Giáo trình Trang trí hệ động lực tàu thủy - Nghề: Khai thác máy tàu thủy

CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM  
TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI I  
GIÁO TRÌNH  
MÔN HỌC: TRANG TRÍ  
HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY  
NGHỀ: KHAI THÁC MÁY TÀU THỦY  
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG  
Ban hành kèm theo Quyết định số:  
ngày tháng năm 2017  
ca Hiệu trường Trường Cao đẳng Hàng hi I  
Hi phòng, năm 2017  
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN  
Tài liệu này thuộc loại giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép  
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.  
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh  
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.  
2
LỜI GIỚI THIỆU  
Cùng với xu hướng hội nhập, ngành hàng hải nước ta đã và đang phát triển  
cả về số lượng và chất lượng, ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong  
ngành hàng hải khu vực cũng như trên thế giới.  
Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo thuyền viên ngay từ khi còn học tập tại ghế  
nhà trường cũng như việc cung cấp cho học sinh, sinh viên vốn kiến thức nhất định  
để vận dụng vào khai thác hệ động lực tàu thủy một cách an toàn, tin cậy và đạt  
hiệu quả kinh tế cao, giáo trình “Trang trí hệ động lực tàu thủy” được biên soạn  
trên cơ sở các giáo trình về hệ trục tàu thủy và khai thác hệ động lực tàu thủy  
trong và ngoài nước.  
Giáo trình “Trang trí hệ động lực tàu thủy” được biên soạn bởi nhóm tác giả  
là những Thạc sỹ, Máy trưởng tàu biển có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và nhiều  
năm tham gia giảng dạy, huấn luyện trong nhà trường, mong muốn cung cấp cho  
người học những kiến thức cơ bản nhất về hệ động lực tàu thủy, từ đó người học  
có thể vận dụng vào thực tiễn nhằm khai thác động cơ Diesel nói riêng và con tàu  
nói chung một cách an toàn, tin cậy và đạt hiệu quả kinh tế cao.  
Vì thời gian biên soạn có hạn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết,  
tác giả rất mong nhận được ý kiến tham gia, đóng góp quý báu của các Thầy cô,  
bạn bè, đồng nghiệp để cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn, phục vụ tốt hơn cho  
sự phát triển chung của nhà trường.  
Hải Phòng, ngày 19 tháng 9 năm 2017  
Tham gia biên soạn  
1. Chủ biên: Ths Bùi Thanh Tùng  
2. Ths, Mtr: Trần Đức Hòa  
3
MỤC LỤC  
TT  
Nội dung  
Trang  
1
Lời giới thiệu  
Mục lục  
3
2
3
4
4
Danh mục bảng, biểu  
Nội dung  
6
8
9
Chương 1. Khái niệm và phân loại hệ động lực tàu thủy  
1. Khái niệm hệ động lực tàu thủy  
2. Phân loại trang trí động lực  
9
11  
2
3. Hệ động lực Diesel truyền động lai chân vịt  
4. Yêu cầu đối với hệ động lực tàu thủy  
Chương 2. Hệ trục và các thiết bị của hệ trục  
1. Nguyên tắc bố trí hệ trục tàu thủy  
2. Trục chân vịt  
15  
18  
18  
20  
22  
24  
28  
31  
33  
35  
38  
38  
3. Ống bao trục chân vịt  
4. Gối đỡ trục chân vịt  
5. Làm kín ống bao trục chân vịt  
6. Bôi trơn và làm mát gối đỡ trục chân vịt  
7. Trục trung gian và gối đỡ trục trung gian  
8. Trục đẩy và gối đỡ trục đẩy  
Chương 3. Phương thức và thiết bị truyền động  
1. Phương thức truyền động  
4
2. Thiết bị truyền động thuỷ lực  
3. Li hợp ma sát  
42  
45  
52  
55  
55  
56  
58  
60  
4. Truyền động bánh răng  
Chương 4. Dao động của hệ trục  
1. Dao động xoắn của hệ trục  
2. Dao động dọc của hệ trục  
3. Dao động ngang của hệ trục  
Tài liệu tham khảo  
5
5
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ  
Tên hình vẽ, đồ thị  
Stt  
Trang  
Hình 1.1. Sơ đồ mô tả một hệ thống năng lượng tua-bin hơi đơn  
giản nhất.  
Hình 1.2. Sơ đồ nguyên lý thiết bị năng lượng tua-bin khí chu trình  
hở đơn giản nhất.  
1
2
11  
12  
3
4
5
6
7
8
9
Hình 2.1. Sơ đồ hệ trục một đường trục  
Hình 2.2. Vị trí đường trục  
18  
19  
21  
23  
25  
26  
27  
29  
30  
31  
32  
33  
34  
34  
35  
36  
42  
43  
44  
47  
49  
50  
Hình 2.3. Kết cấu trục chân vịt  
Hình 2.4. Kết cấu ống bao trục chân vịt  
Hình 2.5. Kết cấu gối trục chân vịt bằng hợp kim ba bít  
Hình 2.6. Kết cấu gối trục chân vịt bằng gỗ gai ắc  
Hình 2.7. Kết cấu gối trục chân vịt bằng cao su  
10 Hình 2.8. Kết cấu làm kín kiểu t-rết  
11 Hình 2.9. Làm kín phía sau  
12 Hình 2.10. Làm kín phía trước  
13 Hình 2.11. Hệ thống gối trục bôi trơn và làm mát bằng nước  
14 Hình 2.12. Hệ thống gối trục bôi trơn và làm mát bằng dầu nhờn  
15 Hình 2.13. Kết cấu trục trung gian bích rèn liền  
16 Hình 2.14. Gối đỡ trục trung gian  
17 Hình 2.15. Kết cấu trục đẩy một vòng đẩy  
18 Hình 2.16. Cấu tạo gối đỡ trục đẩy  
19 Hình 3.1. Nguyên lý làm việc của thiết bị truyền động thủy lực  
20 Hình 3.2. Nguyên lý làm việc của khớp nối thủy lực  
21 Hình 3.3. Nguyên lý làm việc của biến tốc thủy lực  
22 Hình 3.4. Sơ đồ ly hợp ma sát đơn giản  
23 Hình 3.5. Sơ đồ nguyên lý bộ ly hợp ma sát nhiều đĩa  
24 Hình 3.6. Sơ đồ nguyên lý bộ ly hợp ma sát hình chóp tròn  
6
25 Hình 3.7. Sơ đồ ly hợp hình trống kiểu săm hơi  
51  
53  
57  
26 Hình 3.8. Sơ đồ đơn giản của truyền động bánh răng hành tinh  
27 Hình 4.1. Phương pháp sử dụng gối chặn liên kết với vỏ tàu qua xy  
lanh thủy lực  
7
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC  
Tên môn học: TRANG TRÍ HỆ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY  
Mã môn học: MH.6840111.17.01  
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 0 giờ;  
Kiểm tra: 2 giờ)  
I. Vị trí, tính chất của môn học:  
- Vị trí: Môn học được thực hiện sau khi học xong các môn học, mô đun cơ sở  
ngành; Động cơ Diessel 1; Máy phụ tàu thủy.  
- Tính chất: Trang trí hệ động lực tàu thủy là môn học rất quan trọng thuộc các  
môn học, mô đun đào tạo học sinh, sinh viên nghành khai thác máy tàu biển.  
- Ý nghĩa và vai trò: Môn học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về các  
trang thiết bị và cách bố trí lắp đặt hệ thống động lực tàu thủy một cách an toàn và  
đạt hiệu quả kinh tế.  
II. Mục tiêu môn học:  
- Về kiến thức: Trình bày được nguyên tắc bố trí, lắp đặt, cấu tạo, nguyên lý  
hoạt động của các thiết bị động lực tàu thủy.  
- Về kỹ năng: Vận dụng được vào thực tế khi bố trí lắp đặt và vận hành hệ động  
lực đảm bảo an toàn, tin cậy và kinh tế.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc chấp hành quy trình lắp đặt,  
yêu cầu kỹ thuật và các qui định của Đăng kiểm.  
Nội dung của môn học:  
8
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HỆ ĐỘNG LỰC  
TÀU THỦY  
Mã chương: MH.6840111.17.01  
Giới thiệu: Chương khái niệm và phân loại hệ động lực tàu thủy giới thiệu khái  
niệm, phân loại và các cầu đối với hệ động lực tàu thủy.  
Mục tiêu:  
- Kiến thức: Trình bày được khái niệm hệ động lực tàu thủy, các thiết bị động lực  
chính và các thiết bị phụ.  
- Kỹ năng: Phân biệt được các loại thiết bị động lực chính và các thiết bị phụ, chức  
năng nhiệm vụ của từng loại.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập và có lòng yêu  
nghề.  
Nội dung chính:  
1. Khái niệm hệ động lực tàu thủy  
1.1 Thiết bị động lực chính  
Thiết bị động lực chính là hthng các thiết bcó nhiệm vbo đảm tc  
độ và phương hướng hoạt động của tàu, bao gm các bộ phận sau:  
Động chính: Động cơ chính là động cơ phát ra công suất truyền cho  
thiết bị đẩy tạo nên lc đẩy tàu. Động chính có thđộng cơ Diesel, động  
cơ hơi nước, tua bin hơi, tua bin khí hoặc động cơ điện trong truyền động điện lai  
chân vịt.  
Thiết bị đẩy: Là thiết bị tạo ra lực đẩy tàu. Các loại thiết bị đẩy thường  
dùng như gung quay, chân vt, thiết bị đẩy kiểu pht,... Trong các loại thiết bị  
đẩy, chân vịt loại thiết bị đẩy được dùng phbiến nhất. Chân vịt gồm hai loại,  
chân vịt định bước và chân vịt biến bước.  
Thiết btruyền động: Thiết btruyền động có nhiệm vụ tiếp nhn công suất  
từ động cơ chính truyn cho thiết bị đẩy để tạo ra lc đẩy tàu. Thiết btruyn động  
bao gồm: hệ trục, các thiết bị của hệ trc và các hệ thống phục vụ.  
Ni hơi chính: Ni hơi chính có nhiệm vcung cấp hơi nước làm công  
chất cho động cơ chính và các máy móc ph.  
Thiết bti công cht: Nhiệm vca thiết bị tải công chất tải hơi nước,  
khí cháy đến động cơ chính, động cơ ph, bao gm các hệ thng ng hơi, ng khí  
cháy,...  
9
1.2 Thiết bị phụ  
Thiết bphcó nhiệm vcung cấp công chất cho tàu lúc hành trình, tác  
nghiệp, sinh hoạt và dtr, bao gm các bộ phận sau:  
Tổ máy phát điện: Có nhiệm vcung cấp điện năng cho toàn tàu, nếu hệ  
động lc ca tàu là truyền động điện thì phải có hệ thng máy phát và động cơ  
điện lai chân vịt.  
Hệ thống khí cao áp: Có nhiệm vụ cung cấp không khí cao áp cho toàn tàu  
dùng để khởi động động cơ Diesel, dùng trong sa chữa, tự động hoá,…Hệ thng  
bao gồm máy nén khí, chai gió nén, đường ng và các van,…  
Hệ thng nước cao áp: Dùng trong cứu hỏa, sinh hoạt và vsinh.  
Ni hơi ph: Có nhiệm vcung cấp hơi nước để hâm dầu, hâm nước, sưởi  
không khí, sấy khô,…  
1.3 Thiết bị đảm bảo an toàn trên tàu  
Thiết bị đảm bảo an toàn có nhiệm vụ phòng chống những sự cố xảy ra trên  
tàu, đảm bảo cho tàu hoạt động được an toàn. Bao gồm những hệ thống thiết bị  
sau:  
a. Hệ thống hút khô và hệ thống ballast.  
+ Hệ thống hút khô: Giữ cho buồng máy, hầm hàng luôn được khô ráo, bảo quản  
hàng hóa chuyên chở, giảm nồng độ khí độc, cải thiện điều kiện làm việc cho  
thuyền viên khi làm việc dưới hầm hàng, buồng máy.  
+ Hệ thống ballast: Dùng để cân chỉnh tàu, tăng tính ổn định cho tàu.  
b. Hệ thống phòng cháy và chữa cháy.  
+ Hệ thống phòng cháy: Bao gồm các thiết bị cảm ứng khói, chuông báo cháy.  
+ Hệ thống chữa cháy:  
- Hệ thống chữa cháy bằng nước biển.  
- Hệ thống chữa cháy bằng trạm CO2.  
- Hệ thống phun sương mù.  
- Hệ thống chữa cháy bằng các thiết bị cứu hỏa xách tay.  
- Hệ thống chữa cháy bằng bọt hóa học.  
c. Thiết bị phòng độc: Bao gồm quần áo chịu nhiệt, bình thở, túi thở, mặt lạ phòng  
độc, thiết bị lặn dùng cho cá nhân.  
d. Thiết bị phục vụ sửa chữa: Bao gồm các thiết bị sửa chữa chuyên dùng, thiết bị,  
10  
vật tư, phụ tùng thay thế.  
1.4 Thiết bị sinh hoạt, thiết bị tàu bè  
Thiết bị sinh hoạt là nhng thiết bị đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho thuyền  
viên và hành khách trên tàu, bao gm: hệ thng thông gió, hệ thống điều hòa nhiệt  
độ, hệ thống vệ sinh, hệ thống nước sinh hoạt, hệ thống chiếu sáng,…  
Thiết btàu bè bao gm thiết bneo, lái, thiết bị xếp dỡ hàng hóa, thiết bị  
cứu sinh và các thiết bị chuyên dụng đặc biệt.  
2. Phân loại trang trí động lực  
2.1. Hệ động lực hơi nước  
- Máy hơi trực tiếp lai chân vịt.  
- Máy hơi gián tiếp lai chân vịt.  
- Tuabin hơi truyền động điện lai chân vịt.  
1
2
3
4
7
6
5
Sơ đồ mô tả một hệ thống năng lượng tua-bin hơi đơn  
Hình 1.1:  
giản nhất.  
1Chân vịt, 2– Bộ giảm tốc, 3– Tua-bin, 4– Nồi hơi,  
5– Bơm cấp, 6– Bầu ngưng, 7– Nước biển làm mát.  
2.2. Hệ động lực khí cháy:  
- Trang trí cho tàu thủy chyếu là tuabin khí và động cơ Diesel.  
11  
1
2
3
5
4
Sơ đồ nguyên lý thiết bị năng lượng tua-bin khí chu  
trình hở đơn giản nhất.  
Hình 1.2:  
1Chân vịt, 2– Bộ giảm tốc, 3– Tua-bin khí,  
4Máy nén khí, 5– Buồng đốt.  
2.3. Đặc điểm của các loại trang trí động lực  
2.3.1. Hệ động lực hơi nước:  
- Sử dụng công chất là nước.  
- Nhiệt độ của nước và khí cháy trao đổi qua thành ống nên hiệu suất thấp.  
- Có thiết bị phụ phức tạp nên kích thước và trọng lượng lớn.  
- Hơi có P và to cao lưu thông không ngừng trong hệ thống đường ống nên rất  
nguy hiểm cho người sử dụng.  
- Hệ động lực hơi nước có thời gian khởi động tương đối dài, do đó tính cơ động  
của tàu thấp.  
2.3.2. Hệ động lực khí cháy:  
- Công chất là sn phm cháy của nhiên liệu được hình thành ngay trong buồng  
đốt động cơ. Động cơ có hiệu suất cao, thiết bị đơn gin.  
- ¸p suất và nhiệt độ tức thời trong xylanh rất cao, do vậy tuổi thcủa động cơ  
ngắn.  
- Nhiệt độ khí xcao mang nhiu nhiệt năng ra ngoài. Nếu lượng nhit năng này  
được tận dụng bằng các thiết bị đặc biệt thì nâng cao được hiệu suất nhiệt và kinh  
tế của động cơ.  
- Động cơ phải thiết bị đảo chiều phức tạp.  
- Khi động cơ làm việc ở chế độ nhti thì quá trình cháy nhiên liệu trong  
xylanh động cơ không tt lắm nên suất tiêu hao nhiên liệu tăng, động cơ làm  
việc không ổn định.  
12  
Việc phân loại trang trí động lc tàu thủy thường căn cvào động cơ chính  
và phương thức truyền động. Trang trí động lc tàu thủy trải qua quá trình phát  
triển cho tới hiện nay gồm các loại hình:  
- Hệ động lc Tuabin truyn động gián tiếp lai chân vịt;  
- Hệ động lc Tuabin truyn động điện lai chân vịt;  
- Hệ động lực máy hơi nước truyn động trực tiếp lai chân vịt;  
- Hệ động lực máy hơi nước truyn động gián tiếp lai chân vịt;  
- Hệ động lực Diesel truyền động trc tiếp lai chân vịt;  
- Hệ động lực Diesel truyền động gián tiếp lai chân vịt;  
- Hệ động lực Diesel truyền động đặc biệt lai chân vịt;  
- Hệ động lc hỗn hợp (máy hơi và tuabin hơi hỗn hợp, máy hơi và Diesel hỗn  
hp, tuabin khí hỗn hợp) lai chân vịt;  
- Hệ động lực nguyên tlai chân vịt.  
Ngày nay ngành chế tạo động cơ Diesel thủy ngày càng một phát triển thì  
ngành chế tạo các thiết bị truyền động và chân vịt cũng được phát triển và hoàn  
thiện hơn. Cho nên động cơ Diesel ngày nay được sử dụng phổ biến trên tàu thủy,  
sau đây ta chỉ tìm hiểu chủ yếu về hệ động lực Diesel lai chân vịt.  
3. Hệ động lực Diesel truyền động lai chân vịt  
3.1 Hệ động lực Diesel truyền động trực tiếp lai chân vịt  
a. Đặc điểm:  
- Tốc độ quay và chiều quay của chân vịt giống như tốc độ quay và chiều quay  
của động cơ chính.  
- Động cơ chính thường là động cơ Diesel thấp tốc, phổ biến là động cơ hai kỳ  
thấp tốc, có tăng áp, có pa tanh bàn trượt, đảo chiều quay trực tiếp và sử dụng  
nhiên liệu nặng ( nhiên liệu rẻ tiền). Động cơ thường dùng của các hãng SULZER,  
MAN, BURMEISTER AND WAIN, FIAT…  
b. Ưu điểm:  
- Hiệu suất truyền động cao, hiệu suất công tác của chân vịt cao.  
- Trang trí động lực đơn giản, tin cậy, tuổi thọ cao.  
- Vận hành bảo dưỡng dễ dàng, làm việc ít chấn động.  
c. Nhược điểm:  
- Kích thước, trọng lượng của động cơ Diesel lớn, do vậy không thuận lợi trong  
13  
việc trang trí đối với các tàu thủy cỡ trung bình và nhỏ, thể tích buồng máy hạn  
chế.  
3.2 Hệ động lực Diesel truyền động gián tiếp lai chân vịt  
a. Đặc điểm:  
- Tốc độ quay của chân vịt khác với tốc độ quay của động cơ.  
- Động cơ chính thường sử dụng là động cơ Diesel trung hoặc cao tốc.  
- Thường được trang bị cho các tàu có kích thước buồng máy hạn chế như tàu  
quân sự, tàu khách, tàu công tác kỹ thuật khác...  
b. Ưu điểm:  
- Trọng lượng kích thước của hệ động lực giảm.  
- Có thể sử dụng máy phát điện đồng trục.  
c. Nhược điểm: Trang trí phức tạp, hiệu suất truyền động thấp.  
3.3 Hệ động lực Diesel truyền động đặc biệt lai chân vịt  
3.3.1. Hệ động lực Diesel truyền động điện lai chân vịt  
a. Đặc điểm:  
Trang trí cho những tàu cần tính cơ động cao, linh hoạt trong thao tác, tàu có  
trạng thái công tác thường xuyên thay đổi, không có liên hệ cơ giới giữa đông cơ  
Diesel và chân vịt, không có hệ trục trung gian, động cơ Diesel chính có thể đặt ở  
vị trí tùy ý thích hợp trong buồng máy không phụ thuộc vào vị trí đặt trục chân vịt,  
động cơ Diesel thường dùng là động cơ 4 kỳ trung hoặc cao tốc, có chiều quay  
không đổi.  
b. Ưu điểm:  
- Hệ trục ngắn, động cơ Diesel chính có thể đặt ở vị trí tùy ý, chỉ cần thay đổi  
chiều quay của động cơ điện là có thể thay đổi được đặc tính công tác của chân vịt  
theo yêu cầu,  
- Thao tác vận hành đơn giản, thuận lợi cho việc điều khiển từ xa.  
- Động cơ Diesel chính không hạn chế bởi đặc tính công tác của chân vịt, có thể  
dùng động cơ cao tốc quay một chiều.  
- Kích thước và trọng lượng của hệ động lực nhỏ.  
c. Nhược điểm:  
- Hiệu suất của hệ động lực thấp, giá thành cao.  
- Cấu tạo phức tạp, tính kinh tế thấp, đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ  
14  
nhất định về điện.  
3.3.2. Hệ động lực Diesel lai chân vịt biến bước  
a. Đặc điểm:  
Động cơ Diesel chỉ cần quay một chiều, có thể sử dụng phương thức truyền  
động trực tiếp hoặc gián tiếp lai chân vịt.  
b.Ưu điểm:  
- Không cần thay đổi chiều và tốc độ quay động cơ mà vẫn thay đổi được chiều  
và tốc độ chuyển động của tàu, đặc tính công tác của chân vịt có thể thay đổi tùy ý.  
- Tính kinh tế cao, luôn phát huy được hết công suất của động cơ.  
- Tàu có tính cơ động cao, thuận tiện cho việc điều khiển từ xa.  
c. Nhược điểm:  
- Giá thành cao.  
- Kết cấu hệ thống điều khiển bước của chân vịt phức tạp, khó bảo dưỡng, sửa  
chữa.  
4. Yêu cầu đối với hệ động lực tàu thủy  
4.1. Yêu cầu đối với hệ động lực  
Hệ động lc là một bphn quan trọng ca con tàu. Đặc điểm và yêu  
cầu ca hệ động lc quyết định khả năng khai thác an toàn ca con tàu. Yêu cầu  
chung đối với hệ động lực tàu thủy là:  
- Schuyn hóa gia các dạng năng lượng (nhiệt năng, hóa năng thành cơ năng  
hoặc điện năng) phải đạt được tính kinh tế cao;  
- Thiết bị đơn giản;  
- Làm việc tin cậy;  
- Kích thước và trọng lượng nhỏ;  
- Giá thành rẻ, chi phí khu hao thấp;  
- Tuổi thọ công tác của hệ động lực phải cao (thời gian làm việc liên tục giữa 2 lần  
sa chữa lớn)  
Thông thường để đạt được toàn bộ các yêu cầu trên là rất khó và không thc  
hiện được, bởi vì một scác yêu cầu trên là mâu thuẫn lẫn nhau. Do vy, tùy  
thuc vào mục đích thiết kế mà đạt được một syêu cầu nhất định.  
4.2. Lựa chọn hệ động lực lai chân vịt  
4.2.1 Loi hình trang trí động lực  
15  
Thiết kế tàu dân dụng hay quân dng, việc chn trang trí động lc là một  
vấn đề phức tạp và quan trọng. Khi la chn hình thc trang trí động lc phải  
đồng thời giải quyết hai vấn đề, đó là: quyết định kiểu loại máy chính và  
phương thc truyn động. Việc quyết định số lượng chân vịt có liên quan mật  
thiết đến các vấn đề trên, điều này ảnh hưởng đến thực chất và hình thức trang trí  
động lc tàu thy (ở đây phải xét đến đặc tính kỹ thuật của động cơ và phương  
thức truyền động).  
Việc la chọn trang trí động lc phải căn cứ vào nhng yêu cầu thiết kế chủ  
yếu kết hợp với các điều kiện cụ thể như: công dụng, nhiệm vcủa tàu (đối với  
tàu dân dụng) hay khả năng tác chiến (đối với tàu quân dng); vùng hoạt động;  
tính năng và tốc độ; công suất hệ động lc; phân khoang và kích thước buồng  
máy; độ tin cậy; tính kinh tế; các chỉ tiêu đánh giá và thiết kế; luật áp dụng và các  
yêu cầu khác.  
4.2.2 Động cơ chính  
Một trong những điều kiện quan trọng nhất và cũng là điều kiện có tính chất  
quyết định là vấn đề nhiên liệu và khả năng cung cấp động cơ (hay khnăng đặt  
mua động cơ).  
Trong phát triển trang trí động lc, động Diesel đang được sdụng rng  
rãi, chủ yếu là vì các lý do sau:  
- Thứ nht, động Diesel tăng áp và bgim tc được dùng một cách rng rãi,  
thích hp cho việc sdng động có công suất lớn với kích thưc và trọng  
lượng nhỏ; mc độ tự động hóa cao; ddàng cho phối hợp và lắp đặt.  
- Thứ hai, động Diesel sử dụng nhiên liệu nặng một cách có hiệu quả, đảm  
bảo cho chi phí vận tải giảm xung một cách thích đáng.  
- Thứ ba, do tiến bca khoa học và công nghệ, động cơ Diesel ngày càng được  
cải tiến và hiện đại, giảm đáng kể suất tiêu hao nhiên liệu kết quả đã nâng cao  
được hiệu suất của hệ thng động lc. Điều đó làm cho động Diesel phù hợp  
hơn với trang trí động lc của các tàu hiện tại.  
Về kỹ thuật và công nghệ chế tạo máy hơi nước, các kiu máy hơi cũ được  
thay thế dần bằng kiểu máy hơi có thông shơi nước cao, nâng cao tính kinh tế.  
Tuy nhiên, việc sdụng các loại hình trang trí động lc hơi nước là rất hạn chế  
chủ yếu là do hiệu suất thấp, mức độ tự động hóa và hiện đại hóa, khnăng đáp  
ứng đối với hệ thng động lc hiện đại... Chính vì vậy, loại hình hthng động  
lc hơi nước chỉ áp dng trong những trường hợp đặc biệt.  
Ngoài ra vic sử dụng động phản lc, Tuabin khí trong trang trí động lc  
16  
đã tăng một cách đáng kể, song phạm vi áp dng chưa được rộng rãi.  
Tóm lại, khi thiết kế trang trí động lc, tốt nhất là tiến hành so sánh các  
phương án, tìm ưu khuyết điểm của từng phương án, sau đó chọn lấy phương án  
ti ưu nhất, phù hợp với điều kiện thực tế sử dụng.  
CÂU HỎI ÔN TẬP  
Câu 1: Trình bày khái niệm và nhiệm vcủa các loại thiết bị động lực?  
Câu 2: Trình bày cách phân loại đặc đim của từng loại trang trí động lực?  
Câu 3: Trình bày đặc đim và phân tích ưu nhược đim của từng loại hệ động lực  
Diesel truyền động lai chân vịt?  
Câu 4: Trình bày các yêu cầu đối với hệ động lực tàu thủy?  
17  
CHƯƠNG 2: HỆ TRỤC VÀ CÁC THIẾT BỊ CỦA HỆ TRỤC  
Mã chương: MH.6840111.17.02  
Giới thiệu: Chương hệ trục và các thiết bị của hệ trục giới thiệu về các thành phần  
cơ bản và nguyên tắc bố trí hệ trục tàu thủy  
Mục tiêu:  
- Kiến thức: Trình bày được sơ đồ, các thành phần cơ bản và nguyên tắc bố trí hệ  
trục tàu thủy.  
- Kỹ năng: Phân tích được ảnh hưởng của việc bố trí hệ trục đối với hoạt động của  
hệ trục tàu thủy.  
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập và có lòng yêu  
nghề.  
Nội dung chính:  
1. Nguyên tắc bố trí hệ trục tàu thủy  
1.1 Sơ đồ, các thành phần cơ bản của hệ trục một đường trục  
a. Sơ đồ hệ trục một đường trục:  
1
3
M/  
C
5
6
8
7
4
9
2
Hình 2.1: Sơ đồ hệ trục một đường trục  
1. Vách ngăn buồng máy  
2. Ống bao trục chân vịt  
3. Két nước  
6. Bệ đỡ trung gian  
7. Trục đẩy  
8. Bệ đỡ chặn  
9. Két đáy đôi  
4. Trục chân vịt  
5. Trục trung gian  
b. Các thành phần của hệ trục  
- Thiết bị quay trục: Dùng để via máy, phục vụ kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa  
- Thiết bị hãm (phanh trục): Dùng để hãm trục khi đảo chiều quay hoặc khi sửa  
18  
chữa đường trục.  
- Li hợp và hộp số: Dùng để nối hoặc tách giữa trục động cơ và hệ trục chân vịt, để  
giảm tốc độ động cơ khi truyền cho chân vịt.  
- Hầm trục: Để bảo vệ đường trục khi xuyên qua hầm hàng, các khoang, két.  
Đường trục có chiều dài lớn hơn 15m phải bố trí hầm trục.  
- Gối đẩy phụ: Được sử dụng khi gối đẩy chính bị sự cố và chịu được 20÷40% tải  
trọng của gối đẩy chính.  
1.2 Nguyên tắc bố trí hệ trục tàu thủy  
a. Chân vịt  
- Được bố trí giữa bánh lái và đuôi tàu, có khoảng cách phù hợp giữa đuôi tàu và  
bánh lái. Chân vịt sẽ được đặt ở vị trí sao cho tạo được lực đẩy tối đa cho tàu và  
cũng không được sát vòm đuôi tàu quá để tránh gây nên chấn động cho vòm đuôi  
và sinh sức cản phụ không cần thiết. Vị trí chính xác của chân vịt sẽ được quyết  
định khi có được các kết quả gần đúng về chân vịt và tuyến hình vòm đuôi tàu.  
- Chân vịt thường có kết cấu từ 3 ÷ 4 cánh.  
- Chân vịt gồm 2 loại là chân vịt biến bước và chân vịt định bước.  
b. Vị trí đường trục.  
- Vị trí của đường trục có quan hệ rất lớn đến việc tính toán chân vịt. Do đó khi  
thiết kế, thường chọn vị trí gần đúng lần thứ nhất của đường trục, sau đó làm đúng  
dần.  
- Tùy theo kiểu loại tàu mà có thể có một hoặc nhiều đường trục.  
- Hầu hết các tàu hàng và một số loại tàu khác chỉ có một đường trục và tương ứng  
là một chân vịt. Thông thường người ta đặt song song với mặt phẳng sống chính  
của tàu.  
- Với tàu có chiều chìm nhỏ, tốc độ lớn thì đường trục có thể nghiêng so với  
đường cơ bản một góc α = 0o ÷ 15o .  
- Với tàu có nhiều đường trục thì các đường trục được bố trí lệch so với mặt phẳng  
cơ bản một góc β = 0o ÷ 3o.  
Hình 2.2: Vị trí đường trục  
19  
- Thực nghiệm đã chứng minh rằng khi góc α = 0o ÷ 5o, β = 0o ÷ 3o thì ảnh hưởng  
của chúng đối với lực đẩy và hiệu suất chân vịt là không đáng kể.  
c. Vị trí của buồng máy  
Vị trí của buồng máy có ảnh hưởng lớn đến trang trí động lực. Buồng máy  
đặt ở đuôi tàu, chiều dài hệ trục sẽ ngắn, trọng lượng của hệ trục giảm, hiệu suất  
truyền động tăng lên, tiết kiệm vật liệu chế tạo, giảm giá thành thiết kế. Nếu buồng  
máy đặt ở phía mũi, hệ trục lại rất dài. Thông thường việc bố trí buồng máy có liên  
quan đến tính ổn định và cân bằng của toàn tàu. Do đó nếu chọn theo chỉ tiêu này,  
buồng máy sẽ được đặt ở giữa tàu, trọng tâm của trang trí động lực gần trọng tâm  
của tàu, tiếp cận sườn giữa của tàu. Hệ trục ở các tàu này thường dài, có nhiều  
đoạn trục được nối lại bằng bích nối, nhiều gối trục trung gian, xuyên qua nhiều  
vách kín nước. Hệ trục dài, do trọng lượng của các đoạn trục và biến dạng của vỏ  
tàu, hệ trục sẽ bị võng hoặc cong. Vì vậy, việc bố trí các gối trục trung gian sao  
cho hợp lý là một vấn đề rất phức tạp.  
1.3 Vị trí các gối trục  
- Việc tính toán vị trí, số lượng các gối trục phụ thuộc vào từng tàu cụ thể.  
- Các gối trục được bố trí nằm trên các khu vực cứng vững của vỏ tàu hoặc trên các  
sườn khỏe, khoảng cách giữa chúng phải phù hợp.  
- Theo quy phạm của đăng kiểm:  
+ Với trục có đường kính D 100 mm thì 12D L 22D  
Trong đó: D là đường kính trục.  
L là khoảng cách giữa hai gối đỡ.  
913 D2  
+ Với trục có đường kính D 100 mm thì Lmax  
=
2. Trục chân vịt  
2.1. Nhiệm vụ của trục chân vịt  
- Cùng với trục trung gian và trục đẩy có nhiệm vụ truyền mô men của động cơ  
chính cho chân vịt và nhận lực đẩy truyền cho gối trục đẩy.  
- Lắp chân vịt.  
2.2. Kết cấu của trục chân vịt  
- Trục được bằng thép hợp kim có giới hạn bền từ 44 KG/cm2 ≤ ≤ 52 KG/cm2.  
Ngoài ra trục còn được bọc áo lót bằng đồng thanh (liên tục hoặc không liên tục).  
- Có kết cấu bích liền hoặc bích rời.  
- Chiều dày áo lót trục được tính theo công thức:  
20  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 60 trang yennguyen 26/03/2022 7621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Trang trí hệ động lực tàu thủy - Nghề: Khai thác máy tàu thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trang_tri_he_dong_luc_tau_thuy_nghe_khai_thac_may.pdf