Tài liệu Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
TÀI LIU  
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT  
NGHIỆP  
NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định s:  
ngày tháng năm  
ca  
Hiệu trường Trường Cao đẳng Hàng hi I  
Hải Phòng, năm 2018  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
LỜI GIỚI THIỆU  
Trong xu thế chung đào tạo nghề hiện nay, khả năng thích ứng của sinh viên  
sau tốt nghiệp với công việc thực tế là vô cùng quan trọng và được đánh giá cao.  
Sau thời gian học tập tại trường, cơ hội để sinh viên nâng cao khả năng ấy tại các  
doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nó cũng giúp cho việc đánh giá chất lượng sinh  
viên đào tạo nghề chuẩn xác hơn. Chính vì vậy, chương trình thực tập tốt nghiệp  
cho sinh viên được biên soạn giúp người học có những nét khái quát nhất về công  
việc mà các em sẽ làm sau khi tôt nghiệp, giúp các em dễ dàng hơn trong việc học  
tập và tiếp xúc với công việc thực tế.  
Xuất phát từ thực tế trên, cuốn “Tài liệu hướng dẫn thực tập tốt nghiệp”  
được cán bộ giảng viên trường Cao đẳng Hàng hải I biên soạn nhằm đáp ứng kịp  
thời cho nhu cầu đào tạo và sản xuất. Đối tượng phục vụ là các sinh viên thuộc  
nghề Sửa chữa máy tàu thủy.  
Trong quá trình thực hiện, tác giả đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của  
Ban Giám hiệu, phòng Hợp tác Quốc tế & Khoa học Công nghệ, cùng với sự giúp  
đỡ nhiệt tình từ các đồng nghiệp trong nhà trường và từ các đơn vị sản xuất.  
Mặc dù vậy do thời gian cũng như nguồn thông tin còn hạn chế, cuốn tài liệu  
chắc không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do vậy, tác giả rất mong nhận  
được sự góp ý từ các độc giả, từ các đồng nghiệp để tài liệu được hoàn thiện hơn.  
Hải Phòng, ngày 24 tháng 4 năm 2018  
Tham gia biên soạn  
Chủ biên: Trần Đức Hòa  
3
MỤC LỤC  
Nội dung  
TT  
1
Trang  
Lời giới thiệu  
Mục lục  
3
4
5
7
8
2
3
Danh mc hình vvà bng biu  
4
Nội dung  
Bài 1. Nội quy nhà máy; các quy tắc an toàn phòng chống cháy  
nổ; đề cương thực tập và hướng dẫn làm báo cáo thực tập  
Bài 2. Củng cố kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo, dụng cụ sửa  
chữa thông thường và chuyên dụng  
12  
16  
17  
Bài 3. Củng cố kiến thức, kỹ năng về động cơ Diesel, động cơ  
xăng  
Bài 4. Củng cố kiến thức, kỹ năng về tính năng sử dụng, kết cấu,  
nguyên lý làm việc, vận hành khai thác, những hư hỏng trong  
quá trình khai thác và biện pháp sửa chữa các máy phát điện, các  
hệ thống điện trang bị dưới tàu  
Bài 5. Củng cố kiến thức, kỹ năng về tính năng sử dụng, kết cấu,  
nguyên lý làm việc, vận hành khai thác, những hư hỏng trong  
quá trình khai thác và biện pháp sửa chữa các máy thủy lực và  
thiết bị phục vụ  
30  
Bài 6. Củng cố kiến thức, kỹ năng về tính năng sử dụng, kết cấu,  
nguyên lý làm việc, vận hành khai thác, những hư hỏng trong  
quá trình khai thác và biện pháp sửa chữa hệ trục và chân vịt.  
Bài 7. Củng cố kiến thức, kỹ năng về tính năng sử dụng, kết cấu,  
nguyên lý làm việc, vận hành khai thác, những hư hỏng trong  
quá trình khai thác và biện pháp sửa chữa các hệ thống phục vụ  
của tàu.  
57  
77  
Bài 8. Tìm hiểu các phương pháp phục hồi chi tiết máy  
Bài 9. Củng cố kiến thức, kỹ năng khôi phục tình trạng kỹ thuật  
của động cơ, cụm chi tiết bằng phương pháp căn chỉnh  
Bài 10. Báo cáo thực tập  
79  
83  
88  
89  
5
Tài liệu tham khảo  
4
DANH MC HÌNH VVÀ BNG BIU  
Hình vẽ  
TT  
1
Trang  
12  
12  
13  
13  
13  
14  
14  
14  
18  
18  
19  
20  
21  
21  
23  
24  
24  
25  
25  
26  
29  
30  
33  
35  
38  
41  
45  
49  
50  
52  
53  
55  
58  
59  
Hình 2.1. Các loại Cờ lê  
2
Hình 2.2. Mỏ lết thông dụng  
3
Hình 2.3. Bộ tuýp thông dụng  
Hình 2.4. Bộ Tua vít thông dụng  
Hình 2.5. Bộ Lục giác thông dụng  
Hình 2.6. Các loại kìm thông dụng  
Hình 2.7. Bộ thước lá thông dụng  
Hình 2.8. Súng bơm mỡ  
4
5
6
7
8
9
Hình 4.1. Lõi thép của Stator và Rôto  
10 Hình 4.2. Rôto dây qun của động cơ không đồng bộ  
11 Hình 4.3. Ttrường quay tốc độ n1  
12 Hình4.4. Cấu tạo Rô to lồng sóc  
13 Hình 4.5. Rôto máy phát điện 1 chiều  
14 Hình 4.6. Sơ đồ nguyên lý máy phát điện 1 chiều  
15 Hình 4.7. Cấu tạo stato  
16 Hình 4.8. Loại cuộn kích từ đặt ở rôto  
17 Hình 4.9. Rôto cực lồi của máy phát  
18 Hình 4.10. Rôto cực lồi  
19 Hình 4.11. Rôto cực ẩn  
20 Hình 4.12. Mô hình đơn giản của máy phát đồng bộ  
21 Hình 4.13. Tủ, bảng điện chính  
22 Hình 5.1. Sơ đồ cấu tạo bơm bánh răng ăn khớp ngoài  
23 Hình 5.2. Sơ đồ nguyên lý của bơm piston rotor hướng trục  
24 Hình 5.3. Sơ đồ cấu tạo bơm piston rotor hướng kính  
25 Hình 5.4. Sơ đồ cấu tạo của bơm cánh gạt  
26 Hình 5.5. Sơ đồ máy phân ly dầu nước kiểu UST  
27 Hình 5.6. Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải kiểu vi sinh  
28 Hình 5.7. Sơ đồ cấu tạo bầu hâm dầu  
29 Hình 5.8. Dụng cụ làm sạch lớp cáu cặn bầu hâm  
30 Hình 5.9. Nồi hơi khí thải tuần hoàn cưỡng bức  
31 Hình 5.10. Nồi hơi liên hợp ống nước đứng  
32 Hình 5.11. Nồi hơi liên hợp ống lửa nằm  
33 Hình 6.1. Kết cấu trục chân vịt  
34 Hình 6.2. Đo độ mòn cổ trục chân vịt phía lái  
5
35 Hình 6.3. Đo độ mòn cổ trục chân vịt phía mũi  
36 Hình 6.4. Sơ đồ nguyên công tiện hạ cốt cổ trục  
37 Hình 6.5. Bộ kiểm tra Taihokohzai Microcheck  
38 Hình 6.6. Sơ đồ nguyên công rà mặt côn trục chân vịt  
39 Hình 6.7. Sơ đồ nguyên công kiểm tra cánh chân vịt  
40 Hình 6.8. Sơ đồ nguyên công nắn cánh chân vịt  
41 Hình 6.9. Sơ đồ nguyên công hàn cánh chân vịt  
42 Hình 6.10. Kết cấu trục trung gian  
60  
61  
62  
64  
65  
66  
68  
69  
70  
71  
72  
73  
74  
84  
59  
60  
69  
74  
43 Hình 6.11. Cấu tạo gối đỡ trục đẩy  
44 Hình 6.12. Kết cấu gối trục làm bằng hợp kim babit  
45 Hình 6.13. Kết cấu gối trục làm bằng gỗ gai ắc  
Hình 6.14. Kết cấu bạc trục chân vịt bằng cao su  
46  
47 Hình 6.15. Sơ đồ nguyên công kiểm tra ổ đỡ trục chân vịt mòn  
48 Hình 9.1. Thiết bị cân vòi phun nhiên liệu  
49 Bảng 6.1. Đo độ mòn cổ trục chân vịt phía lái  
50 Bảng 6.2. Đo độ mòn cổ trục chân vịt phía mũi  
51 Bảng 6.3. Đo độ mòn cổ trục trung gian  
52 Bảng 6.4. Đo đường kính bạc trục chân vịt  
6
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP  
Tên mô đun: Thực tập tốt nghiệp  
Mã mô đun: MĐ.6840111.35  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
- Vị trí: Mô đun thực tập tốt nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống  
chương trình học của sinh viên. Nó được thực hiện sau khi đã hoàn thành tất cả các  
môn học, mô đun chuyên môn. Được thực hiện tại các doanh nghiệp sửa chữa và  
đóng mới tàu biển.  
- Tính chất: Thực tập tốt nghiệp là mô đun chuyên ngành nhằm trang bị  
cho sinh viên các kỹ năng về tổ chức, sửa chữa các máy móc thiết bị trong thực tế  
sản xuất.  
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Có ý nghĩa quan trọng trong việc đáp ứng  
kịp thời cho nhu cầu đào tạo và sản xuất, giúp cho các sinh viên có kiến thức tổng  
thể về nghề nghiệp.  
Mục tiêu của mô đun:  
-Về kiến thức:  
Trình bày được nội dung cơ bản nội quy, quy tắc an toàn lao động và qui  
trình sản xuất trong Nhà máy sửa chữa tàu biển.  
- Về kỹ năng:  
Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ thông thường và chuyên dụng. Vận  
dụng được kiến thức, kỹ năng đã học và thực hiện được các công việc sửa chữa  
theo yêu cầu kỹ thuật và quy tắc an toàn;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  
Rèn luyện tính cần cù, chịu khó, ham hiểu biết, ý thức tuân thủ pháp luật,  
các quy tắc an toàn và tính tự tin trong công việc cho sinh viên.  
Nội dung của mô đun:  
7
Bài 1. Nội quy nhà máy; các quy tắc an toàn phòng chống cháy nổ; đề cương  
thực tập và hướng dẫn làm báo cáo thực tập  
Mã bài: MĐ.6840111.35.01  
Giới thiệu:  
Trong thực tế sản xuất để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiểu quả sản xuất thì  
mỗi nhà máy đều phải có nội quy và quy tắc an toàn sao cho phù hợp, do vậy ngay  
từ đầu người học phải ý thức được điều này và phải có những kiến thức cơ bản về  
nội qui, quy tắc an toàn để đảm bảo thực hiện các công việc hiệu quả và an toàn.  
Mục tiêu:  
- Trình bày tóm tắt được nội quy của Nhà máy và đề cương thực tập.  
- Sử dụng thành thạo các trang thiết bị an toàn và Thực hiện được việc viết  
báo cáo thực tập.  
- Rèn luyện ý thức tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật.  
Nội dung chính:  
1 Nội quy Nhà máy  
Mỗi công ty, Nhà máy đều có quy định riêng về nội quy của mình, trước khi  
vào nhà máy làm việc, cần phải tìm hiểu rõ và hoàn toàn tuân theo các quy định,  
nội qui của nhà máy.  
2. Quy tắc an toàn và phòng chống cháy nổ trong nhà máy  
Trước khi vào nhà máy làm việc, thì nhà máy yêu cầu phải qua khóa huấn  
luyện về an toàn do nhà máy tổ chức.  
2.1. An toàn trong vận chuyển thiết bị  
- Nguyên tắc chung:  
+ Không nâng vật quá tải trọng của thiết bị nâng.  
+ Thiết bị nâng di chuyển khi vật nâng ở độ cao càng thấp càng tốt.  
+ Không đi lại, đứng hay làm bất cứ việc gì phía dưới vật đang được nâng.  
- Kỹ thuật an toàn khi vận chuyển vật nặng:  
+ Phải chắc chắn chi tiết đã được móc, cột thì mới nâng vật.  
+ Phải dùng đúng chủng loại dụng cụ và dây để nâng vật.  
+ Muốn dừng lúc nâng hạ phải thay đổi từ từ. Tránh thay đổi đột ngột.  
+ Khi nâng vật thì trọng tâm của vật phải nằm trong các bộ phận nâng  
chuyển.  
2.2. An toàn trong tháo lắp, điều chỉnh  
- Nguyên tắc chung:  
+ Khu vực tháo lắp phải sạch sẽ, gọn gàng, dụng cụ phải ngăn nắp.  
+ Sử dụng dụng cụ phải đúng chức năng.  
+ Chi tiết phải được đặt chắc chắn trước khi tiến hành công việc.  
8
+ Khi tháo lắp chi tiết, bộ phận có trọng lượng lớn thì phải có thiết bị nâng.  
- Quy định an toàn khi sử dụng dụng cụ tháo lắp:  
+ Không dùng bất cứ gì để nối dài dụng cụ tháo lắp.  
+ Khi tháo lắp nên tạo lực kéo, tránh đẩy.  
- Quy định an toàn khi tháo, lắp:  
+ Không để tay hoặc bất cứ gì phía trước mở vít khi tháo lắp.  
+ Khi đục phải mang găng, đeo kính bảo hộ.  
+ Làm sạch chi tiết thiết bị phải dùng cọ hoặc chổi, không dùng tay không.  
+ Khi sử dụng khí nén phải mang kính bảo hộ.  
+ Khi tháo lắp các bộ phận của thiết bị có áp lực thì cần kiểm tra và xả hết  
áp lực trước khi thực hiện công việc.  
2.3. An toàn điện  
- Khái niệm:  
+ Nguy hiểm về điện không nhìn thấy được, chỉ nhận thấy khi chạm phải.  
+ Điện thế càng cao càng nguy hiểm.  
+ Dòng điện xoay chiều gây giật. Dòng điện một chiều gây bỏng.  
- Kỹ thuật an toàn điện:  
+ Hạn chế dòng điện qua tim.  
+ An toàn bằng cách điện.  
+ An toàn bằng đẳng thế.  
- Các quy định về an toàn điện:  
+ Tắt nguồn điện khi bảo dưỡng. Ngắt điện hoàn toàn khỏi lưới điện khi sửa  
chữa, treo biển cảnh báo.  
+ Dụng cụ bảo dưỡng, sửa chữa điện phải có bao che cách điện.  
+ Trong môi trường ẩm ướt, dẫn điện, các dây dẫn phải được để trên nơi khô  
ráo, tránh lối đi lại.  
+ Các nguồn điện tiếp xúc thường xuyên phải đảm bảo điện thế an toàn.  
3. Đề cương thực tập  
STT  
Nội dung  
1
Bài 1: Nội quy nhà máy; các quy tắc an toàn phòng chống cháy nổ; đề  
cương thực tập và hướng dẫn làm báo cáo thực tập  
1 Nội quy Nhà máy  
2. Quy tắc an toàn và phòng chống cháy nổ trong nhà máy  
3. Đề cương thực tập  
4. Hướng dẫn làm báo cáo thực tập  
2
Bài 2: Củng cố kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo, dụng cụ sửa chữa thông  
9
STT  
Nội dung  
thường và chuyên dụng  
1. Dụng cụ sửa chữa thông thường  
2. Dụng cụ chuyên dùng  
3. Dụng cụ đo, kiểm tra  
4. Thiết bị phát hiện hư hỏng.  
3
4
Bài 3: Củng cố kiến thức, kỹ năng về động cơ Diesel  
1. Kết cấu  
2. Nguyên lý làm việc  
3. Vận hành khai thác  
4. Những hư hỏng của bộ phận tĩnh, bộ phận động và các hệ thống phục vụ  
Bài 4: Củng cố kiến thức, kỹ năng về tính năng sử dụng, kết cấu, nguyên  
lý làm việc, vận hành khai thác, những hư hỏng trong quá trình khai thác  
và biện pháp sửa chữa các máy phát điện, các hệ thống điện trang bị dưới  
tàu  
1. Động cơ roto dây quấn  
2. Động cơ roto lồng sóc  
3. Máy phát điện 1 chiều và xoay chiều  
4. Hệ thống điện động lực  
5. Hệ thống điện chiếu sáng  
6. Tủ, bảng điện  
5
Bài 5: Củng cố kiến thức, kỹ năng về tính năng sử dụng, kết cấu, nguyên  
lý làm việc, vận hành khai thác, những hư hỏng trong quá trình khai thác  
và biện pháp sửa chữa các máy thủy lực và thiết bị phục vụ  
1. Bơm và động cơ bánh răng  
2. Bơm và động cơ piston, rô to hướng trục, hướng kính  
3. Bơm và động cơ rô to cánh gạt  
4. Thiết bị phân ly  
5. Thiết bị sử lý rác thải sinh hoạt  
6. Thiết bị hâm  
7. Nồi hơi tận dụng và nồi hơi phụ  
6
Bài 6: Củng cố kiến thức, kỹ năng về tính năng sử dụng, kết cấu, nguyên  
lý làm việc, vận hành khai thác, những hư hỏng trong quá trình khai thác  
và biện pháp sửa chữa hệ trục và chân vịt.  
1. Trục chân vịt  
2. Chân vịt tàu thủy  
10  
STT  
Nội dung  
3. Trục trung gian  
4. Hộp ổ đỡ chặn (ODC)  
5. Bạc đỡ trục chân vịt  
Bài 7: Củng cố kiến thức, kỹ năng về tính năng sử dụng, kết cấu, nguyên  
lý làm việc, vận hành khai thác, những hư hỏng trong quá trình khai thác  
và biện pháp sửa chữa các hệ thống phục vụ của tàu.  
1. Hệ thống lái  
7
2. Hệ thống tời mũi, lái  
3. Hệ thống tời cần cẩu tàu  
4. Hệ thống ballat  
5. Hệ thống la canh  
6. Hệ thống cứu hỏa  
7. Hệ thống cứu sinh  
8. Hệ thống nước sinh hoạt  
9. Hệ thống nước thải sinh hoạt  
10. Hệ thống phân ly dầu nước tàu  
8
9
Bài 8:Tìm hiểu các phương pháp phục hồi chi tiết máy  
1. Xác định tình trạng hư hỏng của chi tiết máy  
2. Các phương pháp phục hồi chi tiết máy  
2.1 Phục hồi chi tiết máy bằng phương pháp hàn  
2.2. Phục hồi chi tiết máy bằng phương pháp gia công nguội  
Bài 9: Củng cố kiến thức, kỹ năng khôi phục tình trạng kỹ thuật của động  
cơ, cụm chi tiết bằng phương pháp căn chỉnh  
1. Căn chỉnh khe hở nhiệt  
2. Điều chỉnh áp lực phun  
3. Điều chỉnh góc phun sớm  
10 Bài 10: Báo cáo thực tập  
1. Báo cáo  
2. Bảo vệ báo cáo  
4. Hướng dẫn làm báo cáo thực tập  
11  
Bài 2: Củng cố kỹ năng sử dụng các dụng cụ đo, dụng cụ sửa chữa thông  
thường và chuyên dụng  
Mã bài: MĐ.6840111.35.02  
Giới thiệu:  
Trong quá trình sản xuất việc sử dụng dụng cụ là rất cần thiết, nó đem lại  
năng suất lao động cao, giải phóng sức lao động, giảm thời gian tạo ra sản phẩm  
v.v.. Do vậy biết sử dụng dụng cụ một cách hợp lý, an toàn, đồ nào vào việc đó là  
yêu cầu và kỹ năng của người lao động.  
Mục tiêu:  
- Liệt kê được tên các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong sửa chữa máy và công  
dụng của chúng.  
- Sử dụng được các loại dụng cụ, thiết bị phù hợp với công việc thực hiện,  
đảm bảo độ chính xác và tính tin cậy của kết quả đo, kiểm.  
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, tỷ mỷ khi sử dụng và bảo quản thiết bị, dụng cụ  
cho sinh viên.  
Nội dung chính:  
1. Dụng cụ sửa chữa thông thường  
Cờ lê  
Hình 2.1. Các loại Cờ lê  
Để làm nhng công vic sa cha đơn giản, thì cn mt bộ cờ lê. Tùy vào  
nhà sản xuất mà nó sẽ có các loại cờ lê có kích thước khác nhau (khoảng từ 8mm  
đến 32mm), có thể mở được tt ccác bu lông lục giác.  
Mỏ lết.  
Hình 2.2. Mỏ lết thông dụng  
Để ni lng các đai ốc hay giữ một đầu của bulông để xiết chặt đai ốc, Nó  
có thể điều chỉnh được để phù hợp với các loại đai ốc.  
12  
Bộ tuýp.  
Hình 2.3. Bộ tuýp thông dụng  
Mt btuýp 3/8 hay ½ cũng rất cần thiết cho bộ dụng cụ ca bn. Trong  
nhiều trường hợp, nó sẽ có chức năng tháo lắp bulong hay đai ốc nhanh hơn các  
dụng cụ khác. Hãy chọn mua bộ tuýp có tuýp lục giác vì nó tốt hơn loại tuýp bông  
do có thể mở được bulong bị gỉ hiệu quả hơn.  
Tua vít.  
Hình 2.4. Bộ Tua vít thông dụng  
Đối vi công vic bảo dưỡng và sửa cha, bn scn ít nht hai loi tua vít  
có kích thước khác nhau (tua vít dp và tua vít cạnh).  
Lục giác.  
Các bulong đặc biệt như bulong đầu hoa thị, để tháo lắp nó cần mua một bộ  
lục giác.  
Hình 2.5. Bộ Lục giác thông dụng  
13  
Kìm.  
Hình 2.6. Các loại kìm thông dụng  
Kìm mỏ bằng và kìm mũi nhọn rất cần thiết trong bất kỳ hộp dng csa  
cha nào, đôi khi bạn cũng cần có kìm mỏ quạ trong hộp dụng cụ của mình.  
Kìm chết giúp kꢀp cứng các chi tiết mà bn không cn dùng lực để bm  
trong thi gian dài.  
Thước lá và dụng cụ đo khe hở bugi.  
Hình 2.7. Bộ thước lá thông dụng  
Trong nhiều trường hợp cần phải có một bộ thước lá dùng để đo khe hở giữa  
các chi tiết máy.  
Súng bơm mỡ.  
Hình 2.8. Súng bơm mỡ  
Các dụng cụ phổ biến thông dụng khác  
Búa tay, tô vít, kìm điện, kìm chết, kìm mở phanh, máy mài, máy khoan,  
máy doa, mũi ta rô, bàn ren, pa lăng, v.v...  
14  
2. Dụng cụ chuyên dùng  
Dụng cụ chuyên dùng được hiểu là những loại dụng cụ ít phổ biến, đôi khi  
chỉ sử dụng cho một hoặc vài công việc riêng biệt nào đó nên số lượng thường là  
ít.  
Clê xích (hoặc đai) Được dùng để vặn các chi tiết hình trụ trơn như bầu lọc  
dầu.  
Đối vi công vic tháo lc du, scn một dụng cụ chuyên dụng. Có nhiều  
loại dụng cụ khác nhau như cảo, kìm hay vam tháo lọc dầu. Loại thường được  
dùng nhất là vam tháo vì dễ sử dụng nhưng nếu không gian quá hꢀp thì nên dùng  
cảo để tháo.  
Clê móc (Clê chữ C): Được dùng để vặn các chi tiết hình trụ, hình đĩa có  
thiết kế lỗ móc để lắp Clê.  
Clê lực: Vặn các bu lông, đai ốc đúng lực yêu cầu.  
Dao doa: Dùng để khoét lỗ đạt được kích thước chính xác và độ bóng cao.  
Kích thủy lực: Dùng để nâng hạ, đẩy kéo các vật nặng, tháo các chi tiết lắp  
chặt.  
Các dụng cụ khác như máy phát tia Lade để phục vụ căng tâm, Thước đo  
bước chân vịt, máy sấy vòng bi, que sấy bu lông v.v..  
3. Dụng cụ đo, kiểm tra  
Dụng cụ đo kích thước dài: Thước mét, thước cặp, pan me. v.v...  
Dụng cụ đo so sánh : Đồng hồ so, mẫu độ bóng, dưỡng đo ren,v,v...  
Các dụng cụ đo đạc khác như : Máy đo độ rung, độ ồn. Máy đo nhiệt độ.  
Máy đo công .v.v..  
4. Thiết bị phát hiện hư hỏng  
Có nhiều thiết bị dùng để chẩn đoán hư hỏng cho động cơ. Song thực tế  
trong các nhà máy phổ biến sử dụng các thiết bị như: Đồng hồ đo áp suất, đồng hồ  
so dò, các phần mềm chẩn đoán, ...  
15  
Bài 3: Củng cố kiến thức, kỹ năng về động cơ Diesel  
Mã bài: MĐ.6840111.35.03  
Giới thiệu:  
Động cơ Diesel là thiết bị động lực chính trên tàu. Để vận hành, bảo dưỡng  
tốt động cơ nâng cao hiệu quả kinh tế thì phải hiểu biết rõ về kết cấu và nguyên lý  
làm việc của động cơ Diesel.  
Mục tiêu:  
- Mô tả được kết cấu, nguyên lý của các loại động cơ đã học.  
- Vận dụng được các kiến thức đã học để nâng cao kỹ năng sửa chữa động  
cơ, duy trì tốt sự hoạt động của động cơ.  
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, tỷ mỷ, ham hiểu biết của sinh viên.  
Nội dung chính:  
1. Kết cấu  
- Bộ phận tĩnh: Nắp xy lanh, thân máy, xy lanh, bệ máy.  
- Bộ phận động: Piston, tay biên, trục khuỷu, trục cam phân phối khí.  
- Các hệ thống: Bôi trơn, làm mát, nhiên liệu, khởi động, phân phối khí, v.v..  
2. Nguyên lý làm việc  
- Nguyên lý làm việc động cơ 4 kỳ  
- Nguyên lý làm việc động cơ 2 kỳ  
3. Vận hành khai thác  
- Chuẩn bị và khởi động: Chuẩn bị và kiểm tra các hệ thống phục vụ như  
dầu đốt, dầu nhờn, nước làm mát, khí (hoặc điện) khởi động, ngắt ly hợp (nếu có),  
via máy. Kéo tay gas nhiên liệu đặt ở vị trí khởi động, ấn nút khởi động tới khi  
nghe máy chạy tròn tua thì nhả nút khởi động. Đối với máy đèn thì kéo tay gas đặt  
ở vị trí định mức.  
- Theo dõi hoạt động và điều khiển: Trong quá trình động cơ hoạt động theo  
dõi các thông số như áp suất, nhiệt độ, vòng tua, độ ồn v.v...Căn cứ vào yêu cầu  
lệnh từ buồng lái điều khiển tay gas và ly hợp ở các vị trí phù hợp.  
- Dừng động cơ và bảo quản: Ngắt ly hợp, giảm dần mức nhiên liệu cấp tới  
khi động cở dừng hẳn. Mở van biệt xả, via máy vài vòng, bơm dầu bôi trơn tới các  
vị trí chuyển động v.v.  
4. Những hư hỏng của bộ phận tĩnh, bộ phận động và các hệ thống phục vụ  
- Bộ phận tĩnh  
- Bộ phận động  
- Các hệ thống phục vụ  
16  
Bài 4: Củng cố kiến thức, kỹ năng về tính năng sử dụng, kết cấu, nguyên lý  
làm việc, vận hành khai thác, những hư hỏng trong quá trình khai thác và  
biện pháp sửa chữa các máy phát điện, các hệ thống điện trang bị dưới tàu  
bài: MĐ.6840111.35.04  
Giói thiệu:  
Khi tàu hoạt động trên biển thì nguồn điện trên tàu là không thể thiếu, do  
vậy người sử dụng cần phải có kỹ năng về kết cấu, nguyên lý làm việc, vận hành  
khai thác, những hư hỏng trong quá trình khai thác và biện pháp sửa chữa các máy  
phát điện, các hệ thống điện trang bị trên tàu.  
Mục tiêu:  
- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý của các loại động cơ điện, khí cụ và thiết bị  
điện đã học, ứng dụng của từng loại trong các hệ thống điện trang bị dưới tàu;  
- Vận dụng được các kiến thức đã học để nâng cao kỹ năng sửa chữa hệ  
thống và các phần tử đơn giản thuộc hệ thống điện tàu thủy;  
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, tỷ mỷ, tuân thủ quy trình quy phạm và biện  
pháp đảm bảo an toàn cho sinh viên.  
Nội dung chính:  
1. Động cơ Rô to dây quấn  
1.1. Cấu tạo  
1.1.1. Phần tĩnh (Stato)  
- Vỏ động cơ điện xoay chiều ba pha:  
Nhiệm vụ là bảo vệ và gá lắp lõi thép. Vỏ động cơ điện xoay chiều ba pha  
thường bằng gang đúc, hay hợp kim thép, động cơ điện xoay chiều ba pha công  
suất bé có thể làm bằng nhôm, 2 đầu vỏ động cơ điện xoay chiều ba pha có 2 nắp  
để đỡ 2 vòng bi. Bên ngoài vỏ với động cơ công suất lớn có các cánh tản nhiệt để  
làm mát động cơ điện xoay chiều ba pha.  
- Lõi thép:  
Nhiệm vụ của lõi thép là mạch từ dùng để dẫn từ trường và dùng để quấn  
dây trên lõi thép. Lõi thép được chế tạo từ các lá thép kỹ thuật điện có độ dày từ  
0,35 mm đến 0,5 mm đựơc ghép cách điện với nhau để tránh dòng xoáy FUCO.  
Các lá thép được ghép lại thành 1 hình trụ rỗng, chu vi mặt trong được đục các  
rãnh đều đặn để đặt dây. Nếu chiều dài lớn, lõi thép chia thành nhiều thếp, mỗi  
thếp dài từ (6 ÷ 8) cm, các thếp cách nhau 1cm để làm mát lõi thép.  
- Dây quấn:  
Dây quấn là mạch điện, làm bằng đồng bọc cách điện, êmay quấn rải đều  
trên toàn bộ chu vi mặt trong của lõi thép, nếu là dây quấn ba pha, thì 3 cuộn đặt  
lệch nhau 1200 không gian.  
17  
2
3
1
A
4
5
B
C
6-8 cm  
1 thÕp  
1cm  
Hình 4.1. Lõi thép của Stator và Rôto  
1- Stator; 2- Dây quấn; 3- Rôtor;  
4- T rục động cơ điện xoay chiều ba pha; 5- Lỗ thông  
1.1.2. Phần quay (Rôto)  
- Trục động cơ điện xoay chiều ba pha: Đỡ rôto, làm bằng thép, hợp kim của  
thép có độ bền cơ cao, 2 đầu trục là 2 vòng bi.  
- Lõi thép: Tương tự lõi thép stato, chỉ khác là các rãnh được đục đều trên  
chu vi mặt ngoài.  
- Các bộ phận khác: Cánh quạt làm mát, trụ đấu dây, đế động cơ điện xoay  
chiều ba pha nắp mỡ vòng bi, nếu là loại rôto dây quấn thì còn có 3 chổi than tì lên  
3 vành trượt để đưa RP vào rôto.  
- Lõi thép: Dùng thép kỹ thuật điện như stator, lõi sắt được ép lên trục quay  
phía ngoài có xẻ rãnh để đặt dây quấn.  
- Dây quấn: Là rôto có dây quấn giống như dây quấn của sator. Dây quấn 3  
pha của rô to thường được đấu hình sao, còn ba đầu kia nối vối ba vành trượt đặt  
cố định ở một đầu trục và thông qua chổi than đấu với mạch điện bên ngoài. Khi  
động cơ điện xoay chiều ba pha làm việc bình thường dây quấn rôto được nối ngắn  
mạch.  
Hình 4.2. Rôto dây qun của động cơ không đꢀng bộ  
1.2. Nguyên lý làm việc  
Khi ta cho dòng điện ba pha tần số f vào ba dây quấn Stato, sẽ tạo ra từ  
60 f  
trường quay P đôi cực, quay với tốc độ là n1 =  
. Từ trường quay cắt các thanh  
p
18  
dây dẫn của dây quấn rôto, cảm ứng các sức điện dộng. Vì dây quấn rôto nối ngắn  
mạch, nên sức điện động cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện trong các thanh dẫn rôto.  
Lực tác dụng tương hỗ giữa từ trường quay của động cơ điện xoay chiều ba pha  
với thanh dẫn mang dòng điện rôto, kéo rôto quay cùng chiều quay từ trường với  
tốc độ n.  
Hình vẽ dưới đây minh họa, từ trường quay tốc độ n1, chiều sức điện động  
và các lực điện từ Fdt.  
.
F
®t  
n
+
F
®t  
Hình 4.3. Tꢁ trường quay tốc độ n1  
Khi xác định chiều sức điện động cảm ứng theo quy tắc bàn tay phải, ta căn  
cứ vào chiều chuyển động tương đối của thanh dẫn đối với từ trường. Nếu coi từ  
trường đứng yên, thì chiều chuyển động tương đối của thanh dẫn ngược chiều với  
chiều n1, từ đó áp dụng quy tắc bàn tay phải, xác định được chiều sđđ như hình vẽ  
(dấu chỉ chiều đi từ ngoài vào trong).  
Chiều lực điện từ xác định theo quy tắc bàn tay trái, trùng với chiều quay n1.  
Tốc độ n của động cơ điện xoay chiều ba pha nhỏ hơn tốc độ từ trường quay  
n1 vì nếu tốc độ bằng nhau thì không có sự chuyển động tương đối, trong dây quấn  
rôto không có sức điện động và dòng điện cảm ứng, lực điện từ bằng không.  
Độ chênh lệch giữa tốc độ từ trường quay và tốc độ động cơ điện xoay chiều  
ba pha gọi là tốc độ trượt n2 và n2 = n1 n  
n2  
n1  
n1 n  
n1  
Hệ số trượt của tốc độ là: s =  
=
1.3. Hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục  
STT  
Hư hỏng  
Lăn trục ta thấy không - Vòng bi hỏng, khô - Thay vòng bi, tra dầu  
xoay được hoặc có dầu mỡ. mỡ.  
Nguyên nhân  
Biện pháp khắc phục  
1
tiếng kêu lạ.  
- Bu lông định vị giữa - Siết chặt bu lông.  
nắp và thân bị lỏng.  
- Cánh quạt làm mát - Kiểm tra, nắn lại.  
chạm vào nắp bảo vệ.  
19  
2
Động cơ chạy bị rung, - Bu lông định vị động - Kiểm tra, siết chặt, bổ  
phát ra tiếng kêu.  
cơ với bệ đỡ bị lỏng, sung bu lông.  
thiếu.  
- Mất pha.  
- Kiểm tra lại nguồn,  
mạch điện ba pha.  
Đảo lại hai trong ba  
pha cho nhau.  
3
4
Động cơ quay không Do đấu ngược pha.  
đúng chiều.  
Nhấn nút động cơ chạy Do bị thiếu cặp tiếp Kiểm tra, đấu lại, nếu  
nhưng bỏ ra thì động điểm duy trì ( nằm trên hỏng thì thay cặp tiếp  
cơ dừng.  
công tắc tơ ) bên mạch điểm mới.  
điều khiển.  
5
Động cơ bị nóng.  
- Động cơ bị quá tải  
- Mất pha.  
- Kiểm tra, giảm tải  
cho động cơ rồi mới  
cho hoạt động tiếp  
- Kiểm tra lại nguồn,  
mạch điện ba pha.  
2. Động cơ Rô to lꢀng sóc  
2.1. Cấu tạo  
Động cơ ba pha Rô to lồng sóc có cấu tạo giống động cơ ba pha Rô to dây  
quấn, chỉ khác nhau ở phần Rô to. Dây quấn rôto lồng sóc (đơn, kép, rãnh sâu)  
thường là dây quấn bằng nhôm, cụ thể là các thanh nhôm, hoặc đôi khi là thanh  
đồng đặt. Trong các rãnh của lõi thép rôto, và chúng không cách điện với lõi thép.  
Hai đầu của các thanh nhôm được hàn chặt vào 2 vòng ngắn mạch, do đó còn gọi  
là rôto ngắn mạch, hoặc rôto lồng sóc. Nếu loại lồng sóc kép thì gồm 2 lồng, còn  
rãnh sâu thì chiều sâu rất lớn.  
Hình4.4. Cấu tạo Rô to lꢀng sóc  
2.2. Nguyên lý làm việc  
Tham khảo phần 1.2 của động cơ Rô to dây quấn  
2.3. Hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục  
Tham khảo phần 1.3 của động cơ rôt dây quấn  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 89 trang yennguyen 26/03/2022 14400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Hướng dẫn thực tập tốt nghiệp - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_thuc_tap_tot_nghiep_nghe_sua_chua_may_tau.pdf