Phát triển doanh nghiệp trong trường đại học và những gợi ý chính sách về đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam

VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 83-96  
Original Article  
Development of Enterprises in Universities  
and Policy Implications for University Governance  
Reforms in Vietnam  
Dinh Van Toan*  
VNU University of Economics and Business,  
144 Xuan Thuy Str., Cau Giay Dist., Hanoi, Vietnam  
Received 12 March 2019  
Revised 28 March 2019; Accepted 28 March 2019  
Abstract: This paper focuses on analyzing and clarifying the theoretical basis for the  
development of enterprises in universities and its relationship with university governance  
in Vietnam. The status of enterprise development in the universities was also studied. On  
this basis, the paper provides recommendations to accelerate the university governance  
reform in the era of the fourth industrial revolution in higher education.  
Keywords: Enterprises development in universities, university governance, university  
governance reform.  
*
_______  
* Corresponding author.  
83  
VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 83-96  
Phát triển doanh nghiệp trong trường đại học và những  
gợi ý chính sách về đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam  
Đinh Văn Toàn*  
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam  
Nhận ngày 12 tháng 3 năm 2019  
Chỉnh sửa ngày 28 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 3 năm 2019  
Tóm tắt: Nghiên cứu tập trung phân tích, làm rõ lý luận về phát triển doanh nghiệp trong  
các trường đại học và mối quan hệ giữa phát triển doanh nghiệp với vấn đề quản trị đại  
học. Đồng thời, nghiên cứu cũng khảo sát thực trạng phát triển doanh nghiệp trong các  
trường đại học ở Việt Nam, từ đó đưa ra những gợi ý chính sách nhằm đẩy nhanh tiến  
trình đổi mới quản trị đại học trong thời kỳ của giáo dục đại học 4.0 hiện nay.  
Từ khóa: Phát triển doanh nghiệp trong trường đại học, quản trị đại học, đổi mới quản trị  
đại học.  
1. Giới thiệu *  
Phát triển doanh nghiệp (PTDN) trong các  
Mô hình trường đại học hoạt động gắn với  
hợp tác, liên kết với bên ngoài và phát triển các  
hoạt động kinh doanh (đại học doanh nghiệp),  
hình thành doanh nghiệp trực thuộc trường  
cũng được đề cập và bàn luận trong một số  
nghiên cứu, điển hình như nghiên cứu của Trần  
Anh Tài, Trịnh Ngọc Thạch (2003) [1]. Trong  
thực tiễn, nhiều đại học trên thế giới áp dụng  
phương thức này trong tổ chức quản lý để tăng  
cường năng lực chuyển giao công nghệ và  
thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ  
(KHCN) ra thị trường. Ngày nay, phương thức  
hoạt động như trên thường gắn với các trường  
đại học được tổ chức, vận hành theo hướng thúc  
đẩy khởi nghiệp sáng tạo và mô hình quản trị  
đại học (QTĐH) tiên tiến. Yokoyama (2006) đã  
tổng kết các hình thức phát triển trường đại học  
tiến tới mô hình quản trị tiên tiến qua nhiều cấp  
độ với các đặc điểm tổ chức, điều hành ở một  
số trường đại học điển hình trên thế giới [2].  
cơ sở giáo dục đại học, thường gọi là trường  
đại học (ĐH), liên quan đến nhiều nội dung  
cần bàn luận như: tổ chức và quản trị trong  
các đại học, khởi nghiệp và khởi nghiệp đổi  
mới sáng tạo, trong đó việc hình thành các  
doanh nghiệp mới là một kết quả quan trọng.  
Kể từ năm 2000 đến nay, mỗi năm bình quân  
Đại học Quốc gia Singapore (NUS) thành lập  
khoảng 5 doanh nghiệp. Ở một số trường đại  
học tại Mỹ như Viện Công nghệ  
Massachusetts (MIT), Đại học Standford và  
Đại học Harvard, con số các doanh nghiệp  
được thành lập còn cao hơn rất nhiều.  
_______  
* Tác giả liên hệ.  
Địa chỉ email: dinhvantoan@vnu.edu.vn  
84  
D.V. Toan / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 83-96  
85  
Ở Việt Nam, thực tiễn cho thấy các nhà hoạch  
định và nhà khoa học ngày càng quan tâm đến các  
hoạt động hợp tác, gắn kết với doanh nghiệp và  
đời sống xã hội để phục vụ cộng đồng của các  
trường đại học. Các hoạt động này liên quan trực  
tiếp đến PTDN, đổi mới mô hình tổ chức quản lý  
và tiến tới quản trị tiên tiến trong trường đại học.  
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây [3, 4] và thực  
tiễn cũng cho thấy các hoạt động này của các  
trường đại học còn có nhiều hạn chế và vướng  
mắc, hiệu quả hợp tác còn thấp, đổi mới công  
nghệ và thúc đẩy sáng tạo còn chậm, kết quả  
nghiên cứu khoa học (NCKH) ít được đưa vào  
ứng dụng thực tiễn. Điều này làm giảm hiệu quả  
đóng góp của các trường đại học cho nền kinh tế -  
xã hội, đồng thời làm chậm tiến trình đổi mới tổ  
chức và QTĐH.  
Thông qua nghiên cứu tổng quan lý thuyết  
về PTDN, bài viết phân tích sâu thêm sự liên hệ  
giữa hoạt động này với đổi mới tổ chức quản lý  
và quản trị trường đại học để đưa ra những gợi  
ý chính sách về đổi mới QTĐH. Các gợi ý này  
có thể gợi mở việc xây dựng chính sách, cải  
tiến cơ chế quản lý của cơ quan nhà nước đối  
với giáo dục đại học hiện đại phù hợp xu thế  
hội nhập, đồng thời góp phần đổi mới quản trị  
trường đại học theo hướng tăng cường tự chủ  
và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu của giáo  
dục đại học 4.0.  
cứu đã chỉ ra những tác động của các liên kết  
này, tác động của tư duy “'doanh nghiệp”,  
phong cách quản lý “doanh nghiệp” (mô hình  
đại học doanh nghiệp) đối với các nguồn lực tài  
chính, tới việc ứng dụng các nguyên tắc của  
doanh nghiệp trong mô hình quản lý và điều  
hành trường đại học [6-11]. Các nghiên cứu  
trên cũng đã được các nhà khoa học như Han và  
Heshmati (2013), Trần Anh Tài (2010) tổng  
hợp [12-13] .  
Etzkowitz (2002) cũng sử dụng thuật ngữ  
phát triển “doanh nghiệp đại học” (University  
Entrepreneurship) để mô tả sự chuyển đổi quản  
trị cùng với hình thành doanh nghiệp trong  
trường đại học của MIT như kết quả của sự hợp  
tác và liên kết với các ngành công nghiệp tư  
nhân và các cơ quan chính phủ [7]. Clark  
(1998) đã khái niệm hóa việc tìm kiếm các  
phương pháp mới mà 5 trường đại học nghiên  
cứu của châu Âu đang tìm kiếm như sự  
“'chuyển đổi kinh doanh”' để giảm sự phụ thuộc  
nặng nề vào sự hỗ trợ và giám sát của chính phủ  
trong bối cảnh các tổ chức này cần sự chuyển  
đổi và đổi mới [6]. Có thể nói tinh thần kinh  
doanh, chuyển đổi kinh doanh hay đổi mới mô  
hình tổ chức, điều hành trong trường đại học là  
các tiền đề quan trọng cho PTDN trong trường  
đại học. Đây cũng là các nhân tố tự thân của các  
trường đại học trong tiến trình đổi mới quản trị  
theo hướng QTĐH tiên tiến.  
Yokoyama (2006) cho rằng các thuật ngữ  
như PTDN và “tinh thần kinh doanh” trong bối  
cảnh của các trường đại học không nhất thiết  
phải được hiểu với ý tưởng thu lợi nhuận và  
chấp nhận rủi ro, thậm chí là mang tính thương  
mại cao. Thay vào đó, nghiên cứu của  
Yokoyama (2006) tập trung vào thái độ của các  
trường đại học trong việc cố gắng tự chủ về  
chuyển giao công nghệ, tài chính hay nâng cao  
trách nhiệm của trường đại học và các nhà khoa  
học đối với xã hội nói chung. PTDN trong  
trường đại học dẫn đến sự thay đổi trong cơ chế  
quản lý và điều hành. Do đó, 5 hình thức phát  
triển từ thấp đến cao của mô hình trường đại  
học mà Yokoyama đưa ra có thể coi như kết  
quả trực tiếp của quá trình PTDN và tinh thần  
kinh doanh trong các trường đại học tiến tới mô  
hình QTĐH tiên tiến (Bảng 1).  
2. Cơ sở lý luận  
PTDN được biết đến một cách rộng rãi như  
sự tổng hợp các vai trò, chức năng của doanh  
nhân gồm khả năng và mong muốn của các cá  
nhân trong hoặc ngoài tổ chức hiện có để nhận  
biết, tạo nên cơ hội kinh doanh mới (sản phẩm  
mới, phương pháp sản xuất mới, đề án tổ chức  
mới và sự kết hợp sản phẩm - thị trường mới)  
và giới thiệu những ý tưởng của họ tới thị  
trường. Theo Wennekers và Thurik (1999), các  
hoạt động này thường đối mặt với sự không  
chắc chắn và những trở ngại khác bằng sự quyết  
định hình thức, sử dụng các nguồn lực và tổ  
chức thực hiện [5]. Đối với các trường đại học,  
trong bối cảnh ngày càng có sự liên kết gần hơn  
với thị trường và doanh nghiệp, nhiều nghiên  
D.V. Toan / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 83-96  
86  
y
Bảng 1 Các hình thức phát triển của trường đại học  
Mc Hình thc  
Đặc điểm chính trong cơ chế tchức điều hành  
- Tăng sự tquyết định ca trường đại hc  
- Sự ra đời của văn hóa doanh nghip  
- Xem xét li vấn đề qun tr, quản lý, lãnh đạo và tài trni btrong  
trường đại hc  
- Thiết lp kế hoch chiến lược  
Thí điểm mu  
(Ví dụ: Đại hc Tokyo)  
1
- Nhn mnh tm quan trng ca việc tăng cường trách nhim trong  
trường đại hc  
Trường đại hc theo  
định hướng doanh  
nghiệp (Đại hc  
Waseda)  
- Mrng hoạt động kinh doanh  
- Chính sách theo định hướng thị trường  
- Xung đột gia các giá trhc thut và kinh doanh  
- Sự ra đời ca tinh thn qun lý trong các hoạt động  
2
Trường đại học định  
hướng kinh doanh non  
trẻ (Đại hc  
- Phthuc vào tài chính công  
- Tnhn dng là một trường đại hc mang tinh thn kinh doanh  
- Đóng góp vào nền kinh tế địa phương  
3
4
Nottingham Trent)  
- Thchế tquyết đnh  
- Thu nhập đáng kttài trbên ngoài  
- Cơ cấu qun trvà cu trúc quản lý theo định hướng thị trường  
- Tích hợp cơ cu doanh nghip, kinh doanh và hc thut  
- Tchhoàn toàn và tlc  
Trường đại hc doanh  
nghip thích ng  
(Đại hc Surrey)  
- Chia sri ro và trách nhim gia các tác nhân tham gia vào các  
hoạt động kinh doanh mt cách rõ ràng  
5
Hình thức lý tưởng  
- Tích hợp văn hóa kinh doanh, doanh nghiệp và văn hóa học thut;  
văn hóa quản lý và phi hp trong mt tchức mà không có xung đột  
Nguồn: Yokoyama, 2006 [2].  
Trường đại học theo định hướng mô hình  
QTĐH tiên tiến trước hết cần tiếp cận tinh thần  
kinh doanh và tăng cường hợp tác với doanh  
nghiệp. Sau đó, cần thay đổi phương thức tổ  
chức, quan tâm nhiều hơn đến quản lý, điều  
hành dựa trên hiệu quả các hoạt động. Cùng với  
các hoạt động mang tinh thần “kinh doanh” như  
vậy, việc thành lập các doanh nghiệp và sự hoạt  
động hiệu quả của các đơn vị dịch vụ hỗ trợ  
như văn phòng chuyển giao công nghệ (OTT)  
sẽ thúc đẩy chuyển giao tri thức từ các trường  
đại học tới doanh nghiệp [4]. Kết quả của các  
hoạt động và sự chuyển dịch này làm tăng tính  
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, là  
cơ sở vững chắc cho thành công của quản trị đại  
học tiên tiến. Các trường đại học có mô hình tổ  
chức và phương thức quản trị tiên tiến luôn lấy  
mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người học và  
các bên liên quan thông qua việc triển khai có  
hiệu quả cao mọi hoạt động gắn với đổi mới  
sáng tạo.  
Kết quả nghiên cứu và khảo sát mang tính  
học thuật về mối liên hệ giữa PTDN trong  
trường đại học với các ngành công nghiệp và  
môi trường bên ngoài của Yusof và Jain (2010)  
cũng cho thấy vai trò cu ni của các văn phòng  
chuyn giao công nghtrong trưng đại hc là  
hết sức quan trọng [14]. Các trường đại học  
hoạt động theo mô hình QTĐH tiên tiến và sự  
hoạt động hiệu quả của các văn phòng này sẽ  
thúc đẩy sự hình thành các doanh nghiệp mới.  
Tiến trình hình thành doanh nghiệp trong  
trường đại học cùng với sự phát triển kinh tế -  
xã hội, các ngành công nghiệp và cộng đồng  
kinh doanh sẽ có tác động lan tỏa và thúc đẩy  
hoàn thiện môi trường bên ngoài. PTDN trong  
đại học cần một môi trường bên ngoài phù hợp  
- hệ sinh thái (bao gồm mạng lưới sáng tạo).  
Ngược lại, một hệ sinh thái hỗ trợ đổi mới sáng  
tạo xung quanh trường đại học lại thúc đẩy  
mạnh mẽ quá trình chuyển đổi sang mô hình  
QTĐH tiên tiến của nhà trường (Hình 1).  
D.V. Toan / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 83-96  
87  
Sự hình thành và hoạt động của các doanh  
nghiệp trong trường đại học có thể theo một số  
hình thức khác nhau, nhưng nhìn chung có liên  
quan chặt chẽ với chu kỳ của nghiên cứu - thử  
nghiệm - chuyển giao - ứng dụng thực tiễn và  
thương mại hóa. Các doanh nghiệp được thành  
lập thường gặp trong các đại học nhằm thương  
mại hóa sản phẩm KHCN bắt nguồn từ các kết  
quả và ý tưởng nghiên cứu - được gọi là doanh  
nghiệp “Spin-off”. Đặc trưng của các doanh  
nghiệp này là được hình thành và nuôi dưỡng  
trong trường đại học cùng vai trò quan trọng  
của các nhà khoa học, nhà sáng chế với các ý  
tưởng sáng tạo. Mặt khác, doanh nghiệp trong  
trường đại học thường được phát triển từ các  
sản phẩm hay ý tưởng sáng tạo, thường gọi là  
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startups). Các  
doanh nghiệp này thường có quy mô vừa và  
nhỏ để đối phó với nguy cơ rủi ro cao. Do vậy,  
startups là nét đặc trưng vốn có của các trường  
đại học trong thời đại ngày nay, bởi lẽ bản thân  
các trường đại học là môi trường lý tưởng cho  
phát triển khởi nghiệp gắn với đổi mới, sáng  
tạo [15].  
Thuật ngữ PTDN cũng đã được áp dụng để  
nghiên cứu và giải quyết cụ thể đối với các hoạt  
động theo định hướng thị trường xảy ra trong  
giáo dục đại học hiện đại. Phân tích các hoạt  
động chuyển giao công nghệ của các trường đại  
học và các kết quả liên quan đến PTDN, các  
học giả như: Bercovitz và Feldman (2006),  
Bercovitz và cộng sự (2001), Feldman và cộng  
sự (2002), Owen-Smith (2005), Owen-Smith và  
Powell (2003), Colyvas và Powell (2007) đã  
xác định các hoạt động hướng ra thị trường bao  
gồm việc tạo ra các startups phục vụ đời sống  
xã hội điển hình của PTDN trong trường đại  
học [17-22]. Bên cạnh đó, các hành vi và hoạt  
động của sinh viên theo định hướng thị trường  
và vai trò của sinh viên khởi nghiệp kinh doanh  
hay doanh nhân sinh viên” được nhà nước bảo  
trợ đôi khi cũng được coi là phát triển tinh thần  
kinh doanh và PTDN trong đại học [23].  
Ngoài mục tiêu lợi nhuận, phát triển kinh  
doanh và hình thành doanh nghiệp trong trường  
đại học có điểm khác biệt so với các doanh  
nghiệp và doanh nhân ở mục tiêu chuyển giao  
tri thức, chuyển giao công nghệ và ý tưởng mới  
ra thị trường. Đặc biệt, nó góp phần hoàn thiện  
mô hình tổ chức và điều hành theo hướng đổi  
mới QTĐH. Theo Bercovitz và Feldman  
(2002), các hoạt động PTDN trong trường đại  
học góp phần tích cực cho phát triển kinh tế tri  
thức và đóng góp cho tiến bộ xã hội [19]. Do  
vậy, các quốc gia thường có những chính sách  
hỗ trợ và thúc đẩy sự ra đời và phát triển của  
các doanh nghiệp trong trường đại học, đồng  
thời tạo môi trường đổi mới và chuyển dịch  
sang mô hình QTĐH tiên tiến.  
3. Phát triển doanh nghiệp trong đại học ở  
một số quốc gia tiêu biểu  
PTDN trong các trường đại học đã khá phổ  
biến trong nhiều thập niên qua trên thế giới.  
Gần đây nhất, một quốc gia mới nổi lên ở châu  
Á thành công nhất phải kể tới là Singapore. Sự  
chuyển đổi NUS sang mô hình QTĐH tiên tiến,  
gắn với PTDN và đổi mới sáng tạo được bắt  
đầu từ cuối thập niên 1990 khi quyết định thành  
lập doanh nghiệp đầu tiên trong đại học. Trong  
thời kỳ đầu, NUS thành lập văn phòng cấp phép  
về công nghệ. Văn phòng này không quá chú ý  
đến mục tiêu lợi nhuận cấp phép mà chú trọng  
mở rộng quan hệ, quảng bá các kết quả công  
nghệ của NUS trên thị trường bằng cách ưu tiên  
cấp bản quyền sáng chế cho các doanh nghiệp  
mới được thành lập. Bên cạnh đó, NUS cung  
cấp các thiết bị, cơ sở vật chất ở các vườn ươm  
công nghệ của trường, cấp vốn ban đầu cho các  
doanh nghiệp mới thành lập. Trung tâm khởi  
nghiệp được thành lập với nhiệm vụ mở rộng  
chương trình đào tạo khởi nghiệp cho sinh viên  
trong trường.  
Các doanh nghiệp của NUS thực hiện các  
chức năng tạo lập liên kết với các ngành công  
nghiệp, nghiên cứu thúc đẩy các hoạt động của  
trường theo định hướng doanh nghiệp.  
D.V. Toan / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 83-96  
88  
f
Môi trường bên ngoài bao gồm  
mạng lưới đổi mới sáng tạo  
Thành lập doanh nghiệp mới  
Năng suất của các  
OTT  
Trường  
đại học  
Hình 1. PTDN trong trường đại học.  
Nguồn: Rothaermel và cộng sự, 2007 [16].  
Sự phát triển nhanh chóng các doanh  
(29%), số hợp đồng ký với các cơ quan thuộc  
Chính phủ và tư nhân chỉ chiếm 25%. Trong  
vòng 5 năm (từ 2000-2004) đã có 54 công ty  
được thành lập trong NUS [13].  
Để thúc đẩy PTDN trong các trường đại  
học, Chính phủ Brazil đã cụ thể hóa quy định  
trong luật định về mô hình hoạt động của doanh  
nghiệp trong các trường đại học. Theo đó,  
Chính phủ có quy định mô hình doanh nghiệp  
lai (hybrid firm) hay còn gọi là “doanh nghiệp  
sơ sinh” được thành lập từ sự kết hợp giữa  
nghiệp tại NUS đã thu được những kết quả cụ  
thể như: thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua  
đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và triển  
khai (R&D), thu hút nhân tài; đẩy mạnh thương  
mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và công  
nghệ thông qua hoạt động bằng sáng chế và cấp  
phép công nghệ; chỉ tính đến năm 2004, NUS  
đã ký 239 hợp đồng cấp phép bản quyền công  
nghệ. Đặc biệt, một tỷ lệ lớn các hợp đồng này  
được ký với các công ty do NUS thành lập  
D.V. Toan / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 1 (2019) 83-96  
89  
trường đại học và doanh nghiệp. Trong trường  
hợp kết hợp với doanh nghiệp tư nhân, Chính  
phủ cho phép các trường đại học đặt trụ sở của  
các công ty này trong trường hoặc trong các  
trung tâm ươm tạo. Các công ty mới thành lập  
được sự hỗ trợ tài chính một phần từ trường đại  
học và một phần từ các bộ, ngành liên quan. Kết  
quả từ chính sách ưu đãi trên đã thay đổi mô hình  
QTĐH, làm tăng nhanh các dự án hợp tác giữa  
các trường đại học và doanh nghiệp, tăng số  
lượng công bố quốc tế và các phát minh sáng chế  
ở Brazil. Đánh giá của Bộ Khoa học và Công  
nghệ Brazil năm 2014 cho thấy số lượng bài báo  
công bố quốc tế tăng mạnh: năm 2000 có 86 bài  
thì năm 2014 lên 744 bài, số phát minh sáng chế  
cũng tăng mạnh, tương ứng từ 20.639 bằng lên  
33.395 bằng (tăng 61%) [24].  
nghiên cứu. Giai đoạn 1997-2000, trung bình có  
95 doanh nghiệp Spin-off được hình thành hàng  
năm; năm 2001 là 248; giai đoạn 2001-2006 có  
26 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán  
với tổng giá trị trên 1,3 tỷ bảng Anh. Các  
trường đại học đã đóng góp 3,3 tỷ bảng Anh  
(khoảng 5,6 tỷ USD) cho nền kinh tế Anh trong  
các năm 2010-2011, trong đó lợi nhuận từ các  
công ty Spin-off mới thành lập là 2,1 tỷ bảng và  
tạo ra 18.000 việc làm. Sự phát triển nhanh  
chóng số lượng các công ty trong trường đại  
học xuất phát từ sự thay đổi chính sách của  
Chính phủ về thúc đẩy thành lập các doanh  
nghiệp trong trường đại học, nổi bật nhất là  
Luật Sở hữu sáng chế cho phép các công ty  
Spin-off được “phi tập trung hóa” và các trường  
đại học được chủ động đàm phán với người lao  
động về vấn đề sở hữu trí tuệ. Trong số các  
trường đại học tại Anh, Đại học Surrey được  
biết đến như một đơn vị có văn hóa khởi nghiệp  
và hoạt động PTDN sôi động vì đây là trường  
đứng thứ 2 trong số các trường đại học ít phụ  
thuộc nhất vào ngân sách từ Chính phủ. Một  
trong những điểm nổi bật trong hoạt động  
PTDN của Đại học Surrey là có nhiều hoạt  
động để hình thành doanh nghiệp tích hợp  
các hoạt động đào tạo với khởi nghiệp.  
- Tại Canada, Chính phủ có những chính  
sách đặc thù và truyền thống thúc đẩy tận dụng  
lợi ích kinh tế từ các nghiên cứu khoa học, cấp  
kinh phí để thương mại hóa các sản phẩm  
nghiên cứu qua hình thức hỗ trợ thành lập và  
hoạt động của các công ty Spin-off trong các  
trường đại học. Trong năm 2004 đã có 93 công  
ty Spin-off niêm yết trên sàn chứng khoán, tạo  
ra việc làm cho gần 30.000 người và đạt doanh  
số 6,1 tỷ đô-la Canada (CAD). Ở cấp địa  
phương, các văn phòng đại diện cho Bộ Công  
nghiệp và các cơ quan cũng có nhiều chương  
trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thành lập các  
công ty khởi nghiệp công nghệ cao trong các  
trường đại học để thương mại hóa các sản phẩm  
nghiên cứu khoa học.  
Ở một số quốc gia tiêu biểu khác như Mỹ,  
Anh, Canada, nghiên cứu của Đinh Văn Toàn  
(2018) cho thấy rõ ràng hơn vai trò quan trọng  
của chính phủ đối với PTDN và đổi mới mô  
hình QTĐH trong các trường đại học [25]:  
- Tại Mỹ, trong vòng 20 năm (1980-1999)  
kể từ khi Đạo luật Bayh-Dole về công ty  
Spin-off được phê chuẩn, trung bình mỗi năm  
có hơn 200 công ty được đăng ký thành lập  
trong các trường đại học, đóng góp 33,5 tỷ USD  
cho nền kinh tế Mỹ và tạo ra 280.000 việc làm.  
Từ năm 1982, Chính phủ Mỹ còn có chương  
trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, chi hơn 2 tỷ  
USD cho việc hỗ trợ thành lập các doanh  
nghiệp Spin-off vào năm 2004, tính đến năm  
2009 đã hỗ trợ cho 112.500 công ty với tổng  
kinh phí 26,9 tỷ USD. Ở cấp độ trường đại học,  
điểm nổi bật ở Mỹ là các đại học nghiên cứu  
đều có đơn vị đầu mối về kết nối và chuyển  
giao công nghệ (OTT) và hỗ trợ cho các giảng  
viên, sinh viên khởi nghiệp. Học viện MIT còn  
quy định rõ điều khoản về tỷ lệ phân chia lợi  
nhuận từ thương mại hóa các kết quả nghiên  
cứu, trong đó dành 1/3 cho các nhà sáng chế.  
- Tại Vương quốc Anh, ở hầu hết các đại  
học danh tiếng thế giới (Oxford, Cambridge,  
London  
Metropolitan,  
Birmingham,  
Theo các nhà nghiên cứu chính sách thì mô  
hình hiệp lực giữa ba bên (còn gọi mô hình  
xoắn - Triple Helix) gồm: nhà nước - trường đại  
học - doanh nghiệp là mô hình mà các nước  
Manchester, Cardiff và Trường Kinh doanh  
London) đều có các doanh nghiệp bên trong  
hoặc liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và  
pdf 7 trang yennguyen 16/04/2022 1360
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển doanh nghiệp trong trường đại học và những gợi ý chính sách về đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_doanh_nghiep_trong_truong_dai_hoc_va_nhung_goi_y.pdf