Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2)

PHẦN THỨ BA  
NỘI DUNG CÔNG TÁC  
QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP  
183  
184  
Chương 6  
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC  
QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP  
Tùy theo quy mô, chức năng nhiệm vụ của từng đối tượng quy hoạch lâm nghiệp mà  
nội dung cụ thể trong công tác quy hoạch lâm nghiệp và phương pháp tiến hành có thể có  
sự khác nhau. Tuy vậy, quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng đều phải tiến hành qua  
những nội dung cơ bản giống nhau là:  
1. Điều tra điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch;  
2. Quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp.  
Sau đây chúng ta nghiên cứu chi tiết những nội dung cơ bản này.  
6.1. ĐIỀU TRA ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA ĐỐI TƢỢNG QUY HOẠCH  
Để xây dựng được phương án quy hoạch lâm nghiệp cần thiết phải có đầy đủ và  
chính xác những thông tin về điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch. Nội dung điều tra  
điều kiện cơ bản của đối tượng quy hoạch bao gồm:  
- Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp;  
- Điều tra thống kê mô tả tài nguyên rừng;  
- Điều tra thu thập các tài liệu chuyên đề.  
6.1.1. Điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp  
6.1.1.1. Mục đích của điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp  
Thành quả của công tác quy hoạch lâm nghiệp là bản phương án phát triển sản xuất  
lâm nghiệp của đối tượng quy hoạch. Mục đích của điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp  
là tiến hành điều tra một cách đầy đủ, có hệ thống và phân tích sâu sắc điều kiện tự nhiên,  
điều kiện kinh tế xã hội và tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay của  
đối tượng quy hoạch, làm cơ sở xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp phù hợp với  
thực tế khách quan, có tính khả thi cao, phát huy cao nhất tác dụng chỉ đạo sản xuất.  
6.1.1.2. Nội dung điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp  
a. Điều tra điều kiện tự nhiên  
Mỗi một đối tượng quy hoạch lâm nghiệp đều có vị trí riêng và điều kiện tự nhiên  
bao gồm rất nhiều nhân tố hợp thành, chúng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rất phức tạp,  
chúng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây rừng, đồng thời ảnh hưởng  
tới việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp.  
185  
Nội dung điều tra điều kiện tự nhiên bao gồm:  
1. Vị trí địa lý, phân chia hành chính, tổng diện tích tự nhiên của đối tượng quy hoạch;  
2. Địa hình địa thế;  
3. Cấu tạo địa chất và đất đai;  
4. Động thực vật;  
5. Khí hậu thời tiết;  
6. Điều kiện thủy văn rừng;  
7. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên.  
Khi điều tra, phân tích yếu tố của điều kiện tự nhiên cần tìm ra nhân tố chủ đạo, nhân  
tố ảnh hưởng trực tiếp, nhân tố ảnh hưởng gián tiếp, dự đoán các nhân tố có ảnh hưởng lâu  
dài để phát huy sức sản xuất của điều kiện tự nhiên, tận dụng những nhân tố có lợi và có  
biện pháp hạn chế, khắc phục những nhân tố bất lợi.  
b. Điều tra điều kiện kinh tế - xã hội  
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân, nó có liên  
quan chặt chẽ với các ngành kinh tế khác và sự phát triển của nó không thể tách rời khỏi sự  
phát triển chung của nền kinh tế - xã hội tổng thể trong khu vực. Khi điều tra và phân tích  
điều kiện kinh tế xã hội cần đặc biệt chú trọng đến chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp  
của Nhà nước và của địa phương. Điều tra điều kiện kinh tế xã hội giúp cho việc xây dựng  
bản phương án quy hoạch lâm nghiệp đi đúng hướng, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã  
hội và mức độ phát triển chung của khu vực, có tính khả thi cao và phát huy được tác dụng  
chỉ đạo sản xuất.  
Nội dung điều tra điều kiện kinh tế - xã hội bao gồm:  
1. Tình hình dân số, dân tộc, mật độ nhân khẩu, phân bố dân cư, lao động việc làm,  
thu nhập và đời sống;  
2. Tình hình phát triển kinh tế, các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các  
ngành kinh tế khác;  
3. Điều kiện giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục, các phong tục  
tập quán, nhất là tập quán canh tác;  
4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng;  
5. Tác động của biến đổi khí hậu;  
6. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.  
c. Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay  
Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay nhằm nắm bắt  
trình độ quản lý kinh doanh lợi dụng rừng đã và đang được thực hiện trên địa bàn đối  
186  
tượng quy hoạch. Trên cơ sở phân tích đánh giá cụ thể những yếu tố trên, rút ra bài học  
kinh nghiệm, đề xuất bổ sung cho việc tổ chức sản xuất kinh doanh sau này đạt hiệu quả  
cao hơn, phát huy những thành quả đã đạt được, tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc  
phục những yếu kém, tồn tại hạn chế sự phát triển.  
Nội dung điều tra tình hình sản xuất kinh doanh lâm nghiệp từ trước tới nay bao gồm:  
1. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh lâm nghiệp trên địa bàn;  
2. Phương thức kinh doanh lợi dụng rừng trước kia và hiện nay;  
3. Công tác điều tra, quy hoạch lâm nghiệp đã tiến hành;  
4. Tình hình thực hiện các biện pháp trồng rừng, nuôi dưỡng bảo vệ rừng;  
5. Tình hình khai thác rừng và chế biến lâm sản, tiêu thụ lâm sản;  
6. Tình hình sản xuất, kinh doanh nhiều mặt, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng;  
7. Công tác xây dựng cơ bản, trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện giao thông vận tải;  
8. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh thời kỳ đã qua;  
9. Những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế tồn tại, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm,  
đề xuất.  
6.1.1.3. Phương pháp điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp  
- Thu thập số liệu: Thường áp dụng phương pháp tổng hợp, kết hợp giữa thu thập, kế  
thừa tài liệu trên các văn bản hiện có trong các cơ quan có liên quan, thu thập tài liệu trong  
nhân dân và khảo sát ngoài thực địa.  
- Tổng hợp, chỉnh lý, phân tích, đánh giá các tài liệu đã thu thập, rút ra những kết  
luận cần thiết.  
Tùy theo đối tượng và nội dung điều tra cụ thể mà áp dụng phương pháp điều tra thu  
thập số liệu thích hợp.  
6.1.2. Điều tra thống kê, mô tả tài nguyên rừng  
6.1.2.1 Mục đích và nhiệm vụ  
Mục đích điều tra thống kê mô tả tài nguyên rừng nhằm cung cấp những số liệu chắc  
chắn về diện tích, số và chất lượng của từng bộ phận tài nguyên rừng, làm cơ sở cho việc  
xây dựng phương án tổ chức sản xuất kinh doanh được hợp lý, đảm bảo sản xuất lâu dài,  
liên tục và hiệu quả.  
Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ của điều tra thống kê mô tả tài nguyên  
rừng phải xác định được diện tích các loại đất, các kiểu trạng thái rừng và đặc điểm của  
chúng, xác định được vị trí và đặc điểm phân bố, thống kê được số và chất lượng của các  
bộ phận tài nguyên rừng.  
187  
6.1.2.2. Nội dung, phương pháp điều tra thống kê, mô tả tài nguyên rừng  
a. Thống kê diện tích đất đai tài nguyên rừng  
* Phân chia đất đai tài nguyên rừng  
Do đặc điểm tài nguyên rừng phân bố trên địa bàn rộng, điều kiện rất phức tạp, đa  
dạng và phong phú, vì vậy để có thể thống kê được điều kiện đất đai tài nguyên rừng thì  
việc làm trước tiên rất quan trọng là tiến hành phân chia đối tượng quy hoạch ra thành các  
đơn vị từ lớn đến nhỏ dần, thường từ Công ty lâm nghiệp đến các đội sản xuất lâm nghiệp,  
đến tiểu khu, khoảnh và lô (hoặc từ xã đến tiểu khu, khoảnh và lô). Trong đó, lô được coi  
là đơn vị cơ bản để thống kê diện tích, số và chất lượng tài nguyên rừng, là đơn vị có cùng  
biện pháp kinh doanh hoặc cùng một loại hình trồng rừng.Tính thuần nhất về các yếu tố tự  
nhiên trong lô là cao nhất, việc phân chia lô được tiến hành trên bản đồ cơ bản tỷ lệ  
1/10.000 hoặc lớn hơn tùy theo cấp bậc quy hoạch (vấn đề phân chia rừng đã được đề cập  
kỹ trong phần tổ chức không gian rừng ở chương 3 của giáo trình này).  
* Thống kê diện tích đất đai tài nguyên rừng:  
Tùy theo điều kiện cụ thể, việc xác định diện tích các đơn vị đã được phân chia có  
thể sử dụng các phương pháp sau đây:  
- Phương pháp dùng lưới ô vuông (hay giấy kẻ ly);  
- Phương pháp phân mảnh dải;  
- Phương pháp đo bằng máy (đã được trình bày chi tiết trong giáo trình Đo đạc lâm  
nghiệp, Trắc địa).  
Diện tích các đơn vị quản lý lãnh thổ (xã, huyện, tỉnh) và diện tích toàn bộ đối tượng  
quy hoạch phải có căn cứ, cơ sở pháp lý (được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm  
quyền). Các đơn vị nhỏ hơn diện tích được xác định theo phương pháp khống chế từ đơn vị  
lớn đến đơn vị nhỏ.  
Cụ thể: Tổng diện tích các tiểu khu trong một xã phải bằng diện tích xã đã khống  
chế, tổng diện tích các khoảnh trong một tiểu khu phải bằng diện tích tiểu khu đã khống  
chế, tổng diện tích các lô trong một khoảnh phải bằng diện tích khoảnh đã khống chế  
(trường hợp có các loại đất chuyên dùng, đất khác không khoanh thành lô riêng như  
đường, sông suối... thì kể cả các diện tích đất này và các lô trong khoảnh phải bằng diện  
tích khoảnh khống chế).  
Khi xác định diện tích các đơn vị, nếu sai số giữa diện tích khống chế và tổng diện  
tích các đơn vị nhỏ trong đó nằm trong giới hạn cho phép thì bình sai phân bổ sai số theo tỉ  
lệ về các đơn vị nhỏ. Trường hợp sai số vượt quá giới hạn cho phép thì phải tiến hành xác  
định lại.  
188  
Sau khi đã xác định diện tích đến từng lô, tiến hành tổng hợp diện tích theo từng bộ  
phận đất đai tài nguyên rừng theo khoảnh, theo tiểu khu, theo đội sản xuất lâm nghiệp và  
toàn bộ Công ty lâm nghiệp hoặc xã, huyện, tỉnh (tùy đối tượng quy hoạch lâm nghiệp).  
b. Thống kê trữ lượng các bộ phận tài nguyên rừng  
Sau khi thống kê diện tích, để đánh giá toàn diện số và chất lượng tài nguyên rừng  
cần xác định và thống kê trữ lượng các loại rừng của đối tượng quy hoạch. Thường có 2  
phương pháp sau đây:  
1. Phương pháp suy đoán từ ảnh chụp bằng máy bay  
Thông qua việc đoán đọc một số nhân tố điều tra lâm phần như đường kính tán, độ  
tàn che, chiều cao và mối quan hệ giữa các nhân tố này với trữ lượng, có thể lập thành biểu  
thể tích hàng không và sử dụng tương tự biểu thể tích điều tra mặt đất.  
Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp lâm phần mẫu, không cần sử dụng biểu thể  
tích hàng không mà bằng cách so sánh lâm phần trên ảnh với những mẫu điều tra đoán đọc  
trữ lượng có sẵn, ta có thể xác định trữ lượng lâm phần. Phương pháp này đơn giản hơn  
nhưng độ chính xác phụ thuộc rất nhiều vào tính chủ quan của người đoán đọc.  
Nói chung phương pháp xác định trữ lượng rừng từ ảnh hàng không có ưu điểm là  
nhanh chóng, giá thành hạ, tiện lợi và dễ dàng xác định diện tích cần điều tra. Nhược điểm  
chủ yếu của nó là độ chính xác của nó thấp vì vậy cần kết hợp kiểm tra trên mặt đất để hiệu  
chỉnh đảm bảo yêu cầu chính xác của công tác điều tra.  
2. Phương pháp thống kê trên thực địa  
* Phương pháp thống kê toàn diện:  
Theo phương pháp này phải tiến hành đo đếm toàn bộ từng cây rừng trên toàn diện  
tích cần xác định trữ lượng. Như vậy, nó đảm bảo độ chính xác rất cao nhưng tốn rất nhiều  
công sức, kinh phí và thời gian thực hiện, nó thường rất ít được áp dụng trong thực tế, nó  
chỉ được dùng trong trường hợp đặc biệt khi diện tích điều tra rất hẹp và yêu cầu độ chính  
xác rất cao.  
* Phương pháp thống kê trên ô mẫu  
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp thống kê toàn diện, người ta thường sử  
dụng phương pháp thống kê trên ô mẫu để xác định trữ lượng các loại rừng.Theo phương  
pháp này, người ta tiến hành lập các ô mẫu (Ô tiêu chuẩn) và tiến hành đo đếm toàn diện  
trong ô mẫu. Theo tài liệu hướng dẫn tập huấn kỹ thuật điều tra rừng (Kèm theo Quyết định  
số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp) thì đối với những trạng  
thái rừng tự nhiên có diện tích ≥ 2.000 ha: Áp dụng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên theo  
từng trạng thái rừng trong tỉnh; Đối với những trạng thái rừng tự nhiên có diện tích < 2.000  
189  
ha: Áp dụng phương pháp rút mẫu điển hình cho từng trạng thái rừng trong tỉnh; Đối với  
rừng trồng: Áp dụng phương pháp rút mẫu điển hình theo từng trạng thái rừng (loài cây,  
cấp tuổi).  
Từ kết quả thu được trên các ô mẫu, căn cứ tỷ lệ giữa dung lượng mẫu quan sát (diện  
tích đo đếm) và dung lượng tổng thể (tổng diện tích rừng cần xác định trữ lượng) để ngoại  
suy xác định trữ lượng toàn bộ diện tích rừng. Tùy theo phương pháp bố trí ô mẫu mà chia  
ra các loại ô tiêu chuẩn sau đây.  
- Phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình: Trong các lô hay trong từng kiểu trạng thái  
rừng, tiến hành lựa chọn những vị trí điển hình, đại diện nhất cho lô hoặc kiểu trạng thái để  
lập ô tiêu chuẩn đo đếm (cần chú ý điển hình, đại diện nhất không phải là tốt nhất mà là  
trung bình, đại diện chung cho cả lô, cả kiểu trạng thái). Sau khi lập ô tiến hành thống kê  
các nhân tố điều tra trong ô và từ đó ngoại suy cho toàn bộ lô hoặc toàn kiểu trạng thái.  
Phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình được dùng nhiều trong thực tế, song độ chính  
xác của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố chủ quan khi độ chính xác phụ  
thuộc vào việc lựa chọn vị trí điển hình để lập ô tiêu chuẩn. Phương pháp này thích hợp và  
được sử dụng nhiều với những đối tượng rừng đơn giản (rừng trồng, rừng thuần loại đều  
tuổi...). Khi tiến hành trước hết cần sơ bộ lựa chọn vị trí lập ô trên ảnh hoặc trên bản đồ đã  
sơ bộ phân loại trạng thái, sau đó kiểm tra và lựa chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn ngoài thực địa  
và tiến hành thu thập tài liệu. Kích thước ô tiêu chuẩn điển hình thường 1.000 m2 đối với  
rừng trồng và 2.500 m2 đối với rừng tự nhiên (hoặc có thể lớn hơn sao cho số cây trong ô  
có từ 100 - 150 cây trở lên). Theo tài liệu hướng dẫn tập huấn kỹ thuật điều tra rừng (Kèm  
theo Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp) thì kích  
thước ô tiêu chuẩn điển hình là 1.000 m2 (33,33x30 m) và có dung lượng mẫu như sau:  
+ Đối với rừng tự nhiên: Tỷ lệ đo đếm (dung lượng mẫu) là 0,3% cho trạng thái  
rừng có diện tích ≤ 100 ha, sau đó diện tích trạng thái rừng cứ tăng thêm từ 1 đến 100 ha  
thì tỷ lệ rút mẫu giảm đi 0,01%. Ví dụ: Trạng thái rừng A, có diện tích là 101 ha, thì tỷ lệ  
rút mẫu là 0,29%; Trạng thái B có diện tích là 350 ha, thì tỷ lệ rút mẫu là 0,28%; Trạng  
thái C có diện tích là 1.999 ha, thì tỷ lệ rút mẫu là 0,11%;  
+ Đối với rừng trồng: Với những loài cây rừng trồng có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng  
100 ha thì dung lượng mẫu cho mỗi loài cây và cấp tuổi là 5 ô tiêu chuẩn. Với những loài  
cây rừng trồng có diện tích trên 100 ha thì dung lượng mẫu cho mỗi loài cây và một cấp  
tuổi là 10 ô tiêu chuẩn. Các ô tiêu chuẩn cần phân bố tương đối đều ở những tuổi khác  
nhau và trên các dạng lập địa khác nhau.  
- Phương pháp ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên: Mới được áp dụng trong mấy chục năm gần  
đây, khi lý thuyết hàm ngẫu nhiên được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Trên cơ sở kiểu  
trạng thái rừng đã được xác định trên bản đồ, tiến hành xác định số lượng ô mẫu cần đo  
190  
đếm, bằng cách rút ngẫu nhiên xác định vị trí các ô đo đếm trên bản đồ, sau đó ra thực địa  
đến từng vị trí đã được lựa chọn để lập ô tiêu chuẩn đo đếm. Việc bố trí ngẫu nhiên có thể  
dùng phương pháp rút thăm, hoặc dùng bảng số ngẫu nhiên... Yêu cầu của phương pháp  
này là phải hoàn toàn ngẫu nhiên, không để bị ảnh hưởng bởi chủ quan của người thực  
hiện. Trong từng ô cũng tiến hành đo đếm thống kê các nhân tố điều tra và sau đó ngoại  
suy cho toàn lâm phần.  
Phương pháp ô ngẫu nhiên có ưu điểm là có thể áp dụng thống kê toán học để ước  
lượng sát các chỉ tiêu bình quân của tổng thể từ các số bình quân mẫu. Đồng thời dựa vào  
độ biến động của nhân tố điều tra có thể xác định được dung lượng mẫu quan sát (số ô và  
diện tích đo đếm) cần thiết để đạt được độ chính xác định trước. Tuy nhiên phương pháp ô  
ngẫu nhiên rất khó thực hiện, tốn kém và có thể gặp sai số ngẫu nhiên lớn khi các ô đo đếm  
phân bố dồn một chỗ.  
Theo tài liệu hướng dẫn tập huấn kỹ thuật điều tra rừng (Kèm theo Quyết định số  
689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp) thì kích thước ô tiêu  
chuẩn ngẫu nhiên là 1.000 m2 (33,33 × 30 m) và có dung lượng mẫu như sau:  
Dung lượng mẫu cần thiết cho từng trạng thái rừng được tính toán trên cơ sở biến  
động của trạng thái rừng đó và sai số ước lượng về trữ lượng cho phép như đã qui định ở  
trên. Công thức tính dung lượng mẫu như sau:  
t2 (S%)2  
N
=
(6.1)  
2 %  
Trong đó: N: Số ô đo đếm (mẫu) cần thiết đối với từng trạng thái rừng;  
t2: Độ tin cậy, lấy tròn = 4;  
%  
: Sai số ước lượng về trữ lượng = 10%;  
S%: Hệ số biến động về trữ lượng theo trạng thái rừng (tính bằng %).  
+ Hệ số biến động được tính theo công thức sau:  
100  
S%  
=
(6.2)  
xi  
Trong đó: S: Là sai tiêu chuẩn mẫu;  
x
i : Trị số trữ lượng bình quân/ha hoặc tiết diện ngang bình quân/ha (nếu  
là rừng gỗ) hoặc là số cây tre nứa bình quân/ha (nếu là rừng tre nứa) của  
số mẫu rút thăm dò biến động cho trạng thái rừng i;  
x
i : Được tính theo công thức sau:  
191  
n
1
n   
x
i
x
(6.3)  
i1  
Trong đó: n: Số mẫu rút để thăm dò biến động của trạng thái rừng i. Số lượng mẫu  
tối thiểu để tính biến động là 30 mẫu/trạng thái;  
xi: Trữ lượng gỗ bình quân/ha hoặc tiết diện ngang bình quân/ha (nếu là  
rừng gỗ) hoặc là số cây tre nứa bình quân/ha (nếu là rừng tre nứa) của  
mẫu thăm dò biến động trạng thái rừng i (i lấy giá trị từ 1 đến n).  
+ Tính sai tiêu chuẩn theo công thức sau:  
n
(x xi )2  
i
1
S   
(6.4)  
n 1  
Trong đó: S là sai tiêu chuẩn mẫu.  
- Phương pháp bố trí ô hệ thống:  
Để khắc phục yếu điểm của phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình ở chỗ phụ thuộc chủ  
quan người thực hiện và yếu điểm của phương pháp ô đo đếm ngẫu nhiên ở chỗ có thể gặp  
sai số lớn khi các ô đo đếm dồn lại ở một chỗ, người ta đưa ra phương pháp bố trí ô hệ thống.  
Theo phương pháp này, các ô mẫu đo đếm được bố trí đều trên toàn diện tích đối  
tượng điều tra theo một quy luật nhất định. Khi thực hiện, trước hết tiến hành bố trí các ô  
mẫu trên bản đồ hoặc trên ảnh, sau đó ra thực địa lập ô đo đếm trên những vị trí đã được  
xác định. Tùy theo cách bố trí mà chia ra các kiểu ô hệ thống như sau:  
+ Bố trí diện tích mẫu đo đếm theo dải song song cách đều:  
Theo phương pháp này, diện tích đo đếm là những dải có chiều rộng nhất định và  
song song cách đều nhau. Phương pháp này gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện  
vì khó giữ vững được chiều rộng của dải trong quá trình đo đếm.  
Dải đo đếm  
192  
+ Bố trí ô đo đếm trên tuyến song song cách đều:  
Theo phương pháp này, trên diện tích cần xác định trữ lượng thiết kế các tuyến song  
song cách đều nhau, bố trí các ô đo đếm trên các tuyến với cự ly cách đều nhau. Số tuyến,  
cự ly giữa các tuyến và khoảng cách giữa các ô đo đếm phụ thuộc vào diện tích cần đo  
đếm, kích thước ô tiêu chuẩn và số lượng ô tiêu chuẩn cần đo đếm. Phương pháp này là sự  
cải tiến của kiểu bố trí diện tích đo đếm theo dải song song cách đều, nếu bố trí hợp lý thì  
kết quả vẫn đảm bảo độ chính xác tương tự phương pháp trên mà lại giảm được chi phí, dễ  
thực hiện hơn rất nhiều.  
Ô đo đếm  
+ Bố trí ô đo đếm trên lưới đều:  
Các ô đo đếm được bố trí trên các mắt lưới được thiết kế trước trên bản đồ, cự ly giữa  
các mắt lưới và số lượng ô phụ thuộc vào diện tích đo đếm và kích thích thước ô đo đếm.  
Ô đo đếm  
- Ưu điểm chung của phương pháp ô hệ thống là dễ thực hiện, ít tốn kém, đặc biệt là  
diện tích đo đếm (ô hoặc dải đo đếm) được phân bố đều trên toàn bộ diện tích, không phụ  
thuộc vào yếu tố chủ quan như kiểu ô điển hình và cũng tránh được trường hợp ngẫu nhiên  
diện tích đo đếm bị dồn lại một chỗ như khi bố trí ô ngẫu nhiên.  
Vì vậy, diện tích đo đếm có tính đại diện cao, tăng thêm độ chính xác của công tác  
điều tra.Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là chưa có cách nào tính được  
sai số rút mẫu một cách phù hợp (gần đây, một số tác giả như Loetsch và Haller đưa ra  
công thức tính sai số gần đúng khi rút mẫu hệ thống trên cơ sở giả thiết các ô mẫu hệ thống  
đã được bố trí một cách ngẫu nhiên).  
Nói chung, muốn đạt độ chính xác cần thiết khi tiến hành điều tra thì phải đảm bảo  
một tỷ lệ rút mẫu thích ứng, nó phụ thuộc vào độ biến động của các chỉ tiêu thống kê tổng  
193  
thể. Nếu độ biến động nhỏ (tổng thể khá đồng đều) thì tỷ lệ rút mẫu đo đếm có thể giảm đi  
rất nhiều.Trường hợp tổng thể có độ biến động lớn cần chia thành các khối để tiến hành  
thống kê theo từng khối, vì trong từng khối, độ biến động nhỏ hơn nên giảm được tỷ lệ rút  
mẫu đo đếm mà vẫn đạt độ chính xác yêu cầu. Việc phân chia các kiểu trạng thái rừng trên  
thực tế cũng chính là việc phân khối để tiến hành thống kê theo từng kiểu trạng thái rừng.  
Vì vậy, việc phân chia kiểu trạng thái rừng càng tỷ mỉ chính xác thì càng có điều kiện giảm  
được dung lượng quan sát đo đếm mà vẫn đảm bảo yêu cầu về độ chính xác của kết quả  
điều tra.  
Trong phương pháp ô ngẫu nhiên và ô hệ thống, diện tích ô thống kê từ 0,01 đến 0,05  
ha, hình tròn hay hình vuông tùy theo kiểu trạng thái và điều kiện cụ thể của đối tượng điều  
tra (rừng gỗ tự nhiên diện tích ô thống kê thường 0,05 ha, rừng tre nứa thường 0,01 ha).  
Ngoài các phương pháp bố trí ô đo đếm theo kiểu điển hình, ngẫu nhiên và hệ thống  
một cách đơn thuần, trên thực tế người ta có thể sử dụng phương pháp kết hợp hay còn gọi  
phương pháp ngẫu nhiên - hệ thống. Phương pháp này nhằm lợi dụng ưu điểm về mặt lý  
thuyết của phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên và tính đơn giản, khả năng đại diện cao của  
phương pháp rút mẫu hệ thống. Khi điều tra trên phạm vi địa bàn rộng lớn có thể sử dụng  
phương pháp này. Khi có toàn bộ diện tích được phân chia hệ thống theo các ô vuông, các  
ô điều tra được bố trí một cách ngẫu nhiên.  
c. Mô tả tài nguyên rừng  
Cùng với việc thống kê diện tích và trữ lượng tài nguyên rừng, để có thể nắm được  
một cách tổng quát và toàn diện điều kiện tài nguyên rừng, cần phải mô tả tổng hợp tình  
hình tài nguyên rừng đối với từng lô.  
Nội dung mô tả thường bao gồm các chỉ tiêu: Kiểu trạng thái, tổ thành, giai đoạn  
tuổi, HTB, S, DTB,  
G
, P, M, N/ha, lâm sản phụ, cây bụi, thảm tươi, loại đất, độ dốc, độ  
cao, tình hình sinh trưởng vệ sinh, điều kiện vận xuất vận chuyển và cuối cùng là đề xuất  
biện pháp kinh doanh lợi dụng cần tổ chức cho lô.  
Về phương pháp mô tả tài nguyên rừng: Phải đảm bảo tất cả các lô đều phải được mô  
tả.Thông thường, tiến hành xác định các điểm mô tả trên các tuyến hệ thống hay tuyến điều  
tra và thường kết hợp mô tả khi tiến hành đo đếm thống kê trữ lượng rừng. Khi mô tả có  
thể quan sát, mô tả, kết hợp sử dụng thước Bitterlic, Relascope và các biểu phù trợ để ước  
lượng các chỉ tiêu cần mô tả để ghi vào phiếu mô tả lô.  
Một số chỉ tiêu như HTB, S, DTB,  
G
, P, M, N/ha sẽ được bổ sung, điều chỉnh căn  
cứ vào kết quả điều tra các ô tiêu chuẩn trong lô. Thông thường, trước khi điều tra mô tả  
tài nguyên rừng cần thiết kế và in sẵn các phiếu mô tả lô để thống nhất các nội dung cần  
mô tả. Tùy theo điều kiện cụ thể về tài nguyên rừng và cấp bậc quy hoạh quy hoạch mà các  
nội dung mô tả có thể khác nhau, mẫu phiếu mô tả lô cũng có thể khác nhau.  
194  
Có thể tham khảo mẫu phiếu mô tả lô dưới đây:  
PHIẾU ĐIỀU TRA MÔ TẢ LÔ  
CT Lâm nghiệp (Lâm trường):  
Tiểu khu:  
Đội SXLN:  
Khoảnh:  
Lô:  
Diện tích:  
Trạng thái rừng:  
Tổ thành tầng cây cao:  
Người điều tra:  
Ngày điều tra:  
1. CÁC NHÂN TỐ BÌNH QUÂN  
G
/ha  
Tuổi  
DBQ  
HBQ  
M/ha  
N/ha  
Độ dầy  
Độ tàn che  
2. ĐỊA HÌNH  
Độ cao tuyệt đối:  
Độ cao tương đối:  
Hướng dốc:  
Độc dốc:  
3. ĐẤT ĐAI  
Loại đá mẹ:  
Loại đất:  
Đá lẫn:  
Độ dày tầng đất:  
Độ ẩm:  
4. TÌNH HÌNH TÁI SINH  
Loài cây:  
Mật độ:  
Phân bố:  
Chất lượng tái sinh:  
5. THỰC BÌ  
Loài cây:  
Mức độ che phủ:  
Mức độ bị hại:  
Trữ lượng:  
6. SÂU BỆNH VÀ VỆ SINH  
Loài sâu bệnh:  
7. ĐẶC SẢN VÀ LÂM SẢN PHỤ  
Chủng loại:  
Khả năng kinh doanh lợi dụng:  
8. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG HIỆN TẠI  
9. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KINH DOANH  
195  
6.1.2.3. Chỉnh lý tổng hợp tài liệu  
Sau khi điều tra các ô mẫu và mô tả tài nguyên rừng, cần tiến hành chỉnh lý, tính toán  
các tài liệu đã thu thập được, xây dựng sổ kinh doanh, các bảng biểu tổng hợp và bản đồ  
hiện trạng tài nguyên rừng.  
a. Sổ sinh doanh  
Sổ kinh doanh là một trong những tài liệu cơ bản phản ánh hiện trạng tài nguyên và  
các biện pháp kinh doanh lợi dụng cho từng lô. Sổ kinh doanh được lập cho từng khoảnh,  
lấy lô làm đơn vị cơ bản và được tổng hợp theo từng tiểu khu và toàn bộ đối tượng quy  
hoạch. Với hai phần chính là phần hiện trạng và phần quy hoạch, sổ kinh doanh là cơ sở  
quan trọng để chỉ đạo và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là cơ sở để  
theo dõi giám sát và đánh giá phương án quy hoạch trong từng giai đoạn thực thi. Sau đây  
là những nội dung chính được thể hiện trong sổ kinh doanh.  
- Phần hiện trạng: Thống kê mô tả toàn bộ các đặc điểm hiện trạng của lô, khi hoàn  
thành phần này chủ yếu dựa vào phiếu mô tả lô. Các yếu tố thống kê mô tả trong phần hiện  
trạng thường bao gồm:  
1. Số hiệu khoảnh  
2. Số hiệu lô  
10. Đường kính bình quân  
11. Chiều cao bình quân  
3. Diện tích lô  
12.  
G
/ha  
4. Độ dốc bình quân  
5. Độ cao tuyệt đối  
6. Loại đất (hoặc dạng lập địa)  
7. Kiểu trạng thái  
13. Độ đầy  
14. Độ tàn che  
15. Số cây/ha  
16. Số cây/lô  
17. Trữ lượng/ha  
18. Trữ lượng/lô  
8. Loài cây ưu thế  
9. Giai đoạn tuổi  
Ngoài ra, có thể có một số chỉ tiêu khác nữa như: Độ cao tương đối, cấp cự ly vận  
xuất, mật độ cây tái sinh, tổ thành cây tái sinh, loại thực bì…  
- Phần quy hoạch: Thống kê những chỉ tiêu chủ yếu của phần quy hoạch tổ chức kinh  
doanh lợi dụng rừng, phần này sẽ được hoàn thành khi tiến hành thực hiện nội dung thứ hai  
của công tác quy hoạch lâm nghiệp, đó là quy hoạch kinh doanh lợi dụng rừng. Phần quy  
hoạch của sổ kinh doanh thường gồm các chỉ tiêu sau:  
1. Phương thức khai thác  
2. Cường độ khai thác  
8. Loài cây trồng  
9. Diện tích khoanh nuôi phục hồi  
196  
3. Số cây khai thác/ha  
4. Số cây khai thác/lô  
5. Sản lượng bình quân/ lô  
6. Sản lượng khai thác/lô  
7. Diện tích phải trồng  
10. Biện pháp khoanh nuôi phục hồi  
11. Diện tích nuôi dưỡng  
12. Biện pháp nuôi dưỡng  
13. Năm thực hiện  
14. Ghi chú  
Ngoài ra, có thể có một số chỉ tiêu khác tùy theo biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng.  
Mẫu biểu sổ kinh doanh có thể được thiết kế như sau:  
SỔ KINH DOANH  
Công ty LN:  
Đội SXLN:  
Tiểu khu:  
Phần hiện trạng  
Phần quy hoạch  
Diện  
tích  
lô  
Số  
hiệu  
lô  
Số hiệu  
khoảnh  
Ghi  
chú  
Độ  
Phương  
thức  
khai  
Số  
Cường  
cây  
Kiểu  
Năm  
… thực  
hiện  
Độ cao Loại  
dốc tuyệt đất  
đối  
trạng …  
thái  
độ khai  
thác  
(ha)  
khai  
thác  
thác  
1
2
3
1
4
5
Thông thường, các lô của một khoảnh được thống kê trong một trang của sổ kinh  
doanh theo thứ tự từ lô đầu tiên đến lô cuối cùng. Trường hợp trong một trang không thống  
kê hết số lô thì tiếp sang trang sau, nhưng khi kết thúc ở lô cuối cùng, bắt đầu lô đầu tiên  
của khoảnh tiếp theo thì phải sang trang mới tiếp theo.  
b. Xây dựng các bảng biểu tổng hợp  
Từ các biểu điều tra đo đếm, các phiếu mô tả lô kết hợp với phần hiện trạng của sổ  
kinh doanh tiến hành chỉnh lý tính toán xây dựng các bảng biểu tổng hợp cho từng tiểu  
khu, đội sản xuất lâm nghiệp và cho toàn bộ đối tượng quy hoạch. Tùy theo đối tượng và  
yêu cầu mà có các bảng biểu cụ thể. Thông thường có các biểu sau đây:  
1. Biểu thống kê diện tích các loại đất;  
2. Biểu thống kê diện tích, trữ lượng rừng gỗ;  
197  
3. Biểu thống kê diện tích, trữ lượng rừng tre nứa;  
4. Biểu thống kê diện tích, trữ lượng theo cấp độ cao và cấp độ dốc;  
5. Biểu thống kê diện tích, trữ lượng theo cấp cự ly vận xuất;  
..........................................  
c. Xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng  
Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng được xây dựng trên cơ sở bản đồ cơ bản và các số  
liệu trong phần hiện trạng của sổ kinh doanh. Bằng việc sử dụng các màu sắc và ký hiệu  
thích hợp biểu thị các trạng thái đất đai tài nguyên rừng khác nhau, nó cho thấy rõ toàn bộ  
sự phân bố tài nguyên rừng của đối tượng quy hoạch. Bản đồ cơ bản, bản đồ tài nguyên  
rừng và phần quy hoạch của sổ kinh doanh sẽ là cơ sở để xây dựng bản đồ quy hoạch khi  
tiến hành nội dung thứ hai của công tác quy hoạch lâm nghiệp (đó là quy hoạch kinh doanh  
lợi dụng tài nguyên rừng).  
Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng cùng với sổ kinh doanh, các bảng biểu tổng hợp  
và bản thuyết minh phương án, bản đồ đất hoặc bản đồ lập địa, bản đồ quy hoạch kinh  
doanh lợi dụng tài nguyên rừng (được xây dựng trong bước tiếp theo) sẽ là những tài liệu  
quan trọng trong các thành quả công tác quy hoạch lâm nghiệp.  
6.1.3. Điều tra thu thập các tài liệu chuyên đề  
6.1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của điều tra chuyên đề  
Kết quả công tác điều tra thống kê tài nguyên rừng trên đây đã cung cấp những thông  
tin cơ bản về số lượng và chất lượng tài nguyên rừng, cho phép chúng ta có thể đánh giá  
được mức độ phong phú của tài nguyên rừng để có kế hoạch kinh doanh lợi dụng một cách  
hợp lý.  
Tuy nhiên, khi xây dựng phương án quy hoạch lâm nghiệp, việc tổ chức các biện  
pháp kinh doanh lợi dụng rừng đòi hỏi phải có những thông tin đầy đủ hơn đảm bảo xác  
định được các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng một cách chính xác, phù hợp với quy  
luật khách quan, có tính khả thi và mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy mà điều tra chuyên  
đề là một nội dung không thể thiếu trong công tác điều tra điều kiện cơ bản của đối tượng  
quy hoạch. Điều tra chuyên đề để nhằm đi sâu, phát hiện ra các quy luật khách quan của tài  
nguyên rừng như: Đặc điểm phân bố các loại đất, phân bố thực vật rừng, tình hình sinh  
trưởng, tái sinh, sâu bệnh hại... Những thông tin này là cơ sở rất quan trọng phục vụ cho  
việc tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng.  
Có nhiều nội dung chuyên đề điều tra khác nhau, tùy theo đặc điểm của từng đối  
tượng và yêu cầu cụ thể của công tác quy hoạch lâm nghiệp mà cần thiết phải điều tra các  
chuyên đề cụ thể nào. Vì vậy, trước khi tiến hành điều tra chuyên đề cần phải tìm hiểu kỹ  
đối tượng quy hoạch qua các tài liệu và qua sơ thám để xác định các nội dung chuyên đề  
cần điều tra và phương pháp điều tra thích hợp với từng chuyên đề.  
198  
Phương pháp chung của điều tra chuyên đề thường áp dụng là kết hợp giữa điều tra  
theo diện và điều tra theo điểm. Trong đó điều tra theo diện nhằm nắm được tổng quát,  
toàn diện và quy luật phát triển của nội dung điều tra, điều tra theo điểm để thu thập những  
số liệu thể hiện cụ thể các quy luật đó. Nói chung, người ta thường sử dụng các tài liệu mô  
tả tài nguyên rừng để nắm bắt tổng quát, toàn diện nội dung chuyên đề, tiến hành điều tra  
theo tuyến hay đường dây điển hình để phát hiện các quy luật và điều tra các ô tiêu chuẩn  
để thu thập các số liệu cụ thể.  
6.1.3.2. Nội dung các chuyên đề điều tra  
Có nhiều nội dung điều tra chuyên đề khác nhau, sau đây là một số chuyên đề thường  
gặp trong công tác quy hoạch lâm nghiệp.  
a. Điều tra chuyên đề đất và lập địa  
Mục đích của chuyên đề điều tra đất và lập địa là căn cứ vào các đặc trưng hình thái  
và những nhân tố hình thành đất như: Đá mẹ, thành phần cơ giới, độ phì... xác định tên loại  
đất, trên cơ sở đó nghiên cứu mối quan hệ giữa loại đất và thực bì để xác định loại hình  
điều kiện lập địa, làm cơ sở đề xuất tổ chức các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng.  
Chuyên đề này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các đối tượng quy hoạch đất trống  
đồi trọc nhiều, nhiệm vụ trồng rừng lớn bởi vì điều kiện lập địa là căn cứ quan trọng để lựa  
chọn loài cây trồng, loại hình rừng trồng và xác định các biện pháp kỹ thuật trồng rừng.  
Phương pháp điều tra: Tùy theo mục đích, nhiệm vụ cụ thể mà điều tra tỷ mỉ, chính  
xác tới mức độ nào. Điều tra trên ô điển hình thường phục vụ cho điều tra nghiên cứu lâu  
dài, thu thập kỹ lưỡng các tài liệu cụ thể về quá trình hình thành đất, hình thái phẫu điện  
đất, độ phì của đất... Điều tra trên đường dây điển hình để nắm toàn diện về quan hệ giữa  
đất với thực bì và điều kiện địa hình, các phẫu diện được đào trên đường dây cần chọn nơi  
có tính đại diện cao, ngoài các phẫu diện chính, phẫu diện phụ cần đào các phẫu diện định  
giới để xác định ranh giới các loại đất.  
Sau khi hoàn thành việc chỉnh lý, phân tích các số liệu thu thập được tiến hành viết  
báo cáo chuyên đề, xây dựng bản đồ đất và bản đồ lập địa. Phương pháp điều tra thu thập  
số liệu và xây dựng bản đồ đất, bản đồ lập địa được trình bày chi tiết, cụ thể trong giáo  
trình môn học Đất lâm nghiệp, Thổ nhưỡng.  
b. Chuyên đề điều tra tái sinh rừng  
* Điều tra tái sinh tự nhiên:  
Mục đích nhằm đánh giá được quan hệ giữa tái sinh tự nhiên với điều kiện hoàn cảnh  
như điều kiện lập địa, các biện pháp kinh doanh lợi dụng rừng đã và đang áp dụng. Trên cơ  
sở đó đánh giá được khả năng tái sinh tự nhiên, tình hình phân bố, số và chất lượng cây tái  
sinh tự nhiên, từ đó lựa chọn biện pháp tái sinh thích hợp.  
Phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên: Thường tiến hành quan sát hay đo tính tùy  
theo yêu cầu cụ thể. Ở những nơi diện tích lớn, tái sinh đơn giản, người điều tra giàu kinh  
199  
nghiệm, yêu cầu chính xác không cao có thể kết hợp quan sát đánh giá tái sinh trong quá  
trình mô tả tài nguyên rừng. Trong những điều kiện ngược lại, ở những nơi tình hình tái  
sinh phức tạp và cần có số liệu cụ thể phục vụ nghiên cứu cũng như khi cần có những căn  
cứ cụ thể để xác định biện pháp tái sinh thì cần phải tiến hành điều tra đo đếm cụ thể. Việc  
bố trí các điểm điều tra và diện tích cần phải điều tra được quyết định tùy theo kiểu trạng  
thái rừng, mức độ bị tác động, điều kiện địa hình và sự phân bố của cây tái sinh. Tại các  
nơi không còn rừng thường bố trí các ô dạng bản theo phương pháp hệ thống hai bên tuyến  
song song cách đều, diện tích ô dạng bản thường 4 m2 (2m × 2m). Còn ở những nơi có  
rừng, việc điều tra tái sinh (tái sinh dưới tán) thường được tiến hành ở các ô dạng bản 25  
m2 (5m × 5m) lập ở 4 góc của ô tiêu chuẩn điều tra tầng cây cao.  
Trong các ô dạng bản tiến hành thống kê toàn bộ cây tái sinh theo loài, theo chiều  
cao và theo chất lượng cây tái sinh. Ngoài ra, kết hợp điều tra tầng cây bụi thảm tươi và  
những nhân tố có liên quan chặt chẽ với tái sinh tự nhiên. Sau khi thu thập đầy đủ các số  
liệu trên các ô dạng bản, tiến hành chỉnh lý, tổng hợp theo những tiêu chuẩn thống nhất,  
viết báo cáo chuyên đề đánh giá tình hình tái sinh tự nhiên về số lượng, chất lượng cây tái  
sinh, tổ thành loài, tình hình phân bố cây tái sinh theo chiều cao và trên bề mặt diện tích  
đất rừng. Trên cơ sở đó kết hợp với điều kiện đất đai, thực vật cây bụi thảm tươi và căn cứ  
vào phương hướng nhiệm vụ kinh doanh đề xuất loài cây tái sinh và phương thức tái sinh  
thích hợp với từng bộ phận tài nguyên rừng.  
* Điều tra rừng trồng  
Mục đích điều tra rừng trồng nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác trồng rừng  
trên địa bàn đối tượng, đánh giá việc lựa chọn loài cây, tỷ lệ thành rừng, tình hình sinh  
trưởng của rừng trồng nhằm tổng kết kinh nghiệm, làm cơ sở cho việc tổ chức biện pháp  
trồng rừng được hợp lý hơn, nâng cao hiệu quả và chất lượng rừng trồng. Khi điều tra rừng  
trồng thường phải tiến hành các nội dung sau đây:  
- Điều tra thu thập các tài liệu ngoại nghiệp: Căn cứ vào loại hình điều kiện lập địa,  
loại hình trồng rừng và tuổi rừng trồng mà tiến hành bố trí điều tra theo ô tiêu chuẩn, hàng  
tiêu chuẩn hoặc điểm tiêu chuẩn. Thông thường rừng non chưa khép tán thì điều tra theo  
hàng hay theo điểm tiêu chuẩn, rừng trồng đã khép tán thì nên dùng phương pháp ô tiêu  
chuẩn điển hình. Trong ô, điểm hay hàng tiêu chuẩn tiến hành thống kê số cây, chiều cao  
và đường kính, tình hình sinh trưởng tốt xấu, nếu cần thiết điều tra cả điều kiện lập địa, sự  
phát triển của tán cây và bộ rễ;  
- Chỉnh lý tổng hợp tính toán số liệu điều tra, viết báo cáo chuyên đề, phân tích đánh  
giá kết quả công tác trồng rừng, rút ra các kết luận về việc lựa chọn loài cây và loại hình  
trồng rừng, các biện pháp kỹ thuật trồng rừng trên các điều kiện lập địa khác nhau, trên cơ  
sở đó đề xuất lựa chọn loài cây trồng và các giải pháp kỹ thuật tổ chức thực hiện trồng  
rừng trong phương án tới.  
200  
Những vấn đề chi tiết cụ thể của điều tra tái sinh tự nhiên và điều tra rừng trồng đã  
được trình bày trong các giáo trình Lâm sinh học (Kỹ thuật lâm sinh) và Trồng rừng.  
c. Điều tra sâu bệnh hại  
Mục đích điều tra chuyên đề sâu bệnh hại nhằm tìm hiểu và đánh giá tình trạng vệ  
sinh của rừng, khả năng phát sinh sâu bệnh và mức độ nghiêm trọng của sâu bệnh đối với  
rừng, từ đó đề xuất biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh và cải thiện tình trạng vệ sinh  
của rừng. Tùy theo yêu cầu điều tra điều kiện cụ thể về tình trạng vệ sinh của rừng và mức  
độ bị hại mà chỉ thu thập số liệu trong khi mô tả tài nguyên rừng hay khảo sát hoặc tiến  
hành điều tra tỷ mỉ.  
Ở những khu vực thường bị sâu bệnh nghiêm trọng cần phải tiến hành điều tra tỷ mỉ,  
xác định chính xác mức độ bị hại và tình hình phát triển của sâu bệnh hại. Trong trường  
hợp này phải tiến hành lập các ô tiêu chuẩn điều tra, bố trí trên các kiểu trạng thái rừng  
khác nhau, mức độ tác động của con người và tình hình phân bố các loại sâu bệnh khác  
nhau. Trong các ô tiêu chuẩn tiến hành thống kê các loại sâu bệnh, số cây, số gốc bị bệnh,  
số lượng sâu bệnh... Tùy theo nội dung yêu cầu điều tra mà có thể thống kê trên cây tiêu  
chuẩn, cành tiêu chuẩn hay toàn ô tiêu chuẩn.  
Từ sự tổng hợp phân tích các số liệu thu thập được, xác định mức độ ảnh hưởng của  
các loại sâu bệnh đến sinh trưởng của cây rừng, tìm ra nguyên nhân, nguồn gốc của từng  
loại sâu, bệnh. Từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ. Những vấn đề về phương pháp điều tra  
sâu bệnh hại đã được đề cập chi tiết trong các giáo trình chuyên môn về Quản lý Bảo vệ  
rừng (Bệnh cây rừng).  
d. Điều tra đặc sản và lâm sản ngoài gỗ  
Xuất phát từ một trong những đặc điểm cơ bản của sản xuất lâm nghiệp là tài nguyên  
rừng rất đa dạng và phong phú, có nhiều mặt tác dụng khác nhau, chính vì vậy mà một  
trong những nguyên tắc của sản xuất lâm nghiệp là phải kinh doanh toàn diện, lợi dụng  
tổng hợp tài nguyên rừng. Qua công tác điều tra thống kê mô tả tài nguyên rừng, nếu phát  
hiện được có các loại đặc sản và lâm sản ngoài gỗ có giá trị, có trữ lượng đủ để có thể tổ  
chức kinh doanh thì cần phải điều tra chuyên đề này để thu thập tài liệu một cách chính  
xác, có hệ thống phục vụ cho việc tổ chức kinh doanh các loại đặc sản và lâm sản ngoài  
gỗ, đảm bảo kinh doanh nhiều mặt, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng.  
Về phương pháp điều tra, do đặc sản và lâm sản ngoài gỗ rất phong phú về chủng  
loại, vì vậy phải tùy loại mà có phương pháp điều tra thích hợp.  
- Các loài cây có sợi, cây cho nhựa, cây thuốc: điều tra số loài, sản lượng hiện tại và  
tiềm năng, phân bố, bộ phận sử dụng...  
- Cây nuôi ong mật: điều tra số loài, thời kỳ ra hoa, sản lượng mật.  
- Cây cho rễ, quả, hạt: thống kê số loài, sản lượng.  
201  
- Động vật rừng: điều tra thống kê số loài, số lượng cá thể, xác định các loài cần bảo  
vệ, loài nào được phép săn bắn theo mùa...  
Nói chung có thể điều tra trên đường dây điển hình, điều tra trên ô tiêu chuẩn hoặc  
điểm tiêu chuẩn, cây tiêu chuẩn, cành tiêu chuẩn và kết hợp trong quá trình mô tả tài  
nguyên rừng để thu thập số liệu. Những vấn đề về phương pháp điều tra đặc sản và lâm sản  
ngoài gỗ đã được đề cập chi tiết trong các giáo trình chuyên môn như giáo trình Lâm sản  
ngoài gỗ.  
đ. Khảo sát lưới đường vận chuyển  
Trong quá trình điều tra điều kiện sản xuất lâm nghiệp và điều tra mô tả tài nguyên  
rừng đã bước đầu tìm hiểu, cung cấp những thông tin khái quát về hệ thống lưới đường  
hiện có và sơ bộ xác định hệ thống vận chuyển mới. Để chọn được loại hình vận chuyển,  
bố trí lưới đường vận chuyển hợp lý cần thiết phải khảo sát chuyên đề vận chuyển.  
Đối tượng, nội dung và mức độ chính xác của việc khảo sát tùy theo nhiệm vụ quy  
hoạch thiết kế, đặc điểm đối tượng và lực lượng kỹ thuật mà xác định. Thông thường nội  
dung khảo sát bao gồm:  
- Khảo sát đường vận chuyển bộ: Khảo sát toàn bộ mạng lưới đường hiện có và ước  
tính khối lượng các tuyến đường cần xây dựng thêm. Các tuyến đường chính cần thể hiện  
đầy đủ trên bản đồ. Đối với các tuyến mở mới khi khảo sát dùng bản đồ cơ bản hay ảnh  
máy bay để chọn tuyến, sau đó xác định tuyến ngoài thực địa. Cần tiến hành khảo sát từng  
đoạn, đo độ dài, độ dốc và ở những điểm địa hình phức tạp và điểm đặc biệt phải vẽ mặt  
cắt dọc, mặt cắt ngang, vẽ sơ đồ toàn tuyến và chọn vị trí cầu cống. Nói chung nên bố trí  
đường bộ ở một bên sông, chỉ vượt sông trong những trường hợp đặc biệt;  
- Khảo sát đường vận chuyển thủy: Nói chung, ở những đơn vị đối tượng có khả năng  
vận chuyển thủy phải cố gắng tận dụng tối đa năng lực vận chuyển thuỷ, bởi vì vận chuyển  
thủy giá thành hạ và thích hợp với nhiều loại lâm sản. Khi khảo sát đường vận chuyển thủy  
cần thu thập các tài liệu về thủy văn, xác định vị trí các khu vực có chướng ngại vật, vị trí  
các cầu cống, các bãi chứa gỗ, điểm đóng bè và năng lực vận chuyển của dòng sông. Đối  
với những con sông lớn cần khảo sát đo đạc chi tiết, với những con sông nhỏ, năng lực vận  
chuyển thủy thấp thì chỉ cần sơ thám;  
- Xác định điểm chuyển tiếp, khu vực văn phòng bộ phận quản lý, dịch vụ và bộ phận  
sản xuất, khu dân cư: Điểm chuyển tiếp (còn gọi là điểm tiếp giáp) là điểm nối tiếp giữa hệ  
thống đường vận chuyển nội bộ của đối tượng quy hoạch với đường vận chuyển chung của  
Nhà nước. Việc xác định vị trí điểm chuyển tiếp, văn phòng bộ phận quản lý, dịch vụ và  
khu dân cư hợp lý có một ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp và  
ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm và hiệu quả tổ chức sản xuất. Vì vậy, trong quá  
trình thu thập tài liệu vận chuyển cần thu thập các thông tin cần thiết có liên quan như:  
Điều kiện địa hình, phân bố tài nguyên, phân bố dân cư hiện tại và phát triển kinh tế xã hội  
202  
Tải về để xem bản đầy đủ
pdf 63 trang yennguyen 20/04/2022 920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quy hoạch lâm nghiệp (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quy_hoach_lam_nghiep_phan_2.pdf