Khóa luận Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
------------  
NGUYỄN THU HẰNG  
ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT  
MÍA NGUYÊN LIỆU GIỮA CÔNG TY CP NCN DVTM  
VÂN SƠN VỚI NÔNG DÂN TẠI XÃ VÂN SƠN,  
HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
NỘI - 2015  
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN  
------------  
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP  
ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT  
MÍA NGUYÊN LIỆU GIỮA CÔNG TY CP NCN DVTM  
VÂN SƠN VỚI NÔNG DÂN TẠI XÃ VÂN SƠN,  
HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA  
Tên sinh viên  
: Nguyễn Thu Hằng  
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế  
Lớp  
: KTC – K56  
: 2011 - 2015  
Niên khoá  
Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Dương Nga  
NỘI - 2015  
LỜI CAM ĐOAN  
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số  
liệu kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa hề được sử  
dụng để bảo vệ một học vị nào.  
Tôi xin cam đoan rng mi sgiúp đỡ cho vic hoàn thành khóa lun đều đã  
được cm ơn và các thông tin trích dn trong lun văn đã được chrõ ngun gc.  
nội, ngày…..tháng……năm 2015  
Sinh viên thực hiện  
Nguyễn Thu Hằng  
i
 
LỜI CẢM ƠN  
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp  
đại học, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm,  
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.  
Trước hết, tôi xin cảm ơn các Thầy Cô trong khoa KT & PTNT trường  
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản,  
những định hướng đúng đắn trong học tập cũng như tu dưỡng đạo đức để tôi có  
được một nền tảng vững chắc trong học tập và nghiên cứu.  
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn trực  
tiếp TS. Nguyễn Thị Dương Nga, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết, tận  
tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn  
thành khóa luận.  
Tôi xin đặc biệt cảm ơn tới Giám đốc Công ty CP NCNDVTM Vân Sơn,  
cùng các chú, anh, chị trong Công ty đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá  
trình thực tập tại công ty.  
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy, UBND, các ban  
ngành, đoàn thể bà con nhân dân xã Vân Sơn đã cung cấp những số liệu cần  
thiết tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu  
tại địa bàn.  
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn đã  
khích lệ, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Nội, ngày tháng năm 2015  
Sinh viên thực hiện  
Nguyễn Thu Hằng  
ii  
 
TÓM TẮT KHÓA LUẬN  
Với phương án tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập  
trung quy mô lớn, áp dụng cơ giới hóa, công nghệ cao gắn với xây dựng nông  
thôn mới tại xã Vân Sơn huyện Triệu Sơn giai đoạn 2011 -2020, được đánh giá  
một hướng đi mới, mang tính đột phá theo chủ trương, định hướng, chính  
sách phát triển của Ðảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông  
thôn đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương VII khóa X về Nông nghiệp,  
nông dân, nông thôn. Liên giữa Công ty CPNCN DVTM Vân Sơn với nông dân  
xã Vân Sơn bằng hình thức Công ty thuê đất của nông dân để sản xuất mía  
nguyên liệu, đang được xem là hình thức mới hiệu quả góp phần chuyển đổi  
cơ cấu cây, tạo việc làm tăng thu nhập đời sống cho người dân. Chính vì vậy  
việc phát triển mở rộng hình thức liên kết này là việc rất cần thiết. Đề tài  
nghiên cứu tập trung đánh giá hình thức liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM  
Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn, các vấn đề trong liên kết, từ đó đề xuất một  
số giải pháp chủ yếu phát triển hợp lý hình thức liên kết.  
Để đạt được mục tiêu chung có các mục tiêu cụ thể: Làm rõ lợi ích của  
hình thức mang lại cho Công ty và nông dân, các vấn đề phát sinh trong liên kết,  
các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức liên kết. Đánh giá thực trạng liên kết giữa  
Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn; đánh giá tiềm  
năng của hình thức; Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên  
kết trên địa bàn xã.  
Đề tài được thực hiện tại xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa  
và Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn. Với đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu  
cơ sỏ luận thực tiễn liên quan đến hình thức liên kết giữa Công ty và nông  
dân trong sản xuất mía nguyên liệu.  
Các mục tiêu trên đã được nghiên cứu ở các phần của đề tài: Về luận:  
Đề tài làm rõ khái niệm, vai trò, nguyên tắc, nội dung, mô hình, phương thức và  
iii  
 
yếu tố ảnh hưởng về liên kết; lợi ích và tính bền vững của liên kết. Về thực tiễn:  
Đề tài tìm hiểu thực tiễn về hình thức liên kết sản xuất mía nguyên liệu ở ngoài  
nước Trung Quốc và Thái Lan, trong nước.  
Với các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu nhập số liệu; phương  
pháp xử lý và phân tích số liệu, phương pháp thống kê so sánh kết hợp với nhóm  
chỉ tiêu phản ánh hoạt động liên kết, lợi ích và tính bền vững của liên kết. Liên  
kết giữa Công ty và nông dân diễn ra mang lại lợi ích gì cho cả nông dân và  
Công ty? Từ đó đề ra các giải pháp nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết.  
Kết quả nghiên cứu chia làm 5 phần:  
1. Tình hình sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã Vân Sơn.  
2. Liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân  
Sơn với nông dân xã Vân Sơn  
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sn xut mía nguyên liu xã Vân Sơn.  
4. Đánh giá tiềm năng phát triển hình thức liên kết mía nguyên liệu.  
5. Định hướng giải pháp hợp để phát triển hình thức liên kết giữa Công ty  
CP NCN DVTM Vân Sơn trong thời gian tới.  
Kết quả nghiên cứu cho thấy Công ty và nông dân liên kết trong sản xuất mía  
nguyên liệu thông qua thuê quyền sử dụng đất được kết với thời hạn 20  
năm chia làm hai giai đoạn trong đó xác định quyền nghĩa vụ của hai bên,  
diện tích, tiền thuê đất. Diện tích đất Công ty thuê của toàn xã 69,8 ha với 490  
hộ cho thuê năm 2014. Lợi ích mang lại cho Công ty trước tiên chất lượng đảm  
bảo, năm 2014 với chữ lượng đường 10 CCS, chủ động được nguyên liệu với  
sản lượng 6.282 tấn năm 2014 và năng suất đạt 90 tấn/ha cao hơn so với các hộ  
dân trồng mía. Đối với hộ dân liên kết giúp đời sống của họ được nâng cao, tạo  
việc làm cho 220 lao động (năm 2014), số hộ có lao động làm thuê cho Công ty.  
Có thu nhập ổn định và cao hơn so với hộ không liên kết, với thu nhập/hộ/năm  
là 32.462,6 nghìn đồng cao hơn so với các hộ không liên kết, gấp 1,16 lần so với  
hộ trồng mía và gấp 1,22 lần so với hộ trồng lúa. Khi tham gia liên kết với số  
iv  
tiền thuê đất nhận trước 10 năm, nhiều hộ dùng để chuyển đổi ngành nghề như  
buôn bán, kinh doanh,..nhiều hộ dùng gửi vào ngân hàng, trả tiền nợ. Bên cạnh  
những lợi ích mang lại thì có những vấn đề trong liên kết cần được khắc phục và  
giải quyết.  
Tính bền vững của liên kết thì không có hộ nào phá vỡ HĐ, nhưng vẫn xảy ra  
tình trạng vi phạm HĐ, ở mức độ nhẹ nên chỉ bị phía Công ty nhắc nhthôi, bên  
phía Công ty năm 2014 thì Phá vỡ 2 HĐ.  
Các yếu tố ảnh hưởng đến hình thức liên kết ý thức của người dân còn chưa  
cao. Sự hạn chế về trình độ học vấn, nên hiểu biết của họ về lợi ích bảo vệ ruộng  
mía cho Công ty còn kém, tiếp thu kỹ thuật còn hạn chế. Công ty chịu rủi ro  
trong sản xuất như điều kiện thời tiết, hạn chế về việc vay vốn, lao động chưa có  
tay nghề. Đánh giá tiềm năng phát triển liên kết.  
Nghiên cứu cũng cung cấp những giải pháp cụ thể phát triển hợp lý hình thức  
liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân xã Vân Sơn trong  
thời gian tới. Trong đó cần sự phối hợp từ nhiều phía, nhưng đặc biệt cần phát  
triển mối liên kết bốn nhà Nhà nước - Nhà khoahọc - Nhà doanh nghiệp - Nhà  
nông. Và mở rộng, phát triển hình thức sản xuất mía nguyên liệu ở địa phương  
giải pháp cốt lõi.  
v
MỤC LỤC  
vi  
 
vii  
DANH MỤC BẢNG  
ix  
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  
STT Ký hiệu viết tắt  
Ý nghĩa  
1
2
BQ  
Bình quân  
CBNV  
CCS  
Cán bộ nhân viên  
Chữ lượng đường  
3
4
CNH-HĐH  
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa  
5
CP NCN DVTM Cổ phần Nông công nghiệp dịch vụ thương mại  
6
ĐVT  
HĐ  
Đơn vị tính  
7
Hợp đồng  
8
HĐND  
HTX  
KHKT  
LĐ  
Hội đồng nhân dân  
Hợp tác xã  
9
10  
11  
12  
13  
14  
15  
Khoa học kỹ thuật  
Lao động  
NN  
Nông nghiệp  
Nông nghiệp  
Sản lượng  
NN  
SL  
UBND  
Ủy ban nhân xã  
x
 
PHẦN I: MỞ ĐẦU  
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.  
Liên kết kinh tế sự hợp tác cùng phát triển của hai hay nhiều bên không  
kể quy mô hay loại hình sở hữu. Mối quan hệ liên kết chính là bảo đảm về lợi  
ích của các bên tham gia liên kết kinh tế. Liên kết giúp cho các bên tham gia  
giảm thiểu được rủi ro trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, đảm  
bảo hiệu quả trong sản xuất, thu nhập của nhà nông, liên kết giúp cho doanh  
nghiệp giảm thiểu rủi ro, đảm bảo chất lượng sản phẩm nguồn nguyên liệu ổn  
định. Để tránh được rủi ro nhiều nhà sản xuất phân tán sự rủi ro bằng cánh mời  
gọi các chủ thể khác tham gia thực hiện triển khai dụ án. Thậm chí mỗi doanh  
nghiệp phải đảm bảo một phần công việc tùy theo năng lực của các chủ thể. Như  
vậy mỗi chủ thể tham gia đều chịu một phần rủi ro nếu có.  
Thực hiện Nghị quyết TW 7: “ Tăng cường sự liên kết giữa các doanh  
nghiệp, đội ngũ trí thức nông dân trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; có chính  
sách khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp, tri thức về nông thôn. Đóng góp tích  
cực và có hiệu quả cho quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn  
theo đường lối của Đảng” việc vận dụng các hình thức liên kết đã triển khai với  
mục tiêu phát triển bền vững giữa các bên tham gia.  
Liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa doanh nghiệp và nông dân,  
một bộ phận của liên kết trong nền kinh tế nói chung, một trong những thể chế  
thực hiện mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất  
mía nguyên liệu, đồng thời một bộ phận của quan hệ giữa công nghiệp và  
nông nghiệp. Việc liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giúp cho doanh  
nghiệp và nông dân cùng tồn tại hỗ trợ nhau, thúc đẩy các hình thức chuyên  
môn hóa, liên hợp hóa và tập trung hóa, xã hội hóa sản xuất tiến bộ, phù hợp với  
xu thế đi lên sản xuất quy mô lớn, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp và nông  
thôn và toàn bộ nền kinh tế. Do đó việc hình thành hình thức liên kết trong sản  
1
   
xuất mía nguyên liệu giữa doanh nghiệp và nông dân xã Vân Sơn điều lợi  
tất yếu khách quan.  
Vân Sơn là xã thuần nông vùng có 1780 hộ/ 7.235 nhân khẩu nhưng chỉ  
có 677,4 ha đất sản xuất nông nghiệp trong đó, đất 2 vụ lúa là 328 ha nằm rãi rác,  
manh mún, năng suất thấp. Năm 2010 hưởng ứng phát triển toàn tỉnh về xây  
dựng nông thôn mới, xã Vân Sơn tiến hành thử nghiệm chuyển đổi 25 ha đất  
trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mía và đã đạt được kết quả tốt, sẽ mở rộng  
quy mô sản xuất mía để nâng cao thu nhập của người dân so với việc nông dân  
trồng lúa. Năm 2011, Vân Sơn là xã duy nhất của huyện Triệu Sơn được công  
ty mía đường Lam Sơn chọn để đầu tư trở thành vùng nguyên liệu chuyên canh,  
hướng đi mới được mở ra. Ngày 26-12-2011, tại xã Vân Sơn (Triệu Sơn), Công  
ty CP Mía đường Lam Sơn phối hợp với UBND huyện Triệu Sơn tổ chức lễ  
công bố thành lập Công ty CP Nông - Công nghiệp, dịch vụ, thương mại Vân  
Sơn. Theo cách này người nông dân góp cho Công ty thuê đất với thời hạn 20  
năm, hết thời hạn này thì đất lại thuộc về nông dân. Công ty bỏ vốn hàng năm tổ  
chức sản xuất, người nông dân được Công ty thuê làm lao động được trả tiền  
theo công nhận, mức tiền được thỏa thuận giữa hai bên. Nông dân được chia  
30% số tiền từ doanh thu bán mía cho Công ty mẹ kể từ năm thứ 4 trở đi. Công  
ty dành 10% lợi nhuận để xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất(UBND xã Vân  
Sơn,2012).  
Hình thức này đã tạo ra thuận lợi: Công ty có vùng nguyên liệu mía ổn  
định, đảm bảo chất lượng, điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy cơ  
giới hóa và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, người nông dân vẫn việc làm, thu nhập  
ổn định, đặc biệt họ vẫn quyền giám sát phần đất của mình. Khi hết thời  
hạn cho thuê đất, nông dân được lấy lại đất của mình, thu nhập của họ thế  
cũng tăng lên. Cũng từ đây, toàn bộ số lao động dôi dư của địa phương được thu  
hút, tạo việc làm với mức lương bình quân từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng. Thành  
công của mối liên kết này cho thấy sự hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa doanh  
2
nghiệp và nông dân. Như vậy thực tế của việc liên kết sản xuât mía nguyên liệu  
giữa Công ty với nông dân có lợi ích về kinh tế và xã hội của nông dân khi liên  
kết như thế nào và lợi ích đối với Công ty ? Các vấn đề phát sinh trong quá trình  
liên kết giữa Công ty với nông dân? Tính bền vững của liên kết? Những nhân tố  
nào ảnh hưởng đến hình thức liên kết? những giải pháp nào hoàn thiện và  
phát triển hợp lý hình thức liên kết? Để góp phần giải quyết câu hỏi trên, em  
nghiên cứu đề tài:" Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên  
liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn,  
huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa".  
1.2 . Mục tiêu nghiên cứu.  
1.2.1. Mục tiêu chung.  
Đánh giá thực trạng hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu  
giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn-Triệu  
Sơn-Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp phát triển hình thức liên  
kết trong sản xuất mía nguyên liệu tại xã Vân Sơn-Triệu Sơn-Thanh Hóa.  
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.  
-
Góp phần hệ thống hóa cơ sở luận cơ sở thực tiễn về hình thức  
liên kết giữa Công ty với nông dân trong sản xuất mía nguyên liệu.  
- Đánh giá thực trạng hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu  
giữa Công ty với nông dân tại Xã Vân Sơn-Triệu Sơn-Thanh Hóa trong thời  
gian qua.  
- Đề xuất các giải nhằm phát triển hợp lý hình thức liên kết trong sản  
xuất mía nguyên liệu giữa Công ty với nông dân tại xã Vân Sơn-Triệu Sơn-  
Thanh Hóa trong thời gian sắp tới.  
1.3 Câu hỏi nghiên cứu  
Nghiên cứu này nhằm trả lời các câu hỏi sau đây liên quan đến liên kết  
trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với  
nông dân xã Vân Sơn thời gian tới:  
3
       
1) Thực trạng liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu trên địa bàn xã thời  
gian qua diễn ra như thế nào?  
2) Lợi ích đem lại cho Công ty và nông dân khi tham gia vào liên kết?  
3) Các vấn đề trong liên kết giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với  
nông dân?  
4) Các giải pháp nào cần đề xuất nhằm phát triển hợp lý liên kết trong sản  
xuất mía nguyên liệu ở xã trong thời gian tới?  
1.4 . Đối tượng & phạm vi nghiên cứu  
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu  
Các vấn đề luận thực tiễn liên quan hình thức liên kết giữa Công ty  
với nông dân trong sản xuất mía nguyên liệu.  
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu  
-
Phạm vi về nội dung : Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất  
mía nguyên liệu giữa Công ty với nông dân. Thực trạng của hình thức liên kết  
đó trong thời gian qua. Từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy liên kết mía nguyên  
liệu hơn trong thời gian tới.  
-
Phạm vị vkhông gian: Tại Xã Vân Sơn- Triệu Sơn- Thanh Hóa và  
Công ty cổ phần Nông Công nghiệp, dịch vụ, thương mại Vân Sơn.  
Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu một số nội dung trong thời  
-
gian từ năm 2012-2014, tập trung nghiên cứu khảo sát năm 2015.  
4
     
PHẦN II. CƠ SỞ LUẬN THỰC TIỄN.  
2.1 Cơ sở luận của đề tài  
2.1.1. Khái niệm về Nông dân.  
Nông dân là những người lao động cư trú nông thôn tham gia sản xuất  
nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành  
nghề tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kỳ lịch sử,  
người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất, họ hình thành nên giai  
cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.(Wikipedia, 2009).  
2.1.2 Vai trò của các tác nhân trong liên kết giữa Công ty và nông dân  
* Người sản xuất  
Đối với nhà nông, bộc lộ nhất sự hạn chế về trình độ học vấn, tâm lý  
e ngại khi tiếp xúc với các nhà khác. Đa số nông dân Việt Nam vẫn chưa gạt bỏ  
được, tư tưởng ham lợi trước mắt và không tính toán được chiến lược âu dài, dễ  
vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết, người cung cấp số lượng chất  
lượng sản phẩm ra thị trường nên sự hạn chế về thông tin thị trường làm cho họ  
không chủ động trong các mối liên kết.  
* Các yếu tố tDoanh nghiệp  
Các cơ sở chế biến thu mua sản phẩm nông sản ổn định nhưng vẫn còn  
tình trạng cơ sở chế biến ngừng mua hoặc giảm giá lại không thông báo cho  
nông dân, trong khi mua còn gây khó dễ cho nông dân….nhất là vào thời điểm  
chính vụ nông sản.  
Chế tài mà công ty đưa ra để xử phạt các hộ phá vỡ hợp đồng hiệu lực  
chưa cao, mới chỉ dừng lại phạt tiền nên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn còn xảy  
ra nhất là khi thời vụ nguyên liệu khan hiếm.  
Sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất, quy hoạch vùng  
nguyên liệu của các cơ sở chế biến với cấp chính quyền địa phương với các hộ  
nông dân chưa cao.  
5
       
*Các yếu tố nhà nước yếu tố khác  
Tác động của chính quyền địa phương ít ảnh hưởng, sau đó vấn đề sản  
xuất, thu mua các tình trạng tranh chấp xảy ra chính quyền có vai trò trọng tài để  
giải quyết  
Vai trò, chức năng vtrung gian, cầu nối của chính quyền các cấp còn hạn  
chế do chính sách và do bản thân chính quyền( nhất là chính quyền các cấp cơ  
sở) đã không phát huy và làm tròn trách nhiệm trọng tài để giải quyết các vấn  
đề ảnh hưởng đến liên kết. Chính quyền cơ sở gần như thả nổi để cơ sở chế biến  
hộ sản xuất thỏa thuận với nhau trong hợp đồng liên kết.  
Chưa xác định về sự ràng buộc trách nhiệm, lợi ích giữa các bên tham  
gia liên kết nên dẫn đến phá vỡ quá trình này, nhất cơ sở chế biến vi phạm  
hợp đồng.  
2.1.3. Các khái niệm về liên kết  
2.1.3.1 . Khái niệm về liên kết  
Theo từ điển ngôn ngữ học(1992). “Liên kết” kết là liên kết với nhau lại  
từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ .  
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu phổ biến tri  
thức bách khoa thì: “ Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động  
đo các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh  
phát triển theo hướng lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước. Mục  
tiêu của liên kết kinh tế tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua  
các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm  
năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích  
cho nhau”.  
David. W. Pearce (1999) trong từ điển kinh tế học hiện đại cho rằng:  
Liên kết kinh tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền  
kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với  
nhau một cách có hiệu quả phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình  
6
 
phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”. Điều  
kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững.  
Tác giả Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng: Liên kết kinh tế là quá trình  
thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế  
dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng lợi  
nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt các  
tiềm năng của các chủ thể tham gia liên kết. Liên kết kinh tế thể tiên hành  
theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành, trong một quốc gia hay  
nhiều quốc gia, trong khu vực quốc tế”.  
Trong các văn bn ca Nhà nước mà cthlà trong quy định ban hành theo  
Quyết định s38-HĐBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế là nhng hình thưc  
phi hp hot động do các đơn vkinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bc và đề ra  
các chtrương, bin pháp có liên quan đến công vic sn xut kinh doanh ca  
mình nhm thúc đẩy sn xut theo hướng có li nht. Sau khi bàn bc thng nht,  
các đơn vthành viên trong tchc liên kết kinh tế cùng nha ký kết hp đồng về  
nhng vn đề có liên quan đến phn ha động ca mình để thc hin.  
Theo ThS. Hồ Quế Hậu thì Liên kết kinh tế trong kinh tế thị trường hội  
nhập kinh tế sự chủ động nhận thức thực hiện mối liên kết kinh tế khách  
quan giữa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế hội, nhằm thực hiện mối quan  
hệ phân công và hợp tác lao động để đạt tới lợi ích kinh tế hội chung.  
Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt  
động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các  
chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh phát triển  
theo hướng lợi nhất. Được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện bình  
đẳng cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế kết giữa các bên tham gia và  
trong khuôn khổ pháp luật của các nhà nước hay thông qua hợp đồng miệng dựa  
trên sự tín nhiệm, niềm tin trách nhiệm cam kết giữa các tác nhân tham gia thị  
trường. Mục tiêu là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng  
7
kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiên hành phân công sản xuất chuyên môn  
hóa và hợp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên  
kết, hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho  
từng đơn vị thành viên , giá cả từng sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích cho nhau.  
Liên kết kinh tế nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng với  
nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết. Những  
hình thức phổ biến hiệp hội sản xuất và tiêu thụ, nhóm sản xuất và hôi đồng  
sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu….  
Các đơn vị thành viên có cach pháp nhân đầy đủ, không phân biệt hình thức  
sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý nhà nước, ngành kinh tế-kỹ thuật hay  
lãnh thổ. Trong khi tham gia liên kết kinh tế không một đơn vnào bị mất quyền  
tự chủ của mình, cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với  
nhà nước theo pháp luật hay nghĩa vụ hợp đồng đã với các đơn vị khác  
Như vậy, liên kết kinh tế sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể  
quy mô hay loại hình sở hữu, được thể hiện thông qua các hình thức như hợp  
đồng văn bản hay thỏa thuận miệng giữa các tác nhân tham gia vào quá trình  
liên kết. Mục tiêu liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của  
mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên  
tham gia.  
2.1.3.2. Nội dung của liên kết  
Từ những quan điểm về liên kết, các hình thức mục tiêu của liên kết  
kinh tế cho thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tác  
nhân rất đa dạng gồm cả liên kết dọc và liên kết ngàng, đan xen lẫn nhau. Cơ  
chế liên kết cũng rất đa dạng, thể hiện sự phát triển của sự sản xuất từ sản xuất  
đơn lẻ, manh mún kém chất lượng sang dạng sản xuất tập trung đạt hiệu quả hơn  
mức độ phức tạp của việc tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công tác  
tổ chức quản sản xuất kinh doanh và để đánh giá mức độ liên kết, mức độ  
8
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 108 trang yennguyen 04/04/2022 4520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hình thức liên kết trong sản xuất mía nguyên liệu giữa Công ty CP NCN DVTM Vân Sơn với nông dân tại Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxkhoa_luan_danh_gia_hinh_thuc_lien_ket_trong_san_xuat_mia_ngu.docx