Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên răng hàm mặt trường Đại học y Hà Nội

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
THỰC TRẠNG STRESS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH  
VIÊN RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI  
Nguyễn Việt Anh1, *, Võ Trương Như Ngọc1, Chu Đình Tới2  
1Trường Đại học Y Hà Nội  
2Đại học Quốc gia Hà Nội  
Stress là vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt ở sinh viên. Stress có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến  
sức khỏe tâm thần, khả năng học tập, chất lượng cuộc sống của các bạn sinh viên. Sinh viên răng hàm mặt  
là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị stress do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu mô tả  
thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên răng hàm mặt đang học tập tại Trường Đại học Y  
Hà Nội năm 2020-2021. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 383 sinh viên  
răng hàm mặt. Trong tổng số 383 sinh viên, có 256 sinh viên có stress (chiếm tỷ lệ 66,84%), tỷ lệ stress ở  
nam là 63,45%; ở nữ là 68,91%. Theo mức độ stress, tỷ lệ sinh viên bị stress ở mức độ trung bình chiếm tỷ  
lệ cao nhất 34,46%, mức độ nặng và rất nặng lần lượt là 8,88% và 6,27%. Tỷ lệ stress theo năm học, cao  
nhất ở sinh viên năm thứ 6 là 73,97%. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở sinh viên răng hàm  
mặt bao gồm: thiếu tự tin vào bản thân, sự kỳ vọng của bố mẹ khiến cảm thấy áp lực. Như vậy, tỷ lệ stress  
ở sinh viên răng hàm mặt rất cao và liên quan đến sự tự tin của bản thân, áp lực từ kỳ vọng của bố mẹ.  
Từ khóa: stress, sinh viên răng hàm mặt, thiếu tự tin, áp lực từ kỳ vọng của bố mẹ.  
I. ĐẶT VẤN ĐỀ  
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội,  
áp lực cuộc sống ngày càng tăng, stress trở  
thành vấn đề ngày càng phổ biến. Sinh viên  
ngành y nói chung và sinh viên răng hàm mặt  
nói riêng là nhóm đối tượng nhạy cảm, có nguy  
cơ stress rất cao do những khó khăn trong cuộc  
sống và trong học tập.1 Sinh viên răng hàm mặt  
phải học tập, ghi nhớ nhiều kiến thức lý thuyết và  
luyện tập các kỹ năng tiền lâm sàng, lâm sàng  
ngay từ những năm học đầu tiên. Bên cạnh đó  
áp lực kinh tế, áp lực thi cử, thời gian học cả  
ngày ở trường, phải trực đêm tại bệnh viện…  
khiến sinh viên răng hàm mặt dễ bị stress.2  
tới các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như lo  
âu, trầm cảm…3,4 Trên thế giới, đã có nhiều tác  
giả nghiên cứu về thực trạng stress và các yếu  
tố liên quan đến stress ở sinh viên nha khoa  
như Peker I,5 Tangade PS và cộng sự…6 Ở Việt  
Nam, hiện chưa có nghiên cứu về stress ở đối  
tượng sinh viên răng hàm mặt, do đó chúng tôi  
tiến hành nghiên cứu này với mục đích: mô tả  
thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở  
sinh viên răng hàm mặt trường Đại học Y Hà  
Nội năm 2020 - 2021.  
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP  
1. Đối tượng  
Theo Tedesco và một số tác giả, stress gây  
ra các ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học  
tập của sinh viên răng hàm mặt và có thể dẫn  
Đối tượng nghiên cứu là các sinh viên Răng  
Hàm Mặt đang học tập tại Viện Đào tạo Răng  
Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội. Nghiên  
cứu được tiến hành từ tháng 03 năm 2020 đến  
tháng 03 năm 2021.  
Tác giả liên hệ: Nguyễn Việt Anh  
Trường Đại học Y Hà Nội  
Email: vietanh.bsrhm@gmail.com  
Ngày nhận: 27/04/2021  
Tiêu chuẩn lựa chọn: sinh viên Răng Hàm  
Mặt đang học tập tại Viện Đào tạo Răng Hàm  
Ngày được chấp nhận: 16/05/2021  
68  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Các bước tiến hành nghiên cứu:  
Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội, đồng ý tự  
nguyện tham gia nghiên cứu và trả lời đầy đủ  
các câu hỏi trong bộ câu hỏi phỏng vấn.  
(1) Thiết kế phiếu điều tra,  
(2) Tập huấn điều tra viên,  
Tiêu chuẩn loại trừ: sinh viên có chẩn đoán  
hoặc có tiền sử bị rối loạn sức khỏe tâm thần,  
có các dấu hiệu của tổn thương về tinh thần và  
nhận thức ảnh hưởng đến việc trả lời bộ câu  
hỏi trong nghiên cứu.  
(3) Liên hệ thời gian và địa điểm thu thập  
số liệu,  
(4) Lựa chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu  
chuẩn lựa chọn,  
(5) Điều tra viên thu thập số liệu theo phiếu  
điều tra,  
2. Phương pháp  
Nghiên cứu được thực hiện theo phương  
pháp mô tả cắt ngang.  
(6) Kiểm tra, nhập và xử lý số liệu,  
(7) Viết báo cáo.  
Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu  
cho việc xác định một tỉ lệ trong cộng đồng  
trong nghiên cứu mô tả cắt ngang.  
Bộ câu hỏi trong nghiên cứu sử dụng  
thang đo DASS 21 để đánh giá tỷ lệ và mức  
độ stress. Thang đo DASS 21 đã được Viện  
Sức khỏe Tâm thần Quốc gia biên dịch, thử  
nghiệm trên một số đối tượng nghề nghiệp  
khác nhau. Thang đo DASS 21 đã được  
một số nghiên cứu đánh giá về tính giá trị  
và độ tin cậy và khẳng định có thể thể áp  
dụng tại Việt Nam, không có sự khác biệt về  
mặt văn hóa.8  
p. (1 − p)  
n = Z$  
(&'(/$)  
$
Trong đó:  
n là cỡ mẫu tối thiểu.  
p = 0,63 là tỷ lệ sinh viên bị stress tại trường  
Đại học Y Hà Nội theo nghiên cứu Phạm Thị  
Huyền Trang năm 2013.7  
3. Xử lý số liệu  
α là mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05, tra  
bảng Z = 1,96.  
Số liệu được nhập và quản lý bằng phần  
mềm Excel 2010 và được phân tích bằng phần  
mềm SPSS 20.0.  
∆ là sai số ngẫu nhiên của ước lượng, ở đây  
chọn ∆ = 0,05.  
4. Đạo đức nghiên cứu  
Từ đó tính được n = 358,2. Vậy cỡ mẫu tối  
thiểu cần 359 sinh viên. Thực tế chúng tôi tiến  
hành nghiên cứu được 383 sinh viên.  
Nghiên cứu đã thông qua hội đồng đạo đức  
nghiên cứu Y sinh học – Trường đại học Y Hà  
Nội, mã số 213/GCN-HĐĐĐNCYSH-ĐHYHN  
ngày 03 tháng 03 năm 2021.  
Chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích, lựa chọn  
sinh viên đang học tại Viện Đào tạo Răng hàm  
mặt, trường Đại học Y Hà Nội thoả mãn tiêu  
chuẩn lựa chọn và không có yếu tố nào thuộc  
tiêu chuẩn loại trừ cho đến khi đủ cỡ mẫu  
nghiên cứu.  
III.KẾT QUẢ  
1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu  
Bảng 1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu  
N
%
Tuổi trung bình  
20,47 ± 1,92  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
69  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
N
145  
238  
376  
4
%
Nam  
Nữ  
37,86  
62,14  
98,17  
1,04  
Giới tính  
Chưa kết hôn  
Có vợ/chồng  
Ly thân/ly hôn  
Góa bụa  
Tình trạng hôn nhân  
1
0,26  
2
0,52  
Năm thứ nhất  
Năm thứ hai  
Năm thứ ba  
Năm thứ tư  
Năm thứ năm  
Năm thứ sáu  
Nguyện vọng bản thân  
Bố mẹ lựa chọn  
Khác  
77  
78  
55  
61  
39  
73  
262  
38  
83  
20,1  
20,37  
14,36  
15,93  
10,18  
19,06  
68,41  
9,92  
Sinh viên năm  
Lý do thi vào khoa Răng Hàm Mặt  
21,67  
Nghiên cứu được thực hiện trên 383 sinh viên, trong đó có 145 sinh viên nam (chiếm tỷ lệ  
37,86%) và 238 sinh viên nữ (chiếm tỷ lệ 62,14%). Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là  
20,47 tuổi (bảng 1).  
2. Thực trạng stress ở sinh viên Răng Hàm Mặt  
60  
54  
50  
50  
50  
40  
30  
20  
10  
0
37  
37  
28  
28  
27  
Không stress  
Stress  
24  
19  
18  
11  
Năm thứ Năm thứ Năm thứ Năm thứ tư Năm thứ Năm thứ 6  
nhất hai ba năm  
Biểu đồ 1. Thực trạng stress ở sinh viên Răng Hàm Mặt theo năm học.  
Tỷ lệ sinh viên Răng Hàm Mặt có stress là 66,84%, tỷ lệ sinh viên Răng Hàm Mặt không bị stress  
là 33,16%.  
70  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Theo giới tính, tỷ lệ stress ở sinh viên nam là 63,45%, ở sinh viên nữ cao hơn với 68,91%, tuy  
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kế (p > 0,05).  
Theo năm học, tỷ lệ stress cao nhất ở sinh viên năm thứ 6 (73,97%), tiếp theo là sinh viên năm  
thứ 5 (71,79%), tỷ lệ stress thấp nhất ở sinh viên năm thứ 4 với 60,66%.  
Về mức độ stress, sinh viên có mức độ stress trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (34,46%), sinh viên  
bị stress mức độ nặng và rất nặng cũng chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt là 8,88% và 6,27%.  
3. Một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên Răng Hàm Mặt  
Bảng 2. Một số yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên Răng Hàm Mặt  
(phân tích đơn biến)  
Stress  
Nội dung  
OR (95%CI)  
P
Có (%)  
Không (%)  
1. Điều kiện sống  
Vấn đề tại nơi ở ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày  
Không  
Có  
58,98  
41,02  
70,87  
29,13  
1,69 (1,07 - 2,67)  
2,16 (1,35 - 3,43)  
0,024  
0,001  
Môi trường sống tại nơi ở ảnh hưởng đến học tập  
Không  
Có  
55,86  
44,14  
73,23  
26,77  
2. Yếu tố cá nhân  
Khó khăn về tài chính  
Không  
48,44  
51,56  
64,57  
35,43  
1,93 (1,25 - 3,00)  
1,80 (1,16 - 2,78)  
2,39 (1,50 - 3,82)  
3,61 (2,31 - 5,64)  
0,003  
0,008  
0,000  
0,000  
Có  
Thiếu thời gian nghỉ ngơi  
Không  
Có  
61,42  
38,58  
46,88  
53,13  
Thiếu thời gian cho các quan hệ xã hội  
Không  
54,3  
45,7  
74,02  
25,98  
Có  
Thiếu tự tin vào bản thân  
Không  
Có  
28,52  
71,48  
59,06  
40,94  
1 năm qua, gia đình có biến cố ảnh hưởng đến tâm lý  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
71  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Stress  
Không (%)  
Nội dung  
OR (95%CI)  
P
Có (%)  
Không  
Có  
82,81  
17,19  
95,28  
4,72  
4,18 (1,73 - 10,10)  
0,001  
Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao  
Không  
Có  
43,36  
56,64  
275,6  
72,44  
0,49 (0,31 - 0,78)  
4,72 (1.07 - 20.69)  
6,67 (2,60 - 17,13)  
0,27 (0,15 - 0,51)  
2,98 (1,90 - 4,67)  
2,44 (1,41 - 4,23)  
0,003  
0,039  
0,000  
0,000  
0,001  
0,001  
Trong 01 năm có mất người thân  
Không  
Có  
92,97  
7,03  
98,43  
1,57  
Trong 01 năm có mất tài sản có giá trị  
Không  
Có  
78,91  
21,09  
96,85  
3,15  
Tự đánh giá tình trạng sức khỏe của bản thân  
Không khỏe & rất yếu  
30,47  
69,53  
8,02  
Bình thường & khỏe mạnh  
91,98  
Sự kỳ vọng của bố mẹ khiến cảm thấy áp lực  
Không  
Có  
42,19  
57,81  
68,5  
31,5  
Lo lắng mình không trở thành 1 bác sỹ giỏi  
Không  
Có  
12,11  
87,89  
25,2  
74,8  
3. Yếu tố trường học  
Dễ dàng tiếp cận, trao đổi với các giảng viên  
Không  
Có  
51,95  
48,05  
40,94  
59,06  
0,64 (0,41 - 0,89)  
2,70 (1,53 - 4,75)  
0,043  
0,001  
Không khí học tập gây vấn đề tâm lý, sức khỏe  
Không  
Có  
69,14  
30,86  
85,83  
14,17  
Hài lòng với cách quản lý, sắp xếp lịch học  
72  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Stress  
Không (%)  
Nội dung  
OR (95%CI)  
P
Có (%)  
42,97  
57,03  
Không  
30,71  
69,29  
0,58 (0,37 - 0,92)  
0,021  
Có  
4. Chương trình học tập  
Phải học tập, làm việc cả ngày  
Không  
24,22  
37,8  
62,2  
1,90 (1,20 - 3,00)  
2,73 (1,55 - 4,83)  
2,23 (1,42 - 3,51)  
1,95 (1,24 - 3,06)  
2,05 (1,32 - 2,17)  
0,006  
0,001  
0,000  
0,004  
0,001  
Có  
75,78  
Áp lực thi cử và điểm thi  
Không  
Có  
10,55  
89,45  
24,41  
75,59  
Cạnh tranh với các bạn cùng khóa  
Không  
51,17  
48,83  
70,08  
29,92  
Có  
Lo sợ thi trượt môn  
Không  
26,17  
73,83  
40,94  
59,06  
Có  
Chương trình học tập mới  
Không  
45,31  
54,69  
62,99  
37,01  
Có  
5. Yếu tố học lâm sàng  
Khó khăn trong việc tiếp cận, nhận sự hỗ trợ từ giảng viên  
Không  
Có  
40,2  
59,8  
59,52  
40,48  
2,18 (1,05 - 4,55)  
0,036  
Khi tiến hành phân tích đơn biến, chúng tôi thấy nhóm yếu tố cá nhân có nhiều yếu tố liên quan  
đến stress nhất như: khó khăn tài chính, thiếu thời gian nghỉ ngơi, thiếu tự tin vào bản thân, sự kỳ  
vọng của bố mẹ… Tiếp theo là các yếu tố thuộc nhóm chương trình học tập: phải học cả ngày, áp  
lực thi cử, lo sợ thi trượt, cạnh tranh với bạn cùng khóa… (bảng 2). Phân tích hồi quy đa biến logistic  
chỉ còn 2 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê là: sự thiếu tự tin vào bản thân (OR = 3,56; p=0,02)  
và sự kỳ vọng cao của bố mẹ (OR = 3,50; p= 0,029) (bảng 3).  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
73  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Bảng 3. Mô hình hồi quy logistic tìm yếu tố liên quan đến tình trạng stress  
(phân tích đa biến)  
Hệ số  
Sai số  
chuẩn  
Yếu tố trong mô hình  
P
OR (95%CI)  
hồi quy  
Thiếu tự tin vào bản thân  
1,27  
1,25  
1,95  
2,01  
0,020  
0,029  
3,56 (1,21 - 10,41)  
3,50 (1,14 - 10,78)  
Sự kỳ vọng của bố mẹ khiến cảm  
thấy áp lực  
IV. BÀN LUẬN  
các vấn đề xảy ra xung quanh và cũng thường  
có những suy nghĩa hay cảm nhận quá mức so  
với bình thường.12  
Về thực trạng stress  
Tỷ lệ sinh viên răng hàm mặt có stress trong  
nghiên cứu của chúng tôi là 66,84%, tương  
đồng với kết quả nghiên cứu của một số tác  
giả trong nước như nghiên cứu của Phạm Thị  
Huyền Trang ở sinh viên Đại học Y Hà Nội  
(63,6%),7 nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh  
ở sinh viên trường Đại học Công nghệ - Đại  
học Quốc gia (68,0%).9 Một số nghiên cứu  
của các tác giả trên thế giới cũng cho kết quả  
tỷ lệ stress ở sinh viên nha khoa rất cao như  
Mahawar (86,7%)...10 Điều này cho thấy, tình  
trạng stress nói riêng và vấn đề sức khỏe tâm  
thần nói chung ở sinh viên răng hàm mặt cần  
được quan tâm.  
Về các yếu tố liên quan  
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sắp  
xếp các yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên  
răng hàm mặt thành 5 nhóm gồm: điều kiện  
sống, yếu tố cá nhân, yếu tố trường học, chương  
trình học tập và yếu tố học lâm sàng. Nhóm  
yếu tố cá nhân có nhiều yếu tố liên quan đến  
stress ở sinh viên nhất, có thể kể đến như: sự  
thiếu tự tin vào bản thân, khó khăn về tài chính,  
tình trạng sức khỏe bản thân… Tiếp theo, nhóm  
yếu tố chương trình học tập cũng góp phần gây  
stress cho sinh viên như: phải học tập, làm việc  
cả ngày, áp lực thi cử, lo lắng thi trượt hoặc  
chương trình học tập mới… Ngoài ra các yếu  
tố như không khí học tập tại trường lớp, sự sẵn  
sàng hỗ trợ từ các giảng viên… cũng là yếu tố  
ảnh hưởng đến thực trạng stress ở sinh viên.  
Đối với sinh viên các năm cuối đã đi học lâm  
sàng, bên cạnh áp lực từ bệnh nhân thì những  
khó khăn trong việc tiếp cận sự hỗ trợ từ giảng  
viên khi thực hành lâm sàng cũng khiến các em  
lo lắng, căng thẳng.  
Theo năm học, sinh viên năm thứ 6 và sinh  
viên năm thứ 5 có tỷ lệ stress cao nhất lần lượt  
là 73,97% và 71,79%, điều này có lẽ bởi sinh  
viên các năm cuối có khối lượng học tập nhiều  
hơn, phải trực tiếp khám và điều trị cho bệnh  
nhân, áp lực thi cử tốt nghiệp… Kết quả này  
cũng tương tự nghiên cứu của Morse và Dravo,  
sinh viên 2 năm cuối có tỷ lệ stress cao nhất.11  
Tỷ lệ stress ở sinh viên nữ là 68,91% cao  
hơn so với tỷ lệ ở sinh viên nam 63,45%, tuy  
nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống  
kê. Theo một số nghiên cứu của các tác giả trên  
thế giới, tỷ lệ stress ở sinh viên nữ thường cao  
hơn so với sinh viên nam như nghiên cứu của  
I. Peker và cộng sự.5 Các nghiên cứu đưa ra lời  
giải thích sinh viên nữ thường nhạy cảm hơn về  
Khi tiến hành phân tích hồi quy đa biến, hai  
yếu tố liên quan đến stress ở sinh viên răng  
hàm mặt là sự thiếu tự tin vào bản thân (OR  
= 3,56, p < 0,05) và yếu tố sự kỳ vọng của bố  
mẹ (OR = 3,5, p < 0,05). Kết quả nghiên cứu  
của chúng tôi có thể giải thích bởi đặc thù của  
74  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
sinh viên y nói chúng và sinh viên răng hàm  
mặt nói riêng phải trải qua quá trình học tập,  
rèn luyện căng thẳng để đáp ứng được các yêu  
cầu, tiêu chuẩn của chương trình đào tạo, đặc  
biệt trong các kỳ thi lý thuyết và lâm sàng. Do  
đó với những sinh viên không tự tin vào bản  
thân khi phải đối mặt với khó khăn, áp lực từ  
quá trình học tập, thi cử hoặc khi có kết quả thi  
không tốt sẽ rất dễ nảy sinh các trạng thái cảm  
xúc tiêu cực như mệt mỏi, chán chường…dẫn  
đến stress. Mặt khác, các bậc phụ huynh luôn  
có kỳ vọng cao đối với con của mình, đặc biệt  
với các bạn sinh viên răng hàm mặt đều luôn  
là học sinh giỏi, đạt kết quả học tập xuất sắc  
khi học phổ thông hay nói một cách khác bố  
mẹ đã quen với việc con mình luôn được điểm  
9, điểm 10 trong mỗi kỳ thi. Do đó khi kết quả  
học ở trường Y của các bạn sinh viên không  
cao, thậm chí thi trượt, không đạt kỳ vọng của  
phụ huynh thì chính bố mẹ sẽ cảm thấy thất  
vọng, không hài lòng. Khi đó bố mẹ có thể có  
những lời nói, hành động thậm chí là hình phạt  
gây áp lực lên các bạn sinh viên, dẫn tới làm  
tăng nguy cơ stress. Kết quả nghiên cứu của  
chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu  
khác trên thế giới như theo nghiên cứu của  
Sreeramareddy và cộng sự,13 kỳ vọng cao của  
bố mẹ là một trong các nguyên nhân chính gây  
stress ở sinh viên ngành Y, nghiên cứu của  
Gomathi và cộng sự cho kết quả yếu tố kỳ vọng  
cao của bố mẹ là nguyên nhân gây stress phổ  
biến thứ 2 ở sinh viên Y khoa.14  
nha khoa cần các giải pháp ở nhiều lĩnh vực  
khác nhau như cải tiến chương trình học tập,  
cách thi cử cũng như cần sự quan tâm hỗ trợ  
của giảng viên, đặc biệt khi sinh viên học lâm  
sàng…, về phía gia đình, bố mẹ cũng không  
nên đặt kỳ vọng quá cao, gây thêm áp lực cho  
các bạn sinh viên, đặc biệt khi kết quả học tập  
không được như mong muốn của bố mẹ.  
V. KẾT LUẬN  
Tỷ lệ stress ở sinh viên Răng hàm mặt –  
Trường Đại học Y Hà Nội là 66,84%. Theo  
giới tính, tỷ lệ stress ở nam là 63,45%, ở nữ  
là 68,91%; theo năm học tỷ lệ stress cao nhất  
ở sinh viên năm thứ 6 (73,97%), thấp nhất ở  
sinh viên năm thứ 4 với 60,66%. Stress ở sinh  
viên nha khoa có liên quan đến một số yếu tố,  
trong đó có hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất  
là sự thiếu tự tin vào bản thân và áp lực từ sự  
kỳ vọng của bố mẹ. Nghiên cứu của chúng tôi  
mới chỉ tiến hành trên sinh viên răng hàm mặt  
Trường Đại học Y Hà Nội và lấy số liệu tại 1 thời  
điểm nghiên cứu, do vậy nên có các nghiên  
cứu tiếp theo ở các trường đại học khác có hệ  
đào tạo bác sỹ răng hàm mặt và có thể lấy số  
liệu ở những thời điểm khác nhau trong năm  
học, để so sánh tỷ lệ stress ở sinh viên giữa các  
trường, ở các thời điểm khác nhau và xác định  
thêm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến stress  
ở sinh viên răng hàm mặt.  
Lời cảm ơn  
Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ lời cảm ơn tới  
các sinh viên đã tham gia vào nghiên cứu và  
Viện Đào tạo Răng hàm mặt – Trường Đại học  
Y Hà Nội đã hỗ trợ để thực hiện nghiên cứu này.  
Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra  
rằng các yếu tố thuộc nhóm chương trình học  
tập và yếu tố học lâm sàng là hai nhóm yếu tố  
gây stress cho sinh viên nha khoa nhiều nhất.15  
Theo Kumar và cộng sự, các yếu tố hàng đầu  
gây stress cho sinh viên nha khoa là: áp lực thi  
cử và điểm số, phải học tập cả ngày, lo sợ thi  
trượt, lo lắng thất nghiệp khi ra trường, không  
khí học tập tạo ra bởi giảng viên16... Điều đó cho  
thấy, để giảm bớt tình trạng stress ở sinh viên  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Tosevski DL, Milovancevic MP, Ga-  
jic SD. Personality and psychopathology  
of university students: Current Opinion in  
Psychiatry. 2010;23(1):48-52. doi:10.1097/  
YCO.0b013e328333d625  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
75  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
2. Birks Y, McKendree J, Watt I. Emotional  
intelligence and perceived stress in healthcare  
students: a multi-institutional, multi-professional  
survey. BMC Medical Education. 2009;9(1):61.  
doi:10.1186/1472-6920-9-61  
Hà Nội năm 2015. Published online 2015.  
10. Mahawar P, Phadnis S, Ghosh G, Ka-  
taria O, Dixit S. Psychological Morbidity in Stu-  
dents of Medical College and Science and Art  
College Students - A Comparative Study. :3.  
11. Morse Z, Dravo U. Stress levels of den-  
tal students at the Fiji School of Medicine. Eur  
J Dent Educ. 2007;11(2):99-103. doi:10.1111/  
j.1600-0579.2007.00435.x  
3. Piazza-Waggoner CA, Cohen LL, Kohli K,  
Taylor BK. Stress management for dental stu-  
dents performing their first pediatric restorative  
procedure. J Dent Educ. 2003;67(5):542-548.  
4. Sanders AE, Lushington K. Sources of  
stress for Australian dental students. J Dent  
Educ. 1999;63(9):688-697.  
12. DeshpandeA, Chari S. Perceived Sourc-  
es of Stress and Coping Strategies in Dental  
Students and Interns. Journal of Psychology.  
2014;5(2):133-141. doi:10.1080/09764224.201  
4.11885513  
5. Peker İ. The evaluation of perceived  
sources of stress and stress levels among  
Turkish dental students. International Dental  
Journal. Published online April 1, 2009:103-111.  
doi:10.1922/IDJ_2010Peker09  
13. Sreeramareddy CT, Shankar PR, Binu  
V, Mukhopadhyay C, Ray B, Menezes RG.  
Psychological morbidity, sources of stress  
and coping strategies among undergraduate  
medical students of Nepal. BMC Med Educ.  
2007;7(1):26. doi:10.1186/1472-6920-7-26  
14. Gomathi KG, Ahmed S, Sreedharan  
J. Causes of Stress and Coping Strategies  
Adopted by Undergraduate Health Profes-  
sions Students in a University in the United  
Arab Emirates. Sultan Qaboos Univ Med J.  
2013;13(3):437-441.  
6. Tangade PS, Mathur A, Gupta R, Chaud-  
hary S. Assessment of Stress Level among  
Dental School Students: An Indian Outlook.  
Dent Res J (Isfahan). 2011;8(2):95-101.  
7. Phạm Thị Huyền Trang. Thực trạng stress  
ở sinh viên đại học Y Hà Nội năm 2013. Pub-  
lished online 2013.  
8. Trần Đức Thạch, Trần Tuấn, Fisher J. Val-  
idation of the depression anxiety stress scales  
(DASS) 21 as a screening instrument for de-  
pressionandanxietyinaruralcommunity-based  
cohort of northern Vietnamese women. BMC  
Psychiatry. 2013;13(1):24. doi:10.1186/1471-  
244X-13-24  
15. Elani HW, Kumar RA, Bedos C. A Sys-  
tematic Review of Stress in Dental Students.  
Journal of Dental Education. 2014;78(2):17.  
16. Kumar S, Dagli RJ, Mathur A, Jain M,  
Prabu D, Kulkarni S. Perceived sources of  
stress amongst Indian dental students. Europe-  
an Journal of Dental Education. 2009;13(1):39-  
45. doi:10.1111/j.1600-0579.2008.00535.x  
9. Nguyễn Việt Anh. Thực trạng và các yếu  
tố liên quan đến stress của sinh viên năm thứ  
3 Trường đại học công nghệ, Đại học Quốc gia  
76  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC  
Summary  
PREVALENCE OF STRESS AND SOME OF ITS RELATED-FACTORS  
AMONG DENTAL STUDENTS OF HANOI MEDICAL UNIVERSITY  
Dental students have high risk of stress. Stress can cause negative affect on the mental health,  
study ability and life quality of dental students. In Vietnam, study about stress among dental student  
was not yet performed so we did this study to investigate the prevalence of stress and its related  
factors among dental students in Hanoi Medical University. This was a cross-sectional descriptive  
study comprised of 383 dental students in Hanoi medical university. 256 out of 383 students suffered  
stress (66.84%). The prevalence of stress in male was 63.45% and in female was 68.91%. The ratio  
of stress level of moderate, severe and very severe were 34.46%, 8.88% and 6.27% respectively.  
6th-year-students reach the highest stress ratio (73.97%). Some related-factors included lack of self-  
belief and parental high expectation. The stress prevalence of dental students was very high and its  
related factor included: lack of self-belief and parental high expectation.  
Keyword: stress, dental students, lack of self-belief, parental high expectation.  
TCNCYH 142 (6) - 2021  
77  
pdf 10 trang yennguyen 15/04/2022 2600
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên răng hàm mặt trường Đại học y Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_stress_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_sinh_vien_ran.pdf