Bài thuyết trình Máy biến dòng - Nguyễn Phương Nam

*Đề TÀI : Máy biến dòng  
* Nguyễn Phương Nam  
* Nguyễn Văn Sỹ  
* Nguyễn Trọng Quyền  
* Đặng Hồng Sơn  
* Đinh Quốc Hoàng  
* Phạm Xuân Sự  
GIỚI THIỆU VỀ MÁY BIẾN DÒNG(TI).  
I. IỚTHIỆU CHUNG VỀ MÁY BIẾN DÒN.  
1 . Khái niệm  
- Máy biến dòng (máy biến điện áp) là thiết bị  
có tác dụng cách li phần sơ cấp thứ cấp ,có  
nhiệm vụ biến đổi dòng điện trị số lớn và  
điện áp cao xuống dòng điện tiêu chuẩn 5A  
hoặc 1A.Điện áp an toàn cho mạch đo lường  
bảo vệ.  
-Tải của máy biến dòng được đấu vào cuộn  
thứ cấp W2 của máy biến dòng và một đầu  
được nối đất .  
Một số hình ảnh thực tế về máy biến dòng  
Một số hình ảnh thực tế về máy biến dòng  
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÁY BIẾN DÒNG:  
1.Chế độ ngắn mạch chế độ làm việc bình thường.  
2.Khi làm việc cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng  
không cho phép hở mạch.Vì khi hở mạch sẽ sinh ra điện  
thế nguy hiểm cho công nhân làm việc sự cách điện của  
máy biến dòng.  
3.Hệ số từ cảm thay đổi.  
4.Dòng điện của cuộn thứ cấp không phụ thuộc vào tải chỉ  
phụ thuộc vào dòng điện sơ cấp.  
3. Chế độ làm việc của máy biến dòng.  
Máy biến dòng làm việc với các chế độ:  
- Chế độ ngắn mạch của dòng sơ cấp, mạch thứ cấp phụ tải Z2.  
Tỷ số giữa dòng ngắn mạch sơ cấp trên dòng định mức gọi là bội số dòng của B I:  
Khi n lớn, sai số máy biến dòng tăng, sai số phụ thuộc vào dòng thứ cấp I2 hoặc tải  
Z2. Sai số dòng điện thường đạt giá trị <10%, ký hiệu là n10.  
- Chế độ hở mạch thứ cấp của BI.  
Ở chế độ làm việc định mức (mạch thứ cấp có tải Z2), dòng từ hóa rất bé, dưới1%  
I1đm , biên độ từ cảm trong lõi thép rất bé(0,06 ÷ 0,1T) . Dòng I2 có tác dụng khử từ,  
cân bằng với I1.  
Nếu thứ cấp hở mạch (I2 = 0), vai trò khử từ của nó không còn, toàn bộ stđ I1W1 làm  
nhiệm vụ từ hóa lõi thép, làm lõi thép rất bão hòa nên són của từ cảm B (có dạng gần  
xung vuông, trị số lớn vì cuộn dây thứ cấp 2 có số vòng lớn, nó sẽ cảm ứng ra điện áp  
U2 có biên độ rất cao (cỡ vài chục KV) và gây nguy hiểm cho người và thiết bị thứ  
cấp máy biến dòng không được phép hở mạch phía thứ cấp và không cần cầu chì bảo  
vệ phía thứ cấp.  
II Phân loại và nguyên lý làm việc của máy biến dòng.  
1 . Phân loại máy biến dòng  
* Hiện nay có 3 loại máy biến dòng cơ bản :  
- Máy biến dòng dạng dây quấn :  
Cuộn sơ cấp của máy biến dòng loại này  
sẽ được kết nối trực tiếp với các dây dẫn,  
có nhiệm vụ đo cường độ dòng điện chạy  
trong mạch. Cường độ dòng điện trong  
cuộn thứ cấp phụ thuộc vào tỷ số vòng dây  
quấn của máy biến dòng.  
- Máy biến dòng dạng vòng  
“Vòng” sẽ không được cấu tạo ở  
cuộn sơ cấp. Thay vào đó, cường  
độ dòng điện chạy trong mạch sẽ  
được truyền và chạy thẳng qua  
khe cửa hay lỗ hổng của “vòng”  
trong máy biến dòng. Một số máy  
biến dòng dạng vòng hiện nay đã  
được cấu tạo thêm chi tiết “chốt  
chẻ”, có tác dụng cho lỗ hổng hay  
khe cửa của máy biến dòng có thể  
mở ra, cài đặt và đóng lại, mà  
không cần phải ngắt mạch cố định.  
- Máy biến dòng dạng khối :  
Đây là một trong các loại của máy  
biến dòng hiện nay được ứng dụng  
trong các loại dây cáp, thanh cái của  
mạch điện chính, gần giống như  
cuộn sơ cấp, nhưng chỉ có một vòng  
dây duy nhất. Chúng hoàn toàn tách  
biệt với nguồn điện áp cao vận hành  
trong hệ mạch và luôn được kết nối  
với cường độ dòng điện tải trong  
thiết bị điện.  
2.Nguyên lý hoạt động.  
-Máy biến dòng được chế tạo dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ  
-Năng lượng điện được truyền dẫn từ cuộn dây sơ cấp sang cuôn dây thứ cấp thông  
qua quá trình cảm ứng điện trường từ trường.  
Từ thông qua mạch kín biến thiên (tăng hoặc giảm) thì trong mạch sẽ xuất hiện dòng  
điện, hiện tượng trên được gọi là hiện tượng cảm ứng điện t, dòng điện sinh ra từ hiện  
tượng trên gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ xảy ra trong khoảng  
thời gian từ thông biến thiên  
3.Sơ đồ cấu tạo.  
-Cấu tạo:Gồm một mạch từ trên đó quấn cuộn dây sơ cấp nối tiếp với mạch điện cao thế và  
một hay vài cuộn dây thứ cấp để lấy tín hiệu ra cung cấp cho các thiết bị đo lường,bảo vệ...  
Toàn bộ đươc đúc sẵn bằng vật liệu cách điện,hoặc được đặt cố định trong các ống sứ cách điện  
chứa đầy dầu cách điện.  
-Tỉ số biến đổi dòng điện định mức: Kđm=I1/I2;Với I1:dòng điện sơ cấp định mức,I2:dòng điện  
thứ cấp định mức.  
-Nguyên lý làm việc của máy biến dòng giống như máy biến áp  
ta có sơ đồ thay thế của máy biến dòng.  
(+)Tình trạng làm việc của biến dòng điện khi dây quấn  
thứ cấp hở mạch.  
-Phương trình (3) cân bằng sức từ động thể viết dưới  
dạng:  
-Khi hở mạch dây quấn thứ cấp lực từ hóa của  
dây quấn thứ cấp I2.W2=0.Lúc đó lực từ hóa  
bằng tổng bằng lực từ hóa của dây quấn sơ cấp  
I1.W1 tăng lên đột ngột.Cảm ứng từ B và cùng  
với tổn hao trong lõi thép tăng lên so với  
các trị số định mức của chúng.Do đó lõi thép  
bị bão hòa ,đường cong B(t) dạng hình  
thang còn đường cong I(t) dạng nhọn  
đầu.Suất điện động nhọn đầu thể tăng lên  
rất cao(có khi hàng nghìn vôn (V) gây nguy  
hiểm cho người thiết bị .Do đó biến dòng  
điện không được phép làm việc với mạch thứ  
cấp hở.  
Mối liên hệ giữa tỷ số vòng dây và tỷ số điện áp trong máy biến dòng:  
Ví dụ: Với một máy biến dòng dạng thanh khối, có 1 vòng dây ở cuộn sơ cấp và 160 vòng dây ở cuộn  
thứ cấp, chúng được kết nối với một ampe kế có độ lớn tiêu chuẩn của điện trở trong là 0.2Ω. Cá c  
ampe kế được thiết lập để hiển thị sai số chính xác trong một phạm vi cho phép khi cuộn sơ cấp đạt  
tới mức 800 ampe. Hãy tính cường độ dòng điện tối đa và hiệu điện thế tối đa của cuộn thứ cấp trên  
ampe kế.  
Giải đáp:  
Cường độ dòng điện của cuộn thứ cấp: Secondary Current:  
Hiệu điện thếcủa cuộn thứ cấp mà Ampe kế thể hiện:  
Chúng ta có thể thấy từ các kết quả trên, khi cuộn thứ cấp của máy biến dòng được kết nối với các ampe kế có  
điện trở rất nhỏ, thì dòng điện thứ cấp sẽ bị sụt giảm 1,0 Volt hiệu điện thế so vớidòng điện sơ cấp. Nếu ampe  
kế được lấy ra, cuộn thứ cấp sẽ bị hở mạch và máy biến dòng giảm áp sẽ trở thành máy biến dòng tăng áp, do  
sự gia tăng đột ngột rất lớn các luồng từ tính phát tán mạnh mẽ từ lõi thứ cấp. Kết quả là một dòng điện áp cao  
được thụ cảm bởi cuộn thứ cấp, bằng tỷ lệ: Vp(Ns/Np), xuất hiện trong cuộn thứ cấp.  
Vì vậy, giả sử như máy biến dòng trên được kết nối với một dòng điện 3 pha, có hiệu điện thế ở mức 480 volt.  
Kết quả sẽ là:  
76,8 kV đấy chính là lý do tại sao các máy biến dòng hiện nay không bao giờ được để hở mạch thcp hay kết  
nối với các đường truyền không cố định,chắc chắn. Trường hợp nếu hệ mạch không có gắn ampe kế, thì một  
đoạn mạch ngắn phải được nối xuyên qua từ đầu đến cuối cuộn thứ cấp để tránh nguy cơ “sốc” điện, tăng áp  
đột ngột.  
Điều này là bởi vì khi dòng điện thứ cấp bị hở mạch, lõi sắt vận hành của máy biến dòng sẽ phải chịu một áp lực  
vận hành rất lớn thậm chí tới mức bão hòa, chúng sẽ phát ra một nguồn điện thứ cấp bất thường với điện áp rất  
lớn, và như trong ví dụ đơn giản trên của chúng tôi, nguồn điện này đã được tính toán ở mức 76,8 kV! Nguồn  
điện áp thứ cấp này có thể tàn phá dễ dàng lớp vở cách nhiệt bọc bên ngoài dây điện gây cháy nổ hoặc gây tai  
nạn điện giật nếu chúng ta vô tình chạm tay vào máy biến dòng.  
IV.CÔNG DỤNG:  
-Dùng để cấp điện cho mạch dòng điện của ampe mét,watt  
mét,công tơ điện.  
-Các thiết bị đo đếm khi đấu vào máy biến dòng (TI) phải được  
chế tạo theo quy chuẩn của dòng điện định mức là 5A hoặc 1A cho  
phù hợp với dòng điện định mức của cuộn thứ cấp của máy biến  
dòng.  
Bài thuyết trình của nhóm 2 đến đây là kết thúc  
Xin cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe  
Mong mọi người góp ý để nhóm mình hoàn thiện bài thuyết trình  
À hihi . . . Hết  
pptx 18 trang yennguyen 28/03/2022 5620
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình Máy biến dòng - Nguyễn Phương Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_may_bien_dong_nguyen_phuong_nam.pptx