Tài liệu môn học Chuyên đề về khai thác thương vụ - Ngành/nghề: Điều khiển tàu biển

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
TÀI LIỆU  
MÔ HỌC: CHUYÊN ĐỀ VỀ  
KHAI THÁC THƯƠNG VỤ  
NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....  
của...........)  
Hải Phòng, năm 2017  
i
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
ii  
LỜI GIỚI THIỆU  
Khai thác tàu một cách có hiệu quả là một trong các nghiệp vụ quan trọng  
của mỗi công ty vận tải biển. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nêu trên mỗi thuyền viên  
làm việc trên tàu ngoài việc nắm vững kiến thức hàng hải thì cần phải hiểu biết sâu  
sắc về khai thác tàu cũng như thương vụ vận tải qua đó góp phần hạn chế thấp nhất  
các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chủ tàu.  
Nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng nguồn nhân  
lực hàng hải, đáp ứng các tiêu chuẩn công ước STCW 78/2010 tại Trường Cao đẳng  
Hàng hải I, nhóm tác giả bộ môn Hàng hải nghiệp vụ - Khoa Điều khiển tàu biển đã  
biên soạn cuốn “CHUYÊN ĐỀ VỀ KHAI THÁC THƯƠNG VỤ” cho hệ Cao đẳng  
ngành điều khiển tàu biển đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các đọc giả có  
liên quan đến lĩnh vực Hàng hải.  
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn những đóng góp và sự cộng tác nhiệt  
tình của các đồng nghiệp trong Khoa Điều khiển tàu biển - Trường Cao đẳng Hàng  
Hải I. Mặc dù đã rất cố gắng tuy nhiên trong quá trình biên soạn không tránh khỏi  
những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và các đọc giả để  
chúng tôi tiếp tục cập nhật và hiệu chỉnh cho giáo trình ngày thêm hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cám ơn.  
Hải Phòng, ngày 10 tháng 10 năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Cao Đức Bản  
2. Thái Văn Khoa  
3. Đoàn Tân Thành  
iii  
MỤC LỤC  
Trang  
iv  
 
TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ VỀ KHAI THÁC THƯƠNG VỤ  
Mã môn học/mô đun: MH.6840109.43  
1. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun  
- Vị trí: Đây là môn học chuyên môn được thực hiện cuối kỳ I năm học thứ hai.  
- Tính chất: Đây là môn học thảo luận trao đổi kinh nghiệm về lĩnh vực khai thác  
tàu.  
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun có ý nghĩa quan trọng trong công tác khai  
thác tàu để đạt được hiệu quả kinh tế cao  
2. Mục tiêu của mô đun  
- Về kiến thức: Trình bày được các hợp đồng thuê tàu và các loại giấy tờ liên quan  
đến hàng hóa  
- Về kỹ năng: Thực hiện ký kết hợp đồng thuê tàu, hoàn thành các giấy tờ liên quan  
đến hàng hóa  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện ý thức trách nhiệm, cẩn thận trong  
khi ký kết hợp đồng và làm các giấy tờ liên quan đến hàng hóa  
3. Nội dung của mô đun:  
Thời gian  
(Giờ)  
TÊN CHƯƠNG MỤC  
STT  
1.  
Tổng  
số  
Lý  
Thảo Kiểm  
thuyết luận  
tra  
0
Bài 1. Hợp đồng thuê tàu  
1.1. Hợp đồng thuê tàu chuyến  
1.2. Hợp đồng thuê tàu định hạn  
1.3. Hợp đồng thuê tàu trần  
Bài 2. Các loại giấy tờ liên quan tới  
hàng hóa và thương vụ  
2.1. Biên lai thuyền phó  
2.2. Vận đơn đường biển  
2.3. Các giấy tờ khác  
12  
0
0
0
0
12  
4
4
4
2.  
3.  
14  
0
14  
0
0
0
0
0
0
2
8
4
Viết thu hoạch  
4
4
0
0
Tổng số  
30  
30  
1
Bài 1. HỢP ĐỒNG THUÊ TÀU  
Mã bài: MH.6840109.43.01  
Giới thiệu:  
Giới thiệu về các hợp đồng thuê tàu chuyến, thuê tàu định hạn, thuê tàu trần,  
đưa ra các mẫu hợp đồng theo các thông lệ quốc tế đang sử dụng, qua đó nghiên cứu,  
thảo luận, đánh giá, phân tích để nâng cao nghiệp vụ…  
Mục tiêu:  
- Trình được phân loại và những điểm chính trong nội dung của các loại hợp đồng  
thuê tàu;  
- Đọc, hiểu và phân tích được những điều khoản quan trọng của hợp đồng thuê tàu;  
- Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc, tỉ mỉ, chính xác, bảo vệ lợi ích của chủ  
tàu, tàu và các bên liên quan.  
Nội dung chính:  
1. Hợp đồng thuê tàu chuyến  
1.1. Khái niệm – Đặc điểm thuê tàu chuyến  
Hợp đồng thuê tàu chuyến là một bản hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng  
đường biển được ký kết giữa chủ tàu (Ship Owner) và người thuê tàu (Charterer)  
đồng ý cho thuê cả tàu hoặc một phần con tàu để chở một số lượng hàng nhất định,  
hoặc một chuyến hoặc nhiều chuyến đến một cảng hoặc một số cảng chỉ định.  
Đối với hợp đồng thuê tàu chuyến thì chủ tàu (thông thường) chính là người  
vận tải, người thuê tàu là chủ hàng hoặc người gửi hàng. Đôi khi người thuê tàu cho  
thuê lại toàn bộ hoặc một phần con tàu và như vậy: Người thuê tàu lúc này trở thành  
người vận tải. Trong trường hợp sau khi cho người gửi hàng thuê lại tàu, người thuê  
tàu cầm chắc phần lời và tìm cách chuyển trách nhiệm vận chuyển, nhận và gửi hàng  
sang cho chủ tàu, và thuyền trưởng vẫn được uỷ khác ký B/L. Để bảo vệ quyền lợi  
của mình, người thuê tàu đưa vào C/P điều khoản: Cesser clause (Điều khoản  
nhượng lại). Thông thường điều khoản được ghi như sau: “Trách nhiệm của người  
thuê tàu sẽ chấm dứt ngay sau khi hàng đã được xếp lên tàu và ứng tiền trước, cước  
chết, tiền phạt do làm hàng chậm (nếu có) tại cảng xếp đã được trả, chủ tàu có quyền  
cầm giữ hàng hoá để đòi tiền cước, tiền phạt do làm hàng chậm, và tiền đóng góp  
tổn thất chung”.  
Trong trường hợp người thuê tàu từ chối trả tiền phạt do làm hàng chậm tại  
cảng xếp mà thuyền trưởng bị ép buộc ký B/L thì thuyền trưởng phải yêu cầu người  
2
     
thuê tàu làm thư bảo đảm, cam đoan sẽ trả số tiền trên tại cảng dỡ, cũng có thể yêu  
cầu “ thư đảm bảo” do ngân hàng của họ cấp để có cơ sở pháp lý bắt giữ hàng tại  
cảng dỡ ”. Thuyền trưởng luôn lưu ý rằng: Ngay cả khi cho thuê lại như vậy thì hai  
bên đã đứng ra ký hợp đồng vẫn chịu ràng buộc bởi những quyền lợi và nghĩa vụ  
quy định trong hợp đồng thuê tàu.  
1.2. Các loại hợp đồng thuê tàu chuyến  
Để đơn giản hoá và rút ngắn thời gian đàm phán ký kết hợp đồng, các bên  
thường dựa vào các hợp đồng mẫu. Hợp đồng mẫu thường do các luật gia, các tổ  
chức hàng hải quốc tế và quốc gia soạn thảo. Có rất nhiều loại hợp đồng và chúng  
có thể quy thành các loại chính: Hợp đồng tổng hợp và hợp đồng chuyên dụng:  
Hợp đồng tổng hợp: Dùng thuê tàu chuyến để chuyên chở hàng bách hoá, mẫu  
phổ biến là GENCON 1922, NUVOY 1964, SCANCON 1956...  
Hợp đồng chuyên dụng: Là loại hợp đồng dùng chuyên chở một loại hàng  
nhất định và trên một chuyến nhất định.  
Hiện nay mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến vẫn đang được tiêu chuẩn hoá theo  
nội dung hợp đồng trong phạm vi thế giới.  
1.3. Nội dung hợp đồng thuê tàu chuyến  
Nội dung cơ bản của một hợp đồng thuê tàu chuyến gồm hai phần chính: Phần  
giới thiệu thành phần tham gia ký hợp đồng gọi là phần chủ thể hợp đồng. Phần thoả  
thuận giữa hai bên gọi là các điều khoản hợp của đồng.  
Chủ thể hợp đồng gồm: Số hợp đồng và thời gian ký hợp đồng; Các bên tham  
gia ký hợp đồng: Ghi rõ tên cơ quan, địa chỉ tài khoản, mã số thuế, tên và chức vụ  
người đại diện ký hợp đồng.  
Các điều khoản được thoả thuận trong hợp đồng gồm:  
1) Tên công ty môi giới  
Thường phải ghi tên và địa chỉ đầy đủ (full style address).  
2) Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng  
Điều khoản này rất quan trọng, vì căn cứ vào đó sẽ xác định địa điểm và luật xét xử.  
3) Tên và địa chỉ (Names and Domiciles) của các bên tham gia ký kết hợp đồng  
Thường phải ghi tên và địa chỉ đầy đủ (full style address).  
4) Tên tàu và tóm tắt các đặc trưng kỹ thuật của tàu  
Ví dụ: MV TAY SON; VIETNAM FLAG; BLT 2005; DWT 13500; LOA/BM  
128/19; GR/NR 8014/5750...  
3
   
5) Các điều khoản về thay thế tàu, khả năng đi biển của tàu  
6) Vị trí hiện tại của tàu, ngày dự kiến tàu có mặt tại cảng xếp/dỡ hàng  
Ví dụ: “... now discharging at... and expected ready to load under this charter party  
around 18 th, Apr 2014, allgoing well ”.  
7) Hàng hoá  
Tên hàng, số lượng, qui cách, hệ số chất xếp, số lượng hàng tối thiểu, tối đa (More  
or Less), bên lựa chọn, hàng hoá xếp trên boong...  
Ví dụ: 13000 MT Rice in bag, MOLOO/ MOLCO; số lượng chính xác thường căn  
cứ vào Thông báo sẵn sàng (N.O.R.).  
8) Cảng xếp/dỡ/ khu vực xếp/dỡ  
Phải ghi rõ tên cảng xếp/ dỡ  
Ví dụ: Loading port: 1SP Haiphong Vietnam  
* Thuật ngữ “Cảng an toàn, cầu an toàn” (Safe port, safe berth).  
Một cảng, một cầu được gọi là an toàn nếu như tàu tới đó, lưu lại, làm hàng,  
và rời khỏi đó một cách an toàn.Thuật ngữ an toàn được hiểu cả về phương diện kỹ  
thuật hàng hải và chính trị.  
Các yếu tố an toàn về phương diện kỹ thuật hàng hải như độ sâu, kín sóng,  
gió, cảng không có băng trôi, băng đóng nguy hiểm, các công trình nhân tạo, trang  
thiết bị, nhà kho, bến bãi an toàn...  
Về chính trị: Một cảng có chính biến, nội chiến... thì không được coi là an  
toàn, mặc dù các điều kiện cơ sở vật chất vẫn đảm bảo an toàn.  
Thuật ngữ cảng an toàn, cầu an toàn thường gắn liền với cụm từ “luôn luôn  
nổi” (Always afloat). Do vậy để mở rộng quyền hạn của mình, chủ tàu có thể đưa  
vào hợp đồng thuê tàu quy định “Những cảng và những cầu do người thuê tàu chỉ  
định phải được an toàn”.  
Ví dụ: Điều kiện hợp đồng ghi 1 sp/1sb Japan hoặc 1sb haiphong.  
Hoặc “ Nơi nào gần nhất mà tàu có thể đến được một cách an toàn và luôn luôn nổi  
“Or so near there to as she may safely get an lie always afloat”.  
Với những cảng chịu ảnh hưởng lớn của thuỷ triều hoặc sa bồi thì người thuê  
tàu thường muốn thay câu “always afloat” bằng câu “ safe aground” để tránh thiệt  
hại về quyền lợi của mình.  
9) Lay/can, lay day, lay time  
Lay/can: Trong hợp đồng thuê tàu chuyến cũng như hợp đồng thuê tàu định hạn đều  
phải có sự thoả thuận trước về thời gian lúc nào thì tàu sẵn sàng xếp hàng ở cảng  
đầu tiên (Đối với hợp đồng thuê tàu chuyến) hoặc lúc nào thì giao tàu (Đối với hợp  
4
đồng thuê tàu định hạn) cũng như hạn cuối cùng mà hợp đồng có thể bị huỷ bỏ, điều  
đó trong hợp đồng thuê tàu được diển đạt bằng thuật ngữ “lay/can”.  
Ví dụ: Lay/can May, 12- 15, điều đó có nghĩa là tàu phải sẵn sàng để xếp hàng (trong  
hợp đồng thuê tàu chuyến) hay sẵn sàng bàn giao tàu (trong hợp đồng thuê tàu định  
hạn) trong khoảng thời gian từ 12 đến 15 tháng 5; sau 15 tháng 5 hợp đồng bị huỷ  
bỏ.  
“Lay” là cách nói vắn tắt của câu: “Laytime not commence before...” Nghĩa  
“Thời gian sẵn sàng làm hàng không bắt đầu trước...”  
Nếu tàu đến trước “Layday” đã thoả thuận thì người thuê tàu không có nghĩa  
vụ phải xếp hàng trước ngày đó, nhưng chủ tàu cũng không thể khiếu nại nếu người  
thuê tàu có thể bắt đầu làm hàng hoặc có thể tính thời gian làm hàng.  
“Can” là cách nói vắn tắt của cụm từ “Cancelling day”, nếu tàu không đến  
cảng xếp hàng (theo hợp đồng thuê tàu chuyến) hoặc không đến cảng hay địa điểm  
giao tàu (theo hợp đồng thuê tàu định hạn) thì vào ngày huỷ bỏ hợp đồng thuê tàu  
(Cancelling day) người thuê tàu có quyền huỷ bỏ hợp đồng mà chủ tàu cũng không  
thể khiếu nại người thuê tàu.  
“Điều khoản huỷ bỏ” thông thường trong các hợp đồng thuê tàu Gencon và  
Baltime cũng được áp dụng ngay trong trường hợp khi tàu bị chậm trễ bởi lý do  
ngoài sự kiểm soát của chủ tàu và chủ tàu hoặc thuyền trưởng đã làm hết sức mình  
để tăng tốc độ, rút ngắn thời gian hành trình của con tàu.  
Như vậy, đối với chủ tàu và thuyền trưởng nếu không thể đưa tàu đến cảng  
xếp hàng đầu tiên hoặc cảng hay vị trí giao tàu trước ngày huỷ bỏ hợp đồng thì điều  
hết sức quan trọng là phải lấy được tuyên bố của người thuê tàu là họ có huỷ bỏ hợp  
đồng hay không.  
“Lay day” còn có nghĩa là ngày làm hàng, trong hợp đồng thuê tàu chuyến,  
thuật ngữ này có hai nghĩa là biểu thị ngày mà tàu đến cảng xếp hàng và sẵn sàng  
làm hàng và biểu thị số ngày quy định để xếp hàng hoặc dỡ hàng.  
Thuật ngữ Laytime cũng có cùng ý nghĩa với Layday.  
10) Cước phí (Freight)  
Số và đơn vị tiền tệ thanh toán cước, người thừa hưởng tiền cước, địa chỉ, thời  
hạn thanh toán; rủi ro về mất cước trong chuyến đi..  
11) Xếp dỡ (cargo handling): Điều khoản quy định bên nào chịu trách nhiệm và chi  
phí trong quá trình xếp/ dỡ hàng hoá. Trong hợp đồng thuê tàu sẽ quy định một trong  
những điều khoản cụ thể.  
Các điều khoản về xếp dỡ hàng hoá là một trong  
những nội dung được thoả thuận và ký kết thể hiện trong hợp đồng thuê tàu giữa chủ  
5
tàu/thuyền trưởng và người thuê tàu/người gửi hàng/người nhận hàng. Các điều  
khoản về chi phí xếp dỡ hàng hoá bao gồm các loại sau đây:  
- F.I (Free In) Chủ tàu không chịu trách nhiệm và chi phí khi xếp hàng lên tàu;  
- F.O (Free Out) Chủ tàu không chịu trách nhiệm và chi phí khi dỡ hàng khỏi tàu;  
- F.I.O (Free In and Out) - Chủ tàu không chịu trách nhiệm và chi phí khi xếp  
và dỡ hàng;  
- F.I.O.S (Free In, Out and Stowed) - Chủ tàu không chịu trách nhiệm và chi phí khi  
xếp, dỡ và chất xếp hàng trong hầm tàu;  
- F.I.O.S.T (Fre In, Out, Stowed and Trimmed) - Chủ tàu không chịu trách nhiệm và  
chi phí về xếp, dỡ, chất xếp và cào bằng hàng hóa trong hầm tàu;  
- Berth term, liner term (Điều khoản tàu chợ) - Chủ tàu chịu trách nhiệm và chi phí  
như trong chuyên chở tàu chợ;  
- L.I./F.O.(Liner In/Free Out) - Chủ tàu chịu trách nhiệm và chi phí khi xếp hàng,  
nhưng không chịu trách nhiệm và chi phí khi dỡ hàng;  
- F.I./L.O (Free In/Liner Out) - Chủ tàu không chịu trách nhiệm và chi phí khi xếp  
hàng, nhưng chịu trách nhiệm và chi phí khi dỡ hàng.  
12) Chi phí làm ngoài giờ (Overtime)  
Điều khoản quy định bên nào sẽ trả tiền làm ngoài giờ, mức chi trả và thời  
hạn chi trả.  
13) Thời hạn làm hàng (Laydays/laytime)  
Điều khoản này quy định thời gian cho phép người thuê tàu tiến hành công  
tác xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Nếu công việc hoàn thành vượt quá thời  
hạn quy dịnh được ghi trong hợp đồng thuê tàu, thì người thuê tàu sẽ bị phạt làm  
hàng chậm (Demurrage). Ngược lại nếu việc xếp/dỡ hoàn thành sớm hơn thì người  
thuê tàu được thưởng làm hàng nhanh (Despatch). Thông thường theo tập quán  
thương mại hàng hải mức thưởng bằng một phần hai mức phạt.  
Để thực hiện điều khoản thưởng làm hàng nhanh - phạt làm hàng chậm  
(Despatch and Demurrage), người ta căn cứ vào thời gian làm hàng, mức xếp dỡ,  
khái niệm ngày, thời gian trao thông báo sẵn sàng làm hàng... và thời gian tính gộp  
hay không tính gộp được thoả thuận trong hợp đồng thuê tàu.  
Thời gian làm hàng có thể ấn định cụ thể một số ngày hay một số giờ nhất  
định (Fixed laydays).  
Ví dụ 1: Cho phép xếp hàng trong 5 ngày suốt (Five running days allowed for  
loading).  
6
Thời gian làm hàng có thể được xác định thông qua mức xếp dỡ. Mức xếp dỡ  
hàng được quy định trong hợp đồng thuê tàu thường theo một trong các hình thức  
sau đây:  
- Mức xếp dỡ được quy định dưới hình thức số tấn trong một giờ hoặc số tấn một  
ngày đêm;  
Ví dụ 2: Mức xếp 400 tấn/ngày đêm (Loading at rate of 400 metric tons per day).  
- Mức xếp dỡ có thể quy định trung bình cho cả tàu trong một ngày hoặc mỗi hầm  
tàu trong một ngày làm việc;  
Ví dụ 3: Mức xếp 130 tấn/ngày/hầm (Loading rate of 130 metric tons per day and hatch)  
- Mức xếp dỡ theo tập quán của cảng (According to the custom of the port);  
- Mức xếp dỡ theo tập quán của cảng (as customary) hoặc khẩn trương theo tập quán  
của cảng (Customary Quick Despatch, viết tắt là CQD).  
- Mức xếp dỡ theo CQD có thể thừa nhận là một điều kiện khá tốt vì đại lý có thể  
tập trung đầy đủ các thí dụ về mức xếp dỡ thực tế có thể đạt được tại cảng và đưa ra  
mức trung bình.  
Các khái niệm về ngày được hiểu trong hợp đồng gồm: Những ngày, những  
ngày liên tục (Days, Running days, Consecutive days) thuật ngữ này có nghĩa là  
những ngày và những ngày liên tục 24 tiếng đồng hồ bắt đầu từ lúc làm hàng theo  
lịch không chỉ ngày làm việc mà còn kể cả ngày chủ nhật, ngày lễ. Nếu hợp đồng  
thuê tàu quy định thời gian làm việc theo cách này thì rất có lợi cho chủ tàu.  
Ngày làm việc (Working days) là những ngày làm việc bình thường tại cảng  
không kể ngày lễ, chủ nhật. Số lượng giờ làm việc tuỳ theo tập quán của cảng nhưng  
thông thường là 8 giờ/ngày và thường được tính đủ 24 tiếng từ nửa đêm hôm trước  
đến nửa đêm hôm sau cho dù công việc có tiến hành hay không.  
Ngày làm việc 24 tiếng (Working days of 24 hours) cứ đủ 24 tiếng làm việc  
thì tính một ngày cho dù phải mất rất nhiều ngày mới làm được 24 tiếng.  
Ngày làm việc thời tiết (Weather Working day) là những ngày làm việc nhưng  
thời tiết phải tốt để công việc xếp dỡ tiến hành được, nếu thời tiết xấu không tiến  
hành được xếp, dỡ thì không tính thời gian làm hàng.  
Đối với chủ nhật, ngày lễ được quy định:  
+ Là có tính: S.H. inc (Sunday, Holiday included);  
+ Là không tính: S.H. ex (Sunday, Holiday excluded);  
+ Không tính trừ khi có làm: S.H.E.X.U.U (Sundays Holidays Excepted,  
Unless Used);  
7
+ Không tính dù có làm hay không làm: S.H.E.X.E.U (Sunday, Holiday  
Excepted Even If Used).  
Ví dụ1: Weather Working Days, Sundays Holidays Excepted, Even if Used  
được viết tắt là WWD SHEXEU có nghĩa ngày làm việc thời tiết, ngày chủ nhật  
ngày lễ không tính, bất kể là có sử dụng hay không sử dụng.  
Ví dụ2: Weather Working Days, Sundays Holidays Excepted, Unless Used  
được viết tắt là WWD SHEXUU có nghĩa, ngày làm việc thời tiết, ngày chủ nhật  
ngày lễ không tính, trừ khi được sử dụng.  
Để tránh việc tranh chấp không cần thiết, đằng sau Unless Used thường thêm  
câu “But only time actually used to count”. Với cách diễn đạt này, khi làm hàng vào  
những ngày không làm việc (ngày chủ nhật, ngày lễ) thì thời gian làm hàng chỉ được  
tính thời gian thực tế được sử dụng mà không phải cả ngày không làm việc.  
Thời gian tính gộp (Reversible time) có nghĩa là trừ khi có quy định nào khác,  
thông thường trong hợp đồng thuê tàu chuyến, thời gian làm hàng thường được tính  
riêng cho việc xếp hoặc dỡ hàng.  
Trường hợp tàu phải đến nhiều hơn một cảng xếp hoặc nhiều hơn một cảng  
dỡ hàng thì đôi khi trong hợp đồng cho phép tính chung số ngày cho xếp hàng ở các  
cảng xếp và tính chung số ngày dỡ hàng ở các cảng dỡ, cũng có khi tính chung số  
ngày cho xếp và dỡ. Bằng cách quy định thời gian làm hàng này người thuê tàu có  
thể tính bằng cách bù đắp thời gian làm hàng giữa các cảng xếp, giữa các cảng dỡ  
hoặc giữa các cảng xếp dỡ với nhau để tiết kiệm thời gian xếp dỡ. Thời gian tính  
chung đó gọi là thời gian tính gộp.  
14) Thưởng phạt  
Điều khoản nêu rõ số tiền phạt/ ngày đối với việc làm hàng chậm, và tiền  
thưởng/ ngày nếu làm hàng nhanh so với quy định. Thông lệ mức thưởng bằng 1/2  
mức phạt.  
Lưu ý:  
Thời gian xếp dỡ chậm cũng chỉ được kéo dài trong một khoảng thời gian hợp  
lý. Nếu quá thời gian hợp lý (thường là 10 ngày theo Gencon) thì người thuê tàu phải  
chịu tiền phạt lưu giữ tàu (detention) mà số tiền này còn cao hơn nhiều so với tiền  
phạt xếp dỡ chậm.  
Trừ khi hợp đồng có những quy định khác đi, thời gian tính phạt làm hàng  
chậm được tính liên tục từ khi hết hạn làm hàng quy định cho đến khi kết thúc làm  
hàng kể cả ngày lễ, chủ nhật và ngày có thời tiết xấu “Once on demurrage always  
on demurrage”.  
8
15) Đại lý (Agent)  
Hợp đồng quy định rõ bên nào được quyền chỉ định hay thuê đại lý và phải  
chịu chi phí đại lý ở cảng xếp hay cảng dỡ hàng.  
16) Di chuyển tàu (Shifting)  
Hợp đồng quy đinh rõ bên chịu chi phí di chuyển tàu giữa các cầu (nếu có),  
thời gian di chuyển có tính vào thời gian làm hàng hay không.  
17) Các trường hợp ngoại lệ (exceptions)  
Nói về quyền các bên tham gia hợp đồng trong trường hợp không có khả năng  
thực hiện hợp đồng. Ví dụ: Thiên tai, bất khả kháng...  
18) Chệch đường (Deviation)  
Nêu lên quyền của tàu đi chệch đường thông thường để cứu người và tài sản  
trên biển hoặc vì lý do an toàn cho tàu, người, hàng hóa hay môi trường.  
19) Lưu giữ hàng (Lien)  
Chủ tàu có quyền lưu giữ hàng để đòi tiền cước, tiền phạt làm hàng chậm, tiền  
cước khống và các chi phí liên quan.  
20) Tổn thất chung (General Average)  
Chỉ ra tổn thất chung (nếu có) sẽ được giải quyết theo luật nào và ở đâu.  
Ví dụ: “as per York- Antwerp Rules 1974”.  
21) Phân xử tranh chấp  
Trong hợp đồng cần phải quy định rõ khi xảy ra tranh chấp thì được phân xử  
ở đâu và luật nước nào sẽ áp dụng, đôi khi còn quy định thời hạn chậm nhất phải  
hoàn thành các thủ tục để đưa ra tranh chấp kể từ khi kết thúc việc dỡ hàng.  
Ví dụ: arbitration, if any, in HongKong and English law to apply – Nếu có tranh chấp  
thì nơi được thụ lý là Hồng Kông theo luật Anh.  
22) Bills of lading  
Điều khoản này chỉ rõ cách thức vận đơn được soạn thảo và người được phép  
ký. Nhiều khi còn có những điều khoản bảo vệ quyền lợi chủ tàu khi có sự chênh  
lệch tiền cước giữa hợp đồng và vận đơn.  
23) Hoa hồng môi giới (Commision/Brokerage)  
Điều khoản này chỉ ra số tiền hoa hồng (thường là phần trăm trên tổng số  
cước) và người thừa hưởng.  
24) Các điều khoản bảo vệ (Protective Clauses)  
Các điều khoản này có thể được in sẵn trong các hợp đồng mẫu hoặc được  
điền phụ thêm vào các hợp đồng:  
a) New Jackson: Liên quan đến tổn thất chung và thực tiễn xét xử ở Mỹ.  
9
b) Điều khoản va chạm hai tàu đều có lỗi (Both to Blame Collision Clause):  
Điều khoản này đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi chủ tàu trong va chạm nếu  
xét xử bằng luật Mỹ.  
c) Paramount Clause  
Gọi là “Điều khoản đứng đầu” vì tính chất ý nghĩa rất quan trọng về pháp lý  
của nó. Điều khoản này dẫn chiếu luật pháp nào sẽ là luật áp dụng trong thương vụ  
vận tải này và sẽ chi phối mối quan hệ quyền lợi và nghĩa vụ giữa người chuyên chở  
và người thuê tàu. Trong vận chuyển hàng bằng tàu chợ, vận đơn tàu chợ là bằng  
chứng của hợp đồng chuyên chở, điều khoản đứng đầu của vận đơn dẫn chiếu luật  
áp dụng là quy tắc Hague (Hague Rules) thuộc công ước Brúc- xen 1924 (Brussels  
Convention 1924) hoặc là quy tắc Hague- Visby, dựa trên cơ sở công ước Brúc- xen  
được sửa đổi, bổ sung bằng nghị định thư 1968 (Protocol 1968). Đa số các nước đã  
ký kết hoặc phê duyệt Công ước Brúc- xen và nghị định thư 1968 áp dụng một trong  
hai quy tắc này làm cơ sở luật pháp điều chỉnh vận đơn tàu chợ của nuớc mình. Tuy  
nhiên vẫn còn một số ít nước trên thế giới chưa tham gia và phê duyệt các công ước  
và nghị định thư nói trên. Điều khoản đứng đầu trong vận đơn tàu chợ của họ dẫn  
chiếu luật hàng hải quốc gia của mình làm luật cơ sở cho việc điều chỉnh vận đơn.  
Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chở hàng bằng tàu chuyến, người chuyên chở ký  
phát vận đơn trên đó có “Điều khoản đứng đầu” dẫn chiếu đến việc áp dụng quy tắc  
Hague hoặc quy tắc Hague- Visby, được luật pháp nước gửi hàng hoặc nước nhận  
hàng cho phép áp dụng thì vận đơn này là một văn bản pháp lý bổ sung cho hợp  
đồng thuê tàu và không được trái với điều khoản của hợp đồng thuê tàu đã được ký  
kết.  
25) Đình công (Strikes)  
Nêu lên rủi ro và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng khi có đình công,  
bãi công xảy ra “Cả người thuê tàu lẫn chủ tàu không chịu trách nhiệm đối với hậu  
quả do đình công gây nên”.  
26) Rủi ro chiến tranh (War Risks)  
“Rủi ro chiến tranh” bao gồm bất cứ một cuộc chiến tranh nào (đã xảy ra hay  
có nguy cơ xảy ra), hành động chiến tranh, nội chiến, bạo động, cách mạng, nổi loạn,  
nổi dậy của dân chúng, hành động gây chiến, đặt mìn, hành động cướp bóc, khủng  
bố, gây chiến hoặc phong tỏa do bất cứ người nào, tổ chức khủng bố hay chính trị,  
hay do chính quyền của nước nào đó gây ra, mà theo sự xét đoán hợp lý của thuyền  
trưởng và/hoặc chủ tàu thì con tàu, hàng hóa trên tàu, thủy thủ hay những người khác  
trên tàu có thể bị nguy hiểm.  
10  
Nếu tại bất cứ thời điểm nào trước khi tàu xếp hàng mà xuất hiện những điều  
trên, theo sự phán đoán hợp lý của thuyền trưởng và/hoặc chủ tàu, thể hiện rõ trong  
hợp đồng thuê tàu, nêu rõ tàu, hàng trên tàu, thủy thủ, những người khác trên tàu đối  
với rủi ro chiến tranh, chủ tàu có thể ra thông báo cho người thuê tàu về ngày hủy  
hợp đồng, hay từ chối thực hiện một phần các điều khoản thể hiện trong hợp đồng  
về tàu, người thuê tàu phải chỉ định bất cứ một cảng an toàn nào khác thay thế để dỡ  
hàng hay phần hàng hóa có liên quan, Chủ tàu có thể hủy hợp đồng nếu người thuê  
tàu không chỉ định cảng hay các cảng an toàn trong vòng 48 giờ sau khi nhận được  
thông báo trên của chủ tàu. Trường hợp hàng đã được xếp lên tàu mà người thuê tàu  
không chỉ định được cảng thì chủ tàu có quyền dõ hàng ở bất cứ cảng an toàn nào  
gần nhất và nhận đầy đủ cước vận chuyển và phần cước khoảng cách nếu cảng dỡ  
vượt thêm quá 10 Hải lý, chủ tàu có quyền cầm giữ hàng hóa để đòi các chi phí và  
cước đó.  
27) Điều khoản băng giá (Ice Clause)  
Tuỳ theo vào tuyến đường liên quan mà điều khoản này có đưa vào hợp đồng  
hay không. Nói chung điều khoản này cho phép chủ tàu áp dụng mọi biện pháp để  
tránh mọi tổn thất cho tàu, hàng hoá do ảnh hưởng cuả băng giá. “Nếu đang trên  
đường đến cảng mà thấy cảng bị đóng băng thì có quyền không vào cảng. Nếu đang  
xếp hàng mà có nguy cơ bị đóng băng thì có quyền chạy khỏi cảng”.  
28) Các điều khoản bổ sung (Additional Clauses)  
Các điều khoản này có thể được thêm vào hợp đồng tuỳ theo loại hàng chuyên  
chở, vùng hoạt động của tàu:  
a) Yêu cầu về cảng xếp/dỡ - Orders for loading/Discharging Ports: Người thuê tàu  
có quyền lựa chọn một hoặc nhiều cảng trong khu vực và quy định này chậm nhất  
họ phải thông báo cảng đầu tiên và tiếp theo cho việc xếp/dỡ hàng.  
b) Chuyển tải: Điều khoản này nếu được đưa vào thì tối thiểu phải gồm các nội dung  
sau:  
+ Chí phí chuyển tải;  
+ Chi phí thuê sà lan và nhân công;  
+ Mớn nước tàu cần đạt được sau khi chuyển tải;  
+ Các vấn đề về đâm va;  
+ Trách nhiệm về hư hỏng đối với tàu mẹ và sà lan;  
+ Thời gian chuyển tải cho phép;  
+ Ảnh hưởng của sóng, thời tiết đến chuyển tải;  
+ Trả thêm phí bảo hiểm do rủi ro chuyển tải;  
11  
+ Rủi ro ô nhiễm trong chuyển tải.  
c) Kiểm đếm hàng: Trách nhiệm cuả các bên trong việc thanh toán tiền kiểm đếm.  
Ví dụ: SHIPSIDE/DOCKSIDE TALLY TO BE FOR OWRS/CHRTRS A/C – Chủ  
tàu hoặc người thuê tàu trả tiền kiểm đếm hàng hóa.  
d) Thuế, phí (Dues & Taxes): Quy định trách nhiệm thanh toán thuế, phí đối với tàu  
và/hoặc hàng hoá.  
e) Chăm sóc hàng, chuẩn bị thiết bị làm hàng: Quy định này phụ thuộc nhiều vào  
hàng hoá.  
Ví dụ: Gạo bao cần phải có vật liệu đệm lót trước khi xếp.  
f) Hư hỏng do công nhân (Stevedore Damage)  
Hợp đồng quy định rõ bên nào chịu chi phí khi có các hư hỏng phát sinh do  
công nhân làm hàng trong quá trình xếp dỡ hàng hóa.  
g) Hàng trên boong (Deck cargo)  
Quy định về trách nhiệm bên nào trong việc:  
+ Cung cấp vật liệu chằng buộc;  
+ Tổn thất, hư hỏng hàng trên boong;  
+ Xếp hàng theo yêu cầu của tàu;  
+ Các chi phí liên quan.  
29) Chữ ký của hai bên  
Các bên tham gia ký kết hợp đồng ký và ghi rõ họ tên.  
1.4. Hợp đồng thuê tàu GENCON 1994  
1. Shipbroker  
RECOMMENDED  
THE BALTIC AND  
INTERNATIONAL MARITIME  
COUNCIL  
UNIFORM GENERAL CHARTER  
(AS REVISED 1922, 1976 and 1994)  
(To be used for trades for which no  
specially approved form is in force)  
CODE NAME: "GENCON"  
2. Place and date  
12  
 
3. Owners/Place of business (Cl. 1)  
5. Vessel's name (Cl. 1)  
4. Charterers/Place of business (Cl. 1)  
6. GT/NT (Cl. 1)  
7. DWT all told on summer load line in metric tons 7. Present position (Cl. 1)  
(abt.) (Cl. 1)  
9. Expected ready to load (abt.) (Cl. 1)  
10. Loading port or place (Cl. 1)  
11. Discharging port or place (Cl. 1)  
12. Cargo (also state quantity and margin in Owners' option, if agreed; if full and complete cargo not  
agreed state "part cargo") (Cl. 1)  
13. Freight rate (also state whether freight prepaid 14. Freight payment (state currency and method of  
or payable on delivery) (Cl. 4)  
payment; also beneficiary and bank account) (Cl. 4)  
15. State if vessel's cargo handling gear shall not be 16. Laytime (if separate laytime for load. and disch.  
used (Cl. 5)  
is agreed, fill in a) and b). If total laytime for load.  
and disch., fill in c) only) (Cl. 6)  
17. Shippers/Place of business (Cl. 6)  
17. Agents (loading) (Cl. 6)  
19. Agents (discharging) (Cl. 6)  
a) Laytime for loading  
b) Laytime for discharging  
c) Total laytime for loading and discharging  
20. Demurrage rate and manner payable (loading 21. Cancelling date (Cl. 9)  
and discharging) (Cl. 7)  
13  
22. General Average to be adjusted at (Cl. 12)  
23. Freight Tax (state if for the Owners' account) 24. Brokerage commission and to whom payable  
(Cl. 13 (c))  
(Cl. 15)  
25. Law and Arbitration (state 19 (a), 19 (b) or 19  
(c) of Cl. 19; if 19 (c) agreed  
also state Place of Arbitration) (if not filled in 19 (a)  
shall apply) (Cl. 19)  
(a) State maximum amount for small 26. Additional clauses covering special provisions,  
claims/shortened arbitration (Cl. 19) if agreed  
It is mutually agreed that this Contract shall be performed subject to the conditions contained in this Charter  
Party which shall include Part I as well as Part II. In the event  
of a conflict of conditions, the provisions of Part I shall prevail over those of Part II to the extent of such  
conflict.  
Signature (Owners)  
Signature (Charterers)  
2. Hợp đồng thuê tàu định hạn  
2.1. Khái niệm  
Hợp đồng thuê tàu tàu định hạn là hợp đồng được giao kết giữa chủ tàu và  
người thuê tàu định hạn, theo đó chủ tàu giao quyền sử dụng tàu biển của mình và  
14  
   
thuyền bộ cho người thuê tàu định hạn trong một thời hạn nhất định với mục đích cụ  
thể được thoả thuận trong hợp đồng và nhận tiền thuê tàu do người thuê tàu trả.  
2.2. Các loại hợp đồng thuê tàu định hạn  
Các loại hợp đồng thuê tàu định hạn gồm:  
Đối với hàng khô thường dùng theo mẫu tiêu chuẩn của BIMCO (Baltic &  
International Maritime Council) và do ASBA (Association of Shipbrokers and  
Agents, USA)  
Đối với tàu dầu thường dùng theo mẫu tiêu chuẩn của International  
Association of Dependent Tanker Owners soạn thảo năm 1980 tại Oslo và do Shell  
International Petroleum, soạn thảo năm 1984 tại London và Association of  
Shipbrokers and Agents soạn thảo năm 1984 tại Mỹ.  
Theo hợp đồng thuê tàu định hạn (Time charter party) thì chủ tàu giao tàu cho  
người thuê tàu sử dụng kèm theo cả thuyền bộ. Đa số các nhóm chi phí trong nhóm  
chi phí cố định là do chủ tàu chịu như: Lương thuyền viên, chi phí thay thuyền viên,  
dầu nhờn, dầu thuỷ lực, nước ngọt, vật tư, sửa chữa... Còn những chi phí thay đổi do  
người thuê tàu chịu như: Nhiên liệu, cầu cảng bến bãi, hoa tiêu, xếp dỡ, đại lý, thủ  
tục...  
2.3. Nội dung hợp đồng thuê tàu định hạn  
Bao gồm hai phần chính: Điều kiện hợp đồng và điều khoản hợp đồng, được  
giới thiệu tóm tắt như sau:  
1) Địa điểm và nơi ký hợp đồng  
2) Ngày ký hợp đồng  
3) Tên, địa chỉ các bên ký hợp đồng  
4) Đặc trưng tàu  
Bao gồm các thông số cần thiết của con tàu đặc biệt về tốc độ và lượng tiêu  
hao nhiên liệu của tàu trong điều kiện sóng gió bình thường luôn phải có. Đối với  
các hợp đồng thuê tàu dầu thì các đặc trưng về tàu thường chi tiết hơn đối với tàu  
hàng khô.  
5) Thời hạn thuê tàu  
Thông thường trong trường hợp ghi thời hạn thuê kèm theo một số ngày dao  
động quanh mốc đó. Số ngày dao động này tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên. Ví dụ:  
14 days more or less at charterer’s option ….. “14 ngày trước hoặc sau theo ngày  
được ấn định giao tàu trong hợp đồng …”  
15  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 53 trang yennguyen 26/03/2022 8980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu môn học Chuyên đề về khai thác thương vụ - Ngành/nghề: Điều khiển tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_mon_hoc_chuyen_de_ve_khai_thac_thuong_vu_nganhnghe.pdf