Giáo trình Kỹ thuật lái ô tô - Ngành/nghề: Công nghệ ô tô

UBAN NHÂN DÂN TNH LÀO CAI  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI  
GIꢀO TRꢁNH  
MÔN HC: KTHUT LÁI Ô TÔ  
NGÀNH/NGH: CÔNG NGHÔ TÔ  
( Áp dụng cho Trình độ Cao đẳng và Trung cp )  
LƯU HÀNH NỘI BỘ  
NĂM 2017  
GIÁO TRÌNH : KỸ THUẬT LꢀI XE  
CHƯƠNG 1:  
VỊ TRÍ, TꢀC DỤNG CꢀC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LꢀI XE ÔTÔ  
1.1. TỔNG QUAN VỀ CꢀC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG LꢀI ÔTÔ  
Trong buồng lái ôtô có bố trí nhiều bộ phận để người lái xe điều khiển nhằm đảm bảo an  
toàn chuyển động cho xe ôtô. Những bộ phận chủ yếu học viên bước đầu cần biết được trình bày  
hình bên:  
Ngoài những bộ phận trên chủ yếu nêu trên, trong buồng lái còn bố trí những bộ phận  
điều khiển khác như: Công tắc điều khiển điều hoà nhiệt độ, công tắc rađiô cát xét, công tắc ửa  
kính, công tắc gạt mưa, công tắc mở cốp, điều chỉnh gương chiếu hậu…  
Trên những ôtô khác nhau, vị trí những bộ phận điều khiển trong buồng lái cũng không  
hoàn toàn giống nhau. Do vậy, người lái xe phải tìm hiểu khi tiếp xúc với từng loại xe ôtô cụ thể.  
1.2. TꢀC DỤNG , VỊ TRÍ VÀ HꢁNH DẠNG CꢀC BỘ PHẬN CHỦ YẾU TRONG BUỒNG  
LÁI XE ÔTÔ  
1.2.1. Vô lăng lái  
Vô lăng lái dùng để điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô.  
Vị trí của vô lăng lái trong buồng lái phụ thuộc vào quy định của mỗi nước. Khi quy định  
chiều thuận của chuyển động là bên phải ( theo hướng đi của mình) thì vô lăng lái được bố trí  
bên trái ( còn gọi là tay lái thuận). Khi quy định chiều thuận của chuyển động là bên trái thì vô  
lăng lái được bố trí ở phía bên phải ( còn gọi là tay lái nghịch).  
Trong giáo trình này chỉ giới thiệu loại “ Tay lái thuận” theo đúng luật Giao thông đường  
bộ.  
Vô lăng lái có dạng hình vành khăn tròn, các kiểu loại thông dụng được trình bày hình trên:  
1.2.2. Công tắc còi điện  
Công tắc còi điện dùng để điều khiển còi phát ra âm thanh báo hiệu cho người và phương  
tiện tham gia giao thông biết có xe ôtô đang chuyển động tới gần.  
Công tắc còi điện thường được bố trí ở vị trí thuận lợi cho người lái xe sử dụng, như ở  
tâm vô lăng lái, hoặc ở gần vành của vô lăng lái  
1.2.3. Công tắc đèn  
Công tắc đèn dùng để bật hoặc tắt các loại đèn trên xe ôtô, như đèn pha, cốt và các loại  
đèn chiếu sáng khác.  
Công tắc đèn loại điều khiển bằng tay được bố trí phía bên trái trên trục lái. Tuỳ theo loại  
đèn mà theo tác điều khiển chúng có sự khác nhau.  
Điều khiển đẻn pha cốt: Việc bật hoặc tắt đèn pha, cốt được thực hiện bằng cách xoay núm  
điều khiển ở đầu công tắc.  
Núm điều khiển có ba nấc:  
Nấc “0” tất cả các loại đèn đều tắt;  
Nấc “1” bật bật sáng đèn cốt ( đèn chiếu gần) đèn kích thước, đèn hậu, đèn chiếu sáng bảng  
đồng hồ …;  
Nấc “2” Bật sáng đèn pha ( đèn chiếu xa) và những đèn phụ nếu trên.  
Điều khiển đèn xin đường: Khi cần thay đổi hướng chuyển động hoặc dừng xe cần gạt  
công tắc về phía trước hoặc phía sau đề xin đường sẽ phải hoặc sẽ trái.  
Khi gạt công tắc đèn xin đường thì đèn báo hiệu trên bảng đồng hồ sẽ nhấp nháy theo.  
Điều khiển đèn xin vượt: Khi muốn vượt xe, cần gạt công tắc đèn lên, xuống về phía vô  
lăng lái liên tục để nháy đèn pha báo xin vượt  
Công tắc đèn pha, cốt loại điều khiển bằng chân thường được bố trí dưới sàn buồng lái  
phía bên trái bàn đạp ly hợp.  
Khoá điện thường có bốn nấc  
- Nấc “0” (LOCK): Vị trí cắt điện;  
- Nấc “1”( ACC): Cấp điện hạn chế; vị trí động cơ không hoạt động nhưng vẫn cấp điện  
cho rađiô cát xét, bảng đồng hồ, châm thuốc …;  
- Nấc “2” ( ON ): Vị trí cấp điện trên tất cả các loại xe ôtô;  
- Nấc “3” ( START) : Vị trí khởi động động cơ. Khi khởi động động cơ xong chìa khoá tự  
động quay về nấc “2.  
1.2.4. Khoá điện  
Ổ khoá điện để khởi động hoặc tắt động cơ.  
Ổ khoá điện thường được bố trí ở bên phải trên vỏ trục lái, hoặc đặt ở trên thành bảng đồng  
hồ phía trước mặt người lái.  
1.2.5. Bàn đạp li hợp ( bàn đạp côn)  
Bàn đạp ly hợp để đóng, mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến hệ  
thống truyền lực. Nó được sử dụng khi khởi động động cơ hoặc khi chuyển số.  
Bàn đạp li hợp được bố trí ở phía bên trái của trục  
lái 1.2.6. Bàn đạp phanh ( phanh chân)  
Bàn đạp phanh để điều khiển sự hoạt động của hệ thồng phanh nhằm giảm tốc độ,  
hoặc dừng hẳn sự chuyển động của ôtô trong những trường hợp cần thiết.  
Bàn đạp phanh được bố trí phía bên phải trục lái ở giữa bàn đạp ly hợp và bàn đạp ga.  
1.2.7. Bàn đạp ga  
Bàn đạp ga dùng để điều khiển độ mở của bướm ga (đối với động cơ xăng), thay đổi vị  
trí thanh răng của bơm cao áp (đối với động cơ diezel). Bàn đạp ga được sử dụng khi cần thay  
đổi chế độ làm việc của động cơ.  
Bàn đạp ga được bố trí phía bên phải trục lái, cạch bàn đạp  
phanh 1.2.8. Cần điều khiển số ( Cần số)  
Cần số để điều khiển tăng hoặc giảm số cho phù hợp với sức cản chuyển động của mặt  
đường, để gài số mo “ số 0” và gài số lùi trong những trường hợp cần thiết.  
Cần số được bố trí ở phía bên phải của người lái  
1.2.9. Cần điều khiển phanh tay  
Cần điều khiển phanh tay để để điều khiển hệ thống phanh tay nhằm giữ cho ôtô đứng yên  
trên đường có độ dốc nhất định ( thường sử dụng khi dừng hoặc đỗ xe). Ngoài ra còn sử dụng đẻ  
hỗ trợ phanh chân trong những trường hợp cần thiết .  
Cần điều khiển phanh tay được bố trí ở bên phải nguời lái  
1.3- MỘT SỐ BỘ PHẬN ĐIỀU KHIIỂN THƯƠNG DÙNG KHꢀC  
1.3.1. Công tắc điều khiển gạt nước  
Công tắc điều khiển gạt nước dùng để gạt nước bám trên kính .Công tắc này được sử dụng  
khi trời mưa, khi sương mù , hoặc khi kính chắn gió bị bẩn, mờ .  
Công tắc này thường có bốn nấc : nấc “0” là ngừng gạt; nác “1” là gạt từng lần một ; nấc  
“2 ” là gạt chậm ; nác “3”là gạt nhanh .  
Chú ý: Có thể kéo công tắc gạt nươc lên trên đẻ điều khiển việc phun nước rửa kính  
1.3.2. Các loại đồng hồ và đèn báo trong bảng đồng hồ  
Bảng các loại đồng hồ và đèn báo được bố trí trước mặt người lái .  
- Đồng hồ tốc độ : biểu thị số Km xe ôtô chạy trong một giờ, trong đồng hồ có bộ phận  
hiển thị báo tổng quãng đường và quãng đường xe ôtô đã chạy.  
- Đồng hồ đo số vòng quay động cơ (vòng/phút). Thể hiện tốc độ quay của động cơ  
tính bằng 1000v/phút  
- Đồng hồ báo mức nhiên liệu.  
- Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát.  
- Đèn phanh:  
- Đèn báo dâu bôi trơn  
- Đèn cửa xe  
- Đèn nạp bình ắc-quy  
1.3.3. Một số bộ phận điều khiển khác  
- Công tắc điều hòa nhiệt độ  
- Radio cassette  
- Nút bấm để đóng mở tự động kính cửa sổ  
- Bộ phận điều khiển mở cốp sau, cabô  
- Bộ phận điều khiển mở nắp thùng nhiên liệu  
- Bộ phận điều chỉnh vị trí ghế người lái xe, ghế khách…  
CHƯONG 2  
KỸ THUẬT CƠ BẢN LꢀI XE Ô TÔ  
I – KIỂM TRA TRƯỚC KHI ĐƯA XE ÔTÔ RA KHỎI CHỖ ĐỖ  
Trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ, người lái xe phải kiểm tra đầy đủ các nội dung sau:  
· Các nội dung kiểm tra trước khi khởi động động cơ.  
· Áp suất hơi lốp, độ mòn hoa lốp và độ bền của lốp.  
· Sự rò rỉ của dầu, nước hoặc các loại chất lỏng khác.  
· Sự hoạt động của các cửa kính, gương chiếu hậu và các loại đèn chiếu sáng.  
· Độ an toàn của khu vực phía trước, phía sau, hai bên thành và dưới gầm xe (không có  
chướng ngại vật hoặc người đi bộ...)  
II- ĐIỀU CHỈNH GHẾ NGỒI VÀ GƯƠNG CHIẾU HẬU  
1 . Điều chỉnh ghế ngồi lái xe  
Tư thế ngồi lái xe có ảnh hưởng đến  
sức khỏe, thao tác của người lái xe và sự an  
toàn chuyển động của xe ôtô. Do vậy, cần  
phải điều chỉnh ghế lái cho phù hợp với tầm  
thước của mỗi người.  
Việc điều chỉnh ghế lái dịch lên trên  
hoặc lùi xuống dưới được thực hiện bằng  
cách kéo cần điều chỉnh ở dưới gầm ghế  
(2.26-1)  
Việc điều chỉnh góc của đệm tựa được thực hiện bằng cách kéo cần điều chỉnh hoặc xoay  
núm điều chỉnh ở phía bên trái ghế lái (hình 2.26-2)  
Sau điều chỉnh phải đảm bảo những yêu cầu sau:  
Chân đạp hết hành trình các bàn đạp ly hợp, phanh và ga mà đầu gối vẫn còn hơi chùng.  
2/3 lưng tựa nhẹ vào đệm lái.  
Có tư thế ngồi thoải mái, ổn định, 2 tay cầm 2 bên vành vô lăng lái, mắt nhìn thẳng về  
phía trước, hai chân mở tự nhiên.  
Ngoài ra người lái xe cần chú ý sử dụng quần áo cho phù hợp để không ảnh hưởng đến  
các thao tác lái xe.  
2. Điều chỉnh gương chiếu hậu  
Người lái xe cần điều chỉnh gương chiếu  
hậu ở trong buồng lái và ở ngoài buồng lái  
(cả ở phía bên phải và phía bên trái) sao cho  
có thể quan sát được tình trạng giao thông ở  
phía sau, phía bên trái và bên phải của xe  
ôtô (hình 2.28). Cần chú ý việc chỉnh gương  
trong lúc xe ôtô đang chuyển động là rất  
nguy hiểm.  
3. Cài dây an toàn  
Kéo dây an toàn để quàng qua người như hình 2.29.  
III. PHƯƠNG PHꢀP SỬ DỤNG VÔ LĂNG LꢀI :  
1. Phương pháp cầm vô lăng lái :  
Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ  
thuật.  
Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải nắm  
vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô  
lăng lái (hình 2.30)  
Yêu cầu: Vai và tay thả lỏng tự nhiên, đây là tư thế thuận lợi để lái xe lâu không mệt mỏi  
và dễ thực hiện các thao tác khác.  
Chú ý: Trong khoảng giới hạn nêu trên, tùy theo góc nghiêng vô lăng lái của từng loại xe  
người lái cần lựa chọn vị trí cầm cho phù hợp.  
2. Phương pháp điều khiển vô lăng lái :  
Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả  
tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng.  
Khí xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động  
mới.  
Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim  
đồng hồ (hình2.30-1). Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải  
xuống dưới (hình 2.31-2); đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ (hình2.31-3).  
Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (5-6) giờ (hình 2.31-4); đồng thời rời tay  
lái nắm vào vị trí (9-10) giờ (hình 2.31-5).  
Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng  
hồ. Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ  
đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống  
dưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ.  
Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên.  
IV- PHƯƠNG PHꢀP ĐIỂU KHIỂN BÀN ĐẠP LY HỢP  
1. Phương pháp đạp bàn đạp ly hợp  
Khi đạp bàn đạp ly hợp thì sự truyền động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực bị ngắt.  
Đạp bàn đạp ly hợp (cắt ly hợp) được dùng khi xuất phát, khi chuyển số, khi phanh.  
Khi đạp bàn đạp ly hợp 2 tay nắm vành vô lăng lái, người lái xe ngồi mắt nhìn thẳng phía  
trước, dùng mũi bàn chân trái đạp mạnh bàn đạp xuống sát sàn xe (gót chân không dính vào sàn  
xe). Lúc này sự truyền động lực từ động cơ đến hộp số đã bị ngắt.  
Yêu cầu đạp bàn đạp ly hợp phải dứt khoát.  
Chú ý: Quá trình đạp bàn đạp ly hợp thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn đạp hết  
hành trình tự do, giai đoạn đạp hết 1 nửa hành trình và giai đoạn đạp hết hành trình.  
2. Phương pháp nhả bàn đạp ly hợp  
Nhả bàn đạp ly hợp là để nối chuyển động từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Để động cơ  
không bị tắt đột ngột, xe ôtô chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực  
hiện theo trình tự sau:  
- Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà -  
Khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ, để tăng dần mô men quay truyền từ động cơ đến hệ thống  
truyền lực.  
Chú ý: Khi nhả hết bàn đạp ly hợp phải đặt chân xuống sàn xe, không nên thường xuyên  
đặt chân lên bàn đạp để tránh hiện tượng trượt ly hợp.  
V - PHƯƠNG PHꢀP ĐIỀU KHIỂN CẦN SỐ  
1. Vị trí số của một số loại xe ôtô  
Các loại xe ôtô khác nhau thường có vị trí số khác nhau. Vị trí các số được ghi trên núm  
cần số. Khi lái loại xe nào cần phải tìm hiểu kỹ vị trí số của loại xe đó. Vị trí số của một số loại  
xe ôtô được trình bày ở (hình 2-34)  
2. Phương pháp điều khiển cần số  
Khi điều khiển cần số sẽ làm thay đổi sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm  
thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của xe ôtô.  
Để chuyển số người lái xe đặt lòng bàn tay phải vào núm cần số, dùng lực của cánh tay đưa  
cần số từ số đang hoạt động về số "0", rồi từ đó đưa cần số vào vị trí số phù hợp.  
Trước khi vào số lùi (R) phải thực hiện thêm thao tác phụ để mở khóa hãm.  
Chú ý: Khi đổi số có thể đạp ly hợp 2 lần, đạp lần đầu để đưa cần số về số "0", đạp lần 2 để  
đưa cần số từ số "0" vào cửa số cần sử dụng (nhưng chú ý phải đạp liền kề).  
Yêu cầu: Mắt nhìn thẳng. Thao tác nhanh, dứt khoát, khi xong đưa tay về nắm vào vành vô  
lăng lái.  
Dưới đây trình bày các thao tác chuyển số của hộp số có 5 số tiến và 1 số lùi:  
- Từ số "0" sang số "1": số "0" - không có bánh răng nào ăn khớp, xe ôtô không chuyển  
động. Số "1" - lực kéo lớn nhất nhưng tốc độ chậm nhất. Số "1" được dùng khi bắt đầu xuất phát  
hoặc khi leo dốc cao. Để chuyển từ số "0" sang số "1", người lái xe kéo nhẹ cần số về phía của số  
"1" rồi đẩy vào số "1" (hình 2.36-1).  
- Từ số "1" sang số "2": số "2" - so với số "1" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để  
chuyển từ số "1" sang số "2", người lái xe kéo nhẹ cần về số "0" sau đó đẩy vào số "2" (hình  
2.36.2).  
- Từ số "2" chuyển sang số "3": số "3" so với số "2" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn.  
Để chuyển từ số "2" sang số "3" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "3" (hình  
2.36-3)  
- Từ số "3" chuyển sang số "4": số "4” so với số "3" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn  
hơn. Để chuyển từ số "3" sang số "4" người lái xe đẩy cần số về số "0", sau đó đẩy vào số "4"  
(hình 2.36-4)  
- Từ số "4" sang số "5": số "5" - so với số "4" lực kéo nhỏ hơn nhưng tốc độ lớn hơn. Để  
chuyển từ số "4" sang số "5", người lái xe kéo cần số về số "0", sau đó đẩy nhẹ sang cửa số "5"  
(hình 2.36-5).  
- Vào số lùi: số lùi dùng khi lùi xe. Để vào số lùi, từ vị trí số "0" người lái xe kéo cần số về  
phía cửa số lùi, sau đó đẩy vào số lùi (2.36-6).  
3. Điều khiển hộp số tự động  
Trên loại xe này không có bàn đạp ly hợp. Hệ thống số tròn hoặc tự động sẽ thực hiện các  
thao tác đóng ngắt ly hợp và thao tác chuyển số. Chỉ khi tiến, lùi, leo dốc, dừng xe mới cần thao  
tác chuyển số của người lái xe.  
Theo hướng mùi tên xanh trên nắp hộp số không cần ấn nút cũng thao tác được.  
P: Đỗ xe hoặc khởi động động cơ.  
R: Số lùi.  
N: Số "0" (khi khởi động động cơ có thể về số "0", nhưng khởi động ở vị trí P là tốt nhất).  
D: Số tiến dùng để chạy bình thường.  
Dùng khi phanh động cơ hoặc khi vượt dốc cao.  
L: Dùng khi cần phanh động cơ với hiệu quả cao hoặc khi vượt dốc cao hơn.  
Chú ý:  
Khi gài số D để tiến (hoặc số R để lùi), phải giữ chặt chân phanh và kiểm tra lại xem có bị  
nhầm số không rồi mới được cho xe lăn bánh.  
Khi dừng xe mà cài số P hoặc số N cần đạp phanh chân nếu không xe vẫn cứ tiến (hiện  
tượng xe tự chuyển động), trường hợp cần thiết phải kéo phanh cho an toàn.  
Nếu xuống dốc dài phải cài số 2 hoặc số L. Khi đỗ xe phải cài số P và kéo phanh tay  
VI. ĐIỀU KHIỂN BÀN ĐẠP GA  
Điều khiển bàn đạp ga nhằm duy trì hoặc thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô cho phù  
hợp với tình trạng đường giao thông thực tế.  
1. Động tác đặt chân lên bàn đạp ga  
Khi điều khiển ga, đặt 2/3 bàn chân phải lên bàn đạp ga, gót chân tỳ lên sàn buồng lái làm  
điểm tựa, dùng lực mũi bàn chân điều khiển bàn đạp ga. (hình 2.38)  
2. Điều khiển ga khi khởi động động cơ  
Để khởi động động cơ cần tăng ga. Người lái xe dùng mũi bàn chân ấn bàn đạp ga xuống  
dưới cho đến khi động cơ hoạt động (nổ). Sau đó giảm ga để động cơ chạy ở chế độ không tải  
bằng cách từ từ nhấc mũi bàn chân, lò xo hồi vị sẽ đẩy bàn đạp ga về vị trí ban đu.  
3. Điều khiển ga để xe ôtô khởi hành.  
Xe ôtô đang đỗ có sức ỳ rất lớn, để khởi hành được phải tăng ga để tăng sức kéo.  
Nếu tải trọng của xe ôtô hoặc sức cản của mặt đường càng lớn thì ga phải càng nhiều để  
động cơ không bị tắc.  
4. Điều khiển ga để thay đổi tốc độ chuyển động của xe ôtô  
- Điều khiển ga để tăng tốc độ ôtô: Đạp ga từ từ để tốc độ của xe ôtô tăng dần (hình 2.39)  
- Điều khiển ga để giảm tốc độ ô tô: Nhả ga từ từ, để tốc độ của xe ôtô giảm dần (h 2.40)  
- Điều khiển ga để duy trì tốc độ chuyển động: nhìn đồng hồ tốc độ, điều chỉnh bàn đạp ga  
để xe ôtô chạy với tốc độ đều. Nếu giữ nguyên bàn đạp ga, xe ôtô sẽ chạy lúc nhanh lúc chậm  
tùy theo sức cản chuyển động của mặt đường. (hình 2.41).  
5. Điều khiển ga để giảm số  
Khi chuyển từ số cao về số thấp, cần tăng ga (vù ga) để bảo đảm đồng tốc khi gài số, tránh  
hiện tượng kêu, kẹt hoặt sứt mẻ răng của bánh răng trong hộp số.  
VII. ĐIỀU KHIỂN BÀN ĐẠP PHANH  
1. Đạp bàn phanh  
Muốn đạp phanh phải chuyển chân phải từ bàn đạp ga sang bàn đạp phanh. Khi đạp phanh  
gấp, dùng mũi bàn chân đạp mạnh vào bàn đạp phanh, gót chân không để dính xuống sàn xe  
(hình 2.43).  
Dẫn động phanh ôtô thường có 2 loại chủ yếu: dầu và khí nén.  
- Đối với dẫn động phanh khí nén: từ từ đạp bàn đạp phanh cho đến khi tốc độ xe ôtô giảm  
theo ý muốn.  
- Đối với dẫn động phanh dầu: cần đạp phanh 2 lần, lần thứ nhất đạp 2/3 hành trình bàn  
đạp và nhả ra ngay, lần thứ 2 đạp hết hành trình bàn đạp.  
.2. Nhả bàn đạp phanh  
Sau khi phanh, phải nhanh chóng nhấc chân khỏi bàn đạp phanh chuyển về bàn đạp ga.  
VIII. ĐIỀU KHIỂN PHANH TAY  
Phanh tay sử dụng chủ yếu khi dừng, đỗ xe.  
Khi có nhu cầu sử dụng phanh tay, dùng lực tay phải kéo cần điều khiển phanh tay hết  
hành trình về phía sau.  
Khi không có nhu cầu sử dụng phải nhả phanh tay, dùng lực tay phải bóp khóa hãm đẩy  
tay phanh về phía trước hết hành trình. Nếu khóa hãm bị kẹt cứng phải kéo phanh tay về phía sau  
1 chút đồng thời bóp khóa hãm.  
IX. PHƯƠNG PHꢀP KHỞI ĐỘNG VÀ TẮT ĐỘNG CƠ  
1. Kiểm tra trước khi khởi động động cơ  
Để bảo đảm an toàn và tăng tuổi thọ của động cơ, trước khi khởi động (ngoài những nội  
dung đã kiểm tra ở phần trước khi đưa xe ôtô ra khỏi chỗ đỗ) người lái cần kiểm tra thêm các nội  
dung sau:  
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn trong máng dầu (các te dầu) của động cơ bằng thước thăm  
dầu, nếu thiếu thì bổ sung đủ mức quy định.  
- Kiểm tra mức nước làm mát, nếu thiếu đổ thêm cho đủ (sử dụng dịch làm mát, nước  
sạch).  
- Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa.  
- Kiểm tra độ chặt của đầu nối (đầu boọc) ở cực ắc quy.  
.2. Phương pháp khởi động động cơ.  
Khởi động động cơ có 2 cách: bằng tay quay và bằng máy khởi động.  
a. Khởi động bằng máy khởi động  
Trình tự khởi động động cơ được thực hiện như sau:  
- Kéo chặt phanh tay để giữ ôtô đứng yên.  
- Đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp.  
- Đưa cần số về vị trí số 0 (số mo).  
- Đạp phanh để kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh.  
- Đạp phanh và giữ bàn đạp ga ở 1/3 hành trình đối với động cơ xăng và hết hành trình đối  
với động cơ diezel.  
- Vặn chìa khóa điện đến vị trí khởi động (start), khi động cơ đã nổ (nghe bằng tai hoặc  
động cơ nổ thì đèn khởi động tắt) lập tức buông tay chìa khóa sẽ tự mở về vị trí cấp điện (on).  
Chú ý:  
- Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, sau 3 lần khởi động mà động cơ không nổ thì  
phải dừng lại để kiểm tra hệ thống nhiên liệu và hệ thống đánh lửa sau đó mới tiếp tục khởi  
động.  
- Nếu vừa xoay chìa khóa khởi động vừa đạp ga nhiều lần thì động cơ càng khó nổ.  
- Nếu động cơ khó nổ mà tiếp tục xoay chìa khóa thì dễ hỏng máy khởi động.  
Cách khởi động động cơ diezel:  
- Xoay chìa khóa đến vị trí cấp điện "on": đèn dư nhiệt bật sáng.  
- Đợi khi đèn dư nhiệt tắt, xoay chìa khóa sang nấc khởi động "start"  
b. Khởi động bằng tay quay  
Trên một số loại xe ôtô có bố trí bộ phận khởi động bằng tay quay.  
Khởi động động cơ bằng tay quay thường chỉ sử dụng khi ắc quy yếu, xe ôtô không khởi  
động được bằng khởi động điện.  
Để đảm bảo an toàn trước khi khởi động động cơ bằng tay quay phải kéo chặt phanh tay,  
chèn xe chắc chắn, đưa cần số về vị trí số "0", quay trục khuỷu quay từ 10-15 vòng để đưa dầu  
tới các bề mặt ma sát. Vặn chìa khóa điện theo chiều kim đồng hồ để nối mạch điện từ nguồn  
cung cấp cho các phụ tải, đạp ga khoảng 1/3 hành trình. Khi quay, người lái xe đứng chếch một  
góc 45 độ so với đường tâm của tay quay, để tay quay ở phía dưới hai tay nắm chắc tay quay và  
dật mạnh từ dưới lên. Nếu động cơ chưa nổ cần thực hiện lại các động tác nêu trên.  
Chú ý: Khởi động động cơ bằng tay quay tốt nhất là có 2 người, 1 người ngồi bên buồng  
lái, một người quay.  
3. Phương pháp tắt động cơ  
Trước khi tắt động cơ cần giảm ga để động cơ chạy chậm từ 1-2 phút đối với động cơ xăng  
và đến 5 phút đối với động cơ diezel.  
Khi tắt động cơ xăng thì xoay chìa khóa điện ngược chiều kim đồng hồ trả về nấc cấp điện  
hạn chế (ACC) sau đó xoay chìa khóa về nấc khóa (LOCK) và rút chìa khóa ra ngoài.  
Khi tắt động cơ diezel dùng phương pháp khóa đường cung cấp nhiên liệu đến bơm cao áp.  
X. PHƯƠNG PHꢀP KHỞI HÀNH  
Phương pháp đường bằng  
Một trong những vấn đề cơ bản trong kỹ thuật lái xe là khởi hành và dừng xe. Để khởi  
hành và dừng xe đúng kỹ thuật cần biết phối hợp nhịp nhàng giữa bàn đạp ga và bàn đạp ly hợp.  
Nếu sự phối hợp không tốt thì động cơ dễ bị tắt hoặc bị rung giật.  
Khi khởi hành (động cơ đang nổ) cần thực hiện các thao tác theo trình tự sau:  
- Kiểm tra an toàn xung quanh xe ôtô.  
- Đạp ly hợp hết hành trình.  
- Vào số "1": vào số chính xác.  
- Nhả phanh tay: Khi đèn tắt là phanh tay đã nhả hết.  
- Kiểm tra lại độ an toàn xung quanh xe, báo hiệu bằng còi, đèn trước khi xuất phát.  
- Tăng ga ở mức đủ để xuất phát.  
- Nhả từ từ đến 1/2 hành trình bàn đạp ly hợp (nhả nửa ly hợp) và giữ trong khoảng 3 giây,  
sau đó vừa tăng ga vừa nhả hết ly hợp để cho xe ôtô chạy.  
XI. PHƯƠNG PHꢀP GIẢM TỐC ĐỘ  
1. Giảm tốc độ bằng phanh động cơ  
Khi xe ôtô đang chuyển động trên đường, muốn giảm tốc độ cần nhả hết bàn đạp ga để  
động cơ làm việc ở chế độ không tải. Lúc này quán tính và ma sát trong hệ thống sẽ làm giảm tốc  
độ chuyển động của ôtô. Biện pháp này gọi là phanh động cơ.  
Khi xuống dốc cao nguy hiểm hoặc chạy trên đường trơn lầy, đê bảo đảm an toàn cần sử  
dụng phương pháp phanh động cơ, càng gài số thấp, hiệu quả phanh càng cao.  
2. Giảm tốc độ bằng phanh ôtô  
- Phanh để giảm tốc độ: Nhả bàn đạp ga để phanh động cơ rồi chuyển chân từ bàn đạp ga  
sang bàn đạp phanh và đạp phanh với mức độ phù hợp để tốc độ xe ôtô giảm theo yêu cầu.  
Trường hợp này không nên cắt ly hợp.  
- Phanh để dừng xe ôtô: Nếu phanh chướng ngại vật còn xa thì phanh nhẹ; nếu cách  
chướng ngại vật quá gần phải đạp phanh gấp. Để động cơ không bị tắt, khi phanh phải tắt ly hợp.  
3. Giảm tốc độ bằng phương pháp phanh phối hợp  
Khi ôtô chuyển động xuống dốc dài hoặc trên đường trơn lầy, để bảo đảm an toàn cần phối  
hợp vừa phanh động cơ (về số thấp), vừa phanh chân, thậm chí trong 1 số trường hợp nguy hiểm  
phải sử dụng cả phanh tay.  
XII. PHƯƠNG PHꢀP DỪNG XE  
Khi xe ôtô đang chạy trên đường, muốn dừng hẳn cần giảm tốc độ bằng cách đạp phanh và  
giảm số. Trình tự dừng xe thực hiện như sau:  
- Kiểm tra an toàn xung quanh.  
- Ra tín hiệu dừng xe: bật xin đường phải.  
- Kiểm tra lại an toàn, đặc biệt là pa sau.  
- Nhả bàn đạp ga.  
- Đạp phanh và tìm chỗ đỗ xe thích hợp.  
- Đạp ly hợp ghìm bàn đạp phanh: Khi xe ôtô gần đến chỗ đỗ, cần đạp ly hợp cho động cơ  
khỏi tắt, sau đó đạp phanh để cố định xe vào chỗ đỗ.  
- Kéo chặt phanh tay.  
- Cài số: Đỗ ở đường bằng và dốc lên thì cài số "1"; đỗ ở đường bằng và dốc xuống thì cài  
số lùi.  
- Điều chỉnh vô lăng lái cho bánh xe trước hướng vào phía trong.  
- Tắt động cơ.  
- Nhả ly hợp.  
- Nhả bàn đạp phanh.  
- Rút chìa khóa, xuống xe và khóa cửa. Khi cần thiết thì chèn bánh xe.  
-
XIII. THAO TꢀC TĂNG VÀ GIẢM SỐ.  
1. Thao tác tăng số  
Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường tốt, ít có chướng ngại vật thì có thể tăng số để  
tăng dần tốc độ chuyển động cho phù hợp với sức cản của mặt đường.  
Phương pháp tăng số được thực hiện như sau:  
- Đạp bàn đạp ga: đạp mạnh để tăng tốc (lấy đà).  
- Đạp bàn đạp ly hợp, đồng thời nhả hết bàn đạp ga: nhấc hẳn chân khỏi bàn đạp ga.  
- Tăng số: vào các số, yêu cầu thao tác nhẹ nhàng.  
- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp, đồng thời tăng ga.  
Chú ý:  
- Từ số 1 sang số 2: nhả ly hợp chậm.  
- Từ số 2 sang số 3: nhả ly hợp hơi nhanh.  
- Từ số 3 sang số 4: nhả ly hợp nhanh.  
- Từ số 4 sang số 5: nhả ly hợp nhanh.  
- Cần tăng số theo thứ tự từ thấp đến cao.  
2. Giảm số.  
Khi xe ôtô chuyển động đến đoạn đường xấu, đèo dốc (có sức cản chuyển động lớn) thì  
phải giảm số để tăng lực kéo cho xe ôtô.  
Phương pháp giảm số được thực hiện như sau:  
- Nhả bàn đạp ga, đạp bàn đạp ly hợp: đạp hết hành trình bàn đạp ly hợp, nhả hết ga.  
- Đưa cần số về số 0, tăng ga và về số, chuyển số dứt khoát.  
- Từ từ nhả bàn đạp ly hợp và từ từ tăng ga.  
Chú ý:  
- Cần giảm số theo thứ tự từ số cao đến số thấp.  
- Thời điểm giảm số phù hợp là khi thấy động cơ hoạt động yếu đi (do tốc độ và số  
không phù hợp).  
XIV. PHƯƠNG PHꢀP LÙI XE ÔTÔ  
1. Kiểm tra an toàn khi lùi xe ôtô  
Điều khiển xe ôtô chuyển động lùi khó hơn tiến vì:  
- Không quan sát được chính xác phía sau:  
- Khó điều khiển ly hợp.  
- Tư thế ngồi lái không thoải mái.  
Do vậy, việc chú ý đến an toàn khi lùi xe ôtô là rất quan trọng. Phương pháp kiểm tra được  
thực hiện bằng các cách:  
1- Xuống xe quan sát.  
2- Nhìn ra xung quanh.  
3- Mở cửa xe quan sát.  
4- Nhờ người khác chỉ dẫn.  
2. Phương pháp lùi xe ôtô  
- Tư thế lái đúng khi lùi: Nắm tay vào phần trên của vô lăng lái, quan sát gương chiếu hậu;  
cho phép có thể ngoảnh hẳn mặt ra sau hoặc thò hẳn đầu ra ngoài để quan sát.  
- Điều chỉnh tốc độ khi lùi: Vì phải đỉều khiển xe ôtô trong tư thế không thoải mái, khó  
phán đoán để thao tác chính xác, do vậy cần cho xe ôtô lùi thật chậm. Muốn cho xe chạy chậm,  
có thể lập lại thao tác cắt, nhả ly hợp liên tục, hoặc thực hiện đạp nửa ly hợp, đồng thời giữ nhẹ  
chân ga.  
- Đổi và chỉnh hướng khi lùi: khì thấy xe ôtô đi chệch hướng, phải từ từ chỉnh lại tay lái,  
trường hợp cần thiết phải dừng lại rồi tiến lên để chỉnh lại hướng lùi.  
XV. PHƯƠNG PHꢀP QUAY ĐẦU XE  
Để đảm bảo an toàn khi quay đầu xe, người lái xe phải quan sát và thực hiện các thao tác  
theo trình tự sau:  
- Quan sát biển báo hiệu để biết nơi được phép quay đầu.  
- Quan sát kỹ địa hình nơi chọn để quay đầu.  
- Lựa chọn quỹ đạo để quay đầu xe (tiến, lùi) cho thích hợp.  
- Thực hiện quay đầu xe với tốc độ nhỏ nhất.  
- Thường xuyên báo tín hiệu, tốt nhất có người báo hiệu ở phía sau.  
Nếu quay đầu xe ở nơi có địa hình nguy hiểm thì đưa đầu xe về phía nguy hiểm đưa đuôi  
xe về phía an toàn và thực hiện tiến, lùi liên tục cho đến khi quay được đầu xe.  
Chú ý: Khi dừng xe lại để tiến và lùi nên sử dụng cả phanh chân và phanh tay, nếu cần  
thiết chèn cả bánh xe để đảm bảo an toàn.  
XVI. PHƯƠNG PHꢀP LꢀI XE ÔTÔ TIẾN VÀ LÙI HꢁNH CHỮ CHI  
Đây là phưong pháp dùng để rèn luyện kỹ năng thực hành lái xe ôtô.  
1. Hình chữ chi thực hành lái xe ôtô  
Kích thước hình chữ chi thực hành lái xe ôtô tiến va lùi (tùy theo từng loại xe) được tính:  
L=1,5a; B=1,5b.  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 25 trang yennguyen 15/04/2022 1600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật lái ô tô - Ngành/nghề: Công nghệ ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ky_thuat_lai_o_to_nganhnghe_cong_nghe_o_to.pdf