Giáo trình Thực hành AutoCAD - Nghề: Công nghệ ô tô

LỜI NÓI ĐẦU  
''Giáo trình AutoCAD” được biên soạn theo chương trình mô đun ''Thực hành  
AutoCAD'', thuộc chương trình đào tạo Cao đẳng nghề Công nghệ ô tô ban hành năm  
2019 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Lào Cai.  
Giáo trình được biên soạn với mục tiêu cung cấp kiến thức lý thuyết và trình tự  
thực hành thiết lập một bản vẽ kỹ thuật bằng phần mềm vẽ thiết kế với sự trợ giúp của  
máy tính. Trong đó nội dung chính là hướng dẫn người học các bước thực hành để tự  
hình thành kỹ năng lập và trình bày hoàn chỉnh một bản vẽ kỹ thuật bằng phần mềm  
AutoCAD 2007.  
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cập nhật những kiến thức mới có liên quan  
đến môn học. Đồng thời, bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình, đã có một số thay đổi  
về sắp xếp thứ tự bài học so với chƣơng trình đào tạo đã ban hành để phù hợp hơn với  
đối tượng sử dụng.  
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng trong quá trình biên soạn giáo trình không  
tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và bạn đọc  
để giáo trình hoàn chỉnh hơn.  
Tác giả  
1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH  
1. Những điểm chính khi sử dụng giáo trình.  
Giáo trình AutoCAD được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Cao đẳng nghề  
Hàn. Nội dung giáo trình gồm 10 bài:  
Bài 1. Tổng quan về phần mềm AutoCAD  
Bài 2. Thiết lập bản vẽ mới nằm trong vùng vẽ  
Bài 3. Hệ tọa độ và phƣơng pháp nhập tọa độ  
Bài 4. Các lệnh vẽ cơ bản  
Bài 5. Các lệnh hiệu chỉnh  
Bài 6. Các lệnh biến đổi và sao chép hình  
Bài 7. Quản lý bản vẽ theo lớp, đƣờng nét và màu  
Bài 8. Hình cắt, mặt cắt và vẽ ký hiệu vật liệu  
Bài 9. Ghi và hiệu chỉnh kích thƣớc  
Bài 10. Ghi và hiệu chỉnh văn bản trong bản vẽ  
Bài 11. Trình bày và in bản vẽ  
Các bài học của giáo trình được sắp xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp.  
Các bài quan trọng của giáo trình là Bài 4, Bài 5, Bài 6, Bài 7 và Bài 9.  
Do phần mềm AutoCAD có giao diện bằng tiếng Anh nên để thuận lợi cho  
người học, toàn bộ các câu lệnh tiếng Anh đều đƣợc viết theo thứ tự, có hướng dẫn  
trình tự thực hiện bằng tiếng Việt. Người học nếu chưa thành thạo tiếng Anh sẽ chỉ  
cần thực hiện đúng các bước hướng dẫn trong giáo trình là có thể hoàn thành được các  
lệnh một cách hoàn chỉnh. Để trực quan hơn, mỗi nội dung trình bày trong giáo trình  
đều có hình ảnh minh họa tương ứng.  
Phần cuối mỗi bài của giáo trình đều có nội dung ôn tập về lý thuyết và các bài  
tập thực hành tương ứng với kiến thức đã được học. Sinh viên cần thực hiện đầy đủ  
các bài tập thực hành để hoàn thiện kỹ năng.  
2. Những điều cần chú ý khi giảng dạy  
Môn học AutoCAD có liên quan rất chặt chẽ với môn học Tin học cơ bản và  
môn Vẽ kỹ thuật. Do đó khi giảng dạy, giảng viên cần khai thác các kiến thức đã học  
của các môn này để đạt hiệu quả cao hơn. Cần tập trung vào các bài học quan trọng  
của chương trình đào tạo vì đó là các bài học chứa các nội dung cốt lõi của chƣơng  
trình đào tạo.  
Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình chi tiết và điều  
kiện thực tế tại trƣờng để chuẩn bị nội dung, điều kiện cơ sở vật chất, phòng máy vi  
tính... đảm bảo chất lượng giảng dạy.  
Có thể sử dụng giáo trình này để tham khảo giảng dạy môn AutoCAD cho các  
nghề khác.  
2
MỤC LỤC  
Trang  
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
106  
4
BÀI 1 – TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM AUTOCAD  
Giới thiệu về phần mềm AutoCad  
AutoCAD viết tắt của từ Automatic Computer Aided Design Vẽ thiết kế với sự hỗ  
trợ của máy tính là một trong những phần mềm vẽ thiết kế hữu dụng phục vụ đắc lực cho  
các nhà thiết kế và vẽ kỹ thuật. AutoCAD đƣợc sản xuất bởi Công ty Autodesk  
một Công ty đa quốc gia thành lập năm 1982 có trụ sở tại bang California, Hoa Kỳ .  
Hiện nay, Autodesk là công ty sản xuất phần mềm thiết kế lớn nhất trên thế giới với  
các dòng sản phẩm chính là các phần mềm thiết kế 2D và 3D dành cho kiến trúc, kỹ  
thuật xây dựng, truyền thông và giải trí.  
Phiên bản AutoCAD đầu tiên đƣợc phát hành lần đầu vào tháng 12/1982. Từ đó  
đến nay, AutoCAD đã đƣợc nâng cấp lên nhiều phiên bản mới để dễ sử dụng hơn và  
có tính năng ngày càng mạnh mẽ hơn. Các phiên bản đầu tiên của AutoCAD đã phát  
hành gồm có AutoCAD R12; AutoCAD R13; AutoCAD R14; AutoCAD 2000. Từ  
năm 2002 trở đi, mỗi năm AutoDesk lại cho ra đời một phiên bản khác nhau. Tên mỗi  
phiên bản gồm có từ ''AutoCAD'' và năm ra đời của phiên bản đó (AutoCAD 2002,  
AutoCAD 2003, AutoCAD 2004...). Phiên bản mới nhất đã phát hành là AutoCAD  
2016.  
Hiện nay, AutoCAD đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực nhƣ Thiết kế kiến trúc,  
xây dựng và trang trí nội thất; Thiết kế hệ thống điện, nƣớc; Thiết kế cơ khí, chế tạo  
máy; Thiết kế hệ thống chiếu sáng cho các công trình văn hoá nhƣ trong các rạp chiếu  
phim, nhà hát; Thiết lập hệ thống bản đồ... trong đó phiên bản đƣợc sử dụng rộng rãi  
nhất là AutoCAD 2007 vì nó thân thiện, giao diện đơn giản và dễ sử dụng với đa số  
ngƣời dùng.  
2. Làm quen với AutoCad  
2.1. Khởi động và thoát khỏi AutoCAD  
2.1.1. Khởi động AutoCAD  
Có nhiều cách để khởi động chƣơng trình AutoCAD, thông thƣờng thực hiện theo  
2 cách sau đây:  
Cách 1: Nhấp đúp chuột vào biểu tƣợng AutoCAD trên màn hình Desktop  
Cách 2: Trong Windows XP chọn: Start/Program/Autodesk/AutoCAD2007  
2.1.2. Thoát khỏi AutoCAD  
Có thể lựa chọn một trong các cách sau để thoát khỏi AutoCAD  
Cách 1: Từ màn hình AutoCAD chọn File/Exit hoặc nhấp chuột vào nút Close  
( ) ở góc trên, bên phải màn hình  
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Q hoặc Alt + Space bar + C  
Trƣớc khi thoát hoàn toàn, AutoCAD sẽ hỏi và yêu cầu chúng ta ghi (hoặc không  
ghi) bản vẽ hiện tại lên ổ đĩa của máy tính.  
5
 
2.2. Cấu trúc màn hình AutoCAD  
Khi khởi động AutoCaD, màn hình làm việc sẽ hiển thị. Giao diện làm việc của  
AutoCAD có thể chia thành các thành phần sau (Hình 1.1).  
2.2.1. Các trình đơn (Menu bar)  
AutoCAD 2007 có 11 danh mục Menu chứa các chức năng khác nhau đƣợc xếp  
ngay bên dƣới dòng tên bản vẽ. Các chức năng Menu sẽ xuất hiện đầy đủ khi ta kích  
chuột lên danh mục của menu đó.  
Trình đơn (Menu bar)  
Khu vực vẽ  
(Graphic Area)  
Thanh công cụ  
(toolbars)  
Hệ toạ độ (UCS  
Vị trí trỏ chuột  
(Coordinate display)  
Dòng lệnh (Command)  
Thanh trạng thái (Status bar)  
Hình 1.1. Giao diện làm việc của AutoCAD 2007  
Chức năng chính của các trình đơn cụ thể nhƣ sau:  
TT  
Tên  
Chức năng  
Menu  
1
Menu  
File  
Đảm trách toàn bộ các chức năng làm việc với File trên ổ đĩa  
(mở File, ghi File, xuất nhập File...). Ngoài ra còn đảm nhận  
việc định dạng trang in; khai báo các tham số điều khiển việc  
xuất các số liệu trên bản vẽ hiện tại ra giấy hoặc ra File...  
2
3
Menu  
Edit  
Chứa các chức năng chỉnh sửa số liệu dạng tổng quát: sao lƣu  
vào bộ nhớ tạm thời (Copy); dán số liệu từ bộ nhớ tạm thời ra  
trang hình hiện tại (Paste) ....  
Menu  
View  
Chứa các chức năng về hiển thị màn hình AutoCAD. Khôi  
phục màn hình (Redraw); thu phóng hình (Zoom); đẩy hình  
(Pan); tạo các Viewport; thể hiện màn hình dƣới dạng các khối  
(Shade hoặc Render)...  
6
TT  
Tên  
Chức năng  
Menu  
4
Menu  
Insert  
Chứa các lệnh chèn các đối tƣợng vào bản vẽ. Các dạng số  
liệu đƣợc chèn vào có thể là các khối (Block); các file ảnh; các  
đối tƣợng 3D Studio...  
5
6
Menu  
Format  
Sử dụng để định dạng cho các đối tƣợng vẽ. Các đối tƣợng  
định dạng có thể là các lớp (Layer); định dạng màu sắc (Color);  
kiểu đƣờng; kiểu chữ; kiểu ghi kích thƣớc...  
Menu  
Tools  
Chứa các hàm công cụ đa mục đích. Từ đây thực hiện rất  
nhiều dạng công việc khác nhau nhƣ: Soát chính tả cho văn bản  
tiếng Anh (Spelling); gọi hộp thoại quản lý thuộc tính đối tƣợng  
vẽ (Properties); tạo các Macro; dịch chuyển gốc toạ độ... Ngoài  
ra chức năng Options của Menu này còn cho phép ngƣời sử  
dụng lựa chọn rất nhiều thuộc tính giao diện khác (màu nền; chế  
độ khởi động; kích thƣớc con trỏ; Font chữ...)  
7
8
9
Menu  
Draw  
Là danh mục Menu chứa hầu hết các lệnh vẽ cơ bản của  
AutoCAD, gồm các lệnh vẽ đoạn thẳng, đƣờng tròn, cung tròn,  
elip, mặt phẳng, vẽ khối... các lệnh làm việc với đƣờng thẳng;  
với văn bản (Text), tô màu, điền mẫu tô, tạo khối và sử dụng  
khối... Đây là danh mục Menu chủ yếu và quan trọng nhất của  
AutoCAD  
Menu  
Dimension  
Bao gồm các lệnh liên quan đến việc ghi và định dạng đƣờng  
ghi kích thƣớc trên bản vẽ (kích thƣớc thẳng; kích thƣớc góc;  
đƣờng kính, bán kính; ghi dung sai; ghi theo kiểu chú giải...).  
Các dạng ghi kích thƣớc có thể đƣợc chọn lựa theo các tiêu  
chuẩn khác nhau, có thể đƣợc hiệu chỉnh để phù hợp với tiêu  
chuẩn của từng quốc gia; từng bộ, ngành...  
Menu  
Modify  
Là Menu liên quan đến các lệnh hiệu chỉnh đối tƣợng vẽ của  
AutoCAD. Các chức năng chính gồm có: sao chép các đối tƣợng  
vẽ; xoay đối tƣợng theo một trục; tạo ra một nhóm đối tƣợng từ  
một đối tƣợng gốc (Array); lấy đối xứng qua trục (Mirror); xén  
đối tƣợng (Trim) hoặc kéo dài đối tƣợng (Extend)... Đây cũng là  
danh mục Menu quan trọng của AutoCAD, nó giúp ngƣời sử  
dụng có thể nhanh chóng chỉnh sửa các đối tƣợng vẽ, hoàn thiện  
nhanh và nâng cao chất lƣợng bản vẽ.  
10  
11  
Menu  
Là Menu phục vụ việc xếp sắp các tài liệu hiện đang mở theo  
Windows một quy luật nào đó nhằm đạt hiệu quả hiển thị tốt hơn.  
Menu  
Help  
Là Menu gọi các chức năng hƣớng dẫn trực tuyến của  
AutoCAD. Các hƣớng dẫn từ đây đƣợc trình bày tỉ mỉ, cụ thể,  
đề cập đến toàn bộ các nội dung của AutoCAD . Đây cũng là  
7
TT  
Tên  
Chức năng  
Menu  
công cụ rất quan trọng và hữu ích cho việc tự nghiên cứu và ứng  
dụng AutoCAD trong xây dựng các bản vẽ kỹ thuật.  
2.2.2. Thanh công cụ (Toolbars)  
AutoCAD 2007 có tất cả 35 thanh Toolbar. Để hiển thị một Toolbar nào đó ra màn  
hình có thể thực hiện nhƣ sau:  
Nhấp chuột phải vào một nút lệnh bất kỳ  
trên màn hình và đánh dấu '''' vào trƣớc tên  
của thanh công cụ cần gọi. Nếu muốn hủy nó  
chỉ cần bỏ dấu đi là xong (Hình 1.2)  
Di chuyển thanh công cụ vào vị trí thích  
hợp trên màn hình đồ họa.  
Ta có thể gọi tất cả các thanh công cụ ra  
màn hình. Tuy nhiên, nếu làm nhƣ vậy thì  
màn hình sẽ trở nên rối, rất khó quan sát, kích  
thƣớc vùng vẽ bị giảm đi, vì vậy ngƣời ta  
thƣờng chỉ cho hiện những thanh công cụ cần  
Hình 1.2. Danh mục Toolbars  
thiết nhất và hay đƣợc sử dụng nhất. Các  
thanh này gồm có:  
của AutoCAD  
Thanh công cụ chuẩn (Standard):  
Thanh công cụ vẽ (Draw)  
Thanh công cụ ghi kích thƣớc (Dimension)  
Thanh công cụ hiệu chỉnh (Modify)  
Thanh công cụ quản lý lớp (Layers)  
8
Thanh công cụ quản lý thuộc tính đối tƣợng vẽ (Properties)  
2.2.3. Biểu tượng hệ tọa độ (UCS icon)  
Là hệ tọa độ Đềcác nằm ở góc trái, bên dƣới màn hình  
AutoCAD. Khi vẽ trên không gian 2 chiều, hệ tọa độ sẽ gồm  
hai trục: Ox theo phƣơng ngang, Oy theo phƣơng thẳng  
đứng. Khi vẽ thiết kế với không gian ba chiều, hệ tọa độ gồm  
3 trục Ox, Oy, Oz vuông góc với nhau. Gốc tọa độ có thể  
thay đổi đến các vị trí trên vùng vẽ bằng lệnh UCS.  
Hình 1.3. Biểu tượng  
hệ tọa độ của AutoCAD  
2.2.4. Thanh trạng thái (Status bar)  
Là dòng trạng thái nằm phía dƣới đáy màn hình AutoCAD cho biết một số thông số  
và chức năng của bản vẽ. Thanh trạng thái chứa một dãy số và các nút lệnh (Hình  
1.4).  
Hình 1.4. Thanh trạng thái của AutoCAD  
Dãy chữ số gồm 3 thành phần cho biết vị trí (tọa độ) hiện tại của con trỏ so với gốc  
tọa độ. Khi con trỏ di chuyển thì dãy số này cũng thay đổi theo. Trong hình 1.4, tọa độ  
của con trỏ so với gốc tọa độ là (x, y, z) tƣơng ứng là (21.7001, 0.6275, 0.0000). Chữ  
số thứ ba có giá trị bằng 0 tƣơng ứng với tọa độ con trỏ trên trục Oz bằng 0 cho biết  
hệ tọa độ hiện tại là hệ tọa độ không gian 2 chiều.  
Các nút lệnh trên thanh trạng thái cho biết trạng thái hiện tại của bản vẽ. Khi nhấn  
vào nút lệnh 1 lần sẽ bật hoặc tắt chức năng nó và ngƣợc lại. Chức năng đƣợc bật khi  
nút lệnh ''chìm xuống' và tắt khi nó ''nổi lên''. Trong hình các lệnh SNAP, GRID,  
ORTHO, POLAR và LWT đang đƣợc bật, các lệnh còn lại đang tắt. Tác dụng của một  
số nút lệnh thƣờng dùng nhất nhƣ sau:  
SNAP:Bật/tắt chế độ tạo bƣớc nhảy con trỏ  
GRID:Bật/tắt chế độ lƣới Grid  
ORTHO: Bật/tắt chế độ vẽ đƣờng thẳng theo chiều dọc, ngang  
OSNAP: Bật/tắt chế độ bắt dính điểm thƣờng trú  
2.2.5. Vùng dòng lệnh (Command line)  
Đây là vùng rất quan trọng, là nơi nhập lệnh trực tiếp từ bàn phím của AutoCAD  
(Hình 1.5). Cấu trúc từng lệnh theo mặc định của AutoCAD và đƣợc viết bằng tiếng  
Anh. Khi viết sai câu lệnh, AutoCAD sẽ báo lỗi nhập lệnh sai và không thể thực hiện  
đƣợc lệnh. Vì vậy, khi làm việc với AutoCAD luôn phải để ý để trả lời đúng các câu  
hỏi của dòng lệnh. Mỗi lệnh có thể có nhiều lựa chọn khác nhau, các lệnh nằm trong  
9
dấu ngoặc nhọn ''< >'' là lệnh mặc định của AutoCAD, ta chỉ cần nhấn Enter () để  
chấp nhận lệnh đó.  
Hình 1.5. Vùng nhập lệnh của AutoCAD  
2.2.6. Vị trí trỏ chuột (Coordinate display):  
Hiển thị tọa độ của trỏ chuột trên màn hình đồ họa (giao của hai sợi tóc theo hai  
phƣơng nằm ngang và thẳng đứng). Độ dài của hai sợi tóc này có thể thay đổi tùy ý  
ngƣời sử dụng.  
2.2.7. Vùng vẽ (Graphics area):  
Là vùng màu đen đƣợc AutoCad mặc định sẵn. Trên vùng này ta thực hiện các thao  
tác vẽ. Các đối tƣợng đƣợc vẽ sẽ đƣợc hiển thị thành màu trắng để dễ phân biệt với  
màu nền vùng vẽ. Màu đen của vùng này có thể thay đổi thành các màu khác nhau tùy  
ý của ngƣời sử dụng, tuy nhiên màu đen là màu đƣợc ngƣời vẽ sử dụng nhiều nhất.  
2.3. Chức năng của một số phím tắt trong AutoCAD  
Để thuận lợi cho ngƣời sử dụng, tránh phải nhập các dòng lệnh dài dòng và khó nhớ,  
AutoCAD cung cấp nhiều phím tắt để gọi các chức năng hoặc thực hiện một số lệnh  
rất nhanh chóng. Các phím tắt thông dụng trong AutoCAD thể hiện trong bảng sau:  
Bảng 1. Danh mục các phím tắt sử dụng trong AutoCAD  
Stt  
1
Phím tắt  
Lệnh liên quan  
F1  
F2  
Gọi lệnh hƣớng dẫn (trợ giúp) trực tuyến  
Chuyển màn hình từ chế độ đồ hoạ sang chế độ văn bản  
Mở/tắt chế độ truy bắt điểm (OSNAP)  
2
3
F3 (hoặc Ctrl-F)  
Chuyển từ mặt chiếu trục đo này sang mặt chiếu trục đo  
khác (chỉ thực hiện đƣợc khi Snap settings đặt ở chế độ  
Isometric snap).  
4
F4 (hoặc Ctrl-E)  
Mở/tắt chế độ hiển thị động toạ độ con trỏ trên màn hình  
đồ hoạ (hiển thị toạ độ ở dòng trạng thái).  
5
6
7
F6 (hoặc Ctrl-D)  
F7 (hoặc Ctrl-G)  
F8 (hoặc Ctrl-L)  
Mở/tắt chế độ hiển thị lƣới điểm (GRID)  
Mở/tắt chế độ ORTHO (ở chế độ này thì khi vẽ, đƣờng  
thẳng sẽ luôn là thẳng đứng hoặc nằm ngang).  
Mở/tắt chế độ SNAP (ở chế độ này con trỏ chuột sẽ luôn  
đƣợc di chuyển theo các bƣớc hƣớng X và hƣớng Y, khoảng  
cách các bƣớc đƣợc định nghĩa từ hộp thoại Snap settings).  
8
F9 (hoặc Ctrl-B)  
9
F10 (hoặc Ctrl-U)  
F11 (hoặc Ctrl-W)  
Mở/tắt chế độ Polar tracking (dò điểm theo vòng tròn).  
10  
Mở/tắt chế độ Object Snap Tracking (OSNAP).  
10  
Stt  
11  
12  
13  
14  
15  
16  
17  
18  
19  
20  
21  
22  
23  
24  
25  
Phím tắt  
Ctrl-1  
Lệnh liên quan  
Thực hiện lệnh Properties  
Ctrl-2  
Thực hiện lệnh AutoCAD Design Center  
Tắt mở các đối tƣợng đƣợc chọn bằng lệnh Group  
Copy các đối tƣợng hiện đánh dấu vào Clipboard  
Thực hiện lệnh trƣớc đó (tƣơng đƣơng phím Enter).  
Thực hiện lệnh Hypelink (siêu liên kết)  
Thực hiện lệnh New  
Ctrl-A  
Ctrl-C  
Ctrl-J  
Ctrl-K  
Ctrl-N  
Ctrl-O  
Thực hiện lệnh Open  
Ctrl-P  
Thực hiện lệnh Plot/Print  
Ctrl-S  
Thực hiện lệnh Save  
Ctrl-V  
Dán nội dung từ Clipboard vào bản vẽ  
Cắt đối tƣợng hiện đánh dấu và đặt vào Clipboard  
Thực hiện lệnh Redo  
Ctrl-X  
Ctrl-Y  
Ctrl-Z  
Thực hiện lệnh Undo  
Enter (Spacebar)  
Kết thúc lệnh (hoặc lặp lại lệnh trƣớc đó).  
NỘI DUNG ÔN TẬP  
Sự ra đời và phát triển của phần mềm AutoCAD.  
Trình tự thực hiện khởi động, thoát khỏi AutoCAD 2007.  
Trình bày cấu trúc màn hình đồ họa AutoCAD 2007, chức năng chính của các thành  
phần trên màn hình đồ họa.  
Trình bày chức năng chính của các menu trên màn hình AutoCD.  
11  
BÀI 2. THIẾT LẬP BẢN VẼ MỚI NẰM TRONG VÙNG VẼ  
Khởi tạo một bản vẽ mới và thiết lập đơn vị vẽ  
1.1. Khởi tạo một bản vẽ mới (lệnh  
NEW)  
Để khởi tạo một bản vẽ mới thực  
hiện nhƣ sau:  
Cách 1: Từ màn hình AutoCAD  
chọn File/New  
Cách 2: Từ dòng lệnh Command:  
New   
AutoCAD sẽ hiện hộp thoại Select  
temple, chọn một kiểu file trong danh  
sách và nhấp Open để mở 1 bản vẽ mới.  
Hình 2.1. Mở 1 bản vẽ mới trong AutoCAD  
Đối với bản vẽ thiết kế, trong danh sách chọn file acad.dwt và nhấp Open (Hình 2.1).  
1.2. Thiết lập đơn vị vẽ  
Sau khi mở 1 bản vẽ mới, cần chọn  
đơn vị vẽ, thông thƣờng đơn vị sử  
dụng là milimet. Cách làm nhƣ sau:  
Từ màn hình đồ họa chọn: Tool/  
Options/User Preferences/ Insection  
Scale  
Trong các mục Source content units  
Target drawing units chọn  
Millimeters/Apply/ OK (Hình 2.2)  
Hình 2.2. Thiết lập đơn vị vẽ  
2. Mở 1 bản vẽ đã có sẵn  
Để mở 1 bản vẽ đã có sẵn trên ổ đĩa,  
có thể lựa chọn các cách sau:  
Cách 1: Từ màn hình đồ họa chọn  
File/Open  
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O  
Cách 3: Command: Open   
Trong hộp thoại Select file tìm tới thƣ  
mục chứa File cần mở, click đúp chuột  
Hình 2.3. Mở 1 bản vẽ đã có sẵn trên ổ đĩa  
vào tên File hoặc click 1 lần vào tên File  
và chọn Open (Hình 2.3).  
12  
 
3. Lƣu bản vẽ lên đĩa  
3.1. Lưu với tên mới  
Để lƣu một bản vẽ lên ổ đĩa  
máy tính với tên mới, có thể thực  
hiện theo các cách sau:  
Cách 1: Từ màn hình  
AutoCAD chọn File/Save as  
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím  
Alt+F+A  
Trong hộp thoại Save Drawing  
As chú ý các mục:  
Hình 2.4. Lưu bản vẽ với tên mới  
Save in: Chọn thƣ mục chứa File cần ghi  
File name: Nhập tên File mới  
Files of type: Chọn kiểu file và phiên bản AutoCAD cần ghi, chú ý khi ghi dƣới  
dạng bản vẽ cần chọn đuôi file có tên là .dwt  
Nhấn Save để ghi file lên đĩa hoặc Cancel để huỷ bỏ việc ghi file  
3.2. Lưu bản vẽ với tên có sẵn  
Khi muốn lƣu file hiện hành với tên cũ, nhấp chọn nút Save trên thanh công cụ  
chuẩn hoặc chọn File/Save. Có thể thực hiện theo cách khác bằng việc nhấn tổ hợp  
phím Ctrl + S.  
Thiết lập giới hạn vùng vẽ (lệnh LIMITS)  
4.1. Chức năng  
Khi vẽ thiết kế trên AutoCAD, cần thiết lập giới hạn vùng vẽ để thuận lợi cho việc  
thiết kế và in bản vẽ ra giấy theo kích thƣớc tiêu chuẩn của khổ giấy quy định trong  
Vẽ kỹ thuật. Ví dụ, khi muốn in bản vẽ ra khổ giấy A4 (kích thƣớc 297 x 210mm) thì  
thiết lập giới hạn vùng vẽ trên AutoCAD có kích thƣớc tƣơng tự.  
Vùng giới hạn vẽ là khung hình chữ nhật đƣợc xác định thông qua việc xác định tọa  
độ của 2 góc đối diện (giới hạn dƣới và giới hạn trên). Trong giới hạn vùng vẽ, gồm  
có ba phần: Phần diện tính vẽ các công trình; Phần trống dành cho việc ghi chú giải và  
Phần dành cho khung tên và khung bản vẽ.  
4.2. Trình tự thực hiện  
Cách 1: Từ menu Format/Drawing Limits  
Cách 2: Command: LIMITS   
Reset Model space limits:  
Specify lower left corner or [ON/OFF] <0.0000,0.0000>: Nhập tọa độ của góc  
trái dƣới của vùng giới hạn   
13  
 
-
Specify  
upper  
right  
corner  
<12.0000,9.0000>: Nhập tọa độ của góc phải,  
phía trên của vùng giới hạn   
Ví dụ: Muốn thiết lập vùng giới hạn vẽ có kích  
thƣớc bằng khổ giấy A4 (297 x 210mm) ta làm  
nhƣ sau:  
Command: LIMITS   
Reset Model space limits:  
Specify lower left corner or [ON/OFF]  
<0.0000,0.0000>:  
Specify upper right corner  
<12.0000,9.0000>: 297,210   
Hình 2.5. Thiết lập giới hạn vùng vẽ  
Thiết lập đơn vị vùng vẽ (Lệnh UNITS)  
5.1. Chức năng  
Trong vùng giới hạn vẽ, AutoCAD  
cho phép thiết lập đơn vị đo chiều dài  
(Length) đo góc (Angle). Thông  
thƣờng, sử dụng đơn vị đo hệ thập  
phân (Decimal).  
5.2. Trình tự thực hiện  
Để thiết lập các đơn vị đo trong  
vùng giới hạn vẽ, thực hiện nhƣ sau:  
Command: UNITS   
AutoCAD hiện hộp thoại Drawing  
Units. Tại các mục Length/Type;  
Angle/Type Insection scale có thể  
Hình 2.6. Thiết lập đơn vị vùng vẽ  
chọn nhiều kiểu đơn vị đo khác nhau  
(Hình 2.6).  
Length (đơn vị chiều dài), gồm có 5 lựa chọn sau:  
Architectural (dạng kiến trúc): 1' - 31/2''  
Decimal (dạng thp phân): 15.50  
Engineering (dạng kỹ thuật): 1' - 3,50"  
Fractional (dạng phân số)  
Scientific (dạng khoa học) 1.55E + 01  
Angle (đơn vị đo góc) có 5 lựa chọn sau đây:  
14  
 
1 - Dicimal degrees (dạng độ thập phân) 45.0000  
2 - Deg/Min/ Sec (dạng độ/phút/giây) 45d0'0"  
3 - Grads (dạng grad) 50.0000g  
4 - Radians (dạng radian) 0.7854r  
5 - Surveyor's Units (đơn vị trắc địa) N 45d0'0" E  
mục Precision của mỗi tùy chọn cho phép lựa chọn độ chính xác của đơn vị đo bằng  
cách chọn số chữ số thập phân phía sau dấu phẩy. Có thể chọn từ 0 chữ số đến tối đa là 8  
chữ số (tức là độ chính xác của đơn vị đo có thể chọn từ 1/10 đến 1 phần 1 tỷ)  
NỘI DUNG ÔN TẬP  
Trình tự thực hiện mở bản vẽ mới, mở bản vẽ có sẵn, lƣu bản vẽ.  
Thực hiện trình tự mở một bản vẽ mới, thiết lập giới hạn vùng vẽ và đơn vị vùng  
vẽ, lƣu bản vẽ với tên Baitap.dwg  
15  
BÀI 3 - HỆ TỌA ĐỘ VÀ PHƢƠNG PHÁP NHẬP TỌA  
ĐỘ 1. Hệ toạ độ trong AutoCAD  
Trong AutoCAD sử dụng 4 hệ tọa độ gồm: Hệ tọa độ Đềcác (2 chiều và 3 chiều); hệ  
tọa độ cực; hệ tọa độ cầu và hệ tọa độ trụ. Thông thƣờng, khi vẽ các bản vẽ 2 chiều  
(2D) sử dụng hệ tọa độ Đềcác hai chiều và hệ tọa độ cực.  
1.1. Hệ tọa độ Đềcác hai chiều.  
Biểu diễn toạ độ điểm trong mặt phẳng dƣới  
dạng M (x,y) - Hình 3.1  
Điểm gốc tọa độ (0,0) nằm ở góc dƣới bên  
trái của màn hình vẽ  
Trong một số trƣờng hợp, để thuận lợi khi vẽ  
có thể di chuyển gốc tọa độ đến vị trí tùy ý trên  
vùng vẽ bằng lệnh UCS. Trình tự thực hiện nhƣ  
sau:  
Hình 3.1. Hệ tọa độ Đề các 2 chiều  
Ā ᜀ  
Ā ᜀ  
Ā ᜀ  
Ā ᜀ  
Ā ᜀ  
Ā ᜀ  
ommand: UCS   
Ā ᜀ  
Ā ᜀ  
urrent ucs name: *WORLD*  
Ā ᜀ  
pecify origin of UCS or [Face/NAmed/OBject/Previous/View/ World/ X/ Y/ Z/ ZAxis]  
<World>: Chọn vị trí hoặc nhập tọa độ của gốc mới   
Ā ᜀ  
Ā ᜀ  
Ā ᜀ  
Ā ᜀ  
pecify point on X-axis or <Accept>: Nhấp chọn 1 điểm tạo hƣớng mới cho trục  
Ox hoặc để giữ nguyên hƣớng cũ  
Ā ᜀ  
Ā ᜀ  
pecify point on the XY plane or <Accept>: Chọn hƣớng mới cho mặt phẳng  
XOY hoặc để đồng ý với mặc định của AutoCAD  
Khi đang sử dụng hệ tọa độ mới, nếu muốn đƣa trở về hệ tọa độ mặc định ban  
đầu của AutoCAD, thực hiện nhƣ sau:  
Command: UCS   
Specify origin of UCS or [Face/NAmed/OBject/Previous/View/ World/ X/ Y/ Z/  
ZAxis] <World>:   
1.2. Hệ toạ độ cực  
Hệ tọa độ cực vẫn sử dụng hệ trục OXY vuông góc nhƣ hệ tọa độ Đề-các, song  
việc biểu diễn tọa độ của một điểm có khác so với hệ tọa độ Đề-các. Tọa độ của một  
điểm trong hệ tọa độ cực xác định bằng khoảng cách từ điểm đang xét đến gốc toạ độ  
cùng góc quay từ điểm đó so với phƣơng ngang (trục X). Cách biểu diễn toạ độ điểm  
M nhƣ sau: M (d < Angle) (Hình 3.2)  
Trong đó:  
là khoảng cách từ điểm M tới gốc toạ độ;  
 
angle: là góc quay trong mặt phẳng từ trục X tới điểm  
M Toạ độ cực chỉ dùng trong mặt phẳng  
16  
Hình 3.2. Biểu diễn tọa độ của điểm trong hệ tọa độ cực  
2. Phƣơng pháp nhập tọa độ  
2.1. Phương pháp nhập tọa độ tuyệt đối  
Tọa độ tuyệt đối của một điểm là tọa độ của điểm đó so với gốc tọa độ. Nhƣ vậy,  
đối với mỗi hệ tọa độ sẽ có cách biểu diễn tọa độ tuyệt đối khác nhau và phƣơng pháp  
nhập tọa độ tuyệt đối cũng khác nhau.  
2.1.1. Tọa độ Đề-các tuyệt đối  
Tọa độ tuyệt đối của điểm M trong hệ tọa độ Đề các biểu diễn bởi khoảng cách của  
điểm M tới trục OX và OY. Ký hiệu M(x,y), với:  
Khoảng cách giữa điểm M và gốc  
tọa độ theo trục X (OA) còn gọi là  
hoành độ. Nếu x có giá trị dƣơng sẽ  
cùng chiều với trục X và ngƣợc lại  
y: Khoảng cách giữa điểm M và gốc  
tọa độ theo trục Y (OB) còn gọi là tung  
độ. Nếu y có giá trị dƣơng sẽ cùng chiều  
trục Y và ngƣợc lại  
Hình 3.3 Tọa độ tuyệt đối của điểm M tại các  
Đơn vị của x y tính theo đơn vị  
vị trí trong hệ trục tọa độ Đề-các  
bản vẽ.  
Có thể thấy có 4 vị trí của điểm M tƣơng ứng với 4 góc phần tƣ của hệ tọa độ  
(Hình 3.3). Khi nhập tọa độ tuyệt đối của một điểm trong hệ tọa độ Đề - các chỉ cần  
nhập giá trị hoành độ và tung độ của điểm và nhấn , nếu tọa độ điểm nằm ở phía trục  
âm thì nhập thêm dấu ''-'' phía trƣớc giá trị tọa độ đó.  
Ví dụ: Vẽ đoạn thẳng AB biết điểm A có  
toạ độ tuyệt đối là A(12,9) điểm B có toạ độ  
tuyệt đối là B (42,20), ta làm nhƣ sau (Hình  
3.4):  
Command: L   
Specify first point: 12,9   
Specify next point or [Undo]: 42,20   
Specify next point or [Undo]:  
Hình 3.4 Biểu diễn tọa độ tuyệt đối của đoạn  
thẳng AB trong hệ tọa độ  
Đềcác  
17  
 
2.1.2. Tọa độ cực tuyệt đối  
Tọa độ tuyệt đối của điểm M trong hệ tọa  
độ cực đƣợc biểu diễn bởi khoảng cách từ  
điểm M tới gốc tọa độ và góc tạo bởi đƣờng  
OM với trục OX. Ký hiệu M (d<angle), (Hình  
3.5) Trong đó:  
d : khoảng cách từ điểm M đến gốc tọa độ  
(OM). Nếu d>0 là cùng chiều trục X (chiều  
dƣơng) và ngƣợc lại (cần nhập dấu ''-'' trƣớc  
d). Đơn vị tính theo đơn vị bản vẽ.  
Hình 3.5. Tọa độ tuyệt đối của điểm M  
trong hệ tọa độ cực  
(angle): góc giữa đƣờng thẳng nối điểm M với gốc tọa độ so với trục X (góc  
MOX). Khi  0, điểm M sẽ quay ngƣợc chiều kim đồng hồ (chiều dƣơng) và ngƣợc  
lại là chiều âm (cần nhập dấu “-” trƣớc số đo góc)  
Đơn vị đo góc là độ  
Ví dụ: Vẽ đƣờng thẳng AB biết điểm A  
và B có toạ độ tuyệt đối trong hệ tọa độ  
cực lần lƣợt là A (12,30); B (24,45) ta  
làm nhƣ sau (Hình 3.6)  
Command: L   
Specify first point: 12<30   
Specify next point or [Undo]: 24<45   
Specify next point or [Undo]:  
Hình 3.6. Biểu diễn tọa độ tuyệt đối của  
đoạn thẳng AB trong hệ tọa độ cực  
2.2. Phương pháp nhập tọa độ tương đối  
Tọa độ tương đối của một điểm trong hệ tọa độ cực là tọa độ của điểm đó so với  
gốc là điểm dừng hiện thời (điểm cuối cùng đƣợc chọn). Khi nhập toạ độ tƣơng đối  
phải thêm @ vào trƣớc con số tọa độ cần nhập.  
2.2.1. Toạ độ Đềcác tương đối (@x,y)  
Toạ độ tƣơng đối của 1 điểm so với điểm vừa chỉ định trƣớc đó đƣợc nhập bằng  
cách thêm dấu @ trƣớc toạ độ (x,y).  
Ví dụ: Vẽ đƣờng thẳng AB với điểm B có  
toạ độ (30,40) so với điểm A, ta làm nhƣ sau  
(Hình 3.7)  
Command: L   
Specify first point: Nhấp chọn điểm A  
Specify next point or [Undo]: @30,40   
Hình 3.7. Biểu diễn tọa độ tương đối  
của đoạn thẳng trong hệ tọa độ Đềcác  
18  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 108 trang yennguyen 15/04/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thực hành AutoCAD - Nghề: Công nghệ ô tô", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuc_hanh_autocad_nghe_cong_nghe_o_to.pdf