Kết quả ban đầu sinh thiết vú hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm cho tổn thương vi vôi hóa có kết hợp định vị kim

Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
KẾT QUẢ BAN ĐẦU SINH THIẾT VÚ HÚT CHÂN KHÔNG  
DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM CHO TỔN THƯƠNG VI VÔI HÓA  
CÓ KẾT HỢP ĐỊNH VỊ KIM  
1
HUỲNH QUANG KHÁNH  
Mục tiêu: Nghiên cứu ứng dụng sinh thiết vú có hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm cho các tổn  
thương vi vôi hóa trên nhũ ảnh.  
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca. Thời gian từ 6/2019 đến 6/2020, tại Khoa Tuyến vú bệnh  
viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân với tổn thương vi vôi hóa trên nhũ ảnh BIRADs 4, hầu hết không thấy trên siêu  
âm. Siêu âm đặt kim định vị J vào vùng tổn thương nghi ngờ, chụp lại phim nhũ ảnh xác định đúng vị trí  
kim định vị. Thực hiện sinh thiết hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm sau khi rút kim định vị. Mặc khác  
sinh thiết hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm cho các tổn thương dạng khối thấy được dưới siêu âm  
mà không cần định vị kim. Trong tất cả các trường hợp, bệnh phẩm được chụp để tìm vi vôi hóa trước khi  
gửi giải phẫu bệnh. Theo dõi kiểm soát các biến chứng của sinh thiết hút chân không.  
Kết quả: Có 18 trường hợp với 20 tổn thương BIRADs 4 vi vôi hóa trên nhũ ảnh được thực hiện.  
Tuổi trung bình 49,44 ± 9,49. Lớn nhất 66 tuổi, nhỏ nhất 35 tuổi. Kích thước trung bình 10,83 ± 3,60mm,  
lớn nhất 15mm, nhỏ nhất 4mm. Trong 20 tổn thương, có 6 tổn thương có kết quả giải phẫu bệnh là ác tính  
(2 tổn thương ung thư ống tuyến vú tại chỗ, 3 tổn thương ung thư ống tuyến vú xâm lấn, 1 tổn thương tăng  
sản ống tuyến không điển hình). 14 tổn thương còn lại là lành tính (bướu sợi tuyến: 4; thay đổi sợi bọc: 7,  
bệnh tuyến vú xơ hóa: 1, tăng sản ống tuyến thông thường: 2). Theo dõi không có biến chứng của sinh  
thiết hút chân không.  
Kết luận: Sinh thiết vú hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm có hiệu quả khi kết hợp định vị kim  
đối với các tổn thương vi vôi hóa trên nhũ ảnh.  
Từ khóa: Nhũ ảnh, vi vôi hóa, sinh thiết vú hút chân không, sinh thiết dưới hướng dẫn hình ảnh, định  
vị kim.  
không dưới nhũ ảnh thì việc sinh thiết tổn thương  
dưới hướng dẫn siêu âm, có kết hợp định vị kim cho  
ĐẶT VẤN ĐỀ  
Phẫu thuật sinh thiết chẩn đoán sang thương vú  
qua định vị kim là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán  
sang thương không sờ thấy ở vú. Định vị kim dưới  
hướng dẫn nhũ ảnh đã được chứng minh qua nhiều  
năm là an toàn và đạt được độ chính xác cao trong  
chẩn đoán các sang thương không sờ thấy.  
các tổn thương vi vôi hóa là một lựa chọn hợp lý.  
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ứng dụng sinh thiết  
hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm có kết hợp  
định vị kim cho các tổn thương vi vôi hóa nhằm đánh  
giá tính an toàn và lợi điểm của kỹ thuật này.  
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  
Đối với tổn thương vi vôi hóa thấy được trên  
nhũ ảnh thì việc định vị tổn thương và sinh thiết dưới  
nhũ ảnh hay sinh thiết mở là các lựa chọn đầu tay(1).  
Ngày nay việc trang bị máy nhũ ảnh 3D càng giúp  
cho việc định vị tổn thương và sinh thiết dưới nhũ dễ  
dàng hơn.  
Chúng tôi mô tả loạt ca. Thời gian từ 6/2019  
đến 6/2020, tại Khoa Tuyến vú bệnh viện Chợ Rẫy.  
Bệnh nhân với tổn thương vi vôi hóa trên nhũ ảnh  
BIRADs 4, hầu hết không thấy trên siêu âm.  
Sinh thiết vú chân không của vôi hóa trên siêu  
âm vú(2)  
Tuy nhiên, ở một số cơ sở chưa có trang bị nhũ  
ảnh 3D, hay chưa trang bị máy sinh thiết hút chân  
Ngày nhận bài: 06/10/2020  
Ngày phản biện: 03/11/2020  
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020  
Địa chỉ liên hệ: Huỳnh Quang Khánh  
Email: huynhquangkhanhbvcr@gmail.com  
1.TS.BS. Trưởng Khoa Tuyến Vú - Bệnh viện Chợ Rẫy  
351  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
- Xác định tổn thương vi vôi hóa trên nhũ ảnh.  
- Xác định tổn thương hoặc tổn thương nghi  
ngờ trên siêu âm tương ứng với vị trí tổn thương  
trên nhũ ảnh.  
- Đặt kim định vị tổn thương dưới hướng dẫn  
siêu âm.  
- Chụp lại X quang vú sau định vị kim, xác định  
lại vị trí tổn thương trên nhũ so với kim định vị.  
- Thực hiện VABB dưới hướng dẫn siêu âm, có  
kim định vị.  
Hình 3. Định vị kim dưới siêu âm  
- Chụp lại bệnh phẩm, xác định đã lấy đúng tổn  
thương vi vôi hóa.  
Hình 1. Kim định vị  
Trường hợp Định vị kim dưới X quang.  
Định vị 1 kim.  
- Vôi hóa nhìn thấy được trong siêu âm nhưng  
tương xứng nghi vấn -> Định vị kim dây chữ J dưới  
hướng dẫn siêu âm  
Hình 4. Thực hiện VABB theo định vị kim  
Định vị 2 kim  
- Trường hợp không nhìn thấy trong siêu âm,  
không định vị kim được dưới hướng dẫn siêu âm ->  
Định vị kim chữ J dưới hướng dẫn XQ.  
Sinh thiết vú chân không dưới hướng dẫn  
siêu âm với Mammotome hoặc EnCor  
hoặc Bexcore.  
Khối vôi hóa trên siêu âm  
Hình 5. Cách đưa kim định vị  
Hình 2. Xác định tổn thương dưới siêu âm  
Hình 6. Chụp lại kim định vị xác định tổn thương  
352  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Hình 9. Định vị tổn  
Hình 10. Đặt kim định vị  
thương trên X quang  
dưới X quang  
Hình 7. Chụp X quang bệnh phẩm sau VABB  
Định vị trên nhũ ảnh (X quang chụp vú)  
Hình 8. Mô phỏng định vị kim  
Hình 11. Đặt 2 kim định vị dưới X quang;  
bệnh phẩm sau VABB  
353  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
Sơ đồ 1. VABB tổn thương vi vôi hóa dưới hướng dẫn siêu âm(3)  
Nhũ ảnh  
Vi vôi hóa (BIRAD loại 3 hoặc 4)  
Siêu âm tuyến vú  
Không  
Nhận biết được vôi hóa?  
Nghi ngờ/ Có  
Định vị kim dây  
Dưới hướng dẫn  
của siêu âm  
Dưới hướng dẫn  
của nhũ ảnh  
Chụp lại nhũ ảnh xác định vị trí của kim dây so với  
vị trí vôi hóa  
Kim dây đã định vị có  
đạt được yêu cầu?  
Không  
Có  
Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không  
(Dưới hướng dẫn của siêu âm)  
Chụp mẫu bệnh phẩm dưới nhũ ảnh  
Không  
Có thấy vôi hóa?  
Có  
Hoàn thành  
354  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
KẾT QUẢ  
Trong thời gian 12 tháng từ 6/2019 đến 6/2020,  
Kết quả giải phẫu bệnh  
chúng tôi có 164 trường hợp sinh thiết vú có hút  
chân không dưới hướng dẫn siêu âm. Trong đó có  
18 trường hợp với 20 tổn thương BIRADs 4 vi vôi  
hóa trên nhũ ảnh được thực hiện định vị kim và sinh  
thiết hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm và  
kim định vị.  
Bảng 4. Kết quả giải phẫu bệnh sau sinh thiết  
Giải phẫu  
bệnh  
Số  
lượng  
(n = 20)  
Tổn thương  
Ung thư ống tuyến vú tại chỗ  
Ung thư ống tuyến vú xâm lấn  
Tăng sản ống tuyến không điển hình  
Bướu sợi tuyến  
2
3
1
4
7
1
2
Ác tính  
5/20 (25%)  
Tuổi trung bình 49,44 ± 9,49. Lớn nhất 66 tuổi,  
nhỏ nhất 35 tuổi.  
Đặc điểm tổn thương  
Lành tính  
15/20 (75%)  
Thay đổi sợi bọc  
Kích  
thước  
tổn  
thương  
trung  
bình  
10,83 ± 3,60mm, lớn nhất 15mm, nhỏ nhất 4mm.  
Bệnh tuyến vú xơ hóa  
Tăng sản ống tuyến thông thường  
Bảng 1. Bên tổn thương  
Bên tổn thương  
Bên trái  
Số lượng n = 18  
%
Kết quả theo dõi  
Theo dõi không có biến chứng của sinh thiết hút  
9
7
2
50,0  
11,1  
38,9  
Bên phải  
chân không.  
Hai bên  
Các trường hợp tổn thương ác tính được hội  
chẩn, phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh sau mổ  
phù hợp với giải phẫu bệnh lúc sinh thiết.  
Bảng 2. Vị trí tổn thương  
Các trường hợp có kết quả giải phẫu bệnh là  
lành tính, được theo dõi, chụp lại nhũ ảnh sau 6  
tháng, không thấy vi vôi hay tổn thương tiến triển.  
Vị trí tổn thương  
n = 20  
%
¼ trên ngoài  
¼ trên trong  
¼ dưới ngoài  
¼ dưới trong  
12  
2
60,0  
10,0  
20,0  
10,0  
4
2
Bảng 3. Tổn thương phát hiện trên siêu âm  
Siêu âm vú  
Bình thường  
Số lượng n=18  
%
Hình 12. Tổn thương vi vôi hóa trên nhũ ảnh  
12  
3
66,6  
16,6  
16,6  
Birads 3  
Birads 4  
3
Tổn thương phát hiện trên nhũ ảnh: hình ảnh vi  
vôi hóa birads 4: 20 tổn thương.  
Tổn thương trên cộng hưởng từ: 2 trường hợp  
birads 4.  
Hình 13. Tổn thương so với kim định vị  
355  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
- Không nhìn thấy.  
Tác giả SeungSang Ko, Hàn Quốc (2018)(6)  
thực hiện VABB dưới hướng dẫn siêu âm có kết hợp  
định vị kim cho các tổn thương vi vôi hóa Birads 4  
trên 1364 bệnh nhân trong 14 năm (2002 - 2018),  
kết quả cho thấy tỉ lệ phát hiện tổn thương ác tính  
là 13,4%, lành tính là 86,6%. Tất cả các trường hợp  
tổn thương lành tính được theo dõi sau 6 tháng  
mỗi năm bằng siêu âm và nhũ ảnh. Tác giả không  
ghi nhận trường hợp nào ác tính trong quá trình  
theo dõi.  
Hình 14. Định vị kim dưới hướng dẫn siêu âm, VABB  
dưới hướng dẫn siêu âm; Chụp X quang bệnh phẩm  
xác định có vi vôi hóa  
Chúng tôi, bước đầu áp dụng kỹ thuật này cho  
20 tổn thương vi vôi hóa Birads 4 trên nhũ ảnh.  
Kết quả ghi nhận có 25% trường hợp có tổn thương  
ác tính. Các trường hợp tổn thương lành tính, được  
theo dõi sau 6 tháng vẫn chưa ghi nhận trường hợp  
nào ác tính.  
BÀN LUẬN  
Tổn thương vôi hóa  
Sự phân bố “cụm” của các vôi hóa là từ năm  
nốt vôi hóa trở lên trong phạm vi 1cm (giới hạn dưới)  
hoặc nhiều vi vôi hóa trong phạm vi 2cm (giới hạn  
trên). Trong đó có 16 - 36% tiềm năng ác tính của vi  
vôi hóa.  
Vấn đề được đặt ra là làm sao định vị chính xác  
tổn thương vi vôi hóa thấy được trên nhũ ảnh mà  
không thấy được dưới siêu âm. Trong nghiên cứu  
của chúng tôi, với 20 tổn thương thấy được dưới  
nhũ ảnh, nhưng chỉ có 3 trường hợp là thấy được  
tổn thương này đồng thời dưới siêu âm. Đối với  
những trường hợp này thì việc định vị thương tổn  
dưới hướng dẫn siêu âm dễ dàng. Tuy nhiên, với  
những trường hợp tổn thương dưới nhũ và tổn  
thương thấy được dưới siêu âm không tương hợp  
hoặc không thấy được dưới siêu âm thì việc định vị  
thương tổn khó khăn hơn, đôi khi cần định vị lần hai  
hay phải định vị dưới nhũ ảnh.  
Để sinh thiết thương tổn bị vôi hóa: Thường là  
Định vị kim dây móc cắt bỏ.  
Tác giả SeungSang Ko, nghiên cứu 1399  
trường hợp, có 804 trường hợp là nghi ngờ thương  
tổn trên siêu âm. Hầu hết các trường hợp  
(1358 trường hợp) đều đặt được kim dưới hướng  
dẫn siêu âm, chỉ có 28 trường hợp là phải chuyển  
sang định vị dưới nhũ. Số lượng kim đặt trung bình  
là 1,4 kim (1 - 5).  
Hình 15. Sinh thiết mở tổn thương vi vôi hóa  
Bên cạnh đó, ngày nay sinh thiết vôi hóa dưới  
nhũ ảnh thực hiện tốt với những máy có trang bị  
thiết bị định vị sinh thiết, đặc biệt là hệ thống nhũ  
ảnh 3D. Sinh thiết vôi hóa dưới nhũ ảnh theo tư thế:  
nằm hoặc ngồi  
Vấn đề nữa là liệu VABB có lấy đủ mô tổn  
thương để xét nghiệm đúng thương tổn không?  
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả 20 trường  
hợp sau khi thự hiện VABB, các mẫu bệnh phẩm  
được chụp X quang và ghi nhận có vi vôi trên mẫu  
bệnh phẩm. Điều này giúp xác nhận chúng ta đã lấy  
đúng tổn thương vi vôi hóa.  
Sinh thiết vú chân không của vôi hóa trên  
X-quang vú  
Tác giả SeungSang Ko(6), sau khi chụp bệnh  
phẩm xác nhận có 1360/1399 trường hợp (97,2%) là  
có vi vôi hóa trên mẫu bệnh phẩm.  
Chỉ định: trên chụp X-quang vú có vi vôi hóa  
cụm hoặc vùng.  
Trừ: vôi hóa trong khối -> Sinh thiết lõi kim.  
Vôi hóa trên siêu âm.  
Như vậy, việc chụp mẫu bệnh phẩm sau khi  
làm VABB giúp chúng ta xác định được là đã lấy  
đúng thương tổn cần sinh thiết. Ngoài ra các trường  
hợp lành tính, khi theo dõi sau 6 tháng, được chụp  
lại nhũ ảnh, đánh giá lại thương tổn vi vôi hóa so với  
Nhìn thấy mà không có khối.  
- Nghi vấn.  
356  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
phim cũ có còn hay không hay có tổn thương tiến  
triển hay không cũng lại giúp chúng ta xác định đã  
lấy đúng tổn thương sinh thiết.  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
1. Lê Hồng Cúc, Phạm Thiên Hương, Phan Hoàng  
Tú, Nguyễn Hoàng Thân, Trần Việt Thế Phương  
(2018), “Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không  
(VABB) dưới hướng dẫn siêu a6mtrong chẩn  
đoán và điều trị tổn thương vú” Tạp chí ung thư  
học Việt Nam, 3, tr 347 - 352.  
Tác giả Jun Liu and Linping Huang (2018)(5)  
thực hiện VABB dưới hướng dẫn hình ảnh X quang  
và siêu âm. Tác giả ghi nhận: VABB dưới nhũ là tiêu  
chuẩn cho các tổn thương vi vôi hóa. Tuy nhiên có  
một số bất lợi là: bệnh nhân có vú nhỏ, tổn thương  
gần nếp vú, tổn thương ở lớp sâu sát cơ ngực,  
hay nách hoặc khi bệnh nhân có tạo hình vú. Ngoài  
ra kỹ thuật này cũng đòi hỏi trang thiết bị phù hợp và  
thời gian thực hiện khá lâu. Tác giả cũng ghi nhận  
VABB dưới hướng dẫn siêu âm có những thuận lợi  
là: bệnh nhân có thể nằm trên bàn và không cần  
phải ép ngực khi sinh thiết, không phải bị chiếu tia X,  
và thủ thuật khá đơn giản và cho phép kiểm soát  
mẫu bệnh phẩm có vi vôi. Tuy nhiên kỹ thuật này  
khó khăn ở chỗ là cần phải định vị tổn thương vi vôi,  
và việc định vị kim là lựa chọn hợp lý.  
2. Huỳnh Quang Khánh 2020 “Các kỹ thuật sinh  
thiết lấy mẫu chẩn đoán mô học vú” Can thiệp ít  
xâm lấn điều trị khối u. Nhà xuất bản Đại học  
Quốc gia TP. HCM, Tr: 197 - 236.  
3. Huỳnh Quang Khánh, Trần Minh Quân, Nguyễn  
Văn Khôi (2019),”Kết quả sinh thiết vú có hỗ trợ  
hút chân kho6ngdu7o71i hướng dẫn siêu âm  
trong chẩn đoán tổn thương tuyến vú không sờ  
thấy Birads 3,4,5: Tạp chí ung thư học Việt Nam,  
5, tr 402 - 408.  
4. Hua Sun Kim, MD1, Min Jung Kim, MD1, Eun-  
Kyung Kim, MD1, Jin Young Kwak, MD, Eun Ju  
Son, MD2, Ki Keun Oh, MD2 “US-Guided  
Vacuum-Assiste Biopsy of Microcalcifications in  
Breast Lesions and Long-Term Follow-Up  
Results”. Korean J Radiol 9(6), December 2008.  
503 - 509  
Tác giả Hua Sun Kim (2008)(4) theo dõi dài hạn  
các trường hợp VABB dưới hướng dẫn siêu âm,  
không thấy sự khác biệt có ý nghĩa về số lượng mẫu  
có chứa canxi sau VABB giữa tổn thương lành và ác  
tính.  
KẾT LUẬN  
5. Jun Liu and Linping Huang (2018) “Image-  
guided vacuum-assisted breast biopsy in the  
diagnosis of breast microcalcifications” Journal  
of International Medical Research 2018, Vol.  
46(7). 2743 - 2753  
Sinh thiết vú hút chân không dưới hướng dẫn  
siêu âm có hiệu quả khi kết hợp định vị kim đối với  
các tổn thương vi vôi hóa trên nhũ ảnh. Nên xem xét  
áp dụng như là phương pháp sinh thiết tiêu chuẩn  
giống như là sinh thiết dưới nhũ cho các tổn thương  
vi vôi hóa.  
6. Seung Sang Ko, Man Sik Shin, Ki Won Chun,  
Kang Young Rhee, Heeboong Park “Clinical  
Experience of Ultrasound-Guided, Vacuum-  
Assisted Breast Biopsy for Mammographic  
Microcalcifications: Combination with Wire  
Localization”. J Surg Ultrasound Vol. 5, No. 2,  
2018. 53 - 60.  
357  
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5 - 2020 - Tập 1  
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5 - 2020 - Vol 1  
ABSTRACT  
Early results of ultrasound-guided, vacuum-assisted breast biopsy  
for mammographic microcalcifications: Combination with wire localization  
Purpose: This study examined the usefulness of ultrasound-guided vacuum-assisted breast biopsy for  
mammographic microcalcification.  
Methods: Case series from June - 2019 to June - 2020 at Breast department Cho Ray hospital.  
The patients with BI-RADS Category  
4
Mammographic microcalcification were included. Most  
microcalcifications were not observed on ultrasound. Sono-guided J-wire localization was first performed for the  
suspicious microcalcification area, and the location of the J-wire and calcification was determined with  
mammography in most cases. Sono-guided VABB was performed after removing the J-wire without a  
stereotactic device. On the other hand, Sono-guided VABB was performed directly without J-wire localization  
when microcalcification lesions were identified by mass on ultrasonography. In all cases, calcification was  
confirmed by specimen mammography and the pathology was performed. A follow-up examination was  
performed to confirm the presence of complications.  
Results: A total of 20 lesions of 18 patients with BI-RADS Category 4 Mammographic microcalcification  
were included. Mean age: 49,44 ± 9,49 (35-66). Mean size of lesions 10,83 ± 3,60mm, (4 - 15mm). In 20  
lesions, 6 lesions (30%) were diagnosed as a malignancy (2 cases of ductal carcinoma in situ, 3 cases of  
ductal carcinoma invasive, 1 case of atypical ductal hyperplasia). The remaining 14 lesions (70%) were  
diagnosed as benign (fibroadenoma: 4; fibrocystic exchange 7, fibrocystic desease: 1, typical hyperplasia: 2).  
There were no significant complications during follow up after VABB.  
Conclusion: Sono-guided VABB can be used effectively if combined with wire localization for  
microcalcification lesions.  
Key words: Mamography, Calcification, VABB, Image-guides biopsy, J Wire localization.  
358  
pdf 8 trang yennguyen 15/04/2022 2260
Bạn đang xem tài liệu "Kết quả ban đầu sinh thiết vú hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm cho tổn thương vi vôi hóa có kết hợp định vị kim", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfket_qua_ban_dau_sinh_thiet_vu_hut_chan_khong_duoi_huong_dan.pdf