Giáo trình Hệ thống động lực tàu thủy 2 - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy

CC HÀNG HI VIT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẰNG HÀNG HI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HC: HTHỐNG ĐỘNG  
LC TÀU THY 2  
NGH: SA CHA MÁY TÀU THY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐNG  
Ban hành kèm theo Quyết định s:  
ngày tháng năm 2017 của  
Hiệu trường Trường Cao đẳng Hàng hi I  
Hải Phòng, năm……  
1
TUYÊN BBN QUYN  
Tài liu này thuc loi sách giáo trình nên các ngun thông tin có thể được  
phép dùng nguyên bn hoc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham kho.  
Mi mục đích khác mang tính lệch lc hoc sdng vi mục đích kinh doanh thiếu  
lành mnh sbnghiêm cm.  
2
LI GII THIU  
Giáo trình Hthống động lc tàu thy 2 được biên soạn theo đề cương chi  
tiết môn hc Hthống động lc tàu thy 2” cho hệ Cao đẳng nghSa cha máy  
tàu thy - Trường Cao đẳng Hàng hi I.  
Giáo trình này được dùng làm tài liu ging cho ging viên dy và hc tp  
ca sinh viên nghSa cha máy tàu thy.  
Khi biên son giáo trình, chbiên đã cố gng cp nht nhng kiến thúc mi  
có liên quan đến môn hc phù hp với đối tượng sdụng cũng như cố gng gn  
nhng ni dung lý thuyết vi nhng vꢀn đề thc tế, để giáo trình có tính thc tin  
cao.  
Ni dung của giáo trình được biên son với dung lượng 03 chương tương  
đương với 30 gi.  
Trong quá trình biên son, chbiên đã nhận được sự giúp đỡ ca Hội đồng  
Khoa học & Đào tạo trường Cao đẳng Hàng hi I trong vic hiệu đính và đóng góp  
thêm nhiu ý kiến cho ni dung giáo trình.  
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chn không tránh khi khiếm khuyết. Rt  
mong nhận được ý kiến đóng góp của người sdng. Mọi góp ý xin được gi về  
địa ch: Khoa Cơ khí - Trường Cao đẳng Hàng hi I số 498 Đà nẵng Qun Hi  
An Thành phHi Phòng.  
Tham gia biên son  
Chbiên: Ths. Trn Việt Dũng  
3
MC LC  
STT  
Ni dung  
Trang  
1
2
3
4
5
Lời nói đầu  
Mc lc  
3
4
5
6
8
8
Danh mc ký hiu, tviết tt, thut ngchuyên ngành  
Danh mc bng, hình vẽ  
Ni dung  
Chương 1: Các hệ thng trong hệ động lc tàu thuỷ  
1. Hthng nhiên liu  
8
15  
24  
31  
2. Hthng làm mát  
3. Hthống bôi trơn  
4. Hthng khí nén  
33  
35  
36  
38  
39  
43  
50  
59  
5. Hệ thống hút khô đáy tàu (lacanh) và hệ thống cứu đắm  
6. Hệ thống nước dằn (ballast)  
7. Hệ thống thông gió  
8. Hệ thống khí thải, tiêu âm  
9. Hệ thống phục vụ sinh hoạt  
10. Hệ thống chữa cháy  
11. Hệ thống của tàu đặc biệt  
Chương 2: Bố trí buồng máy tàu thủy  
1. Số lượng, kích thước,vị trí của buồng máy và quan hệ giữa vị  
trí, kích thước buồng máy với việc thiết kế tàu  
2. Bố trí các thiết bị máy trong buồng máy  
3. Sử dụng hợp lý thể tích, diện tích buồng máy và các biện pháp  
an toàn trong buồng máy  
59  
59  
62  
4. Quy trình bố trí buồng máy  
64  
65  
5. Quy trình bố trí buồng máy  
Chương 3: Đặc tính công tác của Diesel tàu thủy và sự phối hợp  
công tác giữa động cơ với chân vịt  
67  
1. Khái niệm về chế độ làm việc và đặc tính của động cơ diezel  
tàu thuỷ  
2. Sự phối hợp công tác giữa động cơ và chong chóng  
3. Phạm vi công tác của động cơ lai chong chóng định bước và  
khả năng mở rộng của nó.  
67  
71  
74  
79  
6
Tài liu tham kho  
4
DANH MC KÝ HIU, TVIT TT, THUT NGCHUYÊN NGÀNH  
Ký hiu, tviết tt, thut ngữ  
Gii thích  
Đ/c Diesel  
Du F.O  
Ne  
Động cơ Diesel  
Du ma dút, du nng  
Công sut có ích  
Tiêu chun Vit Nam  
TCVN  
5
DANH MC HÌNH VẼ  
Hình vẽ  
1 Hình 1.1. Hệ thống vận chuyển nhiên liệu  
2 Hình 1.2. Hệ thống F.O phục vụ  
TT  
Trang  
12  
13  
14  
18  
20  
29  
30  
33  
34  
35  
45  
46  
47  
48  
49  
53  
69  
69  
70  
3 Hình 1.3. Hệ thống lọc F.O và D.O  
4 Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống nước biển làm mát  
5 Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống nước ngọt làm mát  
6 Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống vận chuyển và lọc dầu nhờn  
7 Hình 1.7. Sơ đồ hệ thống dầu nhờn phục vụ  
8 Hình 1.8. Hệ thống không khí nén  
9 Hình 1.9. Sơ đồ hệ thống la canh buồng máy  
10 Hình 1.10. Hệ thống dằn tàu  
11 Hình 1.11. Sơ đồ nguyên lý hệ thống cꢀp nước bằng khí nén  
12 Hình 1.12. Sơ đồ nguyên lý hệ thống nước thải vệ sinh  
13 Hình 1.13. Sơ đồ nguyên lý hệ thống dẫn nước thải  
14 Hình 1.14. Sơ đồ nguyên lý hệ thống dẫn nước thải có sử dụng khí nén  
15 Hình 1.15. Sơ đồ nguyên lý hệ thống thoát nước  
16 Hình 1.16  
17 Hình 2.1.  
18 Hình 2.2.  
19 Hình 2.3.  
20 Hình 2.4.  
21 Hình 2.5.  
22 Hình 2.6.  
23 Hình 2.7.  
70  
71  
71  
72  
24 Hình 2.8.  
25 Hình 2.9.  
26 Hình 2.10.  
27 Hình 2.11.  
73  
75  
75  
76  
6
GIÁO TRÌNH MÔN HC  
Tên môn hc: Hthống động lc tàu thy 2  
Mã môn hc: MH 6520131.18  
Vtrí, tính cht, ý nghĩa và vai trò ca môn hc:  
- Vtrí: Môn hc Hthống động lc tàu thy 2 là môn hc chuyên môn cho  
nghSa cha máy tàu thủy, được btrí hc sau môn hc Kết cu tàu, môn hc  
máy phtàu thy, môn hc Động cơ Diesel 1,2 và môn hc Hthống động lc tàu  
thy 1. Môn hc này học trước mô đun Sửa cha htrc tàu thy, vn hành động  
cơ Diesel.  
- Tính cht: Hthống động lc tàu thy 2 là môn hc chuyên môn ngh,  
trang bcho ngưi hc nhng kiến thc và mt skỹ năng cơ bản vcác hthng  
động lc trên tàu thy.  
- Ý nghĩa và vai trò của môn hc:  
+ Trang bkiến thức cho người hc vhthống động lc tàu thy.  
+ To kỹ năng btrí được thiết bị động lc chính và các thiết bphkhácm  
trên tàu thy mt cách hp lý.  
Mc tiêu ca môn hc:  
- Về kiến thức:  
+ Trình bày được khái niệm về hệ động lực tàu thủy, các loại hệ thống động  
lực tàu, khái niệm về hệ trục và các thiết bị của hệ trục, các loại phương thức và  
thiết bị truyền động thủy lực, các loại ly hợp ma sát, dao động trên tàu thủy. Trình  
bày được kết cꢀu các bộ phận của hệ trục tàu thủy. Nhận biết được các loại hệ  
thống động lực tàu thủy.  
- Về kỹ năng:  
+ Xác định được cách bố trí các thiết bị của hệ thống động lực tàu thủy.  
+ Sử dụng các thiết bị của hệ trục, các loại ly hợp ma sát một cách hợp lý  
trên tàu;  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ và tính  
khoa học trong tổ chức thực hiện các công việc cho sinh viên.  
Ni dung môn hc:  
7
CHƯƠNG 1: CÁC HỆ THỐNG TRÊN TÀU THỦY  
Mã chương: MH 6520131.18.01  
Gii thiu:  
Chương này giới thiu khái quát các thiết btrong hệ động lc tàu thy, các  
hệ động lc tàu thủy cũng như đưa ra các yêu cầu hay cách thc khi chn la hệ  
động lực và động cơ chính.  
Mc tiêu:  
- Nêu được đầy đủ tên và chức năng các thiết bị của hệ thống động lực tàu  
thủy;  
- Giải thích được sơ đồ cꢀu tạo các loại trang trí động lực;  
- Có thái độ đúng đắn trong học tập.  
Ni dung chính:  
1. Hệ thống nhiên liệu  
1.1. Phân loại nhiên liệu  
Khi thiết kế hệ thống nhiên liệu thì điều đầu tiên là phải xác định được loại  
nhiên liệu dùng cho hệ thống, bởi vì tính chꢀt của từng loại nhiên liệu có ảnh  
hưởng trực tiếp đến sự làm việc của động cơ và kết cꢀu của hệ thống nhiên liệu.  
Nhiên liệu dùng cho trang trí động lực tàu diesel có hai loại: Loại thứ nhꢀt  
có độ nhớt cao và tỷ trọng lớn, loại thứ hai có độ nhớt thꢀp và tỷ trọng nhỏ. Loại  
đầu tiên còn gọi là dầu nặng (F.O), loại thứ hai gọi là dầu nhẹ (D.O).  
Nhiệt trị của nhiên liệu tối thiểu vào khoảng 9800 (kCal/kg) (theo TCVN).  
Nhiên liệu được khai thác ở nhiều nơi khác nhau, phương pháp chế biến khác  
nhau, do đó mặc dù cùng là loại dầu nhẹ hoặc dầu nặng nhưng tính chꢀt lý hóa của  
chúng lại rꢀt khác nhau. Một số loại dầu có tính năng rꢀt tốt, độ nhớt nhỏ nhưng  
tính chꢀt hóa học của loại dầu lại kém, trong quá trình dự trữ thường hay tự phân  
giải thành sáp hoặc đông cứng. Do đó để chọn được một loại dầu phù hợp cho hệ  
thống nhiên liệu cần phải dựa trên những chỉ tiêu sau:  
– Độ nhớt;  
– Tỷ trọng;  
– Điểm đông đặc hoặc điểm vân hóa;  
– Nhiệt độ chớp lửa;  
– Thành phần lưu huỳnh.  
a. Độ nhớt  
Đây là chỉ tiêu quan trọng nhꢀt khi chọn nhiên liệu. Chỉ tiêu này bị thay đổi  
theo áp suꢀt và nhiệt độ. Khi áp suꢀt tăng thì độ nhớt tăng, khi nhiệt độ tăng thì độ  
nhớt giảm. Đặc tính này rꢀt quan trọng khi thiết kế hệ thống. Với những loại nhiên  
liệu có độ nhớt cao thì tính lưu động sẽ giảm, khi chảy qua các đường ống hay bầu  
lọc sức cản thủy lực tăng lên, gây nên việc cꢀp nhiên liệu bị gián đoạn không liên  
8
tục. Nhiên liệu có độ nhớt cao còn ảnh hưởng đến việc hóa sương của nhiên liệu  
khi phun vào trong động cơ, hạt sương lớn, góc khuyếch tán nhỏ, quá trình cháy  
không hoàn toàn, cháy nhiều trên đường giãn nở, động cơ xả khói đen, giảm công  
suꢀt của động cơ, tăng suꢀt tiêu hao nhiên liệu, tính kinh tế của trang trí động lực  
giảm. Nhiên liệu có độ nhớt thꢀp cũng có những hạn chế là hay bị rò gỉ ở chỗ nối  
ống  
b. Tỷ trọng  
Tỷ trọng của nhiên liệu sẽ quyết định nhiên liệu nặng hay nhẹ. Nhiên liệu có  
tỷ trọng càng lớn thì càng có nhiều tạp chꢀt cơ học, bụi và lưu huỳnh. Ngoài ra tỷ  
trọng còn ảnh hưởng đến sức căng bề mặt của nhiên liệu. Nhiên liệu có tỷ trọng lớn  
thì sức căng bề mặt càng lớn, đường kính trung bình hạt sương tạo thành sẽ lớn, độ  
đâm xuyên của hạt sương cao, việc tạo thành hỗn hợp sương nhiên liệu và không  
khí sẽ kém, dẫn đến quá trình cháy xꢀu đi.  
c. Điểm đông đặc và điểm vân hóa  
Điểm đông đặc của nhiên liệu là tại một nhiệt độ và áp suꢀt nhꢀt định, nhiên  
liệu bắt đầu đông cứng, mꢀt tính lưu động.  
Điểm vân hóa của nhiên liệu là tại một nhiệt độ và áp suꢀt nhꢀt định, nhiên  
liệu bắt đầu phân giải thành các tinh thể sáp.  
Điểm đông đặc và vân hóa đều gây trở ngại cho việc vận chuyển nhiên liệu  
trong điều kiện nhiệt độ môi trường thꢀp. Khi nhiên liệu ở các trạng thái này sẽ  
mꢀt hẳn tính lưu động, gây tắc trên hệ thống ống và bầu lọc, do đó quá trình cꢀp  
nhiên liệu cho động cơ bị gián đoạn.  
d. Nhiệt độ chớp lửa  
Nhiệt độ chớp lửa là nhiệt độ mà tại đó nhiên liệu tự bốc cháy. Đây là chỉ  
tiêu an toàn trong quá trình dự trữ và hâm nóng vận chuyển nhiên liệu. Nhiệt độ  
chớp lửa phụ thuộc vào thành phần chưng cꢀt. Nhiệt độ chớp lửa của nhiên liệu  
nặng trong phạm vi từ (60 90)oC, nhiên liệu nhẹ từ (50 55)oC.  
e. Thành phần lưu huỳnh  
Lưu huỳnh trong nhiên liệu gây mài mòn các chi tiết trong động cơ. Khi  
nhiên liệu cháy, lượng lưu huỳnh sẽ cháy tạo nên khí SO3, gặp hơi nước sẽ tạo  
thành axit H2SO4 gây ăn mòn các chi tiết. Khi động cơ làm việc ở chế độ toàn tải,  
nhiệt độ thành vách xilanh cao, hơi nước không bám vào thành xilanh được, sẽ  
theo khí thải đi ra ngoài, nên việc ăn mòn động cơ ít. Nhưng khi động cơ làm việc  
ở chế độ thay đổi tải thường xuyên hoặc lúc bắt đầu khởi động động cơ, nhiệt độ  
thành vách xilanh thꢀp, trên thành xilanh sẽ tạo thành axit gây ăn mòn nghiêm  
trọng động cơ. Lượng lưu huỳnh có trong nhiên liệu dùng cho động cơ thường  
được quy định không được lớn hơn 3.5% (đối với dầu nặng F.O) và không được  
lớn hơn 0.25% (đối với dầu nhẹ D.O).  
9
1.2. Nhiệm vụ của hệ thống  
– Dự trữ và cung cꢀp nhiên liệu đảm bảo cho hệ động lực làm việc bình thường  
trong suốt thời gian hành trình quy định.  
– Hệ thống nhiên liệu có quan hệ mật thiết với động cơ và loại nhiên liệu sử dụng,  
do đó hệ thống có một số chức năng nhꢀt định sau:  
+ Cꢀp nhiên liệu: Đưa nhiên liệu từ các kho trên bờ xuống tàu hoặc từ các  
phương tiện khác sang.  
+ Dự trữ nhiên liệu: Dự trữ nhiên liệu trong các khoang, két, bể chứa, đáy  
đôi trên tàu.  
+ Vận chuyển và cung cꢀp nhiên liệu: Vận chuyển dầu từ khoang, két này  
đến khoang, két khác, cung cꢀp nhiên liệu cho động cơ và các thiết bị tiêu thụ.  
+ Lọc nhiên liệu: Hâm nóng, phân ly và lọc sạch các tạp chꢀt cơ học, nước  
ra khỏi nhiên liệu.  
+ Ghi số lượng: Đo, kiểm tra mức dầu dự trữ và lượng dầu tiêu thụ.  
+ Vꢀn đề an toàn: Thông hơi, phòng hỏa hoạn, cháy nổ trong hệ thống.  
+ Đảm bảo môi trường: Gom dầu bẩn, dầu thải về két chứa dầu riêng.  
– Ngoài ra, tùy thuộc vào loại động cơ, loại nhiên liệu sử dụng và yêu cầu, công  
dụng của trang trí động lực của từng tàu mà còn có thêm các yêu cầu khác.  
1.3. Một số yêu cầu đối với hệ thống  
Để đảm bảo được các chức năng nhiệm vụ như trên, hệ thống nhiên liệu phải  
đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:  
– Hệ thống nhiên liệu phải đảm bảo cho động cơ làm việc liên tục bình thường  
trong mọi trường hợp khai thác của tàu. Lúc tàu lắc ngang 15o và chúi dọc 5o, các  
thiết bị của hệ thống vẫn đảm bảo cung cꢀp đầy đủ nhiên liệu cho động cơ và các  
thiết bị tiêu thụ hoạt động lâu dài.  
– Tꢀt cả các két nhiên liệu, các đường ống dẫn nhiên liệu không được bố trí phía  
trên ống dẫn khí thải, cạnh bầu tiêu âm của động cơ, trên bảng phân phối điện, phía  
dưới buồng ngủ. Nếu đường ống dẫn nhiên liệu buộc phải bố trí đi qua buồng ngủ  
thì phải là ống liền và được lồng thêm ống bên ngoài để tránh han gỉ. Tuyệt đối  
không được bố trí các ống nhiên liệu đi qua các két nước ngọt dùng cho sinh hoạt,  
két nước nồi hơi. Các đường ống và các van phải được bố trí sao cho dễ kiểm tra,...  
– Nhiên liệu thường được chứa trong các khoang két, không gian đáy đôi. Giữa các  
khoang két phải có van thông, van chặn, phải lắp các cửa ngăn thao tác được.  
– Tꢀt cả các khoang két đều phải có ống dẫn, ống tràn, thiết bị đo và kiểm tra, ống  
thông hơi, ống xả nhiên liệu. Tiết diện của ống tràn phải lớn hơn hoặc bằng ống  
nạp.  
– Với ống thông hơi, trong bꢀt kỳ trường hợp nào đường kính ống cũng không  
được nhỏ hơn 50 mm. Đầu ống thông hơi phải có thiết bị phòng hỏa đáng tin cậy,  
đầu ống thông hơi được dẫn lên boong hở tại nơi thông gió tốt nhꢀt.  
10  
– Hệ thống phải có các ống nạp, phải lắp thiết bị cách li và bao ống, đồng thời  
được đậy kín nắp khi đã đầy nhiên liệu. Trên đường ống nạp nên lắp kính quan sát  
để theo dõi việc nạp nhiên liệu.  
– Đối với các ống xả nhiên liệu, phải có đường kính không được nhỏ hơn 25 mm,  
có lắp van xả, nhiên liệu xả phải được đưa về két dầu bẩn.  
– Trong hệ thống ngoài cụm van thao tác, bơm cꢀp, và bơm vận chuyển nhiên liệu  
phải có thiết bị điều khiển ở trên boong hoặc điều khiển từ xa.  
– Giữa các két, khoang nhiên liệu phải có khả năng thông với nhau và có van cꢀp  
hoặc ngừng cꢀp nhiên liệu cho hệ thống.  
– Với hệ thống động lực có nhiều động cơ, tốt nhꢀt là mỗi động cơ có một hệ thống  
cung cꢀp nhiên liệu độc lập nhưng vẫn có sự liên động lẫn nhau.  
– Hệ thống phải được trang bị hệ thống phân ly, lọc sạch nhiên liệu trong các  
trường hợp sau:  
+ Có cꢀp thiết kế không hạn chế;  
+ Nhiên liệu dự trữ chưa qua phân ly;  
+ Nhiên liệu được dự trữ trong các khoang có thể được dùng làm khoang  
dằn hoặc đáy đôi.  
– Đối với hệ thống sử dụng nhiên liệu nặng còn phải có thêm các thiết bị sau:  
+ Bộ hâm, thiết bị gia nhiệt cho nhiên liệu;  
+ Phải dùng hai máy phân ly ghép nối tiếp hoặc phải sử dụng máy phân ly  
có khả năng lọc sạch được tạp chꢀt cơ học và nước trong nhiên liệu;  
+ Lượng nhiên liệu nhẹ trong hệ thống phải được dự trữ 20% tổng lượng  
nhiên liệu dự trữ;  
+ Nếu dùng hơi bão hòa để hâm nóng, áp suꢀt hơi không được lớn hơn 3  
kG/cm2, nhiệt độ nhiên liệu được hâm nóng phải thꢀp hơn nhiên độ bắt lửa 15o C.  
– Ống dẫn nhiên liệu nên dùng ống thép liền hoặc ống đồng không hàn, chỗ nối  
ống phải đảm bảo kín khít. Với ống dẫn nhiên liệu nóng, phải có lớp bọc cách  
nhiêt.  
– Trước và sau bộ lọc, máy phân ly, ...phải lắp thiết bị tự động điều chỉnh, đồng hồ  
đo áp suꢀt, nhiệt độ,...  
1.4. Các thiết bị chính  
– Các khoang, két, bể chứa dự trữ dầu (két chứa dầu F.O và D.O riêng nhau);  
Các bơm vận chuyển, bơm dự phòng (bơm F.O và D.O riêng nhau);  
– Các két lắng, trực nhật, két chứa dầu bẩn, dầu thải (két lắng và két trực nhật của  
F.O và D.O riêng nhau);  
– Các bầu lọc (thô, tinh), máy lọc (F.O và D.O), thiết bị gia nhiệt (bằng hơi hoặc  
bằng điện).  
– Các loại van: Van thông, van ngắt, van đóng nhanh, xả nhanh, ...  
– Các loại ống: Ống vận chuyển, ống thông hơi, ống đo, ...  
11  
– Các thiết bị chỉ báo: Đồng hồ đo nhiệt độ, áp suꢀt, kính quan sát,...  
1.5. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống  
Một hệ thống nhiên liệu hoàn chỉnh phải gồm 3 hệ thống nhỏ sau:  
+ Hệ thống vận chuyển nhiên liệu;  
+ Hệ thống lọc nhiên liệu;  
+ Hệ thống cung cꢀp nhiên liệu (hệ thống nhiên liệu trực nhật).  
10  
6
7
8
9
1
NO.2.FO.T (P)  
NO.2.FO.T (S)  
4
5
2
3
Hình 1.1. Hệ thống vận chuyển nhiên liệu  
1-Bơm chuyển dầu; 2-Két F.O xả nước;3-Két D.O dự trữ phải; 4-Két D.O dự trữ trái;  
5-Két treo D.O; 6-Két F.O trực nhật; 7-Két F.O lắng; 8-Két D.O trực nhật; 9- Két D.O  
lắng; 10- Ống khói.  
12  
?
?
?
Hình 1.2. Hệ thống F.O phục vụ  
1-Bơm F.O nồi hơi chính; 2-Bơm dầu f.O cho nồi hơi; 3-Bơm F.O mồi cho nồi hơi; 4-  
Lò đốt rác; 5-Đường dẫn dầu có hơi hâm; 6-Bộ điều chỉnh độ nhớt động học;7-Bầu hâm  
F.O; 8-Hệ thống bơm dầu F.O tuần hoàn;9-H.T bơm dầu F.O cung cấp; 10-Két dầu D.O  
phục vụ; 11-két F.O phục vụ; 12- Lưu lượng kế;13-phin lọc;14- Phin lọc tinh.  
13  
Hình 1.3. Hệ thống lọc F.O và D.O  
1.6. Tính toán hệ thống nhiên liệu  
a. Tính lượng nhiên liệu  
B= B  
M
+ B  
E
+ BO  
(1.1)  
Trong đó: B là tổng lượng nhiên liệu dự trữ. B  
M
là lượng nhiên liệu mà động cơ  
chính dung trong thời gian hành trình quy định.  
B là lượng nhiên liệu mà các máy phụ (gồm các động cơ Diesel lai máy  
E
phát điện , nồi hơi phụ, máy phát điện sự cố, bơm cứu hỏa sự cố, máy xuồng cứu  
sinh…) tiêu thụ.  
BO  
là lượng nhiên liệu còn lại trong két. BO = (0,15-0,20). B  
b. Các két dự trữ nhiên liệu  
14  
Thông thường phải có từ 02 két trở lên. Thể tích các két tùy thuộc vào tổng  
lượng nhiên liệu dự trữ nhưng số lượng các két càng lớn thì hệ số an toàn càng cao.  
Các két dự trữ phải được bố trí cân bằng, đối xứng nhau.  
c. Các két lắng  
Két lắng phải đảm bảo nhiên liệu được lắng trong két từ (2-5) ngày đêm,  
thời gian cụ thể tùy thuộc vào chꢀt lượng nhiên liệu, điều kiện nhiệt độ.  
Thể tích két lắng phụ thuộc vào suꢀt tiêu hao nhiên liệu của hệ động lực và  
thơi gian lắng.  
d. Két trực nhật  
Thể tích két trực nhật phải đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục ở chế độ  
toàn tải trong thời gian (4 - 24) giờ. Trên tàu dùng cả 02 loại dầu D.O và F.O thì  
phải có két lắng và két trực nhật riêng.  
e. Két dầu bẩn  
Thể tích của két dầu bẩn được chọn bằng ¼ thể tích két trực nhật. Nếu có két  
dầu hồi thì cũng chọn và tùy vào tình hình cụ thể để xác định thể tích két.  
f. Bơm trực nhật  
Bơm trực nhật có khả năng bơm dàu trong két trực nhật trong (0,5-1) giờ với  
áp suꢀt bơm (2-4)KG/cm2. Sản lượng bơm được tính dựa trên lượng nhiên liệu mà  
động cơ chính và các động cơ phụ tiêu thụ.  
2.Hệ thống làm mát  
2.1. Nhiệm vụ của hệ thống  
Trong quá trình vận hành, các thiết bị máy móc của hệ động lực luôn nhả ra  
ngoài những phần nhiệt lượng lớn. Lượng nhiệt này chủ yếu bao gồm phần nhiệt  
lượng dư thừa sinh ra trong quá trình cháy của các động cơ, nhiệt lượng do ma sát  
giữa các cặp chi tiết chuyển động. Và nếu như phần nhiệt lượng này không được  
lꢀy ra khỏi các thiết bị máy móc thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự làm  
việc an toàn của các thiết bị, như công suꢀt của các thiết bị không phát huy được,  
phá hoại bề mặt ma sát giữa các cặp chi tiết chuyển động,...  
Xuꢀt phát từ những yêu cầu trên, đòi hỏi hệ động lực phải có một hệ thống tải  
phần nhiệt đó ra khỏi các thiết bị, máy móc, hay nói cách khác là phải có một hệ  
thống làm mát các chi tiết, đảm bảo sự vận hành lâu dài tin cậy của các thiết bị.  
– Hệ thống làm mát cho hệ động lực trên tàu có nhiệm vụ chủ yếu là làm mát động  
cơ chính, động cơ phụ, máy nén khí, các gối trục chân vịt, các thiết bị truyền động,  
...  
– Trên cơ sở những nhiệm vụ như vậy, hệ thống làm mát có các chức năng chủ yếu  
sau:  
+ Tải nhiệt lượng sinh ra ra khỏi các thiết bị  
15  
+ Do trên tàu, công chꢀt tải nhiệt chủ yếu là nước biển, nên hệ thống phải  
đảm bảo sự lưu thông nước biển một cách tuần hoàn, liên tục và ổn định.  
+ Đo, kiểm tra, duy trì và điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát theo từng chế độ  
vận hành của các trang thiết bị.  
+ Gia nhiệt cho hệ thống lꢀy nước ngoài tàu (vào mùa đông), đảm bảo cung  
cꢀp nước liên tục cho hệ thống, đồng thời đảm bảo nhiệt độ của nước ngoài tàu vào  
hệ thống.  
– Ngoài các chức năng chủ yếu trên, tùy thuộc vào phương thức làm mát, công  
chꢀt làm mát, mà hệ thống còn có những chức năng và nhiệm vụ khác.  
2.2. Các thiết bị cấu thành hệ thống làm mát  
- Két giãn nở nước ngọt làm mát.  
- Két nước ngọt dự trữ và bình áp lực nước ngọt.  
- Các bơm nước làm mát (thường dùng bơm li tâm) gồm : Bơm nước biển làm  
mát (1-2 bơm) và các bơm nước ngọt làm mát (2 bơm ).  
- Sinh hàn nước ngọt làm mát.  
- Các van và hệ thống đường ống.  
- Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ nước làm mát.  
2.3. Một số yêu cầu đối với hệ thống  
– Động cơ chính phải có một bơm làm mát chính đủ sản lượng để cung cꢀp nước  
ổn định ở công suꢀt liên tục lớn nhꢀt của máy chính, và một bơm làm mát dự  
phòng có sản lượng đủ cung cꢀp nước làm mát ở điều kiện hành hải bình thường.  
– Khi có hai máy chính trở lên và mỗi máy có bơm làm mát chính có khả năng tạo  
ra tốc độ hành hải ngay cả khi một bơm không làm việc thì có thể không cần có  
bơm làm mát dự phòng với điều kiện là có một bơm dự trữ trên tàu.  
– Động cơ lai máy phát điện, máy phụ cần có một cặp bơm làm mát. Trong đó có  
một bơm làm mát chính và một bơm làm mát dự phòng đủ sản lượng để cung cꢀp  
nước ổn định ở công suꢀt liên tục lớn nhꢀt của máy. Các bơm này phải được nối  
với hệ thống để sẵn sàng sử dụng.  
– Tꢀt cả các bơm dự phòng đều phải được dẫn động bằng nguồn năng lượng độc  
lập  
– Khi động cơ có lắp thiết bị tự động điều tiết nhiệt độ, bơm nước biển độc lập có  
thể dùng để bơm nước làm mát nhiều động cơ.  
– Nước biển lꢀy vào hệ thống phải được lꢀy qua ít nhꢀt hai cửa thông biển, một  
cửa ở mạn, một cửa ở đáy. Trước van có lắp lưới lọc, có đường ống thông hơi, có  
đường ống dẫn hơi nước hoặc khí nén áp suꢀt cao vào để làm vệ sinh.  
Sau hộp van thông biển phải bố trí bầu lọc rác.  
– Nhiệt độ của nước biển sau làm mát không được vượt quá giới hạn 500 550 C  
để tránh ăn mòn và tạo các cáu cặn trong đường ống và thiết bị.  
– Ống dùng trong hệ thống có thể làm bằng đồng hoặc ống thép liền tráng kẽm, các  
16  
ống phải là ống liền.  
– Các chi tiết vỏ thép và hợp kim đồng phải được lắp cực kẽm để bảo vệ.  
– Đường ống xả ra ngoài mạn tàu phải được bố trí sao cho khi tàu lắc dọc 50 và  
nghiêng ngang 150 vẫn làm việc bình thường.  
2.4. Các phương thức làm mát  
Có hai hình thức làm mát động cơ Diesel chủ yếu là làm mát gián tiếp và  
làm mát trực tiếp. Do đó hệ thống làm mát của hệ động lực cũng được phân theo  
hai hình thức này và cũng chia ra thành hệ thống làm mát gián tiếp và trực tiếp.  
a. Hệ thống làm mát trực tiếp  
Đây là hệ thống làm mát mà nước biển trực tiếp là công chꢀt tải nhiệt. Nước  
biển được bơm làm mát nước biển hút qua hộp van thông biển, các bầu lọc rác, bộ  
khử hơi khí, đưa vào các nhánh làm mát động cơ chính, làm mát động cơ phụ, các  
tổ máy nén khí. Quá trình làm mát động cơ bắt đầu từ bầu sinh hàn dầu nhờn của  
động cơ, sau đó qua bầu làm mát khí nạp tăng áp, rồi đi vào trong xi lanh, nắp xi  
lanh, qua làm mát ống xả. Đối với các động cơ cưỡng tải, có thể có một nhánh  
nước lên làm mát đỉnh piston, sau đó sẽ trở qua két ngoài với mục đích kiểm tra  
tình hình làm mát các piston. Sau khi làm mát động cơ, một phần nước biển sẽ  
được đưa qua làm mát các gối trục, thiết bị truyền động, một phần sẽ được đưa trở  
lại hệ thống hòa trộn với nước biển sau bầu lọc rác để làm tăng nhiệt độ nước biển  
trong giai đoạn đầu hệ động lực làm việc. Phần lớn nước biển sau khi làm mát  
được xả ra ngoài mạn.  
Hệ thống làm mát trực tiếp phải thỏa mãn những yêu cầu chung, mỗi bơm  
nước biển phải có một bơm nước dự phòng. Trong trang trí động lực của tàu nhỏ,  
bơm nước đáy tàu và bơm nước biển nên dùng cùng một loại bơm và do động cơ  
lai. Khi bơm nước biển làm mát động cơ có sự cố có thể dùng bơm nước đáy tàu  
để thay thế, nhưng không thể dùng bơm nước biển làm mát để thay nhiệm vụ cho  
bơm nước đáy tàu.  
Đặc điểm của hệ thống làm mát trực tiếp, đó là:  
– Hệ thống đơn giản, ít thiết bị, thuận tiện cho khai thác vận hành.  
– Nhiệt độ nước biển vào làm mát phụ thuộc vào nhiệt độ nước ngoài tàu, khi vào  
làm mát có khả năng nhiệt độ nước quá thꢀp (vào mùa đông), gây ra độ chênh  
nhiệt độ cao, dẫn đến làm rạn nứt xi lanh, nắp xi lanh, không những thế gây ảnh  
hưởng xꢀu đến quá trình công tác bình thường của động cơ như quá trình bôi trơn  
xꢀu, quá trình cháy không tốt, giảm công suꢀt của động cơ.  
– Nhiệt độ nước ra khỏi động cơ bị khống chế, không quá 500 550 C, để tránh tạo  
nên các cáu cặn trong đường ống và các thiết bị, ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả  
làm mát.  
– Ngoài ra, trong nước biển luôn tồn tại các hợp chꢀt gây ra ăn mòn hóa học và ăn  
mòn điện hóa, nên sau một thời gian hoạt động, đường ống bị ăn mòn nhanh. Để  
17  
hạn chế các hiện tượng này xảy ra, trên đường ống thường lắp thêm các cục kẽm  
để bảo vệ.  
Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý hệ thống nước biển làm mát  
*. Hệ thống làm mát gián tiếp  
Trong hệ thống này, nước biển không trực tiếp lꢀy nhiệt từ động cơ hoặc các  
thiết bị mà lꢀy thông qua lượng nước ngọt tuần hoàn trong hệ thống. Do vậy, hệ  
thống này bao gồm hai vòng tuần hoàn:  
+ Vòng tuần hoàn nước biển: Nước biển được bơm nước biển làm mát hút qua  
hộp van thông biển, các bầu lọc rác, các bộ khử hơi, khí (nếu có) đưa qua các bầu  
sinh hàn dầu nhờn, rồi đến các bầu làm mát nước ngọt của các động cơ và thiết bị  
và được xả ra ngoài tàu. Sơ đồ của vòng làm mát này ở hình vẽ bên trên.  
+ Vòng tuần hoàn nước ngọt: Nước ngọt tuần hoàn trong hệ thống nhờ bơm làm  
mát nước ngọt. Sau khi lꢀy nhiệt từ động cơ hay thiết bị, nước ngọt được đưa qua  
bầu làm mát nước ngọt. Tại đây, nước ngọt sẽ nhả nhiệt cho nước biển, nhiệt độ  
của nước ngọt giảm xuống. Sau đó, nước ngọt được đẩy qua bầu làm mát khí nạp  
của động cơ và quay trở lại động cơ. Trong hệ thống, nhiệt độ nước ngọt cao, có  
18  
khả năng sinh hơi giảm năng suꢀt tải nhiệt, bơm tuần hoàn dễ bị e, cho nên phải bố  
trí một két giãn nở tránh tạo bọt khí trong hệ thống. Ngoài ra, két này còn có nhiệm  
vụ bổ xung nước ngọt vào hệ thống trong quá trình làm việc.  
Quy phạm quy định rꢀt chặt chẽ đối với hệ thống làm mát gián tiếp. Mỗi  
động cơ phải có một bơm riêng, phải có bơm dự bị nước ngọt và nước biển, trong  
trang trí nhiều động cơ có thể dùng một bơm dự bị (cùng một buồng máy) và sản  
lượng của bơm phải đảm bảo nước cho động cơ lớn nhꢀt.  
Đặc điểm của hệ thống làm mát trực tiếp, đó là:  
– Nhiệt độ nước vào làm mát động cơ và thiết bị không phụ thuộc vào nhiệt độ  
môi trường, quá trình làm mát ổn định.  
– Có thể tăng được nhiệt độ nước vào làm mát trong động cơ, giảm độ chênh  
nhiệt độ giữa nước làm mát và các chi tiết, nâng cao hiệu suꢀt động cơ, kéo dài tuổi  
thọ của động cơ.  
– Nước ngọt tuần hoàn trong hệ thống thường được đưa qua xử lý, loại bỏ các tạp  
chꢀt gây ăn mòn và tạo cáu bẩn, bề mặt các chi tiết, khoang làm mát trong động cơ  
ít bị đóng cáu tạo điều kiện cho việc truyền nhiệt tốt hơn, tăng tuổi thọ của động  
cơ.  
– Hệ thống làm mát gián tiếp có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ nước làm mát  
theo các chế độ vận hành của động cơ.  
– Hệ thống làm việc an toàn, tính tin cậy cao, thiết bị dự phòng khá đầy đủ. Tuy  
nhiên hệ thống này phức tạp, thiết bị nhiều và vận hành khó khăn.  
19  
Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống nước ngọt làm mát  
1-Két giãn nở nước ngọt;2-Máy chính;3-Bơm nước ngọt làm mát;4-Bầu làm mát nước  
ngọt máy chính;5-Bầu chưng cất nước ngọt;6- Bầu làm mát nước ngọt máy đèn;7-Máy  
nén khí chính;8- Máy đèn.  
2.5. Thiết kế hệ thống  
a. Nguyên tắc  
Trước khi tính toán và thiết kế hệ thống, cần phải xác định được hình thức  
và cách thức bố trí đường ống trong hệ thống bởi vì chúng đều ảnh hưởng đến việc  
tính toán các thiết bị cũng như số lượng thiết bị có trong hệ thống.  
Tꢀt cả quá trình tính toán đều xuꢀt phát từ nhiệm vụ của hệ thống làm mát,  
tức là lꢀy được nhiệt thừa ra khỏi động cơ và các thiết bị. Do đó công việc tính  
toán đầu tiên là phải xác định được nhiệt lượng mà nước làm mát cần phải lꢀy đi.  
Công việc này phụ thuộc nhiều vào nhiệt lượng tỏa ra của các thiết bị và cách thức  
xây dựng hệ thống.  
– Đối với hệ thống làm mát trực tiếp, nhiệt lượng mà nước biển cần lꢀy đi được lꢀy  
trực tiếp từ động cơ, và các thiết bị sinh nhiệt. Trong hệ thống quá trình tính toán  
tập trung vào việc tính chọn bơm tuần hoàn nước biển.  
– Đối với hệ thống làm mát gián tiếp, bao gồm nhiều thiết bị cần tính toán hơn:  
bơm tuần hoàn nước ngọt và nước biển, bầu sinh hàn dầu nhờn và bầu sinh hàn  
nước ngọt.  
b. Xây dựng hệ thống ống  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 80 trang yennguyen 26/03/2022 5480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Hệ thống động lực tàu thủy 2 - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_thong_dong_luc_tau_thuy_2_nghe_sua_chua_may_ta.pdf