưu. (2015). Báo cáo kỹ  
thuật: Vai trò của phụ nữ trong sử dụng và  
quản lý tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên  
nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Hà Nội.  
1624  
Ngô Thị Phương Anh và cs.  
pdf 12 trang yennguyen 20/04/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của giới trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng của huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_gioi_trong_quan_ly_bao_ve_va_phat_trien_rung_con.pdf