Khóa luận Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế

ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  
----- -----  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ  
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY  
HUẾ  
Sinh viên thực hiện:  
NGUYỄN THỊ THU THẢO  
Khóa học: 2016 – 2020  
ĐẠI HỌC HUẾ  
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  
----- -----  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ  
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY  
HUẾ  
Sinh viên thực hiện:  
Nguyễn Thị Thu Thảo  
Lớp: K50D Kế Toán  
Niên khóa: 2016 – 2020  
Giáo viên hướng dẫn:  
ThS. Lê Thị Nhật Linh  
Huế, tháng 12 năm 2019  
Lời Cảm Ơn  
Đầu tiên, em xin gửi bày tỏ lòng biết ơn cùng sự tri ân sâu sắc  
đến các Thầy trường Đại học Kinh tế Huế- những người đã luôn  
tâm huyết với nghề để truyền đạt cho em vốn kiến thức và kinh  
nghiệm vô cùng quý báu trong suốt bốn năm em học tập ở đây.  
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Lê Thị Nhật  
Linh. Em cảm thấy mình thật may mắn khi được hết lòng chỉ  
bảo hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.  
Em cũng cảm ơn Ban giám đốc, các cô chú, anh chị trong  
phòng Tài chính- Kế toán và các phòng ban khác đã nhiệt tình giúp  
đỡ, tạo mọi điều kiện cho em trong việc thu thập thông tin nghiên  
cứu cũng như chia sẻ về những kiến thức chuyên môn và kinh  
nghiệm tích lũy được để em có thể hoàn thành khóa luận tốt  
nghiệp của mình một cách trọn vẹn nhất.  
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn  
bè, những người đã luôn bên cạnh, động viên, chia sẻ và giúp đỡ  
em trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện khóa luận tốt  
nghiệp này.  
Do lượng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy còn thiếu sót  
cộng với thời gian mà mức độ nghiên cứu chưa sâu, đề tài của em  
không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Thế nên, em rất  
mong sẽ nhận được sự chỉ dẫn, góp ý từ phía quý thầy cô và từ  
phía công ty để nâng cao giá trị của đề tài.  
Một lần nữa em xin cân thành cảm ơn.  
Sinh viên  
Nguyễn Thị Thu Thảo  
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT  
Báo cáo tài chính  
Bảo hiểm tai nạn  
Bảo hiểm xã hôi  
BCTC  
BHTN  
BHXH  
BHYT  
CBNV  
CCDC  
CPSX  
Bảo hiểm y tế  
Cán bộ nhân viên  
Công cụ dụng cụ  
Chi phí sản xuất  
CTCP  
Công ty cổ phần  
ĐHĐCĐ  
FOB  
Đại hội đồng cổ đông  
Free On Board  
GĐĐH  
GTGT  
HĐQT  
KPCĐ  
KTK  
Giám đốc điều hành  
Gía trị gia tăng  
Hội đồng quản trị  
Kinh phí công đoàn  
Kế toán kho  
NĐUQ  
NVL  
Người được ủy quyền  
Nguyên vật liệu  
P.TGĐ  
PKD  
Phó Tổng giám đốc  
Phòng Kinh doanh  
PKHXNK  
TGĐ  
Phòng Kế hoạch xuất nhập khẩu  
Tổng giám đốc  
TMSX & DV  
TNHH  
TSCĐ  
XDCB  
Thương mại sản xuất dịch vụ  
Trách nhiệm hữu hạn  
Tài sản cố định  
Xây dựng cơ bản  
MỤC LỤC  
PHẦN I: ĐẶT VẤN Đ................................................................................................1  
I.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1  
I.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2  
I.3. Đối tượng ..................................................................................................................2  
I.4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2  
I.5. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3  
I.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................................3  
I.5.2. Phương pháp xử số liệu .....................................................................................3  
I.6. Tính mới của đề tài ...................................................................................................4  
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................5  
1.1. Đặc điểm chung về kế toán NVL ............................................................................5  
1.1.1. Khái quát chung về NVL ......................................................................................5  
1.1.1.1. Khái niệm ...........................................................................................................5  
1.1.1.2. Đặc điểm, phân loại NVL ..................................................................................5  
1.1.1.3. Vai trò của NVL.................................................................................................6  
1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán NVL .....................................6  
1.1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý và hạch toán NVL......................................................6  
1.1.2.2. Yêu cầu quản lí NVL .........................................................................................7  
1.1.2.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán NVL .................................................................8  
1.2. Nội dung quản lý NVL theo Chuẩn mực kế toán số 02 ...........................................9  
1.2.1. Nguyên tắc tính giá trị NVL..................................................................................9  
1.2.2. Phương pháp tính giá trị NVL.............................................................................10  
1.2.2.1. Tính giá trị NVL nhập kho...............................................................................10  
1.2.2.2. Tính giá trị NVL xuất kho................................................................................11  
1.2.3. Ghi nhận chi phí ..................................................................................................13  
1.2.4. Trình bày báo cáo tài chính .................................................................................14  
1.3. Kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất............................................14  
1.3.1. Kế toán chi tiết NVL ...........................................................................................14  
1.3.1.1. Chứng từ, sổ sách sử dụng trong kế toán chi tiết NVL....................................14  
1.3.1.2. Phương pháp kế toán chi tiết NVL...................................................................15  
1.3.2. Kế toán tổng hợp NVL........................................................................................16  
1.3.2.1. Phương pháp hạch toán tổng hợp.....................................................................16  
1.3.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng ...............................................................................18  
1.4. Nội dung công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất..............20  
1.4.1. Lập kế hoạch mua nguyên vật liệu......................................................................20  
1.4.2. Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu ......................................................................24  
1.4.3. Tổ chức quản lý kho............................................................................................25  
1.4.4. Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu........................................................................25  
1.4.5. Thanh, quyết toán nguyên vật liệu ......................................................................26  
1.4.6. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu.......................................................27  
CHƯƠNG 2: THC TRNG CÔNG TÁC KTOÁN VÀ QUN LÝ NGUYÊN  
VT LIU TI CÔNG TY CPHN DT MAY HU..........................................30  
2.1. Giới thiệu khái quát về CTCP Dệt May Huế .........................................................30  
2.1.1. Giới thiệu chung về công ty ................................................................................30  
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Dệt May Huế .................30  
2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh..........................................................................................32  
2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần Dệt May Huế..............................33  
2.1.4.1. Chức năng.........................................................................................................33  
2.1.4.2. Nhiệm v..........................................................................................................33  
2.1.5. Các thành tích đạt được.......................................................................................34  
2.1.6. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản của CTCP Dệt May Huế...................................35  
2.1.7. Tổ chức công tác kế toán tại CTCP Dệt May Huế..............................................41  
2.1.7.1. Chế độ, chính sách kế toán áp dụng ................................................................41  
2.1.7.2. Hình thức kế toán của công ty..........................................................................42  
2.1.7.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty .................................................................42  
2.1.8. Tình hình hot động ca CTCP Dt May Huế qua ba năm 2015 - 2018 ..................46  
2.1.8.1. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2016 – 2018 .................................46  
2.1.8.2. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016 – 2018 ..............48  
2.1.8.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2016 – 201856  
2.2.Thực trạng tổ chức công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại CTCP Dệt May  
Huế ................................................................................................................................60  
2.2.1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu tại CTCP Dệt May Huế.........................60  
2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại CTCP Dệt May Huế..........................................60  
2.2.1.2. Phân loại NVL tại CTCP Dệt May Huế:..........................................................61  
2.2.2. Phương pháp tính giá NVL tại CTCP Dệt May Huế...........................................61  
2.2.2.1. Tính giá nhập kho.............................................................................................61  
2.2.2.2. Tính giá xuất kho..............................................................................................69  
2.2.3. Kế toán chi tiết NVL tại CTCP Dệt May Huế ....................................................74  
2.2.3.1. Kế toán chi tiết NVL nhập kho ........................................................................74  
2.2.3.2 Kế toán chi tiết NVL xuất kho..........................................................................76  
2.2.4. Kế toán tổng hợp NVL tại CTCP Dệt May Huế .................................................81  
2.2.4.1. Kế toán tổng hợp tăng NVL.............................................................................81  
2.2.4.2. Kế toán tổng hợp giảm NVL............................................................................83  
2.2.5. Công tác quản lý NVL tại CTCP Dệt May Huế..................................................84  
2.2.5.1. Hệ thống kho nguyên liệu, vật liệu tại công ty.................................................84  
2.2.5.2. Công tác quản lí nguyên liệu, vật liệu tại công ty............................................84  
2.2.5.3. Chuỗi cung ứng của công ty.............................................................................86  
2.2.5.4. Quy trình quản lý kho NVL.............................................................................87  
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC  
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ..94  
3.1. Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán NVL tại CTCP Dệt May Huế ........94  
3.1.1. Đánh giá chung về tổ chức công tác kế toán tại công ty.....................................94  
3.1.2. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán NVL tại công ty.........................................95  
3.1.2.1. Ưu điểm............................................................................................................95  
3.1.2.2. Hạn chế.............................................................................................................97  
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán NVL tại CTCP Dệt May Huế  
.......................................................................................................................................97  
3.2.1. Đối với tổ chức công tác kế toán.........................................................................97  
3.2.2. Đối với công tác kế toán NVL ............................................................................97  
PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................99  
III.1. Kết luận ................................................................................................................99  
III.2. Kiến ngh............................................................................................................100  
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................101  
PHỤ LỤC  
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP  
DANH MỤC BẢNG  
Bảng 2.1. Tình hình lao động tại công ty qua 3 năm 2016 – 2018 ...............................46  
Bảng 2.2. Tình hình biến động của tài sản qua 3 năm 2016 – 2018 .............................51  
Bảng 2.3. Tình hình biến động của nguồn vốn qua 3 năm 2016 – 2018.......................55  
Bảng 2.4. Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2016 – 2018 ..................59  
Bảng 2.5. Hệ thống kho nguyên vật liệu tại công ty .....................................................84  
DANH MỤC BIỂU  
Biểu số 2.1. Hóa đơn GTGT số 0000110......................................................................63  
Biểu số 2.2. Hóa đơn GTGT số 0000111......................................................................64  
Biểu số 2.3. Hóa đơn GTGT số 0000115......................................................................65  
Biểu số 2.4. Hóa đơn GTGT số 0007057......................................................................66  
Biểu số 2.5. Biên bản nghiệm thu chất lượng số 01/9...................................................67  
Biểu số 2.6. Phiếu nhập kho số 071KB.........................................................................68  
Biểu số 2.7. Kế hoạch sản xuất nhà máy Sợi tháng 9 năm 2019 ..................................70  
Biểu số 2.8. Phiếu xuất kho số 209KB..........................................................................73  
Biểu số 2.9. Sổ chi tiết nguyên liệu Xơ TAIRILIN 1.4D*38mm .................................79  
Biểu số 2.10. Bảng tổng hợp nhập xuất- tồn..............................................................80  
DANH MỤC SƠ ĐỒ  
Sơ đồ 1.1. Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song...............................16  
Sơ đồ 1.2. Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên...............19  
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty............................................................................36  
Sơ đồ 2.2 Phần mềm kế toán của Công ty.....................................................................42  
Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty ............................................................43  
Sơ đồ 2.4. Quy trình sản xuất sản phẩm tại CTCP Dệt May Huế.................................61  
Sơ đồ 2.5. Chuỗi cung ứng tại CTCP Dệt May Huế.....................................................86  
Sơ đồ 2.6. Tổng quát quy trình quản lý kho tại CTCP Dệt May Huế...........................87  
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  
I.1. Lý do chọn đề tài  
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển không ngừng.  
từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực thế giới. Trong quá trình hội nhập đó,  
ngành dệt may ngày càng chứng tỏ một ngành mũi nhọn, đã góp phần lớn thúc đẩy  
tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân và giải quyết được nhiều việc làm cho xã  
hội. Điều này được minh chứng cụ thể qua kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, trong 8  
tháng đầu năm kim ngạch đạt trên 21,77 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm  
2018. Tuy nhiên, để đạt được thành quả đó, ngành dệt may đã đang phải đối mặt  
với rất nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là thách thức về NVL.  
NVL là một trong các yếu tố sản xuất cơ bản, chỉ tham gia một lần vào quá trình  
sản xuất sản phẩm nhưng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, cơ sở vật chất tạo  
nên sản phẩm. Hơn nữa, chi phí NVL là một trong ba yếu tố cấu thành nên thực thể  
sản xuất thường chiếm tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành  
sản phẩm. thế, để tìm kiếm những biện pháp tối ưu giúp giảm giá thành sản xuất mà  
không ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp thì các nhà quản phải dành sự  
quan tâm hàng đầu đến yếu tố NVL .  
Do đó, biết tìm kiếm thông tin, quản chặt chẽ NVL trong quá trình thu mua dự  
trữ, bảo quản sử dụng cho ý nghĩa lớn trong tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản  
phẩm, tiết kiệm vốn từ đó các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận càng  
cao. Nên, công tác quản lý, sử dụng hợp lý và tiết kiệm NVL trong sản xuất kinh  
doanh đóng vai trò rất quan trọng. Hay nói cách khác, tổ chức công tác kế toán NVL  
hợp lý, chặt chẽ và khoa học ảnh hưởng đáng kể, nó không những tiết kiệm được  
NVL mà còn tạo điều kiện cung cấp kịp thời đồng bộ những NVL cần thiết cho sản  
xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng NVL cũng như hiệu quả sản xuất trong kinh doanh.  
Công ty Cổ phần Dệt May Huế một đơn vị hoạt động kinh doanh chuyên sản  
xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc;  
nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may... Với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh  
như vậy nên NVL ở đây một phần không thể thiếu. Việc quản chặt chẽ sử  
dụng hiệu quả NVL là vấn đề mà Công ty thực sự quan tâm.  
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo  
1
   
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  
Nhn thc đầy đủ đúng đắn vai trò, ý nghĩa, tm quan trng ca tchc kế toán  
và qun lý NVL. Sau mt thi gian tìm hiu thc tế công tác kế toán ti CTCP Dt May  
Huế và kết hp vi nhng kiến thc đã được hc, em đã chn đề tài ““Thc trng công  
tác kế toán và qun lý nguyên vt liu ti Công ty Cphn Dt May Huếđể thc  
hin khóa lun tt nghip ca mình vi mong mun được thc tế tìm hiu, quan sát, hc  
hi vtrí Kế toán nguyên vt liu, đồng thi tích lũy nhng bài hc kinh nghim quý báu  
cho bn thân làm hành trang cho công vic kế toán trong tương lai.  
I.2. Mục tiêu nghiên cứu  
Đề tài được thực hiện nhằm 3 mục tiêu:  
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề luận về Kế toán và Quản lý NVL trong  
doanh nghiệp sản xuất.  
Thứ hai: Đánh giá thực trạng công tác kế toán và quản lý NVL tại CTCP Dệt  
May Huế.  
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện công tác kế  
toán và quản lý NVL tại công ty.  
I.3. Đối tượng  
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán và quản lý NVL tại CTCP  
Dệt May Huế.  
I.4. Phạm vi nghiên cứu  
- Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác Kế toán và quản lý NVL  
chủ yếu tại Phòng Tài chính Kế toán của CTCP Dệt May Huế.  
- Về thời gian:  
Số liệu chung để phân tích và đánh giá tình hình nguồn lực (lao động, tài sản và  
nguồn vốn) kết quả hoạt động kinh doanh của công ty là số liệu tổng hợp của 3 năm  
2016-2018.  
Số liệu thu thập để nghiên cứu về Kế toán NVL tại công ty từ 01/09/2019 đến  
30/09/2019.  
- Về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán và quản lý  
NVL tại công ty từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế  
toán và quản lý NVL tại CTCP Dệt May Huế.  
2
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo  
     
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  
I.5. Phương pháp nghiên cứu  
I.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu  
-
Phỏng vấn:  
+ Phỏng vấn chị Hải - kế toán NVL của công ty, tìm hiểu quy trình luân chuyển  
các hóa đơn chứng từ liên quan đến nhập xuất NVL để hoàn thiện phần thực trạng  
công tác NVL của công ty, quy trình tổng quát, công việc cụ thể của một kế toán NVL.  
+ Phỏng vấn chị Phụng - kế toán tổng hợp của công ty để biết cách thức nhập  
xuất sổ Cái, báo cáo tổng hợp, BCTC.  
+ Phỏng vấn chị Tâm – chuyên viên phòng Kinh doanh về vấn đề dự trù NVL.  
+ Phỏng vấn anh Phong - Trưởng phòng Nhân sự để tìm hiểu tình hình lao động  
cũng như lịch sử hình thành của công ty, góp phần hoàn thành chương 1 của Phần II  
trong bài báo cáo.  
+ Phỏng vấn anh Duy - Thủ kho kho Bông Xơ về quy trình tiến hành nhập xuất  
kho, thẻ kho, … cụ thể về mặt hàng Xơ.  
-
Quan sát: Quan sát quy trình làm vic ca các anh chtrong Phòng Tài chính- kế  
toán để tìm hiu quy trình luân chuyn chng t, cách thc nhp xut các dliu kế toán.  
Phương pháp kế toán: thu thp, phân tích các chng t, ssách kế toán, các tài  
-
khon có liên quan đến NVL, phương pháp tài khon, phương pháp tính giá, phương pháp  
tng hp cân đối kế toán để hoàn thành phn thc trng công tác NVL ti công ty.  
-
Nghiên cứu, tham khảo tài liệu: Thu thập thông tin trên sách vở, tham khảo tài  
liệu tại thư viện trường, các giáo trình, luận văn, Internet, các tạp chí kế toán, thông tư,  
nghị định, chuẩn mực,... nhằm hệ thống hóa những kiến thức cơ bản về mặt cơ sở lý  
luận phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài.  
-
Thu thập số liệu, dữ liệu từ trang web của công ty và từ các phòng ban như  
phòng Tài chính- Kế toán, phòng Kinh doanh, phòng Quản chất lượng … thông qua  
photo, scan, chụp ảnh.  
I.5.2. Phương pháp xử số liệu  
Dựa trên những dữ liệu thu thập được, dùng các phương pháp như so sánh, thống  
kê, phân tích... để làm rõ nội dung cần nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét cũng  
như đề xuất các giải pháp giúp cải thiện công tác kế toán và quản lý NVL:  
+ Phương pháp xử dữ liệu thô: bao gồm phương pháp nhập liệu hiệu chỉnh  
để xử dữ liệu thô thành các dữ liệu cần thiết để phục vụ đề tài.  
3
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo  
     
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  
+ Phương pháp so sánh: bao gồm cả phương pháp so sánh tương đối và so sánh  
tuyệt đối, dùng để phân tích tình hình biến động của quy mô tài sản, nguồn vốn, tình  
hình kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2016, 2017, 2018.  
+ Phương pháp thống kê và phân tích: tổng hợp các dữ liệu cùng nội dung liên  
quan để phân tích, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá ưu điểm, nhược điểm nhằm tìm ra  
nguyên nhân và giải pháp khắc phục.  
+ Phương pháp xử số liệu: xử lý trên chương trình Excel.  
I.6. Tính mới của đtài  
Đề tài khóa luận được thực hiện kết hợp hai chủ đề thực trạng kế toán và  
quản lý NVL để nhằm có cái nhìn tổng quan về kế toán NVL, từ đó nhận định được  
tầm quan trọng của kế toán NVL cũng như mối quan hệ mật thiết giữa kế toán và việc  
quản lý NVL. Muốn đạt được mục tiêu đề ra, các doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp  
các biện pháp quản một cách hữu hiệu, tức là doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác  
kế toán nguyên vật liệu trong quá trình luân chuyển nhằm tránh mọi sự lãng phí không  
cần thiết. Từ đó giúp cho việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu dự trữ (tồn kho) một  
cách hợp lý tránh ứ đọng vốn.  
CTCP Dệt May Huế một công ty lớn, mặt hàng sản xuất chủ yếu sợi, vải,  
sản phẩm may mặc cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước nên số lượng NVL  
hàng năm của công ty lớn, phong phú và đa dạng. Chính vì thế công tác kế toán NVL  
rất được chú trọng được xem là một bộ phận quản lý không thể thiếu trong toàn bộ  
công tác quản của công ty.  
4
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo  
 
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU  
CHƯƠNG 1: NHỮNG VN ĐỀ CƠ BN VKTOÁN NGUYÊN  
VT LIU TRONG DOANH NGHIỆP SN XUT  
1.1. Đặc điểm chung về kế toán NVL  
1.1.1. Khái quát chung về NVL  
1.1.1.1. Khái niệm  
Theo Võ Văn Nhị (2001) “Nguyên vật liệu một trong những yếu tố cơ bản của quá  
trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất  
sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm được sản xuất”.  
1.1.1.2. Đặc điểm, phân loại NVL  
a. Đặc điểm NVL  
NVL là một trong những yếu tố quan trọng cơ bản của quá trình sản xuất để cấu  
thành nên thực thể của sản phẩm. Vậy nên khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh  
doanh, đặc điểm nổi bật của NVL là:  
Chỉ tham gia vào một chu kì kinh doanh.  
Khi tham gia quá trình sản xuất kinh doanh để cấu tạo nên sản phẩm thì nguyên  
vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành  
hình thái sản xuất vật chất của sản phẩm.  
NVL thuộc tài sản lưu động, giá trị NVL thuộc nguồn vốn lưu động dự trữ và  
thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất cũng như trong giá thành sản phẩm.  
b. Phân loại NVL  
Nguyên liệu, vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp nhiều loại với công dụng,  
vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong một doanh nghiệp sản  
xuất, NVL thường được phân loại căn cứ vào chức năng nội dung kinh tế của nó  
như sau:  
Nguyên liệu, vật liệu chính: những loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia  
vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm.  
Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích  
tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.  
Vt liu ph: Là nhng loi vt liu khi tham gia vào quá trình sn xut, không  
cu thành thc thchính ca sn phm nhưng có thkết hp vi vt liu chính làm thay  
5
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo  
         
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  
đổi màu sc, mùi v, hình dáng bngoài, tăng thêm cht lượng ca sn phm hoc to  
điu kin cho quá trình chế to sn phm được thc hin bình thường, hoc phc vcho  
nhu cu công ngh, kthut, bo qun đóng gói; phc vcho quá trình lao động.  
Nhiên liệu: những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản  
xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường.  
Nhiên liệu thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn thể khí.  
Vật tư thay thế: những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị,  
phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất...  
Vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản: những loại vật liệu thiết bị được sử  
dụng cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả  
thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công  
trình xây dựng cơ bản.  
1.1.1.3. Vai trò của NVL  
Quá trình sản xuất sự kết hợp của 3 yếu tố: Sức lao động, tư liệu lao động và  
đối tượng lao động. Đối tượng lao động trong đó chủ yếu là NVL - cơ sở vật chất để  
hình thành nên sảnphẩm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sản xuất.  
NVL là đầu vào ca hot động sn xut kinh doanh liên quan trc tiếp ti kế hoch  
sn xut và tiêu thsn phm ca doanh nghip. Vic cung cp NVL có đầy đủ kp thi  
hay không sẽ ảnh hưởng rt ln đến kế hoch sn xut ca doanh nghip. Đầu tiên, vic  
sn xut skhông thtiến hành được nếu như không có NVL. Nhưng đến khi đã có NVL  
ri thì sn xut có thun li hay không li phthuc rt ln vào cht lượng ca NVL được  
sdng. NVL stác động rt ln đến cht lượng sn phm nên doanh nghip phi đảm  
bo đầy đủ vslượng, cht lượng và chng loi. Vì vy đảm bo các phm cht ca  
NVL trong sn xut là mt bin pháp giúp nâng cao cht lượng sn phm.  
Xét về mặt hiện vật lẫn giá trị, NVL là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu  
động cũng như một trong những yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình sản  
xuất nào. Chính vì vậy, quản lí NVL cũng chính là quản vốn sản xuất kinh doanh và  
tài sản của doanh nghiệp.  
1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của công tác kế toán NVL  
1.1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý và hạch toán NVL  
6
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo  
     
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  
Đối với các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong  
lĩnh vực sản xuất nói riêng thì khi tiến hành hoạt động phải đầu tư nhiều loại chi phí  
khác nhau mà một trong số đó là chi phí NVL – thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng  
chi phí sản xuất và giá thành. Sự biến động về các yếu tố của NVL như chất lượng, số  
lượng, nguồn cung, dự trữ hay quy cách chủng loại sẽ tác động đến chất lượng sản  
phẩm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, công tác quản lí và hạch toán  
NVL là công việc thiết yếu đối với bất kì doanh nghiệp sản xuất nào. Nếu công tác  
quản lý và hạch toán tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí NVL, góp phần giúp  
giá thành được hạ thấp mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu  
quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, do đặc tính là tài sản thường xuyên  
biến động nên việc tăng cường công tác quản lí và hạch toán NVL sẽ giúp doanh  
nghiệp quản triệt để sự hao hụt hay dư thừa NVL cũng như đáp ứng đầy đủ kịp thời  
nhu cầu NVL đảm bảo cho quá trình sản xuất được thuận lợi và liên tục.  
1.1.2.2. Yêu cầu quản lí NVL  
Bởi tầm quan trọng của NVL đối với việc tạo nên sản phẩm là vô cùng lớn nên  
việc sử dụng hợp lí và tiết kiệm NVL đã trở thành một vấn đề mang tính tất yếu, khách  
quan và cần thiết cho mọi phương thức sản xuất kinh doanh. Bài toán hạ giá thành sản  
phẩm đến thấp nhất vẫn đảm bảo chất lượng cũng như cũng 1 khối lượng NVL có  
thể sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.  
Chính vì thế, nhằm giúp các nhà quản trị doanh nghiệp giải quyết bài toán này thì công  
tác quản lý NVL đã ra đời. Theo đó, doanh nghiệp càn chuẩn bị tiến hành thực hiện  
tốt từ khâu lập kế hoạch, đến khâu thực hiện kiểm tra, giám sát để tránh thất thoát  
giảm được chi phí trong sản xuất cũng như sử dụng tiết kiệm hợp lý NVL để quá  
trình sản xuất được liên tục hiệu quả. Quản lý càng khoa học thì càng đạt hiệu quả  
kinh tế cao. Do đó yêu cầu quản lí NVL cần phải chặt chẽ trong tất cả các khâu của  
quá trình sản xuất.  
Để quản tốt NVL thì trong từng khâu của quá trình sản xuất phải đảm bảo được  
những yêu cầu nhất định:  
Khâu lập kế hoạch: NVL đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tình  
hình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải xây dựng tốt kế hoạch NVL, bao  
gồm kế hoạch thu mua, sử dụng, dự trữ cả về số lượng và giá trị của từng tháng, quý  
cả năm để thể chủ động về nguồn NVL nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất  
7
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo  
 
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  
diễn ra được liên tục hiệu quả. Để kế hoạch lập ra không quá chênh lệch với thực tế  
doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ mục tiêu phát triển cho kỳ tới khả năng thể thực  
hiện được của doanh nghiệp, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt quá lớn trong quá  
trình sản xuất.  
Khâu thu mua: NVL là tài sản dự trữ sản xuất thường xuyên biến động. Để  
đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất thì doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành thu  
mua NVL. khâu này, một mặt đòi hỏi phải quản chặt chẽ về chất lượng, khối  
lượng và quy cách chủng loại, giá mua, chi phí mua thì mặt khác việc thực hiện kế  
hoạch theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh cũng  
quan trọng không kém.  
Khâu bảo quản, dự trữ: Xác định và phân tích chính xác số lượng và giá trị  
vật liệu tồn kho, kiểm tra việc chấp hành các định mức dự trữ vật liệu, phát hiện kịp  
thời nguyên nhân thừa thiếu, ứ đọng, hư hỏng, mất phẩm chất của vật liệu, bảo quản  
nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn ứ đọng vốn.  
Khâu sử dụng: Tập hợp phản ánh đầy đủ, chính xác số lượng, giá trị vật tư  
khi xuất kho, vật liệu thực tế tiêu hao trong sản xuất, phân bổ cho các đối tượng sử  
dụng, góp phần kiểm tra tình hình thực hiện các định mức tiêu hao sử dụng vật liệu,  
sao cho sử dụng hợp lý và tiết kiệm nhất.  
Khâu thu hồi phế liệu: Bất cứ một doanh nghiệp hay một đơn vị sản xuất nào  
cũng phế liệu, phế phẩm thể chia thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại thể đưa  
vào sử dụng hay tái sản xuất, hoặc thể thanh lý hay bán cho các đơn vị thế tái  
sản xuất, chế biến thành sản phẩm khác. Do vậy, việc tổ chức thu hồi phế liệu, phế  
phẩm cần được tổ chức tốt chặt chẽ nhằm tiết kiệm được chi phí NVL đồng thời có  
thể giảm giá thành.  
1.1.2.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán NVL  
Xuất phát từ yêu cầu quản lý NVL trong doanh nghiệp sản xuất cũng như vai trò  
vị trí của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán NVL cần  
thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:  
Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của  
NVL về giá cả hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá thành) thực tế của  
NVL nhập kho, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho yêu  
cầu lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp.  
8
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo  
 
Khóa luận tốt nghiệp  
GVHD: ThS. Lê Thị Nhật Linh  
Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, phương pháp kỹ thuật về  
hạch toán NVL. Đồng thời hướng dẫn các bộ phận, các đơn vị trong doanh nghiệp  
thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán ban đầu về NVL, phải hạch toán đúng chế độ,  
đúng phương pháp quy định để đảm bảo sự thống nhất trong công tác kế toán NVL.  
Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ sử dụng NVL từ đó phát  
hiện, ngăn ngừa đề xuất những biện pháp xử lí NVL dư thừa, ứ đọng, kém hoặc mất  
phẩm chất, giúp cho việc hạch toán xác định chính xác số lượng và giá trị NVL thực tế  
đưa vào sản xuất sản phẩm. Phân bổ chính xác NVL đã tiêu hao vào đối tượng sử dụng  
để từ đó giúp cho việc tính giá thành được chính xác.  
Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp  
thông tin cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.  
Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển,  
bảo quản, đánh giá phân loại tình hình nhập xuất quản lý NVL. Từ đó, đáp ứng  
được nhu cầu quản thống nhất của Nhà nước cũng như yêu cầu quản của Doanh  
nghiệp trong việc tính giá thành thực tế của NVL đã thu mua và nhập kho đồng thời  
kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về số lượng, chủng loại, giá cả,  
thời hạn cung cấp NVL một cách đầy đủ, kịp thời.  
Tóm lại: Nếu hạch toán kế toán nói chung là công cụ đắc lực để quản lý tài chính  
thì hạch toán kế toán NVL nói riêng là công cụ đắc lực của công tác vật liệu. Kế toán  
NVL có chính xác kịp thời hay không nó ảnh hưởng đến tình hình hiệu quả quản lý  
doanh nghiệp. vậy để tăng cường công tác quản vật liệu phải không ngừng cải  
tiến và hoàn thiện công tác kế toán NVL. Hạch toán kế toán NVL giúp cho lãnh đạo  
doanh nghiệp nắm bắt được tình hình thu mua, nhập xuất, dữ trữ vật liệu một cách  
chính xác để từ đó biện pháp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh kịp thời. Tổ  
chức công tác kế toán NVL chặt chẽ sẽ góp phần cung ứng kịp thời đồng bộ NVL  
cho sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng NVL. Mặt khác do chi phí NVL chiếm một tỷ  
trọng lớn trong giá thành do đó chất lượng của công tác kế toán NVL có ảnh hưởng  
trực tiếp đến việc tập hợp chi phí giá thành sản phẩm.  
1.2. Nội dung quản lý NVL theo Chuẩn mực kế toán số 02  
1.2.1. Nguyên tắc tính giá trị NVL  
Theo Chuẩn mực kế toán số 02, kế toán nhập- xuất- tồn kho NVL phải phản ánh  
theo giá gốc (giá thực tế), nghĩa là khi nhập kho phải tính toán và phản ánh theo giá  
9
SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 119 trang yennguyen 05/04/2022 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_va_quan_ly_nguyen_vat.docx