Giáo trình Máy phụ tàu thủy - Nghề: Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: MÁY PHỤ TÀU THỦY  
NGHỀ: LẮP RÁP HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC  
TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của Hiu  
trường Trường Cao đẳng Hàng hi I )  
Hải Phòng, năm 2018  
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LỜI GIỚI THIỆU  
Cùng với xu hướng hội nhập, ngành Sửa chữa và ngành lắp ráp hệ thống  
động lực tàu thủy nước ta đã và đang phát triển cả về số lượng và chất lượng,  
ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành hàng hải và đóng tàu khu  
vực cũng như trên thế giới.  
Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cho học sinh, sinh viên vốn kiến thức nhất  
định để vận dụng nghề lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy một cách an toàn, tin  
cậy và đạt hiệu quả kinh tế cao, giáo trình “Máy phụ tàu thủy” được biên soạn  
trên cơ sở các giáo trình về máy tàu thủy trong các nhà máy, xí nghiệp cơ khí và  
các nhà máy đóng mới tàu thủy trong và ngoài nước.  
Giáo trình “Máy phụ tàu thủy” được biên soạn bởi nhóm tác giả là những  
Thạc sỹ, kỹ sư trong nghề cơ khí lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy có nhiều kinh  
nghiệm thực tiễn và nhiều năm tham gia giảng dạy, huấn luyện trong nhà trường,  
mong muốn cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về các kiến thức  
cơ bản về Máy phụ tàu thủy, từ đó người học có thể vận dụng vào thực tiễn nhằm  
lắp ráp và sửa chữa các thiết bị phụ trong buồng máy nói riêng và con tàu nói  
chung một cách an toàn, tin cậy và đạt hiệu quả kinh tế cao.  
Giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giảng viên, học sinh sinh  
viên trường Cao đẳng Hàng hải I. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho công nhân  
đang làm tại các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.  
Trong quá trình biên soạn chúng tôi cố gắng nêu ra những kiến thức cơ bản  
về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị phụ trên tàu thủy được thực hiện  
trong ngành công nghiệp tàu thủy tại Việt nam.  
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những  
thiếu sót chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý,  
bổ sung cho cuốn giáo trình mô đun “Máy phụ tàu thủy” được hoàn thiện hơn.  
Hải Phòng, ngày tháng năm 2018  
Chủ biên: Ths Vũ Huy Trường  
3
MỤC LỤC  
TT  
1
Nội dung  
Trang  
3
Lời giới thiệu  
Mục lục  
2
4
3
Danh mục, bảng biểu, hình vẽ  
Nội dung môn học  
6
4
9
10  
10  
14  
19  
20  
35  
40  
40  
51  
55  
57  
59  
61  
62  
66  
66  
77  
82  
82  
84  
90  
93  
93  
Chương 1: Máy thủy lực cánh dẫn  
1. Các thông số cơ bản trong máy thủy lực  
2. Đặc tính đường ống, điểm làm việc, chiều cao hút cho phép  
3. Hiện tượng xâm thực trong máy thủy lực  
4. Bơm ly tâm  
5. Các loại bơm cánh dẫn khác  
Chương 2: Máy thủy lực thể tích  
1. Bơm piston  
2. Bơm bánh răng  
3. Bơm trục vít  
4. Bơm cánh gạt  
5. Bơm piston rô to  
6. Bơm Japi (Bơm tay)  
7. Bơm phun tia  
Chương 3: Máy nén khí và quạt gió  
1. Máy nén khí  
2. Quạt gió  
Chương 4: Máy lọc dầu  
1. Các phương pháp lọc dầu  
2. Máy lọc dầu ly tâm hình cánh nón  
3. Máy lọc dầu ly tâm kiểu phản lực, thuỷ lực  
Chương 5: Thiết bị trao đổi nhiệt  
1. Bầu làm mát  
4
2. Bầu ngưng  
98  
99  
3. Bầu hâm  
6
101  
Tài liệu tham khảo  
5
Danh mục hình vẽ  
TT  
Tên hình vẽ  
Trang  
12  
1. Hình 1.1. Sơ đồ tính cột áp của bơm  
2. Hình 1.2. Sơ đồ động cơ thủy lực  
12  
3. Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống xác định đặc tính đường ống  
4. Hình 1.4. Đồ thị đặc tính đường ống  
14  
17  
5. Hình 1.5. Điểm làm việc của bơm với hệ thống  
6. Hình 1.6. Sơ đồ xác định chiều cao hút của bơm  
7. Hình 1.7. Sơ đồ cấu tạo bơm ly tâm  
17  
18  
21  
8.  
26  
Hình 1.8. Đặc tính của bơm ly tâm H = f(Q), N= f(Q), = f(Q)  
9. Hình 1.9. Đặc tính khi ghép song song hai bơm ly tâm  
27  
10. Hình 1.10. Ghép song song hai bơm giống nhau vào hệ thống  
28  
đường ống  
11. Hình 1.11. Đặc tính khi ghép nối tiếp hai bơm ly tâm  
12. Hình 1.12. Sơ đồ biểu thị lực dọc trục trong bơm ly tâm  
13. Hình 1.13. Khoan lỗ trên bánh cánh để khử lực dọc trục  
14. Hình 1.14. Sử dụng piston giả để khử lực dọc trục  
15. Hình 1.15. Đặc tính của bơm khi thay đổi tốc độ quay  
16. Hình 1.16. Đặc tính của bơm khi thay đổi đặc tính đường ống  
17. Hình 1.17. Điều chỉnh sản lượng bơm bằng van đường bên  
18. Hình 1.18. Bơm xoáy lốc hở  
29  
30  
31  
31  
33  
34  
34  
35  
36  
37  
38  
40  
41  
45  
46  
19. Hình 1.19. Kết cấu xoáy lốc hở  
20. Hình 1.20. Sơ đồ cấu tạo bơm chân không vòng nước  
21. Hình 1.21. Sơ đồ nguyên lý bơm chân không vòng nước  
22. Hình 2.1. Bơm piston 1 hiệu lực  
23. Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý bơm piston hai hiệu lực  
24. Hình 2.3. Đặc tính cột áp H = f(Q)  
25.  
Hình 2.4. Đặc tính H, N, và của bơm piston  
6
26. Hình 2.5. Một số dạng piston của bơm piston  
47  
48  
48  
49  
50  
50  
27. Hình 2.6. Một số dạng làm kín trục dẫn động bơm piston  
28. Hình 2.7. Một số dạng van của bơm piston  
29. Hình 2.8. Điều chỉnh sản lượng bằng cách thay đổi vòng quay  
30. Hình 2.9. Điều chỉnh sản lượng bằng cách thay đổi tính cản  
31. Hình 2.10. Điều chỉnh sản lượng bằng cách dùng van đường  
bên  
32. Hình 2.11. Kết cấu bơm bánh răng ăn khớp ngoài  
33. Hình 2.12. Kết cấu bơm bánh răng ăn khớp trong  
34. Hình 2.13. Hiện tượng nén chất lỏng ở chân răng  
35. Hình 2.14. Kết cấu bơm trục vít  
52  
53  
54  
55  
57  
58  
59  
60  
61  
63  
36. Hình 2.15. Kết cấu bơm cánh gạt  
Hình 2.16. Điều chỉnh lưu lượng bơm cánh gạt  
37.  
38. Hình 2.17. Cấu tạo bơm piston roto hướng trục  
39. Hình 2.18. Sơ đồ kết cấu bơm piston roto hướng kính  
40. Hình 2.19. Kết cấu bơm Japi (Bơm tay)  
41. Hình 2.20. Sơ đồ bơm phun tia, biểu đồ thay đổi áp suất và  
vận tốc chất công tác trong bơm  
42. Hình 3.1. Sơ đồ máy nén piston một cấp  
43. Hình 3.2. Đồ thị p-v của máy nénpiston một cấp  
44. Hình 3.3. Máy nén piston 2 cấp kiểu thuận và đồ thị P-V  
45. Hình 3.4. Máy nén piston 2 cấp kiểu nghịch và đồ thị P-V  
46. Hình 3.5. Kết cấu máy nén piston 2 cấp  
47. Hình 3.6. Kết cấu van nấm bằng  
67  
68  
69  
71  
73  
75  
75  
76  
76  
77  
48. Hình 3.7. Kết cấu van nấm hình côn  
49. Hình 3.8. Điều chỉnh vòng quay của động cơ lai  
50. Hình 3.9. Tiết lưu đường ống hút  
51. Hình 3.10. Đồ thị chỉ thị của máy nén khi tiết lưu đường ống  
hút  
7
52. Hình 3.11. Quạt gió ly tâm  
79  
80  
83  
84  
84  
85  
86  
87  
87  
88  
88  
91  
93  
96  
98  
99  
53. Hình 3.12. Quạt gió hướng trục  
54. Hình 4.1. Sơ đồ lọc dầu bằng phin lọc  
55. Hình 4.2. Sơ đồ lắng lọc tự nhiên  
56. Hình 4.3. Máy lọc dầu ly tâm cánh nón  
57. Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo máy lọc dầu ly tâm cánh nón  
58. Hình 4.5. Cơ cấu truyền động nằm ngang và thẳng đứng  
59. Hình 4.6. Ly hợp ma sát  
60. Hình 4.7.Bơm bánh răng  
61. Hình 4.8. Kết cấu trống lọc  
62. Hình 4.9. Vành điều chỉnh  
63. Hình 4.10. Máy lọc dầu ly tâm kiểu phản lực- thủy lực  
64. Hình 5.1. Cấu tạo bầu làm mát dầu nhờn  
65. Hình 5.2. Sinh hàn dạng tấm  
66. Hình 5.3. Sơ đồ nguyên lý bầu ngưng tụ  
67. Hình 4.4. Sơ đồ nguyên lý bầu hâm nước  
8
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Máy phụ tàu thủy  
Mã mô đun: MM.6520112.19  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Môn học Máy phụ tàu thủy được bố trí học sau với các môn học: Vẽ  
kỹ thuật, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Động cơ Diesel 1,2, Trang trí hệ thống động  
lực tàu thủy..các môn kỹ thuật cơ sở.  
- Tính chất: Máy phụ tàu thủy là môn học bắt buộc trong chuyên môn nghề  
trong chương trình đào tạo Cao đẳng Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy nhằm  
cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý làm việc các thiết  
bị phụ trong hệ thống động lực tàu thủy;  
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Đây là môn học đào tạo chuyên môn  
nghề, cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản nhất của nghề Lắp ráp hệ thống  
động lực tàu thủy.  
Mục tiêu của môn học:  
- Về kiến thức:  
+ Hiểu cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị phục vụ cho hệ thống  
động lực tàu thủy;  
+ Trình bày được công dụng của các máy móc, thiết bị phụ trong hệ thống  
động lực tàu thủy;  
- Về kỹ năng:  
Ứng dụng các kiến thức để lắp ráp các máy móc, thiết bị đúng yêu cầu kỹ  
thuật.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động sáng tạo  
trong học tập và rèn luyện, phát huy khả năng làm việc theo nhóm.  
Nội dung của môn học:  
9
CHƯƠNG 1: MÁY THỦY LỰC CÁNH DẪN  
Mã chương: MĐ. 6520112.21.01  
Giới thiệu:  
Chương này cung cấp cho người học về các khái niệm về các thông số cơ  
bản của máy thủy lực cánh dẫn, đặc tính đường ống, điểm phối hợp làm việc và  
chiều cao hút cho phép cũng như hiện tượng xâm thực trong máy thủy lực cánh  
dẫn. Ngoài ra trong chương này còn giới thiệu cho người học những kiến thức cơ  
bản về cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc điểm, ứng dụng của các loại máy thủy lực  
cánh dẫn.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được đặc điểm và các thông số cơ bản của máy thủy lực cánh  
dẫn cũng như cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm của một số loại bơm cánh  
dẫn dưới tàu;  
- Mô tả được đặc tính, công dụng của bơm cánh dẫn trong hệ thống động  
lực tàu thủy;  
- Có tác phong công nghiệp, luôn tuân thủ các quy tắc an toàn và đảm bảo  
vệ.  
Nội dung chính:  
1. Các thông số cơ bản trong máy thủy lực  
Để phục vụ nghiên cứu đặc điểm làm việc của máy thuỷ lực và xác định khả  
năng trao đổi năng lượng của chúng, người ta đưa ra một số đại lượng dựa trên các  
định luật vật lý cơ bản, chúng được gọi là các thông số cơ bản. Đó là cột áp, lưu  
lượng (sản lượng), công suất và hiệu suất.  
1.1. Cột áp máy thủy lực, ký hiệu (H)  
Cột áp của chất lỏng hoặc máy thủy lực là giá trị năng lượng được tính cho  
một đơn vị trọng lượng của chất lỏng:  
E
H =  
(m.cột nước)  
(1.1)  
G
Trong đó: E : Năng lượng chất lỏng. ( N.m ) hoặc (KN.m)  
G : Trọng lượng chất lỏng. ( mg )  
1.1.1. Cột áp của trạng thái chất lỏng  
Là giá trị cột áp của chất lượng nói chung ở dạng tổng quát hoặc trạng thái chất  
lỏng của đường dòng (ống dẫn) tại một điểm nào đó.  
10  
v2  
p
H =  
  h  
2g   
(1.2)  
Trong đó: v: Vận tốc trung bình.  
: Trọng lượng riêng chất lỏng tại áp suất p.  
p : Áp suất tuyệt đối tại vị trí xác định.  
(m/s)  
(kG /m3)  
(kG /m2)  
h : Độ cao hình học đối với một mặt chuẩn nào đó. ( m )  
Chất lỏng tồn tại ở 3 dạng:  
- Thế năng:  
m.g.h  
(1.3)  
(1.4)  
(1.5)  
mv 2  
2
- Động năng:  
- Áp năng:  
p.v  
mv2  
Năng lượng tổng cộng:  
E =  
pv mgh  
2
E
mv2 p.v mgh  
H =  
(1.6)  
G
2G  
G
G
Như vậy, thông qua giá trị cột áp ta đánh giá được trạng thái năng lượng của  
phần chất lỏng đó.  
1.1.2. Cột áp của bơm  
Là năng lượng của chất lỏng nhận được thông qua bơm tính cho một đơn vị  
trọng lượng chất lỏng. Ký hiệu là HB.  
Ta có: h = h2 - h1 ; EB = E2 - E1  
EB E2 E1  
E2 E1  
H2 H1  
HB =  
=
(1.7)  
(1.8)  
G
G
G
G
2
2
   
v2 p2  
v1  
p1  
   
h2   
Hay: HB =  
h1  
   
2g  
2g  
   
Do phân bố tốc độ đường dòng tại cửa ra và cửa vào của bơm không đều hay  
dòng chảy tại các vị trí đó ở dạng chảy rối thì ta có thể tính HB theo công thức sau:  
2
2
   
v22 p2  
v1 1 p1  
   
h2   
HB =  
(1.9)  
h1  
   
2g  
2g  
   
Trong đó: 1: Hệ số điều chỉnh động năng tại cửa vào.  
2: Hệ số điều chỉnh động năng tại cửa ra.  
11  
Hình 1.1. Sơ đồ tính cột áp của bơm  
Khi đó, công thức tính cột áp của bơm được viết như sau:  
2
2
1   
v22 v1   
2g  
p2 p   
HB =  
(1.10)  
   
1   (h2 h1 )  
Ta quy ước rằng:  
Cột áp động:  
v222 v121  
2g  
Hđ =  
Ht =  
p2 p   
1   (h2 h1 )  
Cột áp tĩnh:  
Vậy ta có công thức tổng quát để tính cột áp của bơm là: HB = Ht + Hđ (1.11)  
1.1.3. Cột áp của động cơ thủy lực  
Là năng lượng đơn vị mà chất lỏng truyền được thông qua động cơ thuỷ lực.  
Đây là trường hợp đặc biệt ngược lại của bơm. Cơ bản về cách xác định cột áp  
cũng giống như đối với bơm.  
Eđ/c = E1 - E2  
(1.12)  
Ed / c E1 E2  
Hđ/c =  
Hđ/c =  
H1 H2  
v12 v22  
G
G
p1 p2  
(h2 h1 )   
2g  
v12 v22  
p1 p2  
Đặt: Ht =  
; H =  
(h2 h1)  
đ
2g  
Hđ/c = Ht + Hđ  
Hình 1.2. Sơ đồ động cơ thủy lực  
12  
1.2. Lưu lượng, ký hiệu (Q)  
Lưu lượng của máy thủy lực là lượng chất lỏng mà máy thủy lực trao đổi  
trong một đơn vị thời gian. Tùy thuộc vào lượng chất lỏng được đo ở đơn vị nào  
thì ta có lưu lượng đó.  
1.2.1. Lưu lượng thể tích  
Là sản lượng chất lỏng tính theo đơn vị thể tích.  
Đơn vị: m3/h; m3/phút; lít/giây.  
1.2.2. Lưu lượng khối lượng  
Là lưu lượng nếu đơn vị chất lỏng tính theo đơn vị khối lượng.  
Đơn vị: tấn/h; kg/phút;kg/giây  
1.3. Công suất, ký hiệu (N)  
Là năng lượng mà máy thủy lực trao đổi được với chất lỏng trên một đơn vị  
thời gian.  
1.3.1. Công suất thuỷ lực  
Giá trị công suất của chất lỏng thực sự trao đổi được với máy thủy lực là công  
suất thủy lực và được tính theo công thức:  
NTL= . Q . H  
(1.13)  
Trong đó: : Trọng lượng riêng của chất lỏng.  
Q: Lưu lượng.  
H: Cột áp.  
1.3.2. Công suất thủy lực của bơm  
NB = . Q . HB  
(1.14)  
Trong đó: HB: Cột áp của bơm.  
1.3.3. Công suất thủy lực của động cơ thủy lực  
Nđ/c = .Q.Hđ/c  
Trong đó: Q: Lưu lượng qua động cơ.  
Hđ/c: Cột áp động cơ thuỷ lực.  
1.4. Hiệu suất của máy thủy lực, ký hiệu ()  
Hiệu suất của máy thủy lực là phần trăm công suất sử dụng có ích sau khi trao  
đổi năng lượng với nguồn. = C.Q.H  
NB  
.Q.HB  
Nl.viec  
1.4.1. Hiệu suất của bơm: B =  
(1.15)  
NL.viec  
13  
Nl.việc : Là công suất tiêu tốn trên trục động cơ lai bơm .  
NL.viec  
Nlamviec  
b. Hiệu suất của động cơ thủy lực : đ.cơ  
=
(1.16)  
Nd / co .Q.Hd / c  
Nl.việc là công suất có được trên trục dẫn ra của động cơ thuỷ lực sau khi trao  
đổi năng lượng, ta có thể xác định bằng cách đo trực tiếp trên các động cơ thủy lực  
hoặc động cơ mẫu hay có thể dùng các công thức để tính toán.  
Nđ. cơ là công suất được xác định dựa trên cơ sở xác định bằng tích của hiệu  
số cột áp trước và sau động cơ thuỷ lực với lưu lượng trọng lượng của chất lỏng  
qua động cơ đó.  
Nđ. cơ = .Q.Hđ/c = .Q.(Hvào- Hra)đ. cơ.  
(1.17)  
(1.18)  
p1 p2 v12 v22  
đ. cơ  
Hay Nđ. cơ = .Q  
h1 h2  
2g  
Giá trị hiệu suất phụ thuộc vào sự tổn hao về năng lượng sau khi trao đổi  
giữa máy thuỷ lực với chất lỏng. Tổn hao thuỷ lực được đánh giá bằng H. Tổn hao  
do ma sát cơ khí được đánh giá bằng hiệu suất cơ khí c và tổn hao do rò rỉ chất  
lỏng được đánh giá bằng hiệu suất lưu lượng Q. Do vậy hiệu suất chung của máy  
thuỷ lực được tính bằng công thức sau: 0 = H.c.Q  
Từ các thông số cơ bản, người ta thường biểu diễn chúng liên quan với nhau  
thông qua các phương trình toán học. Tập hợp của vô số các toạ độ của các thông  
số có liên quan với nhau ta sẽ lập lên được đồ thị đặc tính làm việc.  
2. Đặc tính đường ống, điểm làm việc, chiều cao hút cho phép  
2.1. Đặc tính của hệ thống đường ống  
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống xác định đặc tính đường ống  
14  
Xét sơ đồ một hệ thống thường gặp như hình vẽ trên. Muốn chất lỏng ở bể  
hút I chuyển lên bể chứa II với một lưu lượng xác định nào đó trong điều kiện bố  
trí của hệ thống đường ống thì phải nhờ có năng lượng của bơm nhận từ ngoài  
truyền cho nó để chi phí cho các lực cản của hệ thống đường ống. Năng lượng của  
chất lỏng tiêu tốn cho hệ thống đường ống nhằm để:  
- Thay đổi thế năng của lượng chất lỏng từ hI đến hII.  
- Duy trì một tốc độ vận chuyển, tức là đảm bảo sản lượng Q nào đó và  
thắng các sức cản trong toàn bộ ống hút và ống đẩy.  
- Duy trì độ chênh lệch động năng giữa mặt thoáng bể chứa và bể hút.  
- Thắng độ chênh lệch về áp lực do áp suất gây nên giữa bề mặt thoáng của  
bể chứa II và bể hút I.  
- Thay đổi cột áp thế năng từ I đến II: hII- hI  
- Thắng sức cản trong hệ thống với sản lượng Q: htt (I  
= h  
+ h  
II)  
(I II)  
(I II)  
v2  
2
L v  
.
Trong đó: h=  
và h=.  
D 2g  
2g  
- Duy trì chênh cột áp động năng giữa hai mặt thoáng bể chứa và bể hút:  
vI2I vI2  
2g  
- Thắng độ chênh áp động năng nên giữa hai bề mặt thoáng của bể chứa II và  
pII pI  
bể hút I:  
Trong đó: : Hệ số tổn thất dọc đường.  
L: Chiều dài của ống.  
(m)  
D : Đường kính của ống.  
v : Vận tốc của dòng chảy.  
: hệ số cản cục bộ.  
(m)  
(m/s)  
h: Tổn thất cục bộ tại những nơi lắp van, những nơi ống cong làm  
thay đổi hướng dòng chảy.  
vI2I vI2 P PI  
II  
(h h )  h  
Như vậy, cột áp do bơm tạo ra là: HB =  
II  
I
tt (III)  
2g  
15  
vI2I vI2 P PI  
II  
(hII hI )  htt (III)  
Và tổng của:  
là tổng cột áp cản (tiêu tốn  
2g  
năng lượng) của hệ thống đường ống.  
Thực vậy, nếu hệ thống đường ống và các két cản một giá trị cột áp bao nhiêu  
thì bơm buộc phải có một giá trị cột áp bằng giá trị đó để thỏa mãn chúng. Tại tọa  
độ mà giá trị cột áp của bơm sản ra bằng giá trị cột áp tiêu tốn (cản) của hệ thống  
thì chính đó là điểm làm việc của bơm với hệ thống.  
Để biểu thị đặc tính cản (tiêu tốn) của hệ thống đường ống người ta thành lập  
công thức và từ đó xác định quy luật diễn biến của đặc tính cản. Ký hiệu là Hđ/ô  
vI2I vI2 P PI  
II  
(h h )  h  
Hđ/ô =  
II  
I
tt (III)  
2g  
(1)  
(2)  
(3)  
(4)  
Đây là phương trình đặc tính đường ống. Trong phương trình trên thì thành  
phần (1) và (4) không liên quan đến vận tốc nên gọi là cột áp cản tĩnh của hệ thống  
P PI  
II  
(hII - hI )   
đường ống và ký hiệu là Ht. Ht =  
Còn thành phần (2) và (3) có liên quan đến sản lượng và vận tốc nên gọi là cột  
vI2I vI2  
htt (III)  
áp cản động của hệ thống đường ống và ký hiệu là Hđ. Hđ =  
.
2g  
Vậy, ta có cột áp đường ống là:  
Hđ/ô = Ht + Hđ  
Để thuận tiện cho việc tính toán và xác định thông số làm việc của bơm  
người ta quy đổi từ tốc độ đường dòng v sang sản lượng Q. Từ đó sẽ lập được mối  
quan hệ mới phụ thuộc vào sản lượng Q. Sản lượng Q được tính theo công thức:  
Q = v. A  
Trong đó: v : Tốc độ dòng.  
A : Thiết diện ống dẫn.  
Khi đó: Hđ/ô = f(v2) = f(Q2)  
(m/s)  
(m2)  
Như vậy đường đặc tính (Q - H) của hệ thống đường ống là đường cong bậc  
hai được xuất phát từ một điểm trên trục tung và cách gốc toạ độ một đoạn bằng  
giá trị của cột áp tĩnh (Ht).  
16  
Hình 1.4. Đồ thị đặc tính đường ống  
2.2. Điểm làm việc của bơm với hệ thống  
Về mặt công thức, nếu giá trị được xác định tại đó thoả mãn HB = Hđ/ô ứng  
với chế độ sản lượng Q (hoặc tốc độ dòng v) thì đó chính là điểm làm việc của  
bơm.  
Xét trên đồ thị, giả sử cho trước đặc tính của bơm HB = f(Q) thì giao điểm  
của HB = f(Q) với Hđ/ô = f(Q2) cho ta điểm làm việc (A) của bơm với hệ thống  
đường ống đó.  
Qua đó ta thấy rằng: Khi đưa bơm vào hệ thống đường ống và cho chúng  
hoạt động thì không phải lúc nào cũng có một cột áp cố định. Nói cách khác nó là  
cột áp của bơm khi làm việc phối hợp phụ thuộc vào trạng thái của hệ thống đường  
ống (đường Hđ/ô) và tì.  
Hình 1.5. Điểm làm việc của bơm với hệ thống  
17  
2.3. Chiều cao đặt bơm cho phép  
2.3.1. Khái niệm  
Không phải bơm đặt bất kỳ ở độ cao nào so với két chứa (bể hút) đều có khả  
năng làm việc được. Thực tế chiều cao hút giới hạn trong một phạm vi nào đó mà  
ta hoàn toàn có thể chứng minh và xác định được. Có hai khái niệm về chiều cao  
thể hiện các vị trí đặt bơm khác nhau so với bể hút mà ta cần phân biệt rõ là:  
- Chiều cao đặt bơm: Là khoảng cách tính từ mặt thoáng bể hút đến bơm.  
- Chiều cao đặt bơm cho phép: Là chiều cao đặt bơm mà không xảy ra hiện tượng  
xâm thực cho bơm, bơm hút và đẩy được chất lỏng.  
2.3.2. Chiều cao đặt bơm cho phép  
Xét bơm làm việc theo hệ thống như hình vẽ. Lấy mặt 1-1 làm mặt chuẩn thế  
năng (giả thiết nó đủ lớn để v1 = 0), ta có đơn vị của dòng chảy là:  
P
v12  
P
1
1
e1   
Tại mặt 1-1:  
Tại mặt 2-2:  
2g  
P
v22  
2
e2 hs   
2g  
Hình 1.6. Sơ đồ xác định chiều cao hút của bơm  
Theo phương trình Bécnuly viết cho dòng chất lỏng đi từ (1-1) tới (2-2).  
Ta có: e2 = e1 - hs  
hs: là tổng tổn thất năng lượng của chất lỏng khi đi từ (1-1) tới (2-2).  
P
v22  
P
v12  
2
1
hs   
hs  
2g  
2g  
P P v22  
1
2
hs   
hs  
Hay  
2g  
18  
P
1
hs   
Giả thiết trong trường hợp lý tưởng nhất: P2 = 0, v2 = 0, hs = 0   
Nếu bể hút thông với khí trời thì:  
P1 = 1 at = 104 (kG/m2), với nước biển:  
= 1000 (kG/m3) = 103 (kG/m3)  
104  
103  
P
1
hs =  
=10 (m).  
Để tránh hiện tượng xâm thực xẩy ra trong bơm thì: P2 > Pbh  
P P  
v22  
1
bh  
hs   
hs  
Khi đó:  
2g  
P P  
v22  
1
bh  
hs   
hs  x  
Trong thực tế:  
2g  
x: Chiều cao hút dự trữ chống xâm thực.  
P
bh  
Thường chọn: x = (0,2 0,4)  
.
Vậy chiều cao hút cho phép thực tế < 10 m  
3. Hiện tượng xâm thực trong máy thủy lực  
3.1. Khái niệm  
Là hiện tượng bắn phá chi tiết máy đồng thời gây rồi dòng chảy trong máy  
thủy lực đối với bất kỳ loại chất lỏng nào.  
3.2. Bản chất hiện tượng  
Hiện tượng này dựa trên nguyên lý bay hơi của chất lỏng trong điều kiện vật  
lý nhất định. Ở điều kiện công tác nào đó, trong dòng chảy và ở tại vị trí mà áp  
suất cục bộ giảm thấp hơn áp suất hơi bão hòa (ứng với chất lỏng đó) thì bản thân  
chất lỏng tại đó sẽ sôi và bay hơi tạo thành các “bọt“ khí. Các bọt khí này có thể  
tích đáng kể và chuyển động cùng dòng chảy. Khi chúng chuyển động sang vùng  
khác, nếu tại đó có áp suất cục bộ cao hơn áp suất hơi bão hòa thì buộc chúng lại  
phải ngưng tụ về thể lỏng thành các “giọt“ chất lỏng có thể tích nhỏ hơn rất nhiều  
so với các “bọt“ khí ban đầu. Do thay đổi thể tích một cách đột ngột và trong  
khoảng thời gian rất ngắn nên các hạt chất lỏng tại vùng lân cận xô tới chiếm chỗ  
với vận tốc rất lớn. Mặc rù khối lượng của các hạt xung quanh nhỏ, song với một  
vận tốc vô cùng lớn nên chúng có động năng rất cao và gây quán tính bắn phá các  
chi tiết máy đồng thời gây rối dòng chảy. Theo các tài liệu nghiên cứu thì áp suất  
thực tế khi xâm thực có thể lên tới hàng ngàn átmốtphe, còn số lần va đập có thể  
19  
đạt đến hàng trăm lần trong một giây. Kết quả là chúng có sức công phá rất lớn đối  
với các chi tiết của máy thuỷ lực, đồng thời còn gây rối dòng chảy và làm giảm  
hiệu suất của máy thuỷ lực. Mặt khác chúng còn gây ra tiếng ồn lớn và hệ thống  
máy móc làm việc rung động mạnh từ đó gây lên hậu quả không tốt đối với máy  
thuỷ lực.  
Yếu tố quan trọng gây ra sự phá huỷ vật liệu của các chi tiết trong máy thuỷ  
lực chính là hiện tượng mỏi bề mặt vật liệu do sự nén một phía. Khi xâm thực sẽ  
xuất hiện các xung va đập thuỷ lực tạo thành các biến cứng trên bề mặt vật liệu, rồi  
các xung đó lại phá huỷ các lớp biến cứng trên và phá huỷ dần dần các lớp vật liệu  
bên trong của chi tiết.  
3.3. Tác hại của hiện tượng xâm thực  
- Máy làm việc không ổn định, rung động và phát ra tiếng ồn lớn dẫn đến làm  
giảm hiệu suất của máy thuỷ lực.  
- Một số chi tiết của máy bị mòn, rỗ hoặc có thể bị phá hỏng tại: Cánh bơm ly  
tâm, vỏ bơm ly tâm, một số vị trí đặc biệt trong đường ống...  
3.4. Cách khắc phục hiện tượng xâm thực  
- Điều chỉnh áp suất làm việc của chất lỏng lớn hơn áp suất hơi bão hòa của  
P
P
congtac  
baohoa  
chất lỏng đó ở điều kiện nhiệt độ tương ứng.  
- Ngoài ra, để hạn chế cho máy thủy lực ít chịu ảnh hưởng của hiện tượng  
xâm thực cần phải chú ý các điều kiện sau:  
+ Duy trì áp suất công tác càng cao càng tốt.  
+ Tránh khai thác máy thủy lực ở nhiệt độ cao.  
+ Hạn chế tốc độ dòng xuống mức độ thấp.  
+ Tránh thay đổi đường dòng đột ngột gây các điểm sụt áp cục bộ.  
+ Làm trơn nhẵn các bề mặt chi tiết trong máy thuỷ lực có tiếp xúc với dòng  
chảy.  
+ Gia công cứng, chọn vật liệu có cơ tính tốt đối với máy thuỷ lực hay hệ  
thống thuỷ lực.  
+ Tránh không cho không khí xâm nhập vào máy thuỷ lực cũng như hệ  
thống đường ống.  
4. Bơm ly tâm  
4.1. Sơ đồ cấu tạo  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 102 trang yennguyen 26/03/2022 4841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Máy phụ tàu thủy - Nghề: Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_may_phu_tau_thuy_nghe_lap_rap_he_thong_dong_luc_t.pdf