Giáo trình mô đun Lắp ráp hệ thống nhiên liệu - Nghề: Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: LẮP RÁP HỆ THỐNG  
NHIÊN LIỆU  
NGHỀ: LẮP RÁP HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC  
TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của Hiu  
trường Trường Cao đẳng Hàng hi I )  
Hải Phòng,năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Cùng với xu hướng hội nhập, ngành sửa chữa và lắp ráp hệ thống động lực  
tàu thủy nước ta đã và đang phát triển cả về số lượng và chất lượng, ngày càng  
khẳng định được vị thế của mình ở ngành công nghiệp tàu thủy trong khu vực cũng  
như trên thế giới.  
Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo cho học, sinh viên vốn kiến thức nhất định  
để vận dụng nghề lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy một cách an toàn, tin cậy và  
đạt hiệu quả kinh tế cao, giáo trình “Lắp ráp hệ thống nhiên liệu” được biên soạn  
trên cơ sở các giáo trình về Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy trong các nhà  
máy, xí nghiệp cơ khí và các nhà máy đóng mới tàu thủy trong và ngoài nước.  
Giáo trình “Lắp ráp hệ thống nhiên liệu” được biên soạn bởi nhóm tác giả là  
những Thạc sỹ, kỹ sư trong nghề cơ khí lắp ráp, sửa chữa tàu thủy có nhiều kinh  
nghiệm thực tiễn và nhiều năm tham gia giảng dạy, huấn luyện trong nhà trường,  
mong muốn cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về các kiến thức  
cơ bản về Lắp ráp hệ thống nhiên liệu, từ đó người học có thể vận dụng vào thực  
tiễn nhằm Lắp ráp hệ thống nhiên liệu nói riêng và con tàu nói chung một cách an  
toàn, tin cậy và đạt hiệu quả kinh tế cao.  
Giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giảng viên, học sinh sinh  
viên trường Cao đẳng Hàng hải I. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho công nhân  
đang làm tại các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy.  
Trong quá trình biên soạn chúng tôi cố gắng nêu ra nhừng quy trình công  
nghệ, các công đoạn và nguyên công cơ bản nhất trong công tác lắp ráp hệ thống  
nhiên liệu được thực hiện trong ngành công nghiệp tàu thủy tại Việt nam.  
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những  
thiếu sót chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc góp ý,  
bổ sung cho cuốn giáo trình mô đun “Lắp ráp hệ thống nhiên liệu” được hoàn  
thiện hơn.  
Hải Phòng, ngày tháng năm 2017  
Tham gia biên soạn  
Chủ biên: Ths Vũ Huy Trường  
3
MỤC LỤC  
TT  
1
Nội dung  
Trang  
3
Lời giới thiệu  
Mục lục  
2
4
3
Danh mục, bảng biểu, hình vẽ  
6
4
Nội dung  
7
8
Bài 1: công tác chuẩn bị lắp ráp hệ thống nhiên liệu  
1. Chuẩn bị tài liệu, bản vẽ kỹ thuật.  
8
2. Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho việc lắp ráp  
3. Chun bdng c, trang thiết bị trước khi lp ráp hthng  
3.1. Chun bdng cụ  
9
9
9
3.2. Trang thiết vị trước khi lp ráp hthng  
3.3. Sơ đồ và nguyên lý làm vic hthng nhiên liu nhDO  
3.4. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động hệ thống nhiên liệu nặng FO  
Bài 2: lắp ráp bơm, thiết bị và két nhiên liệu  
1. Gá, lắp bơm nhiên liệu  
9
10  
11  
14  
14  
14  
14  
15  
16  
16  
18  
18  
18  
19  
20  
20  
1.1. Cu tạo bơm nhiên liệu  
1.2. Quy trình gá lắp bơm nhiên liệu  
2. Gá, lp bu lc, két dtr, két lng và két trc nht du  
3. Gá, lp bu hâm  
4. Gá, lp các van phân phi  
Bài 3: lắp ráp đường ống nhiên liệu và phụ kiện ống  
1. Gá lắp đường ống và phụ kiện cho hệ thống dầu DO  
1.1. Công tác chuẩn bị  
1.2. Quy trình gá, lắp đường ống và phụ kiện cho hệ dầu DO  
2. Gá, lắp đường ống và phụ kiện cho hệ dầu FO  
2.1. Công tác chuẩn bị  
4
2.2. Quy trình gá, lắp đường ống và phụ kiện cho hệ dầu FO  
21  
22  
24  
2.3. Thử kín và làm sạch ống  
Bài 4: lắp ráp thiết bị lọc dầu, thiết bị đo, kiểm tra và thiết bị an  
toàn  
1. Gá lắp thiết bị lọc dầu, thiết bị đo, kiểm tra  
2. Gá lp thiết ban toàn và phkin vào vtrí  
Bài 5: thử hệ thống  
24  
26  
28  
28  
30  
28  
30  
31  
32  
1. Gá, lắp thiết bị thử và phụ kiện  
2. Thkín, tháp lc  
2.1. Yêu cầu kỹ thuật  
2.2. Quy trình thử kín, thử áp lực  
3. Nghiệm thu hệ thống  
6
Tài liệu tham khảo  
5
Danh mục bảng biểu, hình vẽ  
TT  
Tên hình vẽ  
Trang  
10  
1. Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu nhẹ DO  
2. Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu nặng FO  
3. Hình 2.1. Cu tạo bơm nhiên liệu  
11  
14  
4. Hình 2.2. Kiểm tra độ đồng tâm và gãy khúc  
5. Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu nhẹ  
6. Hình 3.2. Hệ thống nhiên liệu nặng (FO)  
7. Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống nước của máy lọc Alpha-laval  
8. Hình 4.2. Hthng hâm du nng (FO)  
9. Hinh 4.3. Bu hâm du  
15  
18  
20  
25  
26  
26  
10. Bảng 4.1. Độ lệch trong lắp ráp đường ống  
29  
6
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Lắp ráp hệ thống nhiên liệu  
Mã mô đun: MĐ. 6520112.25  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
- Vị trí: Mô đun Lắp ráp hệ thống nhiên liệu được bố trí học sau với các mô đun,  
môn học sau: Dung sai và thiết bị đo, Cơ kỹ thuật, Vật liệu cơ khí, Động cơ Diesel  
1,2, Trang trí hệ thống động lực tàu thủy, Công nghệ lắp ráp, Tổ chức sản xuất..các  
môn kỹ thuật cơ sở.  
- Tính chất: Lắp ráp hệ thống nhiên liệu là mô đun bắt buộc chuyên môn nghề  
trong chương trình đào tạo Cao đẳng Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy nhằm  
hình thành kỹ năng lắp ráp hệ thống nhiên liệu theo đúng quy trình đảm bảo các  
yêu cầu kỹ thuật;  
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Đây là mô đun đào tạo chuyên môn nghề, cung  
cấp cho sinh viên các kỹ năng cơ bản nhất của nghề Lắp ráp hệ thống động lực tàu  
thủy  
Mục tiêu của mô đun:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được sơ đồ, nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu;  
+ Trình bày được quy trình lắp ráp hệ thống nhiên liệu, đảm bảo an toàn.  
- Về kỹ năng:  
Thực hiện được lắp ráp hệ thống nhiên liệu theo đúng quy trình đảm bảo các  
yêu cầu kỹ thuật;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
Tuân thủ đúng các quy tắc về an toàn lao động, tổ chức, bố trí nơi làm việc  
hợp lý và bảo vệ môi trường.  
Nội dung của mô đun:  
7
BÀI 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ LẮP RÁP HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU  
Mã Bài: MĐ. 6520112.25.01  
Giới thiệu:  
- Trước khi bắt tay vào thực hiện quá trình lắp ráp, phải tiến hành công tác  
chuẩn bị một cách chu đáo cụ thể :  
- Phải có đủ bản vẽ thuyết minh để thực hiện qui trình lắp ráp, trong đó phải  
có đầy đủ các bản vẽ lắp và bản vẽ kết cấu. Trong quá trình thực hiện những chỗ  
nào không hiểu kỹ lắm, hay phát hiện ra những thiếu sót, phải để đạt với cán bộ kỹ  
thuật yêu cầu giải thích hay bổ xung sửa đổi.  
- Các chi tiết phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau khi chế tạo, bảo dưỡng và  
đã được lau chùi sạch sẽ, sắp xếp thành nhóm hay cụm để tiện lợi cho quá trình lắp  
ráp.  
- Dụng cụ lắp, vật liệu (dầu, mỡ,...) phải chuẩn bị đầy đủ và phải phù hợp  
với các nguyên công.  
- Thiết bị nâng hạ và vận chuyển phải được kiểm tra kỹ lưỡng và phải đảm  
bảo là tuyệt đối an toàn.  
Trong quá trình thực hiện qui trình lắp ráp, phần nào cần thiết phải có xác  
nhận của bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc Đăng kiểm thì ta báo trước  
tiến độ về phòng kỹ thuật, yêu cầu bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc  
Đăng kiểm đến nghiệm thu từng phần trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo.  
Sau khi lắp ráp xong, cán bộ chỉ đạo thi công phải tiến hành lập hồ sơ cho quá trình  
lắp ráp, trong hồ sơ phải có đầy đủ số liệu: các khe hở chuyển động quay, khe hở  
chuyển động tịnh tiến, khe hở chiều trục của các chi tiết chuyển động quay, các  
khe hở nhiệt...  
Mục tiêu:  
- Mô tả được công việc chuẩn bị lắp ráp hệ thống nhiên liệu;  
- Thực hiện được công việc chuẩn bị lắp ráp hệ thống nhiên liệu, theo quy  
trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;  
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động sáng tạo  
trong học tập và rèn luyện, phát huy khả năng làm việc theo nhóm.  
Nội dung chính:  
1. Chuẩn bị tài liệu, bản vẽ kỹ thuật.  
- Bản vẽ thuyết minh quy trình lắp ráp hệ thống nhiên liệu;  
8
- Bản vẽ lắp;  
- Bản vẽ kết cấu;  
- Sơ đồ nguyên lý hoạt động  
2. Chuẩn bị các điều kiện phục vụ cho việc lắp ráp  
- Chuẩn bị nhân lực cho việc lắp ráp;  
- Chuẩn bị hồ sơ phục vụ cho quá trình thi công;  
- Chuẩn bị bản vẽ nguyên công;  
- Hồ sơ hoàn công lắp ráp hệ thống nhiên liệu.  
3. Chun bdng c, trang thiết bị trước khi lp ráp hthng  
3.1. Chun bdng cụ  
- Các dng ctháo, lắp như Clê các loại, mlết, kìm, tô vít...v.v...;  
- Thưc lá;  
- Thước Rơ đờ căn;  
- Bu lông ê cu;  
- Mt bích nối đống;  
- Các loại đường ng;  
- Đèn khò;  
- Que hàn;  
- Bìa lanh cơ rít;  
- Cao su tm chu du;  
- Mcông nghip;  
- Khí nén  
3.2. Trang thiết vị trước khi lp ráp hthng  
- Thiết bị nâng hạ và vận chuyển phải được kiểm tra kỹ lưỡng và phải đảm  
bảo là tuyệt đối an toàn ;  
- Máy lọc dầu ly tâm ;  
- Bơm chuyển nhiên liệu;  
- Động cơ lai máy phân ly dầu nước ;  
- Động cơ lai bơm chuyển nhiên liệu ;  
9
- Bệ máy lắp đặt máy phân ly dầu nước ;  
- Bệ máy lắp đặt cụm bơm nhiên liệu ;  
- Các van phục vụ cho hệ thống ;  
- Bầu hâm nhiên liệu ;  
- Bầu lọc dầu ;  
- Két dầu trực nhật ;  
3.3. Sơ đồ và nguyên lý làm vic hthng nhiên liu nhDO  
3.3.1. Sơ đồ hthng  
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu nhẹ DO  
Hệ thống nhiên liệu nhẹ sử dụng cho các động cơ trung tốc và cao tốc công  
suất nhỏ. Trong động cơ công suất lớn nó tồn tại song song với hệ thống nhiên liệu  
nặng.  
3.3.2. Nguyên lý làm việc:  
Dầu từ két dự trữ (11) được hút bởi hai bơm chuyển dầu số 8 và 9 thông qua  
hộp van 10 điền đầy vào két trực nhật (1) . Sau đó bơm chuyển dầu số (3) đi qua  
hai phin lọc tinh (2) đến bơm cao áp (4). Trong trường hợp chưa khởi động động  
cơ, thì bơm cao áp chưa có tác dụng bơm dầu nên toàn bộ lượng dầu sẽ hồi theo  
đường số 7 qua về.Trong trường hợp khởi động động cơ lúc này bơm cao áp mới  
có tác dụng cấp nhiên liệu có áp suất cao đến phun vào trong buồng đốt. Lượng  
dầu thừa vẫn hồi theo đường số 7 về. Còn đường số 6 là đường dầu ro lọt từ vòi  
phun về nhưng không đáng kể.  
10  
3.3.3. Ưu nhược điểm:  
* Ưu điểm:  
- Hệ thống đơn giản không phức tạp  
- Không cần phải có các thiết bị hâm sấy  
* Nhược điểm:  
- Giá thành nhiên liệu cao nên không kinh tế  
- Thường dùng trong các tàu nhỏ, không có nồi hơi hoặc thiết bị hâm sấy.  
3.4. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động hệ thống nhiên liệu nặng FO  
3.4.1. Sơ đồ hệ thống  
Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu nặng FO  
Đặc điểm : Sử dụng nhiên liệu có tỷ trọng cao, nhiệt độ động đặc và độ nhớt cao.  
Các thành phần tạp chất bẩn như nước, lưu huỳnh, cốc lớn. Hệ thống phải trang bị  
thiết bị hâm, máy lọc ly tâm; có thể bố trí thêm một hệ thống nhiên liệu nhẹ để  
phục vụ động cơ khi tàu khởi động, manơ hoặc chẩn bị ra vào cảng .  
3.4.2 Nguyên lý làm việc:  
Dầu từ các két chứa FO (1) được hút bởi hai bơm chuyển dầu(2) đi qua hộp  
van(3) đến két lắng(4).Dầu từ két lắng đi qua bầu hâm(5) đến máy lọc dầu ly tâm  
(6) và đi vào két trực nhật FO(7), nếu đầy két thì quay lại két trực nhật FO(4). Tại  
két trực nhật FO(7) dầu được hút bởi bơm cấp dầu (11) đi qua két hoà trộn(9) sau  
11  
đó đi qua phin lọc nhiên liệu(10) đến bơm cao áp(12) .Nếu tay ga nhiên liệu vẫn để  
vị trí Stop. Dầu sẽ được hồi ngược trở về trước cửa hút của bơm. Nếu ta đưa tay ga  
nhiên liệu lên, bơm cao áp mới tạo được áp lực cấp dầu đến vòi phun (13) phun  
dầu vào trong buồng đốt. Lượng dầu hồi vẫn từ bơm cao áp quay ngược trở lại cửa  
hút của bơm. Còn đường dầu từ vòi phun chỉ là đường dầu dò lọt quay ngược trở  
lại trước cửa hút của bơm cao áp .  
Trong trường hợp mới khởi động động cơ, ma nơ điều động, tàu chạy trong  
luồng lạch hoặc phụ tải nhỏ thì két dầu DO (8) được sử dụng để đảm bảo an toàn,  
đảm bảo độ nhớt của dầu.  
3.4.3. Ưu nhược điểm:  
* Ưu điểm :  
- Giá thành nhiên liệu rẻ nên được sử dụng rộng rãi dưới các tàu biển hiện nay.  
- Tính kinh tế cao.  
* Nhược điểm :  
- Nhiều thiết bị cồng kềnh, phức tạp  
- Yêu cầu tàu phải có hệ thống hâm  
- Có máy lọc dầu ly tâm  
- Người khai thác, vận hành phai có trình độ chuyên môn nhất định.  
CÂU HỎI ÔN TẬP  
Câu 1: Tìm hiểu kỹ các tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất để nắm chắc các thông  
số kỹ thuật của công tác lắp ráp hệ thống nhiên liệu?  
Câu 2: Nghiên cứu kết cấu của các bản vẽ và các mối lắp ghép để chuẩn bị các  
dụng cụ lắp ráp?  
Câu 3: Đọc sơ đồ bản vẽ hệ thống đường ống lắp ráp hệ thống nhiên liệu nhẹ DO?  
Câu 4: Đọc sơ đồ bản vẽ hệ thống đường ống lắp ráp hệ thống nhiên liệu nặng FO?  
Câu 5: Lập quy trình thực hiện các công việc phục vụ cho công tác chuẩn bị lắp  
ráp hệ thống nhiên liệu?  
BÀI TẬP THỰC HÀNH  
1. Thực hiện các bước chuẩn bị hồ sơ tài liệu phục vụ công tác lắp ráp hệ thống  
nhiên liệu?  
12  
2. Thực hiện các bước chuẩn bị dụng cụ cho công tác lắp ráp hệ thống nhiên liệu  
nhẹ DO?  
3. Thực hiện các bước chuẩn bị dụng cụ cho công tác lắp ráp hệ thống nhiên liệu  
nặng FO?  
4. Thực hiện các bước chuẩn bị trang thiết bị cho công tác lắp ráp hệ thống nhiên  
liệu?  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của bài  
- Đánh giá vể kiến thức: Tự luận  
- Đánh giá về kỹ năng: Thực hành  
13  
BÀI 2: LẮP RÁP BƠM, THIẾT BỊ VÀ KÉT NHIÊN LIỆU  
Mã Bài: MĐ. 6520112.25.02  
Giới thiệu:  
Trang bị kiến thức và các phương pháp lắp ráp cụm bơm cung cấp nhiên liệu  
bao gồm bơm bánh răng và động cơ lai bơm; nhiệm vụ chủ yếu là vận chuyển  
nhiên liệu từ két lắng đến két trực nhật và từ các két chứa nhiên liệu đến két lắng  
Mục tiêu:  
- Mô tả được công việc lắp ráp bơm, thiết bị và két nhiên liệu;  
- Thực hiện được công việc lắp ráp bơm, thiết bị két nhiên liệu, theo quy  
trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;  
- Đảm bo an toàn trong quá trình thc hin. Rèn luyn tính cn thn, tmỉ  
và nghiêm túc trong công vic lắp ráp bơm, thiết bvà két nhiên liu.  
Nội dung chính:  
1. Gá, lắp bơm nhiên liệu  
1.1. Cu tạo bơm nhiên liệu  
Hình 2.1. Bơm nhiên liệu  
1.2. Quy trình gá lắp bơm nhiên liệu  
Bước 1: Gá lp bệ đỡ của nhóm bơm nhiên liệu và động cơ;  
Bước 2: Kiểm tra độ song phng ca bệ đỡ bơm và động cơ điện lai;  
14  
Bước 3: Lắp bơm nhiên liệu vào bệ đỡ;  
Bước 4: Lp khp ni của bơm nhiên liệu;  
Bước 5: Lắp ráp động cơ lai bơm vào bệ đỡ;  
Bước 6: Lp các bu lông chân bmáy với động cơ, bơm nhiên liệu;  
Bước 7: Kiểm tra độ đồng tâm gãy khúc của động cơ và bơm nhiên liệu;  
Bước 8: Định vvà xiết chặt các bu lông chân động cơ, bơm nhiên liệu vi  
bmáy;  
Bước 9: Via động cơ để kiểm tra xem bơm đã hoạt động trơn chu chưa;  
Hình 2.2. Kiểm tra độ đồng tâm và gãy khúc  
2. Gá, lp bu lc, két dtr, két lng và két trc nht du  
Bước 1: Lắp ráp đường ng tkét dtrữ đến bơm chuyển nhiên liu  
Bước 2: Lp ghép mi liên kết giữa đường ng và bu lc du;  
Bước 3: Lắp ghép đường ng tbu lọc đến bơm nhiên liệu;  
15  
Bước 4: Lắp đồng hkim tra áp lc du;  
Bước 5: Lắp ráp đường ng từ bơm chuyển nhiên liệu đến két lng;  
Bước 6: Lp ráp mi liên kết gia két lng và két trc nht  
Bước 7: Lắp đường ng tkét trc nht vào hthng dầu động cơ Diesel;  
Bước 8: Nếu là du FO Thì dầu được bơm lên bầu hâm;  
Bước 9: Du tbu hâm xuống đến máy lc dầu ly tâm và được chuyển đến  
két trc nht;  
3. Gá, lp bu hâm  
Bầu hâm thường được sdng hai loại đó là bầu hâm sdng nguồn hơi  
nước và bu hâm sdụng điện để làm loãng dầu FO theo quy định đảm bảo độ  
nht ca nhiên liu;  
Bước 1: Thiết kế giá đỡ bu hâm theo hình dng và kích thc ca bu hâm;  
Bước 2: Cu bầu hâm lên giá đỡ;  
Bước 3: Lp ráp hthống đường ng tkét lng nhiên liệu đến bu hâm;  
Bước 4: Lp ráp hthống hơi nước đến bu hâm (nếu bu hâm sdng bng  
điện thì không phi lp hệ ống này mà chlắp đường điện bu hâm);  
Bước 5: Nối đường ng du tbầu hâm đến máy lc du;  
Bước 6: Nối đường ng du tmáy lọc ly tâm đến két trc nht;  
Bước 7: Nối đường ng tkét trc nhật đến két lng;  
Bước 8: Nối đường ng tkét trc nhật đến két hòa trn;  
4. Gá, lp các van  
Bước 1: Lp các van xả đáy các két dự tr;  
Bước 2: Lp van thông các két dtr;  
Bước 3: Lp hp van khng chế các két dtr;  
Bước 4. Nối đường ng thộp van đến van ba ng;  
Bước 5: Lp van ba ngả để chuyn vtrí làm vic của bơm nhiên liệu;  
16  
CÂU HỎI ÔN TẬP  
Câu 1: Tìm hiểu kỹ các tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất để nắm chắc các thông  
số kỹ thuật của hệ thống nhiên liệu;  
u 2: Trình bày các bước thực hiện lắp các chi tiết trong hệ thống nhiên liệu?  
Câu 3: Trình bày các bước chuẩn bị trước khi lắp ráp bơm, thiết bị và két nhiên  
liệu?  
Câu 4: Nghiên cứu kết cấu các bộ phận, chi tiết và các mối lắp ghép để chuẩn bị  
các dụng cụ tháo lắp;  
BÀI TẬP THỰC HÀNH  
1. Thực hiện các bước chuẩn bị trước khi lắp ráp bơm, thiết bị và két nhiên liệu?  
2. Thực hiện các bước công việc lắp đặt bơm nhiên liệu?  
3. Thực hiện các bước công việc lắp đặt bầu lọc, bầu hâm nhiên liệu?  
4. Thực hiện các bước công việc lắp đặt các van và két nhiên liệu?  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của bài  
- Đánh giá về kiến thức: Tự luận  
- Đánh giá về kỹ năng: Thực hành  
17  
BÀI 3: LẮP RÁP ĐƯỜNG ỐNG NHIÊN LIỆU VÀ PHỤ KIỆN ỐNG  
Mã Bài: MĐ. 6520112.25.03  
Giới thiệu:  
Hệ thống đường ống nhiên liệu được phân làm hai loại là các đường ống đi  
cho hệ thống nhiên liệu DO và đường ống cho hệ thống nhiên liệu FO. Ống phục  
vụ cho hệ thống nhiên liệu được làm bằng vật liệu thép đen  
Mục tiêu:  
- Mô tả được công việc lắp ráp đường ống nhiên liệu và phụ kiện ống;  
- Thực hiện được công việc lắp ráp đường ống nhiên liệu và phụ kiện ống  
theo quy trình, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;  
- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động sáng tạo  
trong học tập và rèn luyện, phát huy khả năng làm việc theo nhóm.  
Nội dung chính:  
1. Gá lắp đường ống và phụ kiện cho hệ thống dầu DO  
1.1. Công tác chuẩn bị  
- Máy cắt;  
- Máy uốn ông;  
- Máy hàn;  
18  
- Dụng cụ thử áp lực;  
- Clê các loại  
- Sơn ;  
- Máy hàn;  
- Máy mài;  
- Môi chất và dụng cụ vệ sinh;  
- Chuẩn bị đầy đủ các kẹp ống, doăng, đệm làm kín theo yêu cầu thiết kế.  
1.2. Quy trình gá, lắp đường ống và phụ kiện cho hệ dầu DO  
1.2.1. Gia công ống  
Bước 1: Cắt ông  
Bước 2: Uốn ống  
Bước 3: Hàn ống  
Bước 4: Thử áp lực  
Bước 5: Vệ sinh ống  
1.2.2. Lắp đặt ống xuống tàu  
Bước 1: Lắp đặt đường ống từ két dự trữ đến hộp van;  
Bước 2: Lắp đặt đường ống cho hai bơm chuyển dầu;  
Bước 3: Lắp đặt đường ống từ hộp van đến hai bơm chuyển nhiên liệu;  
Bước 4: Lắp đặt đường ống từ bơm chuyển nhiên liệu đến két trực nhật;  
Bước 5: Lắp đặt đường ống từ két trực nhật đến bầu lọc;  
Bước 6: Lắp đặt các van ba ngả;  
Bước 7: Lắp đặt bơm chuyển dầu vào động cơ đến bơm cao áp;  
Bước 8: Lắp đặt đường dầu hồi;  
Bước 9: Sơn màu chỉ thị cho đường ống.  
1.2.3. Thử kín và vệ sinh ống  
a. Thử kín  
Bước 1: Bịt tất cả các đầu bích ở các ống nhánh nối vào.  
Bước 2: Nạp môi chất thử vào các hệ thống tới áp lực quy định. Giữ nguyên  
ở mức áp lực quy định ( căn cứ vào áp lực làm việc hệ thống) trong vòng 20 phút,  
nếu mức áp suất chỉ báo trên đồng hồ không giảm thì việc thử kết thúc và đạt yêu  
19  
cầu. Nếu mức áp suất chỉ báo trên đồng hồ giảm thì tiến hành kiểm tra tại các mối  
hàn và các bích bịt, bích ghép nối ống.  
Bước 3: Nếu các mối hàn bị thủng cần phải đánh dấu lại, xả hết nước hoặc  
khí nén trong ống trước khi dũi. Dũi sâu quá vùng khuyết tật từ 2 3 mm, hàn lần  
lượt từng lớp đầy mối hàn.  
- Nếu tại các bích bịt, bích ghép nối ống bị hở: phải kiểm tra bề mặt bích ống và  
đệm làm kín, sau đó xiết chặt mối ghép và lại tiếp tục nạp nước để thử áp lực ống.  
Bước 4: Đối với hệ thống ống thử áp lực bằng khí nén nếu áp suất bị giảm  
thì phải xịt nước xà phòng để kiểm tra, rồi sau đó xử lý lại như trên.  
Bước 5: Áp suất thử các hệ thống ống được quy định trong sổ tay công nghệ.  
b. Vệ sinh ống  
- Dùng bơm ngoài hoặc bơm có trên hệ thống, cho chạy tuần hoàn dầu D.O  
với áp suất định mức. Bố trí bầu lọc trên đường ống để lọc và kiểm tra độ sạch của  
ống.  
- Khi phin lọc không có cặn bẩn là được.  
2. Gá, lắp đường ống và phụ kiện cho hệ dầu FO  
Hình 3.2. Hệ thống nhiên liệu nặng (FO)  
2.1. Công tác chuẩn bị  
- Máy cắt;  
- Máy uốn ông;  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 32 trang yennguyen 26/03/2022 6501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Lắp ráp hệ thống nhiên liệu - Nghề: Lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lap_rap_he_thong_nhien_lieu_nghe_lap_rap_h.pdf