Tập tục truyền thống về làm nhà ở của người Dao Tuyên Quang

No.20_Mar 2021|p.101-106  
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO  
ISSN: 2354 - 1431  
TRADITIONAL CUSTOMS OF BUILDING THE DAO'S HOUSE  
IN TUYEN QUANG PROVINCE  
Tran Minh Tu1,*  
1 Tan Trao University, Viet Nam  
Article info  
Abstract  
In the family of Vietnamese ethnic minorities groups, “Dao” is an ethnic minority  
having unique cultural tradition, in which the housing culture is a fundamental  
issue in tangible culture of Dao people in general and Tuyen Quang in particular.  
Dao people in Tuyen Quang consists of 9 branches. According to traditional  
housing, there are 3 types of houses: land-made house, stilt house and half-stilt  
house, half land made house which are built on selected directions, the layout and  
the display of furniture in the house based on their customs and beliefs. Along with  
the unique new house entrance ceremony, Dao people in Tuyen Quang have  
preserved many traditional cultural elements and enriched the cultural identity of  
the Vietnamese nation.  
Recieved:  
8/11/2020  
Accepted:  
22/02/2021  
Keywords:  
House, Dao people,  
Tuyen Quang.  
No.20_Mar 2021|p.101-106  
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO  
ISSN: 2354 - 1431  
TẬP TỤC TRUYỀN THỐNG VỀ LÀM NHÀ  
Ở CỦA NGƯỜI DAO TUYÊN QUANG  
Trần Minh Tú1,*  
1 Trường Đại học Tân Trào  
Tóm tắt:  
Thông tin tác giả  
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Dao là một dân tộc có truyền  
thống văn hoá rất đậm nét, trong đó văn hóa nhà ở là một vấn đề cơ bản trong  
văn hóa vật thể của dân tộc Dao nói chung và ở Tuyên Quang nói riêng. Người  
Dao ở Tuyên Quang bao gồm 9 ngành Dao, về nhà ở truyền thống có 3 kiểu nhà  
là nhà đất, nhà sàn và nhà nửa sàn, nửa đất, làm nhà theo hướng được chọn, cách  
bố trí và trưng bày đồ vật trong nhà theo tập quán, tín ngưỡng của họ. Cùng với  
nghi thức vào nhà mới độc đáo, người Dao ở Tuyên Quang đã bảo lưu được  
nhiều yếu tố văn hóa truyền thống và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của  
dân tộc Việt Nam.  
Ngày nhận bài:  
8/11/2020  
Ngày duyệt đăng:  
22/02/2021  
Từ khóa:  
Nhà ở, người Dao, Tuyên  
Quang:  
1. Mở đầu  
Việt Nam với 54 dân tộc, dân tộc nào cũng có  
quá khứ lịch sử lâu đời và một nền văn hóa cổ  
truyền giàu bản sắc dân tộc” [7, 11]. Trong nền văn  
hóa đa dạng và phong phú của các dân tộc Việt  
Nam thì kiến trúc dân gian – nhà ở là đối tượng  
nghiên cứu chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt và  
đáng quan tâm nhất.  
dân tộc Dao ở Tuyên Quang liên quan đến văn hóa  
nhà ở. Nói về nhà ở truyền thống người Dao ở  
Tuyên Quang có 3 kiểu nhà là nhà đất, nhà sàn và  
nhà nửa sàn, nửa đất. “Nhà nửa sàn nửa đất của  
người Dao là một điển hình, dạng này nhà chia hai  
phần theo chiều dọc: nửa nhà phía sau là nền đất,  
nửa nhà phía trước là sàn” [8, 335]. Các ngành  
Dao Quần Trắng, Thanh Y, Áo Dài ở nhà sàn. Các  
ngành Dao Đỏ, Dao Tiền, Quần Chẹt, Coóc Mùn,  
Coóc Ngáng, Ô Gang ở nhà nền đất. Còn kiểu nhà  
nửa sàn, nửa đất, xuất hiện là do địa hình khu vực  
dựng nhà, việc san lấp nền nhà gặp nhiều khó khăn,  
tốn nhiều công sức và xuất phát từ tập quán du  
canh, dư cư của đồng bào nên mới có kiểu nhà này.  
Trong số các dân tộc dùng ngữ hệ Mông - Dao  
ở Tuyên Quang, thì dân tộc Dao có số dân đông  
hơn (chiếm 11% dân số toàn tỉnh) và có bản sắc  
văn hoá rất độc đáo, đến nay còn bảo lưu được  
nhiều yếu tố văn hoá truyền thống. “Người Dao cư  
trú xen gép với nhiều dân tộ từ biên giới Việt –  
Trung, Việt – Lào cho tới một số tỉnh trung du và  
ven biển” [7, 369]. Người Dao ở Tuyên Quang bao  
gồm 9 ngành Dao. Trong đại gia đình các dân tộc  
Việt Nam, dân tộc Dao là một dân tộc có truyền  
thống văn hoá rất đậm nét, trong khuôn khổ bài báo  
khoa học, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu những  
vấn đề cơ bản về văn hóa truyền thống vật thể của  
Nhà ở truyền thống của đồng bào Dao thường  
nhỏ hẹp. Trong ngôi nhà truyền thống được ngăn  
theo chiều dọc của ngôi nhà, gian giữa được để  
trống để đặt bàn thờ, nửa nhà phía sau được ngăn  
tạo thành buồng ngủ riêng cho vợ chồng, con cái  
T.M.Tu/ No.20_Mar 2021|p.101-106  
kề hoặc nhìn về phía có mồ mả, vì theo đồng bào  
của chủ nhà, còn nửa nhà phía trước bao giờ cũng  
đặt hai bếp lửa. Một bếp dành cho chủ nhà tiếp  
khách, ngồi uống nước hoặc nghỉ ngơi, còn một bếp  
là nơi nấu ăn phục vụ cho việc ăn uống hàng ngày.  
Việc đặt bếp trong nhà có tác dụng làm ấm ngôi  
nhà vào những ngày giá rét, vì đồng bào thường cư  
trú ở những ngọn núi cao, nhiệt độ thường thấp.  
Trong quá trình điều tra, khảo sát cho thấy tàn dư  
còn lại của ngôi nhà truyền thống còn tồn tại ở thôn  
Khuân Đào, Xã Trung Yên, huyện Sơn Dương như  
nhà của ông Bàn Văn Tiến, ông Triệu Đức Thanh*  
và một số ngôi nhà khác nữa trong thôn. Hiện nay,  
ngôi nhà truyền thống như đã nói ở trên trong quá  
trình tồn tại và phát triển đã mất dần đi để nhường  
chỗ cho ngôi nhà đã được cải tiến đôi chỗ phù hợp  
với đời sống hiện tại là điều dễ hiểu. Nhưng những  
phong tục tập quán trong quá trình làm nhà ở từ xưa  
cho đến nay thì vẫn còn tồn tại và được bà con lưu  
giữ, thực hành.  
như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con cháu và  
làm ăn không phát đạt. Nếu cửa chính về hướng  
chính tây thì mọi sự may mắn và hạnh phúc trong  
ngôi nhà chỉ diễn ra như ánh sáng ngắn ngủi lúc  
chiều tà.  
Theo đồng bào, hướng nhà tốt nhất là nơi nhìn  
thấy nhiều đồi núi nhấp nhô nghiêng thấp dần về  
phía nhà, hoặc có các dải núi đồi thoai thoải võng  
dần xuống như để đưa của cải vào nhà. Đồng bào  
Dao cho rằng vị trí, khoảng cách từ nhà đến ruộng,  
nương càng gần, càng thuận lợi cho việc đưa phân  
chuồng vào ruộng càng tốt.  
Sau khi đã khảo sát về hướng nhà và vị trí của  
chỗ đất định dùng vào việc dựng nhà, người ta tiến  
hành thử xem chỗ đất ấy có cho phép con người  
sinh sống hay không. Đây là bước có ý nghĩa quyết  
định vì có liên quan đến quan niệm và tín ngưỡng  
của đồng bào Dao ở Tuyên Quang. Cách thử phổ  
biến nhất là người ta khoanh một chỗ đất đường  
kính khoảng 20cm (bằng miệng cái bát tô to) làm  
sạch, nén chặt rồi để trên đó những hạt gạo nếp chỉ  
bóc phần vỏ trấu, đặt thành 3 hàng đại diện cho tổ  
tiên hàng trên cùng, mọi người trong gia đình hàng  
thứ 2 và hàng thứ 3 đại diện cho tài sản, gia súc, gia  
cầm (nhưng với người Dao Quần Trắng họ đặt  
thành 3 nhúm gạo nếp chứ không phải là hạt gạo),  
sau đó lấy bát úp kín, sáng hôm sau kiểm tra thấy  
gạo vẫn được để nguyên theo hàng lối đã xếp,  
không có kiến tha, không có con vật nào đến ăn là  
điềm tốt cho phép dựng nhà và sống được ở chỗ đó.  
Nhưng đến hôm thử đất gia đình phải chú ý xem  
mộng và đoán mộng. Nếu nằm mơ thấy người vác  
cuốc xẻng, cây to đổ chắn ngang đường, nhện sa  
xuống người hoặc thấy hổ, báo nằm ở chỗ đất thử  
thì phải bỏ chỗ đất đó mặc dù gạo đặt trong chỗ úp  
bát vẫn nguyên vẹn. Việc làm nghi lễ chọn đất là  
bắt buộc, nếu không làm mà chỉ chọn hướng rồi  
dựng nhà thì người sống trong ngôi nhà đó cũng  
chẳng yên tâm nếu không may xảy ra rủi ro, bệnh  
tật hoặc làm ăn không phát đạt, người Dao đều cho  
là chỗ ở không tốt.  
2. Nội dung nghiên cứu  
2.1. Bước đầu tiên trong quá trình làm nhà là  
chọn đất và hướng nhà  
Tạo dựng nơi ăn chốn ở bao giờ cũng là nhu  
cầu quan trọng nhất trong đời sống xã hội” [7, 14].  
Cũng như nhiều dân tộc ở nước ta, đối với dân tộc  
Dao, nhà ở là vấn đề quan trọng trong cả đời sống  
vật chất và tinh thần. Đồng bào Dao ở Tuyên  
Quang cho rằng hướng nhà là một trong những yếu  
tố tác động đến đời sống tâm lí của các thành viên  
trong gia đình. Đối với đồng bào các ngành Dao  
Tuyên Quang, việc làm nhà theo hướng nào phụ  
thuộc vào niên mệnh sinh của chủ nhà (hệ Can  
Chi). Chủ nhà là người đàn ông, là chồng, là cha  
của các con trong gia đình, việc xem hướng nhà  
phải mời thầy cúng hoặc người già xem cho. Ở địa  
thế không được theo hướng đã xem, nhưng nếu vị  
trí làm nhà cùng với một số nhà lân cận thì cùng  
quay ra hướng đó. Một nguyên tắc bất di bất dịch là  
nhà phải tựa vào núi, mặt hướng ra đường, không  
được quay mặt vào núi. Về hướng nhà, đồng bào  
Dao Tuyên Quang có một số điều tránh như sau:  
Trong quan niệm của người Dao, hướng nhà  
rất quan trọng, họ coi hướng nhà là mạch máu của  
ngôi nhà” [3,91]. Hướng mở cửa chính không cận  
Trường hợp dựng nhà trên nền cũ thì không  
phải trải qua các bước chọn đất, chọn hướng nhà và  
thử đất, mà chỉ cần đào và san lại nền cho phù hợp  
với yêu cầu và quy mô, cấu trúc của ngôi nhà mới.  
* Khảo sát tại thôn Khuôn Đào, xã Trung Yên,  
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang  
T.M.Tu/ No.20_Mar 2021|p.101-106  
Ngọ, tháng Dần, tháng Ngọ), đồng bào cho rằng đó  
2.2. Việc san lấp nền nhà và chuẩn bị nguyên  
vật liệu làm nhà, dựng nhà  
là những tháng chỉ dựng nhà cho người chết như  
tảo mộ, cúng tiền vàng để tổ tiên sửa nhà nên không  
dựng nhà cho người sống. Việc chọn ngày vào nhà  
mới đối với đồng bào Dao Tuyên Quang rất cẩn  
thận, phải nhờ thầy xem sách để dựng vào ngày  
nào, vì theo đồng bào có ngày xấu, nếu dựng nhà  
vào ngày đó thì nhà dựng lên sẽ không có người ở,  
chỉ có cỏ mọc ở trong nhà.  
Sau khi đã làm các bước chọn hướng nhà, chọn  
đất và thử đất, nếu các việc đó diễn ra đều tốt đẹp  
thì người Dao mới tiến hành san lấp nền nhà. Trong  
thời gian san lấp nền nhà cần phải chú ý xem mộng  
lúc ngủ, nếu nhiều đêm những người trong gia đình,  
nhất là chủ nhà nằm mơ thấy những điều không tốt  
đẹp thì cần nhờ thầy cúng xử lí bằng cách đoàn  
mộng, xem lại mệnh số của chủ nhà và các con  
cháu trong gia đình, hoặc xem bói thấy có điều gì  
đe dọa đến tính mạng của người và của trong gia  
đình thì việc san lấp nền nhà phải dừng lại, thậm  
chí nếu nguy hiểm thì phải đi tìm đất làm nhà ở nơi  
khác. Nhưng trong thực tế thì việc này rất ít xảy ra  
vì miếng đất đã được lựa chọn rất kĩ để làm nhà.  
Một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng trong  
việc chọn tháng, năm, ngày giờ vào nhà mới là phải  
dựa vào tiềm lực kinh tế, sức người trong gia đình  
và khả năng giúp đỡ của cộng đồng trong làng,  
cũng như anh em họ hàng xa gần đến giúp để dựng  
nhà trước đó vài hôm sao cho đến ngày vào nhà  
mới cũng lợp được nóc nhà.  
Trước khi chọn đất làm nhà, người Dao Tuyên  
Quang đã chuẩn bị sẵn nguyên vật liệu cần thiết  
như gỗ, tre, nứa… Việc tìm kiếm các nguyện vật  
liệu cũng phải tuân thủ những quy định:  
2.3. Nghi thức vào nhà mới  
Trong ngày vào nhà mới tức là ngày cho phép  
lợp nóc nhà (đặt cây nóc nhà) có một nghi lễ quan  
trọng không thể thiếu và phải thực hiện xong trước  
giờ vào nhà mới đó là lễ cúng xin ngày đã chọn vào  
nhà mới. Lễ cúng này xuất phát từ quan niệm của  
đồng bào Dao cho rằng: ngày, giờ, tháng năm vào  
nhà mới được thầy cúng lựa chọn rất cẩn thận,  
nhưng qua nhiều thế hệ có thể con cháu quên và sai  
phạm vào điều gì đó mà con cháu và thầy cúng  
không không nhớ đến. Nếu ngày vào nhà mới trùng  
với một trong những ngày xấu sẽ được tổ tiên và  
các thần thánh đỡ bớt để thay vào đó là ngày tốt  
lành. Chẳng hạn như ngày chết của các cụ, ngày  
sửa mộ của ông bà, ngày kiêng của dòng họ.  
Khi tre, gỗ, nứa còn nhiều, người Dao chỉ chọn  
những cây gỗ tốt để làm nhà, kiêng lấy những cây  
gẫy ngọn, cây bị sét đánh, những cây đã đổ, hoặc  
những cây có nhiều dây leo. Đồng bào Dao Tuyên  
Quang cho rằng những cây này đã được thần ma sử  
dụng, hoặc làm hỏng nếu đem về dựng nhà sẽ đem  
lại tai họa đau ốm cho con cháu trong gia đình.  
Khi chặt cây làm nhà đối với những cây dùng  
làm các bộ phận của khung nhà như cột, kèo, xà  
nhà… thì phải chặt vào cuối mùa thu vào những  
ngày đầu tháng hoặc cuối tháng âm lịch, tránh chặt  
cây vào những ngày có nhiều ánh trăng sáng.  
Người Dao Tuyên Quang cho rằng chặt cây vào  
thời gian ấy sẽ tránh được mọt, gỗ không bị nẻ, dễ  
khô và dùng được lâu năm hơn. Đồng bào còn cho  
rằng ngày đi chặt cây làm nhà phải được chọn kĩ,  
trong bữa cơm mời anh em đến giúp nhất thiết phải  
làm lễ khấn báo tổ tiên để tổ tiên phù hộ và giúp đỡ.  
Lễ cúng này được tiến hành cúng ở ngoài hiên  
nhà với các lễ vật như sau: Một thủ lợn đã làm  
sạch, luộc qua nước sôi, bốn chén rót rượu mời ma,  
hai bát cơm hoặc xôi nếp, một chén nước, tiền giấy  
âm phủ (tiền giấy âm phủ do đồng bào tự làm  
không phải là tiền giấy âm phủ bán ở chợ). Thầy  
cúng đốt 3 nén hương, thầy cúng cùng chủ nhà cầu  
cúng tổ tiên và các vị thần thánh của người Dao  
trong đó có Ngọc Hoàng thượng đế về dự lễ, để cầu  
mong các thần thánh phù hộ, giải tỏa tất cả những  
bất hạnh hoặc thiếu sót mà con cháu có thể mắc  
phải trong việc chọn lấy ngày, giờ, tháng, năm này  
để vào nhà mới. Việc đặt cây nóc nhà phải là người  
đàn ông là chủ nhà làm.  
Nhà chỉ được phép dựng khi đã chọn ngày, giờ,  
tháng năm vào nhà mới. Ngày dựng nhà phụ  
thường thuộc vào tuổi của chủ nhà, nhưng đối với  
người Dao Tuyên Quang việc dựng nhà cũng có  
điều kiêng như: Không trùng với ngày mất của ông  
bà, cha mẹ, không trùng với ngày sấm đầu năm…  
Đồng bào còn kiêng không dựng nhà vào tháng 3  
và tháng 6 âm lịch (dòng họ Bàn của người Dao  
Coóc Mùn) lại kiêng làm nhà vào năm Dần, năm  
Nghi thức tiếp theo của lễ vào nhà mới của  
người Dao ở Tuyên Quang là đốt lửa. Người Dao  
T.M.Tu/ No.20_Mar 2021|p.101-106  
cho rằng bếp lửa là nơi duy trì và thể hiện cuộc  
một chai nước đặt lên bàn cúng, thầy cúng hành lễ  
thông báo và cầu mong tổ tiên giữ nhà, giữ của, sử  
dụng chai nước này đuổi thần lửa, không cho thần  
lửa vào nhà ăn cắp lửa. Việc dùng chai nước để  
phòng lửa cháy nhà được xuất phát từ quan niệm  
của đồng bào là hàng ngày luôn có một con ma gọi  
là thần lửa cứ đến đêm vào nhà lấy trộm lửa trong  
bếp có thể làm cháy nhà. Đồng bào còn lưu giữ câu  
chuyện kể rằng: Ngày xưa nhiều nhà phải giữ lửa ở  
bếp suốt ngày đêm để nấu nướng, một hôm con ma  
lửa lên vào nhà lấy lửa, làm lửa rơi vãi lửa, gây  
cháy nhà của nhiều gia đình. Các gia đình kiện lên  
Ngọc Hoàng và được Ngọc Hoàng mách đề phòng  
thần lửa bằng cách nhờ ma tổ tiên dùng chai nước  
treo trên cửa chính sát mái nhà để xua đuổi không  
cho ma lửa vào nhà.  
sống của từng gia đình, là nơi phản ánh ngôi nhà  
theo đúng nghĩa của nó là có người ở, sinh hoạt. Do  
đó, việc nhóm lửa vào nhà mới là nghi thức cần  
thiết phải tiến hành, người Dao Đỏ và Dao Tiền gọi  
"púa tau pia siàng piáo". Người Dao ở Tuyên  
Quang tiến hành nghi thức nhóm lửa khi đã lợp  
xong nóc nhà mới.  
Trước khi thực hiện nghi thức nhóm lửa, đối với  
người Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt… là  
nhóm Dao ở nhà nền đất, gia chủ cần chọn một chỗ  
ở trong nhà, nơi định làm bếp nấu nướng. Bếp  
không nhất thiết phải ở bên phải hoặc bên trái của  
nhà mà bên nào rộng hơn, thuận lợi hơn thì đặt  
bếp… Riêng nhóm Dao ở nhà sàn như Dao Quần  
Trắng, Thanh Y, Áo Dài thì chỗ đặt bếp đã được  
chuẩn bị sẵn bằng việc đổ đất và nén chặt vào một  
khuôn gỗ, trong đó có đặt kiềng để đun nấu.  
2.4. Tập quán tín ngưỡng liên quan đến việc  
cư trú trong nhà  
Trong ngày vào nhà mới, củi khô được đặt sẵn  
trong bếp. Chủ nhà là người đầu tiên nhóm lửa, nếu  
gia đình đó tồn tại 3, 4 thế hệ thì người đàn ông cao  
tuổi nhất trong gia đình sẽ là người nhóm lửa và  
nếu không còn đàn ông mà đó là người phụ nữ cao  
tuổi nhất trong gia đình thì người đó sẽ là người  
nhóm lửa đầu tiên. Còn đối với người con trai đang  
ở cùng gia đình, có điều kiện ra ở riêng, khi làm  
nhà mới thì người nhóm lửa là ông bố hoặc bà mẹ  
với ý nghĩa bố, mẹ là người chia lửa cho các con.  
Đồng bào Dao ở Tuyên Quang đều quan niệm  
rằng: Trong ngôi nhà của mình có nhiều loại ma  
khác nhau cùng chung sống để phù hộ độ trì cho gia  
đình về nhiều mặt như sức khỏe, tài lộc, giữ gìn  
không cho các loại hồn ma vía xấu vào làm hại  
những người trong gia đình… Đó là các loại ma  
như ma tổ tiên, ma buồng, ma bếp, ma cửa, việc  
thay chai nước chống hỏa… Những người sống  
trong gia đình, mà đứng đầu là chủ nhà phải có  
trách nhiệm tuân theo những phong tục tập quán  
thờ cúng các loại ma đó để được phù hộ. “Trong  
quan niệm của người Dao, ma nhà hay còn được  
gọi là thần hộ mệnh do Ngọc Hoàng cử xuống giúp  
người Dao trừ tà ma, ác quỷ, phù hộ và che chở  
cho họ vì vậy, người Dao phải thờ phụng thần hộ  
mệnh tại nhà” [3, 129-130].  
Khi lửa đã cháy, tất cả mọi người già, trẻ, trai,  
gái, khách gần, khách xa đều vây quanh bếp lửa  
hồng, rót rượu chúc mừng gia chủ và gia đình sống  
trong nhà mới làm ăn phát đạt, hạnh phúc như bếp  
lửa đang bốc cháy. Sau đó, bếp lửa dùng vào việc  
đun nước hay nấu nướng thức ăn thì gia đình đó  
phải giữ cho bếp lửa đó cháy đỏ trong một ngày  
đêm, có những nơi giữ lửa cháy ba ngày, ba đêm.  
Nơi linh thiêng nhất trong ngôi nhà là nơi thờ  
cúng tổ tiên. Nếu chủ nhà là thầy cúng thì cạnh bàn  
thờ tổ tiên có các dụng cụ phục vụ cho việc cúng  
bái như trống, chiêng, chũm chọe, chiêng, sách  
cúng, tranh ảnh… Nên người Dao ở Tuyên Quang  
không cho những sản phụ đang ở cữ đến gần bàn  
thờ, kiêng không cho phụ nữ nhất là khách duỗi hai  
chân ngồi đối diện với bàn thờ. Đối với người Dao  
ngành Quần Trắng, Thanh Y, Áo Dài, phía dưới  
bàn thờ tổ tiên còn có bàn thờ cúng Thổ Công, Thổ  
Địa và thần chăn nuôi. Bàn thờ này cũng linh  
thiêng như bàn thờ tổ tiên.  
Ở đây, chúng tôi xin lưu ý rằng đối với dân tộc  
Dao Quần Trắng hiện nay nếu ở nhà sàn thì bếp lửa  
vẫn được đặt ở nửa phía trước của ngôi nhà, còn đối  
với đồng bào Dao Đỏ, Dao Tiền, và Dao Quần Chẹt  
thì bếp đã được làm riêng nhưng liền kề với nhà  
lớn, nhưng những nghi thức vào nhà mới vẫn được  
tuân thủ một cách chặt chẽ như đã trình bày.  
Riêng ngành Dao Áo Dài và Dao Tiền, từ lúc  
đốt lửa vào nhà mới cần phải làm lễ chống hỏa,  
tiếng Dao gọi là "phát tàu chùng" tức là treo chai  
nước chống hỏa ở phía trên cửa chính, người ta lấy  
T.M.Tu/ No.20_Mar 2021|p.101-106  
Theo quan niệm của đồng bào Dao Tuyên chỉ cần có trứng luộc, hương và một ít tiền giấy âm  
Quang, tất cả các bếp lửa trong nhà dùng để đun  
đều có ma, đó là ma bếp. Do vậy, bếp lửa cũng là  
nơi linh thiêng, nhất là bếp nấu cám lợn và nấu ăn.  
Tùy theo từng dòng họ, từng ngành Dao, người ta  
kiêng không cho sản phụ đang ở cữ bước qua bếp  
hoặc trèo lên bếp lò nấu cám lợn, không được phơi  
quần áo lên trên bếp, không nướng thịt chó, không  
cho trẻ đái vào bếp, khi sưởi lửa không được hơ  
mông, đùi lên trên bếp.  
phủ là được.  
3. Kết luận  
Văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số  
nói chung là tài sản vô giá đối với một nền văn hóa  
đa sắc tộc như Việt Nam. Trong đó, nhà ở truyền  
thống của người Dao là một nét đặc sắc đã tồn tại  
lâu đời góp phần phản ánh, thể hiện bản sắc văn  
hoá của các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt  
Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang  
nói riêng. Hiện nay, cuộc sống du canh, du cư của  
đồng bào Dao Tuyên Quang không còn nữa. Trong  
quá trình tồn tại và phát triển, định canh, định cư  
làm ruộng nước và sống xen kẽ với các dân tộc  
khác như: Kinh, Tày, Nùng… ngôi nhà truyền  
thống của người Dao đã không còn được như cũ,  
dần mất đi để nhường chỗ cho ngôi nhà hiện đại  
phù hợp với đời sống hiện tại. Tuy nhiên, những  
phong tục, tập quán trong quá trình làm nhà ở từ xa  
xưa cho đến nay thì vẫn còn được lưu giữ.  
Ma cửa được người Dao Tuyên Quang cho rằng  
đó là ma gác cửa để không cho các loại ma xấu vào  
nhà, canh giữ cho ngôi nhà và những người sống  
trong ngôi nhà đó được an toàn. Ma cửa còn là  
người canh gác khi ma tổ tiên về thăm nom con  
cháu, hoặc được con cháu mời về để thỉnh cầu được  
phù hộ độ trì một vấn đề gì đấy. Ở các người Dao  
Tuyên Quang, ở cửa chính ra vào người ta thường  
đào lỗ nhỏ để thầy cúng yểm vào đó và dán giấy đỏ  
ở phía trên của chính. Vào các dịp lễ tết hoặc mùng  
một và 15 âm lịch hàng tháng thường có thắp  
hương ngay cạnh cửa chính.  
REFERENCE  
1. Ninh Van Do (editor), (2003), Traditional  
Culture of Tay, Dao, San Diu ethnic groups in  
Tuyen Quang, Ethnic Culture Publishing House,  
Hanoi.  
Người Dao ở Tuyên Quang còn có quan niệm  
về ma giường, ma buồng. Loại ma này làm nhiệm  
vụ canh giữ cho sự bình yên cho những người ngủ  
trong buồng, Người Dao ở Tuyên Quang không lập  
bàn thờ ở trong buồng, họ chỉ cúng khi bói ra ma  
buồng là thủ phạm gây ra những chuyện như làm  
trẻ con khóc, làm người ngủ trong buồng không  
yên, hay mơ thấy những điều quái dị trong nhiều  
đêm. Việc ma buồng phật ý làm cho người ngủ  
không yên hay trẻ con quấy khóc có nhiều nguyên  
nhân như có sự va chạm mạnh vào buồng, thay đổi  
giường ngủ không đúng ngày, trẻ con phóng uế bẩn  
xuống giường… Do vậy, người Dao rất thận trọng  
trong việc sửa lại buồng, thay đổi giường ngủ ở  
trong buồng. Nếu trong buồng có trẻ sơ sinh đang  
ở, hoặc có phụ nữ mang thai thì tất cả những công  
việc sửa chữa ở trong buồng và giường phải kiêng  
kị tuyệt đối. Việc cúng ma buồng cũng đơn giản,  
2. Phan Ngoc (2006), Vietnam cultural  
identities, Literature Publishing House, Hà Nội.  
3. Chao Van Lam (2015), Traditional houses  
of Dao people in Lao Cai, Social Sciences  
Publishing House, Hanoi.  
4. Pham Nhan Thanh (2011), Ethnic Cultures  
in Vietnam, Dan tri Publishing House, Hanoi.  
5. Đo Quang Tu, Nguyen Lien (2010), Dao  
people in Vietnamese ethnic community, Ethnic  
Culture Publishing House, Hanoi.  
6. Nguyen Khac Tung (2015), Traditional  
houses of Vietnamese ethnic groups (volume 1),  
Social Sciences Publishing House, Hanoi.  
7. Nguyen Khac Tung (2015), Traditional  
houses of Vietnamese ethnic groups (volume 2),  
Social Sciences Publishing House, Hanoi.  
pdf 6 trang yennguyen 21/04/2022 820
Bạn đang xem tài liệu "Tập tục truyền thống về làm nhà ở của người Dao Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftap_tuc_truyen_thong_ve_lam_nha_o_cua_nguoi_dao_tuyen_quang.pdf