Giáo trình Trực ca - Nghề: Điều khiển tàu biển

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
TRỰC CA  
NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Hải Phòng, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bnghiêm cấm.  
i
LỜI GIỚI THIỆU  
Nền kinh tế trên Thế giới cũng như khu vực Châu Á, Đông Nam Á nói chung  
Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh hiện nay đang có xu hướng đi lên.  
Với các hiệp định thương mại đa phương và song phương giữa các Quốc gia và  
Vùng lãnh thổ do đó số lượng hàng hóa được vẩn chuyền giữa các khu vực, các  
Quốc gia, các vùng ngày càng nhiều lên về chủng loại số lương. Vận tải đưởng  
biển chiếm một tỷ lệ đa số trong lượng hàng hóa được lưu thông đó. Chính vì điều  
đó các công ty vận tải biển đang phát triển mạnh về số lượng tàu và đội tàu của công  
ty. Góp phần đẩy mạnh sự phát triển đi lên của kinh tế trên Thế giới, khu vực nói  
chung và Việt Nam nói riêng. Các con tàu đang ngày đêm hành trình trên biển mang  
một sứ mệnh cao cả là vì sự phát triển chung của nền kinh tế Thế giới.  
Để con tàu được cập bến an toàn, vận chuyển được số lượng hàng hóa lớn có  
giá trị đến các nơi trên Thế giới thì yêu cầu người Sỹ quan hàng hải phải giỏi về  
chuyên môn và ngoại ngữ. Đáp ứng được chuyên môn trong thời kỳ ứng dụng khoa  
học công nghệ hiện nay. Một trong các yếu tố góp nên sự thành công đó sự làm  
việc chăm chỉ, mẫn cán, chuyên nghiệp của Thủy thủ đoàn trong việc xếp hàng, dỡ  
hàng, bảo quản hàng hóa, dẫn tàu an toàn và kinh tế nhất từ cảng xuất phát cho đến  
cảng đích.  
Trong hàng chuỗi tác nghiệp về hàng hải với khẩu hiệu: “An toàn là trên hết”  
thì công việc trực ca của thủy thủ đoàn là yêu tố then chốt để đảm bảo an toàn cho  
người, tàu, hàng hóa trên tàu, an ninh và môi trường biển. Công việc trực ca của  
sỹ quan cũng như thủy thủ trên tàu là hết sức quan trọng để tránh được các rủi ro,  
tổn thất gây nên cho thủy thủ đoàn, tàu, hàng hóa, an ninh và môi trường từ các công  
việc như: Giám sát việc xếp- dỡ hàng hóa lên- xuống tàu để đảm bảo an ninh, an  
toàn và tránh việc hư hỏng hoàng hóa do việc xếp- dhàng hóa gây nên. Việc cảnh  
giới ca trực điều khiển tàu khi tàu hành trình để tránh những va chạm đáng tiếc  
xẩy ra trên biển lịch sự về ngành hàng hải Thế giới đã trả giá cho việc trực ca  
cảnh giới của thủ thủ đoàn như: Tàu Titanic vào chìm vào ngày 15/4/1912, khi tàu  
Titanic chở2.224 hành khách và bị thiệt mạng hơn1.500 hành khách cùng thủy thủ  
đoàn. Phà chở khách Dona Paz của Philippines đã bị chìm sau khi va chạm với tàu  
Vector ngày 20/12/1987. Với số người chết lên tới4.375 người, vụ va chạm này trở  
thành tai nạn chìm phà thảm khốc nhất thời bình. Hay là tàu chở dầu mang tên Exxon  
Valdez là một tàu chở dầu khổng lồ, trọng tải 214.862 tấn, của Công ty Exxon, Mỹ.  
Ngày 24- 3- 1989, trên đường chở 148 triệu thùng dầu thô đến Long Beach, bang  
ii  
 
California, tàu Exxon Valdez va chạm đá ngầm ở khu vực Prince William Sound,  
bang Alaska, làm tràn dầu ra ngoài, gây thảm họa môi trường được xem là một trong  
những thảm họa lớn nhất trong lịch sử. Biển Alaska bị ô nhiễm 18.000 km². Dầu  
loang làm ô nhiễm2.340 km bờ biển. Ngư trường khu vực Prince William Sound bị  
đóng cửa cho tới nay. Thiệt hại ước tính 15 tỉ USD.  
Chính vì tầm quan trọng đó nên tập thể tác giả chúng tôi Biên soạn nên cuốn  
giáo trình TRỰC CA” dành cho thủy thủ để phục vụ cho công tác dạy học trong  
nhà trường được tốt. Giáo trinh TRỤC CA áp dụng giảng dạy cho hệ Cao đẳng ngành  
Điều khiển tàu biển. Giáo trình này cũng là tài liệu cho các độc giả có chuyên ngành  
về Điều khiển tàu biển cùng các lĩnh vực có liên quan tham khảo.  
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp và sự cộng tác nhiệt tình  
của các đồng nghiệp trong Khoa Điều khiển tàu biển - Trường Cao đẳng Hàng hải I.  
Mặc đã hết sức cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các  
bạn đồng nghiệp bạn đọc đóng góp ý kiến để chúng tôi tiếp tục cập nhật hiệu  
chỉnh cho giáo trình “TRỰC CA” ngày thêm hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cám ơn.  
Hải Phòng, ngày.........tháng....... năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Võ Hồng Khánh  
2. Ths. Mai Thế Hải  
iii  
MỤC LỤC  
Trang  
iv  
 
v
vi  
DANH MỤC HÌNH  
Trang  
viii  
 
ix  
x
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TRỰC CA  
Mã môn học: MH.6840109.10  
1.Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học  
- Vị trí: Môn học cơ sở chuyên ngành được giảng dạy trong học kỳ I của năm học  
thứ nhất.  
- Tính chất: Đây là môn học chuyên ngành giúp cho người học hiểu vận dụng  
được, các quy định trực ca thủy thủ trên tàu biển.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học cung cấp cho người học các kiến thức  
về nhiệm vụ chức danh của thuyền viên làm việc trên tàu, công tác trực ca trên tàu  
biển để đảm bảo an toàn cho người, tàu, hàng hóa, an ninh và môi trường biển.  
2. Mục tiêu môn học:  
Học xong môn học này người học khả năng:  
- Trình bày được các quy định về chức danh, nhiệm vụ trực ca của thủy thủ sỹ  
quan boong trực ca trong các điều kiện khai thác tàu khác nhau;  
- Thực hiện được nhiệm vụ trực ca thủy thủ, sỹ quan theo đúng quy định và hoàn  
thành ca trực thủy than toàn;  
- Rèn luyện ý thức tự giác, mẫn cán, tuân thủ kỷ luật trong khi trực ca nhằm đảm  
bảo an toàn, an ninh và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.  
Nội dung môn học:  
Thời gian  
Số  
TT  
Tổng  
Lý  
Thực Kiểm  
tra  
Tên chương mục  
Số Thuyết hành  
1
Quy định về chức danh, nhiệm vụ theo  
chức danh trên tàu biển Việt Nam  
Tổ chức đảm bảo an toàn, chế độ sinh  
hoạt trên tàu biển Việt Nam  
Quy đinh về tiêu chuẩn chuyên môn,  
chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên  
định biên an toàn tối thiểu của tàu biển  
Việt Nam  
5
5
4
5
4
4
0
0
0
0
1
0
2
3
4
5
Đèn dấu hiệu của tàu thuyền  
Trực ca trên tàu biển Việt Nam  
Cộng  
10  
6
10  
5
0
0
0
0
1
2
30  
28  
1
 
Chương I. QUY ĐỊNH VỀ CHỨC DANH, NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH  
TRÊN TÀU BIỂN VIỆT NAM  
Chương: MH.6840109.10.01  
Giới thiệu:  
Công việc trên tàu biển cũng như một cơ quan đơn vị hoạt động trên bờ, là  
một tổ chức người làm việc theo chức danh được phân công nhiệm vụ củ thể, theo  
chuyên môn nghiệp vụ của từng cá nhân. Do đó các cá nhân làm việc trên tàu dưới  
sự phân công nhiệm vụ củ thể theo chức danh được bố trí và phối hợp cùng nhau để  
cho tàu được hoạt động liên tục và an toàn. Thuyền trưởng người chhuy cao nhất  
trên tàu, cũng người chịu trách nhiệm cao nhất trước chính quyền cảng, công ty  
chủ tàu và người thuê tàu. Do đó việc thuyền viên biết được nhiệm vụ, chức danh  
của mình trên tàu cũng kiến thức cơ bản của thuyền viên trước khi nhận nhiệm vụ  
làm việc trên tàu. Để hoàn thành công việc được tốt nhất trong suốt quá trình làm  
việc trên tàu.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được quy định về quốc kỳ, cờ lễ, nghi lễ, chức danh và nhiệm vụ theo  
chức danh trên tàu biển Việt Nam;  
- Thực hiện được việc treo, hạ cờ quốc kỳ, cờ lễ, nghi lễ theo đúng quy định thực  
hiện được nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam;  
- Rèn luyện tính chính xác, cẩn thận trong việc treo cờ, hạ cờ thực hiện nhiệm vụ  
của mình trong thực tiễn hàng hải.  
Nội dung:  
1. Phạm vi điều chỉnh đối tượng áp dụng  
1.1. Phạm vi điều chỉnh  
Thông này quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền  
viên và đăng thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.  
1.2. Đối tượng áp dụng  
Thông này áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam và  
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Đối với thuyền viên Việt Nam làm việc trên  
tàu biển nước ngoài chỉ áp dụng khi có những quy định cụ thtrong Thông này.  
2. Quốc kỳ, cờ lễ, nghi lễ trên tàu  
2.1. Quốc kỳ  
1. Thuyền viên có nghĩa vụ bảo vệ giữ gìn sự tôn nghiêm của Quốc kỳ.  
2
           
2. Quốc kỳ phải được treo đúng nơi quy định. Khi tàu hành trình hoặc khi neo đậu,  
Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột phía lái. Đối với tàu không có cột lái, Quốc kỳ được  
treo ở đỉnh cột chính. Hàng ngày, Quốc kỳ được kéo lên vào lúc mặt trời mọc hạ  
xuống lúc mặt trời lặn. Về mùa đông, những ngày có sương mù, Quốc kỳ được kéo  
lên vào thời điểm thể nhìn thấy được. Quốc kỳ được kéo lên sớm hơn hoặc hạ  
xuống muộn hơn thời gian quy định trong những trường hợp sau đây:  
a) Tàu vào, rời cảng;  
b) Gặp tàu quân sự hoặc tàu Việt Nam khi 2 tàu nhìn thấy nhau.  
3. Việc kéo và hạ Quốc kỳ do thủy thủ trực ca thực hiện theo lệnh của squan trực  
ca boong.  
4. Khi có Tổng thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước,  
Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng  
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu, ngoài Quốc kỳ treo  
ở đỉnh cột phía lái còn phải treo thêm một Quốc kỳ ở đỉnh cột chính và chỉ được  
phép hạ xuống khi các vị khách nói trên đã rời khỏi tàu.  
5. Trong những ngày lễ lớn hay những ngày có chỉ thị đặc biệt của Thủ tướng Chính  
phủ, Quốc kỳ phải được kéo lên theo nghi lễ chào cờ. Khi tàu hành trình trên biển  
và trong điều kiện thời tiết cho phép, ngoài Quốc kỳ treo ở đỉnh cột phía lái còn phải  
treo thêm Quốc kỳ ở đỉnh cột chính.  
6. Khi tàu neo, đậu ở cảng nước ngoài, Quốc kỳ Việt Nam phải được kéo lên trước  
hạ xuống sau Quốc kỳ của nước cảng mà tàu đang đậu.  
7. Khi hành trình trong lãnh hải hoặc vào, rời hay neo đậu trong vùng nước cảng  
biển nước ngoài, tàu phải treo Quốc kỳ nước đó ở cột chính của tàu.  
8. Quốc kỳ phải được treo ở trạng thái mở. Trong ngày quốc tang, Quốc kỳ phải  
được treo theo nghi thức tang lễ.  
2.2. Cờ lễ, nghi lễ trên tàu  
Việc trang hoàng cờ lễ khi tàu neo, đậu ở cảng phải theo nghi thức sau đây:  
1. Nghi thức vào ngày lễ lớn: treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến  
cột lái của tàu qua xà ngang các cột trước cột chính. Ở đỉnh cột trước, cột chính  
cột lái đều treo Quốc kỳ, cột mũi treo cờ hiệu chủ tàu. Nếu tàu đang bốc dỡ hàng  
hoá thì phải trang trí sao cho không bị ảnh hưởng đến công việc bốc dỡ hàng hoá  
của tàu;  
2. Nghi thức vào ngày lễ khác: treo một dây cờ hiệu hàng hải quốc tế từ cột mũi đến  
cột chính, một dây thứ hai từ cột chính đến cột lái. Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột  
trước, cột chính và cột lái;  
3
 
3. Việc dùng cờ hiệu hàng hải quốc tế để trang hoàng phải chọn cờ có kích thước,  
màu sắc phù hợp để dây cờ đẹp, trang nghiêm;  
4. Không được sử dụng Quốc kỳ Việt Nam và Quốc kỳ nước ngoài, quân kỳ, cờ  
chức vụ cờ chữ thập đỏ để trang hoàng trong dây cờ lễ.  
3. Chức danh, nhiệm vụ theo chức danh trên tàu biển Việt Nam  
3.1. Chức danh trên tàu biển Việt Nam  
Trên tàu biển Việt hiện nay được biên chế bao gồm các chức danh sau: Thuyền  
trưởng, đại phó, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), máy trưởng, máy hai, sỹ quan máy  
(máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ  
thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ  
phó, thủy thủ trực ca, thợ máy chính, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện, nhân viên  
thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, phục vụ viên, bếp trưởng,  
cấp dưỡng, tổ trưởng phục vụ hành khách, nhân viên phục vụ hành khách, tổ trưởng  
phục vụ bàn, nhân viên phục vụ bàn, quản lý kho hành lý, thợ giặt là, kế toán, thủ  
quỹ, nhân viên bán hàng, nhân viên bán vé, trật tự viên, thợ máy lạnh thợ bơm.  
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các  
chức danh phù hợp với định biên của tàu.  
Đối với các chức danh không được quy định cụ thể như trên thì chủ tàu căn  
cứ vào điều kiện kỹ thuật mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh đó.  
3.2. Nhiệm vụ của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam  
3.2.1. Nhiệm vụ của thủy thủ trưởng  
Thủy thủ trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của đại phó. Thủy thủ  
trưởng nhiệm vụ sau đây:  
1. Phân công điều hành công việc của thuỷ thủ;  
2. Kiểm tra và theo dõi việc bảo quản vỏ tàu, các loại dây, trang thiết bị của các hệ  
thống neo, cần cẩu, phương tiện cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng tàu, các kho để vật tư  
dụng cụ vật tư kỹ thuật, các tài sản khác của tàu do bộ phận boong quản lý;  
3. Kiểm tra trật tự, vệ sinh trên boong; hướng dẫn thuỷ thủ thực hiện đúng yêu cầu  
quy định về an toàn lao động trên tàu, đặc biệt chú ý khi thực hiện các công việc trên  
cao, ngoài mạn tàu, trong hầm hàng, hầm nước dằn, các két và khi tàu ra, vào cảng;  
4. Lập và trình đại phó kế hoạch làm việc hàng ngày của bộ phận boong và tổ chức  
thực hiện hiệu quả các công việc đó;  
5. Theo dõi và kiểm tra hệ thống đường ống trên boong, lỗ đo nước la canh hầm  
hàng, lỗ ống lỉn và các hệ thống van nước;  
6. Lập và trình đại phó bản dự trù vật tư kỹ thuật cho bộ phận boong và tổ chức quản  
lý, sử dụng hợp lý các vật tư được cấp;  
4
       
7. Lập và trình đại phó kế hoạch sửa chữa, bảo quản máy tời, cần cẩu, ròng rọc, pa  
lăng, ma ní, dây làm hàng, dây buộc tàu và các trang thiết bị khác trên boong;  
8. Quản lý và sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật đối với máy móc, thiết bị và các  
dụng cụ thuộc bộ phận mình quản lý;  
9. Trước khi tàu rời cảng, phải tổ chức chằng buộc chắc chắn các dụng cụ, thiết bị  
và hàng hoá chở trên boong, đóng hầm hàng, cửa kín nước, phủ bạt đậy hầm hàng,  
đóng nêm và xiết chặt tăng đơ theo đúng quy định;  
10. Thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các phương tiện cứu sinh, cứu  
hoả, cứu thủng tàu và các trang thiết bị khác;  
11. Khi tàu hành trình gặp thời tiết xấu phải kiểm tra hàng hoá, vật tư trên boong và  
trong kho, xuồng cứu sinh, các cửa kín nước, nếu thấy cần thiết phải tiến hành  
chằng buộc gia cố lại;  
12. Khi xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng, phải chuẩn bị thiết bị cẩu trực tiếp  
điều khiển công việc cẩu hàng dưới sự giám sát của đại phó hoặc sỹ quan boong trực  
ca;  
13. Khi tàu cập hoặc rời cầu hay đến gần khu vực neo đậu hoặc qua các khu vực  
nguy hiểm, thuỷ thủ trưởng phải mặt ở phía mũi tàu để thực hiện nhiệm vụ;  
14. Đảm nhiệm nhiệm vụ của thủy thủ phó khi trên tàu không bố trí chức danh thủy  
thủ phó;  
15. Trường hợp cần thiết, đảm nhiệm trực ca hoặc đốc ca theo sự phân công của đại  
phó.  
3.2.2. Nhiệm vụ của thủy thủ phó  
Thuỷ thủ phó chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuỷ thủ trưởng. Thuỷ  
thủ phó có nhiệm vụ sau đây:  
a. Quản lý các kho, bảo quản bạt đậy hầm hàng, các áo bạt che các máy móc, thiết  
bị trên boong, các dụng cụ và tài sản khác thuộc bộ phận boong; tiếp nhận, bảo quản,  
cấp phát và thu hồi vật tư;  
2. Bảo quản các dụng cụ thiết bị cứu hoả, trừ trang bị cứu hoả ở buồng máy;  
3. Phụ trách dây, pha chế sơn, điều khiển các máy móc trên boong như máy tời,  
cần cẩu và theo dõi hệ thống đèn pha, đèn cột, đèn hành trình;  
4. Thực hiện công việc mộc, làm thang dây điều khiển xuồng cứu sinh;  
5. Trực tiếp nhận nước ngọt, kiểm tra và đo nước ngọt, nước dằn, nước la canh  
hầm hàng và ghi chép số liệu theo dõi hàng ngày;  
6. Khi tàu ra, vào cảng, thuỷ thủ phó phải mặt ở phía lái tàu để thực hiện nhiệm  
vụ;  
5
 
7. Khi cần thiết, thuỷ thủ phó tham gia trực ca và đốc ca theo sự phân công của đại  
phó.  
3.2.3. Nhiệm vụ của thủy thủ  
Thủy thủ chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thủy thủ trưởng. Thủy thủ  
nhiệm vụ sau đây:  
1. Thực hiện nhiệm vụ trực ca, chấp hành mệnh lệnh của sỹ quan boong trực ca;  
2. Bảo quản, bảo dưỡng vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị khác theo sự phân công  
của thủy thủ trưởng hoặc thủy thủ phó;  
3. Theo dõi việc xếp dỡ hàng hoá, kịp thời phát hiện những bao bì rách, bị ướt, xếp  
dỡ không đúng quy định và báo cáo sỹ quan boong trực ca biết để xlý. Nắm vững  
công việc khi tàu ra, vào cảng, đóng mở hầm hàng, làm dây, nâng và hạ cần cẩu, đo  
nước, bảo quản, đưa đón hoa tiêu lên và rời tàu, thông thạo thông tin tín hiệu bằng  
cờ đèn;  
4. Nắm vững cấu trúc, đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tàu, các nơi quy định đặt các  
thiết bị cứu hoả, cứu sinh, cứu thủng tàu, bảo quản sử dụng các trang thiết  
bị đó đúng quy định;  
5. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của tàu về chế độ làm việc, ăn ở, sinh hoạt, an  
ninh, trật tự vệ sinh trên tàu;  
6. Nếu thủy thủ được đào tạo huấn luyện về kỹ thuật lặn thì khi thực hiện công  
việc dưới nước theo sự phân công của đại phó hoặc thủy thủ trưởng phải đảm bảo  
an toàn và hoàn thành nhiệm vụ được giao;  
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do thủy thủ trưởng phân công.  
Ngoài ra thuyền viên làm việc trên tàu cũng cần biết thêm nhiệm vụ của các chức  
danh cao hơn, họ người trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ đạo mình hoặc cùng làm việc  
với mình trên tàu. Bao gồm các chức danh sau:  
3.2.4. Nhiệm vụ của Thuyền trưởng  
Thuyền trưởng người quyền chhuy cao nhất ở trên tàu. Thuyền trưởng  
nhiệm vụ sau đây:  
1. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi giao, nhận tàu:  
a) Việc bàn giao tàu phải được tiến hành trực tiếp giữa thuyền trưởng nhận tàu và  
thuyền trưởng giao tàu;  
b) Khi giao, nhận tàu phải bàn giao chi tiết về phần vỏ tàu, các máy móc, trang thiết  
bị, tài sản, toàn bộ các hồ sơ, tài liệu, tiền mặt phải lập bản thống từng hạng  
mục;  
c) Thuyền trưởng nhận tàu yêu cầu thuyền trưởng giao tàu cho biết về cấu trúc đặc  
biệt, tính năng kỹ thuật, khả năng khai thác và kế hoạch tiếp tục hoàn thành. Thuyền  
6
   
trưởng giao tàu yêu cầu các sỹ quan phụ trách từng bộ phận báo cáo bằng văn bản  
về tình hình mọi mặt của bộ phận mình và bản kê tài sản của tàu. Thuyền trưởng  
nhận tàu cùng với đại phó, máy trưởng và máy hai tiến hành kiểm tra, tìm hiểu tình  
trạng thực tế của tàu;  
d) Thời gian bắt đầu kết thúc việc bàn giao phải được ghi vào biên bản, hai bên  
cùng ký tên và phải ghi vào nhật ký hàng hải. Biên bản bàn giao tàu phải được lập  
thành 04 bản: 01 bản gửi cho chủ tàu, 01 bản lưu lại tàu và 02 bản cho bên giao và  
bên nhận;  
đ) Thuyền trưởng giao tàu phải họp toàn thể thuyền viên để giới thiệu thuyền trưởng  
nhận tàu và thông báo cụ thể thời gian chuyển giao quyền điều hành cho thuyền  
trưởng mới.  
2. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi đưa tàu vào khai thác hoặc ngừng khai thác:  
a) Thực hiện theo lệnh của chủ tàu để đưa tàu vào khai thác, ngừng khai thác hoặc  
sửa chữa hay giải bản;  
b) Trước mỗi chuyến đi, thuyền trưởng phải những biện pháp nhằm bảo đảm an  
toàn và an ninh cho người, tàu và hàng hoá trên tàu, kể cả vật tư kỹ thuật, nhiên liệu,  
nước ngọt, lương thực, thực phẩm của tàu;  
c) Phân công cụ thể cho đại phó và máy trưởng tiến hành chuẩn bị mọi mặt để tàu  
khởi hành an toàn đúng giờ quy định;  
d) Kiểm tra việc chuẩn bị hải đồ, các tài liệu hàng hải khác liên quan đến toàn bộ  
chuyến đi của tàu;  
đ) Nắm vững tình hình diễn biến thời tiết trong khu vực tàu sẽ đi qua, lập kế hoạch  
chuyến đi vạch hướng đi trên hải đồ có tính toán đầy đủ ảnh hưởng của các điều  
kiện địa lý, khí tượng - thuỷ văn hàng hải và các yếu tố khác;  
e) Kiểm tra việc xếp dỡ hàng hóa theo sơ đồ hàng hóa bảo đảm số lượng chất  
lượng của hàng hóa. Đặc biệt, chú ý xếp dỡ vận chuyển hàng rời, hàng nguy hiểm  
trên tàu; tận dụng dung tích và trọng tải của tàu nhưng phải đảm bảo tính ổn định và  
an toàn của tàu;  
g) Ít nhất 02 giờ trước khi tàu rời cảng phải biết được tình hình công việc chuẩn bị  
của tàu, kiểm tra sự mặt của thuyền viên và những người khác còn trên tàu;  
h) Trường hợp thuyền viên của tàu vắng mặt, để bảo đảm cho tàu xuất phát đúng  
giờ, thuyền trưởng phải kịp thời thông báo cho giám đốc cảng vụ, chủ tàu nếu tàu  
đậu ở các cảng trong nước hoặc thông báo cho đại lý, quan đại diện ngoại giao  
thẩm quyền của Việt Nam nếu tàu đậu ở cảng nước ngoài biết họ tên, chức danh  
thời gian đi bờ của thuyền viên đó. Đồng thời, phải áp dụng mọi biện pháp để  
7
thuyền viên này kịp trở về tàu hoặc đón tàu ở cảng sắp đến, nếu sự vắng mặt của  
thuyền viên đó không ảnh hưởng đến an toàn của tàu;  
i) Thường xuyên duy trì công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và  
phòng ngừa ô nhiễm môi trường.  
3. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi tàu hành trình:  
a) Thuyền trưởng phải đảm bảo đủ đúng về số lượng thuyền viên và hành khách  
đã khai báo trong danh sách thuyền viên và hành khách;  
b) Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chuyến đi đã lập; thường xuyên kiểm tra chế độ  
trực ca buồng lái, bảo đảm tàu đi theo tuyến đường đã lập trong kế hoạch chuyến đi  
và ban hành các mệnh lệnh cho sỹ quan trực ca khi cần thiết;  
c) Ngoài thuyền trưởng không ai có quyền thay đổi hướng đi đã định. Trường hợp  
có nguy va chạm hoặc để tránh tình huống nguy hiểm bất ngờ hay có người rơi  
xuống nước thì sỹ quan trực ca boong có quyền thay đổi hướng đi của tàu nhưng sau  
đó phải báo ngay cho thuyền trưởng;  
d) Khẩn trương mặt ở buồng lái khi sỹ quan trực ca boong đề nghị và có mặt  
thường xuyên ở buồng lái khi tàu hành trình trong luồng hẹp, eo biển, kênh đào, gần  
bờ, khi ra vào cảng, trong các khu vực nguy hiểm, khi thời tiết xấu, tầm nhìn xa bị  
hạn chế hoặc qua những khu vực mật độ phương tiện thủy cao. Trong các trường  
hợp nói trên, thuyền trưởng phải áp dụng các biện pháp thích hợp, chuẩn bị neo ở vị  
trí sẵn sàng thả neo và phải thông báo cho buồng máy biết để sẵn sàng thực hiện điều  
động khi cần thiết;  
đ) Khi gặp các tảng băng trôi, các chướng ngại vật và các nguy hiểm trực tiếp khác  
đối với tàu hoặc khi gặp bão nhiệt đới, gặp nhiệt độ không khí xuống dưới 0oC cùng  
với gió mạnh gây ra đóng băng trên thượng tầng kiến trúc của tàu hay khi gặp gió  
cấp 9 hoặc trên cấp 9 mà chưa nhận được tin báo bão thì thuyền trưởng phải áp dụng  
những biện pháp cần thiết để xử lý tình huống một cách thích hợp nhằm đảm bảo an  
toàn cho người, tàu và hàng hoá trên tàu; đồng thời, thông báo ngay những diễn biến  
nói trên với các tàu thuyền xung quanh, chủ tàu và quan có thẩm quyền đầu tiên  
mà tàu có thể liên lạc được;  
e) Trường hợp tàu đi vào vùng có băng do tàu phá băng dẫn đường, thuyền trưởng  
phải chấp hành sự hướng dẫn của thuyền trưởng tàu phá băng kịp thời có các  
khuyến nghị với tàu phá băng để bảo đảm an toàn hành trình cho tàu của mình;  
g) Hàng ngày phải kiểm tra và ký xác nhận nội dung các loại nhật ký theo quy định;  
h) Thường xuyên duy trì công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và  
phòng ngừa ô nhiễm môi trường.  
4. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có hoa tiêu dẫn tàu:  
8
a) Khi tàu hành trình vùng hoa tiêu bắt buộc thì phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo  
quy định. Tại những vùng hoa tiêu không bắt buộc, nếu thấy cần thiết thì thuyền  
trưởng vẫn quyền sử dụng hoa tiêu để bảo đảm an toàn;  
b) Bảo đảm an toàn trong việc đón trả hoa tiêu lên tàu và rời tàu, bố trí nơi nghỉ, ăn  
uống cho hoa tiêu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoa tiêu thực hiện nhiệm vụ;  
c) Trước khi hoa tiêu thực hiện nhiệm vụ, thuyền trưởng thông báo cho hoa tiêu biết  
về tính năng điều động, tình trạng máy móc, thiết bị của tàu và những thông tin cần  
thiết khác nhằm tạo điều kiện cho hoa tiêu có thể chủ động xử lý khi dẫn tàu;  
d) Phải mặt ở buồng lái để kịp thời xử lý các tình huống, tăng cường cảnh giới và  
chuẩn bị neo ở vị trí sẵn sàng thả neo. Trường hợp cần thiết phải vắng mặt ở buồng  
lái, thuyền trưởng phải giới thiệu cho hoa tiêu biết sỹ quan được mình uỷ quyền thay  
thế;  
đ) Việc sử dụng hoa tiêu dẫn tàu không miễn giảm nghĩa vụ điều khiển của thuyền  
trưởng. Thuyền trưởng phải biện pháp phòng ngừa xử kịp thời, chính xác  
mọi tình huống thể xảy ra nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tàu;  
e) Trường hợp hoa tiêu xử lý tình huống thiếu chính xác hoặc không hợp lý, thuyền  
trưởng phải kịp thời đình chỉ hành động đó của hoa tiêu và yêu cầu hoa tiêu phải có  
hành động phù hợp để bảo đảm an toàn hành trình của tàu. Trường hợp cần thiết,  
thuyền trưởng quyền yêu cầu thay thế hoa tiêu.  
5. Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có người rơi xuống nước:  
Trường hợp người rơi xuống nước, thuyền trưởng phải kịp thời áp dụng các biện  
pháp có hiệu quả để tìm cứu người bị nạn, đồng thời thông báo cho chủ tàu hoặc  
người quản lý tàu, người khai thác tàu, Đài thông tin duyên hải, Trung tâm tìm kiếm  
cứu nạn hàng hải, Cảng vụ hàng hải, các quan chức năng liên quan nơi gần nhất,  
thông báo cho các tàu thuyền khác đang hành trình gần khu vực đó tìm kiếm cứu  
nạn; chỉ được phép cho tàu rời khỏi khu vực người rơi xuống nước khi đã cố gắng  
tìm kiếm nhưng xét thấy không còn hy vọng trừ trường hợp gây nguy hiểm nghiêm  
trọng cho tàu biển những người khác trên tàu. Thời gian và các biện pháp đã tiến  
hành tìm cứu phải được ghi vào nhật ký hàng hải.  
6. Nhiệm vụ của thuyền trưởng trong tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ:  
a) Khi nhận được tín hiệu cấp cứu hoặc khi phát hiện có tàu bị nạn, thuyền trưởng  
nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu nạn, nếu việc cứu nạn không gây  
nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và thuyền viên của mình. Thời gian, vị trí tàu bị  
nạn và lý do đến hoặc không đến cứu nạn phải được ghi vào nhật ký hàng hải;  
b) Khi cứu hộ tàu bị nạn, thuyền trưởng phải áp dụng mọi biện pháp an toàn và có  
hiệu quả để cứu người. Việc cứu tàu, hàng hoá và tài sản khác chỉ được tiến hành  
9
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 108 trang yennguyen 26/03/2022 8220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Trực ca - Nghề: Điều khiển tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_truc_ca_nghe_dieu_khien_tau_bien.docx