Giáo trình mô đun Sửa chữa máy tàu thủy 1 - Nghề: Khai thác máy tàu thủy

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔĐUN: SỬA CHỮA MÁY  
TÀU THỦY 1  
NGHỀ: KHAI THÁC MÁY TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của  
...........)  
Hải Phòng, năm 2017  
1
 
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LỜI GIỚI THIỆU  
Động cơ Diesel sử dụng dưới tàu thủy làm việc trong điều kiện khắc nghiệt  
trong thời gian dài sẽ phát sinh những hư hỏng, sai lệch và như vậy cần phải được  
chỉnh định, sửa chữa nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật và đảm bảo khai thác an  
toàn, hiệu quả. Ngoài ra, việc sửa chữa còn nhằm mục đích tiết kiệm chi phí  
Sửa chữa Máy tàu thủy 1 là Module chuyên môn nghề rất quan trọng thuộc  
các môn học, mô đun đào tạo nghề. Module này này cung cấp cho sinh viên các  
kiến thức về cách thức của quá trình tổ chức sửa chữa động cơ Diesel dưới tàu  
thủy cũng như việc thiết lập một quy trình sửa chữa của một chi tiết hay bộ phận  
nào đó.  
Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu trong  
và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế. Mặc dù có nhiều cố gắng,  
nhưng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của  
độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chia sẻ của tập thể giáo viên Khoa  
Máy Khai thác và đặc biệt xin cảm ơn thầy Lê Anh Phong đã có những góp ý quý  
báu để giáo trình được hoàn thiện.  
Hải Phòng, ngày 27 tháng 09 năm 2017  
Tham gia biên son  
Chbiên: Ths, Mtr. Vũ Văn Quang  
3
 
DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ  
CHUYÊN NGÀNH  
Ký hiệu, từ viết tắt, thuật ngữ  
Giải thích  
chuyên ngành  
Điểm chết trên  
ĐCT  
Điểm chết dưới  
ĐCD  
450Stone  
Seat  
Đá mài 450  
Xie xupap  
None Destructive Testing – Thử không phá hủy  
NDT  
4
 
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ  
5
 
6
MỤC LỤC  
7
 
8
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên môn học/mô đun:SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY 1  
Mã mô đun:MĐ.6840111.24  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
- Vị trí: Môđun này được dạy sau khi người học đã hoàn thành môn học  
động cơ đốt trong 1 và môn học Tổ chức sửa chữa.  
- Tính chất: Môđun “Sửa chữa Máy tàu thủy 1” là môđun đào tạo nghề rất  
quan trọng trong danh mục các môđun/môn học đào tạo bắt buộc thuộc chương  
trình cao đẳng nghề Khai thác máy tàu thủy. Môđun bao gồm các kiến thức, thái  
độ và kỹ năng cơ bản về tháo, lắp và bảo dưỡng, sửa chữa động cơ Diesel tàu thuỷ.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học/môđun: Động cơ Diesel tàu thủy đóng vai  
trò quan trọng bậc nhất đối với tàu thủy do tạo ra lực đẩy tàu và điện phục vụ sản  
xuất. Trong quá trình làm việc, dưới tác dụng của điều kiện làm việc nặng nề, tải  
trọng lớn, môi trường mà các chi tiết của động cơ diesel tàu thủy bị hao mòn, hư  
hỏng. Việc khắc phục và sửa chữa các chi tiết của động cơ nhằm đảm bảo tin cậy,  
an toàn khai thác và vận hành, tiết kiệm chi phí.  
Mục tiêu của môn học/mô đun:  
Kiến thức:  
- Trình bày được các dạng hư hỏng và quy trình kiểm tra, sửa chữa, lắp ráp  
động cơ Diesel tàu thủy.  
-Trình bày được qui trình thử nghiệm động cơ Diesel tàu thủy.  
Kỹ năng:  
- Tháo, lắp và bảo dưỡng, sửa chữa được các dạng hư hỏng cơ bản của các  
bộ phận động cơ Diesel trên tàu.  
- Thử nghiệm được động cơ Diesel sau bảo dưỡng, sửa chữa.  
Năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
- Tuân thủ qui tắc an toàn và qui trình kthuật, phối hợp nhóm tốt và có ý  
thức bảo vệ con người, thiết bị cũng như môi trường.  
- Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ cũng như kinh nghiệm bản thân.  
10  
 
BÀI 1. THÁO VÀ VỆ SINH NẮP XYLANH  
Mã bài: MĐ.6840111.24.01  
Giới thiệu  
- Nắp xylanh là chi tiết quan trọng hình thành nên buồng cháy của động cơ Diesel.  
- Quá trình sửa chữa động cơ Diesel luôn bắt đầu bằng việc tháo nắp xylanh ra  
khỏi động cơ.  
- Vệ sinh nắp xylanh sau tháo là giai đoạn đầu của quá trình sửa chữa nắp xylanh.  
Mục tiêu  
- Kiến thức: Trình bày được nguyên tắc tháo lắp và qui trình tháo và vệ sinh nắp  
xylanh  
- Kỹ năng: Tháo và vệ sinh được nắp xylanh của các động cơ Diesel trong thực tế  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ qui tắc an toàn và qui trình kthut,  
phối hợp nhóm tốt và có ý thức bảo vệ con người, thiết bị cũng như môi trường.  
Nội dung chính  
1. Cấu tạo nắp xylanh và nguyên tắc chung tháo, lắp động cơ Diesel  
1.1. Cấu tạo nắp xylanh động cơ Diesel 4 kỳ  
Hình 1.1 – Nắp xylanh của động cơ diesel 4 kỳ  
Nắp xylanh là một chi tiết phức tạp và quan trọng của động cơ. Trên nắp  
máy bố trí các lỗ để lắp xupap, vòi phun, van an toàn, van khởi động. Ngoài ra còn  
có các khoang rỗng chứa nước, các đường dẫn nước và các đường khí nạp, khí  
thải.  
1.2. Nguyên tắc chung tháo, lắp động cơ diesel  
Chuẩn bị:  
- Hồ sơ, lý lịch và hướng dẫn của nhà chế tạo.  
11  
     
- Đánh giá chính xác tình trạng hư hỏng.  
- Chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng, vật tư, điều kiện chiếu sáng.  
- Họp và phổ biến các quy tắc an toàn.  
Nguyên tắc đánh dấu: Cần kiểm tra số lượng và vị trí giữa các chi tiết cần  
tháo, đánh dấu vị trí các chi tiết. Việc đánh dấu lên các chi tiết phải được thực hiện  
một cách khoa học để dễ nhận biết, và không được đánh lên bề mặt lắp ghép, bề  
mặt làm việc của chi tiết  
Nguyên tắc nới, xiết Bu-lông, đai ốc: Những chi tiết hay cụm chi tiết được  
lắp ghép bằng nhiều bu lông hay gudông cần tháo theo nguyên tắc nới lỏng từ từ,  
đối xứng nhau để chống cong vênh.  
Nguyên tắc tháo, lắp hệ thống ống: Tháo từ trên xuống dưới, từ ngoài vào  
trong, tháo các thiết bị dễ vỡ, dễ hỏng hóc trước và ngược lại với khi lắp. Đối với  
các chi tiết hở, các đường ống thì khi tháo ra phải nút, che đậy cẩn thận để tránh  
nhiễm bẩn  
Nguyên tắc tháo, lắp các thiết bị có áp suất, nhiệt độ cao: Cần chắc chắn  
rằng chất lỏng, khí có trong các thiết bị, bộ phận phải được xả hết và đảm bảo nhiệt  
độ giảm xuống mới tiến hành công việc  
2. Tháo, vệ sinh nắp xylanh và cụm xupap  
Hình 1.3 – Nắp xylanh đã tháo ra  
Hình 1.2 – Tháo đai ốc  
- Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu  
- Bước 2: Đánh dấu nắp xylanh và kiểm tra lực xiết mối ghép  
- Bước 3: Tháo Đai ốc và nâng nắp xylanh ra ngoài  
- Bước 4: Tháo cụm Xupap ra khỏi nắp xylanh  
- Bước 5: Vệ sinh Xie và khoang nạp, xả  
- Bước 6: Vệ sinh khoang nước làm mát  
12  
     
- Bước 7: Vệ sinh Xupap và vệ sinh công nghiệp  
Việc kiểm tra lực xiết ban đầu của các đai ốc là rất quan trọng và phải căn cứ  
vào hướng dẫn của nhà chế tạo. Lực xiết này sẽ quyết định độ kín khít của buồng  
đốt động cơ. Trước khi nới lỏng và tháo các đai ốc cần đánh dấu. Việc đánh dấu sẽ  
giúp khẳng định rằng khi lắp lại các đai ốc đã đồng đều về lực xiết.  
Cần lưu ý rằng trước khi nhấc nắp xylanh ra khỏi thân động cơ cần phải  
kiểm tra đồ gá, dây cáp và khi hạ đặt nắp xylanh thì tránh làm hỏng bề mặt công  
tác của nó. Sau khi nhấc nắp xylanh ra khỏi thân động cơ thì phải che đậy lại phía  
trên buồng đốt để tránh vật lạ rơi vào làm hỏng bề mặt lắp ghép.  
13  
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 1  
Câu 1: Nêu cấu tạo của nắp xylanh?  
Câu 2: Đánh dấu đai ốc của nắp xylanh theo nguyên tắc nào?  
Câu 3: Tháo đai ốc của nắp xylanh như thế nào?  
Câu 4: Lực xiết của các đai ốc mặt quy lát có ý nghĩa như thế nào khi tháo, lắp nắp  
xylanh?  
Câu 5: Khi tháo nắp xylanh thì tại sao lại phải quan tâm đến các bề mặt lắp ghép  
giữa nắp xylanh?  
14  
 
BÀI 2. KIỂM TRA NẮP XYLANH  
Mã bài: MĐ.6840111.24.02  
Giới thiệu  
- Nắp xylanh làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn nhưng lại phân  
bố không đồng đều.  
- Nắp xylanh thường bị những hư hỏng như cong vênh, rạn nứt, cháy rỗ, khoang  
chứa nước bị ăn mòn…  
- Các hư hỏng trên làm suy giảm công suất động cơ, nếu nặng thì động cơ có thể  
không làm việc được  
Mục tiêu  
- Kiến thức: Trình bày được quy trình kiểm tra các hư hỏng của nắp xylanh  
- Kỹ năng: Kiểm tra được các hư hỏng của nắp xylanh các động cơ Diesel trong  
thực tế.  
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ qui tắc an toàn và qui trình kthut,  
phối hợp nhóm tốt và có ý thức bảo vệ con người, thiết bị cũng như môi trường.  
Nội dung chính:  
1. Các hư hỏng thường gặp của nắp xylanh, nguyên nhân, tác hại  
1.1. Nắp xylanh bị vênh  
Nguyên nhân:  
- Trong khi bảo dưỡng sửa chữa đã để vật nặng rơi vào, kê trên giá đỡ không  
đúng, vận chuyển làm rơi.  
- Siết các bulong, đai ốc không đúng lực và không đúng thứ tự dẫn đến hình  
thành khe hở giữa nắp xylanh và xylanh. Khe hở này không được xử lý kịp thời sẽ  
bị ăn mòn do khí cháy rò lọt.  
Tác hại:  
- Không gian buồng đốt không kín khít gây rò lọt khí xả ra môi trường làm  
suy giảm công suất động cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe thuyền viên  
- Nếu quá trình kéo dài lâu và không khắc phục kịp thời có thể phải thay thế  
nắp xylanh do không đảm bảo chức năng.  
- Tồn tại ứng suất tập trung do lực siết không đều dễ dẫn đến nứt, vỡ  
1.2. Xie cửa xả và cửa nạp bị mài mòn  
15  
   
Hình 2.1 – Xie cửa xả và cửa nạp bị mài mòn  
Nguyên nhân:  
- Làm việc trong điều kiện áp suất, nhiệt độ cao làm mát kém và va đập  
mạnh nên bị mài mòn.  
- Căn chỉnh khe hở nhiệt xupap không đúng  
- Do trực tiếp tiếp xúc với khí cháy gây ăn mòn hóa học  
Tác hại:  
- Không gian buồng đốt không kín làm suy giảm công suất động cơ.  
- Quá trình nén và cháy không đảm bảo  
- Nhiệt độ khí xả cao càng tăng thêm nguy cơ mài mòn do nhiệt độ cao  
1.3. Nắp xylanh bị cháy  
Hình 2.2 – Nắp xylanh bị cháy  
Nguyên nhân:  
- Mặt dưới nắp xylanh trực tiếp tiếp xúc với khí cháy có áp suất và nhiệt độ  
cao trong thời gian dài, chất lượng vật liệu kém, nhiên liệu chất lượng kém.  
- Không làm mát kịp thời hoặc mất khả năng làm mát nắp xylanh, ví dụ: mất  
16  
   
nước làm mát do bơm cấp không hoạt động tin cậy.  
- Không tiến hành bảo dưỡng định kỳ nắp xylanh theo hướng dẫn của nhà  
chế tạo.  
Tác hại:  
- Làm biến dạng mặt dưới nắp xylanh, thay đổi thể tích buồng đốt gây suy  
giảm công suất động cơ  
- Quá trình kéo dài sẽ gây phá hủy  
1.4. Nắp xylanh bị nứt  
Hình 2.3 – Nắp xylanh bị nứt  
Nguyên nhân:  
- Chất lượng vật liệu kém và làm việc dưới điều kiện áp suất, nhiệt độ cao  
cùng làm mát kém  
- Vận hành không đúng. Không đảm bảo sấy nóng động cơ khi đột ngột  
chuyển vùng hoạt động hoặc quá trình tăng vòng quay nhanh khi vừa mới khởi  
động  
Tác hại:  
- Phá hủy nắp xylanh  
- Nước làm mát rò lọt vào buồng đốt  
1.5. Khoang làm mát bị ăn mòn điện hóa  
Nguyên nhân:  
- Chất lượng nước làm mát kém  
- Sự tuần hoàn nước làm mát kém  
Tác hại:  
- Gây rò lọt nước vào buồng đốt hoặc ra ngoài, gây thất thoát nước làm mát  
17  
 
và gián tiếp gây nên ứng suất nhiệt gây nứt xylanh  
- Giảm tác dụng của quá trình làm mát  
2. Kiểm tra các hư hỏng của nắp xylanh  
- Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu.- Bước 2:  
Kiểm tra nắp xylanh bị vênh  
- Bước 3: Kiểm tra Xi-e bị mài mòn  
- Bước 4: Kiểm tra nắp xylanh bị cháy  
- Bước 5: Kiểm tra nắp xylanh bị nứt  
- Bước 6: Kiểm tra khoang làm mát bị ăn mòn  
Kiểm tra nắp xylanh bị vênh có thể được tiến hành như sau: quan sát bằng  
mắt thường, nếu nghi vấn có thể dùng phương pháp thử màu, đo khe hở:  
Hình 2.4 – Dùng thước để xác định cong vênh nắp xylanh và các vị trí đo  
- Đo khe hở: Dùng thước lá hoặc bàn rà (động cơ cỡ nhỏ). Khi kiểm tra thì  
đặt căn lá vào giữa mặt tiếp xúc với nắp xyalnh và thước thẳng hay bàn rà (bàn  
máp) để đo trị số sai lệch. Với bàn rà thì ta chỉ xác định được khe hở do cong vênh  
tại các mép.  
- Dùng bột màu: Bôi một lớp bột màu lên mặt phẳng nắp xylanh hoặc bàn rà.  
Cho mặt lắp ghép của nắp xylanh và bàn rà tiếp xúc với nhau rồi kéo đi kéo lại một  
vài lần, sau đó lật lên xem, nếu thấy bột màu tiếp xúc không đều là nắp máy bị  
cong vênh. Trong trường hợp không có bàn ra, có thể dùng một miếng kính dày  
trên có bôi một lớp màu rồi đặt úp nắp xylanh, sau đó xoay hay kéo đi kéo lại để  
kiểm tra.  
- Ngoài ra, có thể phán đoán qua thời gian sử dụng bằng cách lắp đệm hoặc  
gioăng mới và xiết chặt nắp máy đúng yêu cầu kỹ thuật, nếu thấy bọt khí ở trong  
xylanh xì ra thì chắc chắn nắp xylanh bị cong vênh.  
Kiểm tra độ mài mòn xie của xupap: xác định xie bị mài mòn bằng mắt  
18  
   
thường và độ mài mòn cho phép bằng dụng cụ.  
Kiểm tra nắp xylanh bị cháy, bị ăn mòn điện hóa bằng mắt thường  
Kiểm tra nắp xylanh bị nứt thường được tiến hành theo hai phương pháp:  
thử NDT và thử áp lực  
- Với phương pháp thử NDT, thử hiển thị màu, người ta vệ sinh sạch sẽ bề  
mặt cần kiểm tra sau đó dùng bộ thử màu dưới dạng bình sịt phun sương. Các hạt  
sương sẽ ngấm và chui sâu vào vết nứt (nếu có) sau đó lợi dụng phản ứng hóa học  
mà các chất thử màu có trong vết nứt sẽ phản ứng với chất hiển thị và ta có thể dễ  
dàng quan sát vết nứt bằng mắt thường.  
Hình 2.5–Xác định vết nứt bằng NDT  
- Các vết nứt lớn được kiểm tra bằng quan sát, vết nứt nhỏ kiểm tra bằng  
siêu âm, chụp X quang hay bằng phương pháp thử thủy lực. Với phương pháp thử  
thủy lực, ápsuất thử được quy định như sau:  
Khoang khí khởi động: Pt = 40 50 kG/cm2  
Khoang nước làm mát: Pt = 7kG/cm2  
Trong đó: k - hệ số tra theo bảng phụ thuộc vào áp suất Pz và nhiệt độ nước làm  
mát ra khỏi động .  
Hình 2.6–Thử thủy lực nắp xylanh  
1-Khoang tiếp xúc khí cháy; 2-Khoang khí khởi động; 3- Khoang làm mát  
19  
   
CÂU HỎI ÔN TẬP BÀI 2  
Câu 1: Nguyên nhân, tác hại và cách kiểm tra nắp xylanh bị cháy?  
Câu 2: Nguyên nhân, tác hại và cách kiểm tra xie bị mòn?  
Câu 3: Nguyên nhân, tác hại và cách kiểm tra nắp xylanh bị nứt?  
Câu 4: Nguyên nhân, tác hại và cách kiểm tra nắp xylanh bị cong, vênh?  
Câu 5: Nguyên nhân, tác hại và cách kiểm tra nắp xylanh bị ăn mòn điện hóa?  
20  
 
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 94 trang yennguyen 26/03/2022 169741
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sửa chữa máy tàu thủy 1 - Nghề: Khai thác máy tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_sua_chua_may_tau_thuy_1_nghe_khai_thac_may.pdf