Giáo trình mô đun Điều động tàu 1 - Nghề: Điều khiển tàu biển

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
ĐUN: ĐIỀU ĐỘNG TÀU 1  
NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của...........)  
HẢI PHÒNG, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bnghiêm cấm.  
i
LỜI GIỚI THIỆU  
Từ xa xưa chinh phục biển cả đã là khát vọng của loài người, cũng thế  
những người đi biển đã được coi là biểu tượng của sức mạnh sự vững vàng, khéo  
léo của con người. Hành trình của con tàu khi vượt biển mang đầy những rủi do,  
trắc trở, sóng gió, phong ba bão tố đang rình rập chời đợi nên mỗi chuyến đi luôn  
được coi là một phiêu trình.  
Để đưa những con tàu vượt biển trở về bến bình yên đòi hỏi mỗi thuyền  
trưởng, mỗi sĩ quan hàng hải không chỉ bản lĩnh sức mạnh như người xưa đã  
nói “chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” mà cần phải kiến thức kỹ năng về  
điều động tàu trong mọi tình huống bao gồm từ tính năng điều động của tàu, các  
kiến thức về điều động tàu neo, điều động tàu cập rời cầu khi gió nước êm.  
Đào tạo nhân lực cho ngành vận tải biển nhiệm vụ chủ yếu của trường Cao  
đẳng Hàng hải I, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế STCW 95/2010 và cung cấp cho  
ngành Hàng hải trong nước cũng như Quốc tế những thuyền viên giỏi về chuyên  
môn, vững vàng về nghiệp vụ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển của ngành vận tải  
biển. Để phục vụ cho công tác dạy học trong nhà trường được tốt, chúng tôi đã  
biên soạn giáo trình ĐIỀU ĐỘNG TÀU 1 để làm tài liệu giảng dạy học tập trong  
nhà trường đối với hệ Cao đẳng nghề ngành Điều khiển tàu biển. Giáo trình này  
cũng là tài liệu cho các đọc giả có chuyên ngành về Điều khiển tàu biển cùng các  
lĩnh vực có liên quan tham khảo.  
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những đóng góp và sự cộng tác nhiệt tình  
của các đồng nghiệp trong Khoa Điều khiển tàu biển - Trường Cao đẳng Hàng hải  
I. Mặc đã hết sức cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong  
các bạn đồng nghiệp bạn đọc đóng góp ý kiến để chúng tôi tiếp tục cập nhật và  
hiệu chỉnh cho giáo trình “ĐIỀU ĐỘNG TÀU 1” ngày thêm hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cám ơn.  
Hải phòng, ngày 28 tháng 09 năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Đoàn Tân Thành  
2. Nguyễn Văn Tâm  
ii  
 
MỤC LỤC  
Trang  
iii  
 
iv  
DANH MỤC HÌNH  
Trang  
vi  
 
vii  
viii  
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU 1  
Mã mô đun: MĐ6840109.24  
1. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:  
- Vị trí: Mô đun chuyên ngành được giảng dạy sau mô đun Thủy nghiệp - Thông  
hiệu 2.  
- Tính chất: Đây là mô đun thực hành nhằm trang bị cho người học những kiến thức  
kỹ năng cơ bản về điều động tàu.  
- Ý nghĩa và vai trò:  
+ Trang bị kiến thức cho người học về điều động tàu  
+ Tạo kỹ năng điều động tàu trong các tình huống khác nhau  
2. Mục tiêu của đun:  
- Về kiến thức: Trình bày được những những kiến thức cơ bản về tính năng điều  
động tàu và các yếu tố ảnh hưởng đến tính năng điều động tàu. nguyên tắc cơ bản  
trong điều động tàu, công tác chuẩn bị, kỹ thuật dẫn điều động tàu. thả kéo neo,  
các phương pháp điều động cập rời cầu khi gió nước êm.  
- Về kỹ năng: Thực hiện vận hành tàu trong điều động trên luồng hàng hải và trên  
biển đảm bảo không được vượt quá giới hạn hoạt động an toàn của chân vịt, hệ thống  
lái và động cơ trong lúc vận hành thông thường. điều chỉnh về hướng tốc độ tàu  
để duy trì an toàn hàng hải.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh chóng, chính  
xác, đảm bảo an toàn hàng hải khi dẫn tàu và điều động tàu.  
3. Nội dung của đun:  
1
 
Bài 01. TÍNH NĂNG ĐIỀU ĐỘNG TÀU  
Mã bài: 6840109.24.01  
Giới thiệu:  
Điều động tàu là công tác duy trì hoặc thay đổi hướng đi, tốc độ của tàu dưới  
tác dụng của hệ bánh lái - chân vịt nhằm bảo đảm an toàn cho tàu trong lúc hành  
trình hay khi tiếp cận các mục tiêu đã định trong bất cứ điều kiện thời tiết và hoàn  
cảnh nào. Nếu chỉ xét riêng về mặt điều động thì bao gồm hai tính năng chủ yếu là  
tính chuyển động và tính nghe lái. Ngoài ra còn có những yếu tố ảnh hưởng tới tính  
năng điều động của tàu.  
Mục tiêu:  
Sau khi học xong bài này người học khả năng:  
- Trình bày được tính chuyển động, tính nghe lái và các yếu tố ảnh hưởng đến tính  
năng điều động tàu;  
- Ứng dụng các tính năng chuyển động, tính nghe lái của tàu vào việc điều khiển tàu;  
- Rèn luyện tính nghiêm túc và chính xác trong học tập cũng như sử dụng các tính  
năng điều động tàu.  
Nội dung:  
1. Tính chuyển động  
1.1. Khái niệm  
khả năng tàu thắng được sức cản của không khí, nước và di chuyển trong  
nước dưới tác dụng của hệ lực đẩy của chân vịt tàu. Chuyển động tịnh tiến của tàu  
dưới tác dụng của lực phát động máy được thể hiện qua công thức sau:  
푣  
(1.1)  
= + 푡ℎ  
푡  
Trong đó: M - khối lượng của tàu và được tính theo công thức:  
Fe - Lực phát động của máy (N).  
(1 + )  
=  
.퐷  
M
- Khối lượng của tàu (Kg).  
Rth  
- Lực cản chuyển động tổng hợp lên tàu (N).  
D
- Lượng rẽ nước của tàu (Kg).  
K
- Hệ số lượng dãn nước của tàu, K = 0 khi tầu đứng yên trên mặt  
nước, K sẽ có giá trị khi tàu chuyển động giá trị của được xác định bằng thực  
nghiệm.  
dv  
- Gia tốc dài theo hướng trục của tàu (m/s2).  
dt  
Do đó phương trình chuyển động của tàu có thể biểu thị dưới dạng sau:  
2
     
― 푅푡ℎ = 푑  
(1.2)  
푡  
Khi tàu đã chuyển động ổn định thẳng đều thì thành phần quán tính của lực  
dv  
cản bị triệt tiêu  
. Khi đó lực phát động của máy (F ) sẽ cân bằng với lực cản  
0  
M
e
dt  
tổng hợp (Rth)  
Lực phát động lên tàu từ trạng thái đứng yên cho tới lúc tàu chuyển động ổn  
định thẳng đều đã sinh ra công suất cần thiết để thắng lực cản đẩy tàu đi với tốc  
độ v được gọi là công suất hữu dụng theo công thức:  
(1.3)  
ℎ푑 = 푡ℎ푉  
Trong đó: Phd – Công suất hữu dụng (W)  
Rth Lực cản tổng hợp (N)  
V - Tốc độ tàu (m/s)  
Công suất của máy tàu bao giờ cũng lớn hơn công suất hữu dụng vì có sự tổn  
hao không thể tránh khỏi trong hệ thống máy - trục chuyền động - chân vịt. Đại  
lượng tổn hao này được đặc trưng bởi hệ số hữu ích chung (ɳ) Đại lượng này được  
đặc trưng bằng tỉ số giữa công suất hữu dụng và công suất máy.  
ℎ푑  
(1.4)  
ɳ =  
Trong đó: ɳ - Hệ số hữu ích phụ thuộc vào kiểu động cơ và chân vịt, trạng thái kĩ  
thuật của máy và chế độ làm việc.  
Phd – Công suất hữu ích (W).  
P – Công suất máy chính (W).  
Tính chuyển động của tàu được đặc trưng bởi hai đại lượng là: Tốc độ tàu và  
Quán tính tàu.  
1.2. Tốc độ tàu  
1.2.1. Khái niệm  
Tốc độ tàu là đại lượng đặc trưng cho sự chuyển động của tàu được tính bằng  
quãng đường mà tàu di chuyển được trong một đơn vị thời gian.  
∆푆  
∆푡  
푑푆  
푑푡  
(1.5)  
= lim  
=
∆푡→0  
Trong đó: V – Tốc độ tàu (nơ)  
S – Quãng đường (hải lý)  
t – Thời gian (giờ)  
ΔS – Quãng đường tàu chuyển động được trong một khoảng thời gian  
Δt khoảng thời gian mà tàu chuyển động  
ds Số gia quãng đường  
3
 
dt Số gia thời gian  
Từ phương trình 1.3 biến đổi ta có:  
ℎ푑  
(1.6)  
=  
푡ℎ  
Tốc độ tàu tỷ lệ nghịch với sức cản tổng hợp. Về cơ bản lực cản tổng hợp của tàu  
gồm các thành phần chính là sức cản do ma sát, sức cản do sóng, sức cản do gió, và  
sức cản hình dáng.  
(1.7)  
푡ℎ = 푚푠 + + 푔푖 + ℎ푑  
Trong đó:  
- Sức cản tổng hợp  
- Sức cản do ma sát  
푡ℎ  
푚푠  
- Sức tạo sóng  
푠  
- Sức cản do gió  
푔푖  
- Sức cản hình dáng  
ℎ푑  
Sức cản do lực ma sát giữa vỏ tàu với nước, phụ thuộc vào độ nhẵn của vỏ tàu  
mức độ rêu hà của vỏ tàu. Tàu có mức độ rêu hà bám lớn thể làm giảm tới 20%  
tốc độ.  
Sức cản do gió chủ yếu do cấu trúc phần nổi của tàu và hướng tương quan  
giữa gió và hướng di chuyển của tàu cũng như cấp độ gió.  
Sức cản do hình dáng tàu gây ra chủ yếu phụ thuộc vào hệ số “Frut”.  
V
Fr  
gL  
(1.8)  
Trong đó: Fr – Hệ số Frut  
V - Tốc độ tàu tính bằng m/s  
g - Gia tốc trọng trường 9,81 m/s2  
L - Chiều dài của tàu (m)  
Các tàu có Fr < 0,25 được coi là tàu có tốc độ chậm.  
Các tàu có Fr = 0,25÷0,40 được coi là tàu có tốc độ trung bình.  
Các tàu có Fr > 0,40 được coi là tàu có tốc độ cao.  
1.2.2. Tốc độ tàu  
Trong thực tế khai thác tàu thường gặp một số dạng tốc độ tàu sau:  
- Tốc độ thiết kế tốc độ chạy tới trên trường thử, tốc độ thiết kế được đưa vào hồ  
tàu sau khi đóng.  
- Tốc độ khai thác là tốc độ của tàu được xác định vào từng chu kỳ khai thác tàu,  
dựa trên tình trạng vỏ tàu và kỹ thuật của máy chính.  
- Tốc độ tương đối tốc độ chuyển động của tàu so với nước.  
- Tốc độ thật tốc độ chuyển động của tàu so với đáy biển.  
4
- Tốc độ chạy biển tốc độ tàu sử dụng khi tàu chạy ổn định trên biển, loại tốc độ  
này chỉ với dạng tàu chạy hết máy.  
- Tốc độ điều động tốc độ mà tàu sử dụng trong quá trình tàu điều động, thông  
thường tốc độ điều động với chế độ hết máy thấp hơn chế độ chạy biển từ 5%÷20%  
tùy loại máy tàu.  
- Tốc độ báo cáo là tốc độ tính trung bình cho một ngày kể từ 12 giờ trưa ngày hôm  
trước đến 12 giờ trưa ngày hiện tại.  
- Tốc độ trung bình là tốc độ tính trung bình cho một quãng đường nào đó (thường  
tính cho chuyến).  
Đối vi mi tàu ngoài dng tc độ ktrên còn có tc độ chuyn động ti và  
tc độ chuyn động lùi. Các dng tc độ này được biu hin theo chế độ máy chính  
(thang tc độ) gm ti tht chm, ti chm, ti trung bình, ti hết máy, lùi tht  
chm, lùi chm, lùi trung bình và lùi hết máy. Do đặc thù ca cu to chân vt và  
hình dáng vtàu được tính toán cho tàu chuyn động ti tàu nên công sut ca  
cùng mt thang tc độ (cùng svòng quay chân vt) thì tc độ chy ti và tc độ  
chy lùi khác nhau, tc độ chy lùi thp hơn tc độ chy ti, thông thường bng  
khon 70% tc độ chy ti.  
Hình 1.1 - Bảng vòng tua của máy và tốc độ tàu [Internet]  
5
 
Hình 1.2 - Các chế độ máy chính ca tàu [Internet]  
Trong thc tế, tc độ khai thác bình thường ca mt tàu theo yêu cu sẽ được  
ghi rõ trong các hp đồng thuê tàu “Charter party”, theo đó chtàu thothun vi  
người thuê tàu scho phép hkhai thác tàu vi tc độ cao nht mà tàu có thể đạt  
được. Tc độ này được phân ra hai trường hp khi không hàng và khi đầy hàng, áp  
dng khi gió không quá cp bn, hay còn gi là điu kin tc độ bin êm “Calm  
sea speed”.  
Khi chuyển động, tàu sẽ đạt tốc độ lớn nhất theo yêu cầu của người điều khiển  
sau một khoảng thời gian nhất định và tùy thuộc vào loại máy. Bảng sau đây cho ta  
biết thời gian tối thiểu để chuyển đổi các thang tốc độ trong điều động.  
Bảng 1.1 - Thời gian tối thiểu để chuyển đổi tốc độ của một số loại máy  
Thời gian chuyển đổi các thang tốc độ (giây)  
Stop đến  
Tới  
hết Tới  
hết Lùi  
hết Lùi hết máy  
Loại máy  
Tới  
hết máy đến máy đến máy đến đến Tới hết  
máy  
Stop  
Lùi hết  
Stop  
máy  
Tuabin  
2030  
3  
30 60  
60 100  
30 60  
60 100  
hơi  
Điêzen  
2  
2  
10 15  
10 15  
6
   
Từ bảng trên ta thấy thời gian lý thuyết để chuyển đổi tốc độ máy chính, ví dụ  
đối với máy diezen cần từ 10 15 giây để chuyển từ chế độ “Tới hết” đến “Lùi hết”.  
Thực tế để thể đổi chiều quay một cách đột ngột từ chế độ máy đang “Tới hết”  
như vậy sang chế độ “Lùi hết” máy, bắt buộc phải đưa máy về chế độ “Dừng” rồi  
mới thể chuyển về chế độ lùi. Đặc biệt lưu ý khi tàu đang chạy với tốc độ cao,  
nếu lùi máy đột ngột thể gây nên xung lực lớn làm gãy trục chân vịt hoặc làm  
hỏng máy chính. Kinh nghiệm cho thấy chỉ nên chuyển sang chế độ lùi khi tốc độ  
tới của tàu nhỏ hơn một nửa tốc độ tới hết bình thường của tàu đó. Cần lưu ý khi bắt  
đầu tiến hành điều động không nên cưỡng ép máy đạt đến tốc độ cao ngay, mà cần  
tăng tốc độ từ từ, từng nấc một, đặc biệt khi điều động các tàu lớn và các tàu đang  
chở đầy tải. Các máy hiện đại ngày nay đều chế độ bảo vệ, do vậy người điều  
khiển muốn đạt ngay tốc độ cao cũng không được (trừ tàu quân sự hoặc các tàu  
do tính chất công việc đặc biệt).  
Tốc độ nhỏ nhất của vòng quay chân vịt vẫn cho phép tàu không bị mất  
khả năng điều khiển.  
Vmin (0,100,20)V  
đinhmuc  
(1.9)  
1.2.3. Xác định tốc độ tàu  
Đối với mỗi tàu tốc độ thiết kế được xác định trên trường thử đưa vào hồ  
tàu. Trong quá trình khai thác tàu việc xác định vận tốc tàu thực tế được tiến hành  
bởi nhiều phương pháp khác nhau như xác định trong trường thử, sử dụng mục tiêu,  
chập tiêu, sử dụng vị trí tàu, sử dụng GPS, sử dụng máy đo tốc độ, sử dụng  
Radar/Arpa… thuận tiện cho công tác điều động tàu.  
1.3. Quán tính tàu  
1.3.1. Khái niệm  
Theo vật lý, quán tính là tính chất bảo toàn trạng thái chuyển động của một  
vật. Đối với tàu biển quán tính tàu được hiểu là quãng đường thời gian mà tàu  
tiếp tục chuyển động khi thay đổi chế độ hoạt động của máy.  
Từ phương trình chuyển động của tàu đã trình bày trên:  
푣  
― 푅푡ℎ = 푀  
푡  
Ta nhận thấy khối lượng cuả tàu và lượng tăng giảm tốc độ đặc trưng cho tính  
chất cơ bản của quán tính.  
Quán tính tàu gồm hai đặc trưng: Quãng đường thời gian.  
1.3.2. Quán tính theo quãng đường  
7
 
Quán tính theo quãng đường được hiểu là quãng đường mà tàu tiếp tục chuyển  
động khi thay đổi chế độ hoạt động của máy.  
Quán tính theo quãng đường gm: quán tính theo quãng đường khi tăng máy, quán  
tính theo quãng đường khi gim máy và quán tinh theo quãng đường khi dng máy tuy  
nhiên trong điu động ta chyếu sdng quán tính quãng đường khi dng máy.  
Quán tính quãng đường khi dừng máy là quãng đường tàu vẫn tiếp tục chuyển  
động được trước khi tàu dừng hẳn lại hay chuyển động ngược chiều kể từ khi lực  
đẩy tàu ngừng tác dụng. Đây là quá trình chuyển động chậm dần đều của tàu, trong  
thực tế người ta gọi trớn của tàu và được chia thành trớn tới trớn lùi, trớn đầy  
tải trớn không tải. Đối với mỗi tàu trớn tàu được xác định trong trường thử và cho  
trong bảng các thông số điều động tàu.  
1.3.3. Quán tính theo thời gian  
Quán tính theo thời gian được hiểu khoảng thời gian mà tàu tiếp tục chuyển  
động khi thay đổi chế độ hoạt động của máy.  
1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng  
Quán tính tàu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:  
- Quán tính tàu tỉ lệ thuận với khối lượng tốc độ tàu.  
- Quán tính ca tàu vi chuyn động ti ln hơn quán tính ca tàu vi chuyn động lùi.  
- Quán tính của tàu càng lớn khi sóng, gió, dòng chảy tác động cùng chiều ngược  
lại càng nhỏ khi sóng, gió, dòng chảy tác động ngược chiều.  
- Quán tính tàu giảm nếu diện tích phần chìm tăng và có bề mặt vỏ tàu càng ráp.  
- Quán tính tàu không thay đổi khi độ sâu lớn hơn ba lần mớn nước của tàu, giảm  
khi độ sâu giảm dưới ba lần mớn nước của tàu.  
1.3.5. Xác định quán tính tàu  
Việc xác định quán tính tàu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác an  
toàn khi điều động tàu cập rời cầu, cập rời phao, điều động tàu neo. Thông  
thường quán tính tàu được xác định trên trường thử và ghi vào bảng các thông số  
điều động tàu.  
Nếu không có trường thử thì nơi xác định phải đảm bảo các yêu cầu sau:  
- Khu vc xác định phi có đủ điu kin để xác định vtrí tàu thun tin và chính xác.  
- Không có dòng chảy hoặc có dòng chảy phải là 1 chiều phải biết chính xác  
hướng tốc độ dòng.  
- Sóng gió không quá cấp 2 và 3.  
- Độ sâu so với mớn nước của tàu phải đủ lớn để loại trừ sự ảnh hưởng do nông cạn.  
H s m in 0, 35v 2  
Hsmin 4 BT  
hoặc  
8
Hsmin  
Trong đó:  
- Độ sâu tối thiểu tính bằng m  
B - Chiều rộng của tàu (m)  
T - Mớn nước của tàu (m)  
V - Tốc độ tàu tính bằng nơ  
- Máy chính phải thực hiện được công suất tới, lùi và thời gian đổi chiều của máy  
phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật.  
Đối với tàu khi  
B’  
xác định các đặc điểm  
của quán tính phải ở các  
B
trạng thái không tải và  
đầy tải. Đối với máy  
Sqt  
D2  
chính phải được thực  
hiện ở hai chế độ hoạt  
động tới, lùi và các  
thang tốc độ khác nhau.  
Trong trường thử ta có  
thể thực hiện như sau:  
Điều động tàu  
A’  
A
D1  
Hình 1. 3 - Sơ đồ xác định quán tính tàu trong trường thử  
theo hướng chập dẫn hướng (A- A’) tại thời điểm cắt chập thứ nhất (B- B’) ta dừng  
máy đồng thời đo khoảng cách đến chập dẫn hướng (D1) và khởi động đồng hồ bấm  
giây. Theo quán tính tàu vẫn tiếp tục chuyển động, trong quá trình chuyển động ta  
cần điều khiển bánh lái để giữ cho tàu chuyển động thẳng hướng chập tiêu dẫn  
hướng. Khi tàu dừng hẳn lại ta đo khoảng cách đến chập tiêu dẫn hướng lần thứ hai  
(D2) đồng thời dừng đồng hồ bấm giây ta thu được các thông số quán tính quãng  
đường (Sqt = D1- D2) và đọc thông số quán tính thời gian trên đồng hồ bấm giây.  
Trong quá trình khai thác tàu việc xác định quán tính tàu thực tế trong từng  
giai đoạn thể được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau như xác định  
trong trường thử, sử dụng mục tiêu, chập tiêu, sử dụng vị trí tàu, sử dụng GPS, sử  
dụng máy đo tốc độ, sử dụng Radar/Arpa… thuận tiện cho công tác điều động tàu.  
1.3.6. Quy trình xác định quán tính tàu  
Cả hai trường hợp trạng thái tàu đầy tải và không tải đều thực hiện theo các  
bước như sau.  
Bước 1: Công tác chuẩn bị  
- Xác định trong trường thử, chuẩn bị máy chính, radar, đồng hồ bấm giây, sổ ghi  
chép, giấy vẽ theo tỉ lệ, nhân sự,…  
Bước 2: Thực hiện  
9
 
- Dẫn tàu theo hướng chập tiêu A- A/, ổn định ở một thang tốc độ nào đó đồng thời  
chính ngang chập B- B/ thì Stop máy và khởi động đồng hồ bấm giây, khoảng cách  
tới chập A- A/ là D1;  
- Theo quán tính tàu tiếp tục chuyển động đến khi tàu dừng hẳn thì Stop đồng hồ  
bấm giây và đo khoảng cách đến chập A- A/ khoảng cách là D2;  
- Ghi chỉ số D2 đồng hồ bấm giây vào sổ.  
Bước 3: Lập bảng tính toán  
- Lập bảng tính toán tương ứng với từng thang tốc độ: D1- D2 là quán tính quãng  
đường, chỉ số đồng hồ bấm giây là quán tính thời gian.  
Bước 4: Vẽ biểu đồ quán tính  
- Vẽ biểu đồ quán tính tàu trên giấy theo thang tỉ lệ đơn vị cable hoặc m nếu đổi ra  
hệ mét như hình vẽ 1.4  
Hình 1.4 - Biểu đồ quán tính tàu [Internet]  
10  
 
2. Tính nghe lái  
khả năng phản ứng của tàu dưới tác dụng của bánh lái. Tính nghe lái bao  
gồm: Tính ổn định hướng và Tính quay trở.  
2.1. Tính ổn định hướng  
khả năng tàu giữ ổn đinh hướng chuyển động ban đầu khi khi bánh lái lệch  
một góc rất nhỏ về hai bên so với mặt phẳng trục dọc của tàu.  
Tính ổn định hướng đối với mỗi tàu bắt buộc phải có khi hoạt động ở vùng  
nước sâu cũng như trên vùng nước nông, lúc biển động hoặc biển lặng.  
Tính ổn định hướng được đánh giá qua hệ số ổn định hướng của tàu.  
Hệ số ổn định hướng của tàu là tỷ số giữa quãng đường tàu chạy chữ chi trong  
một chu kỳ chiều dài lớn nhất của tàu.  
= 푆  
(1.10)  
Trong đó: E - Hệ số ổn định hướng.  
Sm – Quãng đường tàu chạy được trên một chu kỳ chữ chi đã định (m)  
L – Chiều đài lớn nhất của tàu (m)  
Việc xác định hệ số ổn định hướng của tàu được thực hiện qua thử nghiệm  
như sau:  
Cho tàu chạy theo một hướng nhất định tốt nhất chạy theo một chập tiêu tại  
thời điểm đã tính ta thực hiện lái sang một bên mạn với góc tùy ý, thông thường  
α>100. Sau khi thực hiện lái mũi tàu sẽ từ từ quay và có xu hướng quay sang về  
hướng đặt lái, tại thời điểm hướng mũi tàu lệch về mạn thực hiện lái so với hướng  
đi một góc đúng bằng góc thực hiện lái thì ta thực hiện lái về phía mạn ngược lại với  
giá trị bằng một góc tương ứng. Sau một khoảng thời gian nhất định tàu sẽ nghe lái  
và có xu hướng quay sang về phía thực hiện lái cho tới khi tàu lệch khỏi hướng ban  
đầu một góc tương ứng về mạn đặt lái, ta lại tiến hành thực hiện lái về mạn ban đầu  
với góc thực hiện lái ban đầu. Quá trình thực hiện lặp đi lặp lại như thế khoảng 3÷4  
chu kỳ chuyển động chữ chi của tàu như hình vẽ.  
Tính quãng đường tàu chạy được của một chu kỳ dao động ổn định của mũi  
tàu (thường chọn chu kỳ chuyển động thứ 2 hoặc thứ 3) thông qua vận tốc tàu và  
thời gian thực hiện chu kỳ dao động tương ứng hoặc chỉ số tốc độ nếu tốc độ kế  
chính xác. khi đó hệ số ổn định hướng được tính theo công thức 1.10.  
Việc thử nghiệm tốt nhất điều động tàu ở trường thử, nếu không có trường  
thử thì nơi thử nghiệm tự chọn tương tự như trường hợp xác định tốc độ hoặc quán  
tính tàu.  
Từ thực nghiệm nếu E>7 sẽ cho tàu có tính ổn định hướng tốt còn nếu E<7  
thì tính quay trở tốt còn tính ổn định hướng kém.  
11  
   
Tải về để xem bản đầy đủ
docx 124 trang yennguyen 26/03/2022 9700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Điều động tàu 1 - Nghề: Điều khiển tàu biển", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_mo_dun_dieu_dong_tau_1_nghe_dieu_khien_tau_bien.docx