Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hòa khí - Nghề: Công nghệ ô tô

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI  
TNG CỤC DY NGHỀ  
GIÁO TRÌNH  
đun: Bảo dưỡng sửa chữa hệ  
thống Nhiên liệu động cơ xăng dùng  
Chế hòa khí  
NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số:...)  
1
LỜI GII THIU  
Trong nhiều năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng chủng loại ô tô ở  
nước ta khá nhanh. Nhiều kết cấu hiện đại đã trang bị cho ô tô nhằm thỏa mãn  
càng nhiều nhu cầu của giao thông vận tải. Trong quá trình sử dụng, trạng thái  
kỹ thuật của hệ thống nhiên liệu động cơ dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn  
ti hư hỏng và gim độ tin cậy. Qúa trình thay đổi có thkéo dài theo thi  
gian (Km vận hành của ô tô) và phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như: chất  
lượng vật liu, công nghchế to và lp ghép, điu kiên và môi trường sử  
dụng...Làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời gian, cần  
phải được kiểm tra, chẩn đoán để bảo dưỡng sửa chữa kịp thời. Nhằm duy  
trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống nhiên liệu ở trạng thái làm việc với độ tin  
cậy và an toàn cao nhất.  
Để phục vụ cho học viên học nghề thợ sửa chữa ô tô những kiến thức  
cơ bản cả về thuyết thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống Nhiên liệu  
xăng xùng bộ chế hòa khí. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội  
dung giáo trình bao gm năm bài:  
Bài 1. Tháo lắp, nhn dng hthống nhiên liu động cơ xăng.  
Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng  
Bài 3. Sửa chữa bộ chế hòa khí  
Bài 4. Sửa chữa thùng chứa xăng đường ống dẫn  
Bài 5. Sửa chữa bơm xăng (cơ khí).  
Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình Tổng cục  
Dạy nghề, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống  
Nhiên liệu xăng xùng bộ chế hòa khí đến cách phân tích các hư hỏng, phương  
pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc thể hiểu một  
cách ddàng.  
Xin chân trọng cảm ơn Tổng cục Dạy nghề, khoa Động lực trường Cao  
đẳng nghề Cơ khí Nông nghiệp cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp  
đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này.  
Mặc đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong  
nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được  
hoàn thin hơn.  
Hà Ni, ngày…..tháng…. năm 2012  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Dương Mạnh Hà  
2
TUYÊN BBẢN QUYN:  
Tài liu này thuc loi sách giáo trình nên các ngun thông tin có thể  
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và  
tham kho.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mnh sbnghiêm cm.  
3
MỤC LC  
ĐỀ MỤC  
Lời gii thiệu  
Mục lc  
TRANG  
1
3
Bài 1. Tháo lắp, nhn dạng hthống nhiên liệu động cơ xăng.  
Bài 2. Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng  
Bài 3. Sửa chữa bộ chế hòa khí  
6
42  
54  
154  
159  
Bài 4. Sửa chữa thùng chứa xăng đường ống dẫn  
Bài 5. Sửa chữa bơm xăng (cơ khí).  
Tài liu tham khảo  
170  
4
BẢO DƯỠNG VÀ SA CHA HTHNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ  
XĂNG DÙNG BCHHÒA KHÍ  
Mã mô đun: MĐ 25  
I. Vị trí, ý nghĩa, vai trò môn học/mô đun:  
- Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ đun sau: MH 07, MH 08,  
MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14, MH 15, MH 16, 18, MĐ  
19, 20, 21, 22, 23, 24.  
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề.  
II. Mục tiêu của môn học/mô đun:  
+ Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ chung của hệ thống nhiên liệu động cơ  
xăng  
+ Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc các bộ phận của hệ thống  
nhiên liu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí  
+ Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng trong hệ thống nhiên  
liu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí  
+ Trình bày được phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng, sa cha nhng sai hỏng của  
các bộ phận hệ thống nhiên liu động cơ xăng dùng bchế hòa khí  
+ Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình,  
quy phạm và đúng các tiêu chun kỹ thuật trong sa chữa dùng bộ chế hòa khí  
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa đảm bảo  
chính xác và an toàn  
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô  
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.  
III. Nội dung chính của môn học /mô đun:  
BÀI 1: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU  
ĐỘNG CƠ XĂNG DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ  
Tháo lp, nhn dạng hthng nhiên liu động cơ  
xăng (dùng bchế hòa khí)  
Mc tiêu:  
Mã bài: 25 - 01  
- Trình bày được nhim v, yêu cầu, phân loi, cấu to, nguyên lý làm việc của hệ  
thống nhiên liệu động cơ (dùng bchế hòa khí)  
- Tháo lắp được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm,  
đúng yêu cầu kỹ thuật  
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô  
- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.  
Ni dung chính:  
1.1 NHIỆM VỤ YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU Ô TÔ  
1.1.1 Nhim vụ  
5
Hệ thống cung cấp của động cơ xăng nhiệm vụ tạo thành hỗn hợp giữa  
hơi xăng và không khí với tỉ lệ thích hợp đưa vào trong xy lanh của động cơ và  
thải sản phẩm đã cháy ra ngoài, đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời, đều đặn hỗn hợp  
cho động cơ làm việc tt các chế độ ti trng.  
Thành phần của hỗn hợp cung cấp vào động cơ ngoài đảm bảo sự làm việc  
tối ưu của động cơ về công suất và tieu thụ nhiên liệu còn phải đảm bảo khí thải  
có thành phần độc hại thấp nhất.  
1.1.2 Yêu cu  
- Đảm bo công sut động cơ.  
- Tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình động cơ hot động.  
- Hn chế ô nhim môi trường và tiếng ồn khi động cơ hoạt động.  
1.1.3 Phân loi  
Dựa trên nguyên tắc định lượng xăng cấp vào động cơ, người ta chia hệ  
thng cung cp nhiên liu động cơ xăng trên ô tô được chia thành hai loại:  
- Hthống nhiên liu động cơ xăng dùng bchế hoà khí.  
- Hthng nhiên liệu động cơ xăng dùng vòi phun xăng.  
Các ô tô hiện đại thường dùng hệ thống nhiên liệu phun xăng hệ thống  
này dễ điều chỉnh chính xác lượng xăng cấp vào động cơ, còn các xe đời cũ, các  
động cơ cỡ nhỏ và xe máy thường dùng bộ chế hòa khí vì kết cấu của đơn giản  
và rtin.  
1.2 Sơ đồ cấu tạo hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng  
dùng bộ chế hoà khí  
1.2.1 Sơ đồ  
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng  
1. Thùng xăng; 2. Ống dẫn xăng ; 3. Bầu lọc; 4. Bơm xăng; 5. Gíclơ chính; 6. Van kim  
ba cạnh; 7. Phao; 8. Bầu phao; 9. Ống thông hơi; 10. Bầu lọc khí; 11. Bướm gió; 12.  
Họng khuyếch tán; 13. Vòi phun; 14. Bướm ga; 15. ng hút; 16. ng x; 17. ng giảm  
âm  
6
Hthng bao gồm:  
- Phần cung cấp nhiên liệu: Thùng xăng 1, bình lọc 3, bơm xăng 4 và các  
ống dẫn.  
- Phần cung cấp không khí: Bình lọc không khí 10, ống hút 15, ống xả 16,  
ng giảm âm 17.  
- Bphn to hn hp: Bchế hoà khí .  
1.2.2 Nguyên lý hot động  
Khi động cơ làm việc bơm xăng hút xăng từ thùng qua bình lọc rồi đẩy lên  
buồng phao của bộ chế hoà khí. Không khí được hút vào bình lọc không khí và  
được đưa vào bộ chế hoà khí trộn với xăng thành hỗn hợp cháy qua ống hút vào  
trong xi lanh. Khí đã cháy được xả ra ngoài qua ng xống giảm âm.  
Hình 1.2. Hthống nhiên liu động cơ  
1. Bơm xăng; 2. Bầu lọc tinh; 3. Bộ CHK; 4. Thùng xăng; 5. Thông áp thùng  
xăng; 6. Khoa thùng xăng; 7. Cổ đổ xăng; 8. Bầu lọc thô; 9. ống hút xăng; 10. Lọc  
xăng.  
1.3 Nhiệm vụ cấu tạo các bộ phận của hệ thống  
1.3.1 Thùng nhiên liệu  
1.3.1.1 Nhiệm vụ, yêu cầu  
a. Nhiệm vụ  
Thùng nhiên liệu nhiệm vụ chứa nhiên liệu để cung cấp cho động cơ  
hoạt động.  
7
Hình 1.3. Thùng nhiên liệu  
1. Cảm biến mức nhiên liệu; 2. Nắp đậy cổ đổ nhiên liệu; 3. Khoá thùng  
nhiên liệu; 4. Đầu lọc; 5. Ốc xả; 6. Ống lọc; 7. Vách ngăn.  
b. Yêu cầu  
Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, lắp đặt dể dàng.  
Thùng nhiên liệu phi có kết cấu chắc chắn, dbố bố trí và tutheo  
điu kiện hot động có dung tích phù hợp vi tng loi ô tô cụ th(Thông  
thường: Ô tô vận tải là 300 km; ô tô du lịch là 500 km ).  
1.3.1.2 Cấu tạo (Hình 1.3)  
Tuỳ từng loi ô tô, có thể dùng mt hoặc hai thùng nhiên liệu. Thùng  
nhiên liệu dạng hình hộp chữ nhật, có các gân gờ tăng cứng, gồm hai nửa dập  
bằng thép dy t(0,8 - 1,5) mm hàn li vi nhau. Mt trong được phủ lớp  
kẽm hoặc sơn để chống ôxy hoá, có các vách ngăn để dập dao động sóng của  
nhiên liệu khi ô tô hoạt động trên đường. Miệng để đổ nhiên nhiên liệu trong  
lưới lọc được đậy kín bằng nắp, nắp lắp với cổ đổ nhiên liệu bằng khớp  
bản lề và có lẫy cài, tai khđể đóng chặt nắp, nắp bố trí van thuận và van  
nghch để thông áp cho thùng nhiên liu (Cấu tạo hoạt động được mô tả  
trong hình 1.4).  
1. Lycài;2. ĐmlàmHìnhkín;1.4.3. CNmpvanthùngthôngnhiênáp; 4.liTaiu khoá; 5. Chtbn l;  
6. Đế van thuận; 7. Đế van nghịch; 8. Lò xo van thuận; 9. Tán van nghịch; 10. Lò xo  
van nghch.  
8
Đầu ống dn nhiên liệu đặt trong thùng có bphn lc, bên ngoài có  
khoá. Bộ phận cảm biến mức nhiên liệu có phao đặt trong thùng, dây dẫn đấu  
với nguồn điện đồng hồ báo mức nhiên liệu trong thùng.  
1.3.2 ng dẫn xăng  
Thường làm bằng đồng đỏ, đồng thau hoặc thép có lớp mạ, đôi khi còn  
dùng thép hai lớp. Đường kính trong của ống dẫn xăng phụ thuộc vào công suất  
của động cơ bằng (6 ÷ 8) mm. Những đoạn ống bị cọ xát với chi tiết khác  
phải quấn sợi vải bảo vệ. Khi đọng cơ lắp trên hẹ thống treo mềm thì ống nối từ  
thùng xăng dưới khung xe tới động cơ phải dùng ng mềm. Động cơ xe máy tất  
cả các ống dẫn xăng đều là các ống cao su chịu xăng (đường kính 6,5 mm), tiện  
lợi nhưng độ bền kém.  
1.3.3 Bu lc  
1.3.3.1 Bầu lc xăng  
a. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại  
- Nhiệm vụ:  
Lc sạch nước tạp cht ln trong xăng trước khi đưa vào bCHK,  
hoặc ống chia (Hệ thống phun xăng) của hệ thống nhiên liệu.  
- Yêu cu.  
Lc sạch tp cht cơ học, nước ln trong nhiên liu và đẩm bo lưu  
thông của nhiên liệu trong hệ thống  
- Phân loi:  
Căn cvào mc độ lọc sch ca bầu lc, bầu lc xăng được chia làm  
hai loại: Bầu lọc thô và bầu lọc tinh.  
+ Bầu lọc thô.  
Bầu lc thô là cp lc sơ b, để lọc sạch các tạp cht cơ học có kích  
thước ln và nước lẫn trong xăng trước khi vào bơm. vậy bu lọc thô  
được bố trí trước bơm xăng.  
+ Bầu lọc tinh:  
Bầu lc tinh là cấp lọc tinh, lc được các tp cht có kích thước nhỏ  
hơn cấp lọc thô, nên phần tử lọc của bầu lọc tinh có khe hở nhỏ, lực cản lớn.  
vậy bầu lọc tinh được bố trí phía sau bơm xăng.  
Hầu hết bầu lọc có lõi lọc, cốc hứng cặn nắp, lõi lọc thể lưới  
đan dày, lõi gốm tổ ong, hoặc cụm lọc. Cụm lọc gồm những tấm kim loại dát  
mỏng dập các mấu cao 0,05m. Nhiên liệu thể đi qua các tấm đó, các cặn  
bẩn được giữ lại rơi xuống đáy cốc.  
Hiện nay có nhiều loại bầu lọc được thay định kỳ sau skm quy định.  
b. Cấu tạo, nguyên lý làm việc  
* Cấu tạo của bầu lọc thô:(Hình 1.5)  
9
Hình 1.5. Bu lc nhiên liệu  
1. Lỗ ra; 2. Vỏ; 3. Lỗ vào; 4. Cốc; 5. Nút xả cặn;  
6. Tấm lọc; 7. Lõi lọc; 8. Lò xo; 9. Nhiên liệu; 10. Quai bắt.  
* Nguyên lý làm việc của bầu lọc thô:  
Xăng từ thùng chứa được hút vào khu vực ngoài của phần tử lọc thông  
qua đường chứa xăng vào. ở đây các tạp chất cơ học có kích thước lớn sẽ lắng  
đọng xuống đáy của cốc lắng cặn còn các tạp chất cơ học có kích thước nhỏ  
hơn nhưng vượt quá 0,05mm thì bị giữ lại ở bên ngoài phần tử lọc hoặc giữa  
các tấm lọc. Xăng đã được lọc sẽ được đi qua các lỗ lọc trên phần tử lọc và  
tấm đỡ đi ra ngoài lỗ xăng ra. Để cặn xuống dưới đáy phễu người ta sử dụng  
Bulông và lỗ khoan ngang phía dưới trụ đỡ của phần tử lọc.  
* Cấu tạo của bầu lọc tinh:(Hình 1.6 )  
Hình 1.6. Bầu lc tinh  
1. Vỏ; 2. Đường vào; 3. Tấm ngăn; 4. Bộ phận lọc; 5. Cốc tháo;  
6. Lò xo; 7. Vít; 8. Đường ra; a. Dạng lưới lọc; b. Dạng gốm.  
Bầu lọc tinh gồm các chi tiết: Vỏ bầu lọc, ống lắng cặn, lõi lọc, lò xo và  
bầu lọc tinh được bắt chặt bằng êcu. Lõi lọc được làm bằng gốm hay lưới mịn  
cuộn thành ống. Phía dưới được làm hình côn đáy để chứa cặn bẩn và có nút  
10  
xả cặn bẩn.  
* Nguyên lý làm việc của bầu lọc tinh:  
Khi xăng được bơm vào bu lc vi mt áp sut nhất định, xăng sẽ  
thm thấu qua các phn tlõi lc để đi vào phía trong lõi lọc và vào đường  
ống xăng ra, tại đó các phần tử chất bẩn sẽ được giữ lại phía ngoài lõi lọc (lọc  
được các tạp chất rất nhỏ). Do kết cấu của lõi lọc mịn nên các tạp chất được  
giữ lại ở cốc lọc và lõi lọc.  
* Bầu lọc toàn phần:  
Hiện nay trên ô tô thay chỉ sử dụng hai loại bầu lọc thô và tinh người  
ta sử dụng bầu lọc toàn phần chỉ do một bầu lọc đảm nhận. Loại bầu lọc này  
cũng ging như bầu lọc tinh, chkhác ở bu lc này lõi lc được làm bng  
giy, phía dưới đáy ca lõi lc có mt cốc để cha cặn bẩn và nước. Khi  
nhiên liệu đi qua bầu lọc hầu hết tất cả các tạp chất cơ học nước được giữ  
lại đảm bảo cho nhiên liệu vào chế hoà khí được lọc sạch.  
1.3.3.2 Bầu lc không khí  
Bụi bẩn cùng không khí vào động cơ do không được lọc sạch sẽ gây ra  
các tác hại: Làm cho các bề mặt ma sát bị mài mòn nhanh chóng, hoặc thể  
gây cn trvà tắc các gích lơ ở bCHK. Để tránh nhng tác hi trên thì  
không khí trưc khi vào bộ CHK được lọc sạch bằng bầu lọc không khí.  
a. Nhiệm vụ, phân loại  
- Nhiệm vụ:  
Bầu lọc không khí có công dụng: Lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí  
trước khi đưa vào bộ CHK.  
- Phân loại:  
Gồm có: bầu lọc khô, và bầu lọc ướt.  
b. Cấu tạo  
* Cấu tạo của bầu lọc khô:( Hình1.7)  
Lõi lc khô có hai lần lc. Lớp bên ngoài ca lõi lc làm bng sơ si  
tổng hợp, lớp bên trong có bìa cạt tông xếp lượn sóng. Khi động cơ hoạt động  
không khí qua khe hgia nắp và thân sau đó đi qua lõi lọc không khí đổi  
hướng vào ống trung tâm vào họng của bộ chế hoà khí, bụi bẩn được lọc sạch.  
11  
Hình 1.7. Cấu tạo bầu lọc khô  
1.Không khí chưa lọc; 2. Không khí đã lọc; 3. Lõi lọc;  
* Cấu tạo của bầu lọc ướt:( hình1.8)  
Gồm thân (vỏ), lõi lọc lắp chặt trong nắp lõi lọc được làm bắng sợi thép  
hoặc sợi nilon rối đường kính sợi nhỏ khoảng (0,2 0,3)mm, đáy bình lọc có  
chứa dầu nhờn.  
Hình 1.8. Cấu tạo bầu lọc ướt  
1. Không khí chưa lọc; 2. Lõi lọc; 3. Dầu nhờn; 4. không khí đã lọc;  
Khi động cơ hot động luồng không khí đi ttrên xuống theo khe hở  
giữa thân 1 và lõi lọc 2 tới đáy, gặp mặt thoáng của dầu, luồng không khí đổi  
hướng 1800 lướt qua mặt dầu để vòng lên. Do quán tính các bụi lớn dính vào  
mặt dầu rồi lắng xuống đáy, còn không khí sạch tiếp tục đi lên qua lõi lọc.  
12  
Những bi nhnhẹ được lc sạch đi vào đường ống np np vào xy  
lanh động cơ.  
1.3.4 Ống nạp, ống xả  
1.3.4.1 Nhim vu, yêu cầu  
a. Nhim vụ  
Ống nạp nhiệm vụ dẫn khí hỗn hợp từ bộ chế hoà khí vào các xy lanh  
động .  
Ống xả nhiệm vụ dẫn khí xả từ động cơ ra ngoài không khí  
Bình tiêu âm của ống xả nhiệm vụ giảm áp suất khí xả để giảm bớt  
tiếng ồn của khí xả trước xả ra ngoài không khí  
b. Yêu cầu  
Yêu cầu đối với ống nạp phân phối hỗn hợp đến các xy lanh đồng đều,  
giảm sức cản đối với dòng khí hỗn hợp.  
Yêu cầu đối với ống xả giảm sức cản đối với dòng khí xả để thải sạch  
cháy ra ngoài.  
Yêu cầu kỹ thuật của bình tiêu âm không tạo ra áp suất ngược trong hệ  
thống xả khí làm giảm công suất và nóng máy, khí thải dễ thoát và giảm âm êm  
nh.  
1.3.4.2 Cấu tạo ống nạp ống xả  
a. Cấu tạo ống nạp (Hình 1.9)  
Ống nạp thể được đúc liền thành một khối hoặc đúc rời bằng gang bắt  
chặt với thân máy. Nhánh chính của ống hút thông với đường hỗn hợp của chế  
hoà khí.  
Trên động cơ xăng dùng bộ chế hoà khí thì ống nạp được sấy nóng bằng  
nhiệt của nước nóng trong hệ thống làm mát bằng nước hoặc sấy nóng bằng khí  
xả để xăng bốc hơi nhanh ngay trên đường nạp.  
b. Cấu tạo ống xả (Hình 1.9)  
Hình 1.9. Ống xả - Ống hút  
1. Van sấy; 2. Mũ ốc; 3. Tấm đệm;  
4. Nhánh chính của ống hút; 5. Nhánh chính của ống xả.  
13  
Ống xả thể được đúc liền thành một khối hoặc đúc rời bằng gang bắt  
chặt với thân máy. Nhánh chính của ống xả thông với đường giảm âm.  
Ống xả thường có hình dạng khúc khuỷu bao quanh ống hút hoặc làm sát  
nhau để nhiệt lượng của khí xả thể sấy nóng ống hút làm cho hỗn hợp khí  
được sấy nóng phần nào đó trước khi đưa vào xy lanh để cho hoà khí tốt hơn.  
c. Nhiệm vụ, yêu cầu, cấu tạo bình tiêu âm (Hình 1.10)  
- Nhiệm vụ: giảm áp suất khí xả để giảm bớt tiếng ồn của khí xả trước khi  
xra ngoài không khí.  
-YêucukHìnhthu1.10.tcaĐườbìnhngtiêungâmxvàlà:bìnhkhôngtiêutoâmraképáp suấtngưctrong  
hệ thống xả khí làm giảm công suất và nóng máy, khí thải dễ thoát và giảm âm  
êm nh.  
Bình tiêu âm được đặt ở đầu ngoài của ống xả để giảm áp suất của khí xả  
(Hình1.10).  
Hình 1.12. Cấu tạo bên trong bình tiêu  
14  
Cho thấy kết cấu bên trong của bình tiêu âm. Bình tiêu âm có thể một  
ống trụ hoặc một ống dẹt ngăn vài vài vách ngang bên trong có một ống có  
nhiều lỗ ngang nối với đầu ống xả. Khí thải đi vào bình tiêu âm sẽ giãn nở ở  
trong bình, sau đó đi qua các lỗ nhỏ đi qua nhiêu ngăn trước khi thoát ra ngoài  
làm cho tốc độ của dòng khí thải giảm dần vậy giảm bớt được âm thanh của  
dòng khí thi.  
1.3.5 Bộ phận xung gió, thu hồi xăng  
1.3.5.1 Nhim vụ  
Nhiệm vụ của bộ xung gió:  
- Thông gió các te (bxung thêm gió), tránh không cho khí cháy làm  
hngdầu bôi trơn.  
- Làm giảm khí độc hại thải ra ngoài môi trường.  
- Thu hồi một phần xăng hoà khí lọt xuống các te, tiếp tục đưa vào buồng  
cháy.  
Nhiệm vụ của hệ thống thu hồi xăng trong khi xả:  
- Làm giảm khí độc hại thải ra ngoài môi trường.  
- Thu hồi lượng xăng còn lại trong khí xả.  
- Tăng nhanh nhiệt độ động cơ khi khởi động trời lạnh.  
1.3.5.2 Yêu cầu  
- Bộ phận xung gió, thu hồi xăng tiết kiệm nhiên liệu, giảm được khí  
độc hại xả ra môi trường.  
- Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dưỡng dễ dàng, ít hư hỏng.  
1.3.5.3 Cu to  
Khi động cơ hoạt động ở tốc độ thấp (bướm gió mở nhỏ), sức hút của  
động cơ ở kỳ nạp thấp (áp suất nhỏ). Khí cháy và hoà khí lọt xuống các te qua  
xéc măng, xy lanh cùng với gió qua nắp máy xuống các te (qua đũa đẩy) làm mở  
van một chiều PVC và cung cấp đến ống nạp vào xy lanh tiếp tục đốt cháy.  
Khi động cơ hoạt động ở tốc độ trung bình, độ chênh lệch áp suất qua van  
PVC nhỏ nên van chỉ mở một nửa để thông cho lượng khí cháy và gió các te  
vào xi lanh.  
Khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao (bướm ga mở lớn) hoặc tắt máy, độ  
chêch lệch áp suất qua van không còn, làm van đóng lại nhờ lò xo, ngăn không  
cho khí cháy và gió thông vào xi lanhhoặc sự hồi lửa từ ống nạp vào các te (nếu  
hở su páp nạp). lúc này khí cháy trong các te thông với nắp máy vào lại ống xả  
và xi lanh.  
1.3.6 Bơm xăng  
1.3.6.1 Bơm xăng khí  
a. Nhiệm vụ, yêu cầu bơm xăng cơ khí  
15  
* Nhiệm vụ  
- Vận chuyển xăng từ thùng qua bộ phận lọc tới buồng phao của bộ chế  
hoà khí.  
- Tự động điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liêu tới bộ chế hoà khí.  
* Yêu cầu  
- Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, bảo dưỡng sửa chữa thay thế dễ dàng.  
- Năng suất bơm cao  
b. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động  
* Cấu tạo bơm xăng  
Cấu tạo của bơm gồm: Phần trên và phần dưới lắp vào với nhau bằng bu  
lông. Giữa phần trên và phần dưới có màng bơm bộ phận làm việc chính của  
m.  
- Màng m là màng đàn hi bng vi cao su.  
- Phần dưới m (vỏ bơm) có các chi tiết truyn động cho màng là cần đẩy,  
lò xo bơm, cần bơm, đầu cn được bắt chặt vào gia màng bơm, đầu còn li có gờ  
lọt vào rãnh của một đầu cần bơm, cần bơm xoay quanh một trục nhỏ bắt ở vỏ  
bơm, mt đầu cn m có đế, nhlò xo hồi vị để tiếp xúc vi bánh lệch tâm.  
1. Van xăng vào.  
2. Màng bơm.  
3. Nắp bơm.  
4. Đĩa màng.  
5. Cn m tay.  
6. Lò xo hồi.  
7. Cần bơm.  
8. Trc m.  
9. Đòn dẫn hướng.  
10. Lò xo.  
11. Van xăng ra.  
12. Đệm cao su.  
13. Cần đẩy.  
14. Lò xo màng bơm.  
15. Thân bơm.  
16. Lưới lọc.  
Hình 1.13. Bơm xăng cơ khí kiu màng  
17. Lò xo.  
- Phía dưới màng có lò xo bơm, thân có mặt bích để bắt bơm vào động cơ,  
có cn bơm tay dùng khi bơm bng tay.  
- Phần trên bơm gồm có thân bơm nắp bơm, van nạp và van đẩy, phần  
trên tạo thành hai ngăn, ngăn hút và ngăn đẩy, ngăn hút có van hút còn ngăn đẩy  
16  
có van đẩy, hai van có cấu tạo giống nhau. Cấu tạo van gồm thân van hình tấm  
tròn, trục van và lò xo van, trục van ép chặt với lỗ thân bơm, lò xo ép chặt thân  
van đóng kín các lthoát nhiên liệu.  
Phần nắp đường nhiên liệu vào và đường nhiên liệu ra.  
* Nguyên lý hoạt động  
- Khi phần cao của vòng tròn lệch tâm tác động vào cần bơm làm cho  
màng bơm đi xuống, thể tích phía trên của màng bơm tăng, áp suất giảm, van hút  
mở, van đẩy đóng, xăng được hút vào bơm.  
- Khi phần cao của vòng tròn lệch tâm không tác động vào cần bơm, lò xo  
đẩy màng bơm đi lên làm cho thể tích phía trên màng bơm giảm, áp suất tăng,  
van hút đóng, van đẩy mở, xăng được đẩy lên buồng phao của bộ chế hoà khí.  
- Khi xăng trong buồng phao đầy áp suất trên màng bơm tăng lên thắng  
sức căng lò xo bơm làm màng bơm đứng yên, bơm tạm ngừng cung cấp. Đến  
khi áp suất trên màng bơm giảm bơm lại làm việc bình thường.  
1.3.6.2 Bơm xăng bằng điện  
a. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm xăng bằng điện  
* Nhiệm vụ  
- Vận chuyển xăng từ thùng qua bộ phận lọc tới buồng phao của bộ chế  
hoà khí.  
- Tự động điều chỉnh lượng cung cấp nhiên liêu tới bộ chế hoà khí.  
* Yêu cầu  
- Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, bảo dưỡng sửa chữa thay thế dễ dàng.  
- Năng suất bơm cao  
* Phân loại  
Bơm xăng bằng điện nhiều loại, bơm xăng bằng điện kiểu màng bơm,  
kiu pittông, kiểu rô to,...  
b. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm xăng bằng điện  
* Cấu tạo bơm xăng điện kiểu màng  
Bơm xăng điện kiểu màng được cấu tạo gồm: thân bơm, màng bơm, cuộn  
dây điện từ cặp tiếp điểm.  
Thân bơm gồm hai nửa được bắt chặt với nhau bằng vít, ở giữa là màng  
bơm. Nửa dưới đường xăng vào, van nạp, đường xăng ra, van xả. Nửa trên là  
vỏ bao kín cuộn dây điện từ, ở giữa màng bơm lắp đế màng bơm, đế được  
làm băng thép. Cuộn dây điện từ được cuốn trên lõi thép và được cố định trong  
bơm. Cuộn dây điện từ lấy điện từ ắc quy. Cặp tiếp điểm dùng để đóng cắt dòng  
điện đi vào cuộn dây từ hoá. Tiếp điểm tĩnh được cố định trong vỏ máy, tiếp  
điểm động được lắp với cần của màng bơm.  
17  
1. Tiếp đim  
2. Cần điều khiển tiếp điểm  
3. Lò xo  
4. Miếng thép  
5. Màng bơm  
6. Cửa xả  
7. Cửa hút  
8. Điện ắc quy tới  
9. Cuộn dây  
10. Cần kéo  
Hình 1.14. Bơm xăng điện kiểu màng  
* Nguyên lý hoạt động  
- Khi bơm không làm việc, lò xo đẩy màng bơm trũng xuống, cần kéo sẽ  
kéo tiếp điểm đóng mạch, dòng điện từ ắc quy qua tiếp điểm vào cuộn dây ra  
mát, cuộn dây phát sinh từ trường hút miếng thép, kéo màng bơm đi lên, xăng  
được hút từ thùng chứa qua ống dẫn vào buồng bơm.  
- Khi miếng thép và màng bơm được hút lên, cần tiếp điểm sẽ đẩy tiếp  
điểm mở cắt mạch điện cuộn dây mất sức hút, lò xo đẩy màng đi xuống lúc này  
van xả mở ra ép xăng qua ống thoát, lên bộ chế hoà khí.  
- Trong trường hợp buồng phao của bộ chế hoà khí đã đầy xăng van kim  
đóng kín, áp suất nhiên liệu trong buồng bơm lớn đẩy màng bơm cong lên làm  
nhả cặp tiếp điểm ngắt dòng điện đi vào cuộn dây, bơm ngừng hoạt động.  
- Bơm xăng dẫn động bằng điện ưu điểm ở bất kỳ tốc độ nào của  
động cơ vẫn một lưu lượng xăng tối đa, ở bộ chế hoà khí luôn được cấp một  
lượng xăng với một áp suất không đổi, thể lắp bơm ở bất kỳ vị trí nào thuận  
tin nht.  
1.4 Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu.  
1.4.1 Qui trình tháo các bộ phận ra khỏi động cơ.  
- Làm sch bên ngoài các bộ phận trong hthng nhiên liu xăng.  
- Dùng bơm nước có áp suất cao rửa sạch bên ngoài các bộ phận, dùng khí  
nén thi sạch cặn bẩn nước.  
1.4.1.1 Tháo thùng xăng.  
- Xả hết xăng trong thùng chứa nhiên liệu.  
- Tháo các đường ống dn xăng.  
- Tháo thùng xăng. Chú ý đảm bảo an toàn.  
1.4.1.2 Tháo bình lc xăng.  
- Tháo các đường dẫn nhiên liệu từ thùng xăng đến bầu lọc, từ bầu lọc đến  
bơm xăng.  
18  
- Tháo bình lọc xăng ra ngoài.  
1.4.1.3 Tháo bơm xăng.  
- Tháo các đường ống dẫn xăng.  
- Tháo bu lông bắt giữ bơm xăng với thân máy, nới đều hai bu lông (quay  
cam lệch tâm về vị trí thấp để tháo)  
- Tháo bơm xăng ra khỏi động cơ.  
1.4.1.4 Tháo bộ chế hòa khí.  
- Tháo ng thông gió hộp trc khuu.  
- Tháo bầu lọc không khí.  
- Tháo đường ống dẫn xăng nối từ bơm xăng đến bộ chế hòa khí.  
- Tháo các bu lông bắt chặt bộ chế hòa khí với ống nạp.  
1.4.1.5 Tháo cụm ống xả ng gim thanh.  
- Tháo các bu lông bt giữ ống xống gim thanh, tháo ccm ra  
ngoài.  
- Tháo ống góp khí xả đệm kín.  
* Chú ý nới đều các bu lông, không làm hỏng đệm kín  
1.4.2 Làm sạch, nhn dạng kiểm tra bên ngoài các bộ phận.  
1.4.2.1 Làm sch, nhn dng và kiểm tra bền ngoài thùng xăng.  
- Làm sạch bên ngoài thùng xăng dùng nước có áp suất cao để rửa  
- Kiểm tra thùng xăng bị nứt, thủng, móp méo.  
- Rửa sạch nắp đậy thùng xăng, dùng dầu hỏa để rửa, dùng khí nén thổi  
khô.  
Hình 1.15. Cu to thùng xăng  
1. Thùng xăng; 2. Tấm ngăn; 3. Ống đổ nhiên liệu; 4. Nút xả; 5.Ống khóa  
6. Lưới lọc; 7. Nắp của ống đổ xăng; 8. Cảm biến báo mức xăng;  
9. Bầu lc ng.  
1.4.2.2 Làm sạch, kiểm tra bên ngoài bình lọc xăng  
19  
Hình 1.16 Bầu lọc nhiên liệu thô  
1. Lỗ ra; 2. Vỏ; 3. Lỗ vào; 4. Cốc; 5. Nút xả cặn; 6. Tấm lọc; 7. Lõi lọc  
8. Lò xo; 9. Nhiên liệu; 10. Quai bắt  
- Kiểm tra đệm làm kín không bị hở, ren đầu nối ống dẫn và ren ốc bắt giữ  
cc lọc không bị chn.  
- Dùng tay vặn vừa chặt ốc bắt giữ cốc lọc xăng.  
- Kiểm tra bên ngoài bầu lọc bị nứt, hở phải khắc phục hư hỏng.  
.
a)  
b)  
Hình1.17. Bu lc nhiên liệu tinh  
1. Vỏ; 2. Đường vào; 3. Tấm ngăn; 4. Bộ phận lọc; 5. Cốc tháo; 6. Lò xo; 7. Vít;  
8. Đường ra; a. Dạng lưới lọc; b. Dạng gốm.  
1.4.2.3 Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài bơm xăng  
1. Van xăng vào.  
2. Màng bơm.  
3. Nắp bơm.  
4. Đĩa màng.  
5. Cn m tay.  
6. Lò xo hồi.  
7. Cần bơm.  
8. Trc m.  
Hình 1.18. Bơm xăng cơ khí kiểu màng  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 158 trang yennguyen 26/03/2022 8780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hòa khí - Nghề: Công nghệ ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_he_thong_nhien_lieu.pdf