Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của Công ty Cổ phần Tân Cảng 189 Hải Phòng

MỤC LỤC  
Lời  
mở  
đầu…………………………………………………………………………….............4  
CHƯƠNG I : LUẬN CHUNG..............................................................................5  
I. Tổng quan về hệ thống cảng hàng hóa .............................................................5  
1. Những vấn đề chung về cảng hàng hóa.............................................................5  
2. Cơ sở vật chất cảng hàng hóa............................................................................7  
5. Hoạt động khai thác cảng hàng hóa. ...............................................................12  
Danh  
mục  
tài  
liệu  
tham  
khảo…………………………………………………………148  
LỜI MỞ ĐẦU  
Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là  
sau khi chúng ta gia nhập WTO và TPP thì việc mở của nền kinh tế sẽ được thực  
hiện. Đó cũng những cơ hội cho các doanh nghiệp hội nhập và phát triển đó  
cũng những thách thức khi nó sẽ tạo ra sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Môi  
trường này càng khó khăn hơn đặc biệt với các doanh nghiệp hoạt động trong  
lĩnh vực logistics, bởi khi mở cửa sẽ nhiều đối thủ cạnh tranh từ phía nước  
ngoài tham gia thị trường. Những đối thủ cạnh tranh này có bề dầy kinh nghiệm  
cũng như nguồn vốn dồi dào hơn các doanh nghiệp trong nước rất nhiều.  
Các doanh nghiệp logistics Việt Nam gặp nhiều khó khăn bởi hệ thống cảng  
hàng hóa Việt Nam có cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất thấp so với thế giới và các nước  
trong khu vực, nhưng lại đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hội  
nhập kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam. Theo thống kê, 90% lượng hàng  
hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được chuyên chở bằng đường biển thông qua các  
cảng hàng hóa. Vì vậy, vận tải biển hệ thống cảng hàng hóa góp phần tích cực  
vào sự phát triển kinh tế hội của đất nước không chỉ ở việc vận chuyển hàng hóa,  
tạo ra thu nhập việc làm mà quan trọng hơn là thúc đẩy đầu vào và cả đầu ra của  
sản xuất hàng hóa và dịch vụ.  
Chính vì lẽ đó, kinh tế cảng hàng hóa cần được xem là một trong những  
ngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà thúc đẩy cho các ngành khác phát triển. Và trong  
thời gian tới, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đầu tư vào hệ thống cảng hàng hóa  
Việt Nam để thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đã đặt ra.  
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển cảng hàng hóa  
Việt nam, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần tân cảng 189 Hải Phòng em  
đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của  
công ty cổ phần tân cảng 189 Hải Phòng” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp.  
2. Mục tiêu nghiên cứu  
- Tìm hiểu các các thức hoạt động của tân cảng 189, các yếu tố ảnh hưởng  
đến dịch vụ của tân cảng 189.  
- Đề ra những giải pháp để pahts triển dịch vụ của công ty cổ phần tân  
cảng 189.  
3. Đối tượng nghiên cứu  
Nghiên cứu những vấn đề về các dịch vụ mà công ty cổ phần 189 đang  
cung cấp.  
4. Phạm vị nghiên cứu  
Nghiên cưu các hoạt động cung cấp dịch vụ công ty cổ phần 189 thuộc  
đại bàn TP Hải Phòng.  
5. Kết cấu, nội dung đề tài  
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:  
Chương 1: Những vấn đề chung về dịch vụ của cảng hàng hóa .  
Chương 2: Thực trạng dịch vụ của công ty cổ phần Tân cảng 189 Hải  
Phòng.  
Chương 3: Phương hướng biện pháp phát triển dịch vụ của công ty cổ  
phần tân cảng 189 Hải phòng  
Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2016  
Sinh viên  
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và trình độ nên bài viết  
còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô  
giáo để bài viết hoàn chỉnh hơn.  
Em xin chân thành cảm ơn .....................đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em  
trong thời gian qua để em hoàn thành bài viết này.  
CHƯƠNG 1: NHỮNG VÂN ĐỀ CHUNG VỀ DỊCH VỤ CỦA CẢNG  
HẢNG HÀNG HÓA  
1.1.  
Đặc điểm hoạt động của cảng hàng hóa  
1.1.1.  
Khái niệm và phân loại cảng hàng hóa  
a. Khái niệm cảng hàng hóa  
nhiều định nghĩa khác nhau về cảng hàng hóa, nhưng thường dùng khái  
niệm cảng hàng hóa là tập hợp hệ thống các côn trình và thiết bị cho phép các tàu  
neo đậu đỗ yên tĩnh xếp dỡ hàng hóa, đưa hành khách lên xuống tàu nhanh  
chóng thuận tiện đảm bảo an toàn. Là nơi phục vụ cho các xếp dỡ hàng hóa, neo  
đậu bảo quản lưu trữ hàng hóa...  
Cảng trở thành đầu mối giao thoong quan trọng không thể thiếu, thể bao  
gồm cả vận tải đường biển, vận tải đường sông, vận tải đường sắt.  
b. Phân loại cảng hàng hóa:  
Tùy vào tính chấ vị trí địa của các cảng hàng hóa mà người ta phân loại  
thành các loại cảng như sau:  
Cảng hàng không: dùng cho giao nhận hàng hóa theo đường hàng không  
Cảng đường biển: dùng cho giao nhận hàng hóa theo đường biển, đường bộ,  
đường săt..  
Cảng đường sắt: dùng cho giao nhận hàng hóa theo đường sắt  
Cảng đường bộ: dùng cho giao nhận hàng hóa theo đường bộ, giao nhận bằng  
các phương tiện cớ giới như ô tô, xe máy...  
Cảng đường ống: là dùng cho việc giao nhận, chuyển đổi giữa hệ thống đường  
ống dẫn.  
1.1.2. Điều hiện hình thành và đặc điểm kinh doanh của càng hàng hóa  
Cảng hàng hóa nói chung và cảng hàng hóa nói riêng được hình thành từ nhu  
cầu giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ.  
Hoạt động khai thác cảng hàng hóa là việc khai thác các nguồn lực của cảng  
nhằm thực hiện các chức năng phục vụ tàu và hàng hóa qua cảng.  
thể phân loại hoạt động khai thác cảng theo chức năng như sau:  
Hoạt động xếp dhàng hóa: đây chức năng vốn của cảng, thể hiện việc  
xếp dỡ hàng hóa tại tuyến cầu tàu ( tuyến tiền phương) tuyến bãi (tuyến hậu  
phương). Hoạt động xếp dỡ hàng hóa được thực hiện bằng các thiết bị cơ giới có  
tính chuyên dụng. Tại một số cảng hiện đại, xếp dỡ tại bãi có thể được thực hiện  
theo công nghệ tự động hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền  
thông hiện đại, sử dụng các phần mềm khai thác và quản lí bãi.  
Hoạt động lưu kho, bãi hàng hóa: Lưu kho bãi hàng hóa qua cảng chức  
năng quan trọng, để khai thác chức năng này, cảng chuẩn bị diện tích mặt bằng, áp  
dụng công nghệ quản lí và khai thác bãi tiên tiến nhằm tối thiểu hóa thời gian phục  
vụ khách hàng. Các bãi của cảng thường được phân chia vị trí theo các tiêu thức  
khác nhau:  
+ Theo chiều hàng: Bãi xuất, bãi nhập.  
+ Theo chủ hàng  
+ Theo lượng hàng chứa trong container: container có hàng, container rỗng.  
+ Theo kích thước container: loại 20’, 40’…  
+ Theo đặc thù hàng hóa: hàng rời, hàng container, hàng lỏng,..  
Hoạt động giao nhận hàng hóa: hoạt động này liên quan trực tiếp đến dòng  
hàng hóa ra vào cảng. Hoạt động giao nhận là công đoạn đầu tiên (hàng xuất) và  
công đoạn cuối cùng (hàng nhập) của toàn bộ quá trình hàng hóa tại cảng để xếp  
xuống tàu hay dỡ từ tàu. Hoạt động này mang tính pháp lí về sự chuyển giao trách  
nhiệm giữa người nhận hàng và người gửi hàng cho cảng, vậy cần kiểm tra kĩ  
lưỡng thông tin về hàng hóa giao nhận cũng như đối tượng đưa hàng đến giao hoặc  
nhận với cảng. Hoạt động này được diễn ra ở cổng ra vào và tại khu giao nhận trong  
bãi. Để đảm bảo hảng hóa được giao nhận chính xác, an toàn và nhanh chóng, tại  
nhiều cảng hàng hóa trên thế giới đã áp dụng các công nghệ quản lí, khai thác, kiểm  
tra, kiểm soát tiên tiến tại cổng và khu vực bãi.  
Các hoạt động khác: Ngoài các hoạt động khai thác cơ bản trên, cảng hàng  
hóa còn có một số hoạt động khác như bảo dưỡng sửa chữa tàu thuyền, vận chuyển  
nội địa các hàng hóa theo yêu cầu chủ hàng, cung cấp thực phẩm, nước ngọt cho  
tàu, hoạt động lai dắt cứu trợ tàu thuyền…  
1.2. Dịch vụ và phát triển dịch vụ của cảng hàng hóa  
1.2.1. Khái niệm và phân loại các dịch vụ tại cảng hàng hóa  
Dịch vụ cảng hàng hóa chính các dịch vụ phục vụ cho việc giao nhận, bốc xếp  
bảo quản hàng hóa tại cảng.  
Phân loại dịch vụ gồm 2 mảng dịch vụ chính là  
a. Đối với hàng hoá ra vào cảng :  
Cảng hàng hóa là nơi quá trình chuyên chở các loại hàng hoá có thể được bắt  
đầu, tiếp tục hoặc kết thúc. Do đó, tại cảng hàng hóa, hàng hóa có thể được hưởng  
các dịch vụ sau:  
Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa vận chuyển: hoạt động kinh doanh thay mặt  
khách hàng kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao hoặc nhận với tàu, với các  
phương tiện vận tải khác, khi xuất hoặc nhập kho, bãi cảng, hay khi xếp, dỡ hàng  
hoá trong container.  
Dịch vụ giao nhận hàng hóa vận chuyển bằng đường biển: hoạt động kinh  
doanh thay mặt khách hàng tổ chức thiết kế, bố trí thu xếp các thủ tục giấy tờ,  
chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa với người chuyên chở và các cơ  
quan chuyên môn khác.  
Dịch vụ bảo quản hàng hóa: là hoạt động lưu kho lưu bãi hàng hóa trong thời  
gian hàng hóa còn nằm ở cảng chờ chủ hàng đến lấy, chờ giao cho người chuyên  
chở, hoặc chờ trong thời gian chuyển tiếp để vận chuyển đến cảng đích.  
Ngoài ra, cảng hàng hóa còn thực hiện sửa chữa bao bì, đóng gói lại hàng hóa,  
ký mã hiệu cho hàng hóa nếu trong quá trình chuyên chở đến người nhận hàng bị  
tổn thất trong phạm vi có thể sửa chữa tại cảng.  
b. Đối với tàu ra vào cảng:  
Cảng nơi ra vào, neo đậu của tàu trong và sau mỗi cuộc hành trình. Nên mọi  
hoạt động điều hành giao dịch với tàu đều phải được thực hiện tại cảng, cụ thể là :  
Dịch vụ đại lí tàu biển( áp dụng cho cảng biển): hoạt động thay mặt chủ tàu  
nước ngoài thực hiện các dịch vụ đối với tàu và hàng tại Việt Nam.  
Dịch vụ môi giới hàng hải: hoạt động kinh doanh môi giới cho khách hàng  
các công việc liên quan đến hàng hoá và phương tiện vận tải biển, mua bán tàu, thuê  
tàu, thuê thuyền viên.  
Dịch vụ lai dắt tàu biển và hoa tiêu hàng hải (áp dụng cho cảng biển)  
Dịch vụ cung ứng tàu biển (áp dụng cho cảng biển): hoạt động kinh doanh  
cung ứng cho tàu lương thực thực phẩm cũng như các dịch vụ đối với thuyền  
viên…  
Dịch vụ cứu hộ hàng hải(áp dụng cho cảng biển)  
Dịch vụ thông tin và tư vấn hàng hải.  
Dịch vụ cho thuê cảng trung chuyển.  
Dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển: hoạt động kinh doanh thực hiện cạo hà, gõ rỉ,  
sơn, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị động lực, thông tin, đường nước, ống hơi,  
hàn vá từ mớn nước trở lên và các sửa chữa nhỏ khác.  
1.2.2. Vài trò và Ý nghĩa phát triển của dịch vụ cảng hàng hóa  
Nếu như việc vận chuyển hàng hóa luôn đi đôi và có vai trò cực kỳ quan  
trọng với cuộc sống con người. Thì dịch vụ cảng hàng hóa lại xương sống của  
vận chuyển hàng hóa, việc hàng hóa có được lưu chuyển một cách nhanh chóng,  
thuận tiện đảm bảo chất lượng hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào các dịch vụ  
của cảng hàng hóa.  
Các hàng hóa được tập kết được vận chuyển bằng đường biển, đường bộ,  
đường sắt,.... Nguyên vật liệu sản xuất được khai thác và vận chuyển từ vùng  
nguyên liệu đến nơi địa điểm sản xuất bằng ô tô, tàu hỏa, tàu biển… Tất cả những  
hoạt động này đều liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Và nếu như chất lượng của  
dịch vụ cảng hàng hóa không tốt thì đồng nghĩa với việc hàng hóa sẽ bị ứ đọng tại  
các các, thời gian giao hàng bị chậm trễ, chất lượng hàng hóa bị ảnh hường....tất cả  
những điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp có hàng hóa  
giao nhận nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.  
Dịch vụ cảng hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu trong các khâu lưu thông và  
phân phối hàng hóa. Nếu ta coi toàn bộ nền kinh tế của chúng ta là một cơ thể sống,  
với hệ thống giao thông đóng vai trò là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa và  
các dịch vụ cảng hàng hóa là quá trình đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào  
của cơ thể sống đó.  
1.2.3. Nội dung phát triển dịch vụ của cảng hàng hóa  
Nâng cao chât lượng dịch vụ bằng cách cải tạo thay thế sửa chữa kết cấu hạ  
tầng giao thông trong hệ thông cảng hàng hóa.  
Tăng cường sự đồng bộ giữa các khâu vận chuyển, bốc xếp, lưu kho làm tăng  
mức độ liên thông, tính kết nối về hạ tầng dịch vụ giữa các phương thức vận tải.  
Thêm vào đó, đổi mới, bổ sung các hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật  
chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ; nâng cao năng lực quản lý nhà nước; xóa bỏ các thủ tục  
hành chính rườm rà... Trong tương lai Việt Nam sẽ quan điều phối chung  
chuỗi hoạt động logistics, làm cho công tác quản lý nhà nước về logistics không còn  
bị phân tách, rời rạc như trước nữa để tạo nên hiệu quả cao.  
1.2.4. Các nhân tố phản ánh phát triển dịch vụ của cảng  
Sự tin tưởng (Reliability): là khả năng thực hiện dịch vụ một cách chính xác  
với những hứa hẹn với khách hàng. Đó là cam kết luôn cung cấp dịch vụ đúng  
hạn, đúng cách và không có lỗi. Nếu sự tin tưởng ngày càng cao chứng tỏ dịch vụ  
cảng hàng hóa ngày càng phát triển.  
Sự phản hồi/ đáp ứng (Responsiveness): là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng  
và cung cấp dịch vụ một cách kịp thời. Để khách hàng chờ lâu với những lý do  
không rõ ràng sẽ tạo cho khách hàng cảm giác không hài lòng về chất lượng dịch  
vụ. Nếu doanh nghiệp gặp phải sai sót khi cung cấp dịch vụ nhưng khả năng hồi  
phục nhanh chóng một cách chuyên nghiệp thì có thể tạo ra sự hài lòng của khách  
hàng về chất lượng dịch vụ. Nếu như chất lượng dịch vụ cảng muốn nâng cao thì  
phải đảm bảo được rằng chất lượng dịch vụ hỗ trợ khách hàng phải nhanh chóng kịp  
thời, đây một thang đo chất lượng của dịch vụ cảng. Và nhân tố này càng cao thì  
chất lượng dịch vụ cảng ngày càng phát triển và càng cao.  
Sự đảm bảo (Assurance): là kiến thức, tác phong cũng như khả năng truyền  
tải sự tin tưởng sự tự tin của nhân viên đến khách hàng. Các khía cạnh của sự  
đảm bảo bao gồm những yếu tố sau: khả năng thực hiện dịch vụ; tác phong lịch sự,  
tôn trọng khách hàng; kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng; lòng nhiệt tâm phục vụ  
khách hàng một cách tốt nhất.  
Sự cảm thông (Empathy): là sự ân cần, quan tâm đầy đủ của từng nhân viên  
đối với khách hàng. Sự cảm thông bao gồm sự than thiện, sự nhạy cảm nổ lực  
tìm hiểu nhu cầu khách hàng.  
Sự hữu hình (Tangible): là thể hiện bên ngoài của cơ sở vật chất, dụng cụ, con  
người, tài liệu, công cụ thông tin. Chất lượng dịch vụ cảng ngày càng hướng tới sự  
hữu hình để nâng cao chất lượng phục vụ, đó yếu tố quyết định đến năng lực  
phục vụ, khả năng đáp ứng của dịch vụ cảng hàng hóa.  
1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ của hàng hóa  
Cảng hàng hóa là mắt xích của vận tải đa phương thức, ở đó các phương tiện  
vận tải biển, vận tải đường sắt, vận tải đường sông hoặc đường hàng không đi qua,  
nơi sự thay đổi hàng hóa từ phương tiện vận tải biển sang phương tiện vận tải  
khác và ngược lại. Chính vì vậy dịch vụ cảng hàng hóa chịu ảnh hưởng của  
nhiều nhóm các nhân tố, nhưng chủ yếu vẫn được chia ra làm hai nhóm nhân tố là:  
Nhân tố nội tại của cảng hàng hóa  
Nhân tố môi trường bên ngoài của cảng hàng hóa  
1.2.6. Nhân tố ảnh hưởng thuộc về cảng  
a. Hệ thống giao thông trong cảng.  
Công tác quy hoạch hệ thống giao thông trong cảng nếu hợp sẽ tạo thuận  
lợi dễ dàng thực hiện các hoạt động dịch chuyển các trang thiết bị, phương tiện  
vận chuyển; ngược lại sẽ gây cản trở, làm gián đoạn các quy trình dịch chuyển  
hàng hóa, giảm năng suất phục vụ. Nếu hệ thống giao thông này thuận tiện được  
bố trí khoa học hợp sẽ làm giảm thời gian chờ xử lý các đơn hàng giao nhận tại  
cảng hàng hóa, giúp cho quá trình giao nhận tại cảng hàng hóa diễn ra nhanh chóng  
thuận tiện, đáp ứng được yêu cầu từ khách hàng.  
b. Hệ thống kho bãi trong cảng  
Hệ thống kho bãi của cảng được đầu tư xây dựng để lưu trữ, bảo quản hàng  
hóa qua cảng. Quy mô hệ thống kho bãi phụ thuộc vào dung lượng hàng hóa cần  
qua kho bãi. Đối với hàng container, nhu cầu diện tích đất sử dụng cho lưu bãi  
container gấp 3 đến 5 lần so với cảng thông thường. Hệ thống kho bãi của cảng  
hàng hóa bao gồm:  
- Bãi chứa hàng: mặt bằng của bãi chứa hàng được bố trí tại tuyến hậu phương của  
cảng, chức năng lưu trhàng hóa phục vụ hàng xuất và hàng nhập  
- Kho CFS: Kho được thiết lập chủ yếu để phục vụ lưu kho hàng bách hóa trước và  
sau quá trình đóng và rút hàng, được thiết kế dạng kho kín có các trang thiết bị  
nhằm bảo quản hàng hóa trong quá trình lưu kho.  
- Kho CY: được sử dụng đối với các bến cảng container, kích thước của CY sẽ phụ  
thuộc vào số lượng container tối ưu được bảo quản tại bất thời gian nào.  
Nếu như các hệ thống kho bãi này được bố trí khoa học thì sẽ làm giảm thời  
gian xử của các đơn hàng giao nhận, giúp hàng hóa không bị hư hỏng gây ra thiệt  
hại cho phía chủ hàng.  
c. Thiết bị xếp dỡ hàng hóa  
Thiết bị xếp dỡ kết cấu hạ tầng cơ bản chủ yếu để kết nối giữa tàu và  
cảng. Mức độ hiệu quả của thiết bị xếp dỡ tối đa khối lượng hàng hóa qua cầu  
tầu, giảm thời gian tầu ở cảng, tối thiểu chi phí xếp dỡ. Quản cảng trên thế giới  
hiện nay ngày càng nhận thức sự cần thiết phải những cầu tàu trang bị hiện đại  
với các kĩ thuật xếp dỡ đắt tiền, sử dụng ít lao động như một cách để tăng ưu thế  
cạnh tranh và thu hút nguồn hàng qua cảng. Các thiết bị này nếu được thường xuyên  
thay mới bảo trì bảo dưỡng sẽ làm tăng độ an toàn và giảm thời gian giao nhận vận  
chuyển, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.  
d. Khu vực giao nhận hàng hóa  
Khu vực được quy hoạch với chức năng phục vụ hoạt động giao và nhận  
hàng hóa của khách hàng qua cảng, do đó diện tích và vị trí khu vực này đảm bảo  
thuận lợi việc thực hiện quy trình giao nhận, một mặt đảm bảo an toàn các hoạt  
động diễn ra tại khu vực này. Nếu khu vực này đủ rộng để đáp ứng được yêu cầu  
của lô hàng thì sẽ rất tốt cho việc nâng cao chất lượn dịch vụ cảng hàng hóa nhưng  
ngược lại nếu khu vực này không đủ đáp ứng thì sẽ gây chậm toàn bộ tiến trình giao  
nhận hàng hóa tại cảng.  
e. Cơ sở hạ tầng thông tin của cảng  
Cảng hàng hóa là mắt xích quan trọng trong vận tải đường biển nói chung. Nó là  
nơi chuyển tiếp hàng hóa từ phương thức vận tải này sang phương thức vận tải  
khác. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các cảng đòi hỏi các cảng khai thác  
hiệu quả hơn tức vận tải xếp dỡ nhiều hàng hóa hơn trong khoảng thời gian ít  
hơn, chất lượng dịch vụ cảng cung cấp cho khách hàng ngày càng tốt hơn. Những  
đòi hỏi này sẽ trở nên dễ dàng được đáp ứng khi các cảng áp dụng hiệu quả những  
thành tựu phát triển của công nghệ thông tin trong khai thác cảng. Hiện nay tại  
nhiều cảng hàng hóa lớn trên thế giới, đặc biệt là các cảng trung chuyển quốc tế, hạ  
tầng thông tin của cảng trở thành yếu tố cạnh tranh hữu hiệu vì nó liên quan trực  
tiếp đến hoạt động quản lí và điều hành hoạt động khai thác cảng, ảnh hưởng trực  
tiếp đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.  
Cơ sở vật chất của các doanh nghiệp vận tải chủ yếu đội phương tiện vận  
tải (xe ô tô, máy bay, tàu thủy, toa xe, đầu kéo…). Các phương tiện này tham gia  
dịch chuyển các lô hàng giữa các điểm thu gom và giao trả khác nhau. Các doanh  
nghiệp vận tải đội phương tiện đủ về qui mô, phù hợp với chủng loại hàng sẽ là  
nhân tố quan trọng để đảm bảo lô hàng được giao đúng hạn thời gian qui định.  
Trong trường hợp các nhà vận tải không đủ, thậm chí không có phương tiện chuyên  
chở các lô hàng, khi đó họ không thể chủ động để tổ chức vận tải, thể phải kéo  
dài thời gian giao hàng vào mùa cao điểm, đồng thời tăng thêm chi phí khai thác  
làm tăng giá cước vận chuyển.  
Cơ sở hạ tầng thông tin được sử dụng trong quản lí và khai thác cảng hàng  
hóa bao gồm: hệ thống máy tính được kết nối, các cơ sở dữ liệu , các thiết bị điện tử  
để kết nối với các quan liên quan khác như ngân hàng, hải quan, nhà khai thác  
cảng, tổ chức giao nhận, các nhà kinh doanh vận tải. Thông qua hạ tầng thông tin  
của các cảng hàng hóa, cho phép cảng hiện đại hóa công tác quán lí và khai thác,  
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Nếu hệ thống thông tin này yếu kém sẽ  
làm trì trệ và làm cho tốc độ xử lý, luân chuyển hàng hóa tại cảng bị liệt.  
Tại các cảng đường thủy, cảng hàng không, các ga đường sắt hoặc các cảng  
nội địa (ICD), nếu được trang bị các thiết bị xếp dỡ hiện đại mang tính chuyên dụng  
cao sẽ góp phần làm tăng năng suất xếp dỡ, giảm thời gian xếp dỡ các lô hàng.  
f. Mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ  
thể nói sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được ứng  
dụng mạnh mẽ vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong đó bao gồm hoạt động vận  
tải. Công nghệ thông tin, truyền thông đã được các nhà vận tải ứng dụng khá mạnh  
mẽ, đặc biệt là công nghệ truyền thông dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data  
Interchange). Điều đó không chỉ tăng tính thuận tiện dễ dàng, nhanh chóng kết  
nối thông tin giữa các tổ chức liên quan đến vận tải lô hàng (các nhà vận tải ở các  
phương thức khác nhau, quan quản lý, các chủ hàng, người giao nhận), mà còn  
đảm bảo sự chính xác các thông tin của lô hàng, giúp giảm thiểu các lãng phí thời  
gian và tổn thất liên quan đến hàng hóa, góp phần tăng nhanh thời gian giao hàng,  
đảm bảo an toàn hàng hóa và nâng cao hiệu quả của dịch vụ cảng hàng hóa.  
g. Nguồn nhân lực  
Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vận tải chủ yếu đội ngũ nhân viên  
vận hành phương tiện vận chuyển, các trang thiết bị xếp dỡ, nhân viên giao nhận  
hàng hóa. Ngày nay, do ứng dụng khoa học và công nghệ vào lĩnh vực vận tải sự  
chuẩn mực các thông tin về hàng hóa giữa các nước nhập khẩu, nước xuất khẩu  
cũng như giữa các tổ chức liên quan lô hàng thương mại, đòi hỏi các nhân viên này  
phải nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời cũng phải kỹ năng tin học ngoại  
ngữ, chuyên môn sâu về vận tải container trong dây chuyền logistics. Các kiến thức  
kỹ năng đó sẽ giúp cho họ thực hiện thành thạo chuyên nghiệp các nhiệm vụ  
được giao, làm giảm các thao tác công việc, góp phần giảm thời gian vận chuyển,  
tăng khả năng xử lý tình huống bất thường xảy ra. Nếu chất lượng chuyên môn của  
nguồn nhân lực được nâng cao thì các công đoạn giao nhận hàng hóa sẽ diễn ra  
nhanh hơn, tránh lãng phí thời gian và giảm chi phí sử dụng máy móc thiết bị của  
doanh nghiệp.  
1.2.7. Nhân tố bên ngoài cảng  
a. Các yếu tố điều kiện khai thác  
thể nói điều kiện khai thác bao gồm điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông  
cho tất cả các phương thức vận tải ảnh hưởng rệt đến thời gian các phương  
tiện vận hành trên tuyến vận tải, cũng ảnh hưởng đến tính an toàn của các lô  
hàng trong quá trình vận chuyển. Điều kiện khai thác không thuận lợi sẽ dẫn đến sự  
chờ đợi làm tăng thời gian vận chuyển (thời gian giao hàng), làm tăng chi phí phát  
sinh.  
b. Các yếu tố về khách hàng  
Trong nhiều trường hợp, mặc đã sự thống nhất về yêu cầu vận chuyển  
(loại hàng, khối lượng, yếu cầu bảo quản, thời gian thu nhận hoặc giao trả…), tuy  
nhiên do những lý do khác nhau, khách hàng có thể thay đổi một số điều khoản của  
hợp đồng, do đó làm cho nhà vận tải phải thay đổi theo (ngoài kế hoạch ban đầu).  
Điều này không những làm tăng thêm thời gian giao hàng mà còn làm tăng thêm chi  
phí, gây khó khăn cho nhà vận tải tổ chức hoạt động vận tải.  
c. Tính chất lô hàng  
Liên quan đến lô hàng bao gồm chủng loại, khối lượng, tính chất, yêu cầu bảo  
quản trong vận chuyển xếp dỡ. Các lô hàng khác nhau sẽ lựa chọn phương  
thức vận tải, địa điểm thu gom hoặc giao trả khác nhau, lựa chọn thiết bị xếp dỡ  
khác nhau. Nếu sự lựa chọn thiếu khoa học thực tiễn thể làm tăng thời gian  
giao hàng và chất lượng lô hàng không được đảm bảo. Ngoài ra, tính chất lô hàng  
còn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hàng hóa xuất, nhập khẩu. Tại các  
điểm thu gom hoặc giao trả (hoặc tại các đầu mối ga cảng), hàng hóa phải thực hiện  
các kiểm tra kiểm soát về tính hợp pháp hợp lệ của xuất, nhập khẩu, kiểm tra dịch  
tễ, môi trường, kiểm tra văn hóa… Các hoạt động kiểm tra càng nhiều càng làm  
tăng thời gian giao giao hàng và thể làm tổn hải đến phẩm chất của hàng hóa.  
d. Sự hợp tác phối hợp của các tổ chức liên quan  
Trong hoạt động vận tải của dây chuyền logistics liên quan đến nhiều tổ chức  
vận tải khác nhau (vận tải bằng các phương thức khác nhau), liên quan đến các cơ  
quan quản lý nhà nước, liên quan đến các tổ chức xếp dỡ lô hàng. Sự hợp tác không  
chặt chẽ giữa cá bên sẽ gây ra hiện tượng chờ đợi, làm tăng thời gian giao hàng,  
tăng thêm chi phsi phát sinh và ảnh hưởng đến phẩm chất của lô hàng.  
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN  
CẢNG 189 HẢI PHÒNG  
1. Ý nghĩa và vai trò của cảng hàng hóa.  
- Tạo nguồn thu, đóng góp cho ngân sách nhà nước: với các hoạt động dịch  
vụ cho tàu và hàng hóa đi đến (hoa tiêu, lai dắt, bảo dưỡng sửa chữa tàu,  
cung ứng cho tàu, trung chuyển hàng hóa quốc tế) cảng có các nguồn thu đảm  
bảo duy trì hoạt động và phát triển cảng và góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia  
địa phương cảng phát triển.  
-Thúc đẩy thương mại quốc tế: Sự phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật của  
cảng sẽ đáp ứng nhu cầu thương mại hàng hóa trong phạm vi khu vực cũng  
như trên toàn thế giới, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy kinh tế  
phát triển, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng vị thế quốc gia  
trên trường quốc tế.  
- Tăng cường phát triển kinh tế quốc gia và địa phương: với các quốc gia  
cảng hàng hóa phát triển, đặc biệt tại địa phương cảng, được xem như  
một sự kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp,  
công nghiệp khai thác, công nghiệp đóng tàu, cho phép tạo nhiều công ăn việc  
làm phục vụ kinh tế địa phương.  
2. Chức năng của cảng hàng hóa.  
- Chức năng vận tải:  
Chức năng này thể hiện sự dịch chuyển hàng hóa với cự ly gần bằng các  
trang thiết bị xếp dỡ vận chuyển của cảng, thực hiện nhiệm vụ xếp, dỡ hàng  
hóa từ tàu biển qua mặt cắt cầu tàu chuyển sang các phương tiện vận tải khác  
vào kho, bãi hoặc ngược lại. Đây chức năng rất cơ bản, hoạt động chính  
của cảng.  
- Chức năng thương mại:  
Cảng hàng hóa là cửa ngõ cho thương mại hàng hóa giữa các nước bằng  
đường biển. Trong những năm gần đây sản lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu  
bằng đường biển ngày càng lớn do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang lan  
rộng trên toàn thế giới. Theo xu hướng mới, xu hướng container hóa, vân tải đa  
   
phương thức ngày càng phát triển trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi một công  
nghệ vận tải tiên tiến cho phép dây chuyền vận tải thông suốt, nhanh chóng, an  
toàn và hiệu quả. Hàng hóa vận chuyển được tạo thêm giá trị gia tăng bởi có  
thêm nhiều dịch vụ được bổ sung trong dây chuyền vận tải tiên tiến.  
- Chức năng công nghiệp:  
Việc sản phẩm thô được nhập về bằng đường biển, được chế biến tại các  
khu công nghệ tại cảng tạo ra thành phẩm, rồi được tiếp tục xuất đi nước đã  
mang lại sự tiết kiệm rất đáng kể chi phí vận chuyển đầu vào và đầu ra của sản  
phẩm. Vì lí do trên, các cảng hàng hóa đã trở thành trung tâm thuận lợi cho  
việc tập trung các đơn vị thuộc các ngành công nghiệp khác nhau khi mà các  
nhà máy sản xuất công nghiệp được đặt trong cảng hoặc khu vực gần cảng.  
Trên thế giới hiện nay, hoạt động công nghiệp của một số nước chủ yếu diễn ra  
các vùng công nghiệp ven biển, các nhà máy chế biến thể được bố trí dọc  
theo cầu tàu, hoặc ở sâu vào phía sau cảng hay khu vực gần cảng.  
- Chức năng phát triển thành phố đô thị:  
Việc hình thành cảng hàng hóa sẽ thu hút một lực lượng lao động lớn, do  
đó tạo thu nhập cho những người dân trong thành phố cảng. Ngoài ra trong khu  
vực lân cận cảng thể diễn ra những hoạt động thương mại, công nghiệp và  
dịch vụ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của đô thị. Do đó, sự phát triển của cảng  
hàng hóa có thể thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thành phố, đô thị, tác  
động đến sự tiến bộ của hội.  
3. Phân loại cảng hàng hóa.  
3.1. Phân loại theo vai trò và vị trí của cảng.  
Cảng trung chuyển:  
cảng cung cấp bến và các dịch vụ hàng hải để xếp dỡ và các tiện ích cho  
sự chuyển giao và chuyển tải hàng hóa giữa tàu mẹ và tàu con trong thời gian  
ngắn nhất  
Đặc điểm của cảng trung chuyển:  
- Là cảng trung tâm quan trọng cho việc chuyển tải hàng hóa của một khu  
vực hay vùng kinh tế.  
 
- Vị trí của cảng trung chuyển thường là trung tâm của một khu vực hay  
vùng nào đó. Cở sở vật chất kĩ thuật cảng hiện đại, có công suất lớn đủ điều  
kiện đáp ứng năng lực vận chuyển hàng hóa giữa các tuyến trong vùng hay khu  
vực đó.  
Cảng địa phương:  
những cảng nằm tại khu vực thuộc vùng hậu phương của cảng lớn, có  
chức năng phục vụ vận chuyển hàng hóa trong vùng và nối liền dòng hàng hóa  
địa phương với toàn cầu qua cảng trung chuyển.  
Cảng container nội địa ICD  
loại cảng nằm sâu trong nội địa (miền hậu phương của cảng), được gọi  
cảng cạn hay điểm thông quan nội địa được quy hoạch với mục đích sau:  
- Thu gom hàng lẻ để đóng vào container trước khi xuất khẩu.  
- Phân chia hàng nhập từ container để giao trả cho các chủ hàng lẻ.  
- Thực hiện các thủ tục thông quan đối với hàng hóa xuất nhập  
khẩu.  
Trong nhiều trường hợp, do sự quá tải về bãi chứa của các cảng container,  
ICD được xem là một giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ tình trạng trên, tránh  
sự ùn tắc, làm gián đoạn các quy trình phục vụ container trong cảng. Trong  
trường hợp này, sau khi được dỡ ra khỏi tàu, container sẽ được vận chuyển  
thẳng đến ICD và sẽ lưu bãi, rút hàng, hoàn tất thủ tục trước khi chuyển sang  
phương thức vận tải khác.  
Cảng đầu mối  
cảng nằm ở những nơi được bao quanh bởi những trung tâm thương mại  
và khu công nghiệp lớn có nhu cầu cao về hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng  
hàng hóa. Hàng hóa đến hoặc ra khỏi cảng đều qua cổng, do đó đòi hỏi hiệu  
suất dịch vụ tại cổng cao đồng thời yêu cầu một diện tích kho bãi lớn.  
3.2. Phân loại theo quy mô và tầm quan trọng:  
Theo Luật Hàng Hải Việt Nam, Cảng hàng hóa được phân thành các loại  
sau đây:  
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 139 trang yennguyen 01/04/2022 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ của Công ty Cổ phần Tân Cảng 189 Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxluan_van_de_xuat_mot_so_giai_phap_phat_trien_dich_vu_cua_con.docx