Giáo trình Chất xếp và vận chuyển hàng hóa 1 - Nghề: Điều khiển tàu biển

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: CHẤT XẾP VÀ VẬN  
CHUYỂN HÀNG HÓA 1  
NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của ...........)  
Hải Phòng, năm 2017  
i
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
ii  
 
LỜI GIỚI THIỆU  
Vận tải biển ngày càng thể hiện vai trò chủ đạo trong lĩnh vực vận chuyển  
hàng hoá, vận tải đường biển không chỉ cho phép chuyên chở một khối lượng hàng  
hoá lớn giữa các vùng trong một Quốc gia, giữa các quốc gia trong cùng Châu lục  
mà còn cho phép vận chuyển một khối lượng hàng hoá lớn giữa các Châu lục với  
một giá cước hạ, thời gian vận chuyển nhanh. Chính vì vậy ngày nay ngành vận tải  
đường biển chiếm hơn 80% tổng khối lượng hàng hoá vận chuyển. Mặt khác vận  
tải đường biển là một ngành đặc thù luôn phải hoạt động trong điều kiện khắc  
nghiệt chính vì vậy đòi hỏi người vận chuyển phải có kiến thức chuyên môn về xếp  
dỡ và bảo quản hàng hoá.  
Để phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu tại trường Cao đẳng Hàng hải 1,  
nhóm tác giả bộ môn Hàng hải nghiệp vụ - Khoa Điều khiển tàu biển - Trường  
Cao đẳng Hàng hải 1 đã biên soạn cuốn giáo trình “Chất xếp và vận chuyển hàng  
hóa I” với hy vọng sẽ giúp ích cho việc dạy và học trong Nhà trường và các độc  
giả chuyên ngành về Điều khiển tàu biển.  
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn những đóng góp và sự cộng tác nhiệt  
tình của các đồng nghiệp trong Khoa Điều khiển tàu biển - Trường Cao đẳng  
Hàng hải I. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót,  
rất mong các bạn đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để chúng tôi tiếp tục  
cập nhật và hiệu chỉnh cho giáo trình “Chất xếp và vận chuyển hàng hóa I” ngày  
thêm hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cám ơn.  
Hải Phòng, ngày . . . tháng . . . năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên Ks. Phạm Ngọc Anh  
2. Ks. Phạm Đức Thuấn  
iii  
MỤC LỤC  
v
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: Chất xếp và vận chuyển hàng hóa I  
Mã môn học: MH09  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học:  
- Vị trí: Đây là môn học chuyên môn được giảng dạy trong năm học thứ nhất;  
- Tính chất: Đây là môn học lý thuyết bắt buộc;  
- Ý nghĩa và vai trò của môn học: đây là môn học chuyên ngành nhằm cung cấp  
cho sinh viên các kiến thức cơ bản liên quan đến xếp dỡ và bảo quản một số loại  
hàng hóa phꢀ biến thưꢁng gặp.  
Mục tiêu của môn học:  
- Về kiến thức: Trình bày được khái quát về hàng hóa; các yêu cầu và phương pháp  
xếp dỡ, sắp xếp, cố định hàng hóa, bảo quản một số loại hàng hóa thưꢁng gặp  
trong vận tải biển; kiểm tra phát hiện các khiếm khuyết hư hỏng của không gian  
chứa hàng, khoang két;  
- Về kỹ năng: Đưa ra được các phương pháp xếp dỡ, cố định, bảo quản phù hợp  
với đặc điểm tính chất hàng hóa;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận trong công việc, đảm  
bảo an toàn xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa.  
Nội dung của môn học:  
Thời gian  
(giờ)  
Tên chương mục  
Tổng  
số  
Lý  
Thực Kiểm  
thuyết hành  
tra  
1. Chương 1. Tổng quan về hàng hoá trong  
vận tải biển  
10  
10  
0
0
1. Khái niệm, phân loại, tính chất chung  
xác định chất lượng hàng hóa  
1.1. Khái niệm, phân loại, tính chất chung  
của hàng hóa  
2
2
0
0
1.2. Phương pháp xác định chất lượng hàng  
khi giao nhận  
2. Bao bì và ký hiệu, nhãn hiệu hàng hóa  
2.1. Bao bì  
2.2. Ký hiệu, nhãn hiệu hàng hóa  
3. Bảo quản hàng hoá  
2
3
2
3
0
0
0
0
3.1. Hư hỏng và thiếu hụt hàng hóa  
3.2. Biện pháp bảo quản hàng trong quá  
trình vận chuyển  
3.3. Ảnh hưởng của khí hậu và hầm hàng  
1
 
đối với hàng hóa  
4. Thông gió hầm hàng  
3
3
0
0
4.1. Mục đích của nguyên tắc thông gió  
4.2. Các phương pháp thông gió  
4.3. Các hệ thống thông gió hầm hàng  
2. Chương 2. Vận chuyển một số hàng  
thường gặp trong vận tải biển  
1. Vận chuyển ngũ cốc  
25  
24  
0
1
2
2
0
0
1.1. Đặc điểm tính chất của hàng ngũ cốc  
1.2. Những lưu ý khi xếp dỡ, vận chuyển và  
bảo quản hàng ngũ cốc  
3
2
3
2
0
0
0
0
2. Vận chuyển vật liệu xây dựng  
2.1. Vận chuyển xi măng  
2.2. Vận chuyển các loại vật liệu khác  
3. Vận chuyển than  
3.1. Phân loại tính chất  
3.2. Những lưu ý khi vận chuyển và bảo quản  
than  
3
5
3
5
0
0
0
0
4. Vận chuyển quặng  
4.1. Phân loạivà tính chất  
4.2. Những lưu ý khi vận chuyển và bảo quản  
quặng  
5. Vận chuyển gỗ  
5.1 Phân loại tính chất của gỗ  
5.2 Những lưu ý khi vận chuyển và bảo quản  
gỗ  
5.3 Phương pháp chất xếp, chằng buộc gỗ trên  
boong  
5
5
0
0
6. Vận chuyển container và hàng kiện  
6.1 Ưu nhược điểm của vận chuyển hàng hoá  
bằng container  
6.2 Yêu cầu, phân loại, ký hiệu và kích thước  
của container  
6.3 Đặc điểm của tàu container  
6.4 Sơ đồ xếp hàng tàu container  
6.5 Các dụng cụ, thiết bị cố định container trên  
tàu  
6.6. Các lưu ý khi vận chuyển container  
6.7. Vận chuyển hàng kiện, trên cao bản  
2
5
4
0
1
7. Vận chuyển một số loại hàng hoá khác  
7.1 Vận chuyển hàng bách hoá  
7.2 Vận chuyển hàng đông lạnh, mau hỏng  
7.3 Vận chuyển động vật sống và sản phẩm  
của động vật  
3
5
5
0
0
Chương 3. Vận chuyển hàng hạt rời  
1. Các yêu cầu về ổn định đối với tàu chở  
hàng hạt rời  
2
2
0
0
1.1. Các thuật ngữ  
1.2. Giấy phép  
1.3. Tính chất chung của hàng hạt rꢁi  
1.4. Các yêu cu về ꢀn định đối vi tàu chở  
hàng ht ri có giy phép  
1.5. Các yêu cu ꢀn định la chọn đối vi các  
tàu không có giy phép vn chuyn mt phn  
hàng ht ri  
1
1
1
1
0
0
0
0
2. Các biện pháp cố định bề mặt hàng hạt rời  
3. Công tác chuẩn bị để chở hàng hạt rời  
4. Những chú ý trong quá trình xếp dỡ, vận  
chuyển hàng hạt rời  
1
5
1
1
4
1
0
0
0
0
1
0
4
Chương 4. Vận chuyển hàng nguy hiểm  
1. Phân loại hàng nguy hiểm theo IMDG  
Code  
1.1. Khái quát chung  
1.2. Phân loại hàng nguy hiểm  
2. Cấu trúc cơ bản của IMDG code và cách  
sử dụng  
0,5  
0,5  
0
0
2.1. Cấu trúc cơ bản của IMDG code  
2.2. Cấu trúc của danh mục hàng nguy hiểm  
3. Những yêu cầu khi vận chuyển hàng nguy  
hiểm  
0,5  
1
0,5  
1
0
0
0
0
4. Các điều khoản liên quan đến vận chuyển  
hàng nguy hiểm  
4.1. Các quy định về chất xếp các loại hàng  
nguy hiểm trừ hàng nguy hiểm loại 1  
4.2. Các quy định về chất xếp hàng nguy hiểm  
là chất nꢀ loại 1  
4.3. Vận chuyển chất nꢀ trên tàu khách  
1
1
0
0
5. Các yêu cầu cách ly khi xếp hàng nguy  
3
hiểm  
45  
42  
0
3
Tổng số  
4
Chương1.TỔNG QUAN VỀ HÀNG HÓA TRONG VẬN TẢI BIỂN  
Mã chương: MH09-01  
Giới thiệu:  
Trước khi tìm hiểu chuyên sâu về từng loại hàng hóa cụ thể trong vận tải  
biển, chúng ta cần có kiến thức cơ bản về thế phân loại , các tính chất đặc trưng  
của các loại hàng khác nhau và một số biện pháp bảo quản hàng hóa.  
Mục tiêu:  
Sau khi học xong chương này ngưꢁi học có khả năng:  
- Trình bày được các nhóm hàng, tính chất và các biện pháp bảo quản;  
- Phân loại được các loại hàng với các tính chất đặc trưng;  
- Rèn luyện tính tỉ mỉ cẩn thận trong công tác chất xếp và bảo quản hàng hóa.  
Nội dung chính:  
1.1. Kháiniệm, phân loại, tính chất chung xác định chất lượng hàng hóa  
1.1.1. Khái niệm, phân loại, tính chất chung của hàng hóa  
a. Khái niệm  
Hàng hoá vận chuyển trong vận tải biển là tất cả các vật phẩm, thương phẩm,  
được các phương tiện vận tải biển tiếp nhận để vận chuyển dưới dạng có hoặc  
không có bao bì từ nơi này đến nơi khác theo tập quán hàng hải quốc tế.  
Hàng hóa trong Vận tải biển chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 85% số lượng  
trong vận tải, đa dạng về chủng loại, mỗi loại hàng hóa vận tải biển có các đặc thù  
và yêu cầu riêng mà ta sẽ tìm hiểu sau đây.  
b.Phân loại theo tính chất của hàng  
Nhóm hàng thứ nhất: Là nhóm hàng có tính xâm thực (các hàng hoá trong  
nhóm này có khả năng làm ảnh hưởng tới các hàng hóa khác xếp gần chúng). Các  
loại hàng có tính hút và tỏa ẩm, một số loại hàng nguy hiểm, các loại hàng tỏa mùi  
(da thú ướp muối...) các loại hàng bay bụi...thuộc nhóm hàng có tính xâm thực.  
Nhóm hàng thứ hai: Là nhóm hàng có tính bị xâm thực. Chúng gồm các loại  
hàng chịu sự tác động của các loại hàng xếp trong nhóm thứ nhất khi xếp chung  
với chúng ở mức độ nhất định. Các loại hàng dễ hấp thụ mùi vịnhư chè, thuốc lá,  
đồ gia vị....thuộc nhóm hàng bị xâm thực.  
Nhóm hàng thứ ba: Là nhóm hàng trung tính. Nhóm hàng này bao gồm những  
loại hàng không chịu sự ảnh hưởng và không tác động xấu đến các hàng xếp gần nó.  
Các loại hàngnhư sắt thép, thép cuộn, thiết bị máy móc.....thuộc nhóm hàng trung  
tính.  
c.Phân loại theo phương pháp vận tải  
Nhóm hàng bách hóa (general cargoes): Nhóm hàng này gồm các đơn vị  
hàng vận chuyển riêng rẽ có bao bì hoặc không có bao bì (kiện, bao, thùng, hòm,  
chiếc, cái...). Hàng bách hóa có thể được chở trên tàu với một loại hàng hoặc nhiều  
loại hàng với các hình dạng bao bì khác nhau. Hiện nay hàng bách hóa có xu  
hướng đóng trong các Container và vận chuyển trên các tàu Container.  
5
   
Nhóm hàng chở xô (bulk cargoes): Là nhóm hàng được chở theo khối lượng  
lớn, đồng nhất, trần bì. Ví dụ: quặng, ngũ cốc, than chở rꢁi...Nhóm hàng chở xô  
được chia thành hai nhóm là nhóm hàng lỏng chở xô và nhóm hàng chất rắn chở  
xô.  
Nhóm hàng vận chuyển đòi hỏi có chế độ bảo quản đặc biệt: Đây là những  
loại hàng do tính chất riêng của chúng đòi hỏi phải được bảo quản theo những chế  
độ đặc biệt quy định trong vận tải. Nếu không tuân theo những quy định này thì  
hàng sẽ bị hư hỏng hoặc gây nguy hiểm cho tàu (Xem bảng 7.1)  
d. Phân loại theo kích thước  
Hàng thông thưꢁng  
Hàng cồng kềnh: Là loại hàng có kích thước cồng kềnh, trọng lượng lớn:  
Chiều dài> 8 m  
Chiều rộng> 3,2 m  
Trọng lượng > 30 tấn  
Nhóm vận  
Nhóm hàng bách hoá  
Nhóm hàng chở xô chuyển theo chế  
độ riêng  
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12 13 14  
15  
Bao Hàng Hàng Hàng Hàng Kim Hàng Hàng Hàng Hàng Gỗ Hàng Hàng Hàng Gia cầm,  
mềm đóng đóng thùng tính  
kiện hòm lớn chiếc  
loại thùng cồng  
rót  
cục  
rꢁi  
hạt nguy mau gia súc,  
và  
sản  
đáy kềnh lỏng  
rꢁi  
hiểm hỏng  
sản  
phẩm  
của  
tròn  
phẩm  
kim  
loại  
chúng  
Hình 1.1 - Bảng phân loại hàng hóa  
e. Tính chất chung của hàng hóa  
Ta cần đặc biệt chú ý tới các tính chất sau đây của hàng hóa trong quá trình  
vận chuyển.  
Tính chất vật lý: Là những đặc tính về vật lý của hàng hoá như tính di động,  
độ ẩm, nhiệt độ bốc hơi và đông kết, tính hút và tỏa mùi, nhiệt độ bắt lửa, tỷ trọng,  
thể tích riêng...  
Tính chất hóa học: Là những đặc tính về hoá học của hàng như sự ôxy hóa,  
tính độc, tính nꢀ, thành phần hóa học của hàng....  
6
Tính chất sinh học: Là những thuộc tính sinh học của hàng hoá như sự lên  
men, ôi thối, mục nát, nảy mầm... (Tính sinh học thưꢁng có ở các loại hàng có  
nguồn gốc động, thực vật)  
Tính chất cơ học: Là những đặc tính cơ học của hàng hoá như sức chịu nén,  
kéo, độ bền, độ co giãn...  
1.1.2.Phương pháp xác định chất lượng hàng khi giao nhận  
Phương pháp giác quan: Đây là phương pháp thủ công, độ chính xác không  
cao nhưng là phương pháp duy nhất mà ngưꢁi vận chuyển có thể áp dụng. Phương  
pháp này đòi hỏi ngưꢁi kiểm tra phải có nhiều kinh nghiệm.  
Khi giao nhận hàng phải thưꢁng xuyên kiểm tra chất lượng hàng xếp xuống  
tàu. Theo dõi, kiểm tra bao gói, quy cách đóng gói. Nếu hàng hoá bị hư hỏng, ẩm  
ướt, bao gói bị rách vỡ, không đúng quy cách phải từ chối nhận hoặc nếu nhận phải  
ghi vào vận đơn.  
Phương pháp chính xác: là phương pháp sử dụng các phương tiện, máy móc  
để kiểm tra chất lượng hàng qua mẫu thử. Cách lấy mẫu thử như sau: mỗi lô hàng  
lấy 3 mẫu cho vào phong bì ghi rõ tên hàng, lô hàng, thꢁi gian lấy mẫu, ngưꢁi gửi  
hàng; các tiêu chuẩn của hàng. Một phần để lại tàu, một phần gửi cho cơ quan  
giám định và một phần gửi cho chủ hàng.  
1.2. Bao bì và ký hiệu, nhãn hiệu hàng hóa  
1.2.1. Bao bì  
Bao bì là những kết cấu làm bằng các vật liệu khác nhau dùng đóng gói hàng  
hoá nhằm bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, lưu kho, chꢁ đợi sử  
dụng.  
Yêu cầu chung đối với bao bì là phải bền chắc, thích hợp với hàng bên trong,  
dễ bốc xếp, vận chuyển cần được tiêu chuẩn hóa.  
Bao bì trong ngành vận tải biển còn phải chịu đựng được sự xô lắc của tàu, sự  
thay đꢀi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác nữa xuất hiện trong các chuyến đi  
dài ngày trên biển.  
a. Phân loại dựa vào căn cứ vào mục đích sử dụng.  
Ngưꢁi ta phân bao bì làm hai loại:  
* Bao bì bên trong (bao gói)  
Bao bì trên trong là một bộ phận không tách rꢁi khỏi hàng, chúng trực tiếp  
tiếp xúc với hàng hóa, cùng hàng hóa đến tay ngưꢁi tiêu dùng (chai, lọ, hộp, túi,  
nylon, giấy chống ẩm...). Bao gói có thể 1 lớp, 2 lớp, 3 lớp tuỳ theo tiêu chuẩn mỗi  
loại hàng.  
Chức năng chính của bao bì bên trong là làm gia tăng khả năng bảo quản  
hàng, có tác dụng quảng cáo và trang sức cho hàng đẹp thêm.  
Yêu cầu với bao gói bên trong là phải đảm bảo vệ sinh, kín.  
* Bao bì bên ngoài  
7
     
Bao bì bên ngoài có tác dụng chống được các tác dụng cơ học từ bên ngoài,  
hạn chế tác dụng của mưa, nắng, ánh sáng, bụi... Bao bì bên ngoài thưꢁng làm  
bằng gỗ, giấy cứng, giấy mềm, tôn kim loại, gỗ, sành sứ, chất dẻo...  
b. Phân loại theo phương thức vận tải.  
Chia làm 3 loại  
* Bao mềm: là loại bao có thể thay đꢀi theo hàng hoá mà nó chứa, có khả  
năng chịu nén ép như ni lon, bao tái, giấy…  
* Bao nửa cứng: Là loại bao định hình nhưng không cứng tuyệt đối như: hộp  
carton, giỏ, sọt,…Loại này chịu nén ép nhỏ.  
* Bao cứng: là những hộp, hòm thùng cứng bằng gỗ hay kim loại dùng chứa  
hàng nặng dễ vỡ. Loại này có khả năng chui nén, ép, va đập lớn.  
1.2.2. Ký hiệu, nhãn hiệuhàng hoá  
a. Ký hiệu hàng hoá  
Hình 1.2 – Ký hiệu hàng hóa  
8
 
Những loại hàng hóa vận chuyển đòi hỏi phải có sự chú ý chăm sóc đặc biệt  
thì ta vẽ hoặc dán lên trên các bao, kiện hàng những dấu hiệu biểu thị tính chất của  
hàng hóa để ngưꢁi làm công tác bốc xếp, vận chuyển biết và chú ý tới như: hàng  
dễ vỡ, không lật ngược hàng, hàng sợ ẩm, sợ ánh nắng... Bên cạnh các ký hiệu này  
thưꢁng kèm theo những dòng chữ viết bằng tiếng Anh.  
Hình 1.3 – Ký hiệu hàng hóa  
b. Nhãn hiệu hàng hoá  
Là những thông tin cần thiết về hàng ghi trên bao bì.  
Yêu cầu đối với nhãn hiệu: Phải ghi rõ ràng bằng mực hay sơn không phai,  
không nhòe, nội dung đơn giản, dễ nhìn thấy và phù hợp với hàng hoá bên trong.  
Có rất nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi nước đều có các quy định riêng về  
nhãn hiệu của mình nhưng cũng có những nhãn hiệu quy định chung của quốc tế.  
Xuất phát từ mục đích sử dụng ngưꢁi ta phân nhãn hiệu ra các loại sau.  
* Nhãn hiệu thương phẩm: Nhãn hiệu thương phẩm do nơi sản xuất ghi, nó  
gắn liền với sản phẩm của nơi sản xuất.  
9
Nội dung ghi thưꢁng là tên hàng, nơi sản xuất, trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh,  
thành phần cấu tạo, đặc điểm kỹ thuật, cách sử dụng, hạn sử dụng (nếu cần).  
* Nhãn hiệu gửi hàng: Nhãn hiệu gửi hàng do ngưꢁi gửi hàng ghi tại cảng  
gửi. Nội dung thưꢁng là tên ngưꢁi gửi, nơi gửi, tên ngưꢁi nhận, nơi nhận và một  
vài các ký hiệu riêng theo quy định hoặc quy ước...  
* Nhãn hiệu hàng xuất nhập khẩu: Nhãn hiệu hàng xuất nhập khẩu thưꢁng  
ghi những nội dung như: Tên hàng, tên nước xuất khẩu, số thứ tự kiện, tꢀng số  
kiện, trọng lượng cả bì, trọng lượng tịnh, nơi đến hoặc ngưꢁi nhận, những dấu hiệu  
gửi hàng (đối với những loại hàng cần sự bảo quản đặc biệt)... Với hàng nhập  
khẩu, nhãn hiệu thưꢁng được ghi bằng tiếng của nước nhập khẩu và tiếng Anh.  
1.3. Bảo quản hàng hoá  
1.3.1. Hư hỏng thiếu hụthàng hóa  
a. Hư hỏng hàng hoá.  
hiện tượng hàng giao cho ngưꢁi nhận không đúng như trong vận đơn về  
phẩm chất hàng.  
Trong thực tế hàng hải, hàng hóa thưꢁng hư hỏng dưới các dạng và nguyên  
nhân sau:  
- Hư hỏng do bị đổ, vỡ, dập, nát  
Thưꢁng xảy ra đối với các loại hàng chứa trong các hòm, kiện, bao, thùng...  
Nguyên nhân: do bao bì không đảm bảo, do thao tác cẩu không cẩn thận, do  
móc hàng sai quy cách, do thiếu cẩn thận trong xếp dỡ, do chèn lót không tốt, do  
sóng lắc và sự rung động của tàu trên sóng, do phân bố hàng không đúng kỹ  
thut...  
- Hư hỏng do bị ẩm ướt  
Nguyên nhân chủ yếu làm hàng vận chuyển bị ẩm ướt thưꢁng là do miệng  
hầm hàng không kín nước để nước biển, nước mưa lọt xuống, do sự rò rỉ của các  
đưꢁng ống dẫn dầu, nước chảy qua hầm, do bị ngấm nước từ dưới lỗ la canh,  
ballast lên, do sự rò rỉ của các loại hàng lỏng xếp cùng hầm...  
- Hư hỏng do nhiệt độ quá cao  
Thưꢁng xảy ra đối với một số loại hàng như: Rau quả tươi, thịt, mỡ, cá...  
Nguyên nhân chủ yếu là thiếu hoặc không tuân thủ đúng chế độ nhiệt độ và  
độ ẩm trong công tác bảo quản, hệ thống thông gió hoặc điều hòa không khí không  
tốt, do xếp gần buồng máy...  
- Hư hỏng vì lạnh  
Một số loại hàng nếu nhiệt độ xuống quá thấp sẽ bị đông kết gây khó khăn  
cho việc dỡ hàng (như dầu nhꢁn, than, quặng..).  
- Hư hỏng do động vật, côn trùng có hại gây nên  
Thưꢁng xảy ra đối với các loại hàng ngũ cốc, thực phẩm...  
Các động vật có hại như chuột, mối mọt và các côn trùng khác sẽ làm hư hỏng  
hàng hoá.  
10  
   
-Hư hỏng do hôi thối, bụi bẩn  
Nguyên nhân do vệ sinh hầm hàng không tốt, bụi bẩn và hàng hoá cũ vẫn còn  
sót lại.  
- Hư hỏng do bị cháy nổ  
Thưꢁng xảy ra đối với một số loại hàng như than, quặng, lưu huỳnh, phốt pho  
và một số loại hàng nguy hiểm khác.  
Nguyên nhân: Do bản thân hàng có khả năng phát nhiệt, tích tụ khí và chúng  
ta chưa tuân thủ đúng kỹ thuật bảo quản theo các nguyên tắc riêng phù hợp với  
hàng, hệ thống thông gió chưa tốt, công tác kiểm tra hàng chưa tốt, không phát  
hiện kịp thꢁi các hiện tượng phát sinh của chúng.  
- Hư hỏng do cách ly, đệm lót, chằng buộc không tốt  
Nguyên nhân do một số loại hàng có tính chất kỵ nhau mà xếp gần nhau, hàng  
nặng xếp trên, hàng nhẹ xếp dưới, xếp chiều cao chồng hàng quá quy định, hàng  
hóa xếp sát sàn và thành vách tàu không có đệm lót...  
b.Thiếu hụt hàng hóa.  
Là hiện tượng hàng giao cho ngưꢁi nhận không đúng như trong vận đơn về số  
luợng, khối lượng hàng.  
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thiếu hụt hàng hóa như: Sự hư hỏng hàng  
cũng có thể dẫn đến thiếu hụt, do nhận thiếu hàng từ cảng nhận, do rơi vãi khi bốc  
xếp, do rò rỉ, do bị sóng cuốn mất, do bốc hơi, do thiếu hụt tự nhiên của hàng.  
Thiếu hụt tự nhiên của hàng: Là hiện tượng giảm sút khối lượng hàng do tác  
động của những nguyên nhân tự nhiên trong điều kiện kỹ thuật bảo quản bình  
thưꢁng.  
Hàng hoá thiếu hụt tự nhiên do những nguyên nhân sau:  
- Bốc hơi: Do nhiệt độ biến đꢀi,bề mặt của hàng tiếp xúc với không khí lâu  
ngày làm cho nước trong hàng bị bốc hơi khiến khối lượng hàng bị giảm;  
- Thẩm thấu: Hàng lỏng thẩm thấu qua bao bì như các loại hàng lỏng chứa  
trong thùng bằng gỗ;  
- Khuếch tán: Hàng dạng bột đựng trong bao thưꢁng khuếch tán qua khe hở  
của bao bì cũng làm khối lượng giảm.  
Hiện tượng thiếu hụt tự nhiên của hàng chỉ xảy ra đối với một số loại hàng.  
Các định mức hao hụt tự nhiên thưꢁng được quy định theo giới hạn phần trăm đối  
với trọng lượng hàng,nó phụ thuộc vào loại hàng, trạng thái của hàng lúc đưa  
xuống tàu, bao bì chứa hàng, vùng mùa tàu hoạt động, điều kiện thꢁi tiết và  
khoảng cách vận chuyển. Ngưꢁi ta quy định tỷ lệ hao hụt tự nhiên cho một số loại  
hàng như sau:  
Lượng giảm cho  
Lượng giảm cho  
Loại hàng  
Loại hàng  
phép (%)  
phép (%)  
11  
Ngũ cốc  
Các loại than đá  
Muối rꢁi  
0,1 ~ 0,2  
0,11 ~ 0,15  
0,85 ~ 3  
0,3  
Các loại thịt  
Các loại bột  
Các loại cá  
Các loại dầu  
Các loại trứng  
Các loại rượu  
Đưꢁng  
0,34 ~ 2,55  
0,15  
0,21 ~ 1,7  
0,75  
Muối đóng bao  
Xi măng đóng bao  
Các loại rau  
0,7  
0,51  
0,34 ~ 3,4  
0,21 ~ 2,55  
0,085 ~ 0,34  
0,06 ~ 0,85  
Các loại quả  
Hình 1.4 – Bảng xác định lượng hao hụt tự nhiên của một số loại hàng  
1.3.2. Biện pháp bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển  
Khi vận chuyển hàng, từ khi nhận được kế hoạch xếp hàng xuống tàu cho đến  
khi trả hàng xong, ngưꢁi vận tải phải thực hiện tốt các công việc sau để phòng  
ngừa, hạn chế tꢀn thất hàng hoá.  
a. Chuẩn bị tàu.  
* Dọn vệ sinh hầm hàng:  
Dọn vệ sinh hầm hàng là một công việc quan trọng trước khi nhận hàng.  
Mức độ và yêu cầu của việc dọn vệ sinh hầm hàng nói chung tuỳ thuộc chủng  
loại hàng sắp nhận lên tàu. Để có thể nhận hàng thì hầm hàng phải sạch sẽ, khô  
ráo, thông gió tốt và không còn mùi đặc trưng của hàng hoá trước đó.  
Quét dọn hầm phải dựa trên nguyên tắc quét từ trên xuống, lần lượt từ phần  
cao của vách hầm hàng, từ boong giữa xuống hầm đáy, sau cùng dọn hầm đáy, dồn  
từ phía cao xuống thấp.  
Dọn kỹ hố la canh, múc hết nước, vét hết bùn, chú ý đầu hút (rọ chắn rác)  
phải được làm sạch và thông thoáng, để khi bơm hút nước la canh không bị tắc.Sau  
khi dọn sạch các hố và các rãnh la canh có thể quét một lớp nhựa đưꢁng hay nước  
vôi để phòng rỉ và tẩy trùng. Khi đậy nắp hố la canh, tuỳ loại hàng, nếu cần, như  
khi xếp hàng rꢁi, phải lót bằng bao tải hay vải bạt và giữ chặt bằng nêm gỗ sao cho  
nước vẫn có thể thoát xuống được các hố mà hàng hoá rꢁi không lọt qua khe hở  
xuống hố.  
Nếu phải rửa hầm thì rửa bằng vòi rồng, thứ tự rửa cũng phải rửa từ trên cao  
xuống thấp. Trong quá trình rửa, đồng thꢁi bơm hút nướcrửa ra ngoài. Sau khi rửa  
bằng nước mặn, để cho hầm không bị rỉ và nhanh khô nên rửalại một lượt nước  
12  
 
ngọt, sau đó quét các vũng nước còn đọng lại. Muốn cho hầm khô nhanh hơn, có  
thể thông gióbằng gió tự nhiên, đồng thꢁi dùng giẻ lau khô.  
Hình 1.5. Dọn vệ sinh trong hầm hàng  
13  
Nếu tàu trong cảng hay luồng, rác sau khi quét dọn phải đưa lên boong để gọn  
ở nơi kín gió không để chúng bay trở lại hầm hàng hay xuống luồng, cầu cảng. Khi  
bơm nước rửa ra ngoài cũng cần chú ý công tác đề phòng ô nhiễm môi trưꢁng.  
Hình 1.6 - Kiểm tra độ kín nước của nắp hầm (Water hose test)  
14  
* Kiểm tra không gian chứa hàng, nắp hầm hàng và két ballast  
Không gian chứa hàng có thể bị hư hỏng do hoạt động bốc, xếp hàng hoá như  
các gầu múc hàng rꢁi, sự làm việc của các xe nâng hàng. Hầm hàng còn có thể hư  
hỏng do bị ăn mòn hoặc do điều kiện thꢁi tiết.  
Kiểm tra các gioăng ở các tấm nắp hầm hàng đảm bảo kín nước, các chốt nắp  
miệng hầm hàng để có thể đóng mở chốt dễ dàng. Kiểm tra nắp của lối xuống hầm  
hàng (Main hold), đảm bảo không cong vênh, kín nước.  
Kiểm tra các cầu thang xuống hầm hàng để đảm bảo an toàn khi lên, xuống  
hầm hàng. Các vách hầm, chú ý các mối hàn giữa tôn mạn và các đà ngang, cong  
giang không bị nứt, lõm. Kiểm tra các đưꢁng ống dẫn dầu, nước chạy qua hầm  
hàng, các ống thoát nước, ống đo nước la canh, ballast luôn trong trạng thái bình  
thưꢁng. Kiểm tra các đưꢁng ống dẫn dầu, nước chạy qua hầm hàng, các ống thoát  
nước, ống đo nước la canh, ballast luôn trong trạng thái bình thưꢁng.  
Kiểm tra độ kín nước của các két dằn ballast: xem xét sàn hầm, chú ý những  
nơi bị lõm, bị mòn nhiều, đặc biệt các chân mã. Mở các nắp của tất cả các lỗ  
tudom, kiểm tra xem có đủ các đai ốc không, các gioăng cao su có đảm bảo kín  
nước không. Có thể bơm dằn đầy các két ballast, sau đó kiểm tra lại độ kín nước  
một lượt.  
Hàng ngày tiến hành đo két ballast, nước la canh hầm hàng mỗi ca một lần,  
nghi chép cẩn thận để theo dõi, phát hiện những bất thưꢁng của nước la canh hầm  
hàng và độ kín nước của các két ballast.  
* Các công việc kiểm tra và chuẩn bị khác.  
- Kiểm tra và đưa vào hoạt động bình thưꢁng các thiết bị nâng, cẩu hàng.  
- Kiểm tra và cho chạy thử hệ thống thông gió hầm hàng, nếu có bất thưꢁng  
phải tìm biện pháp khắc phục.  
-Vật liệu đệm lót, cách ly, chằng buộc: Vật liệu đệm lót phải chuẩn bị đầy đủ,  
thích hợp đối với từng loại hàng và tuyến đưꢁng hành trình của tàu. Các vật liệu  
đệm lót phải đảm bảo cách ly được hàng với thành, sàn tàu và với các lô hàng với  
nhau và đảm bảo không để hàng bị xê dịchtrong quá trình vận chuyển. Trong một  
số trưꢁng hợp nếu điều kiện cho phép có thể dùng chính bản thân hàng hóa (các  
loại hàng chịu va chạm, đè nén, không vỡ...) để làm vật liệu chèn giữa các lô hàng  
khác với nhau nhưng phải đảm bảo không làm hỏng lô hàng chèn đó.  
Các vật liệu đệm lót thưꢁng là các loại bạt, chiếu cói, cót, giấy, nylon, gỗ ván,  
gỗ thanh...  
b. Khi lập sơ đồ xếp hàng  
Có thể diễn giải ra đây nhiều vấn đề nhưng tóm lại là ngoài việc đảm bảo an  
toàn cho tàu, thuyền viên, đảm bảo tận dụng được sức chứa và trọng tải tàu, tiến độ  
làm hàng... thì phải đảm bảo sao cho mỗi loại hàng với tính chất cơ, lý, hóa, sinh  
của chúng được xếp vào những chỗ thích hợp để vận chuyển và không làm ảnh  
hưởng xấu đến các hàng hóa xếp quanh nó.  
15  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 99 trang yennguyen 26/03/2022 8400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chất xếp và vận chuyển hàng hóa 1 - Nghề: Điều khiển tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_chat_xep_va_van_chuyen_hang_hoa_1_nghe_dieu_khien.pdf