Phát hiện và phân loại vết dầu trên biển từ dữ liệu ảnh vệ tinh đa phổ Landsat 7 ETM+

AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG DU KHÍ  
PHÁT HIN VÀ PHÂN LOI VT DU TRÊN BIN  
TDLIU NH VTINH ĐA PHLANDSAT 7 ETM+  
TS. Trịnh Lê Hùng  
Học viện Kỹ thuật Quân sự  
Email: trinhlehung125@mail.com  
Tóm tắt  
Sự cố tràn dầu gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng. Việc phát hiện sớm và phân loại vết dầu tràn trên biển  
là một vấn đề cấp bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Ngoài dữ liệu viễn thám siêu cao tần, có thể sử dụng dữ  
liệu viễn thám quang học để phát hiện và phân loại vết dầu. Bài báo giới thiệu phương pháp xử lý ảnh vệ tinh đa phổ  
độ phân giải không gian trung bình Landsat 7 ETM+ trong phát hiện và phân loại vết dầu nhằm phục vụ việc giám sát  
và giảm thiểu thiệt hại do sự cố tràn dầu gây ra.  
Từ khóa: Ảnh đa phổ, độ phân giải không gian, vết dầu, viễn thám quang học, Landsat, tỷ số ảnh, phân tích thành phần chính,  
phân loại.  
1. Giới thiệu  
Tư liệu viễn thám, trong đó chủ đạo là tư liệu viễn  
phương pháp xử lý ảnh vệ tinh đa phổ độ phân giải trung  
bình Landsat 7 ETM+ để phân loại và phát hiện vết dầu  
trên biển.  
thám siêu cao tần có khả năng thu nhận ảnh trong mọi  
điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, được ứng  
dụng hiệu quả trong giám sát và ứng phó sự cố tràn  
dầu. Đây cũng là công cụ hiệu quả trong nghiên cứu môi  
trường biển nói chung và phân loại vết dầu nói riêng. Ảnh  
vệ tinh quang học do bản chất được thu nhận trong dải  
sóng nhìn thấy và hồng ngoại phù hợp với cảm nhận của  
con người, ít biến dạng về hình học, do đó được sử dụng  
rộng rãi trong nghiên cứu tài nguyên, môi trường. Với độ  
phân giải phổ rộng gồm nhiều kênh phổ, ảnh quang học  
thể hiện sự ưu việt trong quan sát lớp phủ mặt đất, sử  
dụng đất đai, giám sát và dự đoán thiên tai... Tuy nhiên,  
ảnh vệ tinh quang học cũng có nhược điểm: phụ thuộc  
vào điều kiện thời tiết, thường có mây mù trên ảnh, thiếu  
thông tin về cấu trúc và độ gồ ghề của bề mặt. Các nghiên  
cứu của Robert S.Rand et al. (1992), Alireza Taravat, Fabio  
Del Frate (2012), Kolokoussis Polychronis et al. (2013) đã  
sử dụng dữ liệu ảnh quang học trong nghiên cứu ô nhiễm  
biển do sự cố tràn dầu [1 - 3]. Song đến nay số lượng các  
nghiên cứu tương tự còn ít. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất  
2. Phát hiện và phân loại vết dầu trên biển từ dữ liệu  
ảnh Landsat 7 ETM+  
2.1. Đặc điểm ảnh vệ tinh quang học Landsat 7 ETM+  
Năm 1967, Tổ chức Hàng không và Vệ tinh Quốc gia  
(NASA) đã thực hiện chương trình nghiên cứu thăm dò  
tài nguyên trái đất (Earth Resources Technology Satellite  
- ERTS). Sau đó, chương trình này được đổi tên thành  
Landsat - các vệ tinh chuyên dùng để thăm dò tài nguyên  
trái đất. Landsat 1 được phóng thành công lên quỹ đạo  
từ năm 1972. Đến nay, có 8 thế hệ vệ tinh Landsat được  
phóng lên quỹ đạo (Bảng 1).  
Landsat 7 sử dụng bộ cảm biến quang học ETM+  
(Enhanced Thematic Mapper Plus), ghi lại năng lượng  
trong vùng nhìn thấy, hồng ngoại và hồng ngoại nhiệt của  
quang phổ. Landsat-7 được phóng lên quỹ đạo vào ngày  
15/4/1999, cung cấp ảnh ở 8 kênh phổ, trong đó có 6 kênh  
đa phổ với độ phân giải không gian 30m, 1 kênh toàn sắc  
Bảng 1. Các thế hệ vệ tinh Landsat  
Ngày ngừng hoạt động  
Vệ tinh  
Landsat 1  
Landsat 2  
Landsat 3  
Landsat 4  
Landsat 5  
Landsat 6  
Landsat 7  
Landsat 8  
Ngày phóng  
23/6/1972  
21/1/1975  
5/3/1978  
Bộ cảm biến  
MSS  
6/1/1978  
25/2/1982  
MSS  
31/3/1983  
MSS  
16/7/1982  
1/3/1984  
15/6/2001  
TM, MSS  
TM, MSS  
ETM  
5/6/2013  
5/3/1993  
Dừng hoạt động ngay khi phóng  
Đang hoạt động  
Đang hoạt động  
15/4/1999  
11/2/2013  
ETM+  
OLI, TIRS  
DU KHÍ - S2/2015  
60  
PETROVIETNAM  
Bảng 2. Đặc điểm ảnh vệ tinh đa phổ Landsat 7 ETM+  
Kênh  
Tên gọi  
Xanh lam (Blue)  
Xanh lục (Green)  
Bước sóng (μm)  
0,459 - 0,515  
0,525 - 0,605  
0,630 - 0,690  
0,775 - 0,900  
1,550 - 1,750  
10,40 - 12,50  
2,090 - 2,350  
0,520 - 0,900  
Độ phân giải không gian (m)  
1
2
3
4
5
6
7
8
30  
30  
30  
30  
30  
60  
30  
15  
Đỏ (Red)  
Cận hồng ngoại (NIR)  
Hồng ngoại giữa (MIR)  
Hồng ngoại nhiệt (TIR)  
Hồng ngoại giữa (MIR)  
Toàn sắc (Panchromatic)  
Bảng 3. Giá trị Lmax, Lmin đối với các kênh phổ ảnh Landsat ETM+  
Tên kênh  
phô  
Bước sóng  
(μm)  
Kênh  
Lmax  
Lmin  
̉
1
2
3
4
5
7
Blue  
Green  
Red  
0,45 - 0,515  
0,525 - 0,605  
0,63 - 0,69  
0,75 - 0,90  
1,55 - 1,75  
2,09 - 2,35  
191,600  
196,500  
152,900  
241,100  
31,060  
-6,200  
-6,400  
-5,000  
-5,100  
-1,000  
-0,350  
NIR  
MIR  
MIR  
10,800  
Chuyển đổi giá trị số sang giá trị bức xạ phổ đổi với  
ảnh Landsat 7 ETM+ được thực hiện như sau:  
Hình 1. Ảnh vệ tinh Landsat 7 ETM+ bị lỗi sọc và ảnh không bị lỗi  
với độ phân giải 15m và 1 kênh hồng ngoại nhiệt ở độ  
phân giải 60m. Đặc điểm các kênh phổ của ảnh Landsat 7  
được thể hiện trong Bảng 2.  
Lmax Lmin  
DNmax DN min  
Lλ =  
(DN DNmin  
)
+ L min  
(1)  
Trong đó:  
Vệ tinh Landsat 7 ETM+ sau 4 năm đưa lên quỹ đạo đã  
bị lỗi sọc do gặp trục trặc về kỹ thuật SLC - Off (15/4/2003).  
Trục trặc này hiện vẫn chưa được khắc phục, làm giảm khả  
năng thu nhận thông tin quan sát trái đất khoảng 30%  
(Hình 1). Các thông tin này vẫn sử dụng được khi xử lý các  
vết sọc bằng thuật toán GapFill.  
Lλ: Giá trị bức xạ phổ;  
L
max, Lmin: Giá trị bức xạ phổ ứng với DNmax DNmin ở  
kênh phổ (giá trị này được lấy từ file metadata trong dữ  
liệu ảnh Landsat);  
DNmax: Giá trị số lớn nhất;  
DNmin: Giá trị số nhỏ nhất.  
2.2. Phương pháp nghiên cứu  
2.2.1. Tiền xử lý ảnh Landsat 7 ETM+  
Do ảnh Landsat 7 ETM+ được lưu trữ ở cấu trúc  
8 bit tương ứng với 256 cấp độ độ xám, DNmax = 255,  
DNmin = 1 [5]. Giá trị Lmax, Lmin đối với ảnh đa phổ Landsat  
ETM+ được trình bày trong Bảng 3.  
Để phân loại vết dầu trên biển từ dữ liệu ảnh Landsat  
7 ETM+, đầu tiên phải sửa lỗi sọc trên ảnh bằng thuật toán  
GapFill do NASA đưa ra [4]. Quá trình xử lý gồm 2 bước:  
(1) định dạng lại ảnh để có cùng kích thước; (2) sử dụng  
dữ liệu từ ảnh lấp để thay thế dữ liệu trống trên ảnh gốc.  
Trong quá trình định dạng lại, kênh hồng ngoại nhiệt  
(kênh 6) của ảnh sẽ được chuyển từ kích thước pixel 60m  
thành 30m. Việc sử dụng nhiều ảnh ghép sẽ giảm kích  
thước các khe hở của ảnh.  
Giá trị bức xạ phổ nhận được trong bước 1 sẽ được  
sử dụng để xác định giá trị phản xạ phổ (reflectance). Giá  
trị phản xạ phổ đối với ảnh Landsat ETM+ được thực hiện  
như sau:  
2
π.Lλ .d  
(2)  
ρ =  
ESUNλ .cos(θs )  
Trong đó:  
Ảnh sau khi được sửa lỗi sọc sẽ chuyển đổi giá trị số  
(digital number) sang giá trị bức xạ phổ (spectral radiance).  
Việc chuyển đổi giá trị số sang giá trị bức xạ giúp giảm  
thiểu sự khác biệt về phổ khi ghép các ảnh với nhau [5].  
d: Khoảng cách thiên văn giữa trái đất và mặt trời, được  
xác định theo công thức: d = (1,0 - 0,01674.cos(0,9856(D-4)),  
ở đây D là thứ tự ngày trong năm.  
DU KHÍ - S2/2015  
61  
AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG DU KHÍ  
Lλ: Giá trị bức xạ phổ nhận được từ bước 1;  
đánh giá sự biến động, sự ô nhiễm... (chỉ số thoái hóa đất,  
chỉ số diện tích lá, chỉ số độ ẩm đất...) [11].  
ESUN: Giá trị trung bình bức xạ quang phổ mặt trời  
(Bảng 2);  
Để làm nổi bật vết dầu so với vùng biển xung quanh,  
tác giả tiến hành thực nghiệm tính tỷ số ảnh sử dụng các  
kênh phổ trong dải sóng nhìn thấy (kênh 1, 2, 3) và dải  
sóng hồng ngoại (kênh 4, 5, 7). Kết quả phân tích đặc  
trưng phản xạ phổ của vết dầu và nước biển cho thấy, ở  
dải sóng xanh lam (kênh 1, bước sóng 0,45 - 0,515μm) và  
xanh lục (kênh 2, bước sóng 0,525 - 0,605μm), nước biển  
có khả năng phản xạ phổ thấp hơn đáng kể so với vết  
dầu. Trong khi đó ở dải sóng đỏ (kênh 3, bước sóng 0,63  
- 0,69μm) và cận hồng ngoại (kênh 4, bước sóng 0,75 -  
0,90μm), nước biển và vết dầu có khả năng phản xạ phổ  
tương đồng (Hình 2) [6]. Như vậy, tỷ số giữa các kênh ảnh  
ở bước sóng đỏ, cận hồng ngoại với các kênh ảnh ở bước  
sóng xanh lam, xanh lục có thể sử dụng để phân biệt vết  
dầu với vùng biển xung quanh. Kết quả thực nghiệm cho  
thấy, tỷ số giữa phản xạ phổ (kênh 4/kênh 2)/kênh 1 và  
(kênh 3/kênh 2)/kênh 1 thể hiện rõ nhất sự tương phản  
giữa vết dầu và vùng biển xung quanh.  
θs: Góc thiên đỉnh (được lấy trong file metadata ảnh  
Landsat) [5].  
Để loại bỏ ảnh hưởng của điều kiện khí quyển đến  
chất lượng ảnh, tác giả sử dụng thuật toán “trừ đối tượng  
tối(DOS - dark object subtract) nhằm chuyển giá trị phản  
xạ phổ về phản xạ bề mặt (surface reflectance). Phương  
pháp này dựa vào các điều kiện trên ảnh và “đối tượng  
đenđược ước tính từ giá trị thấp nhất của histogram trích  
dẫn từ mỗi kênh ảnh [1 - 3, 10].  
2.2.2. Phương pháp tỷ số ảnh và phân tích thành phần chính  
- Phương pháp tỷ số ảnh (band rationing method)  
Bản chất của phương pháp tỷ số ảnh là chia giá trị  
phản xạ phổ tại 2 kênh phổ mà vật thể phản xạ mạnh nhất  
và hấp thụ mạnh nhất bức xạ điện từ. Phương pháp này  
cho phép thể hiện các biến đổi nhỏ nhất trong đặc tính  
phổ của vật thể, từ đó có thể phân loại chính xác. Ưu điểm  
của phương pháp tỷ số ảnh là xử lý đơn giản, không mất  
nhiều thời gian tính toán như các phương pháp cổ điển  
(phân loại bằng các thuật toán thông dụng), nên được sử  
dụng rộng rãi trong việc xây dựng các chỉ số ảnh để phân  
loại đối tượng đặc trưng (thực vật, khoáng sản,...) hoặc  
- Phương pháp phân tích thành phần chính  
(principal component analysis)  
Phân tích thành phần chính là thuật toán đặc trưng  
trong xử lý ảnh vệ tinh đa phổ nhằm làm nổi bật đặc tính  
phổ của một số đối tượng bề mặt trái đất (khoáng sản, mỏ  
lộ thiên...) mà các phương pháp tăng độ tương phản khác  
không nhận biết rõ ràng được. Bản chất của phương pháp  
này là thuật toán thống kê toán học nhằm biến đổi tập dữ  
liệu đa biến tương quan vào trong một tập dữ liệu đa biến  
không tương quan - còn được gọi là các thành phần chính  
[8], nhằm giảm chiều dữ liệu mà vẫn giữ được thông tin  
cần thiết về đối tượng cần nghiên cứu.  
Bảng 4. Giá trị ESUN đối với các kênh phổ ảnh Landsat 7 ETM+  
Tên kênh  
phổ  
Blue  
Green  
Red  
Bước sóng  
(μm)  
ESUN  
Kênh  
(watts/m2, ster, μm)  
1
2
3
4
5
7
8
0,45 - 0,515  
0,525 - 0,605  
0,63 - 0,69  
0,75 - 0,90  
1,55 - 1,75  
2,09 - 2,35  
0,52 - 0,90  
1.997  
1.812  
1.533  
1.039  
230,8  
84,90  
1.362  
NIR  
MIR  
MIR  
PAN  
Ảnh vệ tinh là tập dữ liệu đa kênh phổ điển hình có độ  
tương quan lớn. Tương quan giữa hai kênh ảnh thể hiện  
mức độ chứa thông tin giống nhau cho bởi 2 kênh này. Các  
kênh có độ tương quan cao thường không được sử dụng  
đồng thời để hiển thị màu hoặc chiết tách các đối tượng  
tương đồng về phản xạ phổ [8]. Kết quả phân tích tương  
quan giữa 7 kênh phổ của ảnh Landsat 7 ETM+ được thể  
hiện ở ma trận tương quan (Bảng 5) cho thấy, kênh 1, 2 và 3  
có sự tương quan rất cao (> 95%) nên có sự dư thừa khi sử  
dụng đồng thời 3 kênh này để hiển thị hoặc tổ hợp màu. Ở  
mức thấp hơn có sự tương quan giữa các kênh 4, 5, 6 (76 -  
95%), 39% giữa kênh 1 và kênh 4, 44% giữa kênh 2 và kênh  
4. Phân tích ma trận tương quan cũng cho thấy, kênh 4 ít  
tương quan với các kênh 1, 2, 3 và kênh 7 thường không có  
sự tương quan lớn với bất kỳ kênh còn lại [12].  
Nước biển  
Vết dầu  
Bước sóng (nm)  
Hình 2. Đặc trưng phản xạ phổ của vết dầu và nước biển  
DU KHÍ - S2/2015  
62  
PETROVIETNAM  
Bảng 5. Ma trận tương quan của ảnh Landsat 7 ETM+  
1
0,45 - 0,52  
1,00  
2
3
4
5
6
7
Kênh μm  
0,52 - 0,6  
0,63 - 0,69  
0,76 - 0,9  
1,55 - 1,75  
10,4 - 12,5  
2,08 - 2,35  
1
2
3
4
5
6
7
0,96  
0,95  
0,39  
0,56  
0,72  
0,56  
1,00  
0,96  
0,44  
0,61  
0,76  
0,58  
1,00  
0,53  
0,71  
0,84  
0,66  
1,00  
0,88  
0,76  
0,66  
1,00  
0,95  
0,78  
1,00  
0,81  
1,00  
Giả sử ảnh viễn thám có k kênh, phân tích thành phần  
chính được sử dụng để tìm vector không gian p chiều thể  
hiện bởi vector Z (giá trị độ sáng mới tương ứng từng pixel  
trên ảnh thành phần chính). Giả sử ảnh gốc viễn thám mỗi  
pixel mang giá trị độ sáng được thể hiện bởi vector tương  
ứng xi (i = 1, 2…k), các pixel tương ứng trên ảnh thành  
phần chính thể hiện bởi vector Zi (i = 1, 2…k).  
Quan hệ có thể được mô tả theo tổ hợp tuyến tính:  
Zi = ai1x1 + ai2x2 + … + aikxk  
hay:  
(3)  
Để nhận được các thành phần chính, cần giải hệ  
phương trình trên để tìm các hệ số aik theo điều kiện sau:  
aik2 = 1  
(4)  
Giá trị phương sai của Zi phải cực đại, các đại lượng Zi  
Zi+1 phải độc lập tuyến tính với nhau [8, 12].  
Sau khi xác định các thành phần chính, cần phân  
tích giá trị vector riêng để lựa chọn thành phần chính có  
nhiều thông tin nhất về vết dầu. Ảnh tỷ số (kênh 4/kênh  
2)/kênh 1, (kênh 3/kênh 2)/kênh 1 và thành phần chính có  
nhiều thông tin nhất được sử dụng để tổ hợp màu RGB. Để  
phân loại vết dầu, tác giả sử dụng phương pháp phân loại  
tự động có giám sát sử dụng thuật toán xác suất cực đại  
(maximum likelihood). Đây là phương pháp phân loại có  
độ chính xác cao và được chứng minh trong nhiều nghiên  
cứu trên thế giới [8]. Kết quả phân loại vết dầu sẽ được lọc  
nhiễu bằng phép lọc trung vị (median) để loại bỏ các nhiễu  
không cần thiết. Phép lọc trung vị làm mịn ảnh nhưng vẫn  
giữ được thông tin trên ảnh, đặc biệt là thông tin ở đường  
biên - một yếu tố rất quan trọng trong phân loại vết dầu. Sơ  
đồ phương pháp phát hiện và phân loại vết dầu trên ảnh đa  
phổ Landsat 7 ETM+ được trình bày trong Hình 3.  
Hình 3. Sơ đồ thuật toán phát hiện và phân loại vết dầu  
từ tư liệu ảnh đa phổ Landsat 7 ETM+  
2.3. Kết quả nghiên cứu  
Khu vực thực nghiệm trong nghiên cứu là vịnh Mexico  
- nơi xảy ra sự cố tràn dầu nghiêm trọng do nổ giàn khoan  
Deepwater Horizon ngày 20/4/2010. Dữ liệu ảnh Landsat 7  
ETM+ được cập nhật liên tục với chu kỳ 16 ngày tại địa chỉ  
7 ETM+ bị nhiễu sọc, làm mất khoảng 30% lượng thông  
DU KHÍ - S2/2015  
63  
AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG DU KHÍ  
tin trên ảnh (Hình 4a). Các thông tin  
bị mất do lỗi sọc đã được khắc phục  
bằng thuật toán GapFill và dữ liệu ảnh  
đảm bảo chất lượng trong giải quyết  
các bài toán giám sát tài nguyên, môi  
trường (Hình 4b).  
Trong Hình 5, kết quả tính ảnh  
tỷ số (kênh 3/kênh 2)/kênh1 và  
(kênh 4/kênh 2)/kênh 1 cho thấy, vết  
dầu nổi bật và có màu tối hơn so với  
vùng biển xung quanh.  
(a)  
(b)  
Hình 4. Ảnh Landsat 7 ETM+ chụp ngày 1/5/2010 tại vịnh Mexico bị lỗi sọc (a) và kết quả sau khi sửa lỗi sọc (b)  
Khi phân tích thành phần chính,  
độ lớn và giá trị vector riêng, trị riêng  
cung cấp thông tin quan trọng về đặc  
tính phản xạ phổ của vết dầu và là  
cơ sở để lựa chọn thành phần chính  
mang nhiều thông tin nhất về đối  
tượng cần phân loại. Trong nghiên  
cứu này, tác giả áp dụng phương  
pháp chuyển đổi thành phần chính  
cho 6 kênh đa phổ (kênh 1, 2, 3, 4,  
5, 7) của ảnh Landsat ETM+ ở vịnh  
Mexico (Hình 6). Kết quả tính giá trị  
(a)  
(b)  
Hình 5. Ảnh tỷ số (kênh 3/kênh 2)/kênh1 (a), (kênh 4/kênh 2)/kênh 1 (b)  
(c)  
(a)  
(b)  
(d)  
(e)  
(f)  
Hình 6. Kết quả xác định 6 thành phần chính (PC1 - a, PC2 - b, PC3 - c, PC4 - d, PC5 - e, PC6 - f) đối với ảnh Landsat 7 ETM+ ở vịnh Mexico  
DU KHÍ - S2/2015  
64  
PETROVIETNAM  
Bảng 6. Giá trị vector riêng và trị riêng trong phân tích thành phần chính khu vực nghiên cứu  
Kênh  
PC1  
PC2  
PC3  
PC4  
PC5  
PC6  
Kênh 1  
Kênh 2  
0,180  
0,345  
Kênh 3  
Kênh 4  
0,049  
0,009  
0,098  
0,661  
0,352  
0,653  
Kênh 5  
-0,140  
0,778  
-0,587  
-0,115  
0,127  
Kênh 7  
-0,022  
0,053  
-0,159  
0,681  
Trị riêng (%)  
88,87  
7,30  
0,476  
0,477  
0,563  
0,227  
0,318  
0,275  
-0,848  
0,212  
0,480  
0,053  
0,018  
0,052  
0,271  
2,23  
0,70  
0,63  
0,20  
-0,177  
-0,683  
-0,581  
-0,593  
0,395  
0,046  
Hình 9. Kết quả phát hiện và phân loại vết dầu từ dữ liệu  
Hình 7. PC1 sau khi sử dụng kỹ thuật tương phản  
Hình 8. Ảnh tổ hợp màu ảnh tỷ số và PC1  
ảnh Landsat 7 ETM+  
vector riêng, trị riêng của các thành phần chính (Bảng 6)  
cho thấy, có trên 98% thông tin tập trung ở 3 thành phần  
chính đầu tiên, trong đó thành phần chính thứ nhất (PC1)  
chứa 88,87% thông tin trên ảnh. Các thành phần chính  
PC4, PC5, PC6 chứa lượng thông tin không đáng kể.  
màu tối (Hình 7). Kết quả tổ hợp màu RGB ảnh tỷ số và PC1  
được thể hiện trên Hình 8. Trên ảnh tổ hợp màu có thể dễ  
dàng nhận thấy, vết dầu có sự tương phản rõ rệt với vùng  
biển xung quanh.  
Hình 9 là kết quả phân loại vết dầu từ dữ liệu ảnh  
Landsat 7 ETM+ sử dụng phương pháp phân loại tự động  
có giám sát bằng thuật toán xác suất cực đại. Có thể nhận  
thấy, vết dầu đã được phát hiện và phân loại với độ chính  
xác cao, đảm bảo giữ được hình dạng đường biên vết dầu.  
Do vết dầu có khả năng phản xạ cao ở kênh 1 (bước  
sóng 0,45 - 0,515μm), kênh 2 (bước sóng 0,525 - 0,605μm)  
và hấp thụ mạnh năng lượng bức xạ điện từ ở kênh 3  
(bước sóng 0,63 - 0,69μm), kênh 4 (bước sóng 0,75 - 0,90  
μm) - Hình 2, để lựa chọn thành phần chính mang nhiều  
thông tin nhất về vết dầu cần quan tâm đến các giá trị  
vector đối với kênh 1, 2, 3, 4. Thành phần chính nào có  
nhiều thông tin để phát hiện vết dầu nhất khi các giá trị  
vector ở kênh 1 hoặc kênh 2 và kênh 3 hoặc kênh 4 ngược  
dấu và có độ chênh lệch lớn.  
3. Kết luận  
Ô nhiễm tràn dầu là vấn đề môi trường cấp bách đối  
với các quốc gia ven biển. Các phương pháp nghiên cứu  
truyền thống dựa trên kết quả điều tra, thăm dò thực địa  
không thể giải quyết được bài toán ở quy mô lớn, khó phát  
hiện sớm vết dầu từ xa để giám sát và giảm thiểu thiệt hại  
do sự cố tràn dầu gây ra. Kỹ thuật viễn thám (với ưu điểm  
vượt trội như diện tích bao phủ rộng, có khả năng chụp  
lặp lại một vị trí trong thời gian ngắn) đã được ứng dụng  
hiệu quả trong phát hiện và phân loại vết dầu trên biển.  
Từ phân tích trên cho thấy, vector riêng đối với kênh  
1 và kênh 3 trong PC1 ngược nhau về dấu và giá trị chênh  
lệch lớn nhất, do vậy PC1 mang nhiều thông tin nhất để  
phát hiện vết dầu trên biển. Trên PC1, vết dầu được thể  
hiện ở màu sáng do vector riêng của kênh 1 nhận giá trị  
dương (0,476) và kênh 3 nhận giá trị âm (-0,848).  
Bên cạnh tư liệu viễn thám siêu cao tần, tư liệu viễn  
thám quang học là công cụ hiệu quả trong nghiên cứu  
giám sát môi trường biển. Với đặc điểm thu nhận ảnh ở  
dải phổ rộng, dễ xử lý và được cung cấp miễn phí, cập  
nhật trong thời gian ngắn, ảnh vệ tinh quang học, trong  
đó có ảnh Landsat 7 ETM+ được ứng dụng hiệu quả trong  
phát hiện sớm và phân loại vết dầu, phục vụ xây dựng  
các hệ thống giám sát sự cố tràn dầu trên biển. Kết quả  
Ảnh tỷ số (kênh 3/kênh 2)/kênh 1, (kênh 4/kênh 2)/  
kênh 1 và PC1 được sử dụng để tổ hợp màu RGB. Do trên  
ảnh tỷ số, các pixel màu tối đại diện cho vết dầu, trong  
khi đó ở PC1, vết dầu được thể hiện ở các pixel màu sáng,  
để tương đồng, trong nghiên cứu sử dụng kỹ thuật tương  
phản màu sắc đối với PC1. Trên ảnh PC1 sau khi sử dụng  
kỹ thuật tương phản màu sắc, vết dầu sẽ được thể hiện ở  
DU KHÍ - S2/2015  
65  
AN TOÀN - MÔI TRƯỜNG DU KHÍ  
nghiên cứu cho thấy, phương pháp tỷ số ảnh và phân tích  
thành phần chính có khả năng thể hiện sự tương phản  
giữa vết dầu và vùng biển xung quanh. Việc kết hợp giữa  
ảnh tỷ số và thành phần chính thứ nhất giúp nâng cao khả  
năng phân loại vết dầu trên ảnh Landsat 7 ETM+.  
6. Javier Plaza, Rosa Pérez, Antonio Plaza, Pablo  
Martínez, David Valencia. Mapping oil spills on sea water  
using spectral mixture analysis of hyperspectral image data.  
SPIE Proceedings. 2005; 5995.  
7. McFeeters S.K. The use of the normalized difference  
water index (NDWI) in the delineation of open water features.  
International Journal of Remote Sensing. 1996; 17(7):  
p. 1425 - 1432.  
Tài liệu tham khảo  
1. Kolokoussis Polychronis, Karathanassi Vassilia.  
Detection of oil spills and underwater natural oil outflow  
using multispectral satellite imagery. International Journal  
of Remote Sensing Applications. 2013; 3(3): p. 145 - 154.  
8. Thomas M.Lillesand, Ralph W.Kiefer. Remote  
sensing and image interpretation (4th edition). John Wiley  
& Sons, Inc., New York. 2008: 469 pages.  
2. Robert S.Rand, Donald A.Davis, M.B.Satterwhite,  
John E.Anderson. Methods of monitoring the Persian gulf  
oil spill using digital and hardcopy multiband data. US Army  
Corps of EngineersTopographic Engineering Center. 1992.  
9. Trịnh Lê Hùng. Phương pháp phân tích texture  
trong phát hiện vết dầu bằng dữ liệu ảnh vệ tinh ENVISAT  
ASAR. Tạp chí Dầu khí. 2013; 12: trang 44 - 47.  
10. Trịnh Lê Hùng. Nghiên cứu sự phân bố nhiệt độ bề  
mặt bằng dữ liệu ảnh đa phổ Landsat. Tạp chí các khoa học  
về Trái đất. 2014; 36(1).  
3. Alireza Taravat, Fabio Del Frate. Development of  
band rationing algorithm and neural networks to detection  
of oil spills using Landsat ETM+ data. EURASIP Journal on  
Advances in Signal Processing. 2012; 107.  
11. Trịnh Lê Hùng. Phương pháp tỷ số ảnh và ứng  
dụng trong phát hiện khoáng chất oxit sắt, sét, kim loại màu.  
Tạp chí Công nghiệp Mỏ. 2013; 4: trang 19 - 24.  
4. Pat Scaramuzza, Esad Micijevic, Gyanesh Chander.  
SLC Gap - Filled products phase one methodology. NASA.  
2014.  
12. Trịnh Lê Hùng. Ứng dụng viễn thám trong phát hiện  
các hợp phần chứa sắt và khoáng vật sét trên cơ sở kỹ thuật  
Crosta. Tạp chí Công nghiệp Mỏ. 2014; 1, trang 36 - 40.  
5. National Aeronautics and Space Administration  
(NASA). Landsat 7 science data users handbook. 186p.  
Detection and classification of oil spills on the sea  
using Landsat 7 ETM+ multispectral images  
Trinh Le Hung  
Military Technical Academy  
Summary  
Oil spill pollution poses one of the most serious threats on marine and coastal environments. The present situ-  
ation of oil pollution in river mouth, continental shelf and ocean due to the oil and gas industry and marine traffic  
damages the marine environment and causes huge economic losses. Besides the microwave remote sensing, optical  
remote sensing can also be used effectively in the detection and classification of oil spill. This article presents the  
method of interpreting Landsat 7 ETM+ multispectral images with medium spatial resolution to detect and classify  
oil spill for monitoring and minimising damages.  
Key words: Multispectral image, spatial resolution, oil spill, optical remote sensing, Landsat, band ratio method, principal  
component analysis, classification.  
DU KHÍ - S2/2015  
66  
pdf 7 trang yennguyen 16/04/2022 4640
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện và phân loại vết dầu trên biển từ dữ liệu ảnh vệ tinh đa phổ Landsat 7 ETM+", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_va_phan_loai_vet_dau_tren_bien_tu_du_lieu_anh_ve_t.pdf