Giáo trình mô đun Sửa chữa các chi tiết tĩnh của động cơ diesel tàu thủy 1 - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔ ĐUN: SỬA CHỮA CÁC CHI TIẾT  
TĨNH CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL  
TÀU THỦY 1  
NGHỀ: SỬA CHỮA MÁY TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
(Ban hành kèm theo Quyết định số.....QĐ/ ngày......tháng........năm....của Hiu  
trường Trường Cao đẳng Hàng hi I )  
Hải Phòng, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh  
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LỜI GIỚI THIỆU  
Giáo trình mô đun “Sửa chữa các chi tiết tĩnh của động cơ Diesel tàu thủy 1”  
được biên soạn trên cơ sở tham khảo một số tài liệu của: TS Lê Viết Lượng (2000),  
Lý thuyết động cơ Diesel, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Văn Bình –  
Nguyễn Tất Tiến (1997), Nguyên lý động cơ đốt trong, Nhà xuất bản Đại học và  
Trung học chuyên nghiệp. Hồ Tấn Chuẩn – Nguyễn Đức Phú – Trần Văn Tế -  
Nguyễn Tất Tiến, Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong tập 1, 2, 3, Nhà xuất bản  
Đại học và Trung học chuyên nghiệp. PGS.TS Lê Viết Lượng (2003), Kết cấu  
động cơ Diesel, Đại học Hàng hải. GS Trần Hữu Nghị (1991), Sổ tay sĩ quan máy  
tàu tập 1, Trường Đại học Hàng hải. Tập bài giảng Sửa chữa diesel tàu thủy Tập  
bài giảng Công nghệ sửa chữa của Hoàng Quốc Việt, Khoa Máy tàu trường Đại  
học Hàng hải. TS Nguyễn Đức Ca (2017), Động cơ Diesel tàu thủy, Nhà xuất bản  
Giao thông Vận tải, Hà Nội. Và, căn cứ mục tiêu, nội dung của mô đun trong  
chương trình đào tạo nghề sửa chữa máy tàu thủy, Trường Cao đẳng Hàng hải I.  
Giáo trình phục vụ cho việc giảng dạy của giảng viên, học tập của học sinh  
sinh viên Trường Cao đẳng Hàng hải I. Đồng thời là tài liệu tham khảo cho công  
nhân đang làm tại các nhà máy đóng mới và sửa chữa máy tàu thủy.  
Trong quá trình biên soạn, tôi cố gắng đưa ra những quy trình công nghệ;  
các công đoạn và nguyên công cơ bản nhất trong công tác sửa chữa các chi tiết tĩnh  
của động cơ Diesel tàu thủy, được thực hiện trong ngành công nghiệp đóng tàu  
thủy tại Việt Nam.  
Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những  
thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và các độc giả,  
nhằm bổ sung cho cuốn giáo trình mô đun “Sửa chữa các chi tiết tĩnh của động cơ  
Diesel tàu thủy 1” được hoàn thiện hơn.  
Xin chân thành cảm ơn!  
Hải Phòng, ngày ..... tháng ........... năm 20…  
Biên soạn: ThS. Lê Đức Tuấn  
3
MỤC LỤC  
TT  
1
Nội dung  
Trang  
Lời giới thiệu  
Mục lục  
3
4
5
6
7
9
2
3
Danh mục hình vẽ  
Nội dung  
4
BÀI MỞ ĐẦU  
Bài 1: Nguyên tc chung và lập sơ đồ tháo động cơ  
Diesel  
Bài 2: Tháo, bảo dưỡng, lp ráp các chi tiết trên np  
xilanh và np xilanh  
13  
Bài 3: Tháo, bảo dưỡng, lp ráp sơmi xilanh  
Bài 4: Tháo, bảo dưỡng, kiểm tra thân động cơ (block)  
Bài 5: Tháo, bảo dưỡng bệ đỡ động cơ (cácte)  
Bài 6: Tháo, bảo dưỡng ổ đỡ trc khuu  
Tài liệu tham khảo  
23  
34  
40  
46  
56  
6
4
Danh mục hình vẽ  
TT  
1
Tên hình vẽ  
Trang  
9
Hình 1.1. Sơ đồ tháo tổng quát  
2
Hình 2.1. Nắp xilanh động cơ 4 kỳ  
Hình 2.2. Nắp xilanh động cơ 2 kỳ  
Hình 2.3. Kích thuỷ lực tháo êcu  
Hình 2.4. Búa hơi  
15  
16  
17  
18  
18  
19  
23  
24  
25  
25  
27  
28  
32  
33  
33  
36  
37  
39  
39  
43  
44  
46  
46  
48  
49  
50  
50  
3
4
5
6
Hình 2.5. Dây nhấc nắp xilanh  
Hình 2.6. Nhấc nắp xilanh  
7
8
Hình 3.1. Kết cấu sơmi xilanh  
Hình 3.2. Aráp rút sơmi xilanh  
9
10 Hình 3.3. Thiết bị rút sơmi cho động cơ cỡ lớn  
11 Hình 3.4. Thiết bị rút sơmi cho động cơ cỡ nhỏ  
12 Hình 3.5. Tháo sơmi xilanh động cơ  
13 Hình 3.6. Sơ đồ tháo xilanh  
14 Hình 4.1. Thân xilanh dạng hộp  
15 Hình 4.2. Thân xilanh dạng cácte treo  
16 Hình 4.3. Dây nhấc thân động cơ  
17 Hình 5.1. Cácte động cơ Diesel  
18 Hình 5.2. Dây nhấc thân cácte động cơ  
19 Hình 5.3. Vết nứt trên cácte  
20 Hình 5.4. Xác định độ đồng tâm gối trục  
21 Hình 6.1. Bệ đỡ trục khuỷu  
22 Hình 6.2. Mặt cắt ngang một bệ đỡ trục khuỷu  
23 Hình 6.3. Xác định giá trị độ lún các gối  
24 Hình 6.4. Bạc thành mỏng bị cháy  
25 Hình 6.5a. Bạc babít bị bong, rộp  
26 Hình 6.5b. Bạc babít bị tróc, cháy  
27 Hình 6.6. Lắp chốt tì tháo bạc trục  
28 Hình 6.7. Lắp calíp tháo bạc trục  
5
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN  
Tên mô đun: Sửa chữa các chi tiết tĩnh của động cơ Diesel tàu thủy 1  
Mã mô đun: MĐ.50510225.19  
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:  
- Vị trí: Mô đun này được btrí hc sau các môn hc Nhit kthut; Động  
cơ Diesel tàu thy và các môn kthuật cơ sở.  
- Tính cht: Hình thành kỹ năng tháo, bảo dưỡng, lp ráp các chi tiết ca bộ  
phận tĩnh động cơ Diesel tàu thy . Là mô đun chuyên môn nghề.  
- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Đây là mô đun đào tạo chuyên môn nghề,  
cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cơ bản nhất về “tháo, bảo dưỡng, lắp ráp các  
chi tiết tĩnh của động cơ Diesel tàu thủy ”.  
Mục tiêu mô đun:  
- Vkiến thc:  
Trình bày được nhim v, cu to, vt liu chế to và phương pháp tháo,  
kim tra, bảo dưỡng, lp ráp các chi tiết tĩnh động cơ Diesel tàu thy 1.  
- Vkỹ năng:  
Tháo, bảo dưỡng, lp ráp được các chi tiết như: nắp máy, thân máy, bệ  
máy (cácte), sơmi xilanh, ổ đỡ trục đạt yêu cu kthut.  
- Vnăng lực tchvà trách nhim:  
Tuân thủ đúng các quy tắc về an toàn lao động, tchc, bố trí nơi làm việc  
hp lý và bo vệ môi trường.  
Nội dung mô đun:  
6
BÀI MỞ ĐẦU  
Động cơ Diesel tàu thủy là một thiết bị quan trọng trên tàu, có kết cấu phức  
tạp và đa dạng. Quá trình tháo, lắp ráp động cơ Diesel chiếm khối lượng không  
nhỏ trong toàn bộ công việc bảo dưỡng, sửa chữa, đôi khi còn có ý nghĩa quan  
trọng đối với tiến độ và chất lượng sửa chữa. Quá trình tháo, lắp ráp động cơ cần  
phải bắt buộc tuân thủ các nguyên tắc chung để đảm bảo an toàn cho thiết bị, cho  
con người và chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa. Trước khi tháo cần thực hiện các  
công việc sau:  
1. Nghiên cứu kỹ kết cấu và hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản suất trước khi  
tháo. Việc tháo dỡ không đúng quy định sẽ dẫn đến làm hư hỏng các chi tiết khác;  
thực hiện các nguyên công thừa, không cần thiết sẽ làm giảm năng suất lao động.  
Ngoài ra, cần chú ý đến những đặc điểm riêng từng loại động cơ.  
2. Vệ sinh sạch sẽ xung quanh và bên ngoài động cơ trước khi tháo.  
3. Phải kiểm tra dấu và kiểm tra các chi tiết, nhóm chi tiết trước khi tháo. Phải  
“đánh dấu mới”, nếu không có dấu sẽ dẫn đến nhầm lẫn cho quá trình lắp ráp sau  
khi bảo dưỡng, sửa chữa. Với động cơ Diesel cần đánh số theo nhóm thứ tự xilanh,  
trong mỗi xilanh đánh dấu theo chiều kim đồng hồ hoặc theo vòng quay trục  
khuỷu.  
4. Hạn chế sử dụng thiết bị không chuyên dùng như búa, đục, mỏ lết, kìm  
chết....  
5. Không làm biến dạng các bề mặt lắp ghép chi tiết trong quá trình tháo.  
Tháo bulông theo nguyên tắc nới lỏng từ từ, đường chéo, đối xứng. Thông thường  
các bề mặt lớn, liên kết nhiều bulông, dễ biến dạng khi tháo lắp, nên nhà sản xuất  
thường đưa ra sơ đồ thứ tự tháo lắp theo yêu cầu thực hiện như nắp xilanh, block,  
chân bệ máy....  
6. Kiểm tra lực xiết quan trọng trước khi tháo. Thông thường các giá trị lực  
xiết này được nhà sản xuất quy định, song động cơ cũ do có sự thay đổi trong kết  
cấu nên một số mối ghép có sự thay đổi trong kết cấu. Để kiểm tra lực xiết có thể  
nới lỏng rồi xiết lại đến đúng vị trí đã đánh dấu trước hoặc dùng Clê lực, áp suất  
hơi....  
7. Phải kết hợp quá trình tháo với việc xem xét kiểm tra các hư hỏng của động  
cơ thông qua việc xem xét màu sắc, tính chất các bề mặt, cáu cặn, mối ghép….  
8. Các chi tiết ống, rắc co nối ống, chân thiết bị đo sau khi tháo phải được nút  
kín bằng nút gỗ, nhựa hoặc kim loại, không được dùng giẻ để nút.  
9. Sau khi tháo các chi tiết phải xếp thành từng nhóm và để đúng nơi quy  
định, tránh đổ vỡ và làm hư hỏng các bề mặt lắp ghép.  
7
10. Phải tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và ô  
nhiễm môi trường. Phải kiểm tra an toàn các thiết bị nâng hạ, các chi tiết tháo lắp  
chuyên dùng trước khi sử dụng. Các palăng, dây buộc phải được thử tải trước khi  
nâng hạ vật nặng. Các chi tiết chuyên dùng không được nứt, gãy và cong vênh....  
8
BÀI 1: NGUYÊN TC CHUNG VÀ LẬP SƠ ĐỒ THÁO ĐỘNG CƠ DIESEL  
Mã bài: MĐ.50510225.19.1  
Giới thiệu:  
Nguyên tắc chung và lập sơ đồ tháo động cơ Diesel, cũng như công tác chuẩn bị  
trước khi tháo động cơ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tháo  
động cơ Diesel tàu thủy, nhằm tránh làm hư hỏng đối với các chi tiết; tránh thực  
hiện các nguyên công thừa không cần thiết sẽ làm giảm năng suất lao động; đảm  
bảo an toàn lao động trong quá trình thực hiện các nguyên công và tránh được việc  
gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thao tác.  
Mục tiêu:  
- Trình bày được nguyên tắc, xây dựng sơ đồ tháo động cơ Diesel tàu thủy; quy  
trình tháo động cơ Diesel trên tàu thủy;  
- Thực hiện được đầy đủ công tác chuẩn bị, đảm bảo an toàn trước khi tháo động  
cơ; chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ thiết bị phục vụ tháo động cơ và các chi tiết  
liên quan theo đúng yêu cầu;  
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỷ trong công tác tháo động cơ Diesel trên tàu  
thủy.  
Nội dung chính:  
1. Nguyên tắc chung  
- Những thiết bị bao che, thiết bị điện phải tháo trước.  
- Tháo từ trên xuống dưới; tháo từ ngoài vào trong.  
- Quá trình tháo nên tiến hành phân loại ngay chi tiết được tháo ra, vì nếu không  
tổ chức tốt thì sau đó rất mất thời gian để tìm kiếm.  
- Dụng cụ tháo phải được quy định cho từng bước tháo. Cấm dùng búa, đục để  
tháo chi tiết. Nếu các chi tiết bị han rỉ khó tháo, thì tẩm dầu hỏa, dầu diesel ngâm  
một thời gian mới tháo.  
2. Chuẩn bị tài liệu  
Mục tiêu: Nắm rõ về nội dung hướng dẫn của nhà sản xuất động cơ, phân tích kết  
cấu của động cơ và các thông số kỹ thuật của động cơ chuẩn bị tháo.  
2.1. Tài liệu  
2.1.1. Các thông số kỹ thuật của động cơ  
2.1.2. Bản vẽ mặt cắt ngang của động cơ  
9
Nhằm để phân tích các vị trí lắp đặt các chi tiết, cụm chi tiết, nhóm chi tiết theo  
đúng yêu cầu kỹ thuật.  
2.1.3. Phân tích các mối lắp ghép để chuẩn bị các dụng cụ tháo cho phù hợp  
2.1.4. Phân tích các bản vẽ chi tiết, cụm chi tiết, nhóm chi tiết trong hồ sơ của  
nhà sản xuất động cơ  
3. Xây dựng sơ đồ tháo tổng quát  
Tháo các thiết bị  
đo và kiểm tra  
Tháo các hệ thống  
phục vụ  
Tháo thiết bị treo  
trên động cơ  
Đo chiều cao buồng đốt  
Đo co bóp má khuỷu  
Tháo nắp xilanh  
Tháo nhóm piston  
biên  
Đo khe hở bc biên  
Tháo xilanh  
Tháo block  
Tháo cơ cu phi khí  
Tháo trục khuỷu  
Đo co bóp má khuu  
Đo khe hở du bc trc  
Hình 1.1. Sơ đồ tháo tổng quát  
3.1. Chuẩn bị dụng cụ  
- Dụng cụ tháo thông thường: Clê, tuýp các loại, búa, các dụng cụ lấy dấu….  
- Dụng cụ tháo chuyên dụng: Clê lực, aráp, palăng, dụng cụ tháo thủy lực.  
10  
3.2. Chuẩn bị nhân lực  
- Tùy theo năng lực, tay nghề, kinh nghiệm mà phân bổ nhân lực cho phù hợp  
với các nguyên công được xây dựng trong sơ đồ tổng quát.  
- Bố trí nhân lực cần chú ý đến việc kèm cặp, hướng dẫn để nâng cao kỹ năng  
nghề nghiệp, với mục tiêu là người có nhiều kinh nghiệm truyền đạt cho người có  
ít kinh nghiệm hơn, người có tay nghề cao truyền đạt cho người có tay nghề thấp.  
3.3. Chuẩn bị mặt bằng và các giá đỡ  
3.3.1. Chuẩn bị mặt bằng  
Mặt bằng để chứa các thiết bị của động cơ, phải: đảm bảo khoáng mát, đủ ánh  
sáng và nhằm cho việc di chuyển của người thợ được an toàn, không có độ trơn, bố  
trí được hết các chi tiết, cụm chi tiết của động cơ.  
3.3.2. Các giá đỡ  
Các giá đỡ phải đảm bảo vững chắc, để phục vụ cho quá trình kiểm tra và bảo  
dưỡng, sửa chữa. Vị trí các giá đỡ phải đảm bảo cho người thợ thao tác các công  
việc được dễ dàng, thuận tiện.  
CÂU HỎI ÔN TẬP  
1. Trình bày nội dung nguyên tắc tháo động cơ Diesel tàu thủy?  
2. Giải thích sơ đồ tháo động cơ Diesel tàu thủy, quy trình tháo động cơ Diesel tàu  
thủy?  
3. Trình bày công tác chuẩn bị, công tác đảm bảo an toàn trước khi tháo động cơ?  
4. Kỹ năng thao động tác các loại dụng cụ, thiết bị phục vụ tháo động cơ và các chi  
tiết liên quan?  
BÀI TẬP THỰC HÀNH  
1. Thực hiện các bước chuẩn bị thiết bị và dụng cụ trước khi tháo động cơ Diesel  
tàu thủy?  
2. Thực hiện các bước chuẩn bị, công tác đảm bảo an toàn trước khi tháo động cơ?  
3. Xây dựng sơ đồ tháo động cơ Diesel tàu thủy, quy trình tháo động cơ Diesel tàu  
thủy?  
Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập của bài:  
11  
- Đánh giá về kiến thức: Tự luận  
- Đánh giá về kỹ năng: Thực hành  
12  
BÀI 2: THÁO, BẢO DƯỠNG, LP RÁP CÁC CHI TIT TRÊN NP  
XILANH VÀ NP XILANH  
Mã bài: MĐ.50510225.19.2  
Giới thiệu:  
Các chi tiết, cụm chi tiết, thiết bị hệ thống được lắp trên động cơ (chúng đa  
phần thuộc các hệ thống phục vụ động cơ, như: hệ thống nước làm mát, hệ thống  
dầu nhờn, hệ thống gom khí... và một số các thiết bị đo…) là để phục vụ cho quá  
trình làm việc của động cơ; trong quá trình khai thác động cơ người đi ca có thể  
biết được các sự cố có thể xảy ra; phục vụ cho công tác kiểm tra, hiển thị các thông  
số kỹ thuật của động cơ như nhiệt độ, áp suất….  
Mục tiêu:  
- Trình bày được cu to, công dng, vtrí và vt liu chế to ca np xilanh  
động cơ;  
- Lp và thc hiện được quy trình tháo, bảo dưỡng, lp ráp các chi tiết trên np  
xilanh và np xilanh theo đúng yêu cầu kthut;  
- Đảm bo an toàn trong quá trình thc hin công vic.  
Nội dung chính:  
1. Công tác chuẩn bị  
- Chuẩn bị mặt bằng phục vụ cho việc tháo, bảo dưỡng, lắp ráp.  
- Chuẩn bị tuýp chuyên dùng hoặc thiết bị tháo bằng thủy lực như kích thủy lực,  
đồ gá chuyên dùng (bulông vòng, móc, các mani, cáp móc), palăng xích, cầu trục.  
2. Tháo, bảo dưỡng, lp ráp các chi tiết trên np xilanh và trên động cơ  
2.1. Tháo các thiết bị đo, thiết bị kiểm tra lắp trên động cơ  
Quy trình tháo các thiết bị đo, thiết bị kiểm tra lắp trên động cơ được tiến hành  
theo các bước sau.  
Bước 1: Tháo toàn bộ các nhiệt kế của hệ thống dầu, nước, khí xả.  
Bước 2: Tháo toàn bộ các áp kế của hệ thống dầu, nước, khí xả.  
Bước 3: Tháo toàn bộ các thiết bị cảm biến, báo hiệu của hệ thống tự động.  
Tất cả các thiết bị sau khi tháo được sắp xếp vào hộp và ghi nhãn hiệu tương  
ứng.  
2.2. Tháo các hệ thống thiết bị phục vụ và các thiết bị treo trên động cơ  
2.2.1. Tháo đường ống góp khí nạp, xả  
13  
Hệ thống gom khí gồm có hệ thống khí xả, hệ thống khí nạp. Quy trình tháo hệ  
thống gom khí được tiến hành theo các bước sau.  
Bước 1: Đánh số thứ tự trên các ống gom khí, để phục vụ cho công việc lắp ráp  
sau này.  
Bước 2: Tháo ống gom khí xả của động cơ Diesel  
Bước 3: Tháo ống gom khí nạp của động cơ Diesel  
Chú ý: Với động cơ có tua bin tăng áp, thì phải đánh dấu mặt lắp ráp giữa tua  
bin và ống nối.  
2.2.2. Tháo hệ thống nhiên liệu  
Quy trình tháo hệ thống nhiên liệu được tiến hành theo các bước sau.  
Bước 1: Ghi nhãn hiệu tương ứng với các đường ống cao áp, vòi phun, bơm cao  
áp.  
Bước 2: Dùng nút nhựa hoặc gỗ để bịt các lỗ để tránh rác, bụi rơi vào.  
Bước 3: Lấy giẻ quấn lại các ống dầu cao áp, đầu các rắc co của bơm cao áp và  
vòi phun, để rác khỏi rơi vào ống và tránh các hiện tượng bị dập ren.  
Quy trình tháo hệ thống nhiên liệu phải được tiến hành theo các bước trên, có  
như vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.  
2.2.3. Tháo hệ thống phân phối khí  
Quy trình tháo hệ thống phân phối khí được tiến hành theo các bước sau.  
Bước 1: Nới lỏng vít điều chỉnh khe hở nhiệt.  
Bước 2: Tách mối ghép đòn gánh và thanh truyền (nếu ghi nhãn hiệu theo số  
thứ tự thì càng tốt, vì khi lắp ráp sẽ đảm bảo độ chính xác hơn).  
Bước 3: Tháo toàn bộ đòn gánh ra khỏi mặt quy lát (nắp xilanh).  
Bước 4: Xếp đòn gánh theo thứ tự đã được ghi trên nhãn hiệu.  
Quy trình tháo hệ thống phân phối khí phải được tiến hành theo các bước trên,  
có như vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.  
2.2.4. Tháo hệ thống làm mát  
Quy trình tháo hệ thống làm mát được tiến hành theo các bước sau.  
Bước 1: Tháo các đường ống của hệ thống làm mát ra.  
Bước 2: Ghi nhãn hiệu tương ứng với từng loại ống là ống gì, từ đâu tới, tới  
đâu.  
14  
Bước 3: Dùng nút gỗ, nhựa hoặc sắt bịt đầu ống để tránh rác, bụi bẩn rơi vào  
trong.  
Quy trình tháo hệ thống làm mát phải được tiến hành theo các bước trên, có như  
vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.  
2.2.5. Tháo hệ thống khởi động  
Quy trình tháo hệ thống khởi động được tiến hành theo các bước sau.  
Bước 1: Tháo các đường ống của hệ thống khởi động ra.  
Bước 2: Ghi nhãn hiệu tương ứng với từng loại ống là ống gì, từ đâu tới, tới  
đâu.  
Bước 3: Dùng nút gỗ, nhựa hoặc sắt bịt đầu ống để tránh rác, bụi bẩn rơi vào  
trong.  
Quy trình tháo hệ thống khởi động phải được tiến hành theo các bước trên, có  
như vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.  
2.2.6. Tháo hệ thống bôi trơn  
Quy trình tháo hệ thống bôi trơn được tiến hành theo các bước sau.  
Bước 1: Tháo các đường ống của hệ thống bôi trơn ra.  
Bước 2: Ghi nhãn hiệu tương ứng với từng loại ống là ống gì, từ đâu tới, tới  
đâu.  
Bước 3: Dùng nút gỗ, nhựa hoặc sắt bịt đầu ống để tránh rác, bụi bẩn rơi vào  
trong.  
Chú ý: Đường ống nối từ bơm dầu đi ra phải được “đánh dấu cẩn thận” để tránh  
sự nhầm lẫn khi lắp ráp lại.  
Quy trình tháo hệ thống bôi trơn phải được tiến hành theo các bước trên, có như  
vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.  
2.2.7. Tháo các thiết bị treo trên động cơ  
Các thiết bị mà thông thường được chuyển lên xưởng để kiểm tra và sửa chữa.  
Quy trình tháo các thiết bị treo trên động cơ được tiến hành theo các bước sau.  
Bước 1: Tháo tổ hợp tua bin-máy nén  
Bước 2: Tháo bơm cao áp.  
Bước 3: Tháo thiết bị đảo chiều quay.....  
Quy trình tháo các thiết bị treo trên động cơ phải được tiến hành theo các bước  
trên, có như vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.  
15  
2.3. Bảo dưỡng các chi tiết trên np xilanh và trên động cơ  
Quy trình bảo dưỡng các chi tiết trên nắp xilanh và trên động cơ được tiến hành  
theo các bước sau.  
Bước 1: Bảo dưỡng các thiết bị đo, thiết bị kiểm tra lắp trên động cơ.  
Bước 2: Bảo dưỡng hệ thống đường ống góp khí nạp xả.  
Bước 3: Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu.  
Bước 4: Bảo dưỡng hệ thống làm mát.  
Bước 5: Bảo dưỡng hệ thống khởi động.  
Bước 6: Bảo dưỡng hệ thống bôi trơn.  
Bước 7: Bảo dưỡng các thiết bị treo trên động cơ.  
Quy trình bảo dưỡng các chi tiết trên nắp xilanh và trên động cơ phải được tiến  
hành theo các bước trên, có như vậy mới đạt được mục tiêu đề ra.  
2.4. Lp ráp các chi tiết trên np xilanh và trên động cơ  
(tiến hành theo các bước ngược lại của quy trình tháo)  
3. Tháo, bảo dưỡng, lp ráp np xilanh  
3.1. Vtrí, công dng, kết cu và vt liu chế to ca np xilanh  
3.1.1. Vtrí  
Nắp xilanh nằm trên thân xilanh.  
3.1.2. Công dng  
- Nắp xilanh cùng với sơmi xilanh, đỉnh piston tạo thành buồng cháy.  
- Cố định sơmi trong xilanh.  
- Có lắp các bộ phận như các xupáp hút, xupáp xả, xupáp an toàn, vòi phun,  
xupáp khởi động.  
3.1.3. Kết cu  
Nắp xilanh có thể là hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình bát giác....  
- Loại hình vuông thì khoảng cách giữa hai tâm xilanh ngắn, song dễ bị rò hơi,  
lực tác dụng lên các bulông không đều.  
- Loại hình tròn có nhiều bulông, lực siết bulông được phân bố đều trên toàn bộ  
nắp xilanh nên không bị rò hơi, nhưng khoảng cách giữa hai tâm xilanh dài.  
- Đối với nắp xilanh của động cơ bốn kỳ trên đó có: xupáp hút, xupáp xả, xupáp  
an toàn, xupáp khởi động (đối với động cơ khởi động bằng khí nén), vòi phun,  
16  
không gian làm mát, bệ đỡ trục đòn gánh và có các lỗ: lỗ hút gió, lỗ thoát khí thải,  
lỗ lắp vòi phun, lỗ lắp xupáp hút, lỗ lắp xupáp xả, lỗ lắp xupáp khởi động, lỗ lắp  
xupáp an toàn, lỗ van xả, lỗ thanh truyền, lỗ bulông, lỗ nước mát vào, lỗ nước mát  
ra, lỗ kiểm tra không gian mát và lỗ rửa không gian mát, lỗ ren lắp các thiết bị  
đo....  
- Đối với động cơ hai kỳ quét gió thẳng thì cửa nạp nằm trên thân xilanh, nên  
nắp xilanh không có xupáp hút mà chỉ có xupáp xả. Đối với động cơ hai kỳ quét  
gió cong thì cửa xả cũng nằm trên thân xilanh, nên nắp xilanh không có xupáp hút  
và xupáp xả. Vì vậy nắp xilanh tương đối đơn giản.  
Hình 2.1. Nắp xilanh động cơ 4 kỳ  
a) Mặt cắt chiếu đứng. b) Mặt cắt chiếu bằng.  
1. Lỗ xupáp hút; 2. Lỗ xupáp xả; 3. Lỗ xupáp khởi động; 4. Lỗ bulông; 5. Lỗ  
xupáp an toàn; 6. Lỗ vòi phun.  
17  
Hình 2.2. Nắp xilanh động cơ 2 kỳ  
a- Lỗ nước làm mát vào.  
b- Lỗ nước làm mát ra.  
1. Lỗ kiểm tra không gian mát;  
2. Vòi phun nhiên liệu;  
3. Sơmi; 4. Xilanh.  
Trong một số động cơ, khi piston ở điểm chết trên, mép nối tiếp giữa nắp xilanh  
và xilanh nằm dưới mép trên của piston; hình dáng của nắp loại này giống như một  
cái chụp, tránh được chỗ tiếp xúc giữa sơmi và nắp xilanh với khi cháy, nên rất kín  
hơi. Đồng thời hạn chế được chiều cao của động cơ. Song chế tạo và gia công phức  
tạp.  
3.1.4. Vật liệu chế tạo  
Nắp xilanh chế tạo bằng gang như GX 24- 44; GX 28-48.  
Nắp xilanh động cơ chịu cường độ cao có thể đúc bằng gang GX 32-52 có pha  
các nguyên tố khác như crôm, niken.  
Đối với nắp xilanh động cơ chịu cường độ rất cao đúc bằng hợp kim 30M.  
Loại nắp xilanh động cơ cỡ nhỏ, tốc độ cao đúc bằng hợp kim nhôm A5, hoặc  
bằng hợp kim AK4.  
3.2. Yêu cầu kỹ thuật về tháo, bảo dưỡng, lắp ráp  
18  
- Tháo theo chỉ dẫn của hồ sơ máy để không gây biến dạng cong vênh bề mặt  
gờ lắp ráp của nắp, vì biến dạng này là nguyên nhân chính làm cho mối lắp ghép  
giữa xilanh và nắp xilanh không kín khít, gây rò lọt khí từ buồng cháy ra ngoài.  
- Đánh dấu vị trí các bulông để đảm bảo sau khi bảo dưỡng, sửa chữa, lắp ráp  
lại đúng vị trí, với lực siết bulông như cũ.  
3.3. Chuẩn bị dụng cụ  
Tuýp chuyên dùng hoặc thiết bị tháo bằng thủy lực như kích thủy lực, đồ gá  
chuyên dùng (bulông vòng, móc, các mani, cáp móc), palăng xích, cầu trục.  
Hình 2.3. Búa hơi  
1. Đầu trên của búa;  
2. Thân búa;  
3. Đầu dưới của búa.  
19  
Hình 2.4. Kích thuỷ lực tháo êcu  
1. Mặt trên; 2. Thân; 3. Tay gạt.  
Hình 2.5. Dây nhấc nắp xilanh  
1. Dây cáp; 2. Móc.  
3.4. Quy trình các bước tiến hành tháo  
Quy trình tháo nắp xilanh động cơ được tiến hành theo các bước sau.  
3.4.1. Bước 1: Tháo cò mổ  
Dùng tuýp tháo bulông trên đầu cò mổ; tách đưa toàn bộ cụm cơ cấu cần đẩy  
(giàn cò) trên từng nắp máy ra rồi đặt lên bàn công tác, chờ tách ra từng chi tiết để  
vệ sinh, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa.  
3.4.2. Bước 2: Tháo nắp xilanh  
- Nới lỏng các êcu theo nguyên tắc đường chéo, đối xứng. Vòng đầu tiên của  
các êcu nới lỏng khoảng 1/3 chu vi sau đó mới nới lỏng toàn bộ. Kiểm tra lại lần  
cuối xem còn bulông liên kết nào chưa tháo hết.  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 56 trang yennguyen 26/03/2022 6860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sửa chữa các chi tiết tĩnh của động cơ diesel tàu thủy 1 - Nghề: Sửa chữa máy tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_sua_chua_cac_chi_tiet_tinh_cua_dong_co_die.pdf